Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Web thu vi

Link : http://www.keothongminh.com/
Xạc pin không cần dùng điện - Chỉ cần dùng ánh sáng (ánh sáng mặt trời thì càng tốt), thậm chí bạn chỉ cần đốt 1 ngọn nến ban đêm cũng có thể xạc được pin cho điện thoại, máy nghe nghạc, máy chụp hình, MP3, MP4, bút quay phim, ghi âm ....Thuận tiện cho các máy ĐT nhanh hết pin mà bạn không có điều kiện để xạc: Ở rừng núi, ở công trường xây dựng, ở trên sông biển, đi du lịch, về quê, trên đường đi công tác.... Và rất nhiều trường hợp khác Xem chi tiết Tại Đây

Sản phẩm chống hao xăng. Có thể chạy được gần 80Km/ 1 lít xăng, Dùng thử miễn phí 9 ngày, nếu bạn hài lòng thì mua, không hài lòng trả lại mà không tốn khoản phí nào ( Bảo hành 3 năm) - Giao hàng trên toàn quốcXem chi tiết

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

Lương hay lậu ?

Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? - Bài 1

>> Loạt bài cùng chủ đề

TP - Một Thứ trưởng Bộ Tài chính đã nghỉ hưu, chuyển sang làm tổng giám đốc một DN nhà nước, riêng tiền lương đã lên tới 942 triệu đồng/năm. Còn Cty Cổ phần Jetstar (Nhà nước chiếm 70% cổ phần) làm ăn thua lỗ nhưng tổng giám đốc hưởng lương trên 2 tỷ đồng một năm...

Câu chuyện lương của lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước có điều gì bất ổn? Tiền Phong đăng tải loạt bài xung quanh câu chuyện này.


Lương kỷ lục

Năm 2007, ông Trần Văn Tá, Thứ trưởng Bộ Tài chính được nghỉ hưu theo chế độ. Nhưng sau đó, ông lại không được nghỉ hưu mà được giao chức vụ Tổng giám đốc Tổng Cty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Trong một buổi tiếp nhận phần vốn Nhà nước tại 3 doanh nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT năm 2008, Tổng giám đốc SCIC Trần Văn Tá từng phát biểu đại ý, mặc dù đến tuổi nghỉ hưu nhưng ông vẫn chưa được nghỉ mà phải tiếp tục trọng trách được giao là quản lý một doanh nghiệp với mô hình mới với nhiều khó khăn, phức tạp.

Khi đó, có người bình luận, chắc phải tâm huyết lắm ông Tá mới nhận nhiệm vụ khó khăn này. Nhưng qua kết quả kiểm toán vừa qua, nhiều người té ngửa, bởi mức lương mà ông Tá được nhận tới 942 triệu đồng/ năm, cao hơn 10 lần lương của tổng giám đốc, chủ tịch các tập đoàn kinh tế (lương tổng giám đốc tập đoàn chỉ từ 8,5 đến 8,8 x 650.000 đồng, khoảng 6 triệu đồng/tháng).

Vì sao ông Tá lại được trả lương cao như vậy?

Hệ số lương bình quân năm 2007 của SCIC chỉ là 2,82. Thế nhưng năm 2008, với lý do rất cảm tính là “do Tổng công ty tuyển dụng cán bộ có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ tốt, có kinh nghiệm trong công tác từ 5 - 10 năm, phẩm chất và năng lực phải đảm nhận các công việc khó, phức tạp, đòi hỏi trình độ của chuyên viên bậc cao”, nói tóm lại là do công việc tại SCIC “vất vả, phức tạp” nên doanh nghiệp này xin và được chấp nhận mức hệ số lương bình quân tăng đột biến lên tới 4,25.

Nhưng đến cuối năm 2008, hệ số lương bình quân của đơn vị này chỉ là 2,86 (bằng 50% hệ số kế hoạch).

Không chỉ xây dựng hệ số lương kế hoạch quá cao so với thực tế mà số lao động thực tế của SCIC cũng thấp hơn nhiều so với kế hoạch.

Lao động kế hoạch được HĐQT SCIC phê duyệt để xây dựng đơn giá tiền lương năm 2008 là 180 người. Nhưng số lao động làm việc thực tế chỉ 130 người, bằng 72% kế hoạch.

Trụ sở Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) - Ảnh: Hồng Vĩnh

Do được hệ số lương cấp bậc bình quân cao, số người lao động làm việc thực tế thấp hơn nhiều so với lao động kế hoạch, nên SCIC được duyệt đơn giá tiền lương rất cao.

Đơn giá tiền lương năm 2008 của SCIC được Bộ LĐ-TB&XH duyệt là 10,38 đồng/1.000 đồng doanh thu. Có nghĩa là cứ làm ra 1.000 đồng thì doanh nghiệp này được 10,38 đồng tiền lương.

Theo phương án xây dựng của SCIC thì năm 2008 tổng quỹ lương của doanh nghiệp này là 21,9 tỷ đồng, bao gồm quỹ lương theo đơn giá 20,4 tỷ đồng, quỹ lương của HĐQT và tổng giám đốc hơn 1,47 tỷ đồng.

Điều đáng nói là, đến ngày 12-9-2008, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH mới chính thức phê duyệt đơn giá tiền lương.

Đây là thời điểm gần cuối năm 2008, Bộ LĐ-TB&XH hoàn toàn có thể biết được tất cả các chỉ tiêu về hệ số lương cấp bậc thực tế bình quân và số lao động thực tế tại SCIC thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch của SCIC, nhưng Bộ này vẫn phê duyệt đơn giá tiền lương như SCIC xây dựng từ đầu năm, không kiểm tra thực tế trước khi phê duyệt.

Do quá tin tưởng vào SCIC nên khi kiểm tra, phê duyệt đơn giá tiền lương, Bộ Tài chính và Bộ LĐ-TB&XH hầu như hoàn toàn dựa vào kế hoạch của SCIC trình.

Một cán bộ, hưởng hai lương

Quỹ tiền lương của HĐQT và Tổng giám đốc SCIC được Bộ LĐ-TB&XH duyệt là hơn 1,473 tỷ đồng, nhưng thực tế năm 2008 SCIC đã trả lương đối với các thành viên HĐQT chuyên trách và tổng giám đốc là trên 2,642 tỷ đồng, không tính các khoản thưởng và thu nhập khác, vượt quỹ lương so với kế hoạch gần 1,169 tỷ đồng.

HĐQT SCIC gồm 7 thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT. Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc là ông Trần Văn Tá.

Các ủy viên HĐQT kiêm nhiệm là Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà.

Hai thành viên chuyên trách HĐQT là ông Hoàng Nguyên Học- Phó Tổng giám đốc và ông Nguyễn Quốc Huy- Trưởng Ban Kiểm soát.

Khi xây dựng kế hoạch trình Bộ LĐ-TB&XH, SCIC dự tính sẽ trả lương thành viên HĐQT và tổng giám đốc là 40 triệu đồng/tháng. Nhưng thực tế năm 2008, lương của thành viên chuyên trách HĐQT và tổng giám đốc SCIC là 78,5 triệu đồng/tháng (tương đương 942 triệu đồng năm), gấp 1,96 lần so với kế hoạch.

Kiểm toán Nhà nước cho rằng, việc phân phối thu nhập tại SCIC còn bất cập, thu nhập của lãnh đạo cao hơn nhiều lần so với nhân viên, mặc dù lương của nhân viên tại đây cũng cao ngất ngưởng.

Thu nhập bình quân của các trưởng ban là 29 triệu đồng/tháng (tương đương 348 triệu đồng/năm). Thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên là 12,4 triệu đồng/tháng (tương đương 148,8 triệu đồng/năm).

Ngoài ra, có những cán bộ tại SCIC còn được hưởng hai lương. Năm 2008, SCIC cử 18 người tham gia HĐQT và Ban kiểm soát tại các doanh nghiệp mà SCIC giữ phần vốn trong đó. Những nhân viên này đã được nhận lương của SCIC để làm nhiệm vụ này.

Tuy nhiên, 11 trong số 18 cán bộ này lại được nhận thêm thù lao từ các doanh nghiệp mà mình làm đại diện của SCIC, với tổng số tiền 949 triệu đồng.

Số tiền thù lao này cũng được sử dụng không giống ai. SCIC có cơ chế phân phối số tiền này là 60% (451 triệu) nộp vào quỹ công đoàn, 40% còn lại (497 triệu) cho người tham gia kiêm nhiệm.

Tuy nhiên, đoàn kiểm toán cho rằng, việc một cá nhân ăn lương của SCIC lại nhận thêm thù lao, phụ cấp của doanh nghiệp mình đại diện phần vốn là không có cơ sở và yêu cầu thu hồi số tiền đã nộp vào quỹ công đoàn của SCIC là 451 triệu đồng.

Với những ưu ái của Bộ Tài chính và Bộ LĐ-TB&XH, SCIC đã được phê duyệt một đơn giá tiền lương quá cao. Đoàn kiểm toán Nhà nước đã xác định giảm quỹ lương của SCIC đã hạch toán vào chi phí năm 2008 là 3,8 tỷ đồng.

Tính toán lại theo đúng quy định nhà nước, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, đơn giá tiền lương năm 2008 của SCIC chỉ có 8,26 đồng/1.000 đồng. Như vậy để thấy, hai Bộ Tài chính và LĐ-TB&XH đã trả lương cho lãnh đạo và nhân viên SCIC quá mức mà những cán bộ này đáng được hưởng.

Kiểm toán Nhà nước đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo HĐQT, Ban Tổng giám đốc SCIC kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trong việc xây dựng đơn giá tiền lương, quyết toán và phân phối tiền lương.

---------------------

Còn nữa

Nhóm PV

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

Ý kiến bạn đọc

Mai Thanh; ...nh81.@gmail.com

Bất công !

Một thầy giáo hoặc thầy thuốc vùng cao công tác 20 năm, hàng ngày phải đi bộ 5-10 km đến trường, xuống bản, chỉ nhận khoảng 2,3 triệu đồng/tháng (có khi còn chậm lương).

Nay lại đọc bài báo này, mức lương TGĐ, GĐ Cty nhà nước cao gấp gần trăm lần, đủ để trả lương cho cả đội ngũ cán bộ y tế xã một huyện vùng cao, quả là buồn cho xã hội nước ta.

Vẫn biết do đặc thù nghề nghiệp, nhưng vai trò điều tiết của Nhà nước ở đâu mà lại bất công như vậy, chưa kể những người nông dân hàng ngày, hàng giờ làm lụng vất vả, khi được mùa thì mất giá (có nguyên nhân từ điều hành yếu kém của Chính phủ).

Công bằng xã hội ở đâu?

Tung; ...080@yahoo.com.vn

Lương một "đầy tớ" bằng thu nhập cả một xã vùng cao

Tôi rất buồn cho một số cán bộ - "các đầy tớ của dân" - trong lúc đồng bào bão lụt cơm không có để ăn, áo không có để mặc thế mà họ lĩnh lương một tháng bằng thu nhập cả một xã vùng cao. Đến cấp Thứ trưởng còn vậy, chống tham nhũng sao đây ?

Nguyễn Hàm Thuận; ..._bt@yahoo.com.vn

Tôi có bằng MBA, muốn xin làm chân bảo vệ ở SCIC

Tôi có bằng MBA, tốt nghiệp ở Úc, có lẽ về trình độ cũng có thể phù hợp với điều kiện xét tuyển của SCIC.

Hiện tôi đang công tác tại 1 cơ quan hành chính công, lương được xếp ở hệ số 5,42 thuộc bảng lương chuyên viên chính, mỗi tháng non 3,8 triệu đồng, được xem là cao ngất ngưởng trong cơ quan, nhưng vẫn còn thấp lè tè so với 1 nhân viên bình thường của SCIC.

Nay, không rõ họ có còn chỉ tiêu tuyển dụng không, nếu còn tôi xin được thi tuyển vào làm Nhân viên bảo vệ tại đây thôi (tôi nghĩ bảo vệ ở đây chắc cũng phải có trình độ tương xứng), trước là để được chút hơi là làm ở cơ quan ăn nên làm ra, sau là để cải thiện lương bổng cho vợ con có cơ hội ... xóa đói giảm nghèo.

Nếu được vậy thì ... quá đã!

Lê Thương; ...han25@yahoo.com.vn

Không tin vào mắt mình nữa

Vừa đọc bài báo này tôi vừa dụi mắt xem mình có bị mờ mắt hay không... Là một giáo viên THPT đứng bục giảng được 11 năm rồi mà tôi mới chỉ được 2,8 triệu đồng trong 1 tháng, cả năm từ lương thu nhập 33.600.000 nhưng có được lĩnh trọn vẹn đâu còn đủ thứ khoản trừ hàng tháng, cả năm đến ngày 20/11 hoặc tết nguyên đán được thêm 100.000 đ.

Nai lưng chuẩn bị bài , phấn đấu đạt giáo viên xuất sắc, hay giáo viên giỏi được thêm 150.000 nữa là sướng lắm...

Quý vị thử so sánh cho chúng tôi xem... Thời giá kinh tế hàng hoá ngày nay chúng tôi nuôi con bằng gì? Ở vào đâu? Thiết nghĩ nhà nước nên có sự công bằng hơn trong chế độ tiền lương.

Nghe Thuat; ...dth@yahoo.com.vn

Tôi thật sự bị sốc...

Tôi là một người trong Ngành giáo dục (chứ không phải Ngành kinh tế nào!?). Khi đọc bài viết quả thật tôi thật sự bị sốc, sốc và rất choáng váng.

Tôi chợt nghĩ đến các khoản lương của tôi và các đồng nghiệp của mình hàng tháng nhận được từ nguồn "Ngân sách Nhà nước giành cho giáo dục" mà cảm thấy đau lòng, cảm thấy tủi hổ bởi mình và các đồng nghiệp quá kém cỏi không biết đường chọn nghề, lại đi chọn cái nghề mà cả xã hội phải "Tôn vinh" để rồi...

Chợt nghĩ đến các cô giáo mầm non ngoài biên chế, hưởng mức lương bằng mức khởi điểm, rồi lại phải đóng bảo hiểm từ nguồn lương đó vậy mà vẫn ngày ngày tận tâm với nghề, làm các công việc canh giữ trẻ gian khó hơn cả người ...đi ở....!!?

Do Van Huan; huanthoi111@...

Cần phải thu hồi lại

Nếu việc tự trả lương cho các cá nhân trong một cơ quan nhà nước cao như vậy thì có còn nhà nước không, báo cần làm rõ thêm và nếu sai thì phải thu hồi lại đồng thời phải xử lý.

Tôi thực sự đau lòng vì hiện nay hàng vạn viên chức, công chức đang ngày đêm mẫn cán với công việc vì dân vì nước nhưng ngoài lương ra họ không có thu nhập gì khác mà lương thì rất thấp, các nhà báo thử tìm hiểu thang bảng lương của ngành giáo dục, y tế, công chức- viên chức trong các cơ quan đảng, nhà nước thì rõ. Có nhiều người cống hiến cả đời khi nghỉ hưu chỉ 2-3 triệu đồng/tháng mà họ có phải không có bằng đại học, tiến sỹ đâu.

Phải chăng đây là đặc quyền đặc lợi của ngành tài chính hoặc họ thao túng được nên tác oai tác quái như vậy. Họ cầm tiền mà không xót xa khi nhân dân ta còn quá khổ, nhà nước đi vay quốc tế về xây dựng đất nước thì họ lại đút túi cá nhân để đời sau con cháu chúng ta trả nợ?

Le Phuc Hiep; ...chiep@yahoo.com

Họ lĩnh lương bạc tỉ bằng chính tiền thuế của dân

Khi thể chế không quy định việc trả lương trong SCIC thì SCIC mặc nhiên lấy vốn của nhà nước trả lương cho mình, hay nói cách cách: lãnh đạo của SCIC được trả lương chính bằng tiền thuế của người dân.

Khi thể chế không quy định những hành vi không được phép thì SCIC mặc nhiên thực hiện những hành vi đó. Mặc dù họ biết rằng hành vi của họ là có hại cho nền kinh tế nhưng có lợi cho bản thân họ.

Nếu xét quốc gia là một tổ chức và có mục tiêu (dân giàu, nước mạnh .....) thì những hành vi của SCIC làm cho dân nghèo đi (trừ bản thân họ), nước yếu, xã hội bất bình đẳng và cá nhân các vị nhận lương cao trong khi doanh nghiệp lỗ là vô trách nhiệm.

Trong khi khủng hoảng kinh tế, công chức Singapore tự giác giảm lương thì mấy vị tăng lương cho doanh nghiệp yếu đi. Doanh nghiệp mà chết thì nền kinh tế không còn.

Thúy Hà; ...tlv@gmail.com

Tôi làm cả đời không bằng các bác ấy làm một năm

Tại sao lại phải trả lương cao như thế trong khi đang thua lỗ, nước ta còn nghèo, dân ta còn khổ? sao lại lĩnh 2 lương trong khi nhà nước quy định chỉ được hưởng một lương cơ bản còn kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp.

