...chỉ mất vài phút để đọc .....mà bạn có thể cứu được những người thân của mình trong lúc nguy hiểm nhất
Xin nhớ ba chữ: C.N.G.
Một chuyên viên điều trị nói rằng: nếu ông ta có thể đến với nạn nhân
Tai biến mạch máu não trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ông ta có thể hoàn
toàn đảo ngược ảnh hưởng cuả tai biến…
NHẬN DIỆN - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Trong bữa tiệc BBQ, một người bạn bị mất thăng bằng suýt ngã, bà ta
trấn an mọi người là bà không sao cả, chỉ bị trượt trên gạch và đôi giày
mới… Vài người đã giúp phủi bụi cho bà (thay vi kêu xe cứu thương) và
làm cho bà một đĩa thức ăn mới. Bà Ingrid tiếp tục cuộc vui cùng bạn bè
cho đến hết buổi chiều.
Mọi người mới về đến nhà, thì nhận được điên
thoại cuả chồng bà Ingrid, báo tin là vợ ông đã đuợc đưa vào bệnh viện
lúc 6 giờ chiều, và đã qua đờí vì Tai biến mạch máu não trong bữa tiệc
BBQ. Nếu có người biết cách nhận ra triệu chứng Tai biến mạch máu não,
có lẽ bà Ingrid có thể vẫn còn sống với chúng ta hôm nay.
XÁC ĐỊNH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân Tai biến mạch máu não, có thể bị tàn
phá nhanh chóng và kinh khủng, khi những người chung quanh không phát
hiện ra được các triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Thực ra, một
người bàng quang có thể nhận diện được Tai biến mạch máu não, bằng cách
hỏi nạn nhân ba câu đơn giản:
C. N. G.
C. Yêu cầu người đó Cười
N. Yêu cầu người đó Nói
G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên
Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe Cấp cứu ngay tức khắc.
Ghi chú: Còn một dấu hiệu khác về Tai biến mạch máu não là Lưỡi của nạn
nhân bị Cong, hoặc bị Ngả về một bên. Đó cũng là triệu chứng cuả Tai
biến mạch máu não. Nếu mỗi người nhận được Email này, và gởi đi cho 10
người, thì ít nhất có một mạng người được cứu sống.
Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người.
Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng
chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong
hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được
các chuyên viên Y-tế săn sóc.
Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng
xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể
cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke).
Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể
mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ
cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là
những hướng dẫn tuyệt vời.
Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài
liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ
dùng đến để cứu sống mạng người.
Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi
bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu
não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch
máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ
ra sau đó.”
Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta
phải giữ bình tĩnh, đứng cuống quít. Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO
GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân
bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh
nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu”.
Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một
cây kim may, hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.
1- Trước hết, chúng ta hảy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.
2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).
3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.
5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.
6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lổ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.
7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt
từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên
tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu
chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.
Vì nếu
nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của
xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ
ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc
đức của Tổ Tiên họ.
Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua
cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting).
Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi
khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai
học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong
lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói
‘Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu
não’.
Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của
chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu,
và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của
một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên
đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống
tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến
khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông
Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm
ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì
máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.
Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ
nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng
nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi để
ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa
ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một
đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc. Sau đó, mọi việc đều bình
thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn
nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì
các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến
bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.”
Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên
nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể
sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng
khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương
pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn
bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một
thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.
Chúng
tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch
máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.
Share nếu bạn muốn bạn bè đọc điều này!./.
SƯU TẦM...
Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014
Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014
Cạm bẫy xinh đẹp
Trong quán bar lạnh tanh. Sau khi ngồi xuống ghế, người đàn bà ngẩng đầu nhìn quanh một lượt. Đúng lúc ấy, ánh mắt của nàng và ánh mắt của Cao Đắc Thắng không hẹn mà gặp nhau. Giữa lúc Cao Đắc Thắng sắp phải rút lui vì ánh mắt của nàng chiếu tướng, thì nàng lại đột nhiên cười.
Một nụ cười đôi chút phiêu lãng.
Cao Đắc Thắng như được khuyến khích. Chàng không chút do dự đứng phắt dậy, tay cầm cốc, bước thẳng đến trước mặt nàng, nói:
- Nếu không phản đối, tôi có thể ngồi xuống cùng chị nói chuyện không?
- Muốn bao tôi chăng? - Đối phương tung ra một câu hỏi bất ngờ làm Cao Đắc Thắng bỗng bối rối.
- Hay là thích qua một đêm?
Cao Đắc Thắng cứng họng, lúng túng như gà mắc tóc.
- Tôi là Lâm Đạt! - Đối phương đột nhiên mau lẹ chuyển làn, chốc lát đã giải vây cho chàng.
- Tôi là Cao Đắc Thắng! - Tim của Cao Đắc Thắng đập bình thường trở lại
- Kết bạn lung tung với người khác giới ở nơi tứ chiếng, lẽ nào đàn ông không sợ nguy hiểm sao? Đàn bà nguy hiểm lắm đấy!
Nàng hỏi một câu làm cho Cao Đắc Thắng cảm thấy khó hiểu vô cùng.
image
- Nguy hiểm! Tại sao lại nguy hiểm? Không! Trái ngược một trăm phần trăm, chỉ có ở bên cạnh đàn bà, những người đàn ông mới có cảm giác an toàn thật sự. Nếu bàn về nguy hiểm tôi lại cảm thấy rằng đàn ông còn nguy hiểm hơn đàn bà! Lâm Đạt tình tứ nhìn chàng.
Đến lúc này, Cao Đắc Thắng mới ý thức được mình đã quá lời, vội vàng lái sang chuyện khác:
- “Chị không định uống chút gì sao? Ở đây tôi rất quen, tôi gọi cho chị!”
- Một cốc rượu vang đá! Cảm ơn! - Lâm Đạt mỉm cười nhìn chàng.
Cao Đắc Thắng nghĩ bụng, đêm nay rõ ràng lại là một đêm khó quên. Lát sau, họ vừa uống vừa nói chuyện, tỏ ra rất tâm đầu ý hợp.
Bất giác, Cao Đắc Thắng nhẹ nhàng cầm tay nàng hỏi:
- “Nếu không phật ý, có thể nói cho tôi hay bàn tay nhỏ xinh xắn này dùng để cầm cái gì nào?”.
- Dao! - Nàng nói cộc lốc.
- Chị là bác sĩ ngoại khoa ư? - Cao Đắc Thắng ngạc nhiên.
- Nếu nói rõ hơn thì đã từng là một bác sĩ ngoại khoa! Còn nay lại là một người phụ nữ chủ gia đình một trăm phần trăm! Sao, anh không tin à?
- Xin lỗi! Trong ấn tượng của tôi, bác sĩ ngoại khoa đều là những động
vật máu lạnh. Mà chị …
- Lẽ nào tôi lại không máu lạnh ư?
- Không! Không! Trông chị dịu hiền làm sao, hơn nữa còn rất phong lưu
thanh nhã nữa...
- Anh đã tưởng tượng tôi là một người hoàn mỹ như thế ư? …
- Đúng thế! Từ khi chị vừa bước chân vào cửa, tôi đã bị chị làm cho mê
muội, hoàn toàn bị mê muội! - Cao Đắc Thắng đắm đuối nhìn thẳng vào mắt
nàng, nói.
- Nhưng, tôi đã kết hôn rồi...
- Nói thật lòng, tôi thích những người đàn bà thành thục. Chỉ có đứng trước người đàn bà thành thục tôi mới cảm thấy mình là một người đàn ông ra trò.
Người đàn bà áo đen khanh khách cười, má ửng hồng.
Giữa lúc tay Cao Đắc Thắng muốn đưa ra một lần nữa, thì nàng đột nhiên đứng bật dậy, nói: "Xin lỗi! Muộn quá rồi! Tôi nghĩ tôi nên ra về!".
Nói xong, nàng quay người lướt đi như bay.
Cao Đắc Thắng bỗng như ngây như dại. Chàng cảm thấy đau khổ quá, thậm
chí còn có một cảm giác bị lừa dối, bị bỡn cợt.
Chính giữa lúc Cao Đắc Thắng bải hoải tâm hồn, ngồi ủ dột, thì Lâm Đạt lại bất ngờ quay lại. Nàng nói: "Sao? Anh không muốn cùng đi với tôi à?".
Lát sau, hai người cùng ra khỏi cửa hàng...
- Nếu chàng không ngại gì, em mời chàng đến nhà em coi thử!
- Thật thế ư? - Cao Đắc Thắng hơi do dự.
Lâm Đạt cười, nói: "Đừng lo! Chồng em, anh ấy thường không ở nhà!".
- Thế à? - Cao Đắc Thắng nghe vậy mới yên tâm.
- Nhưng trước khi lên xe, em có một điều kiện! - Nàng nói.
- Điều kiện gì nào?
- Trước khi tới nhà, em phải bịt kín hai mắt anh lại!
- Tại sao phải làm như vậy? - Cao Đắc Thắng ngạc nhiên, hỏi.
- Bởi vì, chồng em là một người có địa vị cao. Em không muốn do một sơ suất nhất thời của mình, mà đem lại bất cứ một phiền phức không đáng có nào.
- Em sợ sau khi biết nhà của em, biết đâu một lúc nào đó anh lại mò đến
tìm em? - Cao Đắc Thắng có vẻ giận dỗi, nói.
- Em đâu có nói anh đúng là loại người ấy! Song, một người ở vào bối cảnh gia đình như vậy, thì biện pháp đề phòng nhất định là không thể thiếu, nếu không, cuối cùng người bất hạnh chỉ có thể là một mình em! -
Lâm Đạt nhẫn nại giải thích.
- Sao không thuê phòng ở khách sạn chẳng hạn.
- Không được! Em thường cùng chồng em xuất đầu lộ diện ở những nơi công cộng, cho nên số người biết em rất nhiều, nếu bị họ phát hiện ra, thì em sẽ gay to!
Cao Đắc Thắng vẫn còn do dự.
- Anh Cao! Xin cứ tin vào em! Em làm như vậy cũng là bất đắc dĩ. Nói thật nhé, tối nay, em cũng như anh, cũng muốn có một người ở bên cạnh, nếu không thì vừa rồi em đã chẳng quay lại tìm anh nữa. Em biết, em làm như vậy là rất ngốc, rất manh động, biết đâu chẳng đem lại nguy hiểm chơi lửa đốt mình. Song, em đã hết cách khống chế được mình...
Vừa nói, Lâm Đạt bất giác nắm lấy tay chàng, nước mắt ngân ngấn. Cao Đắc Thắng cảm động vô cùng trước câu nói của Lâm Đạt. Chàng đột nhiên ôm nàng vào lòng: "Anh nguyện hy sinh tất cả vì em!".
Như thế là Cao Đắc Thắng đã lên xe của Lâm Đạt.
Sau khi xuống xe, Lâm Đạt vẫn chưa tháo tấm vải đen che mắt Đắc Thắng, mà cứ dắt tay chàng đi chầm chậm trên con đường nhỏ trải đầy đá quạ.
Bốn bề im lặng. Trong gió lạnh thoang thoảng mùi hoa thơm. Cao Đắc
Thắng đoán đây là vườn hoa của nhà Lâm Đạt, xem ra nàng đâu có lừa dối
mình.
Lát sau, nàng dẫn chàng leo lên mấy bậc thềm, sau khi qua cổng lớn, lại đi dọc một hành lang dài, mãi sau mới dừng lại.
- Bây giờ anh có thể mở to mắt rồi! - Lâm Đạt tháo mảnh vải đen che mắt cho chàng, tủm tỉm cười, nói.
Cao Đắc Thắng dụi dụi mắt, ngẩng đầu lên nhìn, thì ra mình đã ở trong một phòng ngủ xinh xắn.
Cao Đắc Thắng lớ ngớ không biết làm gì, cứ đứng trơ ra đó.
image
Đột nhiên, từ phía sau Lâm Đạt đã ôm chặt chàng, mặt áp sát vào tấm lưng rộng của chàng, nũng nịu:
- Bây giờ, chẳng có ai đến quấy rầy chúng ta được nữa!
Cao Đắc Thắng quay người lại, nâng mặt nàng lên, hôn thắm thiết. Người đàn bà bất giác thở dài, toàn thân mềm mại, rung động. Tiếp đó, nàng khẽ khàng cởi áo quần cho Cao Đắc Thắng, từng chiếc một, rất thứ tự ngăn nắp. Thân thể Cao Đắc Thắng vô cùng tráng kiện, do thường xuyên vận động thể thao. Lâm Đạt đứng ngây ra nhìn Cao Đắc Thắng đang trần
như nhộng.
- Trẻ trung tuyệt vời! - Nàng nói.
Bây giờ, tay nàng bắt đầu khẽ khàng vuốt ve cơ thể Cao Đắc Thắng, di chuyển chậm chạp từng điểm một, từng tấc một, rất chi tỷ mẩn, vô cùng thận trọng, không sót một tí nào. Cao Đắc Thắng cảm thấy thần thái của nàng như đang kiểm tra tật bệnh cho bệnh nhân. Chàng đoán rằng đó là thói quen nghề nghiệp trước đây của nàng để lại.
Cuối cùng, tay nàng dừng lại bên cạnh đoạn xương sống ở thắt lưng, ngẩng đầu nói:
- Lưng anh chắc nịch. Em mê lắm!
Sau một trận mây mưa, người đàn bà tỏ ra khoan khoái như cá gặp nước, nói:
- Anh thật tuyệt vời! Còn tuyệt vời hơn em tưởng tượng nhiều!
- Đây còn chưa phải là trạng thái tuyệt nhất của anh đâu! Không tin hãy thử lại lần nữa xem! - Cao Đắc Thắng đắc ý, nói.
- Không được! Hãy nghỉ một lát đã! Anh muốn uống chút gì không? - Nàng nói.
- Tùy em ! - Chàng đáp.
Lát sau, từ ngoài cửa, nàng bưng vào hai ly nước cam, hai người cầm cốc trên tay, lặng lẽ uống. Bỗng nhiên Cao Đắc Thắng cảm thấy có cái gì không bình thường. Đầu tiên óc choáng váng, trời đất quay cuồng, sau đó bèn bất tỉnh nhân sự ngã gục trên sàn nhà.
Người đàn bà cười lên một nụ cười quỉ quái, vẻ mặt thần bí ranh ma…
Khi tỉnh lại, Cao Đắc Thắng vội vàng kiểm tra xem mình có mất cái gì không. Song, những thứ quý giá đều còn cả! Chàng khó nhọc cố nhổm lên.
Bỗng nhiên cảm thấy một trận đau điếng khó mà chịu được từ lưng truyền lên. Cao Đắc Thắng vội lấy tay sờ ra sau lưng. Đến lúc ấy chàng mới cảm giác thấy trên cơ thể có nhiều vết thương, mà hình như đã được khâu chỉ. Trái tim của Cao Đắc Thắng bỗng tựa hồ muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, suýt nữa chàng kinh hoàng thét lên.
