”Đấm thẳng,khuấy động dọc ngang bầu trời lạnh ngắt
Đục Côn lôn cương quyết chặt làm ba khúc
Đánh động gửi Mỹ,Âu,chuyển trả về Đông quốc
Đạp bằng sông núi dù bao kẻ thành tôm cá
Đè duy nhất dưới tay ta thế giới thái bình!’’(1)
.
”Đ…chơi tiểu bá,quyết dạy chúng bay bài học”(2)
Đập vỡ đầu người già,trẻ em,hiếp hết phụ nữ
Đốt xác,phanh thây,chôn sống chúng mày…
…Đục bỏ,dời nhanh,tráo đổi ngàn cột mốc biên thùy
Đớp không chừa,đớp sạch,chơi tất”mèo đen mèo trắng!” (3)
.
Ngoác mõm,phùng mang,rờn rợn rít:
-”Trong máu người China không có gen xâm lược”(?) (4)
Bao độ thăng trầm từ… 6000 năm trước
Bàn cờ thế cuộc biến hóa mênh mông
”Quyết không nhượng bộ biển Hoa Nam,Hoa Đông” (5)
.
”Quyết lấy lại những gì ta đã mất
Không thể nào xấu hổ với ông cha
Xét cho cùng,ta chỉ lấy… của ta” (6)
Tam thập lục kế,binh pháp Tôn Tử
Hốt sạch!Vơ càn!Thiên hạ về ta!
.
(Tuyên ngôn tuyên ngáp,mỗi lần đem đọc
Là một lần phun nọc độc tràn lan)
.
– Một góc biển trời Đông nam Á,ta lấy trước
”Biển đảo của ta vốn tự ngàn xưa”(7)
Tạm nhượng Asean,lùi một bước tiến hai bước
Để sắp đến ta quyết làm …ADIZ !
Tuyệt chiêu tằm ăn dâu,tà tà ta hốt sạch!’’(8)
.
”Bất chiến tự nhiên thành” kế sách
Giữa đại dương xây vạn-lý-trường-thành-cát
Khi mềm khi cứng,lúc đấm lúc xoa
Xây hải đăng,đường băng,công trình quân sự,
Quân cảng,văn phòng,công xưởng,radar …
Nay thịnh trọng đơn phương tuyên bố:
Trung tâm thiên hạ-họ Bành ta
Khai sinh Chủ Nghĩa Chiếm và Hốt
Chiếm gọn ngay từ lúc khởi đầu
Hốt sạch cho đến khi kết thúc !
.
Hốt liền, không cần nói
Chiếm bừa hơn bỏ sót
Hốt,
Hốt nữa,
Hốt mãi!
Hốt hoài, không hề ngán!…
.
Giấc trưa bừng tỉnh
Ôm từ điển tra:
Họ tên Bành Trướng
Dòng dõi Bành Xà (*)
.
Duy ngã độc tôn
Cùng hung cực ác
Cùng thâm cực độc
Vô thượng chí tà !
.
4 câu thơ tốt
16 chữ vàng
Chánh hiệu ,vạch mặt
Cường quyền lưu manh!
.
Ô hô! Chính hắn
Hỡi cả loài người
Đối diện rắn độc
Phải đập nát đầu!
.
Chú thích:
(*) : Rắn hổ mang bành
(**): Bành Tổ,người Tàu thời xưa,theo truyền thuyết sống trên 800 năm !
(1) : Thơ Mao Trạch Đông(Phỏng dịch bài Niệm nô kiều-Côn Lôn)
(2) : Lời Đặng Tiểu Bình khi phát động chiến tranh xâm lược Việt nam tháng 2/1979
(3) : Lý thuyết thực dụng”Mèo đen mèo trắng” của Đặng Tiểu Bình
(4) : Lời dối trá của Tập Cận Bình
(15/05/2014), nhằm lấp liếm,ngụy biện,tung hỏa mù khi Trung Quốc đưa dàn
khoan HD-981 vào sâu trong vùng biển Việt nam
(5) : Lời Tập Cận Bình (2013),tuyên bố
biển Nhật bản,biển Đông(của Việt nam) là quyền lợi cốt lõi của Trung
Quốc nên cương quyết không nhượng bộ.
