Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

VIDEO CẬP NHẬT TIN QUẢNG BÌNH SÁNG NAY 30/4/2016

 

 


Quảng Bình sáng 30/04/2016: Ngư dân làng biển Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch biểu tình: Hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi

( Theo video của Cau Am )

DÂN TA RỒI SẼ RA SAO !!!V


Dân bàng hoàng vì cá bớp chết hàng loạt 

Kim Sơ

Cập nhật: 09:07, Thứ 7, 30/04/2016 

11 hộ nuôi cá bớp ở khu vực Hòn Thị thuộc đầm Nha Phu, xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang (Khánh Hòa) bỗng dưng trắng tay vì cá bớp chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân.

19-32-14_1 Cá bớp đang thời kỳ xuất bán đã bị thiệt hại
 

Thiệt hại nặng

Đúng 1 tuần từ khi cá bớp nuôi bị chết, ông Trần Đức thôn Văn Đăng 3 rời bè trở về nhà vẫn chưa hết bàng hoàng vì sao cá chết và hay càm ràm với vợ con là tiếc đứt ruột, bởi hàng tỷ đồng bỗng dưng mất sạch theo con cá. Ông Đức kể: “Từ ngày 20/4 đến 27/4, chúng tôi không hiểu lý do vì sao mà cá bớp nuôi trong lồng bè của 11 hộ tại khu vực Hòn Thị bị chết hàng loạt, sự cố này gây thiệt hại và hoang mang cho người nuôi lắm chú ơi!”.
Theo ông Đức, gần 10 năm nuôi cá ông chưa bao giờ thấy cá bớp lại chết hàng loạt và biểu hiện lạ như hiện nay. Lúc đầu cá bỏ ăn và giảm ăn, sau đó 1-2 ngày tiếp theo ăn lại và sau đó có hiện tượng cá chết nhưng rất nhanh chỉ trong vòng 2-3 ngày khiến trở tay không kịp. Như gia đình ông vụ này thả nuôi 10.000 con lớn, nhỏ, trong đó có nhiều lứa cá đang trong giai đoạn xuất bán thịt, đạt trọng lượng từ 10-13 kg. Tuy nhiên chưa kịp gọi thương lái hỏi giá thì 90% số lượng cá nuôi đã bị thiệt hại chỉ sau vài đêm.
“Tiếc nhất là đàn cá bố mẹ của gia đình tôi gần 100 con, tượng đương 2,7 tấn phục vụ cho việc đẻ trứng nhằm gây dựng con giống giờ đã chết sạch, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Như vậy tính tất cả thiệt hại do cá chết của gia đình tôi đợt này mất khoảng 4 tỷ đồng, nhiều nhất trong số những người nuôi ở khu vực Hòn Thị”, ông Đức than vãn.
Ông Nguyễn Hữu Thật, Chủ tịch Hội Nông dẫn xã Vĩnh Lượng cho biết, việc cá chết đã xảy ra trước đó, nhưng đến này 24/4 địa phương mới nhận tin báo của người dân có hiện tượng cá bớp bị chết hàng loạt. Vì vậy sau khi Hội nông dân xã phối hợp cơ quan chuyên môn xuống vùng nuôi khảo sát thực tế thì cá bớp đã chết nhiều và người dân đang gấp rút thu hoạch bán số cá còn lại. Tính đến ngày 27/4, 10/11 hộ nuôi cá bớp ở khu vực Hòn Thị có số lồng bè bị thiệt hại 240 lồng, và hộ còn lại cũng đã có dấu hiệu bị dịch bệnh; ước tính số tiền bị thiệt hại hàng tỷ đồng, riêng thiệt hại đàn cá bố mẹ khoảng 1,2 tỷ đồng.
19-32-14_2 Người nuôi cá bớp ở khu vực Hòn Thị khóc ròng vì cá bớp chết hàng loạt.
 

Đâu là nguyên nhân?

