Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2010

MOT BAI VIET QUA HAY , VIET CONG NEN DOC...

Cập nhật: 10:20 GMT - thứ sáu, 12 tháng 3, 2010

Đảng Cộng sản cần canh tân


Đến hẹn lại lên, những người cộng sản rục rịch chuẩn bị đại hội cho riêng mình trong 2 năm Canh Dần và Tân Mão. Ý chí của một nhóm người tiếp tục bao trùm lên toàn bộ dân tộc Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận có đa đảng

Mỗi một câu chữ trong nghị quyết sẽ lại trở thành, thậm chí vượt trên, những điều luật thực định trong vòng 5 năm tới.

Đảng đang bế tắc hoàn toàn về lý luận. Con tàu Việt Nam chới với giữa biển khơi đầy sóng cả. Đảng trở nên “lì” còn dân quẫy đạp trong nghèo túng trở nên rất dễ “liều”. Một Việt Nam phơi ra “sức khỏe” tài nguyên cạn kiệt và một lương tâm xã hội rách nát.

“Mừng thọ” 80 năm, nhiều người nói với tôi Đảng CS nay đã quá già.

Học thuyết Mác Lê Nin xây dựng CNXH từ lâu không còn tồn tại trong thực tế.

Chủ nghĩa cộng sản thực sự đang chết dần vì những toan tính lợi ích riêng tư của từng đảng viên khi phấn đấu vào đảng. Nhiều người bạn tôi thú nhận rằng họ đã “ăn gian” khi tuyên bố: ‘Suốt đời hy sinh cho lý tưởng Cộng sản” ngay trong buổi lễ kết nạp đảng viên.

Năm Canh dần và Tân Mão là thời điểm để chúng ta sám hối và Canh Tân. Là đảng cầm quyền lãnh đạo dân tộc, Đảng CS phải đi đầu trong nhiệm vụ khó khăn nhưng tốt đẹp đó.

Với 3 triệu đảng viên, chỉ chiếm hơn 3% dân số, Đảng Cộng sản úp trùm cả dân tộc, không chỉ bằng ý thức hệ mà còn bằng cả một hệ thống cơ sở vật chất và nguồn ngân sách không kém gì Nhà nước. Trụ sở và bộ máy nhân sự của Đảng không nhỏ hơn của Nhà nước từ trung ương đến cấp xã. Cặp nhà nước “song trùng” nghênh ngang “đớp” ngân sách của tất cả chúng ta, công khai ghi rõ tại điều 46 Điều lệ Đảng.

Vậy, canh tân nghĩa là Đảng cần phải thu nhỏ lại và nhường không gian sống cho xã hội dân sự lớn dần lên. Một cơ chế dân chủ phải được thiết lập nơi một Nhà nước nhỏ gọn phải ra đời bằng bầu cử tự do và phổ thông đầu phiếu.

Những đảng viên Cộng sản hiện nay đang tự vo tròn, co vòi lại.

Họ không còn dám xả thân vì nghiệp lớn. Nhiều đảng viên nay né tránh, lười biếng và phủ nhận chính mình.

Lý thuyết cộng sản mất đi tính quyến rũ. Nó trở nên trần trụi và lai căng.

Lê Quốc Quân

Đảng CS không còn đổ mồ hôi sát cánh cùng nhân dân lao động. Đảng viên không còn vò áo cho nhăn đi, sà xuống bên bếp lửa, chia nhau cùng đồng bào điếu thuốc, thao thức về tiền đồ dân tộc ngày mai. Những bản làng trên cao nguyên xa xôi, những ngọn đồi hẻo lánh thưa dần bước chân của những người CS nhưng dày đặc dấu giày của ngoại bang qua dự án Bauxite và Trồng rừng.

Lý thuyết cộng sản mất đi tính quyến rũ. Nó trở nên trần trụi và lai căng.

Tất cả điều đó đã làm cho Đảng Cộng sản trên toàn thế giới chết. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành nhưng đạo đức xã hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vũ khí, cảnh sát và hơi cay như tan đi khi lời kinh Hòa bình được cất lên. Sáu tàu ngầm hạng Kí Lô, tám máy bay Sukhoi chỉ là cá cơm và muỗi mắt giữa biển cả và bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân nơm nớp lo sợ, sống không bình an.

Bởi vậy, đảng phải tự ý thức đổi mới là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất. Đảng phải thẳng thắn sám hối và canh tân từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chắp vá một cách thiếu cơ sở.