Trong khi hàng ngàn sinh viên ra trường vất vả tìm việc, hàng triệu cán bộ trẻ lương không đủ tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt hàng ngày thì các " sếp" lương quá cao?

Có lẽ với mức lương đó tôi phải làm cả đời không bằng các bác ấy làm một năm? Đúng là người ăn không hết kẻ lần chẳng ra?

Văn Lâm; ...23450@yahoo.com.vn

Bà Tống thị Minh là vụ trưởng bộ LĐTBXH sao không biết một cty cổ phần như Jestar có vốn nhà nước lên đến trên 80% thì những người đại diện phần vốn Nhà nước ở cty này không thể chỉ là một mà ít nhất là 3/4 số thành viên HĐQT.Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ điều này.

Ngoài ra nếu cty cổ phần có vốn nhà nước trên 50% thì doanh nghiệp loại này phải thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về tài chính,về lao động tiền lương,không thể tự ý chi trả lương thưởng như bà Minh nói.

Vụ việc chi tiền lương không tuân thủ một quy định nào ở SCIC và JESTAR thể hiện sự cẩu thả ,thiếu kỷ luật trong quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp này.

Chính phủ nên làm rõ sai phạm và quy rõ trách nhiệm của những người có liên quan để giữ kỷ cương xã hội.

Phạm Đình Thi; ...thi@yahoo.com

Chúng tôi đang họp hội nghị quân chính và rất sốc khi được biết, cơ quan Kiểm toán nhà nước Việt Nam vừa phát hiện lương tháng của lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) lên tới trên 78 triệu đồng (4.500 đôla Mỹ).

Báo cáo của kiểm toán cho hay thu nhập bình quân của lãnh đạo SCIC khi xây dựng kế hoạch trình Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội là 40 triệu đồng/tháng, nhưng thực tế, năm 2008 lên tới 78,5 triệu đồng/tháng, cao gấp 1,96 lần so với kế hoạch. Thí dụ, lương cựu Thứ trưởng Tài chính Trần Văn Tá, người hiện là Tổng giám đốc SCIC là 942 triệu đồng/năm (trên 52.000 đôla Mỹ).

Lý do là vì trong cách tính lương, hệ số lương của SCIC cao đột biến so với các công ty, tập đoàn nhà nước. Số lao động của tổng công ty này cũng thấp hơn nhiều so với kế hoạch.

Quỹ tiền lương của HĐQT và Tổng giám đốc SCIC được duyệt là hơn 1,473 tỷ đồng; nhưng thực tế năm 2008 SCIC đã trả lương đối với các thành viên HĐQT chuyên trách và tổng giám đốc là trên 2,642 tỷ đồng, vượt quỹ lương so với kế hoạch gần 1,169 tỷ đồng.

Một điều khiến dư luận xôn xao nhất là việc ban lãnh đạo của SCIC bao gồm nhiều quan chức đương quyền. Chủ tịch HĐQT (gồm bảy vị) là Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh. Ba ủy viên HĐQT khác là các thứ trưởng Công thương, Kế hoạch-Đầu tư và Tài chính.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được thành lập theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tập trung cổ phần của Nhà nước vào một mối để quản lý và điều phối cho hiệu quả.

Chúng tôi đã có gần 40 năm phục vụ trong quân ngũ rất bất bình về chuyện này.

Cong Chuc; ...chuc@gmail.com

Mới hiểu vì sao họ giàu thế ?

Tôi là công chức thuộc ngành tài chính hơn 15 năm, đã tốt nghiệp đại học chính qui từ các năm 85, phải học đầy đủ các bằng cấp (Anh văn, vi tính,quản lý nhà nước, kế toán...).

Hằng năm chúng tôi phải qua các kỳ kiểm tra trình độ... hàng tháng chúng tôi phải thực hiện cơ chế anh em cùng phòng đánh giá nhận xét chất lượng và bình xét có được hưởng nguyên lương, hay chỉ 0,8 hoặc 0,6 lương hay không; Hàng quí phải bình xét lại, 6 tháng phải đánh giá lại, cả năm có sáng kiến cải tiến.. mới được hưởng mức lương cao....

Chúng tôi làm cả ngày, mờ mắt, vì bây giờ cải cách mạnh mẽ, chúng tôi phải không ngừng nâng cao nghiệp vụ mới làm nổi.

Trong giờ làm việc, chúng tôi phải làm việc cật lực, ít có khi nào chúng tôi ra khỏi cơ quan trước 5h30 chiều... vậy mà lương hàng tháng có khi anh em trong phòng tôi chỉ khoảng 2 triệu hơn chút đỉnh... cao nhất ở phòng tôi (người gần về hưu) lĩnh cỡ 4 triệu hơn...

Vì vậy khi đọc tin bài trên, tôi mới hiểu ra vì sao họ giàu thế....và thấy buồn ...

Nguyễn Tử Siêm; ...tu@yahoo.com

Hoan nghênh Kiểm toán Nhà nước

Hoan nghênh Kiểm toán Nhà nước đã làm rõ vốn nhà nước (hay tiền thuế của dân) đã được SCIC và Bộ Tài chính đã sử dụng như thế nào.

Hoan nghênh báo Tiền phong đã cho công luận biết sự thực đáng ngạc nhiên này.

Các vị quyền cao chức trọng mà còn làm thế thì thử hỏi làm sao chống được tham nhũng. Đây là những thông tin góp phần hết sức thiết thực để xây dựng cho bộ máy công quyền của chúng ta ngày càng minh bạch.

Huỳnh Thị Thu Thủy; ...httla@yahoo.com.vn

Tôi thấy lương của những người lãnh đạo các công ty nhà nước luôn cao ngất, trong khi đó những người trực tiếp đem sức lao động của mình làm ra sản phẩm, dịch vụ thì lại ở dưới đáy. Thật bất công!

Minh Phương; hong.anh93@...

Câu hỏi PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG - PHÒNG AI, CHỐNG AI? không biết đến bao giờ có lời giải.

Lương hay lậu trong việc chi trả đối với ban lãnh đạo SCIC thì chỉ có ông Nguyễn Văn Ninh - Bộ trưởng Bộ Tài chính mới trả lời được.

Dù là LƯƠNG hay LẬU cũng là lách luật, là rút tiền của nhà nước.

Nguyen Van Hung; hungvong58@yahoo.com

Đọc thông tin nêu trên có thể nói rất nhiều người không thể tin dù có thể đó là sự thật. Liệu có thể nói đây là một hình thức THAM NHŨNG TRÁ HÌNH được tiếp tay của một số người có quyền lực trong các cơ quan nhà nước.

Thật không thể tin được một doanh nghiệp nhà nước, quản lý nguồn vốn nhà nước (tiền của nhân dân) lại tự cho mình được hưởng mức lương cao hơn quy định.

Hiện còn rất nhiều cán bộ công chức có năng lực nhưng không được hưởng mức lương cao hơn do nhưng quy định bó buộc của Bộ lao động thương binh và xã hội.

Trần Ngoc Tân; ...cuong71@yahoo.com

Thật buồn !

Sau khi tôi được các phương tiện thông tin đại chúng công bố kết quả của Kiểm toán, trong đó có thông tin đến hiệu quả kinh doanh của Công ty kinh doanh vốn Nhà nước SCIC thì thấy thật buồn. Càng buồn hơn nữa khi được biết lương lãnh đạo SCIC của ông Đỗ Trung Tá lên đến 80 triệu đồng/ tháng. Ở đây xét về lương tâm của một người cán bộ, một "đày tớ của nhân dân" tôi thấy họ thật là vô cảm!

Nguyễn Văn; ...khac@fpt.vn

Không những thất vọng mà còn lo...

Không một Tổng công ty nhà nước nào có một Ban lãnh đạo, có chức vụ cao như SCIC : Một Bộ trưởng , bốn Thứ trưởng , lại nắm một số vốn không lồ của Nhà nước như SCIC .

Những tưởng SCIC sẽ là trụ cột của nền kinh tế , sẽ là mô hình mẫu cho các doanh nghiệp khác noi theo về hiệu quả làm ăn , nhất là việc thực hiện các chế dộ chính sách tài chính của Nhà nước. Vậy mà báo cáo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước công bố đã cho thấy không phải như vậy .

Là một người dân tôi không chỉ thất vọng mà còn lo, liệu những doanh nghiệp khổng lồ khác nếu kiểm toán sẽ ra sao? Tốt hơn hay xấu hơn nữa?

Điều lạ là việc như vậy mà Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ đề nghị Bộ tài chính chỉ đạo HĐQT, Ban Tổng Giám đốc SCIC kiểm điểm ... Xin lưu ý, ông Bộ Trưởng Tài chính cũng chính là Chủ tịch HĐQT SCIC.

Nguyễn Sơn; ...09@yahoo.com.vn

Và điều bất hợp lý không chỉ một cái công ty KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC đó mà ngay cả nhiều tập đoàn, tổng công ty hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản đều lấy tài nguyên của quốc gia đi bán rồi tự đề xuất lương, thưởng trên trời cho cá nhân mình. Đây là điều hết sức phi lý mà nguy hiểm hơn đó là cố khai thác tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên để “tận thu” trong quãng đời làm “đầy tớ” của mình.

Hệ thống thang bảng lương của nhà nước ban hành để đâu hay đó chỉ là cái dùng cho loại cán bộ thường - những công bộc của nhân dân?

Luật lao động và các văn bản ban hành về chế độ làm việc, nghỉ hưu đâu ?Sao đã được nghỉ hưu rồi mà vẫn "phải làm" Tổng giám đốc. Không lẽ nước Việt hết người tài đức rồi sao ?

Đau xót quá!

Các bác trong HĐQT của Cty SCIC có cảm thấy vất vả và cực khổ khi hàng ngày, hàng tháng, hàng năm phải còng lưng nhận những đồng lương...bạc tỷ, không biết rồi các bác sẽ sống ra sao?

Hoàng Công; ...mac99@yahoo.com

Theo tôi không thể chấp nhận được thực tế này, 1 doanh nghiệp nhà nước mà lại có mức lương khủng khiếp như vậy thật khiến chúng ta phải bức xúc (nếu như làm ăn có lãi thì không thành vấn đề nhưng ở đây lại là thua lỗ).

Hãy nhìn lại mức lương của 1 công chức nhà nước bình thường (tốt nghiệp đại học ra) 1 tháng cũng chỉ 2 triệu, của 1 tiến sỹ giảng viên đại học cũng chỉ có 3-4triệu /tháng tức là 1 năm chỉ có thu nhập (từ lương) là 24-48 triệu đồng.

Hãy nhìn lại con số đó thật là giật mình, khi nghĩ tới mức lương của các vị trên.

Đặng Đăng Phước; ...phuoc2007@gmail.com

Lợi dụng kẻ hở của pháp luật, tự lên đề án lương với mức lương cao ngất ngưỡng không doanh nghiệp nào có được. Phải chăng đó là cách bòn rút của cải của Nhà nước và nhân dân một cách hợp lý!

Đề nghị kiểm toán Nhà nước vào cuộc để điều tra xem dự án đó do ai đề xuất và tính bất hợp pháp của nó để quy trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan nhằm thu hồi lại ngân sách cho Nhà Nước, đảm bảo công bằng xã hội.

Le minh; ...minh@yahoo.com

Theo ý kiến của bà vụ trưởng rằng Nhà nước không có quyền can thiệp chuyện trả lương cho lãnh đạo là sai.

Việc nhà nước chiếm đến 76% vốn điều lệ thì không những vấn đề tiền lương mà ngay cả thay đổi điều lệ hoạt động của công ty, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc nếu công ty làm ăn kém hiệu quả nhà nước cũng có thể can thiệp được vì theo luật doanh nghiệp, chỉ cần chiếm 75% phiếu biểu quyết thì có thể thông qua hầu hết các quyết định.

Vấn đề là có muốn can thiệp hay không.

Nguyễn Thị Nhỏ; ...nguyen47@yahoo.com

Qua bài báo đã đưa, trong việc trả lương cho lãnh đạo SCIC, là vụ việc cần làm rõ và xử lý nghiêm sai phạm.

Vì những người tham gia đều là những người nắm rất rõ những nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước nhưng vẫn cố ý sai phạm khi họ nắm giữ các chức vụ liên quan.

Nguyễn Linh; ...99@ymail.com

Tôi cũng là công chức, có thâm niên gần 30 năm, nhưng thật ngạc nhiên khi biết rằng có những công chức mà mức lương gấp 300 đến 400 lần của mình. Không thể chấp nhận được !

Cảm ơn Tiền Phong vì loạt bài này. Rất mong quý báo mở một chuyên đề về nội dung này để rộng đường dư luận

Nguyen Ca; ...ca@yahoo.com.vn

Cứ theo như bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương (Bộ LĐTB&XH) nói thì chúng ta phải hiểu vì trong HĐQT thì đại diện sở hữu vốn nhà nước cũng chỉ có một phiếu, nên dù Nhà nước chiếm cổ phần chi phối thì Nhà nước cũng khó mà can thiệp hay chi phối được vấn đề trả lương có đúng như thế hay không?

Vậy thì còn gì là DO DÂN VÀ VÌ DÂN nữa ?

Hoàng Tiến Điệp; ...diep@yahoo.com

Mấy ngày nay, dư luận rất quan tâm đến kết quả công bố của Kiểm toán Nhà nước đối với một số doanh nghiệp và Tổng công ty.

Với con số sai phạm lên đến hàng ngàn tỷ đồng, vậy trách nhiệm của cơ quan chủ quản, cơ quan thực thi và cơ quan liên quan đến đâu.

Ở đây không chỉ sai phạm là thu hồi, mà cần phải làm rõ sai phạm đó đến đâu, hình thức xử lý như thế nào. Có như vậy mới tạo được lòng tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Nói đến chuyện lương tại SCIC, với một mức lương cao ngất ngưởng, quá ưu đãi như vậy từ Tổng giám đốc đến nhân viên, thậm chí còn được hưởng 2 lương đã tạo nên khoảng cách quá lớn đối với mặt bằng chung của cán bộ, đảng viên.

Trong khi đó, lương của công nhân, của cán bộ công chức chung còn rất thấp, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy xảy ra những vấn đề trên, trách nhiệm thuộc về ai?

Phan Mạnh Tuấn; ...1210@yahoo.com.vn

Phải thu hồi lại !

Thật không thể tưởng tượng được một mức lương như thế.Tất nhiên trong chúng ta ai cũng luôn muốn đất nước phát triển để tiến tới có một thu nhập cao hơn.

Nếu Jestar làm ăn thuận lợi ,sinh lãi lớn thì đó là điều hoàn toàn bình thường, đằng này làm ăn thua lỗ mà vẫn nhận mức lương như thế thì thật đáng xấu hổ.

Liệu đây có phải là một kiểu tham nhũng?

Chúng ta cần phải thu hồi lại giống như nước Mỹ đã làm với các tập đoàn ngân hàng. Hãy nhìn lương cán bộ công chức nói chung và giáo viên nói riêng để thấy.

Nguyen Dang Minh; ...minhvkt@yahoo.com

Ông Đỗ Trung Tá có nộp thuế thu nhập các nhân không?

Nghe qua thấy có vẻ vô lý. Có một điều tôi băn khoăn là ông Đỗ Trung Tá có nộp thuế thu nhập các nhân hay không? Nếu nộp thì là bao nhiêu mà tại sao bây giờ mới té ngửa ra là cao đến vậy?

Văn Lâm; manh_23450@yahoo.com.vn

Là doanh nghiệp thì lương thưởng phụ thuộc kết quả kinh doanh,ngoài ra nếu là doanh nghiệp nhà nước thì phải theo quy định nhà nước về thang bảng ,khung bậc, tỷ xuất,quỹ tiền lương được duyệt v v v.

Việc doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ mà lãnh đạo lĩnh lương tháng dăm bảy chục triệu đồng thể hiện các thể chế bộ máy quản lý của ta quá yếu.Sự việc hàm chứa điều gì đó rất không ổn.

Tôi nghĩ Chính phủ không thể xem nhẹ việc này!

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2009

Hai vụ công an bị tố cáo đánh người

Công an thị xã Tây Ninh đang xác minh đơn của anh Huỳnh Long Thành (phường 3, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) tố cáo bị công an phường đánh bị thương.

Bị đánh đến 3 giờ sáng

Phóng viên đã gặp anh Thành tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Anh kể: “Tối 28-11, tôi có lớn tiếng trong nhà. Trong lúc nóng giận, tôi đập bể cái dĩa. Sau đó, vì cơn giận vẫn còn, không ngủ được nên tôi đi đuổi bắt gà. Khi ra nhà trước đã tắt hết đèn, tôi thấy loáng thoáng có một người, tưởng là người nhà vào can ngăn nên tôi nói người đó đi ra ngoài. Lúc ấy, miếng dĩa vỡ tôi cầm trên tay định cắt cổ gà đã quơ trúng người đó. Sau này tôi mới biết đó là một công an phường”.

