Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Sống có yên nổi không?!

Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam
2013-10-31
000_Hkg8650243-305.jpg
Người dân biểu tình phản đối Trung Quốc bị an ninh ngăn cản tại Hà Nội hôm 02/6/2013
AFP photo
Vì không có đủ hai trăm ngàn đồng để nộp theo đòi hỏi của một tên cướp cạn khoác áo công an, ông Trịnh Xuân Tùng đành "nộp cổ" cho hắn. Từ đó, người ta biết ông có một cô con gái xinh đẹp tên là Trịnh Kim Tiến.

Từ thường dân...

Sau khi gạt nước mắt, chôn cất cha xong, cô gái đứng lên, đi đòi công lý cho người cha chết oan và "được" "đảng và nhà nước" "ghi nhận" sự bền chí bằng cái án 4 năm tù [1] "dành cho" tên côn đồ Nguyễn Văn Ninh - cựu trung tá công an. Tất nhiên, lon trung tá bị lột xuống chỉ vì 200.000 đồng là một hành động đần độn của người cộng sản. Tuy nhiên, cho đến lúc nhận án tù, có thể Nguyễn Văn Ninh không bao giờ nghĩ các "đồng chí" lại đối xử "bạc bẽo"
với hắn như thế (!), vì kẻ gãy cổ chỉ là một... "ông chủ" - người không phải cùng "giai cấp" với hắn.
Qua cái chết tức tưởi của cha mình, Trịnh Kim Tiến càng hiểu thấu gốc rễ gây ra thảm họa cho không chỉ gia đình cô, nó xuất phát từ chế độ độc đảng toàn trị. Cái chết của cha trở thành động lực cho cô hòa mình cùng người dân trong những cuộc xuống đường chống Trung Cộng xâm chiếm biển đảo Việt Nam.
Cũng từ đó, cô gái xinh đẹp và nhân hậu ấy đã tìm thấy một nửa cuộc đời mình với đám cưới cùng chàng trai khôi ngô có tên Nguyễn Hồ Nhật Thành.
Đôi "chim câu" đáng yêu này sử dụng việc kinh doanh để kiếm sống đồng thời góp tay cảnh báo cho người dân hiểm họa mất nước, kêu gọi mọi người ủng hộ hàng nội địa và tẩy chay hàng hóa độc hại từ Trung Quốc, thông qua cửa hàng "No China Shop" [2].
Đôi vợ chồng trẻ này đã nhiều lần bị xách nhiễu, đe dọa, khủng bố bằng nhiều hình thức khác nhau. Vào ngày 18/7/2013, Nguyễn Hồ Nhật Thành đã làm đơn tố cáo công an [3], có kẻ đã phá hoại cửa hàng kinh doanh của anh, bằng cách tạt sơn. Sự việc rơi vào im lặng.
Mới đây, Paulo Thành Nguyễn - một nick từ trang facebook của Nguyễn Hồ Nhật Thành cho hay, anh cùng người vợ đang mang thai phải dọn ra khỏi căn hộ vừa mới thuê trong vòng 24 tiếng đồng hồ, vì chủ nhà bị công an o ép đuổi vợ chồng anh nếu muốn... "yên ổn". Paulo Thành Nguyễn cho biết [4]:
*"Trước khi dọn công ty, dọn nhà, một bạn an ninh mời tôi uống cafe dò hỏi và gợi ý sự giúp đỡ bảo đảm về mặt pháp lý, tôi sẽ không lo sợ bị sách nhiễu, chỉ cần tôi im lặng, chỉ cần tôi lo làm nuôi vợ, nuôi con, mọi chuyện khác của xã hội thì…kệ cha nó. Tôi hiểu lòng tốt của anh, nhưng tiếc là lòng tốt đối với tôi nó lại khác. Tôi không chắc tôi sẽ đói vì thiếu việc làm, tôi không chắc tôi sẽ mất ổn định khi phải di chuyển chỗ ở, nhưng chắc chắn một điều tôi sẽ chết nếu không sống theo tiếng lương tâm và lý trí của mình. Sự sách nhiễu, gây khó khăn của các anh càng cho tôi động lực để sống với lý tưởng của mình. Tôi không còn thời gian để viết thêm, ngay lúc này, chú bảo vệ đang hối thúc chúng tôi ra khỏi nhà. Giờ chúng tôi phải đi, đi trong an bình và hy vọng về một xã hội tương lai không còn những người bị sách nhiễu vì lên tiếng cho sự thật như chúng tôi…"*
Đương nhiên, đôi vợ chồng trẻ này có thể tiếp tục đi thuê chỗ khác và tiếp tục bị... đuổi nữa, như luật sư Lê Trần Luật [4] đã từng bị nhiều lần cùng với việc bị tước thẻ hành nghề khi ông "chuyên trị" các án động chạm đến chế độ.
Đó không thể gọi là trừng phạt người bất đồng chính kiến, mà phải gọi nó là hành vi trả thù vặt của những tâm địa tiểu nhân. Hơn thế, nó còn phô bày ra sự bế tắc đến ngu dốt, khi người cộng sản không biết làm sao cho hình ảnh "đảng ta là đạo đức là văn minh" sạch sẽ hơn một chút sau những bọc mắm tôm, chất thải, hết chọi vào nhà người này đến liệng vào nhà người khác
như: ông Hoàng Minh Chính, bà Trần Khải Thanh Thủy, bà Bùi Thị Minh Hằng v.v...
Đôi khi tôi cố suy nghĩ có cách gì "giúp" cho cộng sản Việt Nam có thể trả thù (nếu họ muốn trả thù) đỡ bẩn thỉu hơn chút ít, nhưng mãi không nghĩ ra cách nào(!).
Chẳng lẽ trong óc của người cộng sản, ngoài những chất bã, chất thải, o ép chủ nhà đuổi khách thuê, lột truồng, bóp và cắn vú phụ nữ, tông xe, chọi đá v.v...  họ không thể nghĩ ra bất kỳ cách gì khác, sao cho "trí tuệ" hơn?!

Đến giới nghệ sĩ...

Nữ ca sĩ Siu Black vỡ nợ cách đây không lâu, trở thành câu chuyện ồn ào đầy trên các diễn đàn và báo chí. Phương Thanh - một nữ ca sĩ và là bạn thân của Siu Black - cho phóng viên biết [5] việc cô giúp Siu Black trở lại sàn diễn để đối diện với lỗi lầm trước khán giả, sau khi nợ nần của Siu Black không thể dấu giếm được nữa:
"Cuối cùng cũng xong rồi. Chương trình hôm qua cứ như một bộ phim xã hội đen của Mỹ. Đến giờ tôi vẫn còn thấy rụng rời vì nghĩ lại mình quá bạo gan khi đối mặt với hàng chục tay giang hồ đòi nợ".
Lời trò chuyện của Phương Thanh làm nảy ra câu hỏi: công an ở đâu lại để cho cả bầy giang hồ cho vay nặng lãi, xuất hiện nghênh ngang bao vây, đe dọa con nợ như chỗ không người?
Vợ chồng đôi nghệ sĩ Phước Sang - Kim Thư cho hay, ngôi nhà họ "liên tục bị ném mắm tôm khủng bố" [6], cũng vì Phước Sang đang nợ ngập đầu. Trang danviet.vn cho biết thêm:
"Diễn viên Kim Thư cũng khẳng định hệ thống camera an ninh quan sát cũng đã ghi hình được người gây ra vụ việc trên và sẵn sàng cung cấp cho lực lượng công an, nếu những người này tiếp tục tái diễn hành động khủng bố gia đình mình".
Những "màn" ném mắm tôm của bọn cho vay nặng lãi đối xử với Kim Thư cho thấy chúng cùng một "lò võ" với công an khi so sánh những vụ khủng bố các nhà hoạt động xã hội. Thật băn khoăn, tại sao Kim Thư không gởi ngay những chứng cớ rõ ràng đó cho công an mà phải đợi "tái diễn"? Liệu sự khủng bố "tái diễn" ở mức nguy hiểm hơn có quá muộn không?
Câu chuyện không bàn đến món nợ của Siu Black và Phước Sang mà điều cần suy nghĩ ở đây là vai trò của "công an nhân dân".
danchimviet-250.jpg
Trịnh Kim Tiến và di ảnh cha. Photo courtesy of danchimviet
Nợ nần là chuyện dân sự. Tòa án là nơi sẽ phân định tất cả "lỗi phải" và bản án tòa là chung cuộc để đôi bên thi hành. Nói điều này với dân cho vay nặng lãi chắc chúng vỗ bụng mà cười(!)
Không chắc khi Siu Black và Phước Sang đi vay, lại nghĩ có ngày cần cầu viện đến tòa án để giải quyết ôn hòa, êm đẹp, nhưng có lẽ trong thâm tâm họ, hai chữ "tòa án" ít khi được nghĩ tới.  Ngay đây, bật lên ý nghĩa: Tòa án tại Việt Nam giờ đây khó còn là nơi để cho bất cứ ai, dù là con nợ hay chủ nợ, tìm đến nhằm mưu cầu sự thật và lẽ công bằng; nó cũng không còn là nơi đáng tin cậy để bảo vệ quyền lợi cho mình, dù dân Việt Nam đang sống trong một đất nước, nơi luôn kêu gọi "thượng tôn pháp luật"(!)
Ai dám bảo đảm những hành động của bọn cho vay nặng lãi không dẫn đến kết quả xấu hơn, một khi Siu Black, Phước Sang không chu toàn nổi những con số mà người đời hay gọi là "cắt cổ" người vay? Chẳng lẽ đợi đến lúc hậu quả xảy ra tồi tệ hơn, lúc đó khuyên Kim Thư và Siu Black đi "thẩm mỹ viện"...Cát Tường để "cải tạo" dung nhan (?!)
Người ta nhớ lại Năm Cam từng "tung hoành ngang dọc" dưới sự bảo kê của "công an nhân dân" và "báo chí", một dạo bằng những vụ giết người như ngóe; giết công khai; giết chớp nhoáng, nhưng tất cả trôi tuột trong im lặng nhiều năm, trước khi "đảng và nhà nước" "quyết liệt" làm "tới nơi tới chốn" (!)
Chứng cớ nào cho thấy, hiện nay thế giới ngầm thôi hay giảm hoạt động? Coi bộ, sự lộng hành của "bọn giang hồ" ngày càng "đen" như dầu hắc vấy bẩn ngôi nhà của Kim Thư, với sự bảo kê đều đặn thông qua những khoản "hụi chết" khá... "dầy" đóng cho ai đó!
Sống có yên nổi không?!

Và cả những "nhà tài phiệt"

Ông Huỳnh Uy Dũng thống thiết [8]: "...Nói thật, khi viết đơn tố cáo, tôi thức suốt gần một tuần lễ. Bên cạnh Đại Nam còn biết bao doanh nghiệp khác đang thiếu nợ ngân hàng, chỉ cần một văn bản ra là lãi suất vay ngày một nâng lên, hay bị ngăn lại dẫn đến sập tiệm, mất hết tài sản, phá sản, ngậm đắng nuốt cay và “chết” tức tưởi.
Nếu họ không có lương tâm đi nữa nhưng cố gắng làm đúng luật pháp là doanh nghiệp mừng lắm rồi. Khi quyết định làm vụ này, tôi xác định từ giã con đường doanh nghiệp, trong di chúc dành cho con trai tôi cũng không mong muốn nó làm doanh nghiệp nữa. Tôi sợ quá rồi. Tôi may mắn thoát ra được. Vợ chồng tìm cách tháo gỡ xóa hết nợ nần. Tôi nghĩ nếu tiếp tục làm, mình sẽ chết vì cái “lệ” này..."
Ở đây cũng không bàn đến những góc khuất mà tất cả những ai đang kinh doanh lớn nhỏ tại xứ "thiên đường mù", nếu muốn "yên ổn", bằng cách này hay cách khác phải cam chịu, thỏa hiệp hay đồng lõa, tiếp tay. Điều đáng suy nghĩ thông qua câu chuyện "đại gia" Huỳnh Uy Dũng cũng xoay quanh hai chữ "yên ổn".
Có thể tin ông Dũng: "...khi viết đơn tố cáo, [...] thức suốt gần một tuần lễ...", bởi bề dày lăn lộn nhiều năm ngay trong lòng chế độ, ông là một trong những người biết nhiều và hiểu rõ hơn tất cả thường dân về cái mà ông dùng rất nhẹ để né tránh - "lệ". Huỳnh Uy Dũng có lẽ đã cân nhắc rất kỹ trước khi quyết chọn "con đường" tố cáo đích danh Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đến Thủ tướng, thay vì khiếu nại hay kiện ra tòa hành chính. Ông hẳn biết rõ hơn ai hết khi đã "rửa tay" nhưng chưa thể "gác kiếm" trong "nghiệp" kinh doanh ở Việt Nam.
Điều buồn cười khi Huỳnh Uy Dũng nhắc đến "lương tâm" và "luật pháp", nghe cứ ngỡ như hai khái niệm rời rạc, chẳng dính líu gì nhau, lại không thấy chúng "tuy hai mà một", được điều khiển dưới bàn tay của "Đảng". "Lương tâm" có thể "bán", "pháp luật" có thể "mua", chỉ cần "soát lại" túi tiền bạn "dày" hay "mỏng" có đủ "chung" theo "nhu cầu" hay không. Chi tiết này cho thấy có vẻ ông Dũng hơi "ngây ngô" như bị người đời chê, nếu đó là tâm trạng thật của ông mà không liên quan đến bất kỳ toan tính nào khác(?).
Tuy nhiên, không ai biết sự lo xa của một doanh nhân - thông qua việc cho cậu con trai bé xíu thừa hưởng tài sản lớn - có đảm bảo "yên ổn" cho cả đứa bé cũng như gia đình ông không, nếu không ai phản đối mệnh đề* "đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối"*?