Món nợ dân chủ

Dù bị ràng buộc bởi quyền lợi và danh vọng nhưng ước muốn vươn lên để tốt hơn, dân chủ hơn, lương thiện hơn là đòi hỏi mãi mãi trong tâm hồn của mỗi một chúng ta, cả những người cộng sản lẫn những người chống cộng.

Dự kiến năm 2011 sẽ diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản

Và khát vọng đầu tiên phải là một thể chế dân chủ. Đa nguyên sẽ mang lại cho ta một đời sống rạng ngời và huyên náo, là cơ sở đầu tiên để thiết lập xã hội văn minh.

Nhưng sẽ hỗn hoạn nếu như không xây dựng một Nhà nước pháp quyền.

Vậy, Hiến pháp mới phải mở rộng tối đa nhân quyền. Tên đảng phải thay và tên nước phải đổi. Các điều luật lập lờ, nước đôi, tối nghĩa phải triệt để loại bỏ. Luật hội, Luật biểu tình, Luật trưng cầu dân ý vốn đã bị “quy hoạch treo” tại điều 69 của Hiến Pháp gần 20 năm nay, phải được nhanh chóng ra đời…

Tôi đã đi nhiều nơi và tôi đã thấy. Vì đã thấy nên tôi tin.

Tôi tin rằng chúng ta đang có lỗi. Có lỗi với những người dân oan đang mất đất, những công nhân ngộ độc trong nhà máy; có lỗi với tổ tiên khi lãnh thổ bị mất, tài nguyên bị bán; có lỗi khi đạo đức suy đồi, trẻ em bỏ học, thư viện vắng người và chiều cao dân tộc thua kém….

Chúng ta có lỗi vì đã để lại cho con cháu một di sản đầm đìa trong nợ nần và tan hoang về môi trường sống.

Đảng đang mắc nợ vì đã ngoắc cả CNCS và vốn vay ODA lên cổ dân. Nếu sòng phẳng với lương tâm, Đảng phải tự vấn mình và không được xù nợ!

Đảng phải gánh trách nhiệm đó để canh tân chính mình, làm việc một cách rộng lượng và vô tư với mọi thành phần của thế hệ hiện tại để trả nợ và xây dựng đất nước cho thế hệ tương lai.

Có như vậy mới xứng đáng là quân tử và đại hội đảng XI mới được gọi là thành công.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở Hà Nội.

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

"Burma VJ", khi những nhà báo vô danh liều mạng quay bằng video cuộc nổi dậy các nhà sư Miến Điện

Bảo Thạch

Bài đăng ngày 15/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 15/01/2010 17:38 TU

'Hình

Hình ảnh trích từ phim "Burma VJ"

Bộ phim ‘‘Burma VJ’’ được hoàn thành như một tác phẩm tập thể, với những đoạn từ 3 phút đến 20 phút được nối kết lại. Mỗi mảng được quay lén lút. Theo nhiều nguồn tin, bốn trong số những tác giả vô danh đã góp công thực hiện bộ phim ‘‘Burma VJ’’ hiện nay vẫn còn bị giam giữ.
Tất cả bắt đầu vào mùa thu năm 2007 khi các nhà sư Miến Điện ào ạt xuống đường trong hầu hết các thành phố đất nước này. Vào giữa tháng 8, tập đoàn quân phiệt đã nâng giá đột ngột nhu yếu phẩm, khiến đời sống người dân vốn đã khó khăn càng thêm chật vật. Vài tuần lễ sau, một nhóm côn đồ còn hành hung một số các nhà sư tại thành phố Pakokku.

Tháng 9 hàng chục ngàn các nhà sư mặc áo cà sa đã xuống đường, kéo theo sự nổi dậy của dân chúng. Cho dù đây là cuộc nổi dậy hòa bình, bất chấp lệnh cấm biểu tình của Nhà nước nhưng cuối tháng 9, làn sóng phản đối đã bị đàn áp hết sức dã man. Một nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra con số 31 người thiệt mạng, và 74 người mất tích, nhưng số nạn nhân bị đánh, bị bắt giam có thể lên đến hàng trăm người hay hàng ngàn người. Cho đến nay, hình ảnh cuộc nổi dậy này vẫn bị kiểm duyệt.

Bất chấp lệnh cấm, một số nhà báo VJ quay trộm và chuyển tài liệu bằng vidéo ra nước ngoài

Bất chấp lệnh cấm, một số nhà báo VJ quay trộm và chuyển tài liệu bằng vidéo ra nước ngoài

Nhưng một số tài liệu bằng vidéo quay trộm đã được chuyển ra nước ngoài. Một trong số các nhà báo vidéo kể lại : ‘‘Khi cầm lên chiếc caméra, nhiều lúc bàn tay tôi run rẩy. Tim đập thình thình. Nhưng sau một vài phút quay, tôi trấn tĩnh được mình. Tôi không còn nghĩ ngợi gì ngoài việc chú ý quay. Đây là đất nước tôi. Đây là tình trạng đất nước tôi trong 40 năm nay’’.