(6) : Ngoại trưởng Trung Quốc(Vương
Nghị) nói:”Sẽ xấu hổ với tổ tiên nếu Trung Quốc để mất chủ quyên ở biển
Hoa nam(?)(biển Đông của Việt
nam)”-Reuters,27/06/2015. http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/ngoai-truong-trung-quoc-noi-xau-ho-voi-to-tien-neu-mat-chu-quyen-bien-dong-578762.html
Diễn đàn Kinh tế Tiếng ếch đã trùm lên tiếng sóng - Màu đen lại ngả xuống màu xanh!
* Chứng khoán Trung Quốc hôm 3/1/2016 AFP - Màu xanh lục là khi giá sụt *
Trong ngày giao dịch đầu năm từ Á qua Âu về tới Mỹ châu, các thị
trường đều sụt giá mạnh. Một trong nhiều nguyên nhân là nạn tuột giá cổ
phiếu tại Trung Quốc vào hôm Thứ Sáu đầu năm. Phải chăng đây là điềm xấu
về kinh tế cho năm dương lịch, hoặc năm Bính Thân âm lịch?
Bức tranh toàn cảnh có quá nhiều màu xám
Nguyên Lam:Xin kính chào ông Nghĩa trong buổi phát thanh
đầu năm và mong là ông đã phục hồi sức khỏe. Thưa ông, hôm Thứ Sáu mùng
một, thị trường cổ phiếu của Trung Quốc mất giá nặng khiến nhà chức
trách lập tức đóng sàn giao dịch sau khi giá sụt dưới ngưỡng 7%. Lập tức
các thị trường Á Châu rồi Âu Châu đều đổ sàn và sang tới Hoa Kỳ thì vừa
mở phiên giao dịch đầu năm vào ngày Thứ Hai mùng bốn là cũng sụt giá.
Theo dõi tình hình thì giới bình luận quốc tế cho rằng tình hình kinh tế
Trung Quốc là một nguyên nhân gây lo ngại, nhưng cũng còn nhiều nguyên
nhân khác nữa. Vì vậy, xin đề nghị ông phân tích cho các nguyên nhân đó
và nêu ra vài dự đoán kinh tế cho năm 2016 mới khởi đầu mà đã có những
điềm xấu.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thật ra, chỉ dấu đáng ngại về cả kinh tế
lẫn an ninh với hậu quả bất lợi cho kinh tế đã xuất hiện từ cuối năm
2015. Sau đó mới là những biến cố dồn dập trong mấy ngày đầu năm vừa
qua.
- Trước hết là tình trạng bất ổn lan rộng tại khu vực Trung Đông. Nhồi
vào đó là ba cuộc khủng hoảng đã dập vào Âu Châu, là vụ Euro và Hy Lạp,
là làn sóng di dân và nạn khủng bố khiến kinh tế của khối Liên Âu khó
tránh được nạn suy trầm năm nay. Trong khi ấy, vài nền kinh tế lớn như
Nhật Bản hay xứ Brazil tại Nam Mỹ thì đang suy trầm.