Kết

Lâu ngày, gặp cô cháu gái giỏi giang đang làm cho một công ty nước ngoài với mức lương gần 2.000 USD/tháng, thấy cô bé vẫn đi chiếc xe gắn máy cũ thay vì chiếc SH đời mới, mà trước đây dự định sắm, tôi hỏi: "Sao con chưa sắm xe mới?", "Thôi cậu! Con nghĩ lại rồi, đi xe "xịn" bây giờ, một là "làm mồi" cho bọn cướp, hai là cho... "công an". Đi xe cũ chẳng ai để ý, hư gì sửa đó, vậy khỏe và an toàn hơn". Tự bao giờ hai "chức vụ" này bị "đồng hóa" đến thê thảm thế này (?!)
Người Việt đang sống trong một "xã hội... hình sự" và đang cố đi tìm một "xã hội dân sự" (!).
Sống có yên nổi không?!
Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 31-10-2013./.

BỤP ĐI !


MINH DIỆN
BVB Blog 25.2.13

            Lân về hưu  để lại một  câu nói nổi tiếng: “ Bụp đi!”
               Bụp đi có nghĩa là bắt  đi, bắt nóng!
               Bất kỳ vụ án nào, đối  tượng nào được phân công phụ trách,  thì câu đầu tiên Lân nói với lính là “Bụp  đi!” (bắt ngay, bắt nóng!). Quan điểm cùa Lân, bắt nóng là phương pháp đánh án  nhanh, gọn, hiệu quả nhất. Cứ bắt là có tội. Không tội lòi tội! Quy đựợc tội là  có thành tích (!?).
              Không chứng cứ lòi  chứng cứ! Ông dạy lính bài học nhớ đời: “Phàm là  doanh nhân, cha nào cũng có  tội. Người ta nói đằng sau sự giàu sang luôn ẩn dấu tội ác! Muốn moi được của   thì phải bụp. Giỏi là tạo ra được cái cớ  bụp hợp lý”.
               Gần bốn chục năm  trước, Lân trong đoàn quân tiếp quản Sài Gòn, ve áo gắn quân hàm thượng sỹ. Cũng  như bao người lính xuất thân từ miền quê nghèo miền Bắc, vào Sài Gòn,  Lân  choáng ngợp  trước thành phố lộng lẫy, xa hoa, lớ ngớ như chim chích lạc rừng,  chỉ muốn được trở về quê hương sau những năm tháng vào sống ra chết.  
              Nhưng Lân không ra quân  mà được chọn đi học  khóa sĩ quan công an khẩn cấp bổ sung cho thành phố Sài Gòn  mới giải phóng. Hết khóa học ấy, Lân được đi phép 10 ngày. Trong thời gian ngắn  ngủi, Lân  cưới  vợ người cùng làng,  cô gái xinh xắn, kém mình một tuổi, ngày  xưa học sau mình một lớp.  
             Lân để vợ ở nhà chăm sóc  cha mẹ, vào Sài gòn nhận công tác, làm phó công an một phường, nơi có ngành tiểu  thủ công nghiệp và giàu có nhất nhì một quận. Đó là thời kỳ cải tạo công thương  nghiệp miền Nam, nói gọn là đánh tư sàn. Lân lao  vào cơn lốc xoáy  bụi bặm ấy, trái tim người lính  bị nhuộm đen từ  đó.
            Một hôm vô tình, Lân ghé  vào nhà một người trong khu phố, làm nghề kinh doanh vàng bạc, mới bị kiểm kê   mấy hôm trước. Nhìn gương mặt nhợt nhạt thất thần của vợ chồng chủ nhà, Lân  định hỏi bệnh gì? Nhưng mới chỉ nói mấy câu “hình như ông bà” thì người vợ chủ  nhà đã chắp tay vái Lân, thừa nhận khi kiểm kê còn dấu giếm  hơn chục lượng vàng  Kim Thành. Rồi không  đợi Lân nói gì, bà móc cạp quần  lấy  ba lượng vàng ra,   dúi vào tay Lân.
               Đó là lần đầu tiên Lân  nhận tiền hối lộ, cũng từ đó Lân  rút ra  bài học  nghề nghiệp:  tâm lý hốt hoảng  khiến đối tượng chưa khảo đã khai!
               Từ một anh lính lớ ngớ  ngày nào, Lân  hòa nhập vào cuộc sống đô thị rất nhanh. Lân thuộc đường ngang  ngõ tắt thành phố, biết mánh ăn chơi của bọn bụi đời, ma cô, giang hồ, đĩ điếm.  Đặc biệt Lân nắm lý lịch từng người trong phường  từ bà bán sạp hàng tạp hóa nhỏ  đến ông chủ một xưởng dệt, từ cô gái điếm tới ông giáo sư.  
             Lân để mắt tới đâu, ở đó  có đối tượng. Con mắt Lân mỗi ngày một nhọn sắc như kim, soi mói vào tận gan  ruột người dân. Con mắt sắc bao nhiêu, trái tim chai tình người bấy nhiêu! Và   tiền chảy vào túi Lân  từ mọi ngả, dễ  dàng  như nước chảy  chỗ  trũng
            Chỉ một lần đi “thăm” vài  hợp tác xã dệt, nhuộm, hoặc ghé vào mấy quán cà phê đèn mờ, là túi Lân đã nặng  phong bao. Lân không ăn nhậu xả láng như những “anh hai”, mà kín đáo, bên ngoài  vẫn tỏ ra giản dị, khiêm tốn, chí công vô tư. Nhờ khôn ngoan như vậy, lại biết  đút lót đúng  cửa, Lân được đề bạt rất nhanh .
                  Lân  đưa vợ vào,   được cấp căn nhà tám chục mét vuông, một trệt một lầu. Gia đình có hai vợ chồng  một đứa con, vậy là rộng rãi chán. Nhưng lòng tham không có điểm dừng. Cách nhà  Lân có ngôi biệt thự sang trọng. Gia đình ấy con là lính không quân chế độ cũ, bố  mẹ làm nghề kinh doanh tơ sợi,  dù  đã  được  cải tạo nhưng  vẫn luôn nớp không  yên. Lân  nhòm ngó ngôi biệt thự  như cú nhòm nhà bệnh, nghĩ cách chiếm bằng  được.
              Nghĩ sao làm vậy, Lân  tạo ra mọi cớ kiềm tra hết ngày lại đêm, ép cặp vợ chồng già, cô con dâu cùng ba  đứa cháu đến nghẹt thở. Cái tội có con, có chồng là lính Pilot di tản thì tày  đình còn gì?  
             Vào một đêm cuối năm  1979, cả gia đình 6 người trong ngôi biệt thự  ấy liều mình vượt biên. Ba hôm  sau, 6 cái xác già trẻ được vớt lên cùng hơn hai trăm cái xác ở ngã ba  sông   Cát Lái.
             Lấy danh nghĩa bảo quản  nhà vắng chủ, Lân dọn sang ở ngôi biệt thự, rồi chiếm luôn. Thanh tra cơ quan  rồi chính quyền phường, quận làm tới làm lui, nhưng  như viên sỏi ném xuống ao  bèo tấm, đâu lại vào đó. Thay đổi duy nhất là Lân không làm trưởng công an  phường nữa mà lên quận, làm trưởng bộ phận điều tra tội phạm kinh tế. Chả khác  gì chuột chui kho gạo, Lân phất lên như diều gặp gió. Chẳng bao lâu,  Lân lên  thành phố rồi lên bộ.
                 Khuôn mặt Lân mỗi  ngày một bự ra , vuông vức , hồng hào , cặp mắt gườm gườm dữ dằn nham hiểm.  Người ta nói tướng tại tâm, không sai chút nào. Cái ác từ trong tâm  hiện lên từ  khuôn mặt đến giọng nói và cả  dáng đi đứng của Lân. Ông nghênh ngang khệnh  khạng, dửng dưng trước nỗi khổ đau của đồng loại.  Lân mỗi ngày một lấn  sâu vào  cái ác, lấy cái ác tạo nên uy quyền, từ  uy quyền tạo ra của cải. Người Lân càng  đẫy đà,  mặt mũi càng phương phi láng bóng thì tình người  càng tóp teo, nhợt  nhạt. Con người ông  chứa đầy mưu mô thủ đoạn  hại người để  làm  tiền.
                  Một lần họp đồng  hương đầu năm, Luân chìa bàn tay múp míp cho tôi , nhếch mép cười, hỏi trịch  thượng:
                     - Sao không tới  chỗ tôi?
                     - Để làm gì  anh?
                     Lân kéo tôi ra  một góc , nói nhỏ:
                     - Tôi muốn ông  hợp đồng tác chiến , trị những thằng rắn mặt? Tôi cung cấp tài liệu, ông tương   lên báo, tạo sức ép dư luận, hai mũi giáp công  bóp  lòi ruột nó ra!  
                  - Ác  quá?
                  - Ở đời làm gì có  cái thiện? Cái thiện chỉ là một điều mơ ước viển vông, một bến bờ không bao giờ  đi tới!
                  - Nhưng cũng không  nên để cái ác ngự trị tuyệt đối ông ạ!
                  - Ông sĩ bỏ mẹ! Tôi  muốn tạo điều kiện cho đồng hương vừa nổi tiếng vừa có miếng! Ông biết tay nhà  báo HL không ?
                  Tôi chẳng lạ gì HL  và cách làm ăn của anh ta. Tôi làm báo,  nhưng cũng là một nhà doanh nghiệp,   không hợp tác với Lân như  HL được.
                 Gần hai mươi năm  qua  nhanh,  tôi không gặp Lân,   thỉnh thoảng vẫn nghe  bạn bè đồng hương  kể  chuyện  về Lân,  nói  Lân giàu lắm, ba bốn ngôi nhà, tiền bạc như nước, ăn chơi như quý  tộc, có những bộ gậy Golf  hàng chục ngàn đô la ...
                Buổi chiều cuối năm  vừa rồi, tôi đang ngồi một mình bên ly cà phê đen cạnh công viên Bàu Cát thì  tình cờ gặp lại Lân.
              Lân mặc  quần lửng qua  đầu gối,  áo thun, đi dép lê , nhìn bệ rạc như  ông bán vé số. Khuôn mặt  Lân  chảy xệ, miệng hơi méo, mắt thâm quầng,  da nhợt nhạt ,  mái tóc lởm chởm, bước  xiêu vẹo.
               - Ô kìa  anh!
               Lân nhận ra tôi , vồ  vập bắt tay,  bàn tay  Lân khô và lạnh,  không  múp míp  nóng hổi như ngày nào.  
             - Sao thay đổi nhiều thế  này!Tôi hỏi.
               Lận nói  hơi bị   ngọng:
             - Năm ngoái bị tai biến  hút chết  ông anh ạ!
              Chúng tôi ngồi bên nhau  nói chuyện. Lân run run cầm chiếc thìa quấy ly cà phê.  Hai mí mắt chảy xệ , ánh  mắt mệt mỏi vô hồn.  Những náo động của một thời tuổi trẻ, những háo hức đua  chen , những  mưu toan tham vọng ,  cả những  thủ đoạn  nghề nghiệp , trước  kia  ngùn ngụt như  lửa  trên mặt  Lân,  giờ đã  tắt ,để lại sự nham nhở, méo mó   như một chiếc mâm thau  đồng nát.
              Lân cho biết đã ly dị  người vợ cùng quê sau khi có ba thằng con trai,  lấy người vợ thứ hai có một đứa  con gái, nhưng hiên tại sống ly thân.
             Một ông già bán vé số   đi tới, Lân ngừng nói chuyện, lấy mấy tờ vé số ra so, chả trúng tờ nào. Luân  xé  vứt xuống gầm bàn, sau đó cẩn thận lựa mua năm tờ khác. Ô hay,  sao thế này? Ba  bốn căn nhà, tiền như nước mà mới về hưu chưa được 5 năm,  giờ tìm may rủi từng  tờ vé số? Bị tai biến đâm ra lẩn thẩn mất rồi chăng? Tôi tự hỏi  và nhìn Lân, cố  hình dung ra một khuôn mặt của quá khứ.
             Cạn ly cà phê, Lân hỏi  tôi:
             - Nhờ đồng hương giúp  tôi một việc được không?
             - Việc gì? Không phải  chuyện hợp đồng tác chiến chứ?
             - Quên chuyện ấy  đi!
             Tôi theo Lân tới ngôi  nhà ở đường Trương  Định, cách quán cà phê chỉ vài trăm mét. Lân để ngôi biệt  thự chiếm được cho người vợ đầu cùng ba đứa con, chuyển về đây với người vợ thứ  hai.
            Ngôi nhà phố hai tầng,  bình thường, nhìn có vẻ xơ xác.
           Tôi chưa kịp quan sát căn  phòng khách bày biện lộn xộn thì chạm ngay phải ánh mắt dữ tợn của hai gã đàn  ông đứng bên bộ salon. Một người khoảng gần bốn chục tuổi, một người trẻ hơn,  khuôn mặt giống nhau như đúc, cả hai đều gân guốc.
            Người lớn tuổi đầu trọc,  mặc quần Jean đen , áo thun  màu cà phê, cổ đeo sợi dây Inox có chiếc răng hổ  nhọn hoắt. Người nhỏ tuổi tóc nhuộm nửa đỏ nừa vàng, tai đeo khuyên, lỗ mũi đeo  vòng, mặc quần  bò áo sơ mi. Trên ngực hai người đều xăm hình trái tim có mũi  tên xuyên qua như hình xăm của những tên cướp biển.
                Lân nói với  tôi:
               - Hai ông con tôi  đấy!
               Tôi mỉm cười làm quen  với hai người đàn ông Lân giới thiệu là con, nhưng lạnh người vì ánh mắt hằn học  của họ.
               Người lớn tuổi hỏi  tôi, dằn từng tiếng:
                - Ông là ai, tới đây  làm gì?
                Tôi  đáp:
                - Tôi là đồng hương  với ông Lân, tình cờ ghé thăm thôi!
               Ông Lân nói  thêm:
               - Ông ấy là nhà báo  nổi tiếng đấy!
                Người lớn tuổi nhe  răng cười gằn:
               - Hết đưa đồng nghiệp  về dọa, lại đưa nhà báo về dọa!  He he ! Một trăm nhà báo thằng này cũng đéo  sợ!
                  Thì ra ông Lân kéo  tôi về nhà dọa hai đứa con? Gần hết cuộc đời  ông ấy vẫn lợi dụng người khác!  
                Ông Lân nói với  tôi:
                - Anh xem con cái mất  dạy thế đấy!
                Thằng con lớn cướp  lời bố:
                - Nói sai rồi, không  mất dạy mà thực hiện đúng lời dạy của ông đấy.  Đã thế nói cho nhà báo biết luôn  ! Ông ta bỏ vợ già lấy vợ trẻ, rồi lại ly thân, theo  bồ nhí. Không bị tai biến  thì  bây giờ đang hú hí với bồ nhí !
               - Câm miệng đi!  
               Ông Lân thét lên, lào  đảo ngồi xuống chiếc ghế salon. Ông  cầm ly nước lạnh uống ực rồi nói với  tôi:
               - Chúng nó lao vào con  đường ăn chơi, nghiện ngập, cờ bạc phá hết mấy ngôi nhà của tôi, giờ ngày nào  cũng nã tiền có khổ tôi không? Tôi làm gì có tiền ?
                 Hai đứa con trai ông  Lân tiến lại trước mặt ông. Một chân chúng đặt  lên bàn Salon, một chân dưới  đất. Hai khuôn mặt nổi gân, rắn đanh, bốn con mắt gườm gườm dữ dằn soi mói. Đây  chính là gương mặt, ánh mắt của Lân trong dĩ vãng, nó  hiển hiện như  tấm gương  soi vào quá khứ.
                    Thằng con lớn  trợn mắt hỏi  bố:
                   - Có chịu chi 40  mươi chai xài tết không?
                    Ông Lân ú  ớ:
                   - Tao lấy đâu ra  40 triệu?
                   Thằng anh liền ra  lệnh cho thằng em:
                   - Bụp  đi!
                   Tôi giật thót  người. Hai tiếng “Bụp đi”  Lân  thường ra lệnh cho thuộc hạ đánh án, giờ con Lân  dùng để tống tiền ông. Một  kịch bản  đời thường được lặp lại và hình như tàn  nhẫn hơn nhiều.
                   - Phập !  
                   Thằng con thứ hai  từ đầu lặng im, gườm gườm nhìn bố, giờ rút con dao găm nhọn hoắt cắm phập   xuống  mặt bàn Salon .
                  Ánh mắt nó long  lanh, thỏa mãn khi ông Lân bước trệu trạo đến tủ, run rẩy mở  khóa.
                Hai thằng con ôm tiền  bỏ đi.
                 Lân nói với  tôi:
                - Chỉ còn mỗi ngôi  nhà này,  phài bán chia cho mẹ con bà vợ sau! Hết nhẵn rồi ông  ạ!
              Tôi muốn nói với Lân,  một thiên đường xây bằng những thứ không phải của mình, nó tan đi nhanh là phải.  Nhưng tôi im lặng, bởi nhìn ông đã khổ sở lắm rồi!./.