Mấy giờ sau, Cao Đắc Thắng đã có mặt ở trong phòng hội chẩn của bệnh viện. Sau khi đã tiến hành kiểm tra xong cơ thể chàng, bác sĩ cơ hồ vô cùng kinh ngạc:
- Thiếu một quả thận! - Bác sĩ nói.
- Một quả thận? - Cao Đắc Thắng tối tăm mặt mũi, toàn thân suýt đổ gục
xuống đất.
- Ngành cảnh sát nói rằng hiện ở ta đang có một tổ chức tội phạm chủ yếu đánh cắp các bộ phận trong cơ thể con người. Sau đó chúng bán cho những bệnh nhân có nhu cầu cấy ghép thể tạng. Cảnh sát đang ra lệnh truy nã một thủ phạm trong số bọn chúng. Đó là một nữ bác sĩ ngoại khoa, có biệt hiệu là "nữ sát thủ", tuổi khoảng trên ba mươi. Nghe nói, ả rất xinh đẹp, khéo léo mồi chài đàn ông...
Nghe bác sĩ nói vậy, Cao Đắc Thắng im lặng không nói được một lời nào.
Bác sĩ ngắm nhìn chàng, an ủi.
- Thật ra, anh cũng không nên quá đau buồn. Ít nhất trong cơ thể anh vẫn còn lại một quả thận nữa. Nếu lúc đầu cái mà ả nhắm vào không phải là quả thận, mà là quả tim của anh, thì kết cục sẽ không còn cảnh tượng như thế này nữa.
- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể nói cho tôi biết, một quả thận giá bao nhiêu tiền không?
- Tám mươi vạn nhân dân tệ!
Cao Đắc Thắng bỗng đờ đẫn, đổ oặt người xuống ghế.
(Không biết tác giả)
TRUYỆN CỰC NGẮN ...HAY...CẢM ĐỘNG...
Truyện cực ngắn, đọc... sao cay mắt quá !
Ngày cưới của cha
Anh hai làm ở thành phố, tổ chức đám cưới luôn trên ấy. Ba vượt hơn 200 cây số đường quành quả các thứ lo đám cưới cho anh.
Anh kế, rồi đến đám cưới tôi, ba lo lắng đến từng chi tiết, cả đến cách lạy, cách đi đứng như thế nào cho phải đạo...
Mẹ mất sớm, ba sống cô đơn hàng chục năm. Khi các con đã yên bề cả, ba đi thêm bước nữa. Ngày cưới của ba, cả ba anh em tôi đều viện cớ vắng mặt...
Lòng tin
Xe ngừng…
- Mận ngọt đây! ...
- Bao nhiêu tiền bịch mận đó?
- Dạ 2000.
- Hổng có tiền lẻ!
- Để con đổi cho!
Cái bóng nhỏ lao đi. Năm phút, mười phút…
- Trời! Đồ ranh! Nó cầm 5000 của tui đi luôn rồi!
- Ai mà tin cái lũ đó chứ!
- Bà tin người quá! ...
Xe sắp lăn bánh… Cái bóng nhỏ hớt hải:- Dì ơi! Con gửi ba ngàn. Đợi hoài người ta mới đổi cho.
Khoe
Ngày xưa, khi có ai hỏi con: "Bố làm nghề gì ?", bố thấy con không vui và không bao giờ chịu trả lời là bố làm nghề thợ hồ. Bố cố gắng làm việc nhiều hơn để nuôi con ăn học & mong sau này con có được 1 nghề mà mọi người nể trọng trong xã hội. Con thành đạt rồi lấy chồng. Mỗi lần khách đến chơi, câu đầu tiên bố thường nghe con khoe là: "Nhà em làm luật sư nên lúc nào cũng bận".
Bố buồn, chỉ ao ước được 1 lần nghe con khoe về nghề của bố...
Nhạt
Người đàn bà vội vã ra đi vào một chiều mưa tầm tã.
Ngày ngày, chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm. Chẳng hiểu vì lý do gì, khách đến ăn ngày một thưa dần rồi vắng hẳn.
...Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà. Người đàn ông và xe mì gõ không còn ở đó nữa. Người ta bảo, kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước và quá nhạt.
Nhạt nên người ta không ăn của ông nữa...
Đưa đón
Nội từ quê vào thăm, mang quà quê vào cho cháu, nào là bánh đa gạo nếp, có cả chục trái dừa khô.
Thấy nội lỉnh kỉnh vất vả, con trách bố: "Sao không đón nội?" Bố bảo: "Bận quá!"
Ngoại nước ngoài về thăm quê. Các cậu, dì thuê hẳn một xe ôtô đi đón. Bố cũng đóng cửa hàng nghỉ buôn bán vài hôm, để cùng đi đón ngọai. Bố bảo: "Ai cũng có mặt, bố không đi ngoại trách...."
Ba
Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi: "Có dư đồng nào không con?” Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ”. Ba nói tiếp: "Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.
Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng…
Ăn cơm (Nguyễn Thanh Bình)
Thằng Tèo ngồi tiu nghỉu. Tựa lưng vào cây trứng cá bên hông nhà, thỉnh thoảng nó giơ tay gạt nước mắt.
Không biết chuyện gì? Cả buổi sáng nay ba má nó liên hồi ẩu đả. Bỏ ông táo lạnh tanh. Giờ mỗi người mỗi góc.
Rồi cuộc chiến lại tiếp tục. Từ từ, ba càng chuyển sang võ miệng. Bỗng má nó lớn giọng :
- Ông ăn chả, tôi ăn nem. Mặc xác ông!
Đến đây, cái bao tử thúc giục, Tèo tham chiến :
- Con không thèm ăn thứ đó, con chỉ muốn ăn cơm thôi!
Cha tôi (Nguyễn Minh Hiếu)
Mẹ bỏ đi theo người khác. Cha ở vậy nuôi chúng tôi. Hơn 20 năm. Tôi và anh Hai đều có gia đình. Ngòai 60, bỗng cha tôi dường như trẻ lại. Ông năng chải chuốt, đi lại và xài tiền nhiều hơn. Chúng tôi nghĩ ông có nhân tình và đối xử có phần nghi ngại. Ông vẫn không nói.
Tôi tìm đến bệnh viện, quyết định cho người tình của cha tôi một trận. Chợt tôi lặng người đi vì người cha đang chăm sóc là mẹ. Thấy tôi, ông gượng nói : "Ba sợ các con còn giận mẹ..."
Ước mơ
Chị mua giùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số, con muốn cô mua cho con cái gì?
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bị trễ học nữa.
Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón...
Nghỉ lễ
Cha nó xuôi ngược buôn bán trên chiếc ghe nhỏ để lo cho nó ăn học. Xong đại học, nó ở lại thành phố.
Tết vừa rồi, tiễn nó đi, ông dặn: “Con đi làm, ít về. Cha mẹ nhớ lắm. Nhưng ráng… đến dịp lễ rảnh con về thăm cha mẹ”.
Nó hứa.
Lễ đến, ông hớn hở chờ nó về. Nó điện thoại bảo không về được vì sinh nhật bạn gái.
Nghe xong, ông trầm ngâm, lát sau nói với mẹ nó: “Vậy là tết thằng nhỏ nó mới về. Còn đến bốn tháng nữa…”./.
ĐÔI MẮT PHƯỢNG
Tác giả : Nguyễn Đạt Thịnh
Tôi là một quân y sĩ ra trường năm 1974; đơn vị đầu tiên, cũng là đơn vị cuối cùng của tôi, là một tiểu đoàn Nhẩy Dù. (Xin bạn đọc cho phép tôi được bất chấp văn phạm, viết hoa hai chữ “Nhẩy Dù”, vì đó là những chữ tôi thương yêu nhất.)
Tôi lập gia đình nằm 22 tuổi, ngày còn là một sinh viên quân y. Mẹ tôi bảo “chờ ra trường, có việc làm, có lương nuôi vợ, rồi hẵng cưới vợ.” Tôi biết mẹ tôi có lý, nhưng tình yêu cũng không vô lý. Tình yêu thúc dục tôi cưới Phượng ngay. Nàng quá đẹp; thằng Quỳnh, thằng
Khương, thằng Ðịnh, những đứa bạn cùng lớp bảo tôi, “Phượng đẹp ngây ngất.”
Phượng là nữ sinh đệ nhất Trưng Vương; nàng cũng yêu tôi nhưng xin một năm đính hôn để học hết trung học. Tôi chờ; một năm dài được chia thành 52 tuần lễ ngắn hơn, đánh dấu bằng 52 ngày chủ nhật chúng tôi gặp nhau.
Không phải là một nhà văn, tôi không mô tả được nét đẹp của Phượng; tôi chỉ biết là Phượng rất đẹp, và nhất là có một sức hút dễ sợ; chỉ cần gặp Phượng một lần là không người đàn ông nào quên được nàng.
Xin đừng hiểu lầm Phượng là “típ” người nở nang, ăn mặc khêu gợi; sức hút của Phượng là sức hút ngầm do duyên dáng, do tình ý, chuyển đi từ đôi mắt. Ðôi mắt thật là tình. Mẹ tôi phán là đôi mắt lẳng lơ; tôi không thích hai chữ này vì nó làm mất đẹp cặp mắt trữ tình của Phượng.
Trước hôn nhân tôi mê mệt với đôi mắt ấy; sau hôn nhân tôi khổ sở, bực bội cũng vì đôi mắt ấy. Không một người đàn ông nào, dù chỉ gặp Phượng lần đầu, không có cảm tưởng đã yêu nàng và tình yêu của họ không bị nàng hất hủi. Ít nhất Phượng cũng không xua đuổi, không vô tình với họ. Tôi mất một số bè bạn cũng vì Phượng. Chỉ một vài lần gặp Phượng, chạm mắt với Phượng cũng đủ để họ thầm nghĩ là tôi dã mọc sừng.
Dĩ nhiên vợ tôi không thể có tình ý với tất cả mọi người, nhưng cái khổ là đôi mắt đắm đuối của Phượng không nhìn mọi người một cách thản nhiên như người ta nhìn những vật vô tri quanh mình.
Giờ này, vợ tôi không còn trên cõi đời trần tục nữa tôi mới thấm thiá hiểu được một việc rất giản dị, rất tầm thường là không tạo ra đôi mắt của chính mình, Phượng không có trách nhiệm gì về những đổ vỡ đôi mắt gây ra. Chỉ có tác giả đôi mắt đó _ông Thợ Tạo_ mới đúng là người tôi phải oán trách.
Ði đôi với cặp mắt tình tứ là một đồng tiền rưỡi (một ở bên má trái, và một nửa ở cạnh môi dưới) trên khuôn mặt tươi như hoa, trắng mỏng manh. Cái đồng tiền rưỡi ấy _dù chỉ có đồng rưỡi_ có ma lực giết người. Xin hiểu hai chữ “giết người” theo nghĩa trắng của nó. Chỉ riêng tôi biết cũng đã có 2 người chết đuối trong cái vũng thịt sâu không đầy nửa ly này.
Một trong 2 người xấu số là bạn thân của tôi. Nó tự bắn vỡ toang đầu ngay trên bậc cửa nhà tôi. Lá thơ tuyệt mạng trong túi nó chỉ có mấy chữ “hình dung em đang nằm trong tay một người đàn ông khác, anh không còn can đảm sống nữa.” Tôi cũng không bao giờ đủ can đảm để tìm hiểu xem vợ tôi có nằm trong vòng tay nó không. Hai giòng chữ nó viết không cho phép tôi hiểu khác được.
Tôi chạy trốn trước mọi ngờ vực; tôi quan niệm đã không tránh được bão cát thì thà vùi đầu xuống cát để không còn biết tới giông bão bên ngoài nữa. Tôi hèn nhát? Có thể; nhưng tôi làm gì hơn được? Không chỉ yêu thương vợ, tôi vẫn còn say mê vợ tôi sau 3 năm chăn gối.
Mẹ tôi, chị tôi đề quyết vợ tôi đã cho tôi ăn bùa mê, thuốc lú. Tôi hiểu quan điểm những người thân của tôi; tôi hiểu cả định mệnh của tôi, của vợ tôi, và của cả những người say mê vợ tôi nữa.
Tôi vừa nói tôi hiểu định mệnh của vợ tôi. Ðiều đó cần được giải thích rõ hơn; đôi khi tôi nghĩ Phượng cũng đáng trách, nhưng trong đa số những đổ vỡ quanh nàng, Phượng chỉ thụ động, đáng thương. Phượng sợ và tránh né tất cả mọi gặp gỡ. Những buổi liên hoan của đơn vị tôi, những cuộc họp khóa, họp bạn của tôi, luôn luôn Phượng cáo bệnh hay tìm cớ bận con để không tham dự.
Cũng như tôi, Phượng sợ hậu quả của những cuộc giao tiếp, sợ cái bản chất đa cảm, đa tình của chính mình. Không phải là một người đàn bà trắc nết, vợ tôi thật sự chỉ là nạn nhân của bản ngã.
Sở dĩ tôi phải dài lời nói về vợ tôi như vậy, lả để người đọc hình dung được cái ray rứt, khổ sở của tôi trong 14 tháng tù khổ sai được cộng sản đánh bóng bằng hai chữ “cải tạo.”
Cũng như mọi sĩ quan cấp úy khác, tôi bị cộng sản lừa bằng cách chơi chữ. Trên đài phát thanh, chúng kêu gọi binh sĩ trình diện và đem theo 3 ngày ăn. Sau 3 ngày học tập, thành phần binh sĩ được ra về yên ổn. Tiếp theo đó, chúng kêu gọi các sĩ quan cấp úy trình diện với 10 ngày tiền ăn. Chúng tôi tin tưởng, hoặc ít ra chúng tôi cũng mong mỏi là thời gian cải tạo chỉ kéo dài 10 ngày. Ðó là cái lầm của tôi, cái ảo tưởng đưa đến chỗ tự diệt của mọi cán bộ chỉ huy.
Cộng sản hiểu rằng mặc dù nhất thời thất trận, lực lượng quân sự của miền Nam vẫn còn là một đe dọa nghiêm trọng đối với nền thống trị mà lúc ấy chúng mới rắp tâm đem đặt lên lưng người dân Nam Việt. Một triệu quân nhân bị đặt vào hoàn cảnh thất thế vì những lừa đảo, phản phúc chính trị, những dốt nát chiến lược đã bị những mũi dùi tấn công của 15 sư đoàn Bắc Việt xé thành từng mảng nhỏ. Muốn ngăn ngừa sự kết hợp lại của những mảng quân lực, cộng sản chủ trương đánh vỡ đầu rắn: chúng phải tiêu diệt bằng mọi giá hệ thống cán bộ chỉ huy của QLVNCH. Trong 3 ngày học tập, chúng đối xử hết sức nhã nhặn lễ độ với anh em hạ sĩ quan, binh sĩ. Không một hình thức hành hạ giam cầm, không một lời nói nặng, một đe dọa.
Sau 3 ngày học tập binh sĩ đem loan truyền với chúng tôi cái tin tưởng học tập qua loa, ra về đúng kỳ hạn. Ðiều đó làm đa số sĩ quan cấp úy chúng tôi yên lòng khăn gói lên đường với 10 ngày tiền ăn. Nhiều anh lười, không đem theo cả mùng mền, tính ngủ nhờ với bạn bè cũng đủ qua khoảng thời gian 10 ngày ngắn ngủi.