Đa số những nhà báo vidéo vô danh này là những người đã từ lâu muốn làm gì đó cho đất nước họ. Cuộc sống hàng ngày của họ đã rất vất vả. Có lẽ họ cũng có một trình độ văn hóa nhất định. Cho nên họ ý thức được một điều là phải làm chứng. Điều duy nhất họ có thể làm là sử dụng một ngòi bút, hoặc một máy tính hay máy quay vidéo. Đối với họ, đây là một nhu cầu cần thiết để có thể cung cấp thông tin về hiện trạng đất nước mình : ‘‘Chúng tôi phải giấu chiếc caméra trong một túi xách tay. Nguyên tắc là không bao giờ quay nhiều. Sau đó phải bí mật chuyển các hình ảnh ra nước ngoài. Đây là một công việc rất khó nhọc, nhưng chúng tôi cố gắng. Nếu chẳng nay họ bắt gặp tôi mang chiếc caméra, tôi biết, có thể tôi sẽ phải vào tù. Ở đây, nếu người dân tuyên bố những gì họ thầm nghĩ họ cũng sẽ bị bắt giam. Bởi vậy mà họ im lặng. Câu chuyện của chúng tôi là những câu chuyện im lặng’’.

Nhà báo Sophie Malibeaux thuộc RFI, chuyên gia về Miến Điện, tường thuật : ‘‘Nhà báo vidéo là người chấp nhận mọi rủi ro. Họ biết chắc là công an rình rập họ. Tại Miến Điện, công an chìm nổi hiện diện khắp nơi. Các nhà báo nước ngoài hay khách du lịch ngoại quốc đều biết. Ví dụ như tại ngôi chùa nổi tiếng Schwedagon, nếu ai đó xích lại gần một nhà sư để tiếp xúc thì ngay lập tức có kẻ lạ mặt sán lại gần để theo dõi câu chuyện. Mọi người đều đã có kinh nghiệm đối với các công an chìm nổi. Thường thường, họ có vẻ sạch sẽ, họ ăn mặc đàng hoàng, họ có cả điện thoại di động. Những công an chìm nổi này lại có cả xe máy. Họ được trả lương hơn người khác để có thể rình rập những người chung quanh’’.

Cuộc biểu tình vào tháng 9 nãm 2007 của các nhà sư Miến Điện

Cuộc biểu tình vào tháng 9 nãm 2007 của các nhà sư Miến Điện

Một nhà báo vidéo cho biết thêm : ‘‘Mỗi đêm, tôi cố nhớ lại tất cả những gì đã làm trong ngày. Tôi lo lắng. Liệu có ai đã phát hiện ra điều tôi làm ? Rất có thể ai đó đã nhận diện được tôi. Cái sợ đã ăn sâu vào tôi, đã bám sát lấy mọi người Miến Điện…Tôi bám theo chúng nó. Tôi thấy chúng bắt người và quăng họ lên trên xe tải. Tôi chạy thẳng đến nơi và tôi quay. Ngay lúc đó, có tiếng kêu to ‘‘thằng này có máy caméra” Chúng bổ đến chỗ tôi. Chúng đưa tôi đến một nơi thuộc công an mật để hỏi cung : Tại sao mày có máy caméra ? Mày quay phim để làm gì ? Chúng hỏi tôi dồn dập”.

Ngày nay, bản án ngày càng nặng nề. Không còn những bản án 10 hay 20 năm mà là những bản án 60 năm. Người nào bị bắt quả tang quay phim thường bị kết án chung thân. Trừ phi có đột biến, nhà báo vidéo sẽ suốt đời nằm tù. Họ không thể thoát khỏi nhà tù.

“Khi đến Rangoon tôi hay tin là sẽ có một nhà đối lập nổi tiếng biểu tình một mình tại một ngôi chợ. Thành phố Rangoon bị công an xiết rất dữ. Công an mặc thường phục có mặt khắp nơi. Nhà đối lập này sẽ khó mà có thời gian để xuất đầu lộ diện. Về phần chúng tôi, chúng tôi có bổn phận phải có mặt tại chỗ. Chúng tôi phân tán, và đây là điều xảy ra trước mặt tôi…

Nhà đối lập kịp hét vang : “nhân dân đang đau khổ, chính phủ không làm được việc gì. Mọi người hãy xuống đường, hãy sát nhập vào hàng ngũ chúng tôi…chúng tôi quay họ đang đàn áp. Họ cũng có người cầm caméra quay những anh em của chúng tôi. Bên này đưa máy nhận diện, bên kia cũng đưa máy nhận diện đối phương. Giữa công an mặc thường phục và anh em chúng tôi, chẳng còn phân biệt được ai là bạn, ai là đối phương”.