NHÀ TÙ VÀ TRƯỜNG HỌC Ở XỨ THIÊN ĐƯỜNG

Ở xứ thiên đường, nhà tù thật đẹp và hoành tráng. Cho dù đây chỉ là văn phòng làm việc của cán bộ, còn nơi ở của tù thì hẳn ở đâu cũng như nhau.

Nhà tù Long An- nơi facebooker Đinh Nhật Uy bị giam giữ trước đây.
Và trường học cũng ở xứ thiên đường - không hoành tráng lắm!

Những lớp học như thế này không còn xa lạ ở miền núi xứ thiên đường.

“CÁI GIÁO PHÁI” NÀY LÀ GIÁO PHÁI GÌ?

31/10/2013

Bài 1: Những cái nhất của “cái giáo phái”
Hồ Ngọc Nhuận
“Cái giáo phái” này viết trong ngoặc kép và với chữ “cái” đứng đầu.
Để phân biệt nó với các giáo phái thông thường.
“Cái giáo phái” này nó không tự nhận ra mình là một giáo phái. Mà nếu có ai nhận ra thì chắc nó phải lộn gan lên đầu.
Nó lại tự nhận là một tổ chức chánh trị. Nhưng người dân dứt khoát không ai coi nó là một tổ chức chánh trị đúng nghĩa. Bởi không có một tổ chức chánh trị nào xứng đáng với tên gọi này, trong một nền dân chủ đáng gọi là dân chủ, mà lại vỗ ngực tự phong mình là lãnh đạo tuyệt đối toàn diện vĩnh viễn một nhân dân lẽ ra phải đứng trên đầu mình. Lại bắt người dân ngày đêm phải nuốt những giáo điều do nó tụng, phải hứng những đòn phép ác liệt nó giáng xuống nếu trái mệnh.
Chánh trị của “cái giáo phái” tự nhận là một tổ chức chánh trị này là tối kỵ hai chữ chánh trị. Các tổ chức chánh trị trước sau, cũ mới, cả những tổ chức một thời làm tay chân cho nó, đều bị nó diệt. Không được tự do có những hoạt động chánh trị, người dân như vậy đã bị nó tước mất ít nhất phân nửa quyền làm dân, làm người. Ngay cả khi các lãnh đạo tối cao nối tiếp của nó giựt mình thấy rằng nó “phải đổi mới hay là chết”, thì nó vẫn dứt khoát không đổi mới về chánh trị, dù biết rằng không đổi mới chánh trị thì người dân sẽ phải chết, đất nước sẽ phải mất. Nhưng dân chết, nước mất, mà nó vẫn hy vọng mãi mãi còn thì nó hí hửng gật ngay!
Người dân từ lâu đã ngán đến tận cổ cái trò hề lố lăng “treo đầu heo bán thịt chó” dưới mấy cái chiêu bài giả hiệu tự do, dân chủ, pháp quyền và nhiều chiêu bài tương tự khác của nó. Tự nhận là một tổ chức chánh trị mà đi ngăn cấm, không cho bất cứ một tổ chức chánh trị nào hoạt động để cùng chung lo việc nước thì đích thị nó phải là một tổ chức chánh trị mạo danh. Cướp hết các quyền con người, quyền công dân, áp đặt một chế độ ngu dân chưa từng thấy trong lịch sử thì đích thị nó phải là một tổ chức chánh trị tiếm danh. Độc quyền nắm hết báo chí, nó kềm cặp không cho người dân có tiếng nói độc lập tự do. Nhưng khi người dân buộc phải tự tìm diễn đàn để nói, kể cả để có kiến nghị thẳng thắn với nó, thì bị nó chụp mũ là cùng phe với các thế lực thù địch, để đưa ra xử tội. Hành động đó cùng nhiều chủ trương hành động tương tự khác của nó dứt khoát không là của một tổ chức chánh trị xứng danh, mà ít nhất cũng là của một thứ taliban đột biến.
Nó tự nhận là một tổ chức chánh trị, mà từ tổ chức, suy nghĩ, rao giảng, hành động, phản ứng, đối xử, sinh hoạt, kỷ luật… nhất nhất đều theo những khuôn mẫu lề luật riêng cùa một giáo phái thuộc loại quá khích nhất. Cho đến các tập quán hay quan hệ xã hội, như hôn lễ, tang ma, tưởng nhớ tổ tiên ông bà… nó cũng có những nghi thức ràng buộc riêng, thường là bị tổ chức của nó theo dõi kiểm tra rất gắt. Vốn bản tính độc tôn nó rất dị ứng với các tôn giáo và các vấn đề tôn giáo. Đặc biệt các phần tử ở trong các ngành nhạy cảm của bộ máy cầm quyền dưới sự lãnh đạo tuyệt đối toàn diện của nó thì đừng hòng có người yêu, cưới vợ lấy chồng là người có đạo.
Một hệ thống cầm quyền ở một nước dân chủ với nhiều tổ chức chánh trị, văn hóa, xã hội, kinh tế… đa dạng cùng vận hành, ở bất cứ đâu, đều có thể có tốt và có xấu, với nhiều mức độ khác nhau, tùy nhiều góc độ khác nhau. Nhưng cái hệ thống cầm quyền với một tổ chức chính trị duy nhất của “cái giáo phái”, do “cái giáo phái” chủ trương ngu dân làm chủ, là chỉ có xấu, và ngày càng xấu xa hơn. Toàn dân ai cũng chán ngán nhận thấy các thế hệ nối tiếp trong cái guồng máy cầm quyền toàn trị do “cái giáo phái” độc tôn áp đặt trong nhiều chục năm qua, là có nhiều đối tượng thiếu học nhất, mà thừa bằng cấp nhất, so với suốt quá trình lịch sử dân tộc. Chỉ riêng cái nhất kép này đã là một mối nguy tiềm tàng không nhỏ đối với đất nước. Huống hồ lại có quá nhiều cái nhất khác trong quá nhiều đối tượng của “cái giáo phái”. Như thiếu lương thiện nhất, mà thừa tham lam nhất. Như “điếc” nhất mà nói láo nhiều nhất. Như thiếu trung thành với dân với nước nhất, và thừa phản bội nhất.
Danh sách những cái thiếu nhất và thừa nhất của nhiều thế hệ nối tiếp trong hệ thống cầm quyên do “cái giáo phái” áp đặt lên dân còn dài, kể hoài không hết. Như thiếu minh bạch nhất mà thừa đen tối nhất. Như thiếu khoan dung độ lượng nhất, mà thừa thâm độc gian ác nhất. Hay như đớn hèn nhất mà nhiều tước vị nhất trong nhiều đối tượng nhất, so với suốt quá trình lịch sử dân tộc.
Tất cả các đối tượng này thường được các ông bà lãnh đạo của “cái giáo phái” luôn miệng gọi là những phần tử “thoái hóa biến chất”. Và gọi đó là một “thành phần không nhỏ”, chỉ là “không nhỏ” thôi chớ không gọi là lớn, theo đánh giá trước sau như một, trong nhiều chục năm liền, của chính các ông bà này. Mặc dầu các ông bà thừa biết, trong tiếng nước ta, có nhiều thứ lúc nhỏ gọi khác, lúc lớn gọi khác. Như con trâu lúc nhỏ gọi là con nghé, con bê khi lớn gọi là con bò. Còn cái “thành phần không nhỏ” này của các ông bà là cái thứ gì mà sau nhiều chục năm nó vẫn cứ mãi là cái lùn nhùn “không nhỏ không lớn”?
Như vậy là phải cộng thêm một cái nhất kép nữa cho “cái giáo phái”: giả nai nhất mà cũng trâng tráo nhất. Cứ gọi mãi là “một thành phần không nhỏ” khi nó đã phình to đến độ chiếm hết cả không gian, không có nơi nào cấp nào mà không bị nó chiếm. Cứ “giảng” mãi là biến chất bộ phận, khi đó chính là bản chất toàn phần. Người dân, vì phải triền miên ngạt thở với những thứ thoái hóa biến chất đã trở thành phổ biến, sau cùng cũng nhận ra cái “bản mặt” của chế độ.
Chỉ cần một lần gặp nhau giữa hai cái nhất nêu trên đây, trong một thời gian ngắn, cũng đủ gây tai họa cho đất nước. Huống hồ là nhiều lần gặp giữa nhiều cái “nhất”, triền miên trong nhiều chục năm dài, thì thảm họa diệt vong làm sao tránh khỏi?