Dĩ nhiên là chúng tôi đã lầm; chỉ ngay sau khi cái bẫy xập xuống đầu chúng tôi, cộng sản trắng trợn vứt bỏ mặt nạ “đại đoàn kết dân tộc, xóa bỏ hận thù.”
Bài học đầu tiên chúng tôi được nghe qua giọng nói hằn học căm hờn của một anh cán bộ quản giáo Bắc Việt. Anh ta oang oang bảo chúng tôi, “Các anh quên hết địa vị xã hội của các anh đi. Kể từ ngày hôm nay, vợ con các anh sẽ ngửa tay xin nhân dân từng hột cơm; và vài tháng sau vợ các anh chỉ còn nước đi làm đĩ để sống.”
Chúng tôi thắc mắc về thời gian 10 ngày, hắn cười khẩy, vẻ mặt câng câng, đểu cáng, “Các anh chỉ có 10 ngày ăn thôi ư? Ðừng lo, cứ ăn hết 10 ngày đó đi đã; sau đó ăn bám vào sức sản xuất của nhân dân.”
Trước mỗi cửa phòng giam, cộng sản cắc cớ bắt chúng tôi phải dán lên khẩu hiệu “không có gì quý bằng độc lập, tự do.” Cán bộ Việt Cộng còn phụ giải “người đi trên sa mạc thấy không có gì quý bằng nước uống. Các anh sẽ thấy đối với các anh thì không có gì quý bằng tự do.”
Ðề cao cái giá của tự do trong nhà giam quả là việc làm vừa châm biếm, vừa độc ác. Nhưng không phải chỉ trong nhà giam tôi mới thấm thía hiểu tự do là quý. Sau này ra khỏi trại cải tạo, sống trong cái nhà giam lớn hơn là nguyên cả Miền Nam Việt Nam tôi càng thấy rõ không phải chỉ một mình tôi, mà cả 20 triệu người dân Nam Việt đều đang khắc khoải giữa sa mạc thống trị, thèm khát ngụm nước tự do.
Xin trở lại với trại cải tạo và với vợ tôi; tôi bị giam 2 tháng hơn thì một buổi chiều nghe loa gọi lên văn phòng. Tôi tái người, nghĩ ngay đến những vụ thủ tiêu, biệt giam, thường xẩy ra đối với những thành phần cộng sản gọi là ngoan cố.
Bản chất hiền lành, tôi không ra mặt chống đối bọn giảng viên, quản ngục. Cái tội của tôi chỉ là không nuốt trôi được mớ lý thuyết rẻ tiền, lẩm cẩm của cộng sản. Nhưng đối với chúng, đó không phải là một khinh tội. Tôi lo lắng chờ đợi một hình thức trừng phạt vì trọng tội trí thức.
Lên đến văn phòng, tôi được một anh binh ba Bắc Việt, mặt non choẹt, đưa vào phòng chính ủy. Và tôi đã chết đứng khi thấy Phượng trong đó.
Giọng đầy cải lương, nhân vật số một của trại giam bảo tôi, “Xét thành tích học tập tốt của anh, nhân dân đặc biệt cho anh được nhận sự chăm nuôi của gia đình.”
Tôi học tập tốt? Thật là mai mỉa; những âm thanh giảng huấn chan chát của bọn cán bộ cộng sản đối với tôi không một mảy may khác những tiếng cuốc đất trong giờ lao động sản xuất. Tôi đoán hiểu cái lý do đã khiến “nhân dân đặc biệt cho phép” tôi được nhận sự thăm nuôi của gia đình.
Cặp mắt nẩy lửa vì giận, tôi nhìn Phượng. Vợ tôi đã đến cái nước đi làm đĩ như bọn cộng sản tiên đoán rồi ư? Phượng cũng nhìn tôi, đôi mắt vẫn tình tứ, nhưng buồn thăm thẳm và ướt đẫm. Những giọt lệ lăn dài trên đôi má nhung mịn màng làm lòng tôi se thắt. Tôi thèm bước tới, ôm Phượng vào vòng tay, và hôn dài trên đôi mắt đắm đuối ấy. Nhưng dĩ nhiên ngoại cảnh không cho phép tôi làm việc tôi thường làm đó.
Vợ tôi nghẹn ngào, “Bé Mai nhớ anh lắm.”
Bé Mai! Ðứa con gái 2 tuổi của tôi, báu vật của vợ chồng tôi! Tôi đứng khựng như trời trồng trước cái hình ảnh nhỏ bé, thương yêu mà vợ tôi vừa gợi ra.
Suốt 10 phút gặp gỡ, tôi không nói được một lời nào với Phượng cả. Cổ họng tôi nghẹn cứng; rồi bên tai tôi văng vẳng thật xa có tiếng nói của tên chính ủy: “Thôi, xách đồ ăn về phòng đi, Tuần sau lại được thăm nuôi nữa.”
Ðêm đó tôi không chợp mắt. Tôi hình dung những chuyện đã xẩy ra giữa vợ tôi và tên chính ủy cộng sản trước khi tôi được dẫn vào và sau khi tôi bị đưa ra khỏi văn phòng hắn. Tôi không tin đã có gì quá đáng trong phòng làm việc. Nhưng sau đó hắn có thể đến nhà tôi hay bảo vợ tôi đến một chỗ nào đó.
Tuần sau và những tuần kế tiếp, Phượng đều đều đến thăm tôi, mỗi lần đem theo một món ăn mà trước kia tôi ưa thích. Tôi nuốt những món khoái khẩu mà có cảm tưởng như mình đang ăn rơm khô, không mùi, không vị. Mỗi lần thăm viếng chúng tôi được nói chuyện với nhau 10 phút. Toàn những chuyện bâng quơ. Cả hai đứa chúng tôi đều không dám đả động tới điểm ngờ vực đau xót của tôi.
Có lần Phượng nói với tôi bằng cái giọng thiết tha nhưng nghiêm trọng, “Em chỉ xin mình tuyệt đối tin tưởng là em yêu mình. Suốt đời em, em chỉ yêu có một mình mình. Mặc dù những gì đã xẩy ra hay sẽ xẩy ra thì tình em yêu mình vẫn mãi mãi là sự thật duy nhất.”
Qua tâm linh, tôi biết Phượng nói thật. Tôi muốn quên những việc đáng buồn đã xẩy ra; quên không được, tôi cố gắng bào chữa cho Phượng. Nhưng ghen tương, ích kỷ, cũng không phải là những cảm nghĩ nhỏ trong lòng người chồng.
Những cuộc thăm viếng kéo dài được 4 tháng thì một hôm Phượng bảo tôi, “Tuần sau em về Long Xuyên với má; sống ở thành phố không có sinh kế gì hết.”
Tôi hăng hái khuyến khích vợ tôi xa lìa Saigon . Ít nhất về ruộng sống với mẹ Phượng cũng đỡ phải lo 2 bữa ăn hàng ngày, cái lo to lớn của người thị dân sau ngày bị giải phóng.
“Mỗi tuần được gặp em là niềm an ủi lớn cho anh,” tôi bảo vợ. “Nhưng cái nhìn ngờ vực, khó chịu của 2,000 anh em đồng đội, đồng cảnh trước việc anh được uu đãi làm anh khổ sở. Anh muốn chịu chung những đầy ải với họ.”
Tuần sau Phượng không đến thăm tôi nữa. Cuộc sống khổ sai không hạn định trở thành dài hơn vì thiếu sự chia cắt của những tiêu mốc ngắn hạn. Tôi trở lại vị trí của cái máy người, vô tri giác, không phản ứng, bảo đi thì đi, bảo học thì học, bảo lao động thì lao động. Những bạn nào đã sống trong trại cải tạo của Việt Cộng hẳn đồng ý với tôi là cộng sản đã thành công trong việc làm chúng tôi mất hết tri giác. Không vui, không buồn, không hy vọng, thất vọng, không mong chờ bất cứ một điều gì nữa. Cuộc sống hàng ngày như một bộ máy được điều động bằng những tiếng còi, những khẩu lệnh. Phần ăn quá đói làm tất cả chúng tôi tìm được cái khôn ngoan của loài vật: không làm một cử động thừa, không nói một câu thừa để không phí phạm bất cứ một phấn thật nhỏ nào cái sinh lực le lói còn trong xác người.
Chính trong trạng thái vật vờ của một xác chết chưa chôn ấy, tôi nhận được giấy phóng thích. Cầm tờ giấy chấm dứt cuộc sống tù ngục của mình trong tay, tôi dửng dưng như cầm một tờ truyền đơn học tập. Nói dửng dưng cũng vẫn chưa đúng; tôi không ý thức được những thay đổi tờ giấy mang lại cho tôi. Nhẩn nha nhơi từng hột bắp của bữa ăn trưa đói khổ tôi nghe cơ thể khoan khoái với chút bồi dưỡng ít oi. Trái bắp có trong tay vẫn quý hơn hai chữ “tự do” mới viết trên giấy.
Một cán bộ bảo tôi, “Chiều nay anh khỏi lao động; về sửa soạn nóp, chén trả lại nhà kho.”
Khỏi lao động, một tin mừng khác. Tôi trở về căn phòng giam hôi hám nhưng mát rượi như một thiên đàng so sánh với cái hỏa ngục lao động sản xuất mà các bạn tôi đang chịu đựng ngoài trời.
Bốn giờ chiều Phượng đón tôi ngoài cổng trại giam. Người vợ đài các của một bác sĩ mặc cái áo bà ba vải bông và cái quần đen, đứng vịn một chiếc xe đạp đàn ông cũ kỹ. Có thể tôi sẽ ít ngỡ ngàng hơn nếu từ trong thế giới tù ngục bước ra được gặp lại thế giới cũ của mình với xe honda, với áo dài. Tôi đang bước vào một thế giới hoàn toàn khác lạ sau chưa đầy 2 năm mất nước.
Thế giới bên ngoài nhà tù không phải ít khe khắt, ít đọa đầy; suốt một năm trời tôi phải sống trong chế độ “quản chế của nhân dân”; tôi xin giải thích những chữ văn hoa này. Chế độ “quản chế của nhân dân” có nghĩa là tôi phải làm mọi không công, phải sợ sệt tất cả mọi người. Bất cứ ai trong phường cũng có quyền phán xét là tôi chưa giác ngộ, cần học tập thêm, là tôi lại đi tù nữa.
Tôi cúi mặt trước tất cả mọi người, dù đó chỉ là một đứa con nít. Tôi vâng dạ, tôi tuân lệnh, không cần biết lệnh đến từ đâu. Một bà hàng xòm gọi tôi đến coi chứng bệnh cho thằng con tám tuổi. Sau khi quan sát kỹ mọi triệu chứng, tôi bảo bà là con bà bị thương hàn và không có cách nào hay hơn là đưa nó đi bệnh viện. Bà quắc mắt, “Anh đi học tập ra mà con như vậy đó hả? Nhân dân có quá nhiều nhu cầu để bệnh viện thừa chỗ trống cho một đứa con nít nóng lạnh. Anh không biết cách nào khác nữa sao?”
Tôi đề nghị bà đừng cho con ăn gì hết để ruột không hư. Bà ta cáu kỉnh nạt, “Lang băm tư bản.”
Sau khi tôi về không hiểu bà có nghe lời tôi khuyến cáo không, nhưng rất may là đứa trẻ lành bệnh. Suốt nửa tháng trời tôi hồi hộp lo sợ: cái chết của đứa trẻ vì thiếu thuốc, thiếu chăm sóc có thể đưa tôi trở lại trại cải tạo như không.
Nguồn an ủi của tôi là số người thiếu ý thức như bà hàng xóm mà tôi vừa kể tương đối rất ít; đa số dân Saigon sống trong một tình đoàn kết ngấm ngầm nhưng khắng khít. Một bà cụ dúi cho tôi gói gạo nhỏ qua câu nói chí tình, “Bác sĩ phải ăn thêm mới sống nổi, tôi già rồi, thiếu thốn chút đỉnh cũng không đến nỗi nào.” Bà vợ của một công chức còn đang tù tội cho tôi đôi giầy. Ông hàng xóm sát vách cho cái áo.
Nhưng mọi nguồn vui của tôi đến từ Phượng thì nàng cũng là nguyên nhân của mọi buồn khổ. Phượng làm đĩ ra mặt, không còn e dè gì tôi nữa cả. Vợ tôi không chỉ tống tình cán bộ cộng sản để thăm nuôi tôi nữa, mà xuống đến tận chân thang của xã hội: mỗi ngày vài lần những anh phu xích lô đến gọi Phượng đi khách. Những lần đầu tiên Phượng còn ngượng với tôi, nhưng sau quen dần, nàng chỉ bảo tôi, “lát em về.”
Phần tôi, tôi vẫn phải tình nguyện xung phong trong mọi công tác nặng nhọc của phường như hốt rác, quét đường, trồng cây, thông cống, ... . Tôi xung phong để được chấm điểm, xung phong để khỏi trở lại lao tù cải tạo. Ðôi khi nghĩ quẩn tôi cho rằng đi tù mà còn tự do hơn chế độ nhân dân quản chế.
Thêm một lần nữa, tôi tuyên dương sự thành công của cộng sản. Chúng đã hoàn toàn đập tan uy thế của giới chỉ huy, giới trí thức miền Nam . Suốt một năm ra khỏi tù, tôi không được phép làm bất cứ một việc gì cả. Nói một cách khác, tôi phải ăn bám vào đồng tiền vợ tôi ngày ngày bán thân tạo ra. Sau 31 năm, nghĩ lại tôi vẫn rùng mình khiếp sợ.
Tôi xin độc giả ngưng đọc một phút để hình dung cái nhục nhã của tôi, của tất cả giới trí thức miền Nam . Tôi không đủ can đảm để nói bất cứ câu gì với vợ tôi về việc làm của nàng; cả hai chúng tôi cúi đầu chịu phép trước guồng máy xã hội mới.
Nếu một ngày tù dài bằng một ngàn năm sống tự do thì 365 ngày bị trói tay, thất nghiệp, sống đói khổ dưới quyền quản chế của nhân dân, và nhìn vợ đi làm đĩ chắc phải dài hơn sự hiện hữu của cả hệ thống vũ trụ.
Giữa hai vợ chồng tôi nẩy sinh ra một tình trạng ngượng ngập khó tả, Ít khi tôi dám nhìn thẳng vào mắt Phượng, và gần như không bao giờ tôi dám nói với nàng chuyện gì khác hơn là những câu đối thoại tầm thường quanh sinh hoạt nho nhỏ trong nhà.
Thỉnh thoảng bà mẹ vợ tôi lén lút đem được ít gạo, ít thịt lên cho chúng tôi. Qua những cuộc tiếp tế lậu này, tôi khám phá thêm được một bí mật: vợ tôi không hề về Long Xuyên với mẹ như nàng đã nói với tôi. Phượng đã làm gì, ở đâu, trong 7 tháng trời tôi nghĩ nàng về quê sống với mẹ? Cả đến câu hỏi này cũng chưa lần nào tôi dám hỏi Phượng. Tôi trốn chạy một sự thật phũ phàng nào nữa đó sẽ đến, nếu Phượng phải trả lời tôi.