Các nhà báo VJ dùng camêra để chống lại sự bưng bít thông tin

Các nhà báo VJ dùng camêra để chống lại sự bưng bít thông tin

‘‘Burma VJ’’ không chỉ là phim tài liệu vén lên bức màn bí mật mà tập đoàn độc tài Miến Điện muốn phủ lên những tội ác của họ. Tác phẩm này minh họa cho những công cụ mới, mà các nạn nhân chế độ độc tài từ nay đã dành để đấu tranh chống lại sự bưng bít : đó là máy vidéo, máy điện thoại di động, mạng internet.

Vai trò công nghệ thông tin trên mặt trận dân chủ ngày càng chiếm vị trí chiến lược. Nhà nước toàn trị cách mấy cũng khó mà kiểm soát được tất cả các nguồn thông tin do vidéo, máy điện thoại di động, internet phát đi trong nháy mắt. Do đó, mặc dù Miến Điện vẫn bị siết chặt trong bàn tay sắt nhưng hy vọng không bị dập tắt ngày nào còn các VJ, các nhà báo vidéo kể trên.

15/01/2010

Mời quý vị nối kết vào địa chỉ này http://burmavjmovie.com để xem trích đoạn của bộ phim "Burma VJ".

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

THAT DANG NGAC NHIEN VI BAI NAY , XO LO AN UI CHANG ...

Dân đồng tình với ý kiến đóng góp của ông Trực cho Đảng

Hàng trăm độc giả gửi thư về Tuần Việt Nam hưởng ứng ý kiến của TS Mai Liêm Trực vì đã nói thay tiếng nói của dân. "Chỉ mong cho các ý kiến như vậy sẽ được những người soạn thảo văn kiện Đại hội Đảng tiếp thu và chuyển hoá thành nội dung văn kiện", độc giả Mai Linh (e-mail: linh2001@...) viết.

Vấn đề "nhạy cảm" hay là sự né tránh trách nhiệm?

"Dám tay bo trên diễn đàn"

Hoan nghênh những lời nói thẳng của TS Mai Liêm Trực, độc giả cũng bày tỏ kỳ vọng rằng những ý kiến vì dân, vì Đảng như vậy sẽ được lắng nghe một cách thật sự cầu thị. Sao cho, các văn kiện Đại hội sắp tới tập hợp được trí tuệ, tinh hoa của mọi tầng lớp xã hội chứ không phải làm chiếu lệ, hình thức.

"Hiện đang có một căn bệnh trong xã hội ta, độc tôn ý kiến người nắm quyền. Nếu vẫn theo kiểu đợi đến lúc cùng đường rồi, Đảng mới cần đến trí tuệ, đến sức mạnh nhân dân, kể cả những người "đối lập" với chính thống, thì cũng cứu vãn được tình hình đấy nhưng trả giá quá đắt và làm chậm đà phát triển, bỏ mất bao nhiêu cơ hội", độc giả Văn Hải ở địa chỉ e-mail haivan1108@... lo lắng.

Chỉ có dựa vào nhân dân, tôn trọng lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân chúng ta mới có sức mạnh, Ảnh: quynhononline.vn

Thậm chí, nhiều độc giả cũng không ngần ngại chia sẻ, họ là những người quan tâm đến thời cuộc, theo dõi sát tình hình đất nước và nhiều lần hưởng ứng kêu gọi "lấy ý kiến dân" đóng góp cho các chủ trương của Đảng, Nhà nước. Nhưng rồi, không ít lần, những đóng góp đó rơi vào im lặng. Không phản hồi.

Tôi là người biết Tiến sĩ Mai Liêm Trực nhiều năm và không phải chỉ có tôi mà tất cả những ai từng có cơ hội tiếp xúc và làm việc với "Dr. Trực", như các bạn nước ngoài thường gọi một cách trìu mến, đều cảm phục tâm huyết và tầm nhìn của ông đối với sự phát triển của đất nước. Đọc bài này tôi không thể nói gì hơn ngoài sự cảm phục và kính trọng sâu sắc.
Thưa Dr. Trực, ông từng có một câu nói nổi tiếng thường được trích dẫn "Mặt bằng VFF thấp hơn mặt bằng xã hội". Có lẽ câu này không chỉ bó hẹp trong VFF, thưa Dr. Trực.