Lịch sử cổ kim đông tây đã từng nêu danh muôn thuở nhiều nhà chép sử ở nhiều nơi đã can đảm nói lên sự thật lịch sử hay chân lý khoa học, dù phải đón nhận cái chết vô cùng tàn nhẫn từ những tên hôn quân bạo chúa vô đạo nhất. Còn ở đây thì ngược lại. Ở đây là sự gặp nhau giữa hai cái nhất, mà một cái là đớn hèn nhất, trong cỗ máy cầm quyền có nhiều tước vị nhất của “cái giáo phái” độc tôn toàn trị. Do sự gặp gỡ này mà lịch sử dân tộc chẳng những không được trung thực ghi chép, mà còn bị cưỡng ép, vò bóp không thương tiếc, cả với những trang thời đại rạng ngời nhất. Lịch sử mấy ngàn năm của đất nước hầu như đã bị thu tóm lại trong mấy mươi năm lịch sử của “cái giáo phái”, lại còn trắng trợn bỏ đi mấy ngày giỗ lớn của dân tộc tưởng nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc trong mấy cuộc chiến gần đây chống giặc bá quyền bành trướng phương Bắc. Đó chẳng những là âm mưu bịt mắt nhân dân, mà còn là nhẫn tâm đầu độc nhiều thế hệ trẻ, không trừ con cháu họ. Đó là chưa kể đến sự gặp nhau giữa hai cái nhất khác, tự mãn nhất và trơ trẽn nhất, với những bộ mặt nhơn nhơn, với những tiếng cười hềnh hệch, trên cùng một trang sử, trên nhiều trang sử bị đánh cắp.
Đó là chưa kể các loại sách sử của “cái giáo phái”, do “cái giáo phái”viết, dùng làm “sách thánh” bắt buộc cho mọi người, kể cả cho các nạn nhân nhiều đợt, nhiều đời, nhiều loại của nó, thì đành chờ… một ngày nào đó, như các ngày đã diễn ra ở… đâu đó không xa lắm, vào cuối những năm 80, vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi những tấm màn đen u ám che khuất đất nước vạn vật bị xé toạc, để sự thật lịch sử hiện nguyên hình, để các nhà chép sử chân chính trong ngoài nước được trung thực làm nhiệm vụ của họ.
Quyết định xây dựng đường xe điện ngầm (metro) ở Saigon, trong khi vẫn không ngừng ồ ạt biến miền Nam và cả nước thành một “nền văn minh xe gắn máy” lệ thuộc ngày càng chặt vào các nước sản xuất, quyết định thành lập nhà máy điện hạt nhân ở Phan Rang, trong những điều kiện khí hậu môi trường địa lý bất trắc luôn đe dọa cả khu vực với những tai họa khó lường… cũng là kết quả của sự gặp nhau giữa hai cái nhất, mà một là tham lam nhất, trong giới lãnh đạo “cái giáo phái” cầm quyền mà vật tổ là “đồng tiền nặng”. Đặc biệt dự án nhà máy điện hạt nhân ở Phan Rang, trong những năm trước mắt, sẽ là sự sống chung ép uổng giữa các phế tích trăm năm ở địa phương với các phế phẩm độc hại ngàn năm của các nhà máy điện hạt nhân lạc hậu được người của “cái giáo phái” mua đem về từ đâu đó, mà không cần giám định, hay có giám định cũng đố biết. Kế đến sẽ là sự hẹn hò dành sẵn cho các thế hệ tương lai với một cuộc phiêu lưu hạt nhân vô định, lành dữ không ai biết, cũng không cần biết…
Với những cái nhất như nêu trên, cùng với quyền lực độc tôn trùm thiên hạ trong nhiều chục năm qua, “cái giáo phái” ngày càng có những đường lối, chủ trương, chiến lược, quyết sách, hành động, âm mưu, thủ đoạn, dự án… đi ngược lại các quyền lợi của đất nước, dân tộc. Trên tất cả các lãnh vực. Về giáo dục, về văn hóa, về tài chánh, về kinh tế, về y tế xã hội, về môi trường… Đặc biệt về an ninh quốc phòng. Hãy nhìn về thảm cảnh quê hương biên giới phía Bắc đã bị buông tay cho quân thù tha hồ ngoạm nuốt. Hãy nhớ đến nỗi nhục các quần đảo quê hương trên biển đã bị bọn giặc biến thành quận huyện của chúng. Hãy lặng nghe vùng đất Tây Nguyên chiến lược quê ta đang gồng lên nổi giận dưới những nhát cuốc, nhát rìu báng bổ của bọn lính Tàu đội lốt thợ mỏ và vợ con chúng…
Mặc dầu “cái giáo phái” luôn miệng khoe khoang câu thần chú “phê và tự phê” của nó là một thứ phép màu vạn năng dùng để khống chế “cái thành phần không nhỏ” có nhiều cái nhất của nó, nhưng kỳ thật ai cũng biết đó chính là cái thứ phù phép đặc truyền quen thuộc mà cả “cái giáo phái”, cả “cái bộ phận không nhỏ” của nó thường dùng chung để cùng hóa giải, hòa giải, dung dưỡng, nuôi dưỡng lẫn nhau.
Người dân từ lâu đã biết tỏng “cái giáo phái” nó không thể, cũng không muốn, làm cho “cái bộ phận không nhỏ” có nhiều cái nhất của nó biến mất. Tại sao?
Trước hết là vì nó cần âm binh, nên người dân thường xuyên phải chịu cảnh loạn âm binh. Để giữ được và giữ mãi vị trí độc tôn, một mình ngồi trên tất cả, “cái giáo phái” đã không ngừng vận dụng bùa phép, “sái đậu thành binh”. Để tiện sử dụng, sai khiến, làm rào bảo vệ. Không ai là không biết cái giống âm binh chúng phá phách như thế nào. Nhất là những âm binh các pháp sư thả ra mà không thu về. Không thu về vì nhiều lý do: một là quên; hai là vì để mất “tay ấn” do ăn chơi sa đà quá độ, bị đám âm binh đàn em chúng lờn; ba là bị chúng nắm thóp “ăn” gấp nhiều lần hơn bọn chúng, hoặc là tiếp tay nối giáo cho một thế lực giấu mặt nào đó; bốn là vì mãi bận lo đấu phép với nhau để tranh giành ảnh hưởng bên trong “cái giáo phái”, khiến đám âm binh được thể đi phá làng phá xóm; năm là – và đây có lẽ là lý do chủ yếu – do chủ trương để mặc. Bởi nếu diệt hết âm binh thì lấy gì làm tay chân vây cánh, làm bảo vệ?
Kế đến là vì kẻ muốn làm trời thường hay làm quỷ… “Cái giáo phái” luôn tự vỗ ngực mình là bực thầy của phép biện chứng, nó thừa biết hễ là con người thì có tốt và có xấu. Chỉ có Trời mới hoàn toàn tốt. Nó không là trời, mà là người. Nhưng là người luôn muốn làm trời, ngồi trên trị vì thiên hạ cho đến muôn đời, mà nó gọi là lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, và bắt mọi người phải tuân phục như tuân mệnh trời. Như vậy thì nó cũng không phải là người bình thường. Vậy nó là cái thứ gì? Được biết thế gian xưa nay có một loài thụ sinh có nhiệm vụ phù hộ con người, nhưng không chịu làm, lại muốn làm trời. Theo đức tin của những tín đồ một số tôn giáo lớn trên thế giới thì đó là loài quỷ.
Kế đến nữa, theo sách sử có ghi, thì con người cũng có thể tự biến thành quỷ đối với đồng loại, khi ỷ công cậy quyền. Từng cậy thế một thời góp công loại trừ yêu quỷ cỡi cổ dân lành, kẻ cậy công đắc thời cứ tự tung tự tác rồi tự biến mình thành yêu quỷ hồi nào không hay. Ỷ công càng lớn, cậy quyền càng nhiều thì lộng hành hơn cả quỷ sứ, và hết thuốc chữa.
Không phải là thầy bói, hay thầy pháp, nhưng ai cũng có thể đánh cược được rằng không sớm cắt đứt với đám âm binh, với đám yêu quái là con đẻ của chính mình thì ngày tàn của kẻ “sái đậu thành binh” ắt phải đến sớm.
Chính “cái giáo phái” cũng biết vậy, mà làm sao, khi mà tất cả bọn họ trước sau vẫn chỉ là một? Chính “cái giáo phái” cũng biết vậy nên cơ ngơi các thứ, tương lai các đời… đã được nó lo thủ sẵn các nơi an toàn ở đâu đó, từ lâu. /.
26-10-2013

Lê Đức Thọ: Tội Phạm Chiến Tranh



Trần Nhu


Có nhiều bạn hỏi về Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng của ông Lê đức Thọ. Nhân buổi phỏng vấn của anh Tường Thắng về vấn đề này, tôi xin trích dẫn một số trang trong cuốn "Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế" (Chương 2 " Phật Giáo Miền Bắc bị  triệt tiêu dưới chế độ Hồ chí Minh" Tập I - Nguồn Sống, 2005).