Tối 30 tháng Chín 1978, sau khi theo một anh xích lô “đi khách” về, Phượng kéo tôi vào phòng trong cùng với bé Mai. Trên bộ ván thay cho cái giường nệm đã đi vào chợ trời từ hai năm trước, Phương mở gói thịt quay ra rồi bảo tôi, “Mình ăn với em.”
Từ sau ngày mất nước đây là lần đầu tiên tôi lại được nhìn thấy miếng thịt quay; Phượng lăng xăng bới cơm, và vợ chồng con cái chúng tôi ăn uống ngon lành như chưa bao giờ được ăn ngon đến như thế.
Những đó không phải là điều ngạc nhiên duy nhất của tôi; ăn uống xong, vợ tôi kéo từ trên đầu tủ xuống một gói giấy: bên trong là một bộ đồng phục thanh niên xung phong. Tay chân run rẩy, Phượng trải bộ quần áo lên mặt bộ ván, rồi giọng nói cũng run rẩy nàng bảo tôi, “8 giờ sáng mai, mình mặc đồng phục này đứng đón tàu ở bến Bạch Ðằng.”
“Ðón tầu? Ðể đi đâu?”
Không trả lời câu hỏi của tôi, vợ tôi chỉ lập cập nói, “Em đã đóng đủ 10 cây cho họ rồi.”
Mười cây vàng! Tôi choáng váng với con số lớn khiếp đảm đó.
“Vàng đâu mà em có đến 10 cây?” Câu hỏi buột miệng không nuốt trở vào được nữa, tôi chỉ còn biết nhìn vợ tôi, câu xin lỗi ngầm chứa trong ánh mắt. Phượng cũng nhìn tôi, đôi mắt thăm thẳm tình tứ trên khuôn mặt vẫn còn đẹp dù đã gầy đi và dạn dầy phong trần.
Sau một phút im lặng, nàng nghẹn ngào, “Em không biết mình có tin hay không, nhưng sự thật lúc nào em cũng yêu mình.”
Tôi ôm Phượng vào lòng; giữa một xã hội thù hận, cái bóng mát yêu thương nhỏ bé thật là vô giá. Mặc dù Phượng chưa nói, nhưng tôi cũng đoán hiểu mục đích vượt thoát của chuyến đi ngày mai, và hiểu 10 lượng vàng, giá của chuyến đi là kết quả của những canh dài Phương đem thể xác ra cho thiên hạ dầy vò để góp nhặt từng đồng hầu mua tự do cho tôi.
Cổ nghẹn lại, tôi không nói được một tiếng nào cả; tôi vừa sung sướng trước những bằng chứng hiển nhiên của một mối tình to lớn, bền chắc, vừa xấu hổ nhận những hy sinh nhục nhã của vợ.
Phượng bảo tôi, “Em chỉ đủ tiền đóng cho mình; nhưng em với con vẫn đi theo mình.” Nàng giải thích cho tôi hiểu chuyến tầu vượt thoát là tầu thầu việc chuyên chở thanh niên xung phong đi làm rừng ở cửa Cần Giờ. Sáng mai, tôi sẽ cùng với 30 người nữa đội lốt thanh niên xung phong xuống tầu tại bến Bạch Ðằng. Ðàn bà, trẻ con đi đường bộ xuống ngã ba Ðồng Chanh, chờ tại đó và sẽ đổ lên tầu. Họ là những người đi lậu, không đóng vàng.
“Người ta đi lậu nhiều lắm,” Phượng bảo tôi. “Em cũng trà trộn vào đám người đó; không lẽ người ta xô mình xuống sông. Sợ gì?”
Tôi sợ. Rùng mình tôi nghĩ đến cảnh “người ta xô vợ con tôi xuống sông”, nhưng có sợ tôi cũng không giải quyết được cái khó không tiền và đành theo mọi xếp đặt của Phượng.
Ðêm đó tôi trằn trọc không ngủ, Phượng cũng không ngủ. Vào khoảng gần sáng nàng hỏi tôi, “Mình đã đủ tin vào tình em yêu mình để tha thứ hết mọi việc cho em chưa?”
“Anh tin. Anh yêu mình.”
“Em còn một tội nữa, chưa thú nhận được với mình.”
Trong bóng đêm, tôi lặng thinh lo lắng. Ngần đó bất hạnh chồng chất vào một cuộc sống ngắn ngủi, cay cực, còn chưa đủ nữa hay sao.
Vợ tôi thở dài, “Lúc đó em còn khờ quá nên chuyện mới xẩy ra. Em phải nói dối mình là em về Long Xuyên với má. Thật ra em không muốn mình buồn.”
Dù vợ tôi chưa nói ra, nhưng tôi cũng đoán hiểu.
“Em có con?” tôi hỏi.
Rúc đầu vào ngực tôi, vợ tôi thút thít khóc, “Mình tha cho em.”
Ðứa con chỉ là hậu quả đương nhiên cua những việc làm mà tôi đã nhìn vợ tôi hàng ngày đi theo những bác phu xích lô để làm. Bây giờ tôi lại hiểu mục đích cao cả của việc làm đê tiện đó. Tôi thương Phượng hơn là trách nàng.
“Ngày mai em muốn cho con cùng đi?”
“Nếu mình đồng ý.”
Dĩ nhiên tôi đồng ý; đồng ý đưa những người thân nhất đời mình vào chuyến đi địa ngục, vào vòng tay tử thần.
Trước 5 giờ sáng hôm sau, trong bộ đồng phục thanh niên xung phong, tôi chở Phượng và bé Mai trên chiếc xe đạp mà mấy tháng trước Phượng đã dùng để đón tôi ra khỏi trại tù cải tạo. Mặc dù giờ hẹn là 8 giờ, nhưng tôi vẫn đi sớm để hàng xóm đừng để ý đến bộ đồng phục của tôi. Hơn nữa, Phượng còn ghé Phú Nhuận, nơi nàng gởi nuôi thằng Vình, đứa trẻ ra đời trong thời gian tôi ở tù.
Mọi việc xuôi lọt, và tương đối dễ dàng: 7 giờ sáng tôi đến điểm hẹn; nhiều người cũng mặc đồng phục như tôi đã có mặt; nhìn thái độ ngỡ ngàng, dè dặt của họ, tôi hiểu họ cũng như tôi, ngoài bộ áo thanh niên xung phong, chúng tôi không xung phong làm gì hết.
Phượng bảo tôi, “Mình chờ ở đây, em qua Tân Thuận đón đò máy.”
Nhìn vợ lưng đai một đứa con, chở đứa thứ nhì trên thanh ngang xe, ra sức đạp chiếc xe cót két, tôi nghe đứt ruột. Nửa tiếng đồng hồ sau tôi xuống tàu, chọn chỗ ngồi ngay bên hông, hy vọng giúp đỡ Phượng đưa con lên. Khoảng 8 giờ 45, tàu đến ngã ba sông Ðồng Chanh; bốn chiếc đuôi tôm xáp lại, đàn bà trẻ con ồn ào dành nhau leo lên. Tôi đỡ bé Mai trên tay Phượng, rồi kéo Phượng, tay còn bồng thằng Vinh lên theo. Cuộc đổ bộ của khoảng 70 đàn bà, trẻ con lên tàu không những đã công khai mà còn ồn ào, hỗn độn, tranh dành, la lối, đính chánh hùng hồn cái huyền thoại gán cho cộng sản một hệ thống an ninh bao trùm và hữu hiệu. Hàng chục khách thương hồ và ít nhất là 4 người tài công đuôi tôm đã chứng kiến và chắc chắn cũng đã biết mục đích của chuyến đi, nhưng cộng sản vẫn không bắt buộc được họ khai báo, phản phúc đồng bào ruột thịt.
Mười rưỡi, tàu ra đến cửa biển Cần Giờ, và trưa hôm đó quê hương thương yêu chỉ còn là một vệt dài dậm hơn mầu biển. Ðến lúc này các “giới chức” trên tàu mới hò hét chửi mắng những người vượt thoát lậu. Họ bảo chỉ dự trù lương thực và nước uống cho những người có ghi tên và có góp vàng. Những người khác sẽ không có khẩu phần.
Phần ăn và nhất là phần nước uống ít oi của tôi được chia làm 4; bao tử trống nhưng tâm tư vợ chồng chúng tôi tràn đầy hạnh phúc. Vợ tôi ngồi sát bên tôi, tay ẵm thằng Vinh, bé Mai nằm gọn trong lòng tôi; đầu vợ chồng tôi đội chung một cái áo, vừa làm nón cho người lớn, vừa làm mái nhà cho trẻ con.
Ngồi bó rọ trong cái cảnh mà nếu được nhìn thấy, chắc mọi người phải gọi là địa ngục trần gian, vợ chồng tôi bàn chuyện thiên đàng mộng tưởng. Cái thiên đàng của chúng tôi rất giản dị: bất cứ nơi nào cho tôi được đem sức đàn ông ra đi làm, làm bất cứ việc gì để nuôi vợ, nuôi con.
Tôi bảo Phượng, “Anh sẽ làm việc, làm ngày, làm đêm, để không bao giờ em và con còn phải thiếu thốn khốn khổ nữa.”
“Em thương mình,” Phượng thủ thỉ bên tai tôi. “Không bao giờ em còn làm mình buồn nữa.”
Tất cả những cam kết, hứa hẹn, dự tính đẹp như mộng ấy, chúng tôi đem ra làm thức ăn để đánh lừa cơn đói. Khẩu phần của tôi mỗi bữa khoảng 2 chén cơm chỉ vừa đủ cho 2 đưa nhỏ. Phượng và tôi nhắp một đầu đũa để cầm hơi.
Qua đến ngày thứ 3, vì đói quá, khi đi lãnh cơm tôi thò tay vào nồi, vừa bốc thêm một nắm cơm vừa nói, “Cho tôi xin thêm chút cơm.”
Một quả đấm bay vào mặt tôi; yếu đuối sau 14 tháng bị giam cầm đói khổ, yếu đuối sau 3 ngày thiếu cơm, thiếu nước, tôi té ngửa dưới sức mạnh của quả đấm trời giáng.
“ÐM quân ăn cướp. Ðã đi lậu mà còn đòi ăn nữa hả.”
Quả đấm tuy đau, nhưng tôi vẫn mừng vì cà mèn cơm chưa đổ. Bưng cà mèn đầy cơm hơn nhờ bốc thêm được một nắm về mái lều to bằng manh áo, tôi sung sướng nhìn Phượng được ăn thêm miếng cơm thứ nhì. Tôi an ủi vợ, “Mình đi được 3 ngày rồi, nhiều lắm 2 ngày nữa cũng phải đến Thái Lan hay Mã Lai.”
Héo hắt cười, Phượng nhìn tôi. Tôi muốn thuyết phục cho vợ yên lòng, nhưng chính giọng nói của tôi cũng không vững.
Mũi tàu vẫn hướng về phía Nam , điều làm tôi thắc mắc. Mặc dù không có cả đến một tấm địa đồ nhỏ trong tay, nhưng tôi vẫn mường tượng được vị trí của Thái Lan và Mã Lai so với Việt Nam . Tôi góp ý với những người điều khiển tàu là nên cho mũi tàu chếch thêm về hướng Tây Nam . Tôi chưa nói dứt lời, một ông vạm vỡ nạt ngang, “Anh biết gì mà nói.”
Ðến ngày thứ 5 của chuyến hải hành, vợ tôi lả đi vì đói, vì mệt và say sóng. Phượng dựa vào thành tàu, mắt nhắm nghiền, đầu gục xuống. Tôi van xin ông ngồi cạnh nửa thước khoảng trống để vợ tôi có thể ngả lưng trong thế nằm co quắp. Hai đứa bé không còn khóc được nữa; tiếng khóc của chúng trở thành những tiếng rên nho nhỏ.
Tôi mò xuống bếp tán tỉnh xin phụ việc. Khoản thù lao tôi mong mỏi chỉ là mỗi bữa một chén nước cơm cho trẻ con uống. Chúng không còn sức để nhai và nuốt vật cứng nữa. Một ông “giới chức” hất hàm hỏi tôi, “Trước kia anh làm nghề gì?”
Dĩ nhiên việc đi cải tạo không phải là một nghề, mà cũng không phải là việc đem ra khoe được, tôi đành khai, “Thưa ông, tôi làm bác sĩ.”
“Biết chích không?”
“Dạ biết.”
Thế là tôi biến thành thầy Hai chích dạo. Bà vợ ông giới chức bị bệnh đái đường; ông đem theo một xách thuốc cần thiết cho bà, nhưng thiếu thầy Hai chích. Ðường lên, bà nằm mê man từ 2 ngày nay. Tôi được đưa vào khoang để chích insuline cho bà. Bữa đó không những có được chén nước cơm, mà trong cà mèn còn thêm được một miếng thịt.
Ðược dinh dưỡng, vợ tôi và 2 đứa trẻ cũng tỉnh táo hơn. Chiều hôm đó tôi lại có thêm một thân chủ: gia đình một người Trung Hoa nhờ tôi chăm sóc cho đứa con bị cảm nắng. Họ tạ thầy một hộp Sumaco, khiến bữa ăn chiều của chúng tôi có thể nói là thịnh soạn.
Cà mên cơm đầy ăn với cá hộp giúp Phượng đủ sức ngồi dậy săn sóc con. Hai đứa trẻ vẫn đuối, nhưng nhờ được uống nước cơm nên không đến nỗi bị lả đi như hôm trước nữa.
Sáng hôm sau tôi trở lại chích thuốc cho bà giới chức; nhờ insuline làm tan đường, bà đã ngồi dậy được, tỉnh táo hơn. Uy tín lang băm của tôi gia tăng nhanh chóng, số thân chủ cũng gia tăng vì sau 5 ngày ngồi bó rọ phơi nắng, gần như tất cả mọi người đều cảm thấy mệt đuối, đau nhức, nhiều người sốt, cảm, và ho.
Nỗi khổ tâm của tôi là trị bệnh không dược liệu; đem kinh nghiệm 14 tháng giúp bạn tù trị bệnh bằng phương pháp kháng bệnh, tôi chỉ dẫn mọi người cách hô hấp, cánh tập trung tư tưởng để tự kỷ ám thị.
Nhờ hành nghề bác sĩ, khẩu phần của gia đình tôi trở nên sung túc hơn rất nhiều. Mỗi gia đình vượt biển đều có thủ theo một vài thứ thực phẩm khô, họ chia cho tôi một ít để thù lao bác sĩ.
Ðến ngày thứ 7, nhờ được ăn no hơn vợ tôi đã bình phục và hai đứa trẻ cũng tỉnh táo. Trưa hôm ấy chúng tôi gặp hoạn nạn: chiếc áo mái nhà của tôi bị gió biển cuốn đi, vợ tôi lục giỏ tìm cái áo khác ra căng lều. Lần này tôi có ý cột kỹ tay áo vào thành tầu.