Độc giả Nhật Trường (tlshanoi@gmail.com)

"Người lãnh đạo thực sự phải là những người có bản lĩnh đối thoại với các ý kiến trái chiều. Biết chấp nhận những lời nói nghịch lỗ tai và không né tránh những vấn đề gọi là nhạy cảm", độc giả Nguyễn Văn Toàn (toanvn@...) góp ý.

Thậm chí, bạn Văn Hải còn cho rằng, người lãnh đạo phải sẵn sàng "đấu tay bo" trên diễn đàn để tranh luận và tìm ra quyết sách đúng đắn nhất. Nói như TS Mai Liêm Trực, chúng ta đang lạm dụng những từ "nhạy cảm, phối hợp, phức tạp" để tránh phải đối diện với những vấn đề bức xúc cần giải quyết.

Một khi lãnh đạo dám đối mặt và thích ứng với thách thức thì sẽ tập hợp được lực lượng "cố vấn" đông đảo là quần chúng nhân dân.

"Không chỉ những người tên tuổi, tâm huyết với đất nước như TS Mai Liêm Trực mà còn có cả nhân dân, những người trẻ tuổi cũng rất muốn cống hiến cho đất nước. Nếu trong đợt đóng góp ý kiến này, Đảng ta tập hợp được những ý kiến đó một cách khoa học, có trách nhiệm thì sẽ tạo ra một kho báu sức mạnh vô biên", bạn Trần Trọng Là (ttrongla@...) khẳng định.

Chỉ có dựa vào nhân dân, tôn trọng lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân chúng ta mới có sức mạnh, mới có thể củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng.

Dân mong văn kiện không đi vào lối mòn

Là một người từng làm việc với TS Mai Liêm Trực, bạn Nguyễn Công (sky12@....) hoàn toàn chia sẻ với những kỳ vọng mà TS Trực đặt ra với những người tham gia soạn thảo văn kiện Đại hội lần này.

Ông Mai Liêm Trực. Ảnh: Lê Anh Dũng
"Tôi hy vọng là Đại hội Đảng lần thứ XI này sẽ có nhiều những thảo luận sôi động để mỗi người với trí tuệ và khả năng của mình được đóng góp cho việc xây dựng đường lối, chính sách đưa đất nước phát triển giàu mạnh", bạn Công viết.

Cũng như bạn Công, nhiều độc giả tâm huyết muốn nhắn nhủ rằng: "Người dân vẫn đang đặt niềm tin vào Đảng. Và mong sao người chắp bút cho các văn kiện Đại hội phải có năng lực tiếp nhận và lắng nghe nguyện vọng quần chúng, đưa được vào văn kiện những đòi hỏi của cuộc sống hôm nay" (độc giả Thành Nguyên (nguyen2001@...).

Ngoài những người đã có "thâm niên" soạn văn kiện và vì thế dễ đi vào "lối mòn", không ít độc giả cho rằng nên mạnh dạn "trưng dụng" đội ngũ nhân lực trẻ, những người đang có thực tiễn đời sống và khát vọng cống hiến.

Việc tổ chức soạn thảo văn kiện phải được đổi mới. Nên nhân dịp này để thay đổi cách thu hút người dân đóng góp cho văn kiện chẳng hạn cơ chế rõ ràng tiếp nhận phản hồi và đối thoại công khai để dân biết ý kiến của mình được tiếp thu đến đâu, như thế nào?

"Có như vậy các văn kiện của Đại hội Đảng mới sống động, thiết thực và đáp ứng đòi hỏi cuộc sống, thay vì xơ cứng và đi vào lối mòn", bạn Trần Thắng (địa chỉ e-mai thanghp@...) kỳ vọng.

Như TS Mai Liêm Trực chia sẻ, hãy làm ngay từ bây giờ, để làm sao trong 20 năm tới, đến khi chúng ta kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng, nhìn lại bây giờ chúng ta nói rằng những trí tuệ, tinh hoa trong các tầng lớp nhân dân đã được đón nhận và phát huy. Chúng ta phải nói cái đó một cách dõng dạc vì chúng ta có cơ sở và xứng đáng để làm điều đó.

Phát ngôn trong ngày

Mai Liêm Trực:

Open quote Cái nghề của lãnh đạo là phải ra quyết định, chứ chờ đến khi mọi người đồng tình rồi mới quyết định thì nói làm gì nữa, đâu cần đến anh lãnh đạo nữa. Cứ nói "nhạy cảm" nhưng ở những cấp cao không ai làm thì ai sẽ làm? Tại sao chúng ta cứ phải né tránh? Close quote