Đến đây cũng xin mở ngoặc nói qua về nhân vật Lê  Đức Thọ. Chúng ta cũng không nên quên rằng tên tuổi của Lê Đức Thọ được cả thế giới biết đến từ khi có hội nghị Paris. Hình ảnh Lê Đức Thọ được sánh  ngang với Henry Kissenger trên các tờ báo lớn và được in trong những cuốn tự điển bách khoa ở các mục danh nhân thế giới như Socrate, Michel-Ange, Descartes, Beethoven, Pasteur, Einstein de Broglie, Churchill, Chaplin, W. Disney, Montessori,  Faulkner, B. Russell, Eisenhower vân vân. Họ là những người có công lớn với nhân loại. nhưng Lê Đức Thọ là một trong số những nhân vật vĩ đại đó sao?  Người ta nêu tiểu sử tóm tắt của Thọ và nhấn mạnh về công trạng tìm kiến hoà bình cho cuộc  chiến tranh Việt Nam trong cuộc hoà đàm Ba Lê với ngoại trưởng Hoa kỳ Henry Kissenger và cả hai được trao giải thưởng Nobel hoà bình.

Thật mỉa mai cay đắng, đáng xấu hổ làm sao? Một tên tội phạm chiến tranh lại được giải thưởng Nobel hoà bình! Sự kiện rõ ràng mà cả đảng cộng sản Việt Nam đều biết là Thọ và Duẩn chủ động đưa quân vào  cưỡng chiếm miền Nam. Tiếp sau đó đưa 200.000 quân Việt Nam vào chiếm Campuchia và ở lì đất Chùa Tháp 10 năm. Liên minh Thọ Duẫn chủ trương cuộc xâm lăng này; trong đó Thọ vừa là kẻ khởi xướng, vừa là kẻ thực hiện. Đó là một cuộc chiến  tranh không tuyên bố vì quốc hội không được hỏi ý kiến về cuộc chiến tranh này. Quốc hội là "cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia". Theo lẽ thường là như  vậy, nhưng ở Việt Nam nó chẳng có quyền gì cả. Quốc hội do đảng nặn ra, là tay sai của  đảng. Các phần tử trong quốc hội cộng sản là một bọn ngu đần, mang đầu óc nô lệ, cứ cúi đầu khép nép như một bầy đầy tớ ngoan trước ông chủ.
Nên cần phải minh định rằng cuộc chiến tranh ở  Campuchia là cuộc chiến tranh của đảng Cộng sản Việt Nam, không phải là cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam.

Cuộc phưu lưu quân sự được tiến hành theo ý riêng và chỉ đạo của Lê Đức Thọ, làm cho khoảng trên 52.000 lính Việt Nam chết trận, 20.000  lính bị thương, chẳng những thế nó còn làm cho dân tộc Việt Nam bị  nhục nhã trước thế giới trong bộ mặt kẻ xâm lăng, bị tẩy chay, bị trừng phạt  (cấm vận).

Thọ đáng nhẽ ra phải ra đứng trước vành móng ngựa  toà án quốc tế về tội phạm chiến tranh. Thọ không những chỉ gây tang tóc cho nhân dân Việt Nam, mà y còn gây ra cảnh nồi da sáo thịt trong đảng Cộng sản  Việt Nam, với cái chiêu bài chống chủ nghĩa xét lại. Việc Thọ làm nhiều người biết là sai quấy, nhưng ai mà dám cả gan phê bình Thọ. Hơn nữa, vào thời  điểm ấy, chiến dịch thanh trừng, với danh nghĩa là bài trừ các tổ chức phản cách mạng và nhóm xét lại  đang diễn ra. Thiếu tướng Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh đệ nhất bí thư của Hồ Chí Minh vân vân... họ là những người cộng sản không làm  điều gì sai trái với Đảng cả, và hiển nhiên không phải thành phần chống đảng, họ bị  mật vụ của Thọ bắt giữ, nhưng không một ai lên tiếng bênh vực họ, kể cả Hồ Chí Minh, ra mặt bênh vực. Làm như vậy,   chẳng khác nào lạy ông tôi ở bụi này: tôi là thành  phần xét lại đây.

Tâm tư các đảng viên cộng sản hoang mang từ ngày cải  cách ruộng đất, nên thường khi gặp sự trái tai, họ chỉ còn biết im lặng hay làm ngơ cho vì sự sống còn của bản thân, gia đình, họ buộc phải nói  dối. Đó là phương cách duy nhất để giữ nồi cơm và mạng sống, vì thế họ cân nhắc kỹ lưỡng, không có lựa chọn nào khác. Cái mũ phản động, chống đảng, gián điệp  đến ngày nay đảng cộng sản vẫn còn giữ thói quen chụp mũ nhiều trí thức yêu nước  chỉ vì nói khác đảng. "U tối" tương ứng với "tàn bạo", "văn minh" tương ứngvới "trí tuệ", nền dân chủ tương ứng với kiến thức khoa học, kỹ thuật. Chủ  nghĩa Lê-nin, chế độ cộng sản kiểu Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh tương ứng với kiến thức xã hội phong kiến lạc hậu. Chính sự thiếu kiến thức này  xô đẩy họ vào con đường chuyên chế tàn bạo. Chế độ cộng sản hà khắc hơn ở  các xứ kém mở mang, trình độ dân trí thấp, lạc hậu, nghèo đói. Xét về đại thể giữa trình độ phát triển và trình độ dân trí như ở Ba Lan, Đức, Tiệp Khắc  chẳng hạn và so sánh với Tầu, Việt Nam, Cao Miên, Bắc hàn, thì Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức có  một truyền thống tranh đấu cho tự do trong lòng dân chúng, và kinh tế cũng mở mang sớm, tân tiến hơn, vì thế ít hà khắc.

Những yếu tố trên tạo thành căn bản xã hội, và ta  không lấy làm ngạc nhiên khi thấy uy quyền của các cá nhân lãnh tụ cộng sản ở các xứ kém phát triển kinh tế, nổi bật hơn ở các nước văn minh. Ở những xứ này,  sự sùng bái cá nhân còn tệ hơn cả thời kỳ phong kiến, và bạo lực thường được dùng để đề cao các lãnh tụ. Họ cho rằng chỉ có súng và nhà tù mới ngăn chặn được các cá nhân khỏi bị các tư tưởng, khuynh hướng khác chi phối. Nên họ  chủ trương sử dụng vũ lực với dân chúng. Như người luyện thú vật, dùng roi vọt, cùm xích để uốn nắn, rèn luyện phẩm cách công dân. Chính quyền phải  luôn luôn cầm sẵn mã tấu trong tay, hơi có nghi ngờ là phạt ngay và phạt không nương tay. Nhưng bất đồng tư tưởng tuyệt đối không được dung thứ. Không một ai được công khai ngờ vực cái định chế hiện hữu, những ý kiến bất đồng  bị dìm ngày càng sâu. Nhân cách cũng như sự dồn nén tâm lý sẽ dẫn đến sự huỷ hoại đời sống tâm linh rất nặng nề bởi các mâu thuẫn được giải quyết bằng  súng và nhà tù. Họ không chỉ giới hạn vào những biểu thức diệt ngầm "đóng cửa" bảo  nhau bằng súng.

Họ tự mình đặt ra những luật lệ và cưỡng bách dân thi hành các điều khoản bằng hình thức các sắc luật và nghị định, nghị quyết của Ban chấp hành trung ương đảng, Bộ chính trị. Tuyệt nhiên không có các  cuộc tranh luận, bàn cãi trong đảng, cũng như quốc hội, chính phủ, các cơ quan công quyền, các ngành. Tất cả các phương tiện đời sống quốc gia, dân tộc  đều bị ràng buộc vào một mối giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, nếp sinh hoạt đều trong một  chiều hướng qui định.  Bộ chính trị ôm đồm tất cả toàn bộhoạt động xã hội, mà cái "trục" của nó là "Ban  tổ chức trung ương đảng". Nơi đây mới chính là trung  tâm quyền lực tối cao, một thứ quyền lực ngầm, một thứ quyền lực ghê gớm, được  gọi không quá đáng là mafia.

Nó tác oai, tác quái trong mấy thập niên qua, nhưng vẫn giấu mặt. Nó kiểm soát cả đảng, chính phủ lẫn quốc hội, quân đội,  công an, mật vụ. Nó nắm toàn quyền sinh sát, giải giới bất cứ thành viên nào trong  đảng và chính phủ, quốc hội, các tướng lãnh cao cấp trong Bộ quốc phòng, Bộ tổng tham mưu, nếu nó muốn. Nó hạ bệ, hoặc đưa ai lên chức vụ Tổng bí  thư, chủ tịch nhà nước, đại tướng tổng tư lệnh, nếu nó muốn. Nó vượt trội tất cả các loại mafia ở các xứ khác ở chỗ nó nắm chính quyền, quân đội, công an trong tay, còn mafia ở các nước Phương Tây như Ý, Mỹ... chỉ là thứ quyền lực gia đình, phe nhóm, ảnh hưởng chi phối phần nào chính phủ của nước họ mà thôi. Đằng này nó nắm quyền lực tuyệt đối, nó hoạt động chính trị và can  thiệp vào công quyền, nhưng bí mật kín đáo.
Bạn có thể đặt câu hỏi: Nó là gì mà ghê gớm thế?  Xin tạm thưa rằng nó gồm một số ban bệ, mà không mấy người biết đến, như Ban kiểm tra trung ương đảng thời Lê Đức Thọ do Trần Quyết làm trưởng ban, Ban nội  chính trung ương đảng do Hoàng Thao làm trưởng ban, Ban bảo vệ bộ chính trị do xếp Nguyễn Đình Hưởng, Ban chỉ đạo trung ương đảng do xếp lớn Nguyễn  Đức Tâm, còn Ban bảo vệ đảng đứng đầu là Nguyễn Trung Thành, Cục chính trị  trung ương đảng: ông Kim Chi, quan lớn có bóng không có hình.
Nhưng tất cả những kẻ đứng đầu các tổ chức ngầm  đan chéo trên cũng chỉ là những chuyên viên của các bộ môn trong ngành mật vụ giúp việc cho trưởng ban tổ chức trung ương đảng Lê Đức Thọ mà thôi.

Nhiệm vụ của nó là thường xuyên theo dõi, giám sát  chặt chẽ các ủy viên trung ương đảng, thẩm tra các ủy viên Bộ chính trị, xem xét về mặt chính trị, tư tưởng của các cán bộ dự kiến bầu vào Ban  chấp hành trung ương đảng, Bộ chính trị, và kiện toàn bộ máy đảng, bộ máy nhà nước, tổ chức chỉ đạo quốc hội, các cơ quan nhà nước, tổ chức chỉ đạo các  đoàn thể ngoại vi như Mặt trận Tổ quốc, Ban tôn giáo; đặc biệt là kiểm soát, giám sát chặt chẽ quân đội từ Bộ quốc phòng, Bộ tổng tham mưu đến các  quân khu, sư đoàn, trung đoàn đều có Ban bảo vệ cục chính trị đặt dưới  quyền chỉ đạo của cục an ninh Bộ nội vụ.

Chính cục này theo lệnh của Thọ đã cho mật vụ giết  đại tướng Hoàng Văn Thái vào khoảng 1986, và năm sau lại giết đại tướng Lê Trọng Tấn, đồng thời bắt hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ quốc phòng. Đó là  các đại tá Lê Minh Nghĩa, chánh văn phòng đại tá Đỗ Đức Kiên, cục trưởng cục tác chiến, đại tá Lê Trọng Nghĩa, cục trưởng cục quân báo vân vân... Họ  đã bị bắt trước khi Thọ cử Văn Tiến Dũng vào thay thế chỗ của tướng Hoàng Văn  Thái. Những việc này làm cho các tướng lãnh trong quân đội lo âu, các vị trong Ban chấp hành trung ương đảng thì hốt hoảng, bồn chồn.

Trong quân đội cộng sản, ngành an ninh rất quan trọng.

Nhiệm vụ của ngành bảo vệ là đảm bảo sự trung thành  tuyệt đối của các tướng lãnh sĩ quan trong quân đội đối với đảng, theo dõi, điều tra, phát hiện những 'đồng chí' không thông suốt với đường lối,  chủ trương của đảng. Quyền lực của ngành bảo vệ rất lớn, nghĩa là quyền sinh sát đối với sinh mạng chính trị các tướng lãnh. Lên voi xuống chó cũng do nó,  mà bản thân nó không hề thuộc hệ thống quân đội, không một chức phận  trong quân đội. Nó cũng không có chức vụ trong đảng, chính phủ, nhưng lại nắm thực quyền trong mọi lĩnh vực, chính trị, quân sự, ngoại giao, xã hội... Nó  là một tổ chức vô danh của những kẻ vô danh cấu kết với nhau trong bóng tối, sử dụng bạo lực dưới dạng khủng bố ngầm, trấn áp, núp sau cái bình  phong đảng, chính phủ, quốc hội, rút ruột, rút gan của dân, tài sản của đất nước ở nhiều mức độ, bằng nhiều phương pháp, qua nhiều hình thức khác nhau...