Tối hôm đó, đang gục đầu trong thế ngủ ngồi tôi nghe như một biến chuyển lớn đang xẩy ra. Giật mình tôi thức dậy trong tiếng reo hò của mọi người.
“Tới rồi. Thấy đất rồi.”
“Cảm ơn trời phật. Chuyến đi quá dài nhưng rồi cũng đến.”
Giọng quát của một giới chức, “Ngồi cả xuống; chạy tới, chạy lui, mất thăng bằng lật tàu chết cả đám bây giờ.”
Mọi người ngoan ngoãn ngồi trở xuống, nhưng tiếng ồn ào vẫn không ngớt. Người ta bàn tán, “Chắc là Mã Lai.”
“Có lẽ như vậy, vì nó là hòn đảo, chứ Thái Lan thì đã thấy lục địa.
“Không chừng Nam Dương.”
“Rất có thể là Úc.”
Vợ tôi nắm tay tôi bóp mạnh. Tôi nghe như những mừng vui của Phượng đang được chuyền sang tâm hôn tôi mà không cần một lời nói. Mọi người mừng vì chuyến hải hành 8 ngày đã đến đích. Cuộc hành trình của riêng tôi và Phượng đã kéo dài gần 4 năm, mà mỗi ngày là một cơn ác mộng bất tận cho cả 2 chúng tôi cũng đang chấm dứt với chuyến đi này. Nỗi mừng của chúng tôi, vì vậy mà to lớn hơn tất cả. Chúng tôi mừng đến không nói được nên lời, không hò reo được như mọi người. Tôi ngồi yên, không buồn chồm lên nhìn hòn đảo mà tàu đang tiến vào nữa. Niềm vui của tôi đã quá đầy từ ngày bước chân xuống tàu rời bỏ quê hương địa ngục, trên những bằng chứng xác nhận tình yêu tuyệt vời của Phượng đối với tôi. Không một người bạn đồng thuyền nào thỏa mãn bằng tôi.
Ông bạn ngồi cạnh gợi chuyện, “Hình như hòn đảo nhỏ quá.”
“Vâng,” tôi lơ đãng đáp.
“Không chắc đã có người trên đảo.”
“Vâng.”
Mũi tàu vẫn hướng vào hòn đảo cô đơn trong khi niềm lạc quan trên tàu lắng xuống. Khoảng cách thu ngắn dần làm mọi người thấy rõ kích thước nhỏ bé của hải đảo. Nhưng giữa khoảng ngàn trùng của đại dương nhấp nhô hòn đảo kia vẫn là đất, vẫn bảo đảm vững vàng. Hơn nữa, nó cũng lớn tối thiểu bằng 20 lần con tàu dài 15 thước, rộng 3 thước với 140 người trong lòng tàu.
Ða số góp ý kiến nên ngừng lại đảo.
“Biết đâu bờ bên kia lại không có một làng chài lưới.”
“Ghé nghỉ ngơi một ngày, đi lại cho dãn gân; ngồi bó gối mãi, mỏi quá.”
“Có thể tìm nước ngọt, đánh cá tăng thêm thực phẩm trước khi tiếp tục đi nữa.”
Cuối cùng, những giới chức trên tầu quyết định cho tầu chạy một vòng quanh đảo để quan sát trước. Và đó là quyết định cuối cùng của họ với tư cách chỉ huy chiếc tiểu hạm tử thần: mới chạy được nửa vòng đảo, tàu chạm đá ngầm, vỡ đáy, lật nghiêng qua 30 độ.
Phượng văng từ thành tàu bên này sang thành tàu bên kia, thằng Vinh tuột tay mẹ, rơi thẳng xuống biển. Trên đà nghiêng của con tàu, tôi phóng nhanh đến bên Phượng, trao vội bé Mai cho nàng và nhẩy xuống biển để chỉ vừa kịp nắm tay đứa bé chưa đầy năm, theo nó ngụp vào một đợt sóng lớn. Sóng đưa tôi và thằng Vinh vào gần bờ, và do đó tôi trở thành người đầu tiên đặt chân lên hòn đảo san hô thê lương, sau này biến thành nơi gởi xác của nhiều người trong chúng tôi.
Việc làm đầu tiên của tôi là bồng thằng Vinh đưa lên cao để vợ tôi nhìn thấy mà yên lòng. Cách bờ khoảng 15 thước, mọi người nhốn nháo; tiếng kêu khóc thật là thê thảm, nhiều người nhẩy xuống nước chạy vào bờ.
Sau khi bị vỡ đáy, con tàu mắc cạn đang từ từ trở lại thế thăng bằng, mặc dù vẫn còn hơi nghiêng, nhưng người trên tàu không đến nỗi phải bám cứng vào thành tàu để khỏi rơi xuống biển nữa.
Nhờ người coi chừng thằng Vinh, tôi lội xuống nước trở ra mạn tàu bồng bé Mai, và xách gói hành lý khiêm tốn của chúng tôi, rồi dắt Phượng lên đảo. Nhiều người khác cũng làm như chúng tôi; họ lìa bỏ con tàu mà không cần biết là đi đâu, nhắm mắt đưa chân, như 8 ngày trước rời bỏ quê hương Việt Nam .
Ðó là sai lầm của chúng tôi. Hòn đảo san hô khô cằn, lởm chởm, không dung nạp chúng tôi. Tìm được một chỗ bằng phẳng để ngồi xuống cũng đã khó chứ chưa nói đến việc ngả lưng.
Sau gần một tiếng đồng hồ loay hoay tìm kiếm, tôi chọn được một hốc đá tương đối rộng rãi để định cư. Cái áo làm mái nhà đổi vai trò trở thành tấm chiếu cho trẻ con ngồi.
“Ðau đít quá ba ơi,” bé Mai nhăn nhó nói.
Tôi ẵm con lên, đặt nó ngồi trên bọc quần áo, rồi bảo Phượng, “Em coi chừng con, anh đi quanh tìm xem có con ốc, con sò nào không.”
Tôi ngỡ mình là người nhanh chân trong việc đi kiếm ăn, nhưng hơn chục người khác cũng đã lom khom trong các hốc đá tìm kiếm như tôi. Cái may của tôi là trong một kẹt đá nhỏ, tôi chụp được hai vợ chồng một chú tôm hùm khá to, mỗi con khoảng hai kí.
Phượng reo mừng, “đồ biển sẵn thế này là không phải lo đói nữa.”
Phượng lầm, mà tôi cũng lầm. Ðồ biển không sẵn như chúng tôi tưởng, hoặc ít ra thì đó cũng không phải là nguồn thực phẩm đủ cung cấp cho 140 người đói khát.
Tôi đi nhặt rác và rong biển về làm củi nướng tôm; tôi cũng tìm được một mảnh ván nhỏ cho Phượng ngồi. Bữa ăn đầu tiên trên hoang đảo, cách tìm thực phẩm, nướng và ăn bốc theo kiểu thượng cổ, vừa ngon lại vừa vui. Vợ chồng, con cái chỉ ăn hết một con tôm, con thứ nhì để dành.
“Em chưa thấy con tôm hùm nào lớn đến như vậy,” Phượng vừa chôn vỏ tôm xuống cát vừa bảo tôi.
Mới 6 giờ chiều, mặt trời còn cao mà gió biển nghe đã lạnh; tôi lo lắng bảo Phượng, “Có bao nhiêu quần áo em lấy mặc hết cho con. Cả em nữa.”
Gói hành lý được mở ra, tắp hết lên người. Mỗi đứa trẻ mặc 4 áo, 3 quần. Phượng được 3 áo, 2 quần. Tôi mặc thêm cái sơ mi nửa ra ngoài bộ đồng phục chưa thay từ ngày đi.
Gia đình ông hàng xóm sát hốc đá nhà tôi định xuống tầu tránh lạnh nhưng bị đuổi trở lên. Một số thanh niên tổ chức chiếm độc quyền cư ngụ trên tầu. Họ cũng ngưng, không phát thực phẩm như trước nữa.
Ðêm hôm đó một người đàn bà chết, có lẽ vì quá lạnh. Chúng tôi xuống tầu mượn được một cây xà beng và một cái búa để đục đá chôn người xấu số. Ðó là người đầu tiên và người cuối cùng được chôn. Lý do thứ nhất khiến chúng tôi không chôn người chết nữa là vì đục đá làm mồ là một công trình quá khó mà lại không hiệu quả. Lớp đá vụn lấp xác chết không chặt được như đất nên chỉ một ngày sau mùi thối đã xông lên nồng nặc. Lý do thứ nhì chua chát hơn: người ta không muốn vùi đi mấy chục kí thịt của người chết trong lúc tất cả đều đói.
Xác chết đầu tiên tôi thấy bị xẻ thịt là xác một thiếu nữ trắng trẻo, xinh xắn. Tôi đang đi nhặt ốc thì nhìn thấy xác cô, khuy áo bị cổi banh ra, chỗ đôi nhũ hoa chỉ còn thịt lầy nhầy và mấy rẻo xương lồng ngực. Một tiếng đồng hồ sau, tôi trở lại, cô đã bị lột truồng, bắp vế, bắp chuối bị xẻo mất.
Tôi rùng mình. Suốt 2 năm chinh chiến tôi cũng đã chứng kiến nhiều cái chết ghê rợn do súng đạn gây nên, nhưng quả thật chưa một xác chết nào làm tôi khiếp đảm hơn.
Thượng Ðế ơi, người đã sinh ra con người như sinh vật khôn linh hơn mọi sinh vật khác, sao người lại còn bày ra những thử thách trớ trêu đó để làm gì? Ðể chứng minh là con người cũng không hơn gì loài cầm, loài thú ư?
Tôi trở về hốc đá với khuôn mặt chắc phải vô cùng sầu thảm; nhìn tôi, Phượng bảo, “Mình đuối lắm rồi, để em đi kiếm thực phẩm thay mình.”
“Em không đi đâu hết,” tôi gạt phăng.
Vợ tôi nhìn tôi lo sợ; có thể Phượng thấy phản ứng của tôi không bình thường, chưa bao giờ tôi gắt gỏng với nàng, ngay cả những lần nàng theo bác phu xích lô đi khách. Quanh chúng tôi, người ta phát điên, người ta đánh nhau chỉ vì những chuyện không đâu. Tình trạng tuyệt vọng, kinh hoàng làm chúng tôi thành hốt hoảng. Có thể Phượng nghĩ tôi cũng đang có những triệu chứng bắt đầu. Tôi an ủi vợ, “Anh không muốn em đi đâu hết. Quanh chúng ta đang có trên 100 người mất tự chủ. Em phải ở cạnh anh.”
Thật ra tôi chỉ muốn tránh cho Phượng khỏi nhìn thấy xác người thiếu nữ không vú, không đùi. Kéo đầu Phượng gục vào vai, tôi vỗ về, “Rồi mọi chuyện sẽ khá hơn; thế nào chẳng có một thương thuyền đi qua đây.”
Tôi nói để mà nói, nhưng tôi nghĩ Phượng không mấy tin, không mấy quan tâm đến những điều tôi nói.
Chúng tôi đã đói khát gần 1 tuần lễ; quanh bờ biển không còn một cái vỏ hào nào nguyên vẹn. Người đầu tiên vừa đập vỡ con hào để lấy ruột, thì chỉ vài phút sau đã có người đến đập lần thứ nhì, hy vọng vớt vát một chút gì còn xót lại.
Ðến tuần thứ nhì không ai còn dấu diếm chuyện ăn thịt người nữa. Gần như tất cả mọi người đều đã ăn thịt đồng loại. Tệ hơn là họ không chờ nạn nhân chết hẳn mới xẻ thịt. Ðể thịt và ruột gan không lạnh tanh, họ xẻ thịt những người đang thoi thóp, ngắc ngoải. Xương và đầu người chết bị ném xuống biển, cám dỗ hàng bầy cá mập.
Nhìn những con cá hung hãn chồm vào đến tận bờ để chia phần thịt người, tôi bàn với ông hàng xóm phương pháp bẫy cá mập. Chúng tôi đào một vũng cạn, rồi lấy đá be bờ khá cao. Sườn vũng nước nghiêng vào bờ, bên trong sâu hơn bên ngoài bờ biển.
Mượn cái đầu của một bà lão vừa bị xẻ thịt, chúng tôi thả mồi chờ cá mập; thời gian chờ đợi không lâu hơn 20 phút: theo đà sóng một con cá mập nhỏ, khoảng trên dưới 40 kí, trườn vào bẫy.
Sóng rút ra, cá mập mắc cạn và chết ngay sau vài chục nhát búa và xà beng của chúng tôi. Chúng tôi lôi cá lên cạn xẻ thịt; khoảng vài chục người đến hôi món thịt cá mập. Việc xẻ thịt chưa xong, con cá mập thứ nhì đã lại trườn vào bẫy trước tiếng reo hò mừng vui của hơn 100 con người đói khổ.
Thịt cá mập béo ngậy và tanh rình, nhưng vẫn giúp chúng tôi tránh được ăn thịt người, và cái bẫy cá mập của tôi trở thành nguồn cung cấp thực phẩm khá dồi dào cho những nạn nhân mắc cạn.
Cái khổ của chúng tôi là trên đảo san hô không còn một thứ gì có thể sử dụng thay củi nữa cả; một vài người liều lĩnh xách búa ra định bửa tầu lấy gỗ, nhưng chỉ cần một phát súng bắn chỉ thiên của nhóm thanh niên khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ, lại có võ khí, đang chiếm giữ con tàu, cũng đủ làm những người liều nhất trở thành khôn ngoan, lui nhanh vào bờ.
Cầm miếng cá sống, vừa xệu xạo cắn, Phượng vừa hỏi tôi, “Mình có còn tin được câu người ta thường nói ‘trời xanh có mắt’ nữa không?”
Tôi thở dài. Nếu quả trời có mắt thì cặp mắt đó đã nhắm lại từ 4 năm nay rồi. Bé Mai chỉ còn là một cái xác nhỏ xíu, gầy ốm, thoi thóp níu vào cuộc sống. Thằng Vinh khá hơn đôi chút, nhưng cũng nằm lả, đôi mắt gần như không bao giờ hé mở.
Tôi nhai miếng cá trong miệng đến thành nước rồi cúi xuống mớm cho con. Phượng thút thít khóc. Cũng như tôi, vợ tôi hiểu mạng sống của đứa con gái chúng tôi thương yêu, nâng niu, đang tàn lụi dần và sẽ tắt hẳn, khi gió biển, nắng cháy, và thiếu dinh dưỡng, cướp đi những sinh lực cuối cùng.
Bé Mai bỏ đi tối hôm đó. Ôm con trong tay tôi nghe hơi thở nó yếu dần, yếu dần trước khi tắt hẳn. Cơ thể của đứa con yêu thương vẫn mềm mại nhờ chút hơi ấm của tình phụ tử ủ ấp.
Tôi lặng đi ngồi ôm xác con trong gió biển cắt da; khoảng một tiếng đồng hồ sau Phượng hỏi tôi, “Con có khá hơn không mình?”