Sau khi nhận được thông tin cá bớp chết hàng loạt của các hộ dân nói trên, ngày 26/4, Trạm Chăn nuôi và Thú y Nha Trang đã phối hợp UBND xã, Phòng Kinh tế TP Nha Trang tiến hành kiểm tra thực địa tình hình vùng nuôi, thu thập các đặc điểm dịch tễ liên quan đến hiện tượng cá chết; đồng thời thu mẫu làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân.
Đoàn đã lấy 2 mẫu cá và 4 mẫu nước, mẫu được phân tích tại Phòng xét nghiệm Chi cục Chăn nuôi và Thú y và đồng thời gửi cho Trung tâm nghiên cứu giống và dịch bệnh-Trường Đại học Nha Trang. Kết quả xác định cá bớp nuôi khu vực Hòn Thị bị nhiễm khuẩn nặng, nghi ngờ loài vi khuẩn cảm nhiễm là V.alginolyticus (mẫu cấy vết dày đặc). Ngoài ra sứa bi nhiều, độ nhớt cao, khi chế độ vệ sinh lồng không đảm bảo làm cho việc lưu thông nước trong lồng kém sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy trong lồng nuôi, dẫn đến tạo stress cho đàn cá nuôi và tác nhân cơ hội là Vibrio tấn công gây hiện tượng chết.
Các biện pháp cụ thể hiện nay là theo dõi sức khỏe đàn nuôi cá tại bè, khi có hiện tượng bất thường như giảm ăn, bỏ ăn phải xem xét cả vùng nuôi có bao nhiêu hộ có cùng hiện tượng. Đồng thời báo ngay cho công tác viên thú y trên địa bàn để được hướng dẫn kịp thời; có thể lặn hoặc kéo lồng lên kiểm tổng thể đàn cá nuôi của mình sau đó tách những cá thể yếu, bị bệnh ra khỏi đàn để điều trị riêng nhằm ngăn chặn việc lây lan bệnh. Thu gom xác cá chết đưa vào bờ, không vứt cá xuống biển. Ngoài ra người nuôi cần lựa chọn thức ăn cá mồi đảm bảo chất lượng cho đàn cá và nên sử dụng một phần thức ăn công nghiệp cho việc nuôi cá nhằm hạn chế hiện tượng bệnh xảy ra.
Đối với đàn cá còn lại hiện nay, khuyến cáo người nuôi nên dùng Costrim với nồng độ 5mg/1kg thức ăn liên tục trong 5 ngày, sau đó dùng kháng sinh bổ sung thêm các loại thức ăn và men tiêu hóa vào khẩu phần thức ăn cho cá…
19-32-14_3 Người nuôi rất hoang mang vì cá chết
19-32-14_4 Vớt cá bớp chết.