Quả thực, những cái tên như Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn  Đức Tâm, Nguyễn Trung Thành, Trần Quyết, Hoàng Thao, Nguyễn Đình Hưởng trong bao nhiêu năm qua, ngay đối với các ủy viên trung ương đảng cũng mù mịt  không mấy ai biết họ là ai, các công chức cao cấp của chính phủ, các tướng lãnh trong quân đội thì hoàn toàn mù tịt.
Thực ra, chúng là những tên mafia được Thọ "sáng tạo"  theo kiểu mới, siêu hơn cả mật vụ, dưới quyền điều khiển, chỉ đạo  của ông trùm mafia Lê Đức Thọ. Cái tên của ông không nổi bật như Tổng bí thư Lê  Duẩn, Trường Chinh, hay chủ tịch nhà nước Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Võ Chí Công, hoặc đại tướng Bộ trưởng quốc phòng Võ Nguyên Giáp.

Vì thế, có lẽ nhiều người hiểu lầm, hoặc bị làm cho  hiểu lầm bởi nó là một thứ siêu quyền lực, một thứ vua không ngai, ngự trị trên tất cả, nằm trong lòng đảng, lớn mạnh dần trong bóng tối, chế tạo ra  đảng, dàn dựng ra chính phủ, quốc hội, toà án. Nói một cách chính xác, Ban tổ chức trung ương đảng là nơi ráp nối, kiến lập bộ máy đảng lẫn chính quyền.

Tìm hiểu về Ban tổ chức trung ương đảng, ta thấy từ  một cơ quan mang tính chất sự vụ, làm công việc thống kê cán bộ đảng với Lê Văn Lương. Trái lại, Ban tổ chức trung ương đảng trong tay Thọ nó nhanh chóng trở  thành một tổ chức mafia, để nuôi dưỡng một trung tâm quyền lực mới quy tụ những người thân tín với Thọ. Đây hẳn là một sự sáng tạo vĩ đại. Ai bảo cộng sản Việt Nam không có sáng kiến phát minh? Y kiểm soát trung ương đảng chặt  chẽ đến độ không có một giọt nước nào rớt vào trong đó.

Kỹ thuật: Khi các bộ phận rời ráp vào nhau phải vừa vặn khít khao như tay thợ mộc lành nghề đóng đồ, hay một kiến trúc sư  biết tổng hợp các vật liệu rời rạc thành một công trình xây dựng, như gỗ, gạch,  xi-măng, sắt thép thành một ngôi nhà. Nguyên vật liệu là những con người biến chế thành những khối thép, những đinh ốc, những bánh xe siết chặt lấy nhau  trong cái bộ máy cơ khí vô hồn, kẻ nào lệch lạc ra ngoài, lập tức bị nghiền nát ngay không thương tiếc, từ trên xuống dưới, các bộ phận tự  động kiểm soát lẫn nhau, và nhịp nhàng với cái hệ thống xã hội, mà mọi thành  phần được móc nối với nhau một cách chặt chẽ khăng khít vào các khuôn mẫu. Sát nhập các tư duy, các tác phong riêng rẽ vào một biểu tượng của một đường  lối chính trị, trong đó sự rèn luyện tư tưởng chiếm chỗ lớn nhất, tạo thành một căn bản của thể chế hiện hữu, mà giá trị duy nhất cần giành giữ là bảo  vệ đảng, tức nhóm mafia. Nhóm này chủ trương xây dựng nền chuyên chính của  đảng cộng sản bằng bạo lực và khủng bố, xây dựng quyền lực cá nhân quan liêu không giới hạn, đặt nền dân chủ và luật pháp xuống dưới chân họ, thay thế tôn  giáo bằng ý thức hệ vô thần, thúc đẩy đấu tranh giai cấp, kích động hận thù giai cấp bất tận.
Trong một guồng máy chế tạo phức tạp và rộng lớn như  vậy, người chỉ huy việc điều khiển, kiểm soát có nhiệm vụ trực tiếp thanh tra từng bộ phận một cách liên tục thường xuyên. Nhưng vấn đề đại cương vừa  kể trên cần phải có một sự kiểm soát chặt chẽ hữu hiệu để guồng máy có thể  hoạt động, và trong việc hoạch định những đầu mối phải ăn khớp với nhau, và  phải có một sợi dây xích đặc biệt để cột chặt tất cả vào một đầu mối.  Nghĩa là các đồ vật, vật liệu lắp ráp không thể tuột khỏi tay viên kỹ sư chế tạo ra  nó là trưởng ban tổ chức trung ương Lê Đức Thọ. Ông là vua của đảng, là  cha đẻ của các tổ chức công an, mật vụ. Thọ rất yêu quái, trong bộ chính trị, ông ta chẳng có thiện cảm với ai trừ Lê Duẩn, còn ác cảm thì hầu như cả  trong đảng lẫn chính quyền và quân đội. Ta nên hiểu đối với Lê Đức Thọ các phương tiện cần được sử dụng để đạt mục đích duy nhất là quyền lực cá nhân. Trong máu huyết của ông ta, có lẽ có một sự pha trộn giữa "gấu" và "sói" chứ  chả có tí hơi hướm người chút nào cả.

Cũng nên biết thêm rằng tổ chức của Thọ không chỉ  nắm lý lịch đảng viên, mà nó còn nắm cả cán bộ chính quyền từ cấp cao nhất  đến hạng thấp nhất theo hệ thống dọc xuyên suốt. Mọi cá nhân chỉ còn là một cơ  phận nhỏ trong guồng máy lớn. Cơ phận đó tốt, thì cả guồng mày hoạt động tốt. Những cơ phận này chỉ cần một cử chỉ khác thường, một tiếng than vãn, thì  liền bị ném ra ngoài ngay không thương tiếc. Nhiều người chống cộng khờ  khạo nghĩ rằng quyền quyết định của đảng là tối hậu, là tổng bí thư;  người ta quên rằng trên đảng, trên tổng bí thư còn có một vị hoàng đế nữa,  một lãnh tụ quyền uy tối thượng nữa, có quyền kỷ luật bất cứ ai, kể cả tổng bí thư đến các uỷ viên bộ chính trị, và là tác giả của nhiều chiến dịch quân  sự, và tranh đấu để thanh lọc nội bộ đảng là Lê Đức Thọ. Ông ta tuy không tuyên bố là hoàng đế, nhưng  uy danh của ông chẳng kém gì hoàng đế. Là trưởng ban  tổ chức trung ương đảng, Thọ có trách nhiệm cắt cử các vệ sĩ, các y sĩ, các nhân viên phục vụ  cho các yếu nhân cao cấp của đảng, nên Thọ dùng lính  cận vệ và tất cả nhân viên phục vụ này làm công cụ do thám. Nhưng, nhân viên  ấy không phải chỉ có việc báo cáo tình trạng sức khoẻ, mà còn bao gồm cả những hành vi, tư tưởng của các vị đó, qua hệ thống này các cán bộ chóp bu  đến các tướng lãnh cao cấp đều bị mật vụ của Thọ giám sát thường xuyên. Nhất cử nhất động, mật vụ đều ghi lại hết, dù việc lớn việc nhỏ đều phải  báo cáo cho Thọ để ghi vào hồ sơ. Do đó, Thọ nắm chắc trong tay vận mạng của họ,  không những vậy mà cả gia đình vợ con đều nằm trong tầm kiểm soát của Thọ, thí  dụ như trường hợp đại tướng Võ Nguyên Giáp có mấy đứa con học ở nước ngoài đều bị mật vụ của Thọ chiếu cố tận tình, như Võ Điên Biên học ở Đông  Đức, Võ Thị Hoà Bình học ở Ba Lan, Võ Thị Hồng Anh học ở Nga. Do những hệ luỵ này mà tướng Giáp phải trả giá quá đắt. Chúng ta cũng biết con gái của tổng bí thư Lê Duẩn là Lê Vũ Anh, học ở Nga, vì lấy viên sĩ hàn lâm học Maslov, mặc  dù đã có ba con với  nhau, vẫn bị mật vụ của Thọ giết chết một cách rất  thảm chỉ vì cái luật quái gở cấm các sinh viên không được lấy người nước  ngoài. Luật này không thành văn, mà chỉ là luật miệng giữa các lãnh tụ với nhau.
Mật vụ của Thọ như con bạch tuộc, có trăm ngàn cái  vòi, không chỉ cuộn chặt người trong nước, mà còn vươn vòi của nó ra cái cái  sứ quán nước ngoài...

Trên đây là sơ lược một số nét về con người được  giải thưởng Nobel hoà bình, người viết hy vọng sẽ phục vụ bạn đọc chuyện này ở một số cuốn sách khác. Vậy xin tạm đóng ngoặc ở đây./.