Nhiều quốc gia đang phát triển đã bị ngập
nợ, với khối nợ tăng 30% kể từ đỉnh cao là 2008. Kịch bản xảy ra với
xác suất cao là có khoảng 70 ngàn tỷ đô la của khu vực công quyền sẽ bị
mất, tức là chính quyền mặc nhiên vỡ nợ về mặt kỹ thuật. Đấy là bức
tranh toàn cảnh có quá nhiều màu xám đã xuất hiện từ cuối năm 2015. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Yếu tố bất ổn thứ hai là việc dầu thô cùng một số thương phẩm khác
cũng sụt giá. Nếu dầu thô mất giá, và tôi đoán rằng năm nay sẽ ở dưới 30
đô la một thùng, thì xăng có thể rẻ hơn cho nhà tiêu thụ, nhưng các
quốc gia và doanh nghiệp sản xuất lại bị mất lợi tức, là trường hợp của
Liên bang Nga, Saudi Arabia tại Trung Đông và Venezuela tại Nam Mỹ.
Nguyên vật liệu hay kim loại mất giá thì các nước xuất khẩu cũng bị
thiệt, là hoàn cảnh của Úc.
- Sau cùng, ta không nên quên rằng nhiều quốc gia đang phát triển đã bị
ngập nợ, với khối nợ tăng 30% kể từ đỉnh cao là 2008. Kịch bản xảy ra
với xác suất cao là có khoảng 70 ngàn tỷ đô la của khu vực công quyền sẽ
bị mất, tức là chính quyền mặc nhiên vỡ nợ về mặt kỹ thuật. Đấy là bức
tranh toàn cảnh có quá nhiều màu xám đã xuất hiện từ cuối năm 2015.
Nguyên Lam:Thưa ông, thế rồi qua năm 2016, tình hình lại có những biến động mới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Quả thật như vậy vì ngày mùng một là cổ
phiếu Trung Quốc tuột giá. Qua mùng hai là vụ khủng hoảng trong Vùng
Vịnh của Trung Đông khi Saudi Arabia, mà ở nhà gọi là Ả Rập Xaouđi, hành
quyết 47 người và gây phản ứng chống đối từ Cộng hòa Hồi giáo Iran là
Sứ quán Saudi tại thủ đô Tehran bị tấn công khiến Saudi Arabia và một số
quốc gia Hồi giáo theo hệ phái Sunni lập tức cắt đứt quan hệ ngoại giao
với Iran. Trung Đông vốn đã bất ổn vì nạn khủng bố và nội chiến, nay
lại có thêm một cuộc khủng hoảng nữa với nguy cơ đối đầu giữa hai cường
quốc Hồi giáo, là Iran của sắc tộc Ba Tư theo hệ phái Shia và Saudi
Arabia của sắc tộc Á Rập theo hệ phái Sunni. Mà cả hai quốc gia này đều
là đại gia về dầu hỏa và còn đang dùng giá dầu như võ khí chiến lược.
Nguyên Lam:Nguyên Lam xin được hỏi ông thêm về chuyện
Trung Quốc vì biến cố tài chính tại xứ này lại có thể dẫn tới quyết định
chính trị và tác động ngược vào kinh tế. Thưa ông, tình hình Trung Quốc
có là đáng ngại hay không cho kinh tế thế giới trong năm 2016 này?
Một trung tâm chứng khoán ở Phụ Dương, tỉnh An Huy phía đông của Trung Quốc ngày 04 tháng 1 năm 2016. AFP PHOTO.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho rằng tình hình Trung Quốc rất là đáng
ngại và cũng đã giải thích một phần trong chương trình phát thanh hôm
16 tháng trước.