Khoảng 30 phút sau có sáu người, trong đó có hai người mặc sắc phục công an vào nhà còng tay anh Thành ra sau, đấm, đá anh rồi kéo ra đường lấy dây trói chân lại, đưa anh lên xe về công an phường.


Anh Huỳnh Long Thành phải điều trị tại BV Tây Ninh với nhiều vết thương khắp người. Ảnh: HOÀNG TUYẾT

Khi về phường có một số người nạt nộ, tiếp tục đánh anh Thành. Sự việc kéo dài đến 3 giờ sáng. Công an phường lập biên bản hành vi chống người thi hành công vụ, yêu cầu anh ký tên rồi mới cho về. Trên đường về anh chịu không nổi vì quá đau đớn mới nhờ người quen đưa đi bệnh viện. Tại bệnh viện, anh Thành được xác định bị nhiều thương tích trên người: mắt và mặt sưng, bầm tím, hai bên hông sườn đau nhức, đặc biệt là vùng kín bị rất nhiều vết thương sưng tím.

Tát người bị công an bắt

Trước đó, ông Huỳnh Văn Nhu (ngụ ấp 6, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) cũng khiếu nại việc bị công an xã dùng súng bắn dọa và gây thương tích. Theo ông Nhu, chiều 13-8, trong khi cãi nhau, ông bị anh S. (nhân viên bảo vệ rừng) chửi thề nên bức xúc tát S. một bạt tai. Sau đó ai về nhà nấy.

Đến 15 giờ cùng ngày thì ông Nguyễn Văn Hà (công an xã Suối Dây) dẫn theo một số người đến nhà yêu cầu ông Nhu về xã giải quyết việc đánh nhau. Ông Nhu giải thích là mình không sai. Lời qua tiếng lại, ông Hà nói ông Nhu chống người thi hành công vụ, rồi cùng lực lượng xông vào còng tay ông Nhu. Khi ông Nhu vùng vẫy vung tay trúng mặt ông Hà, ông Hà liền rút súng bắn chỉ thiên khiến ông Nhu choáng váng.

Lúc xảy ra sự việc, có những người con của ông Nhu ở nhà. Công an xã yêu cầu cả ba cha con ông về trụ sở làm việc. Người con trai ông Nhu là Lam chạy xe đi trước, trên đường không thấy em trai nên quay xe tìm. Thấy vậy, ông Hà cùng dân phòng cho rằng Lam bỏ trốn nên đuổi theo, đấm đá rồi còng tay đưa về trụ sở tiếp tục đánh Lam.

Đến 18 giờ, thấy Lam mệt nên ông Ngoãn, Phó công an xã, kêu gia đình đưa đi bệnh viện. Lam được xác định bị gãy cung xương sườn số 8, chấn thương cổ và viêm tai giữa. Còn ông Nhu bị viêm giác mạc mắt.

Ông Nguyễn Văn Hà thì tường trình rằng do ông Nhu không đồng ý về xã làm việc mà còn đánh ông nên ông phải rút súng tự vệ, súng nổ là do giằng co.

Tuy nhiên, có rất nhiều người chứng kiến ông Hà chĩa súng vào mặt ông Nhu, rồi đánh và còng tay Lam dẫn đi và cho biết sẵn sàng làm chứng. Anh Nguyễn Thành A. cho biết: “Thấy Lam ngồi trên đường, còn ông Hà lấy chân đá vào người Lam, sau đó xốc dậy, lấy tay đánh vào ngực rồi đưa lên xe chở đi”.

Ông Nhu đã gửi đơn tố cáo đến Công an huyện Tân Châu nhưng cơ quan này thông báo không thụ lý giải quyết đơn này mà đã chuyển đến chủ tịch UBND xã Suối Dây giải quyết.

Dư luận nhân dân địa phương đòi hỏi làm rõ hai vụ công an đánh người gây thương tích này.


Theo HOÀNG TUYẾT (Pháp Luật TPHCM)

Tin la : Một nền nhà dân nóng lên bất thường

(NLĐ)- Trong mấy ngày gần đây, nền nhà của bà Hứa Thị Lợi ở tổ 15, phường Kênh Dương thuộc quận Lê Chân, TP Hải Phòng nóng lên một cách bất thường. Sáng 6-12, nhiệt độ mặt nền nhà nóng 48°C.

TTXVN cho biết hiện tượng nền nhà bà Lợi nóng lên bắt đầu từ sáng 1-12. Sáng hôm đó ngủ dậy, gia đình bà Lợi hoảng hốt vì khi từ gác 2 bước xuống bậc cuối cùng của cầu thang, mọi người đều thấy nóng phỏng bàn chân nên đã gọi điện báo cho chính quyền địa phương. Sau đó, đoàn cán bộ của các cơ quan chức năng mang theo một số thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, tới nhà đo nhiệt và ghi nhận nhiệt độ mặt nền nhà lên tới 80°C. Những ngày sau, nhiệt độ của nền nhà giảm dần nhưng sáng 6-12 thì lại nóng trở lại. Hiện gia đình bà Lợi cũng như nhân dân trong khu vực rất lo lắng trước hiện tượng lạ này.

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

Điện Hạt Nhân: Quốc Hội Nên Hoãn Chấp Thuận

nguon : http://www.khoahoc.net/baivo/phungliendoan/261109-dienhatnhanhoanchapthuan.htm
TS Phùng Liên Đoàn

26 tháng 11 năm 2009

® Phải có sự đồng ý của tác giả cũng như ghi rõ nguồn "www.khoahoc.net" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Tôi[1] được đọc trên Bauxitevn.net bài viết rất quan trọng của TS Trần Văn Luyến, Trưởng Văn Phòng Đại Diện Ban Chuẩn Bị Đầu Tư Điện Hạt Nhân (ĐHN) Ninh Thuận. Được biết ông Luyến từng công tác tại Viện Năng Lượng Nguyên Tử Việt Nam và nay có nhiều đóng góp trong Báo Cáo Đầu Tư (BCĐT) ĐHN, tôi rất say mê đọc và tìm hiểu những dữ kiện và lý luận của tác giả. Bài viết cũa ông Luyến có thể được coi là phản biện của chính phủ về bài viết “Điện Hạt Nhân Sẽ Đắt Gấp Ba” của tôi (http://www.bauxitevn.net/c/17478.html) vì thế sẽ có sức nặng đặc biệt trong quyết định biểu quyết của đại biểu Quốc Hội.



Ông Luyến trình bầy rành rọt lộ trình của chính phủ là thỏa mãn ba mốc quan trọng do Cơ Quan Nguyên Tử quốc tế (International Atomic Energy Agency-- IAEA) đưa ra, theo tài liệu IAEA NG-G-3.1 (2007). Mốc số 1 là “Sẵn sàng cam kết am hiểu đối với chương trình ĐHN.” Mốc 2 là “Sẵn sàng mời thầu cho ĐHN” và Mốc 3 là “Sẵn sàng chạy hiếu chỉnh và vận hành nhà máy ĐHN đầu tiên.” Theo tác giả, khi Quốc Hội “nhấn nút biểu quyết thông qua, thì quốc gia mới đạt được mốc 1.” Vậy sự bấm nút vào tuần này của Đại Biểu Quốc Hội là quyết định cho phép chính phủ sử dụng nhiều chục triệu USD để tiến tới mốc thứ 2.



Dưới đây tôi xin trình bầy ý kiến là Quốc Hội chưa nên chấp thuận bất cứ một hay hai nhà máy ĐHN nào vì cần tìm hiểu kỹ càng hơn rủi ro phung phí ngân sách trong lộ trình tiến tới mốc 2 và 3, và ĐHN có thể làm quốc gia mắc nợ 35 tỉ USD vào năm 2025. Ngân sách quốc gia vốn đã eo hẹp, Quốc Hội và chính phủ có nhiều việc cấp bách hơn phải tiêu tiền thay vì dùng cho dự án ĐHN. Hơn nữa, ta chỉ cần tiêu một nửa số tiền BCĐT đề nghị mà vẫn tạo được 4000 MW như 4 lò ĐHN vào năm 2025, đồng thời kích thích khoa học công nghệ thực dụng hơn, dùng trí tuệ Việt Nam tốt hơn, và lại tạo được công ăn việc làm cho nhiều triệu người dân.



A. Quốc Hội Nên Biểu Quyết Không Chấp Thuận Báo Cáo Đầu Tư (BCĐT)

Theo ông Luyến, lộ trình của chính phủ là tiến tới có nhà máy ĐHN 4 x 1000 MW tại Ninh Thuận, tổn phí 16 tỉ USD, vào năm 2022-2025. BCĐT loan báo là chính phủ đã sẵn sàng cam kết, chỉ cần Quốc Hội phê chuẩn là xong mốc 1. Nhưng theo tôi, Quốc Hội nên sát hạch thêm cho rõ ngọn nguồn chương trình ĐHN có thực chỉ tốn 16 tỉ USD, có giúp Việt Nam ít bị phụ thuộc năng lượng vào nước ngoài, và có tạo công ăn việc làm cho người dân không. Tuy ở xa, tôi cũng được biết Quốc Hội còn lo nhiều việc quan trọng cần ngân sách, ví dụ tăng cường và tối tân hóa quốc phòng; tăng cường kiểm soát biển đảo; bảo vệ ngư dân trên Biển Đông; cải tổ giáo dục đột phá từ mẫu giáo tới đại học; giúp người dân xây lại nhà cửa bị tàn phá bởi bão lụt; và làm thêm giường bệnh tại các nhà thương.



Tuy chưa được tham khảo BCĐT, nhưng nhờ được đọc bài viết của ông Luyến phản ảnh các kết luận chính của báo cáo đó, tôi có các ý kiến sau, và mong mỏi trí thức trong nước cũng như ngoài nước, kể cả các công dân làm việc cho chính phủ, phản biện thật sát sao vì chúng ta đều có mục đích làm tốt cho đất nước và cho người dân.



BCĐT chưa am hiểu rõ về tổn phí của ĐHN. Nếu quyết định chấp thuận bây giờ là đưa đất nước vào nợ nần trên 35 tỉ USD sau năm 2025 và giá điện sẽ tăng gấp ba.
Cần phải có hội thảo lấy ý kiến của nhân dân toàn quốc, nhất là giới trí thức, chứ không phải chỉ 4,000 người ở Ninh Thuận, vì ĐHN sẽ gây nợ nần và phí tổn ảnh hưởng tới toàn thể 87 triệu người.
Nếu Quốc Hội và chính phủ chỉ dùng một nửa phí tổn của 4000 MW ĐHN để chỉnh trang quản lý điện lực trong nước và đào tạo nhân lực mọi ngành giống như BCĐT hứa hẹn riêng cho ĐHN, thì không những kích thích được trí tuệ Việt Nam trên mọi lãnh vực khoa học công nghệ thực tế, làm được 4000 MW điện dùng tài nguyên quốc nội, mà còn tạo được nhiều triệu công ăn việc làm cho người dân.
Quốc hội nên biểu quyết dừng dự án ĐHN cho tới khi trí thức Việt Nam đóng góp phản biện các ý kiến trên.


Sau đây tôi trình bầy thêm chi tiết.



A1. Ý kiến quan trọng nhất mà ông Luyến gọi là “Cơ Sở Khoa Học” thì sai. Ông Luyến dùng hai tài liệu để chứng minh ĐHN rẻ nhất cho Việt Nam. Hai tài liệu này là:

(i) Dẫn chứng khoa học số 1

http://www.nrc.gov/reading-rm/doc-collections/commission/speeches/2001/04-26/fig6.htm

Đây là diễn văn của ông Nils Diaz, ủy viên điều hành của Cơ Quan Giám Định ĐHN của Nuclear Regulatory Commission (NRC) năm 2001. Nhưng may thay, tài liệu đó là của tôi, đã trình bầy tại Hà Nội năm 1999 khi tôi cùng đi với bà Shirley Jackson, Chủ Tịch NRC, dự hội nghị có tên là International Meeting on Nuclear Energy in Medicine and Other Applications do Việt Nam tổ chức tại khách sạn Daewoo. Bài đóng góp của tôi có nhan đề “Nuclear Power Plants for Electricity Production: Safety, Economics, and Planning Considerations.” Bài này có đồ thị mà ông Nils Diaz đã dùng y chang, chỉ đổi đồng USD năm 1996 ra năm 1999, khoảng 6% cho các con số. Vì thế, tôi rất am hiểu đồ thị này, và cùng có ý kiến như ông Luyến là “ĐHN ở Mỹ chỉ đắt suýt soát với điện do nhà máy than.” Nhưng đó là Mỹ. Ta là trí thức Việt Nam thì phải dùng thêm các điều kiện của Việt Nam!



(ii) Dẫn chứng khoa học số 2 của ông Luyến là:

http://newenergyandfuel.com/wp-content/uploads/2009/07/US-Electricity-Production-Costs-1995-2008.png

Cùng với bài viết này là bài “The Economics of Nuclear Power,” cũng truy được tại www.world-nuclear.org/info/inf02.html. Tác giả bài này duyệt xét nhiều khảo sát giá ĐHN so với các hình thức tạo điện khác ở nhiều quốc gia từ1992 tới 2008. Đặc biệt, có đồ thị trình bầy giá ĐHN ở Phần Lan so với giá điện khi dùng than, than bùn, khí và gió. Ông Luyến đã in lại đồ thị này trong phần gọi là “cơ sở khoa học”. Ông Luyến cũng hiểu rất đúng đồ thị nói là ĐHN tại Phần Lan rẻ hơn điện do các nguồn khác. Tuy nhiên, ông Luyến đã chưa tiến thêm suy xét hai vấn đề:

1. Báo cáo viết rõ trên đầu tựa là “ĐHN có thể cạnh tranh với các nguồn tạo điện khác trừ những nơi có nhiên liệu than, hơi khí và dầu (và thủy điện—ý kiến thêm của tôi.)

2. Ta cần khảo sát các điều kiện Việt Nam khi đọc các báo cáo về tình hình tại các nước khác.



A.2 Để chứng minh tại sao tôi hiểu rất rõ nội dung của các báo cáo trên, tôi xin rất khiêm tốn trình bầy là hầu hết những người tại Mỹ và IAEA so sánh ĐHN với các nguồn khác vào những năm 1980-1990 đều biết và đã dùng các đóng góp của tôi về kinh tế và tài chính của ĐHN, qua các bài viết sau:

Ø Doan L. Phung, 1980. Cost Analysis Methodologies: A Unified View. Cost Engineering, Vol.22, No.3.

Ø Doan L. Phung, 1978. The Discounted Cash Flow (DCF) and Revenue Requirement (RR) Methodologies in Energy Cost Analysis. ORAU/IEA-18(R). Institute for Energy Analysis, Oak Ridge Associated Universities, Oak Ridge, Tennessee.

Ø Doan L. Phung, 1979. Selection of Discount Rates in Energy Cost Analysis Using Discounted Cash Flow (DCF) and Revenue Requirement (RR) Methodologies. Energy Systems and Policy, Vol. 3, No. 2.

Ø Doan L. Phung, 1978. Three Modes of Cost Analysis—Then Current Dollars, Base-Year Dollars, and Perpetual-Constant Dollars, ORAU/IEA-78-10(M), Institute for Energy Analysis, Oak Ridge Associated Universities, Oak Ridge, Tennessee.

Ø Doan L. Phung, 1978. A Method for Estimating Escalation and Interest During Construction (EDC and IDC). ORAU/IEA-78-7(M), Institute for Energy Analysis, Oak Ridge Associated Universities, Oak Ridge, Tennessee.

Ø Doan L. Phung, 1977. IEA Life Cycle Costing Methodology. Proceedings of Engineering Economic Analysis Workshop: Economic Analysis of Advanced Energy Technologies, Technical Report 7611, MITRE Corporation, McLean, VA.

Ø Doan L. Phung. 1985. L’Economia Delo Nucleare: Risultati, Tendenze E Prospettive, ENERGIA, Anno VI, No. 1

Ø Doan L. Phung. 1985. Economics of Nuclear Power: Past Record, Present Trends and Future Prospects, Energy, Vol. 10, No.8

Ø D.L. Phung et W.Van Gool, 1980. Politiques Industrielles d’Economies d’Energie: Une Approche Unifiée avec des Applications aux Problèmes Energétiques des Etats-Unis. Energétique Industrielle, Volume 2—Analyse Economique et Optimization des Procédés. Centre de Perfectionnement des Industries Chimiques-Nancy, France.