Tôi hiểu nghĩa câu hỏi này: Phượng muốn biết bé Mai đã chết chưa, nhưng chữ “chết” ghê rợn không phát ra được trên đôi môi người mẹ. Tôi lặng thinh để vợ tôi ngỡ là tôi đã thiếp đi trong mòn mỏi. Nhưng rồi tôi thiếp đi thật; sức chống đỡ của cơ thể chỉ có giới hạn. Giữa những hoàn cảnh phi lý nhất, thể chất vẫn giữ nguyên những đòi hỏi bình thường của nó. Ôm xác con trong tay, ngồi giữa một cô đảo Thái Bình Dương, tôi ngủ ngon lành.
Tôi bị mặt trời nhiệt đới đánh thức; mở mắt dạy trong ánh nắng chói lòa, tôi hốt hoảng nhận ra là bé Mai không còn nằm trong tay tôi nữa. Phượng cũng không thấy đâu cả. Tôi cất tiếng gọi vợ, tiếng sau lớn hơn tiếng trước, những tiếng cuối cùng trở thành tiếng gào kinh hoảng.
Những người chung quanh nhìn tôi; cặp mắt họ không thiện cảm, nhưng cũng không ác cảm, mà chỉ là những cập mắt vô can mất hết khả năng xúc động. Cái khổ đau, bất hạnh của tôi, tôi cứ tự gánh lấy. Phần riêng của họ cũng đã quá lớn, họ không thể chia xẻ thêm với ai chút gì nữa cả.
Tay ẵm thằng Vinh, tôi phóng nhanh xuống bờ biển vừa chạy quanh đảo, vừa gọi Phượng. Vợ tôi ngồi xẹp trên một phiến đá, vẻ mặt sầu khổ. Ôm chầm lấy vợ, tôi hỏi, “Em đi tìm con?”
Vợ tôi không nói được một tiếng nào cả.
“Họ đã xẻ thịt bé Mai?” Phượng gật đầu rồi gục vào vai tôi thút thít khóc; tôi lặng đi, tê tái.
Nguyên ngày hôm đó vợ chồng chúng tôi không nói thêm với nhau một câu nào nữa. Trước những đổ vỡ thương đau toàn diện, chúng tôi không còn khả năng khóc, than.
Sáng hôm sau, sau một vòng đi tìm thực phẩm thất bại như từ nhiều ngày nay, tôi trở về hốc đá và tình cờ khám phá ra nguyên nhân giúp bé Vinh còn tương đối mạnh khỏe: Phượng đang cho con bú. Tôi ngạc nhiên vì từ trước đến giờ Phượng không hề làm việc đó. Cả bé Mai cũng bú sữa bò từ khi mới lọt lòng.
Phượng bối rối nhìn tôi, trong lúc tôi nhìn bé Vinh: môi đứa bé đỏ lòm. Tôi kéo vú Phượng ra để thấy một vết cắt còn mới trên đầu vú. Tôi tìm thấy nhiều vết cắt khác ở đầu ngón tay, ở cổ tay người mẹ khốn khổ. Thở dài, tôi cúi đầu. Phượng đang trút tàn lực sang để nuôi một mầm sống. Việc làm vô cùng đáng kính phục đó chắc chắn sẽ làm tôi trở thành góa bụa sớm hơn.
Dĩ nhiên tôi không ngăn cản, cũng không phiền trách gì Phượng. Ðiều độc nhất tôi có thể làm là cố gắng hơn nữa trong việc tìm kiếm thực phẩm để nuôi Phượng và bé Vinh, nhưng số người đói khát thì đông mà số thực phẩm lại giới hạn nên gần như chúng tôi không còn tìm ra bất cứ một thứ gì, dù chỉ là cỏ, là cây, để nhai trong miệng.
Bốn ngày sau ngày bắt gặp Phượng cho con bú bằng máu, tôi tìm được một con của khá lớn. Phượng ăn gượng gạo rồi lại nằm ngay. Vợ tôi đuối đến mức tôi phải xé từng miếng thịt cua, đút vào miệng cho nàng.
Suốt tuần sau, tôi chỉ tìm được vài con ốc. Nhìn những triệu chứng sắp chết của vợ, tôi nghe đứt ruột. Tôi không dám đi kiếm thực phẩm xa nữa, sợ người ta đến ăn thịt Phượng.
Hai ngày sau, đang nửa mơ, nửa tỉnh, tôi chợt nghe nhiều tiếng súng; tiếp theo là tiếng reo hò. Bàng hoàng choàng dậy, tôi nhìn theo hướng nhìn của mọi người và thấy một chiếc tàu đang từ từ tiến lại.
Tim tôi ngừng đập; cuối cùng trời vẫn còn có mắt, chúng tôi sắp được cứu sống, và tôi vẫn còn Phượng, còn người vợ mà trong hoạn nạn tôi thấy tình yêu trở thành to lớn hơn, bền chặt hơn. Tôi sẽ lại được mê mệt, được khổ sở với cặp mắt đa tình của Phượng.
Trong tiếng reo hò của những người đồng cảnh ngộ, tôi cúi xuống thủ thỉ bảo vợ, “Hôm trước em hỏi anh có còn tin là ‘trời xanh có mắt nữa không’; bây giờ anh trả lời em là anh tin. Anh tin cuối cùng rồi ông trời vẫn có mắt.”
Nhưng tôi đã lầm. Ðối với những kẻ bất hạnh, vô phước như tôi, ông trời (nếu có ổng) đã vĩnh viễn nhắm mắt, quay mặt đi.
Con tầu tôi đang nhìn theo là một ngư thuyền của Ðài Loan. Họ neo xa bờ chừng 2 cây số, rồi cho ghe nhỏ vào chở người đại diện của chúng tôi ra thương lượng. Cuộc thương lượng, nói trắng ra chỉ là một cuộc trả giá.
Người đại diện trở về cho chúng tôi biết tầu Trung Hoa đòi một số vàng lớn mới chịu cứu chúng tôi. Số người có vàng đề nghị chia số người Trung Hoa đòi hỏi trên đầu người; những kẻ trắng tay như tôi ngồi lặng thinh, dự thính.
Chiều hôm ấy người đại diện của chúng tôi trở ra ngư thuyền Trung Hoa với một phản đề nghị. Cuộc trả giá kéo dài cho đến tối, và ông ta ngủ lại trên tầu đánh cá. Sáng hôm sau ông trở lại với 3 người Tầu, và bắt đầu cuộc ghi danh, góp vàng.
Những người có vàng để góp lần lượt được xuống ghe máy để ra tàu trước cặp mắt thèm thuồng của chúng tôi. Khoảng xế chiều việc đưa những người góp vàng ra tàu hoàn thành. Người Trung Hoa chở vào cho chúng tôi một thùng cá và bảo, “Các anh ăn uống tạm tối nay. Sáng mai chúng tôi sẽ vào chở tất cả ra tàu.”
Thì ra họ chỉ muốn làm khó dễ để lột một số vàng của những người có tài sản. Sáng hôm sau toàn bộ chúng tôi được chở ra tàu; một thủy thủ Trung Hoa giúp tôi bồng bé Vinh, trong lúc tôi bồng Phượng xuống ghe.
Yếu đuối, tôi ngã mấy lần, Phượng mở mắt nhìn tôi, cặp mắt tình tứ, đắm đuối ngày xưa, giờ này đã mất thần.
Xuống tầu, tôi xin một ly sữa, đút cho Phượng, nhưng vợ tôi không còn nuốt được nữa. Tôi biết cơ thể nàng đã mất hết hydrate; giải pháp độc nhất còn lại là nuôi bằng nước biển, nhưng làm gì có thứ đó trên một ngư thuyền.
Phượng lịm dần và hơi thở thật sự tắt hẳn vào đêm hôm đó. Xác nàng bị chuồi xuống biển theo hình thức thủy táng.
o0o
TÔI DỨT CÂU CHUYỆN vào lúc 11 giờ sáng ngày 30 tháng Tư năm 2004, rồi bảo thằng Vinh, “Ba hứa ngày con học xong, ba sẽ kể lại câu chuyện về mẹ con cho con nghe; ba đã thực hiện lời ba hứa.”
Nó bước đến trước ghế tôi ngồi, quỳ xuống, gục đầu lên đùi tôi, “Ba đau khổ nhiều quá,” lời nó nghẹn lại. “Con thương ba.”
Tôi vuốt tóc nó, “ba thương con.”
“Con muốn vinh danh mẹ,” thằng Vinh bảo tôi. Năm đó nó 26, vừa ra trường thuốc Austin , và đang tập sự tại nhà thương Memorial Hertman, Houston , nơi tôi làm việc.
“Bằng cách nào?” tôi hỏi nó.
“Con muốn về Việt Nam để cùng bác sĩ Nguyễn Ðan Quế tranh đấu giải thể chế độ cộng sản dã man đã giết mẹ con, giết chị Mai, và làm ba buồn khổ suốt cuộc đời.”
“Môi trường tranh đấu tại hải ngoại thuận lợi hơn môi trường quốc nội,” tôi bảo Vinh. “ Tiếng nói của con sẽ lớn hơn, vì có một đối tượng rộng hơn, quyền hạn hơn.”
Nó nghe lời tôi, và giờ này bác sĩ Trần Phượng Vinh, con của bác sĩ Trần Quang trở lại trường đại học; môn học mới của nó là điện ảnh.
Họa sĩ Thương Thương, hôn thê của nó đã vẽ xong từ năm ngoái bức tranh quảng cáo cuồn phim đầu tay ÐÔI MẮT PHƯỢNG của tài tử kiêm đạo diễn Phượng Vinh.
Nó đóng vai trung úy quân y của Sư Ðoàn Nhẩy Dù, trung úy Trần Quang./.
http://www.chanphuocliem.com/Trang.../cn_DoiMatPhuong.asp
Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014
Dương Vũ - Ai đang làm khánh kiệt đất nước? (phần 7)
Trong phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra những vụ việc cụ thể về hai mảng vấn đề mà dư luận luôn quan tâm đó là mảng ngân hàng và công an nhưng nó sẽ được xem xét trong bối cảnh đan xen giữa hai mảng vấn đề trên.
Trước tiên, xin thông tin về nhân vật một thời được ca ngợi như một anh hùng và thực tế đã được nhà nước cộng sản Việt Nam hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang. Đó là Trung Tướng Công An Nguyễn Việt Thành, người được biết đến với cái tên Tư Bốn. Tư Bốn đang sống như vợ chồng với quái nữ giang hồ Nguyễn Thị Nghiệp, vợ Minh Sứt.
Ông Tư Bốn nổi tiếng với vụ án Năm Cam cách đây hơn chục năm. Vụ Năm Cam được làm sau cái chết của một trùm giang hồ khác là Dung Hà. Người chứng kiến giây phút Trường Xoăn và Hưng Phinhon hạ gục Dung Hà là Nguyễn Thị Nghiệp, vợ hai của Minh Sứt, một trùm buôn lậu ma túy.
Nay, ông Tư Bốn, bỏ bà vợ già và đang sống như vợ chồng với Nguyễn Thị Nghiệp. Nguyễn Thị Nghiệp, chị em giang hồ với không chỉ chị em của Dung Hà mà cả với chị em của Hạnh Sự, Oanh Sự…
Minh Sứt đang bị án tù chung thân vì buôn ma túy. Nhưng câu chuyện liên quan đến Minh Sứt, một trùm giang hồ buôn lậu 2000 bánh heroin mà tại sao lại thoát án tử, chỉ phải tù chung thân?
Tư Bốn cùng với Bùi Mạnh Cường, viện phó Viện Kiểm Sát Tối Cao, khi đó mới chỉ là lãnh đạo cấp vụ, làm hồ sơ xác minh Minh Sứt (tên thật là Ngô Đức Minh, sinh năm 1956) là người của công an.
Sau khi đạo diễn cho Minh Sứt thoát án tử. Minh Sứt dâng vợ là Nguyễn Thị Nghiệp cho Tư Bốn và trả công cho Bùi Mạnh Cường một căn nhà 7 tầng to vật vã trên đường Giảng Võ, Hà Nội.
Cũng chính thời điểm làm vụ án Năm Cam, những cán bộ công an thuộc chuyên án này tác oai, tác quái, kiếm chác, bậy bạ. Và nhiều trong số đó đã bị chính những đồng đội của mình cho xộ khám.
Còn về phía Bùi Mạnh Cường. Cường quê Vụ Bản - Nam Định, lớn lên ở Kiến Xương - Thái Bình. Nhưng Cường khoe quê Thái Bình và là đồng hương với Viện Trưởng Trần Quốc Vượng. Nay là Chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng. Vợ chồng Cường khoe, ngôi biệt thự của Trần Quốc Vượng ở Đốc Ngữ là do vợ chồng Cường bỏ tiền ra. Và Trần Quốc Vượng là người đưa Bùi Mạnh Cường lên chức Viện Phó.
Liên quan đến vụ án của Huyền Như, có ba nhân vật đó là Nguyễn Thiên Lý, Hùng Mỹ Phương và Phạm Văn Chí tham gia lừa đảo và cho vay nặng lãi với số tiền là 1362 tỷ nhưng Tòa không tuyên tịch thu khoản tiền này.
Việc này, Trần Đại Quang và Phan Văn Vĩnh biết nhưng dùng cái đó để khống chế lại Chánh Án Tòa Tối Cao Trương Hòa Bình.
Về tiến trình xem xét hồ sơ phúc thẩm vụ Huyền Như, các cơ quan phúc thẩm đã nhận thấy, cần xử Huyền Như về tội tham ô nhưng Trương Hòa Bình gạt đi và người ta nhận thấy có nghi ngờ việc Chánh Án phạm tội tham ô và vi phạm pháp luật để đưa vụ án theo một hướng khác gỡ tội cho Bình Ruồi.
Bình Ruồi mua Ban Nội Chính, mua Tòa để gỡ hết tội liên quan đến vai trò và trách nhiệm của cá nhân Thống Đốc cũng như của Ngân Hàng Nhà Nước. Bình giễu cợt Tòa đến mức, Tòa triệu tập không đến. Cho nhân viên đến nhưng khi Tòa hỏi đều không trả lời được hoặc không thèm trả lời.
Về phía Phan Văn Vĩnh, sang năm 2015 sẽ phải nghỉ hưu nhưng Vĩnh đang chạy Ba X và phục vụ Ba X hết lòng để Ba X ký gia hạn cho Vĩnh thêm 2 năm nữa. Đổi lại Vĩnh đang tích cực đánh những ai là đối thủ hoặc không khuất phục anh Ba cho đến hết Đại Hội Đảng lần tới. Nhiệm vụ của Vĩnh còn đánh các sân sau của Sinh Hùng.
Về phía Trần Đại Quang và Nguyễn Văn Hưởng. Mặc dù Hưởng đổ tội cho Quang làm Tây Nguyên bạo loạn nhưng trong việc đưa Quang lên, Hưởng cũng có công. Loại bỏ được Lê Thế Tiệm, Quang rảnh đường lên làm Bộ Trưởng. Và trong thời điểm hiện nay, Quang vẫn sợ Hưởng bởi chính Hưởng cũng bỏ qua cho Quang vụ giả mạo hồ sơ năm sinh. Sắp tới đây, Đại Quang sẽ đưa con trai Hưởng là Nguyễn Hoàng Linh từ Tổng Cục 5 về làm Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Chính Trị I thay thiếu tướng Nguyễn Thế Công sắp nghỉ hưu.