- Sau nạn sụt giá cổ phiếu vào giữa năm ngoái, Bắc Kinh quyết định
không cho giới đầu tư có trên 5% phần vốn của doanh nghiệp yết giá trên
sàn được phép bán. Biện pháp hành chính và phi thị trường ấy chỉ là sự
can thiệp duy ý chí hay khiên cưỡng để giữ giá cổ phiếu khỏi sụt. Điều
ấy có nghĩa là các nhà đầu tư cò con còn có thể bán tháo và rút vốn
nhưng giới đại gia có tiền thì chết kẹt. Thế rồi tuần qua, khi Bắc Kinh
thu hồi quyết định này thì giới có tiền đã lập tức bán ra để bỏ chạy,
làm thị trường sụt giá mạnh ngay khi mở cửa [chi tiết kinh hoàng hơn là
bốn ngày sau, Thứ Năm mùng bảy, lại mất 7% nên thị trường bị đóng cửa
NXN]. Nghĩa là giới đầu tư không
tin vào tương lai và họ có lý vì qua ngày Thứ Hai mùng bốn, Chỉ số đặt
hàng ráp chế PMI trong Tháng 12, do hệ thống truyền thông Caixin Media
ước tính, đã lại sụt nữa. Đây là tháng thứ 10 mà chỉ số PMI bị sụt dưới
mức 50, là dấu hiệu tiên báo nạn suy trầm kinh tế trong tương lai.
- Khi kinh tế bị suy trầm thì lãnh đạo Trung Quốc không thể tiến hành
việc cải cách như đã thông báo từ lâu, và sẽ lại duy ý chí can thiệp vào
thị trường, với hậu quả bất lợi về cả kinh tế lẫn chính trị. Vì vậy,
tôi dự đoán là trong năm nay, đà tăng trưởng của Trung Quốc chỉ còn là
5% hoặc có thể thấp hơn nữa, chứ không được 6,5% như chỉ tiêu của lãnh
đạo vừa công bố. Khi kinh tế suy trầm thì thất nghiệp tăng và rủi ro vỡ
nợ cũng vậy. Chu kỳ suy thoái của Trung Quốc đã bắt đầu và có thể kéo
dài cả chục năm, như chúng ta đã thấy tại Nhật Bản từ 1991 hay ngay tại
Hoa Kỳ này sau vụ khủng hoảng tài chính năm 2008.
Triển vọng Cải cách ở Trung Quốc
Nguyên Lam:Câu hỏi cuối của Nguyên Lam về Trung Quốc, thưa
ông chúng ta có thể thấy gì về triển vọng cải cách để chuyển hướng
trong bối cảnh của chiến dịch diệt trừ tham nhũng mà Chủ tịch Tập Cận
Bình đã theo đuổi từ nhiều năm qua?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng năm 2016 sẽ thấy ra một thời
kỳ bất ổn chính trị cho lãnh đạo xứ này và xin được giải thích thêm cho
quý thính giả của chúng ta. Trước hết là về khung cảnh địa dư hình thể,
như một định mệnh của quốc gia.
- Về địa dư hình thể thì Trung Quốc có quá nhiều khác biệt bên trong,
và 36 năm qua, chánh sách kinh tế lại đào thêm dị biệt giữa vùng duyên
hải gồm 15 tỉnh và gần 400 triệu người tương đối khá giả hơn khu vực quá
rộng lớn bên trong, nơi có gần một tỷ người thật ra còn nghèo đói. Về
chi tiết, chúng ta không nên quên rằng lợi tức bình quân một đầu người
tại các tỉnh nghèo ở bên trong còn thấp hơn lợi tức của người dân ở bên
ngoài từ 30 đến 50%. Thiết thực hơn nữa thì phải nói đến lợi tức bình
quân của các hộ gia đình. Theo Ngân hàng Thế giới thì Trung Quốc có 650
triệu người dân sống trong các hộ gia đình không kiếm ra lợi tức tương
đương với bốn đô la một ngày. Trong khi thế giới cứ ngợi ca phép lạ kinh
tế của Trung Quốc, tình trạng tôi gọi là “nghèo ngầm” của hơn 600 triệu
dân sống trong một xã hội bất công quả là một vấn đề chính trị cho lãnh
đạo của một đảng Cộng sản.