A.3 Với các dẫn chứng trên, tôi thấy bài viết của tài liệu ông Luyến chọn lựa hơi lủng củng, do một tác giả không biết đồng nhất hóa các dữ kiện để độc giả có một khái niệm rõ ràng về thời gian, địa điểm, chính sách quốc gia, và phân lãi của sự vay tiền xây nhà máy sản xuất điện, một điều mà tôi đã làm trong các tài liệu tôi đã viết. Tuy nhiên, nếu chỉ lấy một ví dụ như ông Luyến đưa ra, đó là đồ hình so sánh giá điện sản xuất tại Phần Lan giữa ĐHN, than, than bùn, khí, củi và gió, thì ông Luyến đã đưa đúng những nhận xét của bài viết, như sau:

Ø Ở Phần Lan ĐHN rẻ nhất, so với khí, than, than bùn, củi và gió.

Ø Giá ĐHN là 2.37 c(E)/kWh năm 2003; khi đổi ra USD là 3.48 c(USD)/kWh, gồm 2.03 c/kWh tiền đầu tư, 1.05 c/kWh tiền điều hành, và 0.4 c/kWh tiền nhiên liệu.

Ø Vì vật giá leo thang giữa 2003 và 2009, các giá trên đổi ra tiền USD năm 2009 là 4.07 c/kWh (2.37 c/kWh tiền đầu tư, 1.23 c/kWh tiền điều hành, và 0.47 c/kWh tiền nhiên liệu.) Tôi đã dùng tài liệu trong http://www.measuringworth.com/uscompare

Ø Nhờ khảo sát trên, Phần Lan đã quyết định mua nhà máy ĐHN EPR thế hệ 3 của Pháp, dự định xây mất 5 năm với giá 4.4 tỉ USD, nhưng nay thì biết rằng sẽ mất hơn 7 năm và giá thành đã tăng lên thành 6.6 tỉ USD, gây ra việc hãng điện TVO của Phần Lan kiện Areva và Siemens 3.5 tỉ USD và bị kiện lại 1.5 tỉ USD. Như tôi đã nói trong bài viết về 15 rủi ro của ĐHN (http://www.bauxitevn.net/c/15546.html), kiện tụng chắc chắn sẽ xẩy ra giữa Việt Nam và các hãng ngoại quốc. Ta không thể chỉ bắt họ theo quyết định của chính phủ Việt Nam. Họ có thể ngưng hoạt động và công trình của ta nằm chết trong khi đó ta vẫn phải trả tiền lãi ngân hàng (quốc tế). Họ sẽ kiện ra tòa án quốc tế và ta sẽ tốn kém nhiều thì giờ và tiền bạc, không thực hiện ĐHN đúng như BCĐT mong muốn. Ta cũng phải thuê luật sư ngoại quốc với giá 500 USD/giờ hoặc cao hơn.

Ø Khi truyền điện tới người dân, giá sẽ phải tăng lên 20% vì sự mất mát trong việc truyền điện và vì công ty điện phải có chi phí và lấy lời. Người dân Phần Lan dùng rất nhiều điện (14,667 kWh/capita) vì nhu cầu kỹ nghệ và cũng vì ở nước đó rất lạnh. Do đó trung bình người dân sẽ phải trả (4.07 c/kWh) x (1.2) x (14,667 kWh/người/năm) = 716 USD/người/năm. Với thu nhập cao, khoảng 51,810 USD/capita, tiền điện như vậy tại Phần Lan cũng chỉ bằng 1.4% tiền thu nhập của người dân. (Các con số trên tôi lấy từ http://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/us.html).

Ø Nhưng tại Việt Nam, người dân thu nhập trung bình chính thức là 1,034 USD/capita (sự thực thì có rất nhiều người nghèo mà cả nhà 4 người chỉ kiếm dưới 700 USD/năm, nghĩa là 175 USD/capita.) Người dân dùng trung bình 770 kWh/capita/năm. Giá điện là 1000 VND/kWh và theo ông Luyến thì mới tăng 32% lên 1320 đông/kWh. Như vậy, tiền điện người dân phải trả là 5.6% của tiền thu nhập. Nếu tiền điện năm 2025 đắt gấp ba, thử hỏi tiền thu nhập của người dân bình thường có thể tăng gấp ba trong vòng 15 năm nữa? Sự kiện này cho ta biết ta không thể làm điện quá đắt vì người dân trả không nổi.





B. Tại sao Việt Nam Phải Vay Nợ 35 tỉ USD Thay Vì 16 tỉ USD?
Như tôi đã trình bầy trong bài viết ĐHN sẽ đắt gấp ba giá điện ngày nay (http://www.bauxitevn.net/c/17478.html) số tiền 16 tỉ USD là giá “mì ăn liền” EVN được các công ty cung cấp, có thể là năm 2007 hay 2008. Giá này sẽ tăng khi ta đi tới mốc 2 của IAEA vì lúc đó họ sẽ bị chi phối bởi hai trào lưu trái ngược nhau: (a) phải tăng nhiều vì phải ký giao kèo nhận trách nhiệm và (b) không dám tăng nhiều vì bị cạnh tranh.



Ø Giá nhà máy ĐHN do tài liệu của Massachusetts Institute of Technology là đáng tin cậy [John Deutch et al., MIT Energy Initiative, 2009. Update of the MIT 2003 Report “Future of Nuclear Power”, http://web.mit.edu/nuclear power/ ]. Tài liệu này được toàn thể các hãng điện của Mỹ và thế giới tham khảo và cũng được liệt kê trong dẫn chứng (ii) của ông Luyến.Tác giả là sáu nhà khoa học và kỹ sư đáng tin cậy nhất của Mỹ, trong đó hai người từng là thứ trưởng bộ năng lượng (Department of Energy-DOE) và một người từng là giám đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (Central Information Agency—CIA) của Mỹ. Báo cáo này cho biết giữa năm 2003 và 2009, giá “mì ăn liền” của nhà máy ĐHN tăng 15% mỗi năm, và hiện nay (2009) là 4000 USD/kW. Giá này bao gồm khoảng 20% tiền do các hãng điện như EVN phải làm lấy chứ không liên quan gì tới các công ty bán ĐHN. Đó là sửa soạn địa điểm nhà máy ĐHN sẽ tọa lạc, lập đường sá, lập bến cảng, xây nhà chứa tua bin và máy làm điện, xây bãi biến điện, xây tháp tải nhiệt, làm đường dây truyền điện, thực hiện các khảo sát về địa chất và môi trường... Theo tôi, vì hạ tầng cơ sở của Việt Nam rất yếu, ta phải dùng 30% cho nhà máy đầu tiên và 20% cho nhà máy kế tiếp.

Ø Ông Luyến đã không tính đến ba sự kiện quan trọng trong tiến trình xây dựng một công trình lớn trước khi tuyên bố “sau 15 năm dự án có thể hoàn vốn và bắt đầu thu lãi ròng!”. Ba sự kiện này là:

1. Vật giá tiếp tục leo thang từ nay cho tới khi bắt đầu xây (2015) và càng leo thang mạnh hơn trong thời gian xây. Tôi gọi I là sự gia tăng trong thời gian trước khi xây và L là sự leo thang trong tiến trình xây. I trong năm năm vừa qua tại Mỹ và tại các nước tiên tiến chỉ khoảng 3%/năm nhưng sẽ gia tăng vì các nước này đang in tiền để chống nạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tôi dùng 5% từ nay cho tới 2015. L là 15%/năm giữa 2003 và 2009, theo như báo cáo của MIT, nhưng tôi chỉ dùng 8%/năm vì nghĩ rằng 4000 USD/kW đã là rất thực tế. Sự cạnh tranh giữa nhiều công ty. [Areva (Pháp), Westinghouse (Mỹ), General Electric (Mỹ), Mitsubishi (Nhật), Hitachi (Nhật), AECL (Canada), CNNC (Trung Quốc), KEPCo (Hàn), AtomstroyExport (Nga) sẽ giữ cho giá không tăng nhanh như vậy nữa. Trung Quốc đang nhập khẩu mọi kỹ thuật của các hãng trên với ý định học hỏi rồi làm lấy, sau đó bán cho các nước đang mở mang với giá rẻ để gây ảnh hưởng chính trị.] Và tiền chi trả vật giá và dịch vụ gia tăng trong thời gian xây cất cũng phải đi vay mà trả. Tôi gọi số tiền này là EDC (escalation during construction) trong các bài khảo cứu liệt kê ở trên.

2. Khi đi vay tiền thì ta phải trả lãi. Ông Luyến muốn trả mỗi năm vài tỉ USD để xây bốn lò ĐHN đáng giá 16 tỉ USD (năm 2007-2008) thì số tiền đó đào đâu mà ra? Trong kinh tế thị trường, ta phải đi vay. Nếu ai tin ta mà cho vay thì ta phải trả lãi hàng năm. Nếu không có tiền trả lãi thì phải cộng thêm vào tiền mắc nợ để sau này tổng kết thành “giá đầu tư” rồi trả dần khi bán điện. Tiền này tôi gọi là IDC (interest during construction) trong các khảo cứu liệt kê ở trên.

3. Khi nhà máy đã hoàn thành 100%, có thể là khoảng một năm sau khi không còn xây cất nữa, thì sự điều hành sản xuất điện bắt đầu. Số tiền đầu tư cộng cả EDC và IDC thì phải xin trả nợ từ từ hàng năm cả vốn lẫn lãi trong 30, 40 năm, chứ nếu trả liền trong 15 năm như ông Luyến tính đại cương thì quá nặng, EVN không trả tiền mặt nổi như Trung Quốc hoặc các nước có nhiều dầu hỏa. Khi số tiền trả hàng năm này chia cho số kWh sản xuất thì ta có được “giá đầu tư” tính theo đơn vị kWh của nhà máy. Đây chính là giá 2.37 c/kWh như trong báo cáo của Phần Lan nói ở trên.



Ø Với các dữ kiện và nhận xét trên, tôi tính được các kết quả sau:

Giá thành của lò ĐHN đầu tiên là 8.6 tỉ USD vào năm 2022
Giá thành của lò ĐHN thứ hai là 8.215 tỉ USD/kW vào năm 2023. Nó rẻ hơn lò thứ nhất bởi vì chỉ tốn 20% phần EVN phải làm (thay vì 30% cho lò số 1) và chỉ tốn 6 năm xây cất (thay vì 7 năm).
Giá thành của lò thứ ba là 9.346 tỉ USD vào năm 2024. Nó đắt hơn lò 1 và 2 bởi vì xây sau 3 năm và cũng phải chịu 30% tiền EVN phải thực hiện tại một vị trí mới.
Giá thành của lò thứ tư là 9.059 tỉ USD vào năm 2025. Nó rẻ hơn lò thứ ba vì yếu tố 20% thay vì 30% nhưng đắt hơn đôi chút vì xây sau một năm.
Tổng cộng giá đầu tư cho bốn lò— nhà máy với tổng công suất 4000 MW-là 35.2 tỉ USD hay 8,805 USD/kW. Giá này là gấp 2.2 lần số tiền 4000 USD/kW mà BCĐT trình bầy. Tôi đã dùng những giả thiết hết sức khiêm tốn. Giá có thể cao hơn nếu biến động giá cả trong 10 năm tới sôi động hơn.
Mỗi lò phải trả 360 triệu USD khi nạp nhiên liệu, và cứ 18 tháng thì phải thay nhiên liệu tốn 120 triệu USD.


Ø Giá điện trên mỗi kWh có thể tính đại cương như sau:

1. Trả tiền đầu tư cả vốn lẫn lời (capital recovery) trong 30 năm, thì CRF (capital recovery factor) là 0.089, và mỗi năm phải trả 782 USD/kW. Nếu mỗi năm làm được 8000 kWh/kW (một việc Mỹ cũng chưa thực hiện được khi tính toàn thể 104 nhà máy đang hoạt dộng), thì giá đầu tư (capital cost) là 9.78 c/kWh.

2. Trả tiền nhiên liệu hạt nhân 0.47 c/kWh giống Phần Lan trong năm 2009-2010. Nếu tăng giá 8% mỗi năm, thì đến năm 2025 giá nhiên liệu hạt nhân là 1.49 c/kWh.

3. Trả tiền điều hành giống như Phần Lan là 1.29c/kWh cho năm 2009-2010. Nếu tăng giá 6%/năm thì tới năm 2025, giá điều hành là 3.09 c/kWh.

4. Như vậy, giá ĐHN khi “ra lò” tại nhà máy là 14.36 c/kWh.

5. Khi truyền điện tới người dân thì có thất thoát khoảng 10-11%. EVN vì thế phải đòi người dân trả 15.80 c/kWh hay 2,765 đồng/kWh. Giá điện như vậy là gấp 2-3 lần giá điện người dân phải trả ngày nay. Nếu dùng các biến động giá cả cao hơn, tiền vay ngân hàng nặng lãi hơn, và nhiên liệu hạt nhân đắt tiền hơn, cùng là tiền phải để dành tháo đõ nhà máy ĐHN trong 40-60 năm tới, thì giá điện sẽ cao hơn con số trên.



Ø Trong tất cả các kết quả trên, tôi đã dùng các giả thiết sau:

1. Giá “mì ăn liền” của nhà máy ĐHN là 3330 USD/kW năm 2010.

2. Tiền EVN phải thực hiện các công trình cho nhà máy là 30% giá trên cho lò số 1, 20% cho lò số 2, 30% cho lò số 3, và 20% cho lò số 4.

3. Lò số 1 bắt đầu xây năm 2015 và xây xong năm 2022. Lò số 2 bắt đầu xây năm 2017 và xong năm 2023. Lò số 3 bắt đầu xây năm 2018 và xong năm 2024. Lò số 4 bắt đầu xây năm 2019 và xong năm 2025. Các giả thiết này là lý tưởng chứ rất khó thực hiện, bởi vì trên thế giới chỉ có vài hãng có thể làm được bồn thép (pressure vessel) cao trên 10 m, to trên 4m, nặng trên 1500 tấn dưới các chuẩn thật khắt khe. Mỹ hiện nay đã mất khả năng này và chưa lập lại được vì chưa có nhu cầu.

4. Vật giá ĐHN leo thang 5%/năm trước khi xây và 8%/năm trong tiến trình xây.

5. Phân lãi tiền vay nợ là 8%/năm (các hãng điện tư ở Mỹ phải trả 10-12%)

6. Giá nhiên liệu hạt nhân giống như trong khảo cứu của Phần Lan và tăng giá 8%/năm.

7. Giá điều hành như giá của Phần Lan và tăng 6%/năm.

8. Nhân viên EVN sẽ điều hành các lò hạt nhân và các công tác trong nhà máy giỏi như Mỹ, Nhật và Hàn. Cứ 18 tháng thì phải tắt lò hạt nhân một lần để thay 1/3 nhiên liệu. Làm việc này chỉ mất 30 ngày thay vì 3 tháng như rất nhiều nhà máy phải thực hiện vào những năm 1980-1990.



D. Các Kết Luận Khác của ông Luyến
Ông Luyến cũng diễn tả là BCĐT đã thực hiện tốt việc lấy ý nguyện nhân dân bằng cách tổ chúc 35 cuộc hội thảo lớn nhỏ, trả lời 160 câu hỏi của 4000 người dân đủ mọi thành phần. Tôi có cảm tưởng phần lớn các hội thảo này đều thực hiện tại Ninh Thuận, nơi mà, theo bài viết của ông Luyến, người dân “từ chỗ chưa có hiểu biết gì về dự án hạt nhân đến việc hoàn toàn đồng ý với chủ trương xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên tại tỉnh nhà,” và “hội đồng nhân dân tỉnh họp bất thường ngày 23 tháng 10 năm 2009 cho thấy sự đồng thuận là 100%!” Tôi có các câu hỏi sau:

Ø Với một dự án to lớn như ĐHN, tại sao việc lấy ý nguyện của người dân lại chỉ làm tại Ninh Thuận? Với số tiền 16-35 tỉ của ngân sách quốc gia hoặc đi vay nợ thì 87 triệu người dân đều có trách nhiệm sử dụng và quyền lợi được hưởng điện. Họ có quyền và có nhiệm vụ đóng góp ý nguyện cho dự án. Việc này đã thực hiện chưa?

Ø Theo ông Luyến, “chính phủ có 23 đề án bao trùm tất cả các hoạt động liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng và năng lực quốc gia cho viêc ứng dụng năng lượng ĐHN.” Vậy BCĐT có đề cập kết quả của các đề án này không? Các kết quả này có phản ánh gì tới sự “cam kết am hiểu ĐHN” theo mốc 1 của IAEA không? Theo ý kiến của ông Trần Sơn Lâm (http://www.bauxitevn.net) thì hình như EVN chưa có đầy đủ các kết quả của các đề án. Như vậy làm sao chính phủ và Quốc Hội có thể am hiểu hoàn toàn ĐHN ảnh hưởng tới kinh tế và tiềm lực của quốc gia như thế nào?

Ø Đứng trên phương diện an toàn về động đất, đoàn khảo sát đã có những thăm dò khoa học gi? Tại sao toàn vùng an toàn tại Ninh Thuận mà không có một địa điểm nào thuận lợi ư mà lại nhằm chiếm đất của các làng Vĩnh Trường và Thái An?

Ø Về Quy Trình Lựa Chọn Nhân Sự, ông Luyến đã diễn tả rất hay dự định của BCĐT. Theo ông, EVN sẽ “lựa chọn những em có tư cách và phẩm chất đạo đức tốt và nhân thân rõ ràng vì ĐHN liên quan đến an ninh quốc gia.” Thật là tuyệt vời! Nhưng ĐHN liên quan đến an ninh quốc gia có khác gì các đập nước Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu; hoặc nhà máy nhiệt điện Vũng Tầu, Uông Bí? Tại sao người làm việc tại nhà máy ĐHN lại có nhiều ưu đãi trong khi họ cũng chỉ làm điện như các công nhân khác? Tại sao không huấn luyện và ưu đãi toàn thể các công nhân làm việc tốt trong nghĩa vu sản xuất điện nhiều hơn, đỡ mất mát hơn, bị ít sự cố hơn để EVN không phải cúp điện luôn luôn? Các nhà máy than và hơi khí của ta có thể hoạt động 8000 giờ mỗi năm như EVN tin tưởng sẽ làm được với ĐHN không?

Ø Ông Luyến cũng viết: “Tuyệt đối không nhân nhượng và nể nang đối với bất kỳ trường hợp nào. Viêc nhắn gửi và bảo lãnh nằm ngoài các tiêu chí trên được coi như phạm luật.” Ý kiến này rất đặc sắc trên giấy tờ và qua lời phát biểu, nhưng liệu có thể thực hiện được không? Tại sao nó không thể thực hiện ngay cho mọi hoạt động của EVN ngay bây giờ thay vì chỉ đặc biệt cho dự án ĐHN?



E. Bàn thêm về Cơ Sở Khoa Học
Ø Trong mục cơ sở khoa học, ông Luyến chứng minh cần có nhà máy ĐHN bởi vì ta cần điện, và sự cần thiết đó là đặt trên giả thiết duy ý chí là vào năm 2020 nhu cầu điện của ta là 2400-3100 kWh/người/năm bởi vì Thái Lan nay đã có 2033 kWh/người/năm. Lấy giả thiết này là một tiền đề ta phải có thêm 4000-8000 MW ĐHN có là khoa học không?

Ø So với hiện tại EVN sản xuất 67 tỉ kWh thì giả thiết trên đưa tới con số tăng trưởng từ 13.6%/năm tới 16.6%/năm. Kinh tế của ta dự kiến có tăng trưởng như vậy không? Người dân của ta dự kiến có thể tăng thu nhập mỗi năm như vậy không?

Ø Theo ông Luyến, hiện tại ta mua của Trung Quốc 550 MW, và ông đặt câu hỏi quan trọng: “Điều gì sẽ xẩy ra cho nền kinh tế của chúng ta nếu bên bán điện cúp cầu dao cung cấp điện vì bất cứ một lý do gì?” Đây là một câu hỏi chính đáng của người lãnh đạo. Tuy nhiên, ta cũng có thể hỏi: “Điều gì sẽ xẩy ra cho nền kinh tế của chúng ta nếu nhà máy ĐHN 1000 MW ngưng chạy vì bất cứ một lý do gì?” Bài viết về 15 rủi ro của nhà máy ĐHN (http://www.bauxitevn.net/c/15546.html) diễn tả có nhiều sự cố khiến nhà máy ĐHN không hoạt động 8000 giờ/năm, thậm chí có thể nằm chết nhiều năm. Vì thế, tại các nước phụ thuộc vào nhập khẩu các vật liệu tối cần thiết cho kinh tế như Việt Nam thì lãnh đạo phải có một chương trình tổng thể đối phó với sự cố, không cứ gì chỉ riêng cho ĐHN.



F. Dùng Trí Thức Việt Nam Tiết Kiệm Điện, Tạo Điện Mới, và Tạo Được Nhiều Triệu Công Ăn Việc Làm Cho Người Dân

Là người đã có 40 năm làm việc trong ngành nguyên tử và điện hạt nhân, đáng lẽ tôi phải tuyên dương nhiệt liệt lợi ích của ĐHN. Tuy nhiên trước sự nghèo khó của người dân Việt Nam so với các nước trên thế giới, nhất là trước hiện tượng vô cảm của nhiều người trong thời buổi “mèo trắng mèo đen cũng như nhau miễn là kiếm được nhiều tiền,” tôi cảm thấy có trách nhiệm cảnh báo xu hướng bắt chước nước ngoài mà không chú trọng đến các vấn đề quan trọng thực tế trong xã hội ta. Xây nhà máy ĐHN giống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, và Trung Quốc trong vòng 20 năm tới là chưa cần thiết cho hoàn cảnh kinh tế và quốc phòng của đất nước ta. Bởi vì việc này dùng tiền rất nhiều, phải phụ thuộc hầu như 100% vào nước ngoài kể cả nhiên liệu, và có triển vọng lớn làm ta lo lắng những luẩn quẩn của nợ nần và kiện tụng. Tôi chưa nghe nói hai nước láng giềng giầu hơn ta là Mã Lai và Tân Gia Ba cần tới ĐHN. Tôi thiển nghĩ, ta cần dùng chút ít tiền ta có và trí tuệ Việt Nam để giải quyết những vấn đề bức thiết hơn, như bảo vệ biên giới và lãnh hải; tối tân hóa quốc phòng; cải tổ đột phá giáo dục từ mẫu giáo tới đại học; giúp người nghèo và nạn nhân bão lụt có nhà cửa và công ăn việc làm; xây thêm nhà thương cùng giường bệnh; và thúc đẩy kinh tế thị trường mà không có sự cạnh tranh của nhà nước. Trong một bài viết khác (http://www.bauxitevn.net/18186/10-phuong-phap-khong-can-dien-hat-nhan-ma-van-giup-viet-nam -tang-them-noi-luc/) tôi đã đưa ra 10 ý kiến để đóng góp với các ý kiến của trí thức trong nước cũng như ngoài nước thực hiện việc sản xuất điện cho tương lai dùng nhiều trí tuệ Việt Nam hơn, kích thích khoa học và công nghệ thực tế hơn, có kết quả nhanh chóng hơn và rẻ tiền hơn là ĐHN. Tôi tin rằng với sự cải tiến quyết liệt về quản trị, trí tuệ Việt Nam có thể sản xuất 4000 MW với nửa số tiền dự trù cho nhà máy ĐHN, dùng được tài nguyên quốc nội, và tạo được nhiều triệu công ăn việc làm cho người dân Việt Nam.





[1] Ông Phùng Liên Đoàn, 70 tuổi, là Tổng Giám Đốc công ty tư vấn Professional Analysis, Inc. (PAI) tại Mỹ, chuyên môn về các dịch vụ nguyên tử và môi trường. Ông Đoàn đã từng là cố vấn cho Bộ Năng Lượng (Department of Energy-DOE) và Cơ Quan Giám Định Luật Lệ Hạt Nhân (Nuclear Regulatory Commission- NRC) của Mỹ. Ông đã tham gia thiết kế 4 nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) và viết hơn 100 khảo cứu và phúc trình về sự an toàn và giá thành của ĐHN so với các nguồn tạo điện khác. Ông cũng đã tham gia tẩy uế phóng xạ tại 10 trung tâm nguyên tử khắp nước Mỹ, cùng là khảo cứu hiện tượng hâm nóng khí quyển do việc sử dụng năng lượng toàn cầu. Ông là đồng tác giả tài liệu WASH-1400 về sự an toàn của 100 nhà máy ĐHN của Mỹ mà cả thế giới đã noi gương; và sách The Second Nuclear Era: A New Start for Nuclear Power, Praeger Publishers, New York, tiên đoán sẽ có sự phục sinh của ĐHN. Ông Đoàn tốt nghiệp cử nhân toán và vật lý tại đại học Florida State University, thạc sĩ vật lý và nguyên tử tại Massachusetts Institute of Technology (MIT) và tiến sĩ nguyên tử tại MIT. Ông Đoàn đã từng làm việc tại Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt, 1964-1967. Ông Đoàn và gia đình đã bỏ hầu hết tiền để dành và tiền hưu để làm việc từ thiện ở Việt Nam.

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

Nghiêm khắc o cho nao với cảnh sát giao thông vi phạm qua bai nay ??


Thứ Bảy, 21/11/2009, 07:00

TP - "Cấp trên đi kiểm tra, có nơi, cảnh sát giao thông (CSGT) bỏ chạy ra đồng, vào bụi chuối đến nỗi văng cả điện thoại. Ở Đồng Nai, Tiền Giang, Quảng Trị, khi đoàn đến kiểm tra, thấy tiền văng ra đường tung toé hàng chục triệu đồng"

Bên cạnh những thành tích trong công tác góp phần đảm bảo an toàn giao thông, Trung tướng Cao Xuân Hồng - Phó Tổng cục Cảnh sát cũng thẳng thắn phê phán một số hành vi chưa đúng của CSGT khi làm nhiệm vụ.

CSGT TP Hà Nội làm nhiệm vụ trên đường Trường Chinh - Ảnh: Phạm Yên

Nhắc nhở một số CSGT

Năm nay, ngành công an sớm tổng kết công tác đảm bảo an toàn giao thông và chuẩn bị các biện pháp cho dịp Tết Canh Dần. Đây là hội nghị tổ chức trực tuyến giữa hai miền Bắc Nam với thành phần tham dự là lực lượng CSGT cả nước.

Theo thống kê, 11 tháng đầu năm nay, so với năm ngoái, tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ được kiềm chế và giảm cả số vụ, số người chết và bị thương. Tuy nhiên, số vụ vẫn còn cao (10.805), làm chết 10.168 người.

Tại hội nghị, tướng Hồng đã thẳng thắn trước hiện tượng CSGT ở một số địa phương vi phạm: “Ở Hà Tĩnh, Thanh Hoá, chỉ có một đoạn đường ngắn nhưng có tới bốn tổ tuần tra kiểm soát. Điều này không ổn tí nào, cần xem xét lại việc bố trí lực lượng. Có nơi dừng xe liên tục nhưng mỗi xe chưa đầy một phút”.

Tướng Hồng dẫn luôn con số là 34 xe/29 phút. Theo đó, với chừng ấy thời gian thì CSGT kiểm tra được gì với những xe bị vẫy dừng lại.

“Cấp trên đi kiểm tra, có nơi, CSGT bỏ chạy ra đồng, vào bụi chuối đến nỗi văng cả điện thoại. Ở Đồng Nai, Tiền Giang, Quảng Trị khi đoàn đến kiểm tra thấy tiền văng ra đường tung toé hàng chục triệu đồng. Cũng cần nhắc nhở rằng, CSGT đi tuần tra có xe biển xanh và đèn tín hiệu nhưng có lúc cũng không bật đèn. Thậm chí đi tuần tra nhưng lại có xe tư nhân để bên cạnh. Trong xe để tiền khắp nơi. Khi được hỏi thì bảo bố mẹ đưa cho nên không biết là bao nhiêu”, tướng Hồng nói.

Cũng theo tướng Hồng, những trường hợp CSGT vi phạm bị phát hiện đều đã được xử lý nghiêm.

Dịp tết, xử lý nghiêm hành vi gây TNGT

* 11 tháng năm 2009, đường bộ xử lý gần năm triệu (4.987.775) trường hợp vi phạm Luật Giao thông Đường bộ, nộp Kho bạc Nhà nước 1.178 tỷ đồng, tước 159.039 giấy phép lái xe.

* 10.168 người chết vì TNGT đường bộ chia cho 11 tháng, sẽ có con số mỗi ngày có 30 đám tang.

Về một số sai phạm của chiến sỹ CSGT như đề cập ở trên, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị - Cục trưởng CSGT Đường bộ - Đường sắt (C26) cho biết, Bộ Công an và Tổng Cục cảnh sát rất quan tâm và đây không phải việc ngày một, ngày hai có thể giải quyết.

Một số giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết, Thiếu tướng Nghị nói: “Tăng cường tuần tra xử lý nghiêm những hành vi có thể gây ra TNGT. Đặc biệt lưu ý tới những đối tượng gây TNGT nghiêm trọng như xe chở khách.

Dịp đi lại cao điểm tết có hai vấn đề: Phòng ngừa TNGT và chở quá số người quy định. Năm nay sẽ duy trì và đẩy mạnh hơn sự phối hợp giữa lực lượng CSGT và ngành GTVT. Mục tiêu Tết Canh Dần là đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ bà con đi lại”.

Trước hiện tượng ùn tắc giao thông, Thiếu tướng Nghị chia sẻ: “Vừa rồi họp với các địa phương để có đánh giá sơ kết sau một năm thực hiện Nghị quyết 16 của Chính phủ.

Theo đó, vấn đề giải quyết cơ sở hạ tầng cho giao thông như chuyển nhà trường, bệnh viện, công ty...ra khỏi nội thành hay phát triển giao thông công cộng vẫn chưa thể thực hiện được”.

Khi được hỏi về sự phát triển của các phương tiện cá nhân, Cục trưởng C26 cho biết, giải quyết vấn đề phương tiện cá nhân trong điều kiện hạ tầng hiện nay hết sức cần thiết nhưng giải pháp thì cần phải tính thêm.

Theo kinh nghiệm quốc tế, người ta dùng nhiều giải pháp về mặt kinh tế, như nâng cao mức phí như khi đăng ký xe, phí cầu đường, phí dừng đỗ trong phố. Từ đó, người có nhu cầu mua xe sẽ tính toán có nên mua xe trong điều kiện các mức phí liên quan cao nữa hay không.

“Một số giải pháp tức thì như chạy xe ngày lẻ, ngày chẵn mang tính chất cưỡng chế sẽ không đi vào cuộc sống được”, ông Nghị nói.

Đình Thắng

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009

Gạo chín không cần nấu

Tuong lai cua am thuc rat xan lan ...

Các chuyên gia nông nghiệp của Ấn Độ tuyên bố họ vừa tạo ra một giống lúa mà con người có thể ăn sau khi ngâm trong nước, không cần nấu chín.

Ảnh gạo
Ảnh minh họa gạo Aghanibora của trang mynews.in.

Theo hãng tin IANS, giống lúa nói trên - có tên Aghanibora - là kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu gạo trung ương Ấn Độ (CRRI). Ông Tapan Kumar Adhya, giám đốc CRRI, cho biết, Aghanibora có thời gian sinh trưởng 145 ngày và đạt năng suất 4 đến 4,5 tấn trên mỗi hecta.

Khác với những giống lúa truyền thống, Aghanibora có hàm lượng men phân giải tinh bột thấp và trở nên mềm khi vo trong nước.

"Bạn có thể ăn gạo sau khi ngâm nó khoảng 45 phút trong nước thường và 15 phút trong nước ấm", Adhya nói.

Aghanibora được phát triển từ giống lúa "Komal chawl" nổi tiếng của bang Assam (phía bắc Ấn Độ) chứ không phải gạo biến đổi gene. Lúa "Komal chawl" có khả năng sinh trưởng trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm song vẫn giữ được các dưỡng chất và đặc tính mềm của gạo. Aghanibora chẳng có gì khác biệt so với các loại lúa khác đang được trồng ở Ấn Độ.

Adhya nói rằng trong suốt ba năm qua các nhà khoa học của CRRI đã trồng thử Aghanibora trong môi trường nóng và ẩm của bang Orissa để xem nó giữ được đặc tính mềm và các dưỡng chất khi tiếp xúc với nước giống như lúa "Komal chawl" hay không.

"Chúng tôi vui vì các thử nghiệm đã thành công. Với loại gạo này, việc nấu cơm sẽ trở nên đơn giản và tiêu tốn ít thời gian hơn.", ông nói.

Minh Long

Sao thiên thu không là...

Bai nay hay hay , luu vo day de khoi bi mat sau nay coi lai...

Tưởng Dung

Sao thiên thu không là...
(tưởng nhớ Nguyễn Tất Nhiên)


Khi gọi Minh Thủy để nhắc về buổi hẹn đi ăn trưa vào ngày Chúa nhật hôm sau, tôi nghe giọng Thủy thật nhẹ nhàng ở bên kia: “Dung à, mày đi với tao thăm mộ anh Nhiên trước khi đi ăn một chút được không? Hôm qua là giỗ của anh ấy đó, chắc lâu lắm rồi mày đâu có đi đến đó hả nhỏ?”. Tôi giật mình như vừa được nhắc nhớ đến một người bạn thân, một kỷ niệm quen thuộc, rất gần gũi, rất tự nhiên mà mình đã có và vô tình quên khuấy đi mất. Ừ nhỉ, đời sống bên này với những bận rộn, hối hả từng ngày, đôi khi có ai tình cờ nhắc đến những người bạn nào đó đã có một thời thân thiết, giao thiệp qua lại với nhau thật lâu bỗng dưng “mất tích” không gặp nữa vì hoàn cảnh, công việc hoặc dọn đi xa, tôi vẫn mừng rỡ, háo hức, chờ được nghe thêm tin tức hoặc gặp lại. Huống chi là anh Nhiên, vừa là người anh, vừa là người bạn đời quá cố của đứa bạn thân thiết nhất của tôi từ dạo còn đi học cho đến giờ. Trong phút chốc, hình ảnh cao gầy, lỏng khỏng với hai cánh tay dài quá khổ hay quơ quơ để diễn tả và gương mặt cứ… nhăn nhó, bậm môi, mỗi khi nói chuyện với tôi của anh hiện ra, rõ ràng trong trí nhớ. Anh Nhiên và tôi đã có một thời gian thân thiết và cũng có một thời gian… thù nhau quá sức. Nhớ tới mối quan hệ rất ngộ nghĩnh, đầy “hỉ, nộ, ái, ố” của chúng tôi trong chuỗi ngày xa xưa ấy, tôi thật không biết phải vui hay buồn. Thời gian quả thật đáng sợ, mới đó mà anh mất đã 15 năm rồi. Lần này đến thăm anh, chắc chắn tôi có rất nhiều điều để nhắc nhớ.

Khi Thủy bắt đầu quẹo xe vào cổng của nghĩa trang Peek Family, cái âm thanh náo động ngoài đường phố bỗng dưng chìm dần, rồi tắt hẳn. Trước mặt tôi là con đường nhỏ vòng theo những vòm cây rợp bóng mát, thinh lặng, nhẹ nhàng… Mặt đất là những thảm cỏ xanh mượt mà được chăm sóc cẩn thận. Ngồi cạnh Thủy đang chầm chậm lái xe đến chỗ an nghỉ của anh Nhiên, tôi thong dong ngắm nhìn một khoảng không gian an bình, thoát tục đang trải rộng quanh mình, chỉ có tiếng gió rì rào trên các tầng cây, tiếng xào xạc của những chiếc lá khô đang uốn mình trên mặt đất khi bánh xe nghiến lên. Không khí yên lành, thanh tịnh dễ khiến lòng người lắng đọng. Những lo buồn, ray rứt của đời sống, của những ngày trước kia đã có bỗng dưng chìm xuống, ngủ yên. Tôi như lịm người đi với cái cảm xúc lạ lùng chợt ùa tới, cái cảm giác mà từ lâu tôi không có được… bình yên và thanh thản. Không thấy bóng người lai vãng, buổi trưa cuối tuần thế mà vắng vẻ quá! Dường như những người nằm đây đã bị đời lãng quên? Lâu lắm rồi từ ngày tiễn anh ra đến phần mộ trong nghĩa trang này, tôi chưa bao giờ có dịp để trở lại viếng thăm, kể ra là cũng quá tệ! Nhưng biết làm sao hơn? Thôi thì nhờ Thủy hôm nay cho tôi cơ hội để được thăm lại người mà tôi đã từng xem như một người anh và có lúc đã xem nhau như “kẻ thù” (như tôi và anh đã từng nghĩ về nhau sau một trận cãi vã kịch liệt).

Tiếng Thủy kéo tôi trở về với thực tại:

“Chịu khó đi bộ một chút nha nhỏ, mộ anh Nhiên ở trong kia, không cho xe vô được.”

Tôi cười:

“Ừ thì có dịp đi excercise một chút, có sao đâu!”

Tôi xuống xe với một tâm trạng nao nức, kích động như sắp sửa đi gặp lại người quen đã lâu rồi… thất lạc. Hai đứa chia nhau cầm bó hoa, nhang và hộp quẹt bắt đầu lần bước tìm bia mộ anh Nhiên. Nghĩa trang ở đây không choáng đầy mắt với những ngôi mộ xây cất đủ hình đủ kiểu, chằng chịt như ở Việt Nam. Các ngôi mộ ở Mỹ đều giống như nhau. Một khoảng đất cùng kích thước, nằm san sát, có hàng lối rõ ràng, tấm bia được đặt nằm phẳng phiu ngay trên mặt đất, vì thế cũng khó mà định hướng mộ của thân nhân mình nếu không biết trước.

Thủy nhắc tôi:

“Coi chừng đạp lên mộ người ta đó nha, có khi mộ cũ quá rồi mày không thấy rõ cái mặt bia đâu.”

“Ừ, tao biết mà.”

Tôi vừa đi vừa nhẩm đọc thử tên tuổi của những bia mộ gần bước chân mình nhất, có nhiều người chết thật trẻ, nằm bên cạnh những ông bà cụ tuổi thật cao. Nắng chói chang trên từng dòng chữ, trên những tấm ảnh đã phai màu với thời gian.

Chúng tôi dừng lại ở dưới một bóng cây với những tàn cao, to rộng, đầy bóng mát. Thủy nói:

“Đây rồi, mộ của anh Nhiên may là được nằm ở chỗ này, có bóng mát lại cũng gần chỗ có nước, thoáng và lý tưởng, chứ mộ của ông Mai Thảo ở đàng kia, trơ trụi, không có cây cối gì cả nắng nóng cả ngày, mày ơi!”

Tôi rảo mắt nhìn quanh, cố nhớ lại hình ảnh của mười mấy năm về trước. Cũng nơi này, gia đình, bạn bè, người thân của anh Nhiên có mặt đông đủ lúc hạ huyệt, những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, mà lần đầu tiên tôi mới gặp mặt đã đứng ở đây đọc điếu văn, chia buồn, nhỏ lệ xót thương. Chưa bao giờ tôi được thấy nhiều nhân vật nổi tiếng cùng một lúc như thế. Tôi nhớ là mình đã rất xúc động khi nghe ông Phạm Duy với mái tóc bạc trắng ngậm ngùi, từ tốn nhắc đến những kỷ niệm với anh Nhiên và những bài thơ mà ông đã phổ nhạc. Tôi nhớ ca sĩ Việt Dũng đứng ở góc kia và một số người nữa nhìn tôi với đôi mắt hiếu kỳ khi thấy Thủy cứ gục đầu vào vai tôi khóc nức nở. Chắc họ thắc mắc không biết tôi là ai và có quan hệ gì với gia đình người quá cố. Và nơi đây, mẹ anh là người cuối cùng sau khi xác thân anh đã thực sự được đặt yên dưới lòng đất lạnh, đã khóc than, hối tiếc về sự ra đi của đứa con mà đến bây giờ trước sự thương tiếc, quý mến của thân hữu, của mọi người đối với anh, bà mới nhận ra con mình quả là một “thiên tài” đích thực. Nơi đây, chỗ này đã chứng kiến giờ phút cuối cùng “nghĩa tử nghĩa tận” của anh đấy mà. Những cành hoa đã thay nhau rơi xuống, phủ đầy trên nắp áo quan, những giọt lệ đã cạn khô trên mắt người đưa tiễn. Anh đã thực sự đi vào cõi thiên thu. Nơi mà anh đã cảm nghiệm được và nói đến rất nhiều từ những bài thơ đầu tiên. Tôi nhớ sau tang lễ của anh, khi mọi người lần lượt ra về, tôi đã đứng trước mộ anh một hồi lâu, nhớ đến bài thơ “Thiên thu” nằm ở trang cuối cùng trong tập “Thiên tai”, một trong những bài thơ mà tôi rất thích ngay lần đầu đọc thơ anh, bấy giờ sao mà thấm thía:

“Sao thiên thu không là xa nhau?
nên mưa xưa còn giăng ngang hồn sầu
tôi đứng như cây cột đèn gẫy gập
và một con đường cúp điện rất lâu.

Sao thiên thu không là chôn sâu?
nên nắng xưa còn hôn mái tóc nhầu
tôi đứng như xe tang ngừng ngập
và một họ hàng khăn trắng buồn đau…

……………….

Sao thiên thu không là thiên thu
Nên những người yêu là những ngôi mồ
tôi đứng một mình trong nghĩa địa
và chắc không đành quên khổ đau!”

Quả thật, sau mọi linh đình đưa tiễn, anh đã ở lại một mình trong nghĩa trang này với những khổ đau, nghiệt ngã của cuộc đời đã được chôn vùi dưới lòng huyệt lạnh, đã cùng anh đi vào tận chốn thiên thu!

Tôi lặng lẽ cắm hoa vào cái bình đã có sẵn ở trước mộ, Thủy đi lấy nước ở một cái vòi cách đấy vài mươi bước và trở về đổ đầy vào bình hoa, tôi ngạc nhiên nhìn Thủy tưới phần nước còn lại lên trên mặt tấm bia, nhưng ngay sau đó lòng lại xúc động, bùi ngùi khi thấy Thủy dùng cuộn giấy mang theo, từ tốn lau sạch đi những bụi cát đang phủ lờ mờ trên đó. Bia mộ anh là một phiến đá làm bằng lacquer đen bóng, sau những vệt lau của Thủy đã lại sáng như gương. Tấm ảnh của anh hiện ra thật rõ ràng ở trên góc trái cùng với phần đầu của bài thơ “Giữa trần gian tuyệt vọng” anh viết từ năm 1972 nằm ngay bên cạnh. Tôi ngồi xuống, đọc từng giòng thơ đã được viết với nét chữ khắc thật đẹp với lòng trân trọng pha lẫn xót xa:

“Ta phải khổ cho đời ta phải khổ
Phải ê chề cho tóc bạc với thời gian
Phải đau theo từng hớp rượu tàn
Phải khép mắt sớm hơn giờ thiên định
(Vì thượng đế từ lâu kiêu hãnh
Cầm trong tay sinh tử muôn loài.
Tình ta vừa gánh nặng thấu xương vai
Thì em hỡi ngai trời ta đạp xuống)”

Cũng khá thân và lại rất thích thơ anh Nhiên, nên hầu hết các bài thơ của anh tôi đều biết và thuộc lòng (hoặc ít nhất cũng vài đoạn trong mỗi bài). Riêng bài này, khi tình cờ nghe lại, trích trong bài viết “Tìm ở sao trời” của Hoàng Mai Đạt đăng trong tạp chí Văn Học và được đọc một lần trên đài radio Little Saigon hồi tháng 6, tôi đã ngậm ngùi, chợt nhớ ra: anh Nhiên đã mất lâu lắm rồi! Nghe nhắc đến bài thơ đã buồn, giờ trông thấy, đọc lại càng buồn và thấm thía hơn! Anh làm thế nào mà có thể khẳng định rằng cuộc đời mình là “phải khổ”, “phải ê chề” và nhất là “phải khép mắt sớm hơn giờ thiên định” từ năm mới vừa 20 tuổi?

Thủy vỗ nhẹ vai tôi, đưa mấy nén nhang và dặn dò:

“Mày khấn xong rồi cắm cho anh Nhiên vài cây, còn lại chừa để lát nữa đem cắm ở những ngôi mộ khác nha.”

Từ ngày qua Mỹ, thực sự tôi cũng rất ít, hay nói hẳn ra là không có dịp nào đi vào nghĩa trang thăm mộ người chết như thế này, trừ những lần đưa tiễn, cầu nguyện ở nhà quàn trước khi hạ huyệt, nên có Thủy nhắc nhở cũng đỡ phải lúng túng.

“Khấn gì đây? Liệu anh có còn quanh quẩn đâu đây để nghe tôi nói không?” Tôi với anh từ lúc mới quen biết đến khi anh mất đi, có lúc đã chuyện trò vui vẻ, đã “cãi vã” thật nhiều, có lúc lại không thèm nhìn mặt hoặc nói với nhau lời nào. Hơn nữa, tôi đã không gặp anh ít ra cũng gần ba năm trước khi anh mất, anh giận tôi đã không cho tin tức gì của Thủy, tôi giận anh đã đối xử với đứa bạn thân của tôi và là vợ con anh quá… hờ hững, vô tình! Và như thế chúng tôi cứ như là “ân đoạn nghĩa tuyệt” từ đó. Không ngờ, chỉ một thời gian sau, anh đã tự rời bỏ cuộc đời quá sớm và dễ dàng như những bài thơ anh đã viết vậy!

Tôi cầm mấy nén nhang, mắt đăm đăm nhìn vào di ảnh của anh, thì thầm những lời không chuẩn bị mà vẫn nói thật suông sẻ như là đang có anh trước mặt:

“Anh Nhiên à, chắc rằng ở chốn “miên trường, vĩnh cửu” nào đó, anh đã quên hết mọi thống khổ, lụy phiền của nhân gian, đã được hưởng sự an vui, cực lạc đời đời rồi. Mong anh cũng quên và tha thứ cho những gì anh em mình đã hiểu lầm, giận ghét nhau trong quá khứ. Hãy ngủ yên và thanh thản trong “cõi thơ” trên chốn thiên đàng của anh. Hãy phò trợ cho Thủy và các con anh, giữ gìn, nâng đỡ chúng để chúng khôn lớn, vững chãi, có sức mạnh, niềm tin mà vượt qua mọi thử thách của cuộc sống, đừng để chúng vấp ngã, trầy sướt và đau đớn nha anh.”

Mắt tôi bỗng nhòa đi với ý tưởng là tôi đã nói được điều mình muốn nói với anh mà trước kia đã không có dịp. Lời xin lỗi rất chân thành. Dù gì tôi, Thủy và anh cũng có cái “duyên” với nhau trong một khoảng đời dù không dài lắm nhưng cũng không thể gọi là ngắn ngủi. Và cứ thế, những hình ảnh xa xưa bỗng quay về trong ký ức thật nhanh như những đoạn phim rời vừa được ráp nối.

Tôi nhớ lần đầu tiên, lúc anh vào lớp tôi để giới thiệu tập thơ “Thiên tai”. Tôi đã ngạc nhiên vì không biết tại sao một nhân vật… tầm thường của trường mình, người vẫn có tiếng là “gàn”, thậm chí còn bị cho là “khùng” như anh mà lại biết… làm thơ và lại còn… dám in thơ đem bán nữa. Vì tò mò, tôi đã lật xem thử vài bài trong tập thơ và không ngờ bị lôi cuốn ngay với “Bài thấm mệt đầu tiên”, “Nên sầu khổ dịu dàng”, “Linh mục”, “Nên thời gian ấy ngùi trông”… tôi đọc say sưa, đọc mãi cho đến bài cuối cùng “Thiên thu”, và như người vừa nhận ra mình đang cầm một “báu vật” trên tay, không thể nào để mất, tôi mua ngay một quyển dù lúc đó giá tiền của tập thơ không phải là nhỏ đối với tuổi học trò lớp mười của tôi. Tôi đem về nhà đọc đi đọc lại mãi những bài thơ của anh, bắt đầu thán phục về “tài làm thơ”, về sự liên tưởng, lý luận để bày tỏ, diễn đạt tâm tình một cách thật đơn sơ, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc qua việc sử dụng từ ngữ mới lạ, độc đáo của anh. Những hình ảnh rất dung dị, bình thường của đời sống qua thơ anh bỗng trở thành đẹp đẽ, ý nghĩa hơn. Tôi thật sự ngạc nhiên và thích thú với sự so sánh của anh trong “Bài thấm mệt đầu tiên”:

“Tình mới lớn phải không em rất thích?
Cách tập tành nào cũng thật dễ thương
Thuở đầu đời chú bé soi gương
Và mê mải dĩ nhiên làm lạ.

Tình mới lớn phải không em rất lạ?
Cách tập tành nào cũng ngượng như nhau
Thuở đầu đời chú bé ôm phao
Và nhút nhát dĩ nhiên ngộp nước.

Tình mới lớn phải không em rất mỏng?
Cách tập tành nào cũng dễ hư hao
Thuở đầu đời cầm đũa thấp cao
Và nâng chén, dĩ nhiên, đổ vỡ…”

Cũng nhớ, trong tập “Thiên tai” anh viết chỉ có một câu thôi mà đã làm tôi sững sờ và có ấn tượng mạnh mẽ hơn về con người của anh là:

“Tôi không đủ kiên nhẫn để đọc hết một quyển truyện dài, vì truyện dài không thể đọc vội vã. Người chắc cũng không đủ kiên nhẫn để yêu tôi vì tôi còn dễ chán hơn truyện dài. Tôi là một kịch bản trường thiên!”

Anh đã tự thu mình lại, khiêm nhường đi, chọn cho mình con đường cam phận, chịu thua thiệt, hay dùng đó để xác định rõ về bản tính, về chủ năng của chính mình, một “thiên tài” không dễ ai hiểu biết và cảm thông?

Từ đó, anh được tôi xem như là một nhà thơ trong danh sách “thần tượng” của thơ với ngôn ngữ mới lạ. Sau, nhờ chị Duyên, nhân vật trong bài thơ “Khúc tình buồn”, được Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát “Thà như giọt mưa”, tôi lại có “duyên văn nghệ” được anh cho mượn phụ bản “Duyên” trong tập thơ “Thiên tai” để làm bìa tập thơ “Tuyên ngôn 15” cho chính tôi và Ngọc Yến, một cô bạn cùng lớp. Thủy bị tôi rủ đi theo gặp anh mấy lần để lấy và trả tập bản kẽm, thì lại mắc vào một cái duyên khác “duyên nợ ba sinh” với anh sau này. Thật tình, lúc đó anh làm tôi rất cảm động vì thấy “nhà thơ lớn” mà sao lại dễ dãi với “đàn em nhỏ” như tôi mượn gì là được nấy. (Chắc tại nghe tôi khoe là “em nuôi” của chị Duyên?). Về sau, tôi còn… khám phá ra do gia đình có quan hệ dây mơ rễ má thế nào đó, mẹ của anh gọi ba tôi bằng cậu, tức là tôi tới vai “dì” của anh Nhiên lận. Chao ôi, thật là oai ghê!

Nhưng thú thật, anh có một cái tật mà tôi rất… kỵ là mỗi khi lỡ nói gì trái ý là anh chau mày, bậm môi, đôi mắt cúi gầm xuống, hai bàn tay chập vào nhau chống trước trán, lầm lì không nói gì hết cho đến lúc… bỏ đi. Có lúc tức quá, tôi bảo Thủy: “Ông này cứ làm như đang đóng kịch vậy đó mầy ơi!... thấy ghét!”. Thủy rất hiền, nhút nhát, ít nói, nên cô nàng chỉ cười lặng lẽ, không ý kiến. Cũng vì tính tình như vậy nên thư tình, quà cáp gì của anh Nhiên gửi cho Thủy sau này cũng một tay tôi chuyển giúp. Cứ tan trường, hai đứa đi bộ về nhà chỉ cần nhác thấy bóng chiếc Honda của anh Nhiên sắp lạng tới là Thủy đẩy tôi ra phía ngoài để nó đi bên trong, tránh nói chuyện hay nhận thư, quà từ anh. Vừa sợ vừa muốn cho xong, nên tôi cứ nhận đại rồi đưa qua cho Thủy ngay sau khi anh đã phóng xe đi mất. Thủy vừa nhận vừa phản đối nên tôi cũng không biết rõ cô nàng có… chịu chàng hay là không. Nhưng tôi thì thấy vui lắm vì nghĩ rằng mình đang làm chứng nhân cho một mối tình cũng lãng mạn quá đấy chứ. Cũng nhờ vậy mà có lần tôi được “ăn theo” với Thủy, lần đó, anh Nhiên rà xe cạnh tôi dúi nhanh một cái bọc và nói trước khi phóng xe đi: “Thuốc… bổ óc đó, một cho Dung, một cho Thủy, ráng uống để mà thức học bài thi”. Tôi đưa cho Thủy bọc thuốc, cảm động một chút, vui vui một chút, coi vậy mà anh chàng cũng… biết điệu quá đó chứ! Lúc ấy, anh Nhiên đã bắt đầu thân thiết với tôi, thỉnh thoảng cứ chạy xe đến nhà tôi đưa thư, kể lể mọi chuyện… Có một hôm, đang ngồi trong nhà tự dưng thấy anh chạy xe đạp xồng xộc tới, vừa dựng xe, vừa thở hào hồn kể cho tôi nghe chuyện “gây gổ” giữa anh với anh T., em của chị Duyên, mới vừa xảy ra ở quán cà phê gần nhà tôi. Câu chuyện bắt đầu từ bài viết “Hột mè” của anh đăng trên báo Văn thì phải? Anh nói: “Thằng T. nói anh viết bài này “chửi” chị nó độc quá, nên nó tức đòi đánh anh…”. Tôi có đọc qua bài đó nên cười an ủi: “Anh viết cũng nặng tay lắm chứ bộ. Anh T. tức là đúng rồi. Thôi ai biểu viết mà chọc giận người ta làm chi. Chửi người khác mà anh vui sao?” Trước khi ra về anh còn nói như thật: “Lần sau, anh không có nhịn đâu.” Tôi cười vì biết tính anh nói thì… dữ nhưng chẳng làm gì hại ai cả. Chắc cũng vì chuyện này mà thời gian sau anh đã viết “Bài tạ lỗi cùng người” có những câu thật cảm động:

“Năm năm trời… ta làm tên quái đản
Cầu danh trên nước mắt người tình
Năm năm trời có nhục có vinh
Có chua, chát, ngọt, bùi, cay, đắng…
Có hai mái đầu chia nhau thù oán
Có thằng ta trút nạn xuống vai em!
Năm năm trời… có một tên Duyên
Ta ca tụng rồi chính ta bôi lọ
Tình ta đẹp nhưng tính ta còn nít nhỏ
Nên lỗi lầm đã đục màu sông
Nếu em còn thương mến tuổi mười lăm
Xin nuốt hận mỉm môi cười xí xóa
Hồn ta đẹp nhưng đời ta thảm quá
Nên tị hiềm nhen nhúm giữa ngây thơ
Nếu em còn chút đỉnh mộng mơ
Xin rộng lượng thứ dung người lỡ dại.”

Tôi dạo ấy cũng… hơi lo dùm cho Thủy, Thủy học rất giỏi, giỏi nhất trường, xinh xắn, tài năng toàn diện, ai cũng quí mến, còn cái ông nhà thơ này sao ngày nào cũng đón đường, tỏ tình, tỏ ý với Thủy mà làm thơ thì cứ thấy ca tụng hết cô này đến cô khác. Vậy thì thương thiệt hay giả đây?

Cho nên, đến khi Thủy năn nỉ nhờ tôi mang trả lại hết quà cáp, thư từ cho anh Nhiên, tôi đã… ngây thơ thương bạn, nhận lời mà có biết đâu tự mình đi đón nhận phong ba bão tố. Sau khi biết tôi mang mọi thứ đi trả giùm cho Thủy, anh Nhiên đã mắng tôi và đổ thừa tại tôi… xúi Thủy tuyệt tình với anh. Tôi tức điên lên và cãi với anh một trận tơi bời hoa lá. Anh giận tôi đến độ còn dọa sẽ viết một bài… chửi tôi trên báo để cho tôi biết tay anh. (May là chắc anh nghĩ lại, thấy “tội” của tôi còn nhẹ hoặc biết là không có tội gì hết, nên không có bài nào nêu đích danh tôi để… trả thù, trừ một câu trong bài thơ “Kẻ tự đóng đinh tim” đã ví tôi là “quỷ sứ” mà sau này qua Thủy tôi mới biết. Đó là câu: “Lỡ yêu tín đồ phải chấp nhận gian truân. Phải muối mặt giao du cùng quỷ sứ.” Chứ nếu không chắc tôi cũng đã được anh đưa vào… văn học sử bằng một ngõ… tối tăm rồi!). Từ đó, tôi với anh Nhiên bắt đầu một mối thù… không tên, và cứ mỗi khi Thủy nhắc tới anh Nhiên là tôi tha hồ mà… đay nghiến. Lúc này, tôi đã thực sự giận ghét anh Nhiên và muốn cho Thủy đừng thèm “mềm lòng” với cái anh chàng nghệ sĩ tài hoa mà gàn dở này nữa.

Nhưng khi đọc bài thơ“Thục nữ”, là bài đầu tiên anh Nhiên viết cho Thủy, với hình ảnh Thủy trong thơ và Thủy ngoài đời là một, rất thật, rất dễ nhận ra với tóc bính, nón lá, hài nhung, mảnh mai, nhẹ nhàng, vô cùng thục nữ đã làm tôi xúc động:

“Chiều em đi hai hàng bính tóc
Gieo xuống đôi vai nhỏ thiệt thà
Còn bao nhiêu dấu hài khuê các
Sao đành gieo xuống phố đời ta?

Chiều em đi nón lá che nghiêng
Sao đành che mất nụ cười duyên?
Mây vẫn chưa về gom bớt nắng
Trần ai đông lắm kẻ si tình.

Chiều em đi trong nắng trời tây
Bóng đổ lênh đênh – bóng đổ gầy
Bóng đổ gầy như ta ốm yếu
Đeo đẳng hoài theo tình không may

Chiều em đi bước ngại bước ngùng
Như sợ làm đau ngọn cỏ nhung
Như sợ bay lên từng đóa bụi
Sao khách tài hoa nát cả lòng?

Chiều em vui quá thuở vàng son
Ta bỗng lang thang khắp ngả đường
Ta đi cho chết thời oanh liệt
Cho thấu một trời đau đớn riêng!”

Bài “Giữa trần gian tuyệt vọng” là bài thứ hai anh đã viết gửi cho Thủy với những lời bày tỏ chân tình, nhưng đã khiến cho Thủy giận hờn, ấm ức nhờ tôi mang trả lại thư từ, quà tặng của anh và đã là nguyên nhân khiến tôi phải… rước họa vào thân. Đó là những câu:

“Ta vẫn nhớ trưa nào em ngồi hát
Ta vẫn thèm hôn lên mắt tiểu thơ buồn
Ta vẫn thèm ăn năn những lúc đón đường
(Em khó chịu… mà thư nào em cũng nhận)”

Sau khi biết vì mình mà tôi và anh Nhiên đã không thèm nhìn mặt nhau nữa, thì Thủy ít nhắc nhở tới anh hơn và lặng thinh mỗi lần nghe tôi kể tội anh đã mắng nhiếc, sỉ vả tôi như thế nào. Anh Nhiên thì phải tự động tìm cách để… nối nhịp cầu tri âm với Thủy một mình vì không còn cái nhịp cầu mang tên… Dung nữa.

Mãi cho đến một buổi chiều kia, tan học về, Thủy báo cho tôi biết: “Ông Hải (tôi và Thủy vẫn quen gọi anh bằng tên thật là Hải, dù anh đã nổi tiếng và mọi người luôn gọi anh bằng tên Nguyễn Tất Nhiên) nói chiều thứ Sáu hàng tuần có chương trình giới thiệu nhạc mới ở radio, thứ Sáu này nhớ đón nghe vì sẽ có bài thơ “Hai năm tình lận đận” ổng làm cho tao được Phạm Duy phổ nhạc, hát lần đầu.” Tôi nhìn Thủy ngạc nhiên, thầm nghĩ: “Ông này coi vậy mà cũng… khôn, biết cách giải mã “độc đáo” thiệt, như thế này thì Thủy có… chạy đàng trời.” Tôi tuy còn ấm ức vì… mối hận lòng, “oan Thị Kính” vẫn còn đầy ứ mỗi khi nhớ tới, nhưng cũng thấy vui và hãnh diện lây với bạn. “À há, như vậy mi đã bắt đầu được đi vào văn học sử rồi đó nha”. Cũng nhờ vậy, chiều thứ Sáu đó, tôi đã được thưởng thức trọn vẹn bài hát “Hai năm tình lận đận” với âm điệu nhẹ nhàng, buồn rầu đến tội nghiệp qua tiếng hát dễ thương, nồng nàn của Duy Quang:

“Hai năm tình lận đận
Hai đứa cùng xanh xao
Mùa đông hai đứa lạnh
Cùng thở dài như nhau.

Em không còn thắt bím
Nuôi dưỡng thời ngây thơ
Anh không còn luýnh quýnh
Giữa sân trường trao thư

Hai năm tình lận đận
Hai đứa đành xa nhau

Em vẫn còn mắt liếc
Anh vẫn còn nôn nao
Ngoài đường em bước chậm
Trong quán chiều anh ngóng cổ cao.

Em bây giờ có lẽ
Toan tính chuyện lọc lừa
Anh bây giờ có lẽ
Xin làm người tình thua.
…………………………
Hai năm tình lận đận
Em đã già hơn xưa!”

Tôi đã bật cười khi nghe Thủy kể lại, hai câu cuối của bài thơ này đã làm… động lòng Lâm Diễm, một đứa bạn cùng lớp với chúng tôi, khi nó đọc thấy bài thơ đăng trên báo trước khi được phổ nhạc. Diễm vào lớp báo ngay với Thủy: “Thủy ơi, ông Hải làm thơ chê mày… già”.

Sau khi nghe bài hát này tôi thầm nghĩ, Thủy đã không thể thoát khỏi lưới tình nữa rồi. Thủy vốn yêu thích thơ văn, cũng như tôi và số đông bạn bè cùng lứa lúc ấy, rất hâm mộ thơ Nguyễn Tất Nhiên, Thủy đã được làm “nàng thơ” của thi sĩ, nay lại được dòng nhạc của Phạm Duy đưa hình ảnh “thắt bím” của mình chắp cánh bay xa. Còn gì hơn! Nhưng chúng tôi không có thời giờ để hỏi han những chuyện vớ vẩn nào khác nữa. Tất cả thời gian còn lại là học thi, thi Tú tài II. Tôi quên bẵng đi chuyện tình của anh Nhiên và Thủy để lo học.

Rồi đến lúc lên Sài Gòn vào đại học, tôi và Thủy lại cùng ở trọ với nhau, chắc Thủy nghĩ là tôi còn giận anh Nhiên lắm, vì mỗi lần Thủy nhắc tới anh là cứ nghe tôi châm chọc: “Ông ấy là ai? Tưởng mình là nhà thơ lớn… ngon lắm hở?”. Không nhớ tôi có nói gì nặng hơn nữa không mà Thủy càng ngần ngại, dè dặt tránh nói về anh trước mặt tôi. Tôi học bên Văn khoa, Thủy học ở Đại học Vạn Hạnh, bên kia cầu Trương Minh Giảng. Bởi thế, bài “Chở em đi học trường đêm” có đoạn:

“Chở em đi học mưa, chiều
Tóc hai đứa ủ đôi điều xót xa
Mưa thánh thót, mưa ngân nga
(Hình như có bão băng qua thị thành)
……………………………………
Đèo nhau qua đoạn đời này
Cầu Trương Minh Giảng nghe đầy hoàng hôn...”

Tôi cứ tưởng là viết cho Thủy, nhưng sau này khi hỏi lại, Thủy nói: “Ổng viết cho… con nhỏ khác mày ơi!”. Tôi giật mình và cảm thấy bất mãn vì nghĩ rằng các ông văn thi sĩ chắc không chỉ có bốn ngăn tim, nên mới có thể chứa đựng được một lúc nhiều hình bóng đến như vậy! Bài thơ “Khởi tự mê cuồng” anh viết năm 74, mới là bài anh viết cho Thủy, nên vẫn thấy bóng dáng Thủy đâu đó, mặc dù lúc này Thủy và anh đã không còn liên lạc với nhau.

“Trời mưa, không lớn lắm
nhưng đủ ướt đôi đầu!
Tình yêu, không đáng lắm
nhưng đủ làm… tiêu nhau!

Đường người, vui có chăng
ta trùng điệp u buồn
nhớ ai mà tóc rụng
ngóng ai muốn đục tròng.
…………………………
Đường người, đau có chăng
em tính còn ham chơi
lưng ngoan dòng tóc bím
môi trinh non thích cười
Chiều chiều hay giỡn nắng
tình trôi kệ tình trôi…”

Sau 30 tháng 4 năm 75, chúng tôi chia tay nhau, Thủy tiếp tục học và về làm việc ở Biên Hòa. Tôi thì lưu lạc đến Long Thành làm nghề “gõ đầu trẻ”. Công việc bận rộn nên chúng tôi cũng liên lạc ít hơn. Thủy và tôi chỉ thỉnh thoảng gặp nhau trong những ngày cuối tuần khi tôi trở về nhà.

Tôi không biết rõ mối quan hệ của anh và Thủy bắt đầu lại từ lúc nào, mãi cho đến khoảng giữa năm 78, một hôm, Thủy đột ngột đến tìm tôi vào buổi trưa, chúng tôi kéo nhau lên lầu nói chuyện. Thủy ngần ngại, rào đón một lúc lâu mới báo tin là sắp đám hỏi với anh Nhiên. Thấy tôi lặng thinh, Thủy hỏi: “Mày bất ngờ không?... thất vọng không?”. Tôi biết Thủy vẫn còn nhớ “mối thù” của tôi với anh Nhiên lúc trước, nên cười và lắc đầu: “Chuyện cũ, chuyện nít nhỏ, tao quên rồi. Đừng nhắc tới nữa. Vậy là “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi” rồi. Mày có cần gì tới tao không?” Thủy thở phào nhẹ nhõm: “Có chứ, mời mày tới dự đám hỏi, nhớ tới sớm sớm để phụ tao nha nhỏ.” Không hiểu sao lúc đó, tôi vừa mừng lại vừa lo cho Thủy, Thủy dịu dàng, yếu đuối và sống “kín cổng cao tường” trong mái ấm của đại gia đình từ bé, còn anh Nhiên, đời sống luôn quay quắt với dư luận khắc nghiệt và lang bạt kỳ hồ, như trong thơ anh vẫn thường khẳng định: “Em có một đời rong xanh mơ đá. Tôi có ngàn năm say khước hận thù” (Bài thấm mệt đầu tiên) hay “Chim trong tổ biết chi đời giông bão. Em con cưng nào biết tuổi lưu đày” và “Em gia giáo phải lòng anh lang bạt” (Uyên ương). Liệu Thủy sẽ được bình yên, hạnh phúc hay sẽ lao đao với sóng gió cuộc đời?

Thời gian này, bài “Nụ hôn đầu” với những câu:

“Gian truân lắm mới hôn người
Chiếc hôn tình lớn đem đời theo nhau.
………………………………
Hôn em chấn động đầu đời.
Chiếc hôn tình lớn kiếp người đôi giây.”

Và “Cuối tháng Tám”, không hiểu đã cảm nhận được điều gì mà cả hai bài thơ của anh viết cho Thủy đầy những lời ăn năn, thống hối:

“Khổ đau oằn nặng sinh thời
yêu ai tôi chỉ có lời thở than,
có môi hôn trộm vội vàng
khiến em hoảng hốt trong cơn tình đầu
nụ cười giữ được bao lâu
nhân sinh là một dòng sầu miên man
sông dài rồi cũng chia phân
tình bao nhiêu lớn cũng tàn phai thôi
Tôi đam mê siết thân người
hay đâu tảng đá đeo đời trăm năm.
Em gầy guộc, em mong manh
Em chưa đủ sức long đong cùng chàng
Em ngây thơ đến rỡ ràng
Em chưa đủ lượng khoan hồng thứ dung
Em tội nghiệp, em tủi thân
Em chưa tự chủ kíp nhăn lệ tràn
Lôi người té sấp gian nan
Lỗi tôi, ừ đó, muôn phần lỗi tôi.”

Đến ngày đám hỏi của Thủy và anh Nhiên, tôi mới biết chỉ có tôi là đứa bạn duy nhất được Thủy mời trong đám đông của gia đình hai họ.

Lần gặp lại đầu tiên sau mấy năm không nhìn mặt nhau ở đám hỏi, được coi như là một nhịp cầu nối lại mối quan hệ giữa tôi và anh Nhiên. Anh tỏ vẻ quí mến tôi hơn và thỉnh thoảng hay ghé nhà tôi để hỏi thăm hoặc nhắn tin cho Thủy

Có một chuyện khiến tôi cảm động và nhớ mãi là một buổi trưa vừa từ trường về nhà trọ sau mấy giờ dạy, thay chiếc áo dài xong thì nghe tiếng gõ cửa và sau đó là giọng của Thảo, chị bạn cùng nhà gọi: “Dung ơi, có ai kiếm kìa.” Nhà chúng tôi ở là một căn biệt thự khá lớn của một chị bạn dạy cùng trường, mấy ngày trước 30 tháng 4, chợ Long Thành bị pháo kích, sập gần hết, nhà chị cạnh đó nên cũng bị một quả ngay vào giữa, căn nhà như bị cắt ra làm đôi. Phần phía trước chỉ còn cái mặt tiền và khung cửa sắt là nguyên vẹn, hai phòng phía sau, sâu vào trong, nơi không bị hề hấn gì, là nơi mà nhóm giáo viên chúng tôi chia nhau ở, được nối bằng một khoảnh đất nhỏ mà trước đó dùng để trồng hoa kiểng và một cánh cửa lớn bằng gỗ. Tôi vội chạy lên và ngạc nhiên khi thấy anh Nhiên đứng sừng sững ngay khung cửa với chiếc xe đạp bên cạnh. Anh nhìn tôi đang ngó anh trân trối, nhe răng cười hỏi: “Sao? không mời vô à?” Tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên vì sự xuất hiện bất ngờ của anh. “Ủa, anh đi đâu đây? Sao biết Dung ở chỗ này?” Anh dựng xe sang bên, một tay giở nón, một tay lau mồ hôi trán và nói: “Nghe Thủy nói Dung dạy học ở trường Long Thành, nhà anh có rẫy cũng gần đây, sẵn đi ngang ghé vô trường hỏi, họ nói Dung mới đi về, rồi chỉ nhà cho anh đó chứ.” Tôi mời anh vô trong uống nước và giới thiệu với chị Thảo: “Anh này là thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên đó!”. Chị Thảo tròn xoe mắt nhìn anh: “Vậy hả? Trời ơi, nghe tiếng quá chừng mà bây giờ mới gặp đó nha.” Anh Nhiên chỉ cười và không nói năng gì. Hỏi thăm nhau được một chút, anh từ giã ra về còn hỏi tôi: “Dung có cần nhắn gì về nhà không? Anh ghé qua nhắn cho”. Bỗng dưng tôi nhớ tới chục ký gạo vừa đươc lãnh sáng nay ở trường theo tiêu chuẩn công nhân viên nhà nước, và tôi đã làm một việc vô cùng tệ hại mà sau này lúc kể cho Thủy nghe hoặc nhớ tới, tôi vẫn còn áy náy và rất xấu hổ là : “Anh Hải chở dùm bao gạo này ghé qua nhà đưa cho má Dung được hông?”. Tôi thấy đôi mày anh cau lại, trán nhăn nhăn, môi mím chặt, nhưng cũng gật đầu: “Ừ, thì để anh chở cho”. Tôi giúp anh khuân bọc gạo lên để phía sau “boọc ba ga”, cột dây cẩn thận, cám ơn anh, chào tạm biệt và… tỉnh bơ, mãi cho đến khi đưa anh ra tới cửa ngoài thấy anh bắt đầu gò lưng trên chiếc xe đạp tôi mới giật mình. Tiếng chị Thảo phía sau tôi vang lên: “Trời ơi, mày ác quá trời đi người ta tới thăm mà còn bắt chở bao gạo về dùm nữa, nặng lắm đó, một chút lên tới dốc 47 làm sao ổng lên nổi!” (Dốc 47 là cái dốc rất cao ở gần ngã ba Thái Lan giữa đường đi Biên Hòa và Long Thành). Tôi mới bắt đầu hối hận và thấy mình…vô duyên quá đỗi!

Cứ tưởng mọi việc sẽ được tiến hành êm đẹp như đã định, Thủy và anh Nhiên sẽ làm đám cưới cuối năm đó. Nhưng không ngờ, bao ngang trái cuộc đời không hẹn mà cứ đến đe dọa cho mối tình của hai người, lý do từ việc có nhiều dư luận về anh Nhiên đã đến tai gia đình Thủy. Lúc này, tôi đã đổi về Biên Hòa để đi học lại, nên Thủy thường gặp tôi sau những giờ làm việc, tâm sự, thở than về những ngăn cấm của gia đình và đôi khi nhờ tôi làm “bình phong” để Thủy và anh Nhiên hẹn hò nhau.

Bài “1978 ở Việt Nam” chắc anh đã viết trong lúc tâm trạng u uất, chán chường về sự đổi thay của xã hội lẫn hoàn cảnh riêng tư của chính mình:

“Phu thê nếu phải nợ rồi
Thì tôi đâu ngại ngỏ lời yêu em

Như con chim mới tập chuyền
Bâng khuâng gấm lụa thánh hiền em ra
Mặt trời rực rỡ phương xa
Ở đây hạnh phúc chỉ là đau thương.
…………………………………

Phu thê nếu đã buộc ràng
Thì xin nhẫn nhục cưu mang vợ chồng
Tôi, quanh năm sống hoang đàng
Cũng xin nhỏ lệ hoàn lương khóc tình!

Rồi đến bài thơ “Uyên ương” với những câu thật não lòng:

“Có những chiều ta muốn hôn em, rồi khóc
Mùa bình an nào chờ đợi uyên ương?
Nhớ hôm xưa em mảnh khảnh tan trường
Hương trinh khiết ngây ngây chiều nắng lụa.
………………………………..
Nhớ hôm xưa em bình minh thiếu nữ
Môi vô tư chưa bợn nhuốm hơi người
Tay măng tơ chưa vọc nước dòng đời
Tóc bính thảnh thơi chưa phiền khói thuốc

Ta lẽo đẽo theo tình ê ẩm bước
Để chiều về nhẹ thấm thía gian nan!
Nhớ hôm xưa em mơ mộng nhẹ nhàng
Hay hát khẽ đôi bài tình man mác.

Chim trong tổ biết chi đời giông bão
Em con cưng nào biết buổi lưu đày…”

Nhưng rốt cuộc, Thủy đã quyết định cùng với gia đình anh Nhiên rời khỏi Việt Nam cuối năm 78, sau những tháng ngày dài nổi trôi cùng vận nước và cả vận mệnh của chính mình. Một năm sau, tôi mới nhận được lá thư đầu tiên có kèm theo hai tấm hình của Thủy và anh Nhiên chụp ở vườn Luxembourg trong mùa thu, đầy lá vàng, lãng mạn, tuyệt đẹp, mới biết là hai người đã định cư ở Pháp. Nhờ địa chỉ đó nên tháng tư năm 81, sang đến đảo Ga Lăng, Indo, tôi đã liên lạc được với Thủy. Không ngờ, Thủy vẫn nhớ và gửi quyển “Thơ Nguyễn Tất Nhiên” gồm những bài từ tập “Thiên tai” và những bài thơ sáng tác từ 1970 đến 1980, đã được ấn hành lại ở Pháp, làm quà sinh nhật cho tôi trên đảo. Tập thơ này quả là một món quà vô cùng quí báu lúc bấy giờ đối với bọn chúng tôi gồm một đám thanh niên cùng mê thơ Nguyễn Tất Nhiên, cả mấy tháng trời, đêm nào cũng mang ra vừa đọc vừa bàn luận, thật sôi nổi, hào hứng.

Đến tháng mười, tôi được các em bảo lãnh sang Mỹ, về ở Missouri. Anh Nhiên và Thủy cũng đã dọn về Cali từ tháng tư.

Chúng tôi thư từ, điện thoại thăm hỏi nhau nhưng vẫn chưa gặp mặt, Thủy và tôi cùng bận rộn với đời sống mới mà lại ở xa nhau, nên ngay cả đám cưới tôi tổ chức ở Utah, Thủy cũng không có dịp sang dự. Cho mãi đến hôm tôi sinh cô con gái đầu lòng khoảng một tuần, thì Thủy gọi phone báo tin là sẽ đi xe bus Greyhound sang thăm tôi. Đó là lần đầu tiên tôi gặp lại bạn sau 6 năm xa cách. Thủy không thay đổi tí nào, vẫn dáng dấp học trò, vẫn gầy gầy, nhỏ nhắn, gương mặt, nụ cười vẫn hệt như thời còn đi học, mặc dù bây giờ đã có thêm hai chú nhóc, Tí Anh đã ba tuổi và Tí Em sắp lên hai, lúc nào cũng quấn bên chân mẹ. Trong dịp này, Thủy đã kể cho tôi nghe hết về cuộc sống từ ngày rời Việt Nam, với những ngày đầu vất vả nhưng hạnh phúc ở Pháp, đến những khi sóng gió vì đời sống nghệ sĩ lang bạt, bất đắc chí của anh Nhiên ở Mỹ, cả đến những cay đắng mà Thủy phải chịu đựng để chu toàn cái hình ảnh của “một người vợ, một người đàn bà thuần túy Á Đông, chỉ biết phục tùng chồng và tuyệt đối không nên để ý hoặc thắc mắc gì về những quan hệ công việc bên ngoài của chồng.” mà anh Nhiên vẫn luôn nhắc nhở Thủy mỗi khi có chuyện bất đồng. Tôi ngạc nhiên và không ngờ đứa bạn với bề ngoài yếu đuối như Thủy mà có thể chịu đựng được ngần ấy thứ đau khổ, trắc trở trong cuộc đời làm vợ của nhà thơ. Thủy nói lần này, sau khi trở về, hai người sẽ quyết định chia tay. Thoạt tiên, tôi hơi ngỡ ngàng, nhưng sau đó, khi nhìn thấy hai đứa bé đang hồn nhiên, quấn quýt bên Thủy, tôi giận anh Nhiên quá sức, tại sao có mái gia đình đẹp đẽ, hạnh phúc thế này mà anh không chịu gìn giữ? Tôi muốn an ủi Thủy, nhưng an ủi thế nào khi tôi cũng không biết phải xử trí làm sao trong hoàn cảnh ấy. Thủy định là sẽ ở chơi với tôi đến hai tuần nhưng chỉ một tuần Thủy đã đổi vé về lại Cali, sau những cú phone dồn dập của anh Nhiên. Mấy hôm sau, Thủy gọi để báo tin là sóng gió đã tạm dừng, dù không biết là chàng sẽ giữ lời hứa đến bao lâu. Tôi mừng cho Thủy và thầm cầu nguyện cho cái tổ ấm của Thủy sẽ bình yên, sáng sủa hơn sau cơn bão tố vừa qua.

Năm 86, gia đình tôi dọn về Cali, căn nhà nhỏ của chúng tôi ở Gardena, thỉnh thoảng đón tiếp Thủy và hai cậu con trai đến chơi, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ thấy anh Nhiên đi cùng. Thủy tâm sự: “Tao chỉ là một người đàn bà bình thường, mơ có một mái ấm gia đình rất bình thường như những người đàn bà khác, nhưng với tao sao nó khó khăn, xa vời quá mày ơi!”. Nghe Thủy nói, tôi càng thấm thía hơn ý nghĩa của cái thuyết “hồng nhan bạc phận”, của “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, càng thấy xót xa và thương bạn hơn. Có lúc, tôi đã phải nói với Thủy: “Tao thì chỉ biết “yêu thơ” thôi chứ không có “can đảm” để “yêu nhà thơ” như mày, sao mà khổ quá đi!”

Từ lúc sang Mỹ dù đã xuất bản được tập thơ “Chuông mơ” (1987), “Tâm Dung” (1989) và cả việc sáng tác nhạc để ra đời băng nhạc “Tình khúc Nguyễn Tất Nhiên” nữa, nhưng anh vẫn là một người “bất đắc chí”, cay đắng với cuộc đời, hờ hững với trách nhiệm gia đình và đó có phải là nguyên nhân khiến anh trở thành một con người khác, một hình ảnh bất toàn hơn trong đời sống gia đình chăng?

Có lẽ vì biết quá nhiều về những bất hạnh từ đầu của hai chữ “nợ duyên” giữa anh Nhiên và Thủy, nên tôi đã đứng về phía bạn khi Thủy dứt khoát đoạn tuyệt với những khổ đau, oan nghiệt của quá khứ, hiện tại và có thể sẽ mãi còn tiếp diễn ở tương lai để chọn một cuộc sống bình an hơn cho Thủy và nhất là hai đứa con, nên tôi đã lặng thinh khi anh Nhiên gọi tôi để hỏi về tung tích của Thủy. Và đó là lần thứ hai, tôi lại bị anh mắng nhiếc thậm tệ, bằng những lời nhắn nặng nề trên máy answering. Lúc đó, tôi nghĩ, cứ để cho anh nghiền ngẫm, rồi tỉnh thức, nhận ra và biết quí báu những gì mình đã có, ân cần với đời sống và trách nhiệm hơn để có thể định hướng lại tương lai của mình. Nhưng không ngờ, anh đã quá yếu đuối và dễ tuyệt vọng đến độ phải chọn sự kết thúc bi thảm đến vậy! Lúc nghe tin anh mất, là lúc tôi đang trong giờ lunch ở một hãng điện tử. Sửng sốt, kinh ngạc… tôi nuốt không trôi miếng cơm còn đang nhai dở trong miệng. Tôi muốn về nhà ngay để gọi cho Thủy…

Thời gian qua nhanh như cơn gió thoảng, mới đó mà đã mười mấy năm. Cuộc sống vẫn nối tiếp với những định mệnh đã được an bày. Các con anh nay đã khôn lớn, trưởng thành. Thủy đã tìm được bờ bến bình yên và đang có một đời sống hôn nhân hạnh phúc, điều mà trước kia tưởng chừng sẽ không bao giờ có được.

Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi. Có những điều khi còn sống chúng ta chưa có dịp phân trần, tỏ bày cho hết thì đến lúc lìa đời, cũng xin được có cơ hội để hòa giải, thứ tha. Chỉ tiếc một điều là những câu thơ anh viết lúc còn trẻ, khi đọc lên cứ tưởng sẽ là “lá bùa hộ mạng” cho anh, đã không nâng đỡ, vực dậy anh trước khi anh quyết định đi về một đời sống khác:

“Nếu vì em mà thiên tài chán sống
thì cũng vì em ta ngại bước xa đời”.

(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ thứ 15 của anh, tháng Tám, 2008)

Nguồn: Hợp Lưu, California, Hoa Kỳ, số 101, tháng 7&8 /2008. Đăng lại trên talawas với sự đồng ý của tác giả.


Tưởng Dung sinh năm 1955 tại Biên Hòa. Sang Mỹ năm 1981. Hiện sống và làm việc tại Los Angeles, California. Cộng tác với các tạp chí Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Phụ Nữ Diễn Đàn, nhohue.org và ngo-quyen.org.