Thứ Tư, 24 tháng 12, 2008

ĐỘNG CƠ VĨNH CỬU

Không dùng điện hay nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường… những chiếc máy bơm đang quay đều ở các tỉnh miền núi phía Bắc được dân địa phương gọi là chiếc máy kỳ lạ




Máy bơm xoắn ốc đang hoạt động ở suối Nhì (Yên Bái) Ảnh: Thanh Tuyền


Suối Nhì chảy qua bản Đồng Ban, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nhưng đến mùa khô, cả cánh đồng 5ha trồng ngô, đậu, và khoai tây của bản cứ thiếu nước khổ sở vì chênh lệch độ cao của suối và cánh đồng đến 5 – 7m. “Muốn rau màu không phải “nhịn nước”, nhiều nhà phải “nhịn ăn” để có tiền mua máy bơm và xăng, dầu chạy máy.

Giá xăng dầu tăng cao, bà con lại càng phải thắt lưng buộc bụng…”, ông Hoàng Văn Cù, trưởng bản Đồng Ban, nhớ lại. Nhưng giờ đây, cánh đồng của bản phủ màu xanh ngút ngàn. Sự thay đổi này là nhờ “chiếc máy bơm kỳ lạ, hoạt động suốt ngày đêm mà không cần… ăn”, ông Cù cho biết.


Máy bơm có hình dáng như guồng nước từng được người dân vùng cao sử dụng để đưa nước lên ruộng, nhưng trên guồng máy bơm gắn thêm các cuộn ống nước xếp hình xoắn ốc. Đặt xuống suối, guồng tự quay theo sức đẩy của nước, mỗi vòng sẽ lấy một lượng nước và không khí vào ống cuộn. Cứ theo các vòng quay của guồng, lượng nước và không khí liên tục đi vào ống sẽ dồn ép tạo ra áp suất lớn nhất ở vòng quay cuối cùng, đẩy nước phụt qua ống xả lên cao. So với guồng nước thông thường, “máy bơm kỳ lạ” giúp đưa nước lên cao hơn.


Chiếc máy bơm ở bản Đồng Ban là sáng chế của trung tâm Cơ điện nông nghiệp và ngành nghề nông thôn (Liên hiệp các hội Khoa học & kỹ thuật Việt Nam). Trao đổi với PV, ThS Vũ Đình Phiên, phó giám đốc trung tâm cho biết, “máy bơm nước kỳ lạ” mà bà con gọi chính là máy bơm xoắn ốc – một đề tài do ông làm chủ nhiệm. Máy không sử dụng nhiên liệu, nhưng có thể đưa nước lên cao 9m, lưu lượng bơm 202 – 239m3/ngày đêm (khi tốc độ dòng suối 1,2 – 1,3m/giây, tốc độ quay của bơm là 4 – 4,8 vòng/phút). Ở các tỉnh miền núi, sông suối mùa khô vẫn có lưu lượng lớn và tốc độ dòng chảy mạnh (trên 1m/giây), nên máy bơm xoắn ốc có thể tận dụng sức nước này để vận hành.



Máy có guồng làm bằng thép, được sơn chống gỉ, và được đặt trên phao nổi hoặc trên bệ cố định, dễ dàng điều chỉnh, tháo dỡ, di chuyển vào mùa mưa lũ. Độ bền và sự ưu việt của máy đã được chứng minh sau các thử nghiệm tại Đồng Ban và một số tỉnh miền núi phía Bắc.


KS Phạm Văn Rỡ, tổng thư ký Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Yên Bái đánh giá máy bơm xoắn ốc rất phù hợp với vùng cao. Do thiết bị vận hành bằng sức nước, nên người dân sẽ giảm được các khoản chi phí xăng dầu hay điện năng chạy máy. Không dùng nhiên liệu cũng có nghĩa là máy hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường, nên cũng góp phần bảo vệ hệ sinh thái đa dạng ở các sông, suối vùng cao.

“Chiếc máy bơm tiện lợi này cần được nhân rộng ra các địa bàn khác để giảm nhẹ gánh nặng trong sản xuất nông nghiệp cho bà con”, KS Rỡ hy vọng. Giá máy bơm xoắn ốc hiện vào khoảng 6 – 7 triệu đồng, và một cánh đồng chỉ cần một máy bơm là đủ. Năm 2009 – 2010, công nghệ máy bơm xoắn ốc sẽ được chuyển giao cho tỉnh Yên Bái để sản xuất. đại trà.

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2008

Miraculin - cây kỳ diệu

Cây thần kỳ


Cây này là một loại cây ăn trái, vừa có thể trồng làm cây kiểng.