Về công việc ở Bộ Công An, cả Trần Đại Quang và Phan Văn Vĩnh lại rất mê tín Trần Vì Dân, một tay gốc Thanh Hóa. Trần Vì Dân được Quang đưa từ Vụ Phó Vụ Pháp Chế về làm Tổng Biên Tập tạp chí Công An Nhân Dân. Nói chuyện với với Dân thì người đối diện chỉ muốn đâm vào mồm hắn vì thói ăn nói kiểu bố đời, coi trời bằng vung nhưng năng lực và hiểu biết thì rất hạn chế.
Về sai phạm của BIDV
Trong văn thư ký ngày 30 tháng 12 năm 2013, Thiếu Tướng Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng C46 yêu cầu Tổng Thanh Tra Chính Phủ Huỳnh Phong Tranh chuyển hồ sơ liên quan đến các sai phạm của Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (VDB) và Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) để điều tra truy tố nhưng vụ việc vẫn vậy.Chúng tôi xin liệt kê một số sai phạm được Thiếu Tướng Thịnh nhắc đến trong văn thư trên như sau:
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu có nguyên nhân từ việc không chấp hành đúng các quy định trong hoạt động tín dụng của BIDV trong quá trình cho vay. Tính đến thời điểm 30/11/2010 tổng nợ xấu của BIDV là gần 6000 tỷ (5.968.530.000.000) đồng. Qua kiểm tra 148 hồ sơ do BIDV cung cấp tại 19/109 chí nhánh trong 3 năm 2008-2010 thì có 19 hồ sơ phê duyệt vượt thẩm quyền, 04 hồ sơ không đủ điều kiện về vốn tự có, 11 hồ sơ thiếu tài sản đảm bảo. Rồi cả việc cho vay để đảo nợ số tiền lên đến gần 4000 tỷ. 04 hồ sơ giải ngân vượt hạn mức, 10 hồ sơ không có tài sản đảm bảo vẫn giải ngân, 05 hồ sơ giải ngân mà khách hàng không có vốn tự có… 30 hồ sơ hỗ trợ lãi sất trái quy đình với số tiền hơn 3000 tỷ. Trong số 148 hồ sơ cho vay của BIDV đều có dấu hiệu vi phạm hình sự về cho vay trong các hoat động của các tổ chức tín dụng (điều 179 BLHS).
Xin nhắc lại là đây chỉ là kiểm tra hồ sơ trong số mà Thanh Tra Chính Phủ đã thanh tra chứ không phải hết tất cả những gì cần thanh tra cũng như mới chỉ 19/109 chính nhánh của BIDV trên cả nước. Cũng như chỉ kiểm tra trong giai đoạn 2008 đến 2010.
Về sai phạm ở ngân hàng phát triển Việt Nam VDB
VDB đã huy động vốn lớn, vượt quá nhu cầu sử dụng vốn dẫn đến tồn đọng bình quân năm 2008 là 9.122 tỷ đồng; năm 2009 là 10.441 tỷ đồng; năm 2010 là 24.681 tỷ đồng; năm 2011 là 35.076 tỷ đồng. Năm 2010 VDB sử dụng vốn tồn đọng để gửi tại các ngân hàng thương mại và ở một số thời điểm lãi suất huy động cao hơn lãi suất tiền gửi. Huy động vốn bằng ngoại tệ khi chưa được ngân hàng nhà nước cấp phép. Qua kiểm tra 159 hồ sơ, phát hiện nhiều hồ sơ cho vay không đúng đối tượng, cho vay không đảm bảo về tài sản, về vốn tự có, vi phạm điều kiện giải ngân, vi phạm về sử dụng vốn vay dẫn đến nợ xấu của VDB là 22 ngàn tỷ đồng. Việc này có dấu hiệu pham tội ở các điều 165 và 179 BLHS.Cho vay dự án nhà máy mạ sơn, sơn màu do Tổng Công Ty Bạch Đằng làm chủ đầu tư (nay đã chuyển cho LILAMA) gây mất vốn trên 312 tỷ.
Dự án mua tàu của trường Đại Học Hàng Hải xin mua tàu mới rồi sau lại xin chuyển đổi từ đóng mới sang mua tàu cũ. Mua tàu cao hơn giá trị thực, nâng giá tàu chênh hơn 2 triệu đô la Mỹ.
Nhiều dự án hiện nay, chủ đầu tư đã tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Nợ xấu xếp vào nhóm 5, nhóm nợ có khả năng mất vốn. Ví dụ như dự án nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Bắc Sơn do công ty TNHH Bắc Á làm chủ đầu tư. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất máy hàn khí do công ty TNHH Hoàng Quyền làm chủ đầu tư. Dự án nhà máy dệt Quế Võ. Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (điều 179 BLHS), tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điều 140 BLHS).
Nhưng một lần nữa phải nhắc lại lời thiếu tướng Thịnh, đó là do tài liệu Thanh Tra Chính Phủ chuyển qua bước đầu chỉ có bản kết luận thanh tra và một số biên bản kiểm tra cho nên chưa đủ để đánh giá đầy đủ về hành vi vi phạm, hậu quả cũng như những tình tiết khác có liên quan đến các sự việc được nêu trong kết luận thanh tra. Những kết luận được nêu trong các bản kết luận thanh tra thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng trong một số vụ việc, cần phải được điều tra, thu thập tài liệu một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn để có đánh giá đúng tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, C46 yêu cầu Thanh Tra Chính Phủ chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhưng hồ sơ nêu trên vẫn chỉ là một văn thư mà thôi.
Đó chỉ là một phần nhỏ những vụ việc, trong một thời gian ngắn cũng như đối với những hồ sơ nhỏ lẻ mà thôi.
Đối với những khách hàng lớn, quan trọng và là những đầu mối lợi ích quan trọng thì chưa được nhắc đến và Thanh Tra hay Công An chả bao giờ nhắc đến.
Tuy nhiên, nếu như mọi sự tham ô, tham nhũng, phá hoại của các nhóm lợi ích trên được phanh phui một cách rộng rãi hơn, chắc còn nhiều con số kinh khủng hơn mà chúng ta không ngờ tới.
Dương Vũ
Dương Vũ - Ai đang làm khánh kiệt đất nước? (phần 6)
Trước khi quay trở lại một số vấn đề liên quan đến ngân hàng và công an, xin thông tin về việc liên quan đến Cục Trưởng Tài Chính Bộ Quốc Phòng Trung Tướng Phạm Quang Vinh.
Sắp tới đây, Bộ Chính Trị sẽ nghe Phùng Quang Thanh báo cáo về việc bỏ trốn của Phạm Quang Vinh đến nay không hề thấy tăm hơi đâu đồng thời nghe báo cáo về việc thụt kẹt và lình xình tiền nong ở Cục Tài Chính. Tiền nong thanh toán đang là vấn đề căng thẳng trong quân đội. Các tư lệnh rất bực mình và căng thẳng vì tiền không được giải ngân. Việc xin tiền của các đơn vị như đi ăn xin. Nhiều tướng lĩnh phải thốt lên, đi lấy tiền nuôi quân bằng tiền của dân mà cứ như đi ăn xin và họ cảm thấy rất nhục nhã về việc này.
Tiền, vàng và ngân hàng
Sự việc liên quan đến cửa hàng vàng Hoàng Mai đã bộc lộ rõ bản chất ăn cướp của những kẻ mang danh công quyền.Sự việc diễn ra ngày 24 tháng 4 thì trước đó ngày 22 tháng 4 công an đã đề xuất và ngày 23 tháng 4, chủ tịch Quận Bình Thạnh đã ký quyết định cho khám xét. Rồi thì họ cũng nặn ra cái gọi là nhân chứng Lê Tấn Hiệp nhưng camera lưu giữ hình ảnh chả có hình ảnh nào chứng minh cho hành vi này. Cũng chả có 100 USD nào cả. Cái mà người ta gọi là vật chứng 100 USD chính là tiền từ trong két sắt của bà Hoàng Mai mà công an bắt bà phải mở két khi bà từ ngoài đi về.
Rồi thì cả cái biên bản vi phạm cũng được lập ngày 19 tháng 5, tức sau gần 1 tháng mà chả có chữ ký của người vi phạm. Cái mà người ta gọi là người vi phạm cũng chả biết cái biên bản đó thế nào.
Rồi thì họ căn cứ theo các quy định pháp luật mà điều khoản áp dụng cao nhất trong nghị định 95/2011 NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 2020/2004 NĐ-CP cũng chỉ là phạt cho hành vi vi phạm hành chính trong trong lĩnh vực tiền tệ và hoat động ngân hàng, hành vi mua bán, thanh toán, cho vay ngoại tệ với nhau là từ 50-100 triệu thì họ phạt những 400 triệu đồng.
Một hình thức cố tình bao biện cho hành vi ăn cướp bất thành. Và có thể nói ngắn gọn là cướp bằng được.
Tại sao lại cố tình cướp như vậy?
Để chứng minh cho một quyết định nào đó thì người ta cố phải tìm ra những hành vi, việc làm nào đó chứng mình rằng, quyết định của họ là đúng đắn. Họ chứng mình ở hành vi mua bán ngoại tệ xong lại thu giữ vàng và muốn dằn mặt hệ thống buôn bán vàng trải dài khắp cả nước và thông điệp mà giới buôn vàng nhận thấy là nguy cơ bị cướp đang cận kề. Vi phạm buôn ngoại tệ (nếu có) mà lại đi khám và thu giữ vàng (sau đó buộc phải trả lại khi bị phanh phui).Ở một đất nước mà vàng được coi là công cụ dự trữ an toàn và là ưu tiên số một cho sự tích cóp thì vàng chính là miếng mồi béo bở cho những hành vi cướp bóc.
Tập đoàn lợi ích của Nguyễn Văn Bình cố chứng minh rằng cần phải cấm buôn bán vàng tự do để ổn định thị trường thì lực lượng công an các cấp sẽ ra tay bảo vệ chính sách đó. Đó là cơ hội không thể tốt hơn cho đám sai nha công quyền tranh thủ cơ hội cướp của nhân dân.
Thực ra bà Hoàng Mai may mắn bởi truyền thông đã mang sự uất ức trong dân chúng về vụ việc đứng ra bảo vệ cho bà ấy chứ không thì bà ấy đã là nạn nhân xấu số bị dìm xác mà không hề thất tăm hơi. Công an thì rất thích sử dụng công cụ cấm đoán để ra tay trục lợi.
Ở vụ việc trên cần nhận thấy hai vấn đề. Vấn đề của việc thâu tóm lợi ích từ vàng và vấn đề trục lợi của công an.
Về việc thay đổi chính sách với vàng, Nguyễn Văn Bình đưa thương hiệu SJC thành vàng thương hiệu quốc gia. Rồi thì thâu tóm vàng trôi nổi, nhập lậu đem đóng dấu thì mỗi một lượng ăn ra 4 triệu đồng.
Ở đầu nhiệm kỳ, Nguyễn Văn Bình tuyên bố nếu chênh lệch vàng thế giới và trong nước trên 400 ngàn đồng/lượng là điều bất bình thường và Bình hứa đưa về dưới mức đó thì nay Bình Ruồi tuyên bố mức chênh hơn 4 triệu vnd/lượng là bình thường. Vậy thì tuyên bố tiền hậu bất nhất, nói ra rồi lại liếm của Bình có được cho là bình thường?
Với Bình, chả phải lo lắng điều gì. Bình tuyên bố: 500 đại biểu quốc hội không ai đủ trình độ để đối đáp với Bình về chính sách tiền tệ cả.
Về phía Chính Phủ, Thủ Tướng phải để Bình đọc và sửa tất cả những phần nào trong các báo cáo liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ.
Rồi đây, Thủ Tướng còn đề xuất đưa Bình lên cao hơn. Có 7 ứng viên cho việc lựa chọn 5 vị trí Phó Thủ Tướng nhiệm kỳ tới có tên Bình cùng những cái tên mới khác như Đinh La Thăng, Đinh Tiến Dũng và Trịnh Đình Dũng.
Việc kiểm soát vàng theo kiểu này chính xác là một hành vi cực kỳ mafia mà Báo Thanh Niên đã tố cáo để rồi Bình yêu cầu Bộ Công An khởi tố người viết và Báo Thanh Niên.
Thủ tướng còn quyết định cấm Hải Quan kiểm hóa việc nhập vàng của nhóm lợi ích này. Và không ai khác, Bình đưa anh ruột mình là Nguyễn Văn Thành tham gia vào lĩnh vực béo bở này.
Việc điều hành chính sách tiền tệ theo kiểu mafia của Bình bị Đặng Thị Hoàng Yến tố cáo trước Quốc Hội để rồi Yến phải trả giá cho sinh mạng chính trị của mình (mất chân đại biểu quốc hội) cũng như sự đe dọa đến cả sự an toàn tính mạng (phải trốn đi Mỹ).
Không phải Yến không có thông tin và cơ sở lý luận cho hành vi của Bình Ruồi.
Vào thời điểm khi còn là Thứ Trưởng Bộ Công An, theo sự chỉ đạo của anh Ba X, Phạm Minh Chính đã phải sang Nga điều đình để phía Nga bỏ qua cho hành vi rửa tiền lên đến 500 triệu USD của Bình mà phía Nga yêu cầu Việt Nam bắt và dẫn độ Bình về Nga. Chính phải sang Nga 2 lần mới thành công trong việc mặc cả với Nga bỏ qua cho hành vi của Bình.
Việc để nền kinh tế kiệt quệ như ngày hôm nay, nợ xấu cao, doanh nghiệp không tiếp cận nguồn vốn nhưng Bình vẫn phát biểu rất lạc quan và cho rằng mọi chuyện rất ổn. Khi bắt đầu kỳ họp Quốc Hội lần này, Bình tuyên bố tiền đồng ổn định và không có lý do điều chỉnh tỷ giá. Nhưng chỉ khi phiên chất vấn của Quốc Hội kết thúc, thậm chí cả khi Quốc Hội vẫn đang họp, Bình đã cho phá giá tiền đồng, điều chỉnh tỷ giá thay đổi. Đúng là hành động của Bình được mô tả như vừa nhổ ra đã liếm ngay tại chỗ. Và Bình không coi các đại biểu Quốc Hội là cái gì. Với Bình, 500 đại biểu Quốc Hội chỉ là nghị gật. Không có gì phải quan tâm.
Sở dĩ, Bình thoát được sự “sát hạch” của Quốc Hội bởi Bình và lớn hơn Bình là Ba X đã bắt Sinh Hùng làm “con tin”. Những sân sau của Sinh Hùng bị kiểm soát đặc biệt. Việc một lần nữa sử dụng con nuôi của Nguyễn Văn Hưởng là Hưng Tano để bắt Phúc Bảo Việt, một đệ tử của Sinh Hùng cho thấy, nhóm Bình và Ba X rất biết sử dụng các đòn “dưới thắt lưng”. Xin nhắc lại là Hưng Tano chính là kẻ đã hối lộ để cài bẫy vợ chồng Nguyễn Văn Chi (Trưởng Ban Kiểm Tra Trung Ương khóa trước) và vợ là Nguyễn Thị Thủy -(Phó Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam) để mặc cả và thoát được vụ Vinashin trước đây.