Trong khi thế giới cứ ngợi ca phép lạ kinh
tế của Trung Quốc, tình trạng tôi gọi là “nghèo ngầm” của hơn 600
triệu dân sống trong một xã hội bất công quả là một vấn đề chính trị
cho lãnh đạo của một đảng Cộng sản. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Vì vậy, ông Tập Cận Bình muốn tập trung quyền lực về trung ương và
trong tay mình để giải quyết sự rạn nứt giữa các tỉnh trù phú miền Đông
và các tỉnh nghèo hơn, qua việc tái phân lợi tức cho các tỉnh nghèo bị
khóa trong lục địa hầu nâng mức tiêu thụ nội địa thay cho xuất khẩu.
Nhưng vì sự cưỡng chống của nhiều đảng bộ địa phương và tay chân các
thành phần đảng viên cao cấp đã trục lợi từ mấy chục năm qua, ông tiến
hành chiến dịch diệt trừ tham nhũng. Mục tiêu là để vừa thanh lọc đảng
viên có tội, vừa thanh trừng các phe phái muốn gây trở ngại cho chiến
lược kinh tế của ông ta. Vì tham nhũng là thuộc tính của độc tài đã ăn
sâu trong bộ máy hành chánh công quyền cũng do đảng kiểm soát, chiến
dịch ấy làm tê liệt bộ máy điều hành quốc gia và gây chống đối còn dữ
dội hơn và sự chống đối cũng đã xuất hiện từ quân đội.
Nguyên Lam: Ông nói đến Quân đội Giải phóng Nhân dân của
Trung Quốc hay sao? Chuyện ấy có liên hệ gì đến kinh tế trong khi các
nước lân bang lại e ngại sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng mình càng phải nói về Quân
đội Giải phóng ấy sau khi Bắc Kinh công bố chiến lược quân sự mới. Tại
Trung Quốc, quân đội là lực lượng chính trị có nhiệm vụ bảo vệ đảng Cộng
sản. Sau gần 70 năm cầm quyền của đảng, quân đội còn là một trung tâm
kinh tế khi dân nghèo tòng quân thì có việc làm, được kính nể và là nấc
thang xã hội cho sự thăng tiến của nhiều người.
- Khi ông Tập Cận Bình tập trung quyền lực để chuyển hướng kinh tế, ông
cũng cải cách quân đội và chiến lược quân sự, theo lối hiện đại và xây
dựng lực lượng nhân sự trung kiên hơn với bản thân mình qua Trung ương
Quân ủy hội. Không chỉ cho truy tố các Đại tướng Từ Tài Hậu và Quánh Bá
Hùng, ông còn sa thải nhiều tướng lãnh khác để cất nhắc những người thân
tín. Điều ấy gây phản ứng của các tướng lãnh cấu kết với đảng bộ địa
phương chống lại trung ương. Đã vậy, chiến dịch diệt trừ tham nhũng còn
phá vỡ nhiều cơ sở làm ăn của các đảng viên cao cấp, lan rộng vào mạng
lưới tiền tài của tướng lãnh và đảng bộ địa phương, khiến họ thấy đặc
quyền lẫn đặc lợi đều bị trung ương đe dọa. Vì vậy, bối cảnh 2016 là mầm
phân hóa địa phương, là mâu thuẫn chính trị và cả vai trò rất đáng chú ý
của của giới tướng lãnh. Ta không nên quên nạn cát cứ và lãnh chúa có
quân đã xuất hiện quá lâu, cho tới khi đảng Cộng sản tập trung lại quyền
lực từ những năm 1947 trở về sau. Vì vậy, lịch sử vẫn có thể tái diễn.