KIM SƠ

HỒI ỨC THÁNG 4 ĐEN: CÂU CHUYỆN VỀ PHƯỚC TỈNH


Tự Truyện của Nadim Nguyen

Khoảng 9 giờ tối, ngày 28.4.1975. Tôi ngồi một mình dưới mái hiên nhà, bao quanh bởi một khu vườn tương đối lớn, trồng đủ loại khoai, sắn, bắp... Màn đêm đang từ từ buông xuống, cảnh vật chung quanh đều tĩnh lặng, chỉ nghe thấy những tiếng côn trùng rên rỉ. Tôi không nhớ tôi đã ngồi đây được bao lâu rồi.
Tai tôi bây giờ như ù đi, có một thứ âm thanh rít lên liên tục, văng vẳng từ đâu vọng lại. Vì trưa nay, một trái đạn pháo của Việt Cộng nổ cách tôi không đầy 3 mét. Một miểng đạn lấy đi một miếng thịt khoảng ngón tay trỏ dưới chân phải tôi. Đang trầm ngâm ngồi suy nghĩ, tôi nghe lanh lảnh tiếng trực thăng, nhìn xéo lên bầu trời phía bên phải. Tôi thấy một đốm sáng di chuyển từ phải qua trái. Bất ngờ, đốm sáng đó lóe lên rồi tắt ngụm, không nghe một tiếng nổ, sau đó tiếng máy trực thăng cũng im bặt. Mãi sau này, tôi mới hiểu chuyện gì đã xẩy ra cho chiếc trực thăng bất hạnh đó.
Trong nhà, vẫn vang lên tiếng khóc của đứa cháu tôi, 3 tuổi, mất một cánh tay phải vì trái đạn pháo trưa nay. Ngồi một mình, tôi lần lượt nhớ lại những chuyện đã xẩy ra hôm nay cho gia đình tôi và những ngày vừa qua...
.....
“Từ đêm nay và những đêm tới. Chúng con nên ngủ ở nhà với gia đình, khi nào tình hình êm lại, chúng ta sẽ tính tiếp...” Đó là lời nói của vị Linh Mục Chánh Xứ nói với đội giúp lễ chúng tôi. Tôi mới được tuyển vào đội giúp lễ hơn một tháng. Mỗi tối, chúng tôi thường thay phiên nhau vào nhà xứ ngủ, để 4 giờ sáng hôm sau đã phải dậy kéo chuông và chuẩn bị bàn thờ, dù là ngày thường. Mấy đêm gần đây, tình hình như đặc hẳn lại. Nhìn theo tiếng nổ xa xa tít mãi phía chân trời. Lửa pháo kích cháy rực một vùng trời bên đó.
Những ngày đầu tháng 4. Làng tôi thật náo nhiệt và hỗn loạn, người bưng kẻ khiêng. 95% người trong làng làm nghề đánh cá. Không là chủ tàu thì cũng có bà con với những người có tàu. Những ngày đó, chẳng ai màng tới việc làm ăn. Người người đều di chuyển những vật dụng cá nhân xuống tàu, đêm đến họ ngủ lại dưới tàu, nếu có chuyện gì rục rịch trên đất liền, thì tàu gia đình họ sẽ phóng ra khơi để lánh nạn và bom đạn. Hội đồng xã cho nhân viên đi phóng thanh từng con đường, kêu gọi bà con ổn định, tình hình vẫn còn sáng sủa. Trong khi đó, tôi đoán, chính gia đình của những người đi phóng thanh đã dọn xuống tàu rồi.
Gia đình tôi từ khi dọn về đây, 1967. Bố mẹ tôi không hề dính đến nghề biển. Bố làm thầu khoán, còn mẹ buôn bán tạp hóa. Tình cờ, hơn một năm gần đây, tôi phát giác gia đình tôi có một chiếc ghe, chuyên đi đánh tôm.
Khoảng ngày 21, 22 tháng 4, 1975. Lính từ đâu kéo về làng tôi. Tôi được biết đây là Sư Đoàn 18, đóng quân ở Long Hải. Họ di chuyển xuống Phước Tỉnh để đón ghe qua Vũng Tàu. Đến ngày 27, 28, nhịp độ càng dầy hơn, lính ngày càng đông hơn. Đêm đến họ ngủ rải rác ở những vỉa hè. Có tối nghe tiếng đồng hồ quả lắc nhà tôi điểm 12 giờ khuya. Tôi nghe bên ngoài có tiếng than... “Đ.M. nghe tiếng đồng hồ đánh, tao nhớ vợ con tao quá mày ạ...”