Những đám đông tháng Mười


Cánh Cò, viết từ Việt Nam
000_Par7684506-305.jpg
Những người đưa tiễn đại tướng Võ Nguyên Giáp hôm 13/10/2013
AFP photo
Người ta có thể dễ dàng đồng ý nếu có sự tập trung từ trăm người trở lên thì nhóm người ấy đã trở thành đám đông. Đám đông nói lên nhiều điều mặc dù ở nhiều đám đông không ai nói gì cả, họ chỉ biểu cảm bằng sự tham dự của mình như một phiếu bầu, một thái độ.
Bắt đầu từ ngày 4 tháng Mười, khi tin đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần lộ ra thì đám đông đã manh nha hình thành. Không báo đài hay loa phường nào thông báo nhưng đám đông chuyền tai nhau và sáng hôm sau đã có người xếp hàng trước nhà riêng của ông chờ đợi được đặt một bó hoa trước cổng. Đám đông ấy lớn dần lên và lúc ấy báo chí mới rục rịch đưa tin. Đám đông ngày càng căng ra khi sức chứa lề đường không còn đủ chỗ. Ngày kéo cờ rũ trước hội trường Ba Đình là lúc đám đông chuyển động. Theo sau những chuyển động ấy là các bài viết đẩy đám đông vào sâu hơn điều mà từng người trong họ nghĩ tới. Công lao, chiến thắng là hai cụm từ được lập đi lập lại hầu như bất tận.
Trước khi chấm dứt những đề nghị đặt tên đường, đưa tên ông vào sách giao khoa thì một bài viết mới nhất của tờ Lao Động nhưng không có tên tác giả khép lại đám tang và đám đông. Tựa bài có tên: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hiển thánh, như trước đây 44 năm Bác Hồ đã hiển thánh."
Hai chữ "hiển thánh" có lẽ được đám đông chấp nhận như một lời tung hô, nhưng tờ Lao Động thật ra đang kích động đám đông bằng chiêu trò mê tín dị đoan. Tờ báo đăng bài viết không hiểu được hai từ "hiển thánh" như thế nào nên cho rằng nhân vật nào có miếu thờ thì tự nhiên thành thánh. Báo đưa Bác Hồ ra làm thí dụ và cũng mang Bác Hồ ra làm nhân chứng cho sự hiển thánh của ông.
Đáng chú ý trong bài báo là câu: "Võ Điện Biên, người con trai của đại tướng, có bài đáp từ làm rung động lòng người. “Gia đình chúng tôi rất cảm ơn Đảng và Nhà nước đã cho phép chúng tôi thực hiện di nguyện của Đại tướng được trở về nơi an nghỉ cuối cùng ở quê hương."
Đến thánh mà cũng phải xin phép được chôn cất tại quê hương của mình thì Đảng và Nhà nước đã lên hàng Thượng đế.
Từ đám đông, tờ báo đã rất "linh động" hướng dẫn họ vào đền thờ của sự hiển thánh. Từ hiển thánh bài báo chứng minh với đám đông rằng không có điều gì lớn hay nhỏ mà không qua tay Đảng và nhà nước.
Đây là bài báo thành công nhất trong tang lễ đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tang lễ đáng lẽ hoàn hảo, chỉnh chu hơn nếu không có những bài viết như thế. Và cũng đáng tiếc, tang lễ sẽ làm người dân tập trung hơn nếu không có một đám đông khác, cũng tang chế, cũng mất mát đau thương nhưng của một tập thể chứ không phải một người: Vụ nổ nhà máy pháo hoa Z121 tại tỉnh Phú Thọ.
Cap-cuu-tieu-de-250.jpg
Cấp cứu những nạn nhân vụ nổ nhà máy pháo hoa Z121 tại tỉnh Phú Thọ.
12 giờ trưa ngày 11 tháng Mười, khi cờ rủ được treo trên Quảng trường Ba Đình, nghi thức đầu tiên trong 2 ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 20 tiếng đồng hồ sau, 8 giờ sáng ngày 12 tháng Mười vụ nổ xảy ra, giết chết 24 người làm bị thương gần trăm người khác và đám đông hoảng loạn được báo chí loan tải cho thấy sự kinh hoàng của họ như trong chiến tranh.
Cảnh một đám tang nằm chơ vơ với một người duy nhất ngồi bên quan tài miêu tả sự sợ hãi đã lên đến cực điểm. Khói lửa mù mịt và tiếng than khóc bao phủ cả một vùng. Nhà máy xảy ra vụ nổ là một phân xưởng của Bộ Quốc phòng do đó Bộ này đã nhanh chóng đến tận gia đình nạn nhân an ủi và bồi thường cho họ. Tuy nhiên cho đến hôm nay không một lý do nào được đưa ra tại sao một nơi nguy hiểm như thế lại không có một biện pháp an toàn lao động nào cho công nhân làm việc.
Câu hỏi đặt ra: Quản lý chất nổ làm pháo đã không xong thì làm sao có thể quản lý một nhà máy hạt nhân có tầm nguy hiểm hơn một ngàn lần?
Từ câu hỏi này có thể dễ dàng suy ra một đám đông khác sẽ lớn hơn một ngàn lần tại Ninh Thuận nếu so với đám đông của Phú Thọ vừa qua.
Năm ngày sau khi vụ nổ tại Phú Thọ xảy ra, ngày 17 tháng Mười một đám đông nữa xuất hiện tại Thanh Hóa. Lần này chỉ hai mẹ con bị chết nhưng kéo theo đám đông hơn ngàn người. Họ là thân nhân, là láng giềng và sau đó thì người đi đường nhập cuộc.
danviet.vn-250.jpg
Người nhà sản phụ đưa quan tài đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa), sáng 19.10.2013. Photo courtesy of danviet.vn
Đám đông tự phát này đòi trả lại công lý cho hai mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Xuân, trú làng Mật Thôn, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa đến bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa để sinh nhưng bệnh viện đã bỏ mặc bà trong 20 tiếng đồng hồ không chăm sóc mặc dù bà có biểu hiện khó sinh và rất đau đớn. Cái chết của hai mẹ con bà đã gây sự giận dữ lẫn căm phẫn trong dân chúng vì họ đã nhìn thấy số phận của họ qua câu chuyện của hai mẹ con sản phụ.
Đám đông tuy giải tán sau đó ít lâu nhưng người tham dự biết rằng từ nay ít ra bệnh viện Thiệu Hóa cũng tự biết ra ai là chủ nhân thật sự của bệnh viện này.
Hai ngày sau một vụ án chấn động khác xảy ra tại Hà Nội cũng liên quan đến y đức nhưng lần này thêm yếu tố cố sát, một cử động sau cùng nhấn chìm luôn chút lương tâm còn sót lại của những người mang áo choàng trắng bất lương.
Đám đông không nổi giận, không căm phẫn, không có một phản ứng nào. Họ đến hai bờ Sông Hồng chờ xem xác chết của nạn nhân. Họ xem trò múa may của các nhà ngoại cảm. Xúc động không còn chỉ còn sự hiếu kỳ bởi quá nhiều việc thất đức đã giết mất sự nóng giận của người dân. Không lẽ xã hội chỉ biết lo cho miếng ăn của mình mà quên đi một góc khác có tên là lương tri?
Lương tri và miếng ăn thách thức người dân Hà Nội với hai vụ tiếp liền sau đó. Vụ thứ nhất là việc đàn áp, đánh đập và bắt giữ hơn một trăm bà con H'Mông từ 4 tỉnh phía Bắc kéo về vườn Hoa Mai Xuân Thưởng đòi được quyền thực hành niềm tin tôn giáo của họ.
Hơn một trăm con người ấy là đám đông thầm lặng. Tiếng Kinh không đủ để diễn tả nỗi bất bình lẫn oan ức của họ khi địa phương trói buộc họ vào những quy định khó hiểu bởi nỗi ám ảnh ly khai.
Việt Nam đang theo đuổi việc đàn áp sắc tộc và tôn giáo với chiêu bài ly khai như Trung Quốc đối phó với người Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ. Hệ lụy này đang công khai diễn ra tại Hà Nội vào tối 23 tháng Mười. Đám đông bị ép hết lên xe chở về lại nơi họ xuất phát. Chính quyền không hiểu rằng không có chuyến xe nào chở nỗi sự oan khiên khi lòng những con người tội nghiệp ấy chỉ vang lên một từ than van kêu cứu duy nhất "Chúa ơi".
Lương tri nếu đã không còn thì chính là lúc những góc khuất tối tăm nhất của con người xuất hiện. Góc khuất mà người Việt không ai không tự dặn lòng: "miếng ăn là miếng tồi tàn".
Ngày 24 tháng Mười tại phố Đoàn Trần Nghiệp, hàng ngàn thanh niên nam nữ chen lấn, dẫm đạp lên nhau để được ăn một bữa shusi miễn phí. Bức tranh "hoành tráng" này không biết có làm cho người Hà Nội thấy xấu hổ không hay lại tránh đi không nhận rằng một số lớn thanh niên hôm nay đang định hướng mình vào miếng ăn thay vì vào việc xây dựng Xã hội chủ nghĩa như nhà nước vẫn hàng ngày kêu gào.
Miếng ăn trở thành chân lý và không còn tồi tàn như người Việt tâm niệm. Sự lật đổ này của đám đông thanh niên nam nữ Hà Nội trong ngày 24 tháng Mười có phải là tiếng kèn cầu hồn cho truyền thống áo mũ cân đai?
Chưa hết, một đám đông khác xảy ra ba ngày sau đó, ngày 27 tháng Mười. Lần này tại xứ Quảng, và huyện Tư Nghĩa của Quảng Ngãi đã lên tiếng mạnh mẽ cho sự lấp liếm của chính quyền sở tại qua một đám đông đủ sức lật đổ một chính quyền cấp xã.
Báo chí đăng đầy đủ hình ảnh của hàng ngàn người dân tập trung chống đối làm lưu thông trên quốc lộ 1 ách tắc nguyên ngày. Họ đòi hỏi phải giải quyết việc chính quyền cho phép tàu ngoại quốc vào hút cát làm cho môi trường nguy hại, tác động trực tiếp đến kinh tế và sức khỏe của người dân mà không ai giải quyết.
Đám đông này gây chú ý cho nhà nước nhất vì nguyện vọng và sự giận dữ của họ không thể lái theo hướng nào khác. Khi đám đông thật sự nổi giận thì bất cứ nhà nước nào cũng phải e dè, kể cả nhà nước cộng sản.
000_Hkg9116356(1)-250.jpg
Toàn cảnh buổi lễ khai mạc Kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 13 của Việt Nam hôm 21/10/2013. AFP photo
Còn một đám đông khác quan trọng hơn đang tụ tập nhưng không mấy ai quan tâm. Đám đông này khác với các đám đông tự phát, nó có ngày giờ diễn ra và mục tiêu cũng rất rõ ràng. Đám đông ấy được lãnh lương và được luôn cái tiếng là đại biểu. Người dân gọi nôm na là có tiếng lẫn có miếng.
Đám đông đặc biệt này là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Họ là đám đông chứ không có cách gọi nào khác rõ nghĩa hơn. Gần 500 con người tụ tập nhau lại nhưng không làm được một việc gì gọi là đại diện cho dân. Bởi họ không phải là dân vì 92,6% những người trong đám đông ấy là đảng viên và vì vậy việc làm của họ chỉ cho đảng và vì đảng mà thôi.
Đám đông ấy theo sau ông Tổng bí thư và tuân theo bất cứ việc gì mà ông ta đưa ra. Đám đông có nét đặc thù là cùng gật đầu một lúc và cùng đưa tay giống nhau khi đảng ra lệnh.
Đám đông ấy cũng tụ tập vào tháng Mười và điều này khiến bản hợp xướng Đám đông tháng Mười càng thêm hùng tráng.
*Bài viết trích từ trang blog Cánh Cò. Nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA./.

Những Đám Đông...