Chất Miraculin của cây kỳ diệu là hợp chất tạo vị ngọt thiên nhiên đã được người châu Phi dùng rất nhiều năm, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng miraculin không tạo ra calori nên nhiều nhà sản xuất kỳ vọng nó sẽ có ứng dụng rộng rãi để điều trị bệnh nhân cần sử dụng các chất tạo ngọt tổng hợp và tránh dùng saccaroza như bệnh tiểu đường, bệnh béo phì…


bạn đọc bài viết sau để biết thêm thông tin :

Đây là một khóm cây cảnh hình dáng hấp dẫn có trái đỏ, bóng, mọng (xem hình), trông đã đẹp mắt mà nếm thì có vị… “trên cả tuyệt vời” nên được gọi là “quả cây kỳ diệu”, tên khoa học Synsepalum dulcificum. Dù có ăn kèm với một trái cây “chua lè” như chanh chẳng hạn, thì chua cũng hoá ngọt. Hiện nay, người ta đang tính dùng nó là “trái tạo ngọt thiên nhiên” thay thế đường theo dòng những thảo mộc như cây Cỏ ngọt Stevia rebaudiana; hơn thế nữa, có thể dùng kèm với những thuốc đắng, để át vị của thuốc - mà không làm thay đổi tác dụng, không tương tác với thuốc, không gây tác dụng phụ nào cả.


Một quán cà phê ở Tokyo (Nhật) đã có sáng kiến đưa “trái kỳ diệu” vào thực đơn các món tráng miệng, để thu hút những thực khách có nhu cầu giảm cân - ăn nhiều món ngon mà không sợ nạp quá nhiều Calo.


Các món tráng miệng ở Quán Cà phê Trái kỳ diệu ở Tokyo gần như không bỏ đường và… có vị chua “chịu không xiết”, nhưng bao giờ cũng được dọn kèm thêm một trái của cây kỳ diệu: Quý khách tới quán – do Công ty TNHH Namco Ltd. Kinh doanh- được đề nghị nếm trái cây kỳ diệu trước, rồi hãy dùng tới món đã kêu. Thí dụ như trái Chanh, quý vị có thể ăn cả quả, mà thấy vẫn có vị ngọt: các món tráng miệng của quán đều được thiết kế làm sao chỉ đem lại dưới 100 Calo, tương đương với 1/5 cái bánh ngọt bình thường.





Tác dụng của nước ép trái Synsepalum trên các gai vị giác ở lưỡi, có lẽ “kỳ diệu” ở chỗ vị ngọt kéo dài khoảng từ 30 phút đến 1 giờ, người ta có thể chấm dứt “phép lạ” này bằng cách … tráng miệng (rửa miệng) bằng một chút nước nóng hay trà nóng.


Tìm thấy ỏ vùng Tây Phi châu, các trái kỳ diệu chứa chất đạm có tên miraculin, có khả năng kích thích các gai vị giác trên lưỡi và khiến cho các thức ăn đồ uống có vị chua… hoá ngọt, quả thật tên này rất đúng với thực tế.


Tuy được phát hiện từ mấy trăm năm trước, song trái kỳ diệu không được phổ biến rộng rãi và quả chín rất mau hư. Tuy nhiên, một nhà cung cấp Nhật Bản gần đây đã tìm và phát hiện được kỹ thuật làm đông – khô giúp giải quyết được vấn đề tồn trữ dài ngày và ổn định nguồn cung cấp trái cây.

Nguồn: Thuốc & Sức khoẻ, số 299, 1/1/2006

Kinh Tế bác Hồ

Nguyễn Quang Lập : Kinh tế bác hồ

Lâu ngày không đến Nhà hát kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi.

Nó hỏi “Có vở mới không ông?”; mình nói “Không”. Nó nói “Từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch Sám hối của ông, quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng có vai.”

Mình nói đùa “ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác.” Nó bảo, “Hồi này có ma nào thuê tôi đóng đâu.” Mới sực nhớ sau bộ phim Hà Nội mùa Đông năm 1946 của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.

Chẳng phải nó không còn giống nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vắng bóng nhân vật Bác Hồ.

“Bác nói đéo gì nói thế hả!”, Đạo diễn Hoàng Quân Tạo
Nguồn: mttqhanoi.org.vn

Ngày xưa thì nó nổi như cồn nhờ vai Bác Hồ. Nó trông ngoài giống y chang Bác Hồ tại đại hội Tua, hoá trang thì Bác Hồ thời nào cũng giống. Nó còn học được giọng Bác, nhiều khi nghe y chang, khiến nhiều người xem rất cảm động.