Cũng như đối với Vinashin, Bình Ruồi giúp Ba X xóa nợ, dãn nợ và khoanh nợ cho Vinashin thì nay, một lần nữa, Ba X đã ký quyết định và giao Bình thực hiện việc xóa nợ 40 ngàn tỷ cho Vinalines. Thuyền trưởng X và thuyền phó Ruồi đã và đang từ từ xóa đi dấu vết của những con tàu nát mà các anh đã đánh đắm. Chúng tôi đã có trong tay văn bản này, một ngày không xa, chúng tôi sẽ thông tin đầy đủ để hầu quý vị.
Quay trở lại việc Bình nhởn nhơ với các chỉ trích của dư luận cũng như của Quốc Hội, Bình đã dùng một lãnh đạo cấp vụ/cục của Ngân Hàng Nhà Nước tên Hòa (hoặc Hà), một người gốc Thanh Hóa lobby Phạm Quang Nghị hòng dùng ảnh hưởng tới các thành viên Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Hà Nội nhưng cũng đồng thời thêm một phiếu ủng hộ cho việc trở thành Phó Thủ Tướng nhiệm kỳ tới. Không chế Sinh Hùng bằng việc kiểm soát các đệ tử cũng như nhận được sự ủng hộ của Phó Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Như vậy, về phía Bình Ruồi, việc sử dụng tối đa các mối quan hệ và bổ nhiệm những vị trí khác nhau của con cái lãnh đạo cao cấp hoặc có vai trò với Bình đã giúp Bình giải quyết mọi vấn đề.
Về phía Thanh Tra Chính Phủ, Bình bổ nhiệm vụ phó đối với Tạ Thành Long, con trai ông Tạ Hữu Thanh, cố Tổng Thanh Tra Chính Phủ cũng như Bình kiểm soát được khoản nợ khoảng 1000 tỷ của vợ Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ Ngô Văn Khánh đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp giúp Bình có được sự an toàn đối với phía Thanh Tra.
Bình Ruồi bổ nhiệm con trai trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa là Tô Huy Vũ là Vụ phó một vụ của Ngân Hàng Nhà Nước. Con trai cố Bộ trưởng Công An Lê Minh Hương là Lê Minh Hưng làm Phó Thống Đốc. Con gái Đoàn Mạnh Giao làm Vụ trưởng Vụ Quan Hệ Quốc Tế. Con trai thứ trưởng Công An Bùi Nam cũng đang là nhân viên của Bình.
Nhưng đặc biệt có một chân bổ nhiệm chỉ để lo lobby báo chí. Đó là Phó Thống Đốc Đào Minh Tú. Tú chỉ lo mỗi việc take care và lobby báo chí. Cụ thể là việc dùng Truyền Hình Quốc Gia VTV làm công cụ tuyên truyền cho Bình. Cô Lê Bình, dưới sự bảo kê của Trần Bình Minh, Lê Bình là công cụ đắc lực của Bình Ruồi trong việc tuyên truyền đến quốc dân đồng bào những gì Bình muốn nói. Bình nói trên sóng quốc gia về một màu toàn hồng cho nền kinh tế thì chỉ vài ngày sau Bình Ruồi sẵn sàng làm ngược lại.
Bên cạnh việc hợp thức hóa buôn lậu vàng và độc quyền lợi ích nhóm về vàng, Bình còn có thế mạnh là rửa tiền và chuyển tiền ra nước ngoài. Trước đây, việc chuyển tiền qua biên giới, Bình làm việc có sự hợp tác với Tổng Cục 2. Tuy nhiên, gần đây, nhận thấy việc làm đó của Bình là vi phạm pháp luật thì TC2 đã dừng nhưng Bình thì không dừng. Có hai kênh chuyển tiền chính là Vietinbank và Bidv cũng một số đầu mối khác. Chả thế mà Công An Hà Nội đã từng bắt một lô hàng trong đó đựng 1 triệu USD của Techcombank chuyển qua đường hàng không nhưng rồi vụ việc rơi vào im lặng. Chả thế mà đại diện của các ngân hàng này ở nước ngoài sống như những ông Hoàng bà Chúa một cách xa hoa tại thủ đô của các nước tư bản lớn. Rồi những dòng tiền này lại quay trở lại Việt Nam mua các tài sản mà theo chỉ đạo của anh Ba X là phải cổ phần hóa càng sớm càng tốt và càng nhiều càng tốt. Và một ngày không xa, tài sản thuộc sở hữu nhà nước sẽ không còn gì cả, không cánh mà bay.
Vấn đề thứ hai là vấn đề liên quan đến vai trò của Công An
Bình làm được và tồn tại được là có sự tiếp tay và trục lợi của những sai nha thích dựa vào những yếu kém và kẽ hở của luật pháp. Tất nhiên sự đồng lòng bảo vệ nhau của cả hệ thống công an.Nếu như BBC đưa ra thông tin liên quan đến một trợ lý mà ai cũng hiểu là nhắm đến Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang thì thay vì đứng ra công bố rõ ràng và minh bạch thông tin, Trần Đại Quang cho khởi tố cả cơ quan truyền thông nước ngoài là BBC. Công An rất thích dùng khởi tố làm công cụ của trấn áp những ý kiến nào ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Rồi thì việc Báo Pháp Luật Xã Hội tường thuật lại phiên tòa xử Bầu Kiên trích dẫn lời các luật sư nói Gtel, một công ty của Bộ Công An cũng làm ăn không phép. Ngay lập tức cũng bị khởi tố. Nhưng liệu cứ khởi tố như vậy có bịt được miệng dư luận khi đưa những thông tin tham ô tham nhũng và làm ăn bậy bạ của họ ra ngoài ánh sáng không? Dù họ có bất chấp và sẵn sang ngồi xổm lên dư luận thì thông tin minh bạch và sẵn sang chấp nhận gian nan của những người yêu nước tiến bộ sẽ lật rõ bộ mặt của những kẻ đang đục khoét và phá hoại đất nước.
Và người dân càng hiểu rõ thêm bộ mặt thật của những kẻ đang đứng đầu trong lực lượng công an.
Nếu như người dân chỉ cần động đến cái lông chân của một kẻ vô danh tiểu tốt trong ngành công an thì sẽ phải trả giá bằng nhiều năm tù. Nhưng công an cướp bóc, giết người vẫn sẽ được bảo vệ. Nhiều người dân bị chết oan trong đồn công an mà chả ai phải chịu trách nhiệm.
Ngày 12.6.2014, liên ngành Tòa Án, Viện Kiểm Sát và Công An họp án về việc bắt hay không bắt 2 cán bộ công an đã làm sai lệch hồ sơ vụ án liên quan đến hoa hậu quý bà Trương Thị Tuyết Nga của Bệnh Viện Vũ Anh vì lừa đảo. Hai viên công an này một ăn 10 tỷ và một ăn 1,7 tỷ của Tuyết Nga để làm sai lệch vụ án giúp Tuyết Nga không bị bắt. Vụ việc bị phanh phui và 3 bên họp để quyết định có bắt hay không.
Thứ trưởng Công An Lê Quý Vương phát biểu là ai thì cũng cần phải bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật thì Phan Văn Vĩnh đứng lên phản đối, không cho bắt.
Vĩnh chột nói: tôi và anh Vương như nhau, cùng được Thủ Tướng quyết định bổ nhiệm. Anh Vương không hơn gì tôi. Anh Vương phát biểu là ý kiến cá nhân anh Vương. Tôi là Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm, đứng đầu lực lượng cảnh sát và là thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra. Ý kiến của tôi là ý kiến của người đứng đầu và đại diện cho cơ quan cảnh sát điều tra. Tôi phản đối anh Vương và tôi không đồng ý bắt.
Với cách làm như Vĩnh chột, sẽ không có công an nào bị bắt cả.
Mọi án từ, Vĩnh chột báo cáo thẳng Đại Quang và cả hai quyết định mọi chuyện.
Trần Đại Quang vô hiệu hóa các thứ trưởng cho dù họ đều là đệ tử của anh Ba X. Đại Quang sử dụng hai Tổng Cục Trưởng và là thủ trưởng hai cơ quan điều tra là Hoàng Kông Tư và Phan Văn Vĩnh. Đại Quang trấn áp mọi thành phần bằng công cụ truy tố mà hai cơ quan này thực hiện. Phía Viện Kiểm Sát đã có Bùi Mạnh Cường và Trần Công Phàn cùng dân Nam Định hỗ trợ.
Đại Quang đang Nam Định hóa những vị trí chủ chốt của lực lượng điều tra.
Trần Đại Quang đuổi Chánh văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra, một cục trưởng giỏi là Lê Đình Nhường về Thái Bình để thay thế bằng một người Nam Định là phó giám đốc công an Nam Định tên Hưng.
Đại Quang giao cho Cục Trưởng Cảnh Sát Kinh Tế Nguyễn Đức Thịnh mọi công việc liên quan đến kinh tế, chức vụ và tham ô tham nhũng đều do Cục này làm mà không giao cho Cục phòng chống tham nhũng của thiếu tướng Trần Đăng Yến làm. (Thiếu tướng Yến là người Lạng Sơn, không phải Nam Định).
Nhưng một điều cực kỳ nguy hiểm là Đại Quang hành chính hóa C55, Văn Phòng cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol. Chuyển toàn bộ đơn vị này về V12 (Cục Quan hệ Quốc Tế). Tức là Việt Nam chỉ tham gia phần việc có liên quan đến tội phạm quốc tế ở mức như mọi giao lưu quốc tế bình thường mà không phải là một cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm. C55 bị trả thù vì việc C55 đã có văn bản trả lời của phía Mỹ về việc con rể của Ba X là doanh nhân Henry Nguyen (Nguyễn Bảo Hoàng) không chuyển một đồng xu nào về nước và số tiền 3000 tỷ trong Bản Việt là của Nguyễn Thanh Phượng chứ không phải của Bảo Hoàng.
Một phó giám đốc khác của Nam Đinh là Hoàng Thọ Mạnh được điều về Bộ.
Cố vấn cho Trần Đại Quang về truyền thông là Hồng Vinh, cựu phó ban tuyên giáo, cựu tổng biên tập báo Nhân Dân, một người Nam Định. Hồng Vinh viết hoặc ít nhất là biên tập cho các phát biểu của Đại Quang. Đồng thời trợ giúp cho Quang có một người Nam Định khác là Đinh Thế Huynh.
Nhưng tất cả những cái đó để làm gì ngoài mục đích đảm bảo an toàn cho mọi hành vi cướp bóc của phe nhóm này mà Quang có phần và có trách nhiệm bảo vệ?
Đại Quang có một đệ tử tên Lịch ở Bắc Giang. Lịch có giấy phép khai thác than ở Bắc Giang. Nhưng ai cũng biết, ở Bắc Giang có than nhưng chưa khai thác công nghiệp được. Vì thế Lịch thu gom than thổ phỉ để bán cho Trung Quốc.
Trước đây, việc thu phí các tuyến đường cao tốc do tập đoàn Hải Châu thu. Đây là tập đoàn có quan hệ với gia đình Ba X.
Gần đây việc thu này thuộc về công ty Yên Khánh. Chủ công ty là em con dì ruột Trần Đại Quang tên là Hạp. Công ty này thu tuyến Cầu Giẽ Ninh Bình, tuyến Thành Phố Hồ Chí Minh – Trung Lương.
Đây là một miếng mồi béo bở. Và vì là thu thuê trên tuyến Cầu Giẽ Ninh Bình mà Hạp chỉ đạo rút riêng ra ngoài sổ sách 200 triệu đồng mỗi ngày và xóa toàn bộ giữ liệu lưu trữ. Chả thế mà chỉ sau 2 tháng, Hạp đã mua hẳn hai chiếc xe Bentley cho hai bố con. Giá mỗi chiếc cũng hơn 10 tỷ.
Cũng vì thấy sự béo bở mà Tô Dũng, em ruột Tô Lâm cũng đòi thu phí tuyến Hà Nội Lào Cai. (Tô Dũng là chủ của công ty Xuân Cầu, một đại lý buôn xe máy Piaggio). Tô Dũng cũng là người đứng tên cho Tô Lâm với dự án đất 1200ha ở Văn Giang, bên cạnh Ecopark.
Hệ thống công an thì tha hóa. Luôn mang chờ mọi cơ hội để cướp bóc. Đại Quang và dàn lãnh đạo các cấp không lo làm việc, bảo vệ dân chúng, bảo vệ pháp luật mà chỉ lo cướp bóc. Có vấn đề gì lại đổ lỗi cho Việt Tân.
Thiệt hại cho vụ đập phá gần đây mà nhà đầu tư thiệt hại và chính phủ Việt Nam phải đền là 20 ngàn tỷ ở Bình Dương, 10 ngàn tỷ ở Đồng Nai và Vũng Áng. Ở các nước văn minh, Bộ Trưởng Công An, các thứ trưởng, giám đốc công an các tỉnh trên phải bị ít nhất là mất chức cho đến phải ra tòa. Nhưng Công An đã kịp đổ cho Việt Tân. Họ kết tội 3 người của Việt Tân đã đến gặp luật sư Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội để lấy 300 USD mua cờ, in truyền đơn và xúi giục gây bạo loạn ở các khu công nghiệp.
Khi xảy ra, công an các địa phương này không hề có một hành động bảo vệ hay ngăn cản sự phá hoại nào.
Với 3 người, sử dụng ngân sách 300 đô la Mỹ, gây thiệt hại 30 ngàn tỷ (1.5 tỷ đô la Mỹ) trên ít nhất 3 tỉnh (Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh), chắc Việt Tân và 3 thành viên kia hẳn là siêu việt nếu như không muốn nói là trí tưởng tượng của lực lượng an ninh Việt Nam quá vỹ đại.
Trước khi kết thúc chúng tôi xin thông tin thêm về công ty sổ xố điện toán, nơi mà mỗi năm bỏ túi vài trăm triệu đô la đó là của Nguyễn Thanh Phượng, Hưng Tano và của Hoa Lâm Bình Định (tức Trịnh Thị Lâm), người huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Nhưng chúng ta cần biết, việc thông tin để dân chúng biết rõ bản chất thật của những kẻ đang làm khánh kiệt đất nước và cùng nhau đứng lên vạch mặt, tố cáo và phải tiêu diệt chúng. Chúng ta không thể mong chờ thứ lý thuyết suông kiểu như phê và tự phê hòng mong chúng tự sửa chữa. Chúng ta không thể mong chờ, dưới sự dẫn dắt của những kẻ lú lẫn mà có thể tiêu diệt được những con sâu bọ. Càng có cơ hội, càng quyền lực thì chúng càng tha hóa.
Vì thế, chúng ta biết sự thật và phải cùng nhau tự giải phóng khỏi áp bức của những kẻ đang ngày đêm phá hoại đất nước này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)