Trưa ngày 27.4.1975. Anh rể tôi lái Honda xuống nhà gặp bố mẹ tôi. Xin bố mẹ và các em xuống ghe như mọi người, nếu có chuyện gì thì chạy theo với mọi người ra khơi để lánh nạn... “Có lính là có đánh nhau....” Anh nói với bố mẹ tôi. Anh rể tôi đi lính pháo binh, đóng ở Qui Nhơn, cách đây 2 tháng, anh chạy hụt hơi về đến Phước Tỉnh, trên người chỉ còn cái quần xà-lỏn. Trưa hôm đó anh rể tôi khoác lên người bộ đồ lính, súng và lựu đạn đeo lủng lẳng bên mình.
Bố mẹ tôi quyết định cho chị em tôi đi trước, rồi từ từ sẽ xuống sau. Xuống tới ghe, tôi thấy đã đông người, khoảng 4, 5 chục người. Mọi người đợi bố mẹ tôi xuống là rời bến, neo theo đoàn tầu gần cửa biển. Nhưng đến khoảng 5 giờ, bố tới nhưng không thấy mẹ, bố tôi ẵm đứa em út về với mẹ, và nói anh em cứ đi đi. Khi bố tôi ẵm em tôi xuống, mọi người chúng tôi chuẩn bị rời bến.
Trong con sông làng tôi có một cái cồn, nếu không phải là dân làm biển sẽ không biết. Khi nước lớn, nhìn như một con sông rộng mênh mông, nhưng khi nước cạn, ở giữa sông nổi lên một cái cồn lớn. Anh rể tôi hình như chưa lái ghe bao giờ và cũng chưa bao giờ đi trên con sông này, vì mấy năm gần đây anh ở trong lính, nên không biết, cứ nhắm thẳng đoàn tàu đậu xa xa mà tiến tới. Thế là chúng tôi bị mắc cạn giữa dòng sông, trong khi nước đang xuống, phải đợi hôm sau trời sáng khi nước lớn nhờ một ghe người khác kéo ra.
Sáng ngày 28 tháng 4. Mọi chuyện trên ghe đều êm đẹp, mọi người thổi cơm ăn sáng rất nhộn nhịp. Đợi nước lớn trưa nay, ghe chúng tôi sẽ được kéo ra và nhập với đoàn tàu. Vì anh rể tôi là lính, nên cũng mang theo súng đạn như một người lính bình thường. Đám thanh niên xin anh rể tôi cho chúng trái khói, để mở xịt coi chơi. Vì có những nguyên tắc riêng của lính, nên anh rể tôi không cho, nhưng mấy anh em lẽo đẽo theo để xin xỏ. Cuối cùng, không hiểu sao, mấy anh cũng lấy được một trái khói màu đỏ và mở cho nó xịt ùm trời lên, bà con trên ghe la quá. Anh rể tôi vội nhảy xuống đất (vì ghe còn mắc cạn) vùi cho trái khói xuống bùn. “...Đánh được người mặt vàng như nghệ...” Đúng, sau khi chuyện xảy ra, đám thanh niên mới biết sợ.
Chuyện gì phải đến đã đến...
Giật mình, khi tôi nghe thấy đoàn tàu đậu gần cửa biển ầm ầm rú ga, và chen nhau mạnh ai nấy chạy. Nhìn vào bờ, lính dồn xuống dày đặc cả bãi biển. Rồi tôi nghe thấy những tiếng đạn pháo xé gió rất dài ngang trên đầu chúng tôi, kết thúc bằng những tiếng nổ ngoài phía đoàn tàu. Việt Cộng đã bắt đầu pháo kích.
Ghe chúng tôi kẹt cứng vì đang mắc cạn, mọi người trên ghe đều trợn mắt nhìn nhau. Chúng tôi làm gì bây giờ ngoài việc đọc kinh và cầu nguyện. Vì tôi còn nhỏ nên được cho vào khoang thuyền. Bên ngoài, những tiếng đạn bay và những tiếng nổ vẫn tiếp tục. Sau khi đoàn tàu đã chạy ra xa ngoài tầm bắn của đạn pháo kích. Việt Cộng mới tính chuyện trong này. Trên cái cồn khá lớn giữa sông, ghe chúng tôi nằm trơ có một mình, chúng bắt đầu nhắm đến ghe chúng tôi. Bà con trong ghe la lên: “Chạy ra để cho họ nhìn thấy dân, họ đừng bắn nữa...” Nhưng Việt Cộng đâu có nghe thấy tiếng gào khóc của chúng tôi.