Kịch, Phim bất kì đoàn nào có vai Bác không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kỳ lễ lạt, phong trào sân khấu hoá rầm rộ, hễ 30/04 hay 02/09 thì thế nào cũng có vai Bác Hồ xuất hiện trước đám đông, có khi nói đôi câu, có khi chỉ đứng trên ô tô đưa tay vẫy vẫy, chỉ thế thôi nhưng Tiến Hợi vớ được khẳm tiền.

Cả một mùa hè năm 1995, nó chạy xô từ Bắc vào Nam, thu tiền mệt nghỉ. Vào Nghệ An, chỉ đứng cho các cô gái múa vòng quanh chừng 5 phút cũng kiếm được bạc triệu. Để nguyên hoá trang bay vào Đà Nẵng, đứng trên ô tô vẫy vẫy, cười, rồi phát kẹo, cười, vẫy vẫy… nó kiếm gần chục triệu.

Vào Sài Gòn đứng trên khán đài đọc tuyên ngôn xong, bỏ túi cả chục triệu bay ra Hà Nội đến cung văn hóa nói với các em “non sông Việt Nam có vẻ vang được hay không…” hai triệu ngon ơ.

Thằng Tùng cứt nói “Tiến Hợi có 10 ngày kiếm được cả 5 chục triệu. Buôn thuốc phiện cũng không trúng như thế.”

Thằng Hợi nói, “Mọi người ơn Bác một, tao ơn Bác một trăm.”

Trông ngoài thế thôi, tập luyện vất vả lắm. Thằng Hợi chăm nhưng hơi chậm, có cái bệnh mất tập trung, hay quên lời, nhiều khi thấy nó tập vất vả dễ sợ.

Mình nhớ hồi mình làm ở nhà hát, dựng vở gì đó của Phú Thăng, mình có chấp bút biên tập nhưng không nhớ tên vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác đến khổ.

Đạo diễn Hoàng Quân Tạo, một con người hay cười, ăn nói điềm đạm, mực thước (Trích MTTQVN)
Nguồn: /mttqhanoi.org.vn

Thằng Hợi càng khổ hơn. Anh Tạo (Hoàng Quân Tạo) nhiều lần tru lên, “Đó là thằng Hợi nói chứ không phải Bác nói, ngu ơi!” Nhiều lần điên lên anh Tạo quát “Bác nói đéo gì nói thế hả!”

Được cái thằng Hợi không tự ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, sửa đi sửa lại cả trăm lần nó cũng sửa cho kỳ được.

Khổ nhất mỗi khi Bác xuất hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Đứng thế nào cho ra vị thế Bác, lại không được để Bác xa rời quần chúng.

Lắm khi thấy thằng Hợi lúng ta lúng túng như gà mắc tóc. Anh Tạo quát, “Bác! Mày đứng thế đấy hả?”

Mọi người cười rũ.

Quốc Toàn góp ý cho anh Tạo “Không đựơc gọi Bác Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm huý.” Anh Tạo nghe liền.

Nhưng thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo còn kêu lên “Ôi chà chà xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa.”

Nói xong thì giật mình, sợ bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên “Bác Hồ ơi, mày diễn cái đéo gì đấy.”

Chết cười.

Rồi cuối cùng mọi việc cũng êm thấm cả. Tiến Hợi lại nổi như cồn nhờ vai Bác.

Một đêm diễn xong, lãnh đạo thành phố lên tặng hoa bắt tay. Nó khom người kính cẩn bắt hai tay. Hoàng Dũng nói “Mày ngu thế.” Nó bảo “Sao?”. Hoàng Dũng nói “Mày đang vào vai Bác, bắt tay kiểu đó, chẳng may có thằng nào chụp ảnh cái có chết không.”

Đêm sau nó nghe lời Hoàng Dũng, lãnh đạo thành phố lên tặng hoa bắt tay, nó diễn vai Bác, bắt tay âu yếm lãnh đạo, lại còn vỗ vỗ vai thân thiện kiểu Bác cháu.

Anh Tạo mắng “Mày ngu thế.” Nó bảo “Sao?” Anh Tạo nói “Người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà dám vỗ vai người ta?” Nó bảo “Em đang vào vai Bác mà.” Anh Tạo nói, “Vào vào cái gì. Hết kịch là hết Bác nghe chưa!”

Nó ra hậu đài thở dài nói “Hoàng Dũng bảo một đằng, anh Tạo bảo một đằng, tao biết biết làm thế nào?” Thằng Tùng cứt nói “Mày làm Bác mà đéo biết còn hỏi tụi tao.”