Nguyên Lam:Câu hỏi cuối là về nền kinh tế đứng đầu thế giới là Hoa Kỳ. Ông nghĩ sao về viễn ảnh kinh tế 2016 của nước Mỹ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi e rằng kinh tế Hoa Kỳ sẽ lại bị suy
trầm nữa, tương tự như đã thấy từ Tháng 12 năm 2007 đến Tháng Bảy năm
2009. Tôi thiển nghĩ rằng đà tăng trưởng năm nay của Mỹ sẽ khó vượt qua
1% và cổ phiếu Hoa Kỳ sẽ mất giá. Khi cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, và nhiều
quốc gia đang phát triển mà bị khốn đốn về gánh nợ hay vì thương phẩm
sụt giá, đều sa sút thì thế giới có thể lại bị “Tổng suy trầm”, là điều
xảy ra trong các năm 2008-2009. Ngay trong ngắn hạn thì chỉ số MPI của
Hoa Kỳ được công bố hôm Thứ Hai mùng bốn cũng lại giống như Trung Quốc,
là sụt dưới ngưỡng 50 và báo hiệu nạn suy trầm.
- Trong khi ấy và điều này cũng cần nói ra, năm nay nước Mỹ tập trung
chú ý vào chuyện bầu cử trong khi lãnh đạo Hành pháp bước vào năm cuối
của nhiệm kỳ hai nên không dám lấy rủi ro khi giải quyết các vấn đề quốc
tế vốn đã quá phức tạp. Vì vậy, ngoài mối nguy kinh tế thì tình hình
bất ổn về an ninh trên thế giới sẽ chỉ tăng chứ không giảm. Kết cuộc thì
năm 2016 sẽ có rất nhiều bước gập ghềnh trong những biến động thất
thường trên các thị trường tài chính.
Nguyên Lam:Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam
xin cám tạ ông Nghĩa về bài lượng định này và xin kính chúc quý thính
giả một năm 2016 an bình./.
Sáng nay,
ngày 7 tháng Giêng năm 2016, dân oan ba miền biểu tình tại trụ sở thanh
tra Bộ Công an. Đoàn dân oan biểu tình trước trụ sở TT Bộ Công an hôm
nay có Dân oan Dương Nội , Vũng Tàu, Hải Phòng, Đồng Nai, Tiền Giang,
Bắc Giang, Bạc Liêu....
Tin liên quan , từ bà Lê Hiền Đức:
Tin Cực nóng ! ! !
Công dân Lê
Hiền Đức và dân oan của 63 tỉnh thành ở Việt Nam đã có nhiều đơn tố cáo
mấy cán bộ ở trụ sở tiếp dân (số 1 Ngô thì Nhậm,Hà đông như Dương văn
Huế,Phạm Huy Thông,Hà văn Ương...v...v..),từ 3 tháng nay, nhưng cho đến giờ phút này chưa thấy tên nào được xử lý cả,chúng vẫn nhơn nhơn ngồi tại "ghế"để tiếp tục "hành dân" !
Tin nóng hơn ! ! !
Ngày 15/1/2016:
tòa án thành phố Hà nội sẽ đem ra xét xử tên Nguyễn Tiến Dũng ( cán bộ
của thanh tra chính phủ) : Nhận 100.000.000 đồng (1 trăm triệu đồng Việt
nam) của 1 dân oan bị cướp đất ( việc giao tiền diễn ra ngay tại quán
cà phê trước cổng cơ quan thanh tra chính phủ Việt nam:ngày 7/7/2015)
Xin kính mời
toàn thể nhân dân Việt nam và bạn bè trên thế giới "theo dõi" để thấy rõ
sự Nghiêm minh của pháp luật Việt nam và cơ quan thanh tra chính phủ
Việt nam.
Sau khi xét xử
tên Nguyễn Tiến Dũng,cùng với cách xử lý Nghiêm túc của lãnh đạo thanh
tra chính phủ đối với những tên như Dương văn Huế, Hà văn Ương, Phạm Huy
Thông...v.v...thì chúng ta sẽ thấy rõ được sự Nghiêm minh hay không của
các cơ quan này!
Tôi cũng sẽ thông tin với các sứ quán,cơ quan UNDP,Word Bạnk...tổ chức
Transparency International để bạn bè thấy được sự nghiêm minh của Việt nam.
Hình ảnh dân oan biểu tình sáng nay tại Bộ Công An: