Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Đại Vệ Chí Dị - Tái Ngộ Quỷ Môn Quan.


 Người Buôn Gió

Nước Vệ (Việt)  triều nhà (Cộng) Sản, năm thứ 70.

Vệ Kính Vương năm thứ tư.

Trăm Xanh (Nguyễn Bá Thanh: trưởng ban nội chính trung ương) tỉnh dậy, thấy mình đang nằm trên con đò, người lái đò mặt xanh như tàu lá, khuôn mặt dường như làm bằng đá, không có một nét cử động nào. Đôi cánh tay chèo mái đò lướt êm trên dòng sông đen thẫm nước chảy cuồn cuộn. Xung quanh là một khoảng âm u, nhờ ánh sáng của những con đom đóm bay quanh đò mà Trăm Xanh nhận ra mình đang ở một chỗ mà ông chưa đến bao giờ.

 Trấn tĩnh một lúc, ông nghe thấy văng vẳng bờ bên kia tiếng khóc của vợ con mình, nghe kỹ một lúc thấy lời ai oán về cuộc đời nghiệt ngã đã khiến số phận ông kết cục bi thảm. Tiếng khóc của vợ con xa dần, lúc được, lúc mất rồi mất hẳn. Trăm Xanh ngồi dậy, hỏi người lái đò.

Đây là đâu rồi.?

Người lái đò không mở miệng, nhưng rõ ràng âm thanh từ phía người đó thoát ra gằn tiếng khô lạnh.

- sông Mê.

Trăm Xanh giật mình, lâu lắm rồi không ai nói với ông bằng giọng coi thường như vậy, có lẽ phải đến vài chục năm, khi ông mới bắt đầu gia nhập Sản Hội. Buổi kết nạp, tên bí thư chi bộ Sản cũng gằn giọng nhắc nhở ông phải tuyệt đối trung thành với Sản Hội, âm tiết câu nói của hắn cũng y như tên lái đò này. Mỗi điều hắn giỏi hơn tên lái đò là hắn nói tràng giang đại hải mà âm điệu cũng khô lạnh như tiếng đục đá, kém chăng là bọt mép hắn sùi ra, mắt long sòng sọc, chẳng giữ vẻ lanh lùng bất động như gã lái đò.

Vỗ trán nghĩ một lúc, Trăm Xanh biết mình đã rời khỏi cõi trần, trên đường đến cõi âm ty, đang bắt đầu đi qua con sông Mê. Qua con sông này là hồn không nhớ đường về nhập xác. Vậy là chết. Ông tự hỏi mình chết rồi mà vẫn ngủ mơ sao.? Mấy chục năm theo nhà Sản, thuyết học tân tiến từ những nhà lý luận cao siêu về chủ nghĩa duy vật, hiện thực. Làm gì có chuyện âm ty, địa ngục nào.

Đò kịch một tiếng làm ông thoát khỏi mớ hoài nghi chủ thuyết Sản để về thực tại, người lái đò vẫn giọng lạnh lùng.

- Trả tiền đò.

Trăm Xanh loay hoay sờ bên mình, từ khi làm quan trấn thủ đất Quảng đến này, rồi theo lệnh Vua ra kinh thành làm đại tướng quân Nội Chính, có bao giờ ông phải dùng đến tiền đâu. Ông đi đâu cũng có tuỳ tùng, trợ lý, ông cần gì tự chúng mang đến cho ông. Tiền nước Vệ thậm chí nhiều năm ông còn chả nhìn thấy. Ông định tháo cái đồng hồ Omega vỏ vàng khối đưa tên lái đò, đang loay hoay tháo thì tên lái đò gắt.

- Tiền đò người nhà nhét trong miệng chứ có ở tay đâu mà tìm đó.

Trăm Xanh thò tay vào miệng, không thấy đồng nào. Thì ra lúc khâm liệm, tay Đại Thần Nghị Chính Tổng Nhân Sự Tôn Dưa (Tô Huy Rứa: trưởng ban tổ chức trung ương đảng Cộng)  đã chỉ đạo không nhét tiền đò vào miệng ông. Hắn bảo làm thế là mê tín, không đúng tinh thần cách mạng khoa học hiện đại của nhà Sản. Cay đắng, Trăm Xanh đành tháo chiếc đồng hồ quý giá gắn bó nhiều năm đưa cho tên lái đò.

Gã lái đò nhìn Trăm Xanh luyến tiếc chiếc đồng hồ, bèn nói.

- Không có tiền thì thôi, ta chỉ hỏi vậy, năm ngoái có người qua đây, đã trả luôn cho người rồi.  Người lên bờ, cứ theo hướng đom đóm bay mà đi là đến chỗ của người.

Trăm Xanh cúi đầu cảm ơn, lên bờ lững lờ bước như chân dẫm vào mây, theo ánh đom đóm đến một cổng thành có đề ba chữ.

Quỷ Môn Quan.

Xanh dợm bước, tưởng mình nhầm chỗ, định lùi lại. Lính gác trông thấy chạy tới xốc nách nói.

- Đã đến đây rồi thì còn đường nào khác nữa mà đi.

Xanh giơ tay khua khua phân trần.

- Tôi là mệnh quan triều đình, lẽ nào vào nơi cửa quỷ sống.

Lính gác cười nhạt nói.

- Quan lại triều đình nhà Sản, chỉ có vài cửa này thôi. Không tin vào trạm tra sổ là biết.

Đến trạm gác, lính giở sổ, soi đuốc cho Xanh đọc. Sổ ghi rằng

Nguyễn Trăm Xanh, người đất Quảng,  năm 27 tuổi nhập Sản Hội, được làm quan 35 năm. Hơn 30 năm làm quan xứ Quảng, tính tình hà khắc , độc đoán phá mồ mả, làm hại chết giáo dân xứ Gò Dâu. Đính kèm đơn tố cáo của người bị hại. Gia sản do tham nhũng giàu nhất nhì miền Trung. Về công lao có được ghi nhận cải cách chính sách, tiện lợi cho dân, gần gũi bá tính, có nhiều công trạng mở mang đường sá, công trình công cộng, giáo dục, y tế có lợi cho dân. Công tội chưa định nặng nhẹ. Đưa vào phòng đợi, chờ ngày phán xét. Khi chưa đến ngày đó, miễn cho phải đeo gông, đóng cùm.

Lính gác mở cổng thành, dẫn Xanh đi xuống những bậc thang ướt đẫm rêu. Đến một khoảng trống thấy bao nhiêu tù nhân đang đeo gông, chân bị xiềng, trên đầu tù nhân nào cũng đội một hòn đá, to nhỏ tuỳ người. Lính gác bảo Xanh cứ đợi đây để tìm quản phòng đợi lấy chìa khoá. Xanh mỏi mệt, thấy đống đá to chất đó, hòn nào cũng ghi tên người, lựa được hòn to nhất không có tên ai mới đặt mình ngồi nghỉ.

Xanh xem đồng hồ, tính theo dương gian bấy giờ mới vừa hết Ngọ, đám tù được nghỉ, ngồi quanh sân. Xanh nhác thấy một kẻ quen quen, bèn lại gần chào. Kẻ ấy ngước đầu nhìn lên, Xanh nhận ra đó là Báu Mã (Phạm Qúy Ngọ: tướng công an). Xanh cứng lưỡi không biết nói gì ú ớ, Báu Mã thở dài.

- Rút cục thì cũng gặp ông ở đây, ông chậm mất mấy tháng .

Xanh thấy Mã nói giọng lành, nên cũng hết lo, mới cất lời.

Sao ông biết tôi sẽ xuống đây chậm ?

Mã cười đau đớn.

- Tôi còn biết ông không có tiền đò nữa cơ.

Xanh điếng người giây lát, rồi vòng tay tạ Báu Mã.

- Tôi vì mệnh Vua, khiến ông thế này, thực là áy náy.

Báu Mã đỡ Xanh dậy an ủi.

- Tôi cũng vì phò Chúa mà ra nông nỗi này, đâu phải nguyên cớ chỉ do ông cả.

Xanh đưa tay sờ cái gông gỗ nghiến nặng trịch trên cổ Báu Mã hỏi.

- Sao ông đeo gông nặng thế này.

Báu Mã não nề.

- Tôi làm quan bộ Hình,  tính chất công việc chỉ làm điều ác , đâu có cơ hội ra những quyết sách làm điều tốt cho dân, ông cứ nhìn đống đá quanh đây mà xem, toàn cho quan bộ Hình nhà Sản hết cả đấy. Hòn đá tôi đội ban nãy mới là tính cái vụ đàn áp nông dân phủ Thiên Trường, cái gông này là tội lừa người lấy gan....còn các tội khác Diêm Vương chưa xét đến, cũng chỉ nay mai là thêm hình phạt nữa thôi.

Xanh ngẩn người thốt.

Tôi hại đồng môn, giết giáo dân là theo luật lệ nhà Sản, có vua ban. Lẽ nào cũng phải chịu phạt.

Báu Mã cười nhếch mép.

- Tôi cũng theo chỉ dụ Chúa ban, nào có tự nghĩ ra đâu.

Xanh hoài nghi.

- Vua, Chúa là thiên mệnh trời ban, lẽ nào xuống chỉ , chúng ta phận quan lại làm theo, lại bị phạt.

Mã nghe tiếng kẻng báo, đứng dậy vòng tay cáo từ, lúc nhờ Xanh đặt hộ hòn đá lên đầu, Mã chỉ đống đá nói.

- Vua, Chúa tiếm ngôi, bất nhân, bất nghĩa. Trời nào cho thiên mệnh, cái hòn đá to ông ngồi là để Vua và Chúa ai xuống trước thì đội đấy.


Trăm Xanh chợt ngộ, hối hận khóc oà, ôm lấy Báu Mã nói.

- Chúng ta cả đời lầm lạc, theo phường bá đạo, để đến lúc này không biết kêu ai. Xin ông bỏ qua chuyện ngày xưa.

Mã nặng nhọc vì gông, xiềng, đá hổn hển trả lời.

- Tôi đã trả tiền đò cho ông rồi đấy thôi./.
 
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Còn một lần nữa không?




Nguyễn Tường Bách
Bức Tường Ô Nhục
Bức Tường Ô Nhục
Cách đây một năm, Tết Giáp Ngọ, bài này đã được đăng trong một tạp chí trong nước. Vì lý do dễ hiểu, bài bị cắt bỏ nhiều đoạn. Sau một năm, tình hình đất nước có thay đổi, nội dung của bài phù hợp hơn bao giờ hết. Sau đây là nguyên văn bài viết
Năm 1986 là một năm đáng nhớ trong đời tôi.
Một ngày nọ trong mùa thu 1986 bọn chúng tôi sáu người được Hội người Việt Nam tại Đức cử về nước để “điều trần” về tình hình thế giới, góp ý với Đại hội Đảng lần thứ sáu.
Đó là thời điểm mà các nước theo chủ nghĩa xã hội tại Đông Âu bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi. Tại Ba Lan tháng 9.1980 công đoàn Đoàn kết thành hình và ngày càng phát huy ảnh hưởng. 1984 khắp nơi tại Ba Lan biểu tình lan rộng. Tại Hungary năm 1980 kinh tế thị trường bắt đầu được áp dụng, năm 1982 họ gia nhập Quỹ tiền tệ quốc tế IWF và ngân hàng thế giới.
Tại CHDC Đức từ giữa những năm 80, đảng cầm quyền đã phải nhượng bộ thành phần đối lập. Cũng giữa những năm 80 Gorbachev thực hiện đổi mới Glasnost và Perestroika. Tháng 3.1985 Gorbachev tuyên bố mỗi nước trong khối Warsaw được quyền theo đường lối riêng. Từ đó học thuyết được mệnh danh Sinatra thay thế học thuyết Brezhnev, vốn được dựng lên từ 1968, sau khi Liên Xô đập tan mùa xuân Praha của Tiệp Khắc.
Những ai theo dõi thời cuộc đều hiểu là một khi Liên Xô tuyên bố đường ai nấy đi thì đó là dấu hiệu tan rã của khối Đông Âu. Điều đó cho thấy chủ nghĩa xã hội kiểu Đông Âu đã chứng tỏ sự phá sản của mình.
Tôi chuẩn bị về Hà Nội và nhớ đến CHDC Đức của những năm qua. Đây là quốc gia hùng mạnh nhất của khối Đông Âu, có tiềm lực khá nhất về kỹ thuật và kinh tế so với các nước khác, kể cả với Liên Xô hồi đó. CHDC Đức tiếp giáp với Tây Đức, về mặt địa lý lại chứa cả Tây Berlin nằm lọt thỏm trong lòng nó, nên CHDC Đức chính là “tiền đồn” số một của phe xã hội chủ nghĩa. Chính vì lẽ đó mà Đông Đức càng cẩn mật hơn đối với mọi ảnh hưởng của phe Tây phương.
Tôi càng nhớ hơn những ấn tượng của mình tại Đông Đức trong năm 1970. Đó là năm mà bọn sinh viên trẻ chúng tôi, mà chỉ là người nước ngoài, người Đức không được tham dự, được đặc cách cho đi thăm CHDC Đức một ngày, buổi tối không được ở lại, phải trở về Tây Berlin. Chuyến xe bus chạy trên những hành lang đã định sẵn từ Tây Đức đến Tây Berlin, xuyên qua địa phận Đông Đức, trên những xa lộ cách ly với phố xá làng mạc. Thỉnh thoảng xe dừng lại để sinh viên Tây Đức, với chút ngoại tệ “mạnh” ít ỏi trong túi, được mua cà-phê thuốc lá trong các cửa hàng Intershop. Họ cần ngoại tệ mạnh và đó là lý do mà chúng tôi được đi thăm. Qua biên giới ngồi trên xe tôi thấy rõ công an Đông Đức dùng những chiếc gương lớn có bánh xe, đẩy vào gầm xe xem có công dân nào của họ trốn dưới đó không.
Từ Tây Berlin chúng tôi đến Checkpoint Charlie, đó là cửa biên giới giữa hai phần của thành phố Đông Tây Berlin. Khách hồi hộp đi qua những hành lang hẹp, quanh co dưới cặp mắt dò xét của công an mật vụ Đông Đức. Mỗi khách phải đổi 20 Mark, tiền Đông Đức, một ăn một, nghe là để mua sắm, nhưng thực tế là trả tiền vào cửa với ngoại tệ mạnh.
Sau vài góc đường kể từ trạm kiểm soát, lạ thay có một thanh niên tìm tôi hỏi chuyện. Anh hỏi tôi có dư chiếc quần jean nào muốn bán lại cho anh. Tôi trố mắt lắc đầu. Anh lại đề nghị tôi cùng đi đến Intershop mua hàng với ngoại tệ mạnh, tiền anh đưa, công dân như anh không được mua hàng Intershop. Tôi cũng lắc đầu nốt. Vô cùng ngạc nhiên tôi tự hỏi, con người mới xã hội chủ nghĩa mà như thế này ư, nhất là trong một xứ ưu việt nhất của khối Đông Âu.
Trong ngày hôm đó của năm 1970 tôi lại nhớ lại một kỷ niệm xưa. Trước đó chục năm, khoảng 1960, tôi chỉ là một đứa trẻ 12 tuổi sống trong thành thị miền nam thời còn hòa bình. Ngày nọ tôi được theo người lớn ra bến sông Bến Hải, đến cầu Hiền Lương nhìn qua bờ bắc. Vĩ tuyến 17 là đây, sông Hiền Lương nước chảy chầm chậm. Tôi bâng khuâng nhìn qua, bên kia là đồng bào của tôi hay sao. Xa xa ta thấy rõ trẻ con người lớn đi lại, có người đi xe đạp. Nhưng đập vào mắt tôi là một hàng chữ thật to, dành cho người nhìn từ bờ nam. “Hai miền, hai chế độ”. Dù là đứa trẻ, tôi biết ngạc nhiên thấy câu khẩu hiệu có vẻ “hiền”, không khiêu khích, không tuyên truyền như tôi tưởng.
Trên cao ở hai bờ là hai lá cờ, một vàng một đỏ. Lạ thay chiếc cờ vàng rủ xuống như khăn tang. Còn lá cờ đỏ bên kia, không rõ được làm bằng thứ vải gì mà trời ít gió vẫn bay phất phới. Điềm lành điềm dữ gì đây?
Chiếc cầu Hiền Lương khung sắt mặt gỗ chỉ là một chiếc cầu nhỏ như trăm vạn chiếc cầu trên quốc lộ 1, tôi nhìn và nghĩ đời mình sẽ không bao giờ đi trên cầu đó. Thế nhưng hồi đó vẫn có người qua lại, vì khi tôi vào văn phòng quân đội miền nam đã có một người đội nón cối, miệng hút thuốc ngồi đó. Ông mang “bưu thiếp” từ bên kia qua, khuôn mặt bất động nhìn chúng tôi. Trong bọn chúng tôi có một đứa mũi hơi cao, da hơi sáng. Ông thốt lên “cháu này lai Mỹ”. Câu nói đầu tiên và duy nhất của ông đã trật lất.
Chục năm sau tại Đức tôi đang nếm mùi của “hai miền hai chế độ”. Nhưng hôm nay tôi được băng qua biên giới, đi thăm miền đất của con người mới xã hội chủ nghĩa. Ở đây chưa ai nhìn tôi với cặp mặt khinh thị, ngược lại có kẻ chạy theo xin hỏi mua chiếc quần jean.
Suốt chục năm sau tôi không trở lại Đông Đức, nhưng vẫn nghe người dân ở đó vẫn tìm mọi cách vượt biên qua Tây Đức, bất kể hiểm nguy cho bản thân và hệ lụy cho người ở lại. Thế nhưng với lực lượng công an cảnh sát mà tôi từng tận mắt trông thấy, tôi nghĩ Đông Đức sẽ trường tồn thiên thu bất diệt. Tấm gương mùa xuân Praha 1968 vẫn còn nóng hổi. Thậm chí tôi còn lo ngại một ngày xấu trời nào đó, bộ đội Đông Đức sẽ tràn ngập Tây Berlin vì thành phố này nằm như một hòn đảo phồn vinh giữa một vũng lầy nghẹt thở.
Thế mà chỉ hơn 15 năm sau kể từ lần viếng Đông Đức, tôi cùng phái đoàn ngồi máy bay về Hà Nội, sẽ gặp lãnh đạo Đảng và Nhà Nước để “báo cáo về tình hình thế giới và phong trào”. ”Báo cáo” ở đây phải gọi là “báo động” thì đúng hơn vì thông điệp của chúng tôi cho các vị lãnh đạo là hãy thay đổi, trên thế giới đang rục rịch thay đổi.
Trong một buổi sáng nắng hoe vàng như màu nắng thường thấy ở miền bắc trong mùa thu, chúng tôi đến văn phòng Trung Ương Đảng, vào trong một gian phòng nghiêm trang, ngồi vào một chiếc bàn rất rộng. Người “làm việc” với chúng tôi không ai khác hơn là ông Nguyễn Văn Linh, về sau là Tổng Bí thư. Các nhân vật khác cùng có mặt là các ông Đào Duy Tùng và Hoàng Bích Sơn. Các vị lắng nghe chúng tôi một cách nghiêm túc. Tôi bất ngờ cảm nhận lòng cởi mở thân tình của các vị quan chức cấp cao nhất. Họ không có vẻ gì ngạc nhiên khi nghe tình hình các nước Đông Âu đang chao đảo. Họ để cho chúng tôi nói hết, không tỏ chút gì khó chịu khi nói nghe nói đến khuyết tật cố hữu của một nền kinh tế kế hoạch.
Ngồi đây tại Hà Nội tôi không khỏi nhớ lại đời mình. Từ một đứa trẻ đứng ngẩn ngơ bên cầu Hiền Lương và nghĩ đời mình sẽ không bao giờ qua bờ bắc, tôi đã đi một vòng lớn của cuộc đời. Số phận cho tôi đến học tập ở Đức, cũng một nơi được gọi là “hai miền hai chế độ” như nước mình. Rồi tôi cũng từng băng hàng rào sắt qua bên đó và chứng kiến chớp nhoáng cách làm ăn cò con của thời bao cấp. Nay tôi lại ngồi đây, trong một quê hương thống nhất, tại trung tâm quyền lực của cả nước và “làm việc” với Tổng Bí thư.
Thế nhưng nói thật lòng, ngay hồi đó tôi đã không có chút ảo tưởng nào. Làm sao mà các vị đó tin nghe mình, chấp nhận kiến nghị của dăm ba Việt kiều non nớt và đáng ngờ được. Những người mà họ tin nghe phải là những người khác mà chúng tôi không bao giờ gặp. Tiếng nói của chúng tôi chỉ điểm trang cho vui trong một hoàn cảnh cần chút màu sắc khác lạ. Vòng đời từ cầu Hiền Lương, gặp ông cán bộ đưa thư, đến Tây Đức, rồi lạc một ngày qua bên Đông để rồi hôm nay về lại tổ quốc, ngồi đối diện với Tổng Bí thư chỉ là một trò đùa hóm hỉnh của số phận hay đi lang thang của tôi.
Sau đó Đại hội VI diễn ra trong tháng 12.1986 với nhiều thay đổi thực. Lãnh đạo Việt Nam từ bỏ con đường bao cấp, chấp nhận nhiều thành phần kinh tế và mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Tôi hoàn toàn không nghĩ đó là nhờ “công” góp ý của chúng tôi mà chủ trương này đã định hình một cách bắt buộc trong bối cảnh ảm đạm của nước Đông Âu. Thế nhưng so với cũ, đây là một công cuộc đổi mới vô cùng quyết liệt và mang lại thành quả to lớn.
Tháng 11 năm 1989 một biến cố long trời xảy ra tại Đức. Bức tường Berlin sụp đổ. Tôi ngồi xem hàng đoàn người hân hoan đi qua Checkpoint Charlie, nơi mà gần 20 năm trước chúng tôi phải chầm chậm đi về trong ngày, giữa những con mắt xoi mói. Tôi sởn da gà khi nhớ rằng, lịch sử ngàn năm sẽ nhớ lại cảnh này, cảnh một dân tộc thống nhất không cần tốn một viên đạn. Cầu Hiền Lương của họ đã mở cửa và người ta đi chiều ngược lại.
Ngày Giải Phóng
Ngày Giải Phóng
Hè năm 2012 chúng tôi trở về Checkpoint Charlie. Đường Friedrich không còn chập chùng đồn bót, nay rộng rãi thông suốt. Gần đó là một quán ăn Việt Nam đông khách, phục vụ trẻ măng. Đồng bào tôi đây, không hề ít tại nước Đức kỳ lạ này. Xung quanh trạm biên giới cũ, ta còn thấy hình ảnh xưa, nền móng cũ, ngày đó nơi đây một thuở… Quanh tôi là khách du lịch còn trẻ, người nước ngoài khá nhiều. Họ có biết chăng có người cảm khái nhớ đời mình và vận nước non của 40 năm qua.
Sau lần gặp Tổng Bí thư tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ gặp quan chức cấp cao nữa. Thế nhưng cũng có một ngày đặc biệt trong đầu những năm 90. Tại sân bay Bangkok, trên xe bus từ máy bay vào nhà ga, tôi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông lên xe trước tôi, lúc đó còn rất khỏe mạnh. Tôi đến gần ông, trân trọng hỏi thăm “Thưa Cụ, có phải Cụ là Cụ Võ Nguyên Giáp?”. Ông không trả lời, cũng không nhìn tôi, làm như không nghe thấy. Khuôn mặt ông bất động còn hơn ông cán bộ đưa thư ngày nọ. Tôi ngẩn ngơ, tự hỏi phải chăng mình nhìn lầm. Xuống xe tôi đi nhanh vào sảnh. Ở đó đã có vài ba người đứng đón, có chị mặc áo dài, với vòng hoa và bảng đề “Nhiệt liệt chào mừng…”.
Tôi thưa không thấy trả lời. Trong nước ông là vị tướng từng oanh liệt đánh thắng giặc Pháp. Ra ngoài ông đề phòng những ai nói tiếng Việt.
Kể từ đó tôi không còn gặp quan chức cấp cao, thật lòng tôi cũng không muốn. Nhưng cấp thấp thì nhiều. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp gỡ chuyện trò với họ, thậm chí chơi chung thể thao. Thỉnh thoảng khơi chuyện “bao cấp” ngày xưa thì y như rằng, ai cũng có chuyện để kể, từ anh lái xe đến ông thủ trưởng. Sức sống dân tộc to lớn thay. Thực vậy, chỉ bỏ ngăn sống cấm chợ và cho nước ngoài đầu tư mà nước ta đã tiến triển một cách ngoạn mục từ 1986 đến nay.
Nhưng rủi thay tiến trình của xã hội luôn luôn thay đổi và đòi hỏi phải có sự đổi mới. Qua năm thứ 14của thế kỷ mới, Việt Nam đã bộc lộ tất cả khuyết tật của hệ thống. Kinh tế suy thoái, tham nhũng lan tràn, các giá trị văn hóa xã hội bị sa sút trầm trọng, điều đó đã quá nhiều sách báo nói đến. Tình hình ngày nay bức xúc hơn 1986, đó là điều tôi nhận xét. Nếu không thay đổi một cách tầm cỡ như 1986 đất nước sẽ đi về đâu?
Xét lại lịch sử, Việt Nam chỉ thay đổi khi quốc tế thay đổi. Sự chấm dứt thế chiến thứ hai là cơ hội cho Đảng lãnh đạo nắm chính quyền. Sự đổi xác năm 1986 là kết quả cuộc phá sản của các nước Đông Âu. Thế thì phải chăng Việt Nam phải đợi một biến cố tầm cỡ trên quốc tế? Tôi không biết.
Tại Đức thì sau 24 năm thống nhất, nước Đức đã đưa Đông Đức lên ngang tầm phát triển của phía Tây, đó là tin vui của họ trong mùa thu 2013. Hiện tượng người bỏ sang Tây để kiếm việc đã chấm dứt. Người Đức cũng không phải thánh thiện gì, chính trị gia của họ cũng đầy khuyết tật, cũng ôm ấp những ý đồ riêng tư và ích kỷ. Nhưng điểm ưu việt của Đức là họ quyết lòng theo một xã hội pháp quyền, tất cả phải được điều hành bằng luật pháp. Việc cựu Tổng thống của họ hiện nay phải hầu tòa vì tội lạm dụng quyền thế về một số tiền chưa đầy 1000 USD, một số tiền nực cười, đối với quan chức Việt Nam hiện nay hoàn toàn không lớn, cho thấy luật pháp của Đức triệt để như thế nào.
Tôi không nghĩ mình sẽ còn có cơ hội “điều trần” gì với ai tại Việt Nam nữa. Nhưng dân tộc Việt Nam phải được một lần hỏi ý kiến. Đã đến lúc rồi, người Việt Nam phải ngồi với nhau xem thử nên điều hành đất nước theo phương cách nào. Năm 1986 đã từng có một cuộc đổi thay quyết liệt.
Có còn một lần nữa không?  ./.

http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/con-mot-lan-nua-khong.html

Giang hồ số má.

Người Buôn Gió



Quanh khu phố nhà, tôi nể nhất hai anh, đó là anh Phi Ngọ và anh Dũng Quái. 

Một lần cầm cái xóc đĩa ngoài đường, bỗng nhiên có thằng từ đâu đến chửi bới cả lũ chơi. Nó chửi xong, đứng ưỡn ngực thách cả đám bạc chiến nhau với nó. Anh Dũng Quái nhà ở Đào Duy Từ, người bé loắt choắt, không nói không rằng bất ngờ rút dao đâm một nhát vào lưng. Tất cả nhìn thấy chạy hết, bỏ lại thằng kia nằm rên rỉ đến khi có người đưa đi cấp cứu.

 Anh Dũng Quái không có đàn anh, cũng chả nhận đàn em. Một mình anh lủi thủi đi đánh quả, có tiền vào xới bạc cũng chỉ một mình, ống tay áo dài buông chùng, trong đó dấu một con dao lá lúa cứng, không hiểu anh dấu kiểu gì mà khi nào cần anh chỉ lắc cánh tay một cái là chuôi con dao nằm trong lòng bàn tay, mũi dao nhanh như chớp xiên vào đối thủ. Tính anh ít nói, chơi sòng phẳng, nhưng bất kỳ ai dù số má đến đâu mà hơn phân anh hoặc có lời nói xúc phạm anh, con dao của anh sẵn sàng đưa vào bụng ngay. Mặc kệ lúc đó xung quanh đối phương lắm đàn em hay là chỗ đông người chứng kiến.

Giang hồ ít người biết anh, vì anh không giao du, không phô trương thanh thế, thể hiên. Nhưng ai đã biết anh đều e ngại.

Anh Phi Ngọ cũng gần nhà anh Dũng Quái. Lẽ ra nếu thủ đoạn chút, biết quan hệ, biết làm oai, tận dụng những vụ đâm chém của mình, biết khoe khoang thể hiện để doạ đời....thì anh Phi Ngọ chắc chắn sẽ là đại ca lừng lẫy tên tuổi ở Hà Nội chứ không phải trong khu Hoàn Kiếm. Anh Phi Ngọ vào trại tù, một mình dám bật cả '' thi đua ''. Bị nhốt vào kiên giam, anh đào tường ra khỏi khu kiên giam vào đêm mưa gió, rồi quăng quần áo lên dây thép gai trèo trốn thoát. Sau anh bị bắt lại vào xà lim, cùm cả tháng, mỗi bữa chỉ nắm cơm trắng ít muối.

Hai anh cùng một trại tù ,các anh gần nhà nhưng cũng chả cùng hội với nhau, mỗi anh một góc trại. Tất cả các '' trách nhiệm '' hay ''trật tự '' và '' thi đua '' đều ngầm bảo nhau tránh các anh. Những hội này đều do cán bộ trại dựng lên, với danh nghĩa là tự quản, nhưng thực chất là nhóm đầu gấu để thi hành luật rừng hộ cán bộ. Trấn lột, đánh đập , quay quắt tù nhân lấy tiền chia chác cho cán bộ. 

Anh Phi Ngọ và Dũng Quái không tham gia các nhóm đó, các anh vốn trước giờ chỉ chiến với kẻ manh hơn. Làm cái việc dựa hơi cán bộ, cậy động để đánh đập những tù mới chả số má gì, chỉ để lấy tiền không phải là cách các anh muốn. Các anh sống trong tù vẫn với bản chất ngoài đời, ngang tàng, anh hùng nhất khoảnh, không áp bức kẻ yếu, không hùa theo kẻ mạnh làm điều mình không muốn.

Hôm tôi mới đến trại, anh Dũng Quái cho bao 555, anh Phi Ngọ cho hộp sữa ông Thọ.

Nhờ thế tôi không bị trận đòn nhập trại của bọn '' trật tự, thi đua ''. Đòn nhập trại là cái ổ khoá to bằng nắm tay, bọc vào cái khăn mặt, nện vào lưng của tù mới hàng chục nhát. Có người bị đánh xong, nằm ốm, đi viện vì dập phổi, gan. Nếu muốn thoát đòn'' nhập trại '' phải có 200 nghìn, hoặc là chỗ quen biết với hội đánh, hoặc có cán bộ vào báo luôn thằng này, thằng kia là người nhà tao.

Anh Phi Ngọ trốn trại, bị vào xà lim rồi chuyển trại khác. Anh Dũng Quái hết án về. Mấy năm sau tôi ra tù, chẳng bao giờ gặp lại các anh. Có năm làm ăn được, muốn tìm hai anh để tạ ơn, nhưng người đồn anh này chết, anh kia trốn nã. Chả biết tìm đâu. Bao thuốc 555 và hộp sữa ông Thọ các anh cho hôm đầu vào trại là có ý nghĩa thông báo với các hôi trong trại về tình cảm của các anh . Ý nghĩa thông báo như thế, trong hoàn cảnh thế thì khó ước định được giá trị vật chất là bao nhiêu. Nhất là anh Dũng Quái, trước nay không bao giờ nhận đàn em, đàn anh gì.

( Nếu bạn nào đọc những dòng này, có biết tin tức gì về anh Dũng Quái, xin báo giúp cho mình )

Cả hai anh đều không có số má, tên tuổi để nhiều người biết. Khối kẻ báo chí đưa tin là đại ca, là trùm băng đảng, dữ dằn, ghê gớm này nọ. Đa phần toàn nhờ cậy đông, tụ tập được nhiều vây cánh, khôn ngoan biết quan hệ, biết đánh bóng mình, biết thị uy, doạ nạt. Tôi đã chứng kiến khi những đại ca ấy đi một mình, nhát như thỏ đế. Gặp đám đông hơn là ngọt xớt anh anh em em. Khi nào đi cùng hội đông . gặp dân lành,người yếu thế thì hung hăng chửi bới, đánh đập lấy số má, lấy oai. Mỗi lần đi đánh ở đâu là phải bắn tin loạn lên, doạ được ai đó thì về kể lể khắp như thành tích ghê gớm lắm.

Buồn cười nhất là những đứa chả bao giờ dám đánh chém trận nào, nhưng rất giỏi làm '' hàng ''. Quần ga, áo ga, mũ cối, kính cơn, đúc tàu đi lại khệnh khạng, tóc tai tiền cua hậụ bít, xăm trổ toàn nhè chỗ người ta dễ nhìn thấy như cánh tay, ngực. Hội nào cũng la cà, người ngoài nhìn tưởng anh chị lắm, chất chác lắm. Nhưng thực ra cả đời chả dám làm gì phạm tội, thấy công an thì xun xoe bóc thuốc mời. Thấy hội nào mạnh mạnh là lân la đến thân thiết như ở trong hội đó, nhóm đó. Đi đâu cũng kể kiểu - à tôi vừa bên chỗ thằng C, vừa ngồi với bọn A...hoặc vừa đi chiến với bọn B. Chiến gì đâu, bọn B đánh đối thủ chạy rồi, mới mò đến khệnh khạng dây phần. Thỉnh thoảng cũng chọn vụ nào ngon ngon, đối tượng hiền lành, vụ việc không có gì để chường mặt ra sớm từ đầu kiếm chút để ra vẻ ta đây số má thật, chơi thật.

Thế mà không chỉ những người dân thường tưởng tay đó là anh chị, mà nhiều khi dân giang hồ ở nơi khác cũng tưởng đó là tay anh chị bản lĩnh, chất chác. Lâu dần có quan hệ , tiếng tăm, tự nhiên thành đại ca. Những loại thế này công an rất thích dùng, vì chúng có thể cung cấp thông tin của các nhóm khác, đổi lại công an làm ngơ cho chúng vài việc chúng làm nho nhỏ, chả chết ai để chúng có duy trì số má. Hoặc khi cần, công an xúi chúng gây chiến nhóm khác, để công an hốt được những tay máu mặt thật sự trong nhóm kia.

Những tay anh chị như Phi Ngọ, Dũng Quái không những ít được đời biết đến, mà còn khó trụ bởi bản tính cương cường, trọng nghĩa.

Ở một góc độ nào đó, có nhiều người đấu tranh cho nền dân chủ cũng ít ai biết đến họ. Tuy rằng họ làm thật  sự những việc hữu ích, nhưng không mấy ai biết đến họ. Vì họ không có nhu cầu kể hoặc muốn nhiều người biết việc họ làm.

So sánh dân anh chị với hình ảnh một số người đấu tranh, có lẽ khiến bạn đọc thấy khập khiễng. Nhưng nhìn chung trong cuộc đấu tranh nào đều có tìm thấy những nét tương đồng. Tuy thành phần đấu tranh và mục đích đấu tranh khác nhau.

 Chả phải có người đã lấy hình ảnh đàn trâu rừng chống chọi lại sư tử để minh hoạ cho sự đấu tranh chống bạo quyền đó sao.?

Chúng ta vẫn lấy cuộc chiến sinh tồn của loài vật để ngẫm nghĩ bài học cho mình, ngay cả cách cư xử của loài vật với nhau cũng đáng học hỏi. Từ con Bim Trắng Tai Đen đến con Ca Dăng, Bấc, Nanh Trắng hay những vật trong gánh xiếc trong Không Gia Đình ai dám nói là không đáng học.

Tôi đã học nhiều thứ để sinh tồn trong cuộc đời này, qua những con vật đó. Đôi khi tôi học nhiều thứ khác từ giới giang hồ./.
Theo face Người buôn gió

Có ai “ăn trộm Pháp” không ?



Có vị sư bà trụ trì chùa kia dạy rằng:
- “Chỉ được học Pháp từ chư Tăng và chư Ni, không được học Pháp từ cư sĩ. Chư Tăng Ni mới là thày dạy chính thống, cư sĩ không có tư cách giảng Pháp, họ chỉ là những kẻ ăn trộm Pháp, ai nghe họ giảng sẽ bị đọa địa ngục”.   
Tôi là một Phật tử đứng ngoài cổng chùa. Tại sao không vào chùa mà lại đứng ngoài? Nếu người hỏi mà là người giầu có thì sẽ không hiểu nỗi khổ tâm của tôi đâu. Cũng như ông vua quen sống sung sướng, khi nghe thấy nói rằng dân nghèo đói lắm, bèn hỏi:
- “Sao dân ngu thế, đói thì sao không nấu cháo thịt mà ăn?”.
Nếu quí vị tiền rừng bạc biển mà nghe tôi nói rằng vì nghèo nên không dám đến chùa thì quí vị sẽ rất ngây thơ, trả lời:
- “Sao “chấp” thế. Cửa chùa từ bi, đâu có phân biệt giầu nghèo!”
Những người nghèo họ có cái bén nhậy, cái mặc cảm và cái “tủi thân” của họ. Chính tai tôi đã nghe lời dè bỉu của một bà kia sau khi nhận tiền cúng dường của một Phật tử khác, bà nói nhỏ:
-“Ui da! Cúng được năm đồng bạc! Ai cũng thế này thì có mà dẹp chùa!
Bản thân tôi, khi cầm tờ “Liệt kê tên và số tiền góp” chuyển ngang qua, tôi cũng rất sượng sùng mà moi từ túi ra số tiền khiêm tốn, dù sự đóng góp này cũng đã là một cố gắng. Tôi cũng rất thông cảm với nhà chùa, cần tiền trả bills, nhưng tôi cũng lại thắc mắc rằng tại sao phải làm chùa “càng ngày càng to”, trong khi Phật tử thì ít, chùa thì nhiều, Phật tử chùa này mà sang chùa khác lễ lạy, thọ bát quan trai, thì bị thầy nói mát mẻ:
-“Sao không đi “chùa nhà” mà đi “chùa người ta”?
Nhưng trong cái rủi, luôn luôn có cái may tiềm ẩn. Tôi tin sâu nhân quả, nên tin rằng tôi có duyên lành với đạo Phật. Nhờ không có phương tiện tốt để đi chùa, nên tôi lại có được sự khách quan, không bị tinh thần bè phái phe nhóm “chùa mình”, “chùa người”, chi phối, không bị ràng buộc vào hàng ngũ đệ tử riêng của thầy này thầy nọ, không bị tật xấu tôn sùng thần tượng che mờ mắt, nên tôi lại được tự do, thanh thản bơi lội trong rừng kinh sách, hưởng nhiều mùi vị thơm ngon qua dòng sữa chánh pháp trực tiếp từ kinh điển của nhà Phật. Khi đọc sách, tôi không để ý đến tên và hào quang của tác giả, không để ý đến vị trí tu sĩ hay cư sĩ của họ, vì tôi đã thấm nhuần lời dạy của Ðức Bổn Sư Từ Phụ:
… “Y pháp bất y nhân” …
… “Bất cứ giáo lý nào ngươi có thể quả quyết rằng chúng đưa tới diệt đam mê chứ không đưa tới đam mê, tới siêu thoát chứ không ràng buộc, tới giảm trừ của cải thế tục chứ không tới tích lũy của cải, tới thanh đạm chứ không tới thèm muốn, tới an lạc chứ không tới phiền não, tới minh mẫn chứ không tới u mê, tới hân hoan với thiện pháp chứ không tới sung sướng với ác pháp, thì với những giáo lý đó, ngươi có thể quả quyết rằng: “Ðó chính là Giới, đó chính là Luật, đó chính là Huấn thị của Ðức Thế Tôn“…
Dùng lời dạy kể trên chiếu qua kinh sách, tôi tránh được sự hoa mắt vì hào quang của thần tượng. Trong số những bậc thầy hàm thụ của tôi, mà tôi được học qua sách và băng giảng của chư vị, có cả tu sĩ và cư sĩ. Một trong những cư sĩ mà tôi rất mang ơn là cụ Ðoàn Trung Còn. Cụ soạn bộ Phật Học Từ Ðiển trên 2000 trang, có thích nghĩa bằng cả 4 thứ chữ, chữ Phạn, chữ Nho, chữ Pháp và chữ Việt, cuốn này là một trong những hải đăng của tôi trên con đường mò mẫm trong biển Phật học.
Trong cuốn Tăng Ðồ Nhà Phật in năm 1942, cụ viết những lời tâm huyết khi giải thích các bài Kệ hằng ngày của tăng ni như sau:
… “Ðọc qua những Kệ này, dẫu không đứng về phương diện tôn giáo, mà đứng về phương diện khảo cứu, cũng thấy rằng Sư đạo Phật thật là một hạng người thanh cao, từ hòa, ái mẫn, bao giờ trong sự lợi ích của mình cũng đoái tưởng đến mọi người và vạn vật, hằng xét nghĩ và cầu nguyện cho tất cả chúng sinh. Nói cho phải, nhà Sư đạo Phật vì đồng loại, vì chúng sinh mà sống còn, mà tấn hóa chứ không phải vì mình. Thật là một cuộc đời đầy sự từ bi, bác ái, hy vọng và khiêm tốn….”…
Ðây là lời chân thành của một cư sĩ ca ngợi đời sống cao thượng của chư vị tu sĩ. Tiếc thay dẫu vậy, theo lời bà Tu Sĩ kia, thì cụ cũng chỉ đứng trong hàng ngũ “ăn trộm Pháp” mà thôi.
Nhìn bằng con mắt của bà Sư này thì hàng ngũ “ăn trộm Pháp” đông lắm. Tôi chỉ xin liệt kê vài trường hợp điển hình mà thôi. Ở Ấn Ðộ, ngoài hai cư sĩ danh tiếng Duy Ma Cật và Thắng Man Phu Nhân ra (vì có thể bị bác bỏ rằng hai vị này không có trong lịch sử Ấn Ðộ) thì vua A Dục đứng ở đầu sổ, bên Trung Quốc có Lương Võ Ðế và con là Thái Tử Lương Chiêu Minh, bên Nhật có Thánh Ðức Thái Tử, Tây Phương có Ðại Tá Olcott tận tụy cả đời tranh đấu cho Phật Giáo, viết sách để phổ biến Phật pháp và chính ông là người sáng chế ra lá cờ Phật Giáo, ngoài ra còn có Bác sĩ D.T. Suzuki từ Nhật qua giảng kinh, thuyết pháp, viết sách, đem hàng vạn người trở lại Ðạo Phật, bên Việt Nam có Vua Trần Thái Tôn, tác giả nhiều bộ sách dạy về đường lối tu trì, thời hiện đại có các cụ Lê Ðình Thám, Ðoàn Trung Còn, Mai Thọ Truyền vân …vân…
Ðạo Phật là con đường đi từ Từ Bi, Trí Tuệ, tiến tới giác ngộ, giải thoát hoàn toàn khỏi vòng luân hồi sinh tử bị chi phối bởi Nghiệp. Trưởng Tử Như Lai được đức Phật giao phó nhiệm vụ cầm đuốc soi đường cho chúng sinh, nên dành nhiều thì giờ nghiên cứu kinh điển, tu hành Lục Ðộ Ba La Mật, thì mới đủ khả năng giảng dạy chánh pháp. Sống trong ánh hào quang của Ðức Thế Tôn, chư vị nên mở rộng tâm ra để mà tiến bước trên con đường tự giác, giác tha, thường nên tự xét xem có xứng đáng với lời ca ngợi của cụ Ðoàn Trung Còn hay không, thường nên tự nhắc nhở để tránh phạm vào lỗi “lạm nhận sự cung kính của Cư sĩ” do không làm tròn nhiệm vụ bậc thầy.
Thầy đây là thầy dẫn đường cho chúng sinh ra khỏi sinh tử luân hồi, chứ không phải là thầy cúng, chỉ cần giỏi khua chuông gõ mõ ê a là đủ! Nếu có tâm từ bi, thương chúng sinh như ruột thịt, hãy nghĩ đến họ đang lần mò trong đêm tối của vô minh, phải nên tận tụy tìm mọi phương tiện thiện xảo, dạy cho họ biết tu hành để ra khỏi nhà lửa.
Không phải tu hành chỉ là đến chùa cúng tiền, làm Phật sự không phải chỉ là cầu siêu cầu an! Nếu thấy có người đem giáo pháp của đức Phật truyền bá cho chúng sinh thì nên đến nghe coi họ nói đúng hay sai, họ nói đúng thì nên tùy hỷ, mừng rằng có thêm người hiểu được đạo Pháp, họ nói sai thì tìm cách chỉ dẫn cho họ đi vào chính đạo, khuyên họ không nên làm hại chúng sinh, dạy sai, khiến chúng sinh lạc đường trở lại bản thể, bởi vì ngay chính người thuyết pháp cư sĩ đó thì cũng là một chúng sinh, Trưởng Tử Như Lai cũng có nhiệm vụ giúp đỡ nếu họ lạc đường. Phật tử cư sĩ là con của Phật. Sư là thầy. Trưởng Tử Như Lai là anh lớn của cư sĩ. Là thầy, là anh lớn của cư sĩ, nên cư sĩ Phật tử phải cung kính cúng dường. Anh lớn phải đem ánh sáng của đạo Giác ngộ rọi vào vọng tâm vô minh của các em, đưa các em lên bờ giác ngộ. Cho nên Tăng Ni mới được tôn là một trong Tam Bảo, hàng ngũ tôn quý. Rất nhiều vị trong hàng ngũ tôn quí đó đã làm tròn nhiệm vụ Ðức Phật giao phó, tinh tấn tu hành để Tự Giác, tận tụy dạy dỗ chúng sinh để Giác Tha, quyết đi đến Giác Hạnh viên mãn. 
Ðạo Phật có nghĩa là đạo Giác Ngộ. Giác ngộ rằng từ một niệm vô minh bất giác mà duyên theo hành nghiệp, cuốn trôi vào vòng sinh tử luân hồi, do chấp rằng có cái thân này và thế giới vật chất trước mặt là thực thể, bám chặt vào tư tưởng đó, nảy ra tham sân si rồi tạo nghiệp, trả quả liên tục trong mê hồn trận, nếu không nhờ có ánh sáng của đạo Giác Ngộ chiếu vào, thì sẽ không có ngày chấm dứt. Dù ánh sáng giác ngộ chiếu vào nhưng chúng ta phải vâng theo lời Ðức Bổn Sư mà tu tập, xả bỏ những vướng mắc, của cải, từ vật chất đến tinh thần, đi đến tâm hoàn toàn thanh tịnh, mới tới được bờ Trí Huệ giải thoát. Cho nên bước đầu của đường tu là bước Bố Thí, để xả bỏ mọi tham luyến, rồi đến tránh không làm điều ác là Trì Giới, không nổi tham sân si giành giật với người khác là Nhẫn Nhục, siêng năng tu tập là Tinh Tấn, thanh tịnh hóa tâm bằng các pháp môn Tọa Thiền, Niệm Phật, Trì Chú, Tụng Kinh, tâm sẽ lắng xuống, gạn lọc ô nhiễm, trở nên an tịnh là Thiền Ðịnh, đây là cảnh giới Trí Huệ, giải thoát.
Làm tất cả những điều kể trên mà không tự hào là có ta đang tu, đang chứng, thì đó là Lục Ðộ Ba Lạ Mật.
Tại sao cửa đầu tiên phải là Bố Thí? Lý do là chính vì lòng tham lam thu góp, nắm giữ của cải, tình cảm… vân.. vân.. của riêng mình mà chúng ta đã tạo nên nghiệp chướng liên miên từ vô lượng kiếp. Nay muốn chấm dứt dòng luân hồi bị chi phối vì nghiệp báo ấy thì phải lập tức xả bỏ mọi vướng mắc kể trên. Cho nên, thời Ðức Phật còn tại thế, chư tăng ni chưa có chùa riêng, ban ngày tọa thiền và đêm ngủ đều tại gốc cây, nhưng Ngài không cho chư đệ tử ngủ ba đêm liền dưới cùng một gốc cây, vì sợ chư vị nảy sinh ra ý tưởng sở hữu, thu vén sao cho tiện nghi, đẹp đẽ làm nơi ở của TA. Ðức Phật là bậc Ðại Giác. Ngài biết rằng nếu đã thiết lập nên cái “của TA” thì từ đó sẽ nảy sinh ra muôn ngàn chướng ngại cho con đường tu hành.
Ðã là Tu Sĩ Phật giáo thì tâm từ bi phải tỏa rộng, được Phật tử cung kính thì phải học tập, tu hành cho có khả năng để bố thí Pháp, vâng theo lời Ðức Phật dạy mà soi đường cho chúng sinh, kẻo mà vướng vào cái gọi là “hư tiêu tín thí”. Nếu như vì lý do nào đó mà không giảng pháp, lại có các cư sĩ đứng ra chỉ dẫn cho nhau, nên xem nếu họ có đủ khả năng thì tùy hỉ khen ngợi, giúp họ phương tiện để hoằng truyền đạo Giác Ngộ cho lan rộng khắp thế giới, để mọi người đều hân hoan bơi lội trong biển Phật Pháp, thoát được địa ngục vô minh tham sân si, không nên tự coi mình như là con thừa tự được hưởng gia tài, đem kinh điển đi làm “nhãn hiệu trình tòa” để giành độc quyền, rồi dọa dẫm Phật tử rằng họ nghe pháp của cư sĩ giảng là bất hợp pháp, sẽ bị tội đồng lõa, dọa dẫm đủ loại địa ngục! 
Cũng chỉ vì cái quan niệm mê tín dị đoan, lưu truyền từ thời phong kiến, phân chia ra mọi loại giai cấp, khiến cho một số người lợi dụng tình thế tự phong thần cho chính mình, tạo nên bức màn huyền bí, làm cho biết bao nhiêu người chỉ vì không dám thắc mắc đối với Tăng Ni, sợ đọa địa ngục, mà một “sư cô” (sau này còn tự “tôn xưng” là ” Vô Thượng Sư T.H.”), vốn gốc là đệ tử của mấy vị Ðại Sư, mới có được cái “dù” quyền lực thần bí mà lôi tuốt hàng ngàn đầu óc mê muội vì sợ sệt vào thẳng “Ðịa Ngục vô minh tại thế”.
Pháp thường hằng và mênh mông khắp nơi. Tâm được giải thoát khỏi Tam Ðộc là hội nhập được Chánh Pháp, rồi đem lòng từ bi san sẻ với tha nhân, cùng nhau tu hành tự giác giác tha cho đến giác hạnh viên mãn thì sẽ hòa vào với Pháp là Bản Thể Chân Tâm. Không nên hẹp hòi đem Pháp bỏ vào lọ, trình tòa để làm của riêng, tự cho mình là dòng chính thống được độc quyền khai thác, không mở rộng tâm ra, tối ngày bo bo giữ của, sợ người này người kia “ăn trộm Pháp”, thì sẽ chỉ là người coi kho đếm tiền, không có cơ hội được thấm nhuần mùi vị giải thoát.
Nguồn hào quang rực rỡ của Ðại Giải Thoát mà lại bị những người tự nhận là có độc quyền muốn thuyết pháp cho ai, muốn thu, phát lúc nào, hoặc riêng tặng ai tùy ý mình, muốn đem nhốt Pháp vào lọ biến thành của gia bảo, cha truyền con nối cho riêng tầng lớp mình, thật là Ðại Khôi Hài !!!
Liên Hương (ĐPK)
https://phuongkhanhdo.wordpress.com/2014/09/10/co-ai-an-trom-phap-khong/

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Độc từ trong ra, độc từ ngoài vào


Văn Quang – Viết từ Sài Gòn


Heo bệnh được giết mổ để đem đi tiêu thụ bị Đoàn Kiểm Tra TP Sài Gòn phát hiện.
Khi bài này đến với bạn đọc, chỉ còn vài ngày nữa là Tết Nguyên Đán, Tết cổ truyền VN chúng ta ở trước mặt. Năm nay là năm nhuận nên có tới 13 tháng và tháng cuối cùng trong năm gọi là tháng Chạp thiếu 1 ngày nên mới 29 đã là 30 Tết rồi. Ngày xưa các cụ gọi là "Hai chín lấy làm ba mươi." Tôi biết bà con tôi ở nước ngoài ăn Tết cũng linh đình lắm, thứ gì cũng có, dưa hành củ kiệu, bánh chưng, bánh tét, kể cả cà pháo mắm tôm. Trên những trang báo ở VN cũng đăng rất nhiều hì
nh ảnh, tin tức về Tết của người VN ở Mỹ. Thế thì Tết ở Mỹ, ở Úc, ở Canada có "thua" gì ở VN đâu.


Nhưng thật ra cái không khí đường phố và công tư sở lại khác rất nhiều. Nhất là những cái chộn rộn xao xuyến của những ngày cuối năm. Nguyên cái việc hàng trăm hàng ngàn người xếp hàng suốt đêm chờ mua vé xe đò về quê ăn Tết cũng đủ thấy cái Tết đối với mọi người quan trọng nhu thế nào. Phố phường thì hoa hòe hoa sói chăng ngang chăng dọc, mấy nhà trung lưu cũng sửa sang sơn phết lại nhà cửa đón xuân. Lo dọn bàn thờ cúng tổ tiên, lo thu xếp nhà cửa đón khách, nhà nào cũng chộn rộn làm tăng cái nhịp độ “Tết nhất.” Các nhân viên công tư sở đều hí hởn với món tiền thưởng Tết, cho dù năm nay chưa chắc đã bằng năm ngoái. Cô cậu nào cũng lo cho mình một bộ đồ vía đi chơi xuân. Đủ thứ dự định được đặt ra cho ngày Tết kể cả “dự án cờ bạc.” Trong khi mấy anh dân đen lo túi bụi vì đủ thứ tiền tiêu tết, tiền mua đồ cúng đêm 30, tiền quà biếu đủ thứ "sếp," tiền lì xì con cháu…
Vẫn còn những con người sống lang thang vất vưởng ngoài lề đường, dưới hầm cầu. Thậm chí có anh mỗi ngày chỉ được ăn một gói mì, mong được ăn một bữa cơm no. Vậy mà
tại xã Trịnh Xá (TP Phủ Lý, Hà Nam) một số người khuyết tật bị cán bộ xã bớt tiền trợ cấp xã hội từ 270 ngàn đồng xuống 180 ngàn đồng. Hàng trăm hàng ngàn cảnh đời như thế, kể làm sao hết!
Trong khi đó ông tỉnh ủy Thái Nguyên còn xây nhà trái phép rất bề thế chẳng kém gì nhà ông Truyền Tổng thanh tra chính phủ cho đời biết mặt. Cái nghịch cảnh ấy diễn ra "hiên ngang" trước bàn dân thiên hạ, dịp Tết càng lộ liễu hơn.
Những đại gia đại quan, các em chân dài cặp kè tỉ phú thì đủ mốt chơi sang, đôi khi cái sự chơi sang ấy trở nên lố bịch. Chơi chó, chơi mèo, chơi chim toàn hàng "khủng." Lắm anh hô khẩu hiệu "quyết tâm không chạy chức chạy quyền" nhưng kiếm được loại hoa kiểng trăm năm hiếm quý giá cả trăm triệu mang đến là
m tí quà Tết cho "thủ trưởng" gọi là món quà tình cảm thôi. Nhưng thực chất đó là cái áo bọc chạy chức, chạy quyền chẳng còn xa lạ gì ở VN.
Riêng cánh già chúng tôi, những ngày cuối năm ở Sài Gòn, thường là có bạn bè ở nước ngoài về ghé thăm hoặc "a lô" hẹn nhau ở quán cà phê nào đó rồi kéo nhau ra “đấu láo” chuyện xa xưa, chuyện bây giờ, kẻ còn người mất. Nhiều chuyện cũng “lâm ly” lắm, những lúc đó mới thật sự biết rằng cuộc đời còn đáng sống. Nếu bạn sống ở Sài Gòn như tôi, suốt một năm chỉ muốn nằm nhà, muốn "nhắm chỉ thấy một chân trời tím ngắt” cho xong chuyện đời mới thấy được niềm vui hội ngộ ấy như thế nà
o.
Tiếc rằng bài báo này còn quá nhiều chuyện để kể nên xin hẹn bạn đọc vào kỳ khác, tôi kể chuyện này. Đến đây xin nói chuyện tiếp về Tết ở VN.


Khoai tây Trung Quốc được “biến hóa” khi nhập về để biến thành đặc sản Đà Lạt.


Cái gì cũng giả, cái gì cũng nhiễm độc, ăn gì cũng chết

Ngoài việc phải đề phòng trộm cướp trong "tháng củ mật" như tôi đã tường thuật trong bài trước, trong thời gian này còn phải đề phòng hàng gian hàng giả cùng các loại thực phẩm nhiễm độc. Trước đây người dân Sài Gòn không bao giờ phải đề phòng các loại thực phẩm này dù hồi đó chưa có nhiều “cơ quan chức năng” và những siêu thị đồ sộ như bây giờ. Dường như cứ mỗi năm vấn đề thực phẩm nhiễm độc càng gia tăng theo số năm. Có thể hiểu nếu năm 2000 có 2,000 vụ thì năm 2015 tăng thêm 15 vụ làm ăn gian lận cùng thực phẩm độc hại. Chứng tỏ mỗi ngày đạo đức càng băng hoại thê thảm. Kinh doanh ngày nay không còn khái niệm đạo đức nữa. Nhất là những năm gần đây, mấy chú Trung Quốc kiếm đủ cách len lỏi hàng giả hàng độc hại vào thị trường VN. Bọn gian thương ngày càng nhiều, càng tinh vi, đôi khi còn được bọn tham quan che chở, nhắm mắt tiếp tay cho bọn giặc làm hại đồng bào mình. Bây giờ chúng coi đó là chuyện bình thường "làm ăn buôn bán thì phải thế." Đó chính là nỗi bi đát của cả dân tộc khi tội ác được đương nhiên coi là "bình thường."
Độc từ trong ra, độc từ ngoài vào, cho nên người dân nói "ăn gì cũng có thể chết" không phải là điều nói ngoa. Từ bó rau muống của bác nông dân trồng trong ruộng nhà cũng được tưới bón bằng hóa chất, quả đu đủ, quả soài, quả chanh cũng có thể bị nhiễm độc
. Thế thì chẳng còn thứ gì có thể tin được là sạch. Lòng lợn thối, thịt heo chết được tẩy trắng, "hóa phép" thành tươi sống tuồn vào khắp các chợ trông ngon lành hơn cả thịt tươi.
Cận Tết, thị trường thực phẩm càng trở nên sôi động, nhất là các loại thực phẩm chế biến; các mặt hàng thiết yếu như bánh kẹo, rượu bia, đồ hộp... Đây cũng là lúc các loại hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) được dịp trà trộn, tung hoành. Ngay cà cà phê cũng chỉ là đậu nành và hóa chất. Cà phê thơm phức hơn cả cà phê Brasil nhưng là "cà phê đểu." Bột ngọt là thứ phụ gia được mọi gia đì
nh dùng thường xuyên cũng bị làm giả…
Bạn đọc nhìn qua nỗi bất an của người dân ngay tại hai thành phố lớn nhất nước.

Tại Hà Nội hàng giả bày bán tràn lan

Tại Hà Nội những ngày giáp Tết, thị trường tràn ngập các loại bánh, mứt, kẹo nhập nhèm xuất xứ, chất lượng. Đặc biệt, tại chợ đầu mối Đồng Xuân và khu vực phố Hàng Buồm, hầu hết bánh kẹo, hạt dưa, hạt bí... đều không có bao bì, nhãn mác mà chủ yếu bán cho khách mua theo ký. Thậm chí, các loại mứt như hồng khô, bí, sen... còn được bày tênh hênh trên sạp, không hề có bao, vỏ che đậy. Người bán thổ lộ, “Hầu hết người ta đến mua để bán lại nên không câu nệ đóng gói. Giờ dân kỵ hàng Trung Quốc nên chúng tôi lấy hàng của các cơ sở, làng nghề trong nước sản xuất."
Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389/TP Hà Nội, Tết năm nay, tình hình vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp. "Sức mua ở mức thấp, hàng hóa không tiêu thụ được, hàng hóa hết "đát,” cận “đát” tồn kho nhiều nên dẫn tới hành vi sửa hạn sử dụng có dấu hiệu tăng. Ngoài ra, tình trạng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu đã được kiểm soát nhưng vẫn chưa hết. Hàng hóa sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận ATTP không phù hợp; hàng hóa không rõ nguồn gốc được trà trộn vào hàng trong nước, không bảo đảm ATTP, ảnh hưởng tới sức khỏe và
quyền lợi của người tiêu dùng."
Tại thị trường Hà Nội, tình trạng nhập lậu thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc hiện vẫn rất phức tạp. Gần đây, nhiều vụ việc được phát hiện nhưng vẫn chưa phản ánh đúng tình hình thực tế. Chẳng hạn, đầu tháng 12, 2014, công an TP Hà Nội phối hợp Chi cục QLTT Hà Nội kiểm tra các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thịt trâu thuộc Xí nghiệp Bắc Hà - Công ty MTV Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nội. Khi kiểm tra đã phát hiện và phạt hành chính 135 triệu đồng về các hành vi sản xuất hàng giả, sửa giấy chứng nhận kiểm dịch, buộc tiêu hủy 1,296 kg thịt trâu. Giữa tháng 12, 2014, tại Hà Nội cũng phát hiện 3,150 kg cá tầm có xuất xứ Trung Quốc, không hóa đơn chứng từ, trị giá gần 700 triệu đồng.

Tại TP Sài Gòn còn ghê gớm hơn

Trong khi đó, tuần qua, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Sài Gòn đã kiểm soát 37 vụ sản xuất, buôn bán 82,519 sản phẩm và 61,935 kg thực phẩm các loại. Trong đó có 16 vụ buôn bán, vận chuyển hàng không hóa đơn chứng từ, tạm giữ 45 chai rượu ngoại không dán tem nhập khẩu, 1,797 chai sữa nước Ensure loại 237 ml/chai, 2,862 lon nước tăng lực hiệu Redbull do Thái Lan sản xuất, 24,984 gói nước ép trái lê, 200 kg hạt hướng dương sấy khô, 17 kg mứt trái cây không rõ nguồn gốc...
Nhóm hàng "nóng" hiện nay là các loại thực phẩm tươi sống đang được đưa về các TP lớn là
m nguyên liệu phục vụ Tết. Vì vậy, các loại thực phẩm bẩn cũng theo vào rất khó kiểm soát.
Tại cửa ngõ phía Đông và phía Tây TP Sài Gòn gần đây rộ lên tình trạng vận chuyển trái phép sản phẩm động vật. Trưởng Trạm Thú Y huyện Bình Chánh cho biết hầu như ngày nào cũng phát hiện một số người cố tình đưa gà vịt sống, trứng, thịt heo... về TP qua địa bàn huyện. "Có ngày, chúng tôi xử đến 15 trường hợp" các loại gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, nếu vận chuyển trót lọt sẽ "chui" vào các lò giết mổ lậu...
Công ty Ve Wong (trụ sở tại phường An Phú Đông, quận 12) thừa nhận đơn vị này có ký hợp đồng bán hơn 68 tấn bột ngọt hết hạn sử dụng cho chủ cửa hàng Lệ Hằng. Giá trị hợp đồng là 517 triệu đồng. Công ty đã giao hàng nhiều lần, số lượng hàng chục tấn. Bột ngọt hết hạn mà người tiêu dùng vẫn sử dụng dễ xảy ra ngộ độc.
Tình trạng thực phẩm đóng gói vi phạm về nhãn cũng rất nhiều, gồm đủ loại mặt hàng như: rượu vang, nước trái cây, bánh mứt, kẹo, trà sâm, nấm linh chi, giò chả... .
Các đoàn kiểm tra cũng đã lấy hơn 14,000 mẫu thực phẩm gửi kiểm nghiệm, kết quả có đến 13.6% không bảo đảm chất lượng, trong đó có những mẫu sai phạm rất nghiêm trọng như: thực phẩm nhiễm E. coli, coliform, nấm mốc... gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Nếu các bạn nhìn thấy những "lò" chuyên sản xuất thực phẩm giả chắc phải phát nôn ọe, kinh tởm đến không ngờ. Các “cơ quan chức năng” thú nhận bắt không xuể, dân đành… phải ăn vậy.

Mỹ phẩm cũng giả
Mỹ phẩm giả cũng làm hại nhiều phụ nữ, làm đẹp vốn là nhu cầu chính đáng của phụ nữ, nhưng càng "làm đẹp" nhiều càng nguy hiểm. Ngày 28/1, Công an TP Móng Cái phối kiểm tra kho chứa hàng của Zhong Dao Pinh đã phát hiện 31,408 chai mỹ phẩm gắn nhãn mác một số thương hiệu nước ngoài, 200kg nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm, 40kg tem chống hàng giả và 200kg giấy giới thiệu sản phẩm, tem nhãn mác sản phẩm có dấu hiệu giả mạo để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Từ tháng 11/2014 đến khi bị bắt giữ, Zhong Dao Pinh đã bán được khoảng 40 triệu đồng tiền hàng.

'Phù phép' hàng Trung Quốc thành đặc sản Đà Lạt

Những mặt hàng được "rửa nguồn gốc" là dâu tây, khoai tây, các loại mứt khoai sâm, khoai lang dẻo, mơ cay, đào sữa, dâu tây, bắp cải, mơ, hồng...
Chỉ trong 15 ngày, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã liên tiếp phát hiện nhiều lô hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc được bán tại thị trường Đà
Lạt dưới nhãn mác "Made in Dalat," đây là sự đánh tráo nhãn hiệu hàng hóa một cách trắng trợn.
Tại các cơ sở chế biến, những lô hàng "đặc sản" này có bao bì chữ Trung Quốc được các chủ cơ sở nhập về rồi sau đó “phù phép" thành hàng đặc sản Đà Lạt để tung ra thị trường. Mứt Trung Quốc được nhập về Đà
Lạt thường là các loại khoai sâm, khoai lang dẻo, mơ cay, đào sữa, dâu tây...
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật (Sở NNPTNT Lâm Đồng) cho biết, “Một số mặt hàng rau quả của Trung Quốc không thể cạnh tranh nổi với sản phẩm cùng chủng loại của Đà Lạt là bắp sú, cải thảo, khoai tây… Tuy nhiên, không ít tư thương ở Đà Lạt lấy hàng Trung Quốc về đánh bóng rồi gắn nhãn mác đặc sản Đà Lạt để tiêu thụ ở thị trường…” Bạn đã thấy tình hình thực phẩm Tết ở VN này như thế nào. Các cơ quan được gọi là "cơ quan chức năng" cũng không thể kiểm soát hết, tôi cũng không thể liệt kê hết các loại thực phẩm độc hại đang tràn lan khắp nơi, từ người nghèo cho tới người giàu đều có thể bị nhiễm độc vì bất cứ thứ thực phẩm nào. Tôi cũng không dám kể thêm sợ tai mắt độc giả cũng bị… ngộ độc. Xin chuyển sang chuyện khác

Thợ may ăn vải, thợ mã ăn hồ

Cũng vào dịp cuối năm các anh chị có tí quyền hành chức tước cũng muốn kiếm ăn thêm nên tội phạm ngày càng "phát triển." Ngành nào ăn theo ngành nấy như các cụ nói "thợ may ăn vải, thợ mã ăn hồ.” Hải quan bao che cho buôn lậu, bệnh viện ăn theo bệnh nhân và thuốc chữa bệnh, nhân viên chống buôn lậu đi buôn lậu… Môt vài thí dụ nhỏ như nữ cán bộ hải quan Tân Sơn Nhất bị điều tra tiếp tay buôn lậu Ngày 30/1, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Sài Gòn đã khởi tố, bắt tạm giam và khám xét nơi ở của Lê Nguyễn Thị Ái Trâm (37 tuổi, nguyên nhân viên hải quan sân bay Tân Sơn Nhất) để điều tra về hành vi Buôn lậu. Cơ quan chức năng phát hiện trên xe có 13 kiện hàng còn nguyên số vận đơn, không bị bong tróc, cắt rách bên ngoài, chưa có dấu hiệu đã được hải quan kiểm hóa. Có tất cả 844 sản phẩm gồm điện thoại iPhone, iPad… trị giá hơn 10 tỷ đồng trong những kiện hàng này.
Nhà chức trách xác định đây là
hàng lậu, được Vinh và Hương vận chuyển từ Hong Kong về Việt Nam bằng đường hàng không, qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Để nhập trót lọt lô hàng này, họ móc nối với Trâm để không thực hiện việc kiểm hóa hàng theo quy định nhưng vẫn ký tên, xác nhận cho thông quan.
Ăn cắp xăng dầu máy bay
Vụ bắt quả tang diễn ra vào lúc 11h45 đêm 29/1 ngay trong khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (đường Trường Sơn, P.2, Tân Bình, TP Sài Gòn).
Khi các đối tượng dùng ống hút trộm xăng dầu từ xe tải này qua xe tải bên kia hàng rào thì An ninh hàng không và Cục Hàng không đã phục kích bắt giữ, lập biên bản hành vi phạm tội quả tang.
Trong một diễn biến khác, mới đây Công an đã bắt giữ một băng nhóm gồm bảy tên trộm cắp xăng dầu trong khi kiểm tra chất lượng xăng dầu máy bay thuộc hãng Jetstar neo đậu tại sân bay Tân Sơn Nhất. Trong số 7 người bị bắt giữ có ba người là
tài xế của phòng kỹ thuật thuộc hãng Jetstar.
Nhóm này khai báo đã hoạt động trong thời gian dài. Mỗi ngày chúng hút trộm và bán ra thị trường khoảng 600 - 900 lít xăng dầu chỉ dành cho máy bay.


Ba cán bộ bệnh viện chiếm dụng tiền tỉ

Liên quan đến vụ chiếm dụng hơn 8 tỉ đồng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, Công an tỉnh này vừa ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Dũng, nguyên Trưởng phòng Tài chính – kế toán của bệnh viện chiếm dụng hơn 1,9 tỉ đồng, quyết toán khống hơn 747 triệu đồng, chứng từ đưa vào quyết toán nhưng chưa chi tiền gần 3 tỉ đồng. Trong khi đó, bà Trần Hen chiếm dụng tiền thu viện phí gần 2,1 tỉ đồng. Riêng bà Tô Thị Kỳ Trân liên quan trực tiếp đến việc các cá nhân ở Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận chiếm dụng hơn 8 tỉ đồng tiền quỹ của đơn vị.
Tội phạm tăng nhanh hơn dân số, thiếu hàng ngàn chỗ giam
Chỉ nói sơ qua các quan nhỏ ăn vặt kiếm tiều tiêu Tết thôi, còn nói đến tội phạm ở VN thì quá nhiều, nhiều đến nỗi không đủ chỗ giam. Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, tại phiên họp thẩm tra mới đây của Ủy ban Tư pháp về dự án luật này: So với quy mô đã được phê duyệt, các trại tạm giam thiếu hơn 14,000 chỗ (tiêu chuẩn mỗi chỗ 2m2), tạm giữ thiếu hơn 12,000 chỗ.
Đại biểu (ĐB) Đỗ Văn Đương (TP Sài Gòn) nhận định, tốc độ gia tăng tội phạm nhanh hơn tốc độ gia tăng dân số. Cơ quan pháp luật cũng đã có số liệu cụ thể hàng năm tăng cả số vi phạm, số vụ và số bị can. Theo ông, số vụ tội phạm được phát hiện như trong báo cáo chưa tương xứng với tình hình thực tế. Nhiều địa phương tội phạm gia tăng và
càng ngày càng lộng hành, tích chất phạm tội ngày càng man rợ khiến người dân rất bất an.
ĐB Lê Văn Hoàng (Đà Nẵng) lấy dẫn chứng tội phạm cướp giật, lừa đảo diễn ra công khai, man rợ và xảo quyệt ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn. Ông dẫn ra một thực trạng, tội phạm diễn ra hoành hoành, dân không dám báo công an. Một thực trạng nữa nguy hiểm hơn là tình trạng tội phạm sẵn sàng giết người thân trong gia đình đang diễn ra ngày một nhiều, cho thấy sự suy đồi trầm trọng về đạo đức.

Giá điện tăng, mọi người đều được lợi?

Bài ca "dạo đầu cho việc tăng giá điện” ở VN lần nào cũng thế, nói không tăng hay chưa tăng chính là “phân khúc dạo đầu” cho việc tăng giá điện. Lần này cũng y chang, Bộ Công Thương trấn an người dân bằng cam kết chưa tăng giá điện trước Tết, nói thế là người dân hiểu liền, sau Tết sẽ tăng và có lẽ còn tăng mạnh hơn các kỳ trước. Tuy nhiên "bài ca dạo đầu" lần này có vẻ hơi kỳ cục.
Chủ tọa cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 2/2 vừa qua, hầu hết câu hỏi mà Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận được đều xung quanh kế hoạch tăng giá điện, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói, “Giá điện theo thị trường thì Chính phủ không phải bù lỗ. Bởi khi đó, giá điện sẽ có cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia thị trường sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ,… để tạo ra giá thành điện rẻ nhất, từ đó người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi.” Doanh nghiệp và người dân nào cũng lo sốt vó khi giá điện tăng. Nhiều doanh nghiệp trong lãnh vực xi măng, nước sạch, dệt may, phân bón, kinh doanh khách sạn… sẽ phải trả thêm hàng chục triệu, hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả hàng tỉ đồng. Người dân có thể chỉ phải trả thêm vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng một tháng… Như thế thì
gọi là "có lợi" ở đâu?
Phát ngôn của ngài thứ trưởng đã làm nổi sóng bất bình trong dư luận, tôi chỉ nêu một lời bình luận rất ngắn gọn của một độc giả trên báo chí VN:
- Bạn Le Tuan Hoang viết, "Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn vì vặt răng ra trả tiền điện à”! Các cụ đã dạy "miệng nhà quan có gang có thép" mà. Nói kiểu gì chẳng được. Văn Quang (5 tháng Hai, 2015)

Nguồn: Theo Viễn Đông