Biết là sẽ pháo trúng ghe, nên những thanh niên và người lớn nhảy xuống và bơi qua bên kia sông. Chị tôi nói với anh rể tôi cùng đi với họ, nhưng anh rể tôi không nghe, nhất định ở lại với vợ con. Nhiều người đã nhảy ra ngoài để thoát thân theo lời kêu gào của bà con. Tôi cũng chuẩn bị bò ra. Khi chị tôi đưa đứa con cho anh rể tôi bế, cũng là lúc tôi bò dưới hai cánh tay anh rể tôi để chui ra ngoài. Thì... một tiếng nổ long trời lở đất ngay bên tai tôi, miếng ván tôi đang bò trên sập xuống, tôi bị rơi thẳng xuống hầm máy. Sợ quá, tôi vội chui vào tuốt bên trong, quay ra, tôi thấy một tay anh rể tôi thòng xuống từ sàn trên, đong đưa hai ba cái rồi ngừng lại, một dòng máu tươi chảy dọc theo cánh tay nhỏ xuống dưới.
Sau tiếng nổ kinh hoàng, mọi sự chung quanh tôi đều như ngừng hẳn lại. Tôi ngồi một lúc lâu trong bóng tối dưới hầm máy, sợ hãi, nghe ngóng... không còn nghe thấy tiếng nổ của những trái đạn pháo nữa, và tôi nghe được tiếng khóc và tiếng la hét của những người bên trên. Tôi bò ra lại. Lên tới sàn trên, tôi thấy cháu tôi đang gào thét, tay trái giơ ra vời mọi người, tay phải gần trên phía vai bê bết máu. Tôi bò ra bên ngoài phía lái tàu. Một thanh niên nằm trợn mắt, bị mất một khoảng sọ lớn trên trán. Tôi sợ quá tìm cách nhảy xuống khỏi ghe và chạy vào phía bờ. Đến ven cồn, tôi phải bơi qua con rạch rộng khoảng 30 mét mới tới bờ. Tôi biết là tôi không bơi được. Quay sang bên trái, tôi thấy 3 người đang loay hoay với cái thúng. Tôi chạy lại và một người bế tôi vào bên trong thúng và chèo vào bờ. Lúc này, mặt mũi quần áo tôi dính đầy máu, không ai còn nhận ra tôi, chân thì bị thương, máu theo đó mà ào ra.
Tới bờ, tôi tìm đường về nhà. Trên đường la liệt những quần áo lính, không một bóng người. Miếng thịt còn lủng lẳng dưới chân tôi, chưa đứt hẳn, tôi tìm miếng dẻ và cột lại. Chạy đến đầu nhà thờ, nhìn vào nhà xứ, thấy mấy ông cụ đang đứng nói chuyện với hai cha. Một ông thấy tôi chạy ngang, người toàn máu, mới vời tôi vào. Đến gần, tôi mới nhận ra bố và chú tôi cũng đứng đó, chẳng ai nhận ra tôi. Tôi mới chạy thẳng đến bố.
- Bố ơi, nó pháo trúng thuyền nhà mình, chết hết rồi...
Mặt bố tôi biến sắc, miệng há hốc, mắt trợn trừng nhìn tôi, dường như bố tôi chưa nghe được những gì tôi vừa nói. Sau một phút điếng người, vội ôm choàng lấy tôi.
- Còn... con... có sao không?
- Dạ, con bị thương dưới chân.
Cha Xứ đi lại, tay còn cầm cỗ tràng hạt, tay kia đặt lên vai tôi.
- Con hãy phó thác mọi sự cho Chúa, chiều nay cha sẽ dâng thánh lễ cầu nguyện cho gia đình con.
Chân tay bố tôi run lên, sợ không đứng vững, mấy ông cụ quanh đó nhanh tay đỡ lấy bố tôi. Khi lấy lại đươc chút bình tĩnh, bố tôi nói với hai cha và mọi người, giọng vẫn còn run.
- Con... về cho nhà con biết, rồi chạy ra ngoài đó xem sao.
Khi bố tôi đi khỏi, chú tôi vừa khóc vừa cõng tôi chạy đến phòng mạch bác sĩ, hy vọng gia đình ông này chưa di tản.
Đêm đó và những ngày kế tiếp. Gia đình tôi phải đi lánh nạn cách Phước Tỉnh 5 cây số. Khi đi qua cổng làng, tôi thấy Việt Cộng đặt khẩu đại bác, nhắm qua hướng Vũng Tàu. Chúng liên tục pháo qua Vũng Tàu mấy ngày liên tiếp. Bên kia chỉ pháo lại 1,2 trái.
Trên ghe chúng tôi hôm đó có độ 40 người. Nhờ những lời kêu gào trong khi bị pháo kích. Trên ghe còn lại khoảng hơn 10 người, 8 người bị thiệt mạng, trong đó có anh rể tôi, chị gái tôi 15 tuổi và đứa em trai tôi 7 tuổi. Đứa cháu trai tôi 3 tuổi bị mất cánh tay phải. Đó cũng là trái đạn pháo cuối cùng của Việt Cộng vào Phước Tỉnh, và cũng là trái đạn pháo trúng giữa thuyền gia đình tôi./.