Đám đông tự phát
Chiếc xe tải xám xịt của cảnh sát âm thầm luồn lách qua các ngả đường đông đúc. Trên xe là thi hài hai mẹ con sản phụ – cái chết thường thấy ở Việt Nam do tắc trách của giới bác sĩ.
Không khí bất chợt nhốn nháo. Người nhà nạn nhân và những người dân bên đường đã phát hiện ra chiếc xe. Họ hò hét và xô đẩy nhau leo lên thùng xe. Viên cảnh sát lái xe bị ép phải đi với tốc độ chậm và theo những tuyến đường do người dân chỉ định. Giao thông tắc nghẽn. Người đi đường kinh ngạc. Một số chạy theo xe cảnh sát. Chẳng mấy chốc, đám đông lên tới hàng ngàn người. Cuộc diễu hành quan tài bắt đầu…
Câu chuyện trên mới xảy ra ở Thanh Hóa vào tháng 10/2013. Trong một cơn thịnh nộ có nguyên do và cả không rõ nguyên cớ, đám đông hộ tống xe cảnh sát đến trước nhà người bác sĩ liên quan trực tiếp đến cái chết của hai mẹ con sản phụ. Tại đây, những người phẫn nộ nhất đã la hét và đập phá, trong khi bác sĩ và vợ con phải trốn về quê…
Nhiều đám đông ở Việt Nam đang hình thành theo cái cách như thế. Vô số chuyện bất công trong xã hội lại là đầu đề cho những cuộc tụ tập đông người mà các cơ quan pháp luật rất dè chừng. Tụ tập đông người lại sinh ra manh mối để dẫn đến những cuộc biểu tình mà chính quyền luôn lo sợ.
Thỉnh thoảng lại xảy ra một phản ứng đông người nhắm vào ngành y tế – nơi mặt bằng y đức đang trở nên thê thảm. Cách đây không lâu, cái chết của một cô gái ở Cà Mau đã khiến hàng trăm người bao vây bệnh viện và nhà bác sĩ. Cuộc bao vây nhanh chóng biến thành đợt tấn công tài sản và đòi tự mình trừng phạt lối hành xử vô trách nhiệm của giới “lương y như từ mẫu”. Khi lực lượng cảnh sát có phiên hiệu là 113 đến can thiệp, những người bức xúc nhất trong đám đông dân chúng còn tấn công luôn cả các nhân viên thi hành công vụ.
Những vấn nạn ngày càng dồn dập trong xã hội đã đóng góp vai trò hết sức tích cực trong cơ chế xóa nhòa tình yêu thương giữa con người với con người. Thay vì sự chia sẻ và đồng điệu như tâm cảm của tôn giáo, xã hội Việt Nam đã phân tầng một cách sâu sắc, đặc biệt giữa giới cầm quyền cai trị, những nhóm lợi ích tham lam với giới bị trị và người nghèo.
Một trong những dấu ấn không thể chìm lắng trong mối quan hệ không bằng lặng giữa hai giới trên là cuộc biểu tình quan tài ở Vĩnh Yên vào giữa năm 2013. Cái chết đột ngột của một thanh niên, bị người dân nghi ngờ gây ra bởi người nhà của một quan chức có tầm cỡ của địa phương này, đã làm bùng nổ không khí phẫn nộ chưa từng thấy nơi thị xã yên tĩnh. Có đến hàng ngàn người hoặc hơn thế khiêng quan tài kẻ xấu số dọc theo trên các tuyến đường, bất chấp hàng rào ngăn cản của lực lượng cảnh sát cơ động và chống bạo loạn.
Trong khi pháp y chỉ kết luận là nạn nhân chết đuối, đám đông biểu tình đòi phải làm rõ nguyên nhân cái chết và trừng trị kẻ thủ ác. Chỉ đến khi đó, một cuộc điều tra nội bộ mới được khởi sự. Kết quả của cuộc điều tra này đã cho thấy mối nghi ngờ của người nhà nạn nhân và dư luận là không hề sai.
Đám đông định hướng
Đám đông không chỉ sinh ra từ những cái chết y tế hoặc do mâu thuẫn xã hội. Giải tỏa đất đai và an sinh hậu giải tỏa mới là tiêu điểm tập trung đông người dân nhất.
Ban đầu, đó là những người dân thuần túy kéo đi khiếu nại và tố cáo về chính sách đền bù đất không thỏa đáng, về những hành vi ăn chặn tiền đền bù của cán bộ địa phương và những thứ vô cảm khác. Nhưng khi đã chính thức trở thành dân oan, những người khiếu kiện đã tạo nên một trong những tiền lệ cho luật biểu tình vẫn nằm trong vòng oan ức ở Việt Nam.
Không hẹn mà gặp, các dân oan đất đai rất thường tập trung tại những trụ sở công quyền ở Hà Nội và Sài Gòn. Thậm chí, đám đông được tổ chức ngày càng bài bản còn nghĩ ra một phương cách tranh đấu sáng tạo hơn: trận chiến binh chủng hợp thành được biến thái bằng sức mạnh được biểu thị tại tòa đại sứ và lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Dĩ nhiên, lớp dân oan khiếu kiện đất đai đã tạo cảm hứng và không ít kinh nghiệm trận mạc cho những người bất đồng chính kiến.
Sau cao trào khiếu tố đất đai bùng nổ vào những năm 2007-2008, đến năm 2011, một đám đông khác mang màu sắc chính trị đối ngoại đã bùng lên ở Hà Nội và một phần ở Sài Gòn. Trong hai tháng giữa năm đó, có đến 11 cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra với chủ đề chống sự can thiệp của Bắc Kinh vào khu vực biển Đông. Tuy con số ban đầu chỉ chưa đến một trăm người, song sau đó đã được nâng lên đến nửa ngàn người, bao gồm các độ tuổi khác biệt và cả thành phần khác nhau.
Sự biến đổi sắc thái chính trị mới là điều làm cho nhà cầm quyền lo sợ nhất. Một đám đông tụ tập thông thường về những chuyện bức xúc xã hội có thể được xử lý nhanh chóng bằng vào “công tác nghiệp vụ”. Song phản ứng và cao hơn nữa là phản kháng về chính trị thì không dễ gì dập xóa được. Đó cũng chính là lý do sau khi lắng đọng vào cuối năm 2011, đến đầu năm 2012 đám đông chính trị lại một lần nữa bùng lên cùng với sự kiện Đoàn Văn Vươn chống cưỡng chế thu hồi đất ở Hải Phòng.
Đến lúc lúc này, đám đông đã mang một sắc thái mới: kết hợp giữa nạn nhân chịu bất công, những người hoạt động xã hội với những người muốn giương cao ngọn cờ về tư tưởng chính trị. Ngay cả báo chí trong nước cũng hết sức nhiệt tình tham gia và trở thành một đám đông rất đặc biệt: 2.000 bài viết về vụ Đoàn Văn Vươn đã ghi dấu như một kỷ lục về sự bất mãn đối với thái độ vô cảm và đặc lợi của chính quyền địa phương nói riêng và sâu xa hơn là với chính quyền trung ương.
Cũng trong năm 2012, giới quan sát ghi nhận sự kết nối vừa tự nhiên vừa khá bài bản, như một sự đồng cảm giữa các dân oan đi đòi đất với những người hoạt động chính trị và cả với các tín đồ tôn giáo. Đám đông ở Việt Nam cũng vì thế đã được nhân lên khá nhiều lần. Những cuộc tụ tập đông người không chỉ là vài chục như trước đây, mà có thể lên đến vài trăm người.
Đó cũng là lúc mà xã hội dân sự – điều bị giới tuyên giáo đảng xem là “thủ đoạn của diễn biến hòa bình” – đã manh nha bộc phát.
Nếu cuộc biểu tình đòi trả tự do cho nữ sinh viên Phương Uyên tại tòa án Long An vào tháng 8/2013 quy tụ đến hàng trăm người thuộc các thành phần chính trị mà nhà nước không hề ưa thích, thì vụ xét xử luật sư công giáo Lê Quốc Quân ở Hà Nội vào đầu tháng 10/2013 đã tập hợp đến hàng ngàn giáo dân, biểu thị sức mạnh đòi trả tự do cho giáo hữu của họ.
Vượt qua sợ hãi
Hãy trở lại với những đám đông lên đến hàng ngàn người ở Vĩnh Yên và Thanh Hóa. Trong đám đông đó, người nhà nạn nhân tất nhiên chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Số đông còn lại, tất nhiên là những kẻ tỏ mò, a dua hoặc quá khích dưới con mắt luôn thiếu thiện cảm của chính quyền.
Song những đoạn video lại cho thấy phần lớn người dân diễu hành một cách ôn hòa trên các đường phố không đơn thuần vì lý do ham vui. Một cuộc phỏng vấn bỏ túi do nhóm “phóng viên vỉa hè” thực hiện đã cho thấy nhiều người dân tự nguyện tham gia vào đám đông bởi họ mang tâm tư liên đới với những vấn nạn và bất công xã hội nhan nhản hàng ngày và ở khắp mọi nơi. Cũng trong nhận thức nhiều người dân, tụ tập dù chỉ trong im lặng vẫn thể hiện cho tinh thần đồng cảm giữa những người chung cảnh ngộ để cùng hướng đến một lối thoát nào đó.
Tâm lý sợ sệt đã dần được thay thế bởi lòng can đảm, dù chỉ là sự can đảm nhất thời và đôi khi vô thức. Trong cách nhìn của nhiều người dân, cảnh sát chỉ có thể ngăn chặn được một ít người tụ tập, còn với đám đông lớn hơn hẳn thì lại là một vấn đề khác hẳn.
Đơn giản là những người đi đường đã chuyển từ thái độ tò mò quan sát sang hành động hòa vào đám đông, đi theo đám đông, đồng cảm với không khí của đám đông về những uẩn ức tích tụ trong lòng quá lâu mà không thể phát ra.
Đó chính là cách mà người dân biểu thị thái độ bức xúc và bất mãn, biểu thị tinh thần phản đối và phản kháng đối với chính quyền.
Hiệu ứng đám đông được tạo ra từ đó. Nếu các cuộc bàn thảo bất tận của giới trí thức vẫn chủ yếu xoay quanh bàn trà, bàn rượu mà ít khi bước chân ra đường phố, thì với những người dân ít học thức hơn, câu chuyện lại giản dị hơn nhiều. Hiện thời ở nhiều đô thị miền Bắc, chỉ cần xảy ra một vụ việc nào đó với mâu thuẫn giữa quan chức nhà nước và nhân dân, lập tức đám đông dễ dàng xuất hiện. Những va chạm giữa cảnh sát giao thông với người đi đường là minh họa rất điển hình cho sự xuất hiện đột biến ấy.
Hình ảnh tụ tập và mang tính kết nối giữa một số người đầu tiên đã khích lệ nhiều người đến sau tham dự vào đám đông mà không còn sợ bị sách nhiễu hoặc bắt bớ. Ở Bắc Giang, khi hai người dân bị cảnh sát bắt vì nghi đã đánh đến chết những kẻ trộm chó, có đến 800 người dân trong xã đồng ký đơn “nhận tội”. Thật rõ ràng, người ta đã nhìn thấy một mối kết đoàn nào đó giữa đồng loại và không còn quá sợ sự trả thù của chính quyền.
Đám đông vĩ đại
Tháng 10/2013. Một đám đông khác của dân chúng, lên đến hàng chục ngàn ở Hà Nội và hàng trăm ngàn người ở các địa phương, đã làm nên sự vĩ đại bên sự ra đi vĩnh hằng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cho tới nay, nhiều ý kiến trong giới quan sát và bình luận vẫn ngạc nhiên tự hỏi là tại sao lại có cả một rừng người thành kính đến như thế đối với người được xem là có uy tín xã hội chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh? Họ thành kính thật sự hay còn vì nguyên do nào khác?
Xã hội Việt Nam đang xảy ra một hiện tượng tâm lý chưa từng có: trong quá nhiều thất vọng về đảng và nhà nước, người dân tự tìm đến với nhau để nương tựa vào một niềm tin còn sót lại, dù rằng niềm tin ấy đã chết.
Có lẽ đó cũng là một lý do vì sao tang lễ của tướng Giáp lại có nhiều người viếng đến thế. Đó không chỉ là tình cảm của dân chúng đối với người được xem là biểu tượng hiếm hoi bởi sự trung trinh về chữ Tâm và chữ Hiếu đối với nhân dân và dân tộc, mà còn là sự đồng quyện tự nhiên trong tâm khảm những người đến viếng. Ở đó, trước linh cữu người đã khuất, rừng người còn sống tìm thấy một không khí đồng cảm và sợi dây vô hình gắn bó họ với nhau, khác hẳn với tình trạng băng hoại đạo đức xã hội chỉ cách nhà tang lễ vài trăm thước.
Và cũng ở đó, rừng người đến viếng còn muốn biểu thị thái độ coi thường và khinh bỉ đối với lớp quan chức hậu bối – những kẻ mang thân tội ghê gớm khi đã đẩy đất nước vào thảm cảnh tê liệt đạo đức và kinh tế như ngày hôm nay.
Rất nhiều người dân muốn bày tỏ cái tôi trung trinh của họ: Chỉ khóc cho người vì dân vì nước; còn với cái chết của những kẻ vô tích sự và “ăn của dân không chừa thứ gì” – như cụm từ tán thán của bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, đó lại là tiếng reo mừng đến nghẹt thở.
Lòng khinh bỉ lại có thể biến thành nỗi phẫn uất không thể kềm chế. Nếu cứ nhìn vào cái cách mà hàng chục ngàn tín đồ công giáo ở Nghệ An và hàng triệu giáo hữu ở nhiều vùng trên cả nước biểu thị tinh thần phản kháng đối với chính quyền trong và sau vụ Mỹ Yên vào tháng 9/2013, có thể thấy ngay là phẫn uất có thể biến thành hành động phản kháng vào một thời điểm nào đó không xa, đặc biệt trong hoàn cảnh sự ứng phó của chính quyền và lực lượng cảnh sát không đủ “kềm chế”. Khi đó, đám đông hoàn toàn có thể biến thành một lực lượng tự phát và có thể tạo ra những phản ứng không lường trước đối với các chính quyền địa phương.
Ở Tunisia vào năm 2010, sau vụ tự thiêu do quá phẫn uất của một người bán hoa quả, điều đáng ngạc nhiên là đám đông đã chỉ được hình thành bởi sự lan truyền thông tin của các em bé. Trẻ con lại dẫn đến mối quan tâm của người lớn. Vào cuối ngày đầu tiên, thay vì về nhà theo thói quen, nhiều người lớn đã chuyển sang một thói quen mới: tập hợp với nhau, giữa những người không quen biết, để đòi tổng thống phải từ chức.
Khi đám đông đã lên đến hàng triệu người, toàn bộ lực lượng cảnh sát trở nên bất động. Còn quân đội thường giữ thái độ trung lập.
Như một quy luật, xã hội càng nhiễu nhương và hỗn loạn, giới quan chức đảng và chính quyền càng ra sức trục lợi và cưỡng bức người dân,  đám đông dân chúng càng có lý do để bạo   dạn hơn và liều lĩnh hơn. Tâm lý sợ hãi cũng vì thế được chuyển hóa từ thận trọng sang giễu cợt, cho đến khi bùng vượt qua ranh giới kìm nén.
Kịch bản xã hội – chính trị như thế có rất nhiều triển vọng sẽ diễn ra, vào những năm tới.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ./.