VIDEO NHÂN DÂN QUẢNG BÌNH BIỂU TÌNH, CHẬN QUỐC LỘ 1A


ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG, ÔNG CỐ NỘI CỦA ĐẢNG TA ĐÂY !!!



TIN TỪ BẠN PHILIPPINES:

 
-------------------------
Thủ hiến Bitoonon: Những hành động gì bạn đã làm để tìm hiểu nguyên nhân cá bị chết đã xảy ra thường xuyên ở đảo PAG-ASA?
Năm ngoái, những cư dân xác nhận với chúng tôi rằng các tàu TQ đã thường xuyên thả hóa chất xuống để phá hủy san hô và sinh vật biển.
Chúng tôi đã nói điều này và sẽ tiếp tục thông báo đến mọi người, rằng TQ đang lấy đi các hoạt động kinh tế của cộng đồng cư dân tại nhóm đảo Kalayaan (Thị Tứ) nhằm đẩy cư dâ
n ra khỏi đó và cô lập các hòn đảo.
Sau khi cư dân đi khỏi, các hoạt động quân sự của TQ sẽ chiếm đảo dễ dàng hơn.
------------------------------
Một ngư dân o Bình thuận cũng nghi ngờ điêu này !

https://soundcloud.com/vietnam-danchu/phong-van-ca

Nguồn facebook Ann Do
 

DÂN QUẢNG BÌNH CHE LẾU GIỮA ĐƯỜNG, BIỂU TÌNH QUA ĐÊM TẠI 2 XÃ QUẢNG XUÂN VÀ CẢNH DƯƠNG, PHONG TỎA QUỐC LỘ 1A









Miền Trung nắng chói chang.
30.4.2016
Một ngày sau đúng 41 năm từ "phỏng giái" 30.4.1975

Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt
Trắng rừng biên giới nở hoa mua
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.

" Bác Hồ ơi giải phóng rồi mà sao dân vẫn khổ".( Nếu thằng này mà nó biết nghe thì đỡ khổ từ lâu rồi !!!)
Bà con Quảng Bình đã dựng lều thức trắng suốt đêm qua, sáng nay lại tiếp tục biểu tình. Tiếng nói của bà con là tiếng nói của cả dân tộc lúc này: " Đuổi Formosa ra khỏi đất nước VN "
Ghi nhận hiện trường tại thời điểm này trên QL1 đoạn quan địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có 2 điểm tập trung bà con làng biển phong toả đó là Xuân Hoà - Quảng Xuân và xã Cảnh Dương
Ủng hộ bà con xuống đường.
Formosa stop and get out!
Hình: fb Thái văn Đường

TIN MỚI: NHIỀU RÙA BIỂN CHẾT TRÔI VÀO BỜ BIỂN PHAN THIẾT - BÌNH THUẬN




Đây là thông tin mới nhất về chất độc Miền Trung, ngư dân cho biết nhiều xác xác Rùa Biển đã trôi dạt vào bờ dọc theo bờ biển Phan Thiết.
Phan thiết cách Hà Tĩnh 1.156Km.
Nghe phỏng vấn ngư dân Phan Thiết tại đây: https://soundcloud.com/vietnam-danchu/phong-van-ca
Ảnh minh họa

CẬP NHẬT NHỮNG HÌNH ẢNH BIỂU TÌNH NGÀY THỨ HAI 30.04.2016 TẠI XÃ CẢNH DƯƠNG, HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH. BÁO CHÍ NHÀ NƯỚC ÉM TIN TOÀN BỘ .












Chính quyền đã điều động nhiều xe bít bùng đến để sẵn sàng đàn áp, bắt nhốt biểu tình, liệu chúng có dám làm không trong khi cuộc biểu tình đã qua đêm, sang ngày thứ 2 và dân chúng hiện đã phẫn nộ tới đỉnh điểm và hiện đã phong tỏa QL1A. Được biết ngay trong hàng ngũ công an và quân đội hiện nay, rất nhiều người cũng mất niềm tin và thực sự không muốn đối đầu với người dân vì họ biết họ không còn chính nghĩa nữa rồi !!!
Nguồn facebook