Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Thúy An - Giáo viên cũng sợ... sao đỏ



Dân Luận: Những tệ nạn cậy quyền lực, hối lộ, thói hư tật xấu đã được tiêm nhiễm từ những mầm non giáo dục, cụ thể là lập ra tổ sao đỏ trong học sinh. Xin chia sẻ với bạn đọc một bài viết về chức danh "sao đỏ" trong trường học .
Không chỉ học sinh mà nhiều giáo viên cũng “ngán” sao đỏ vì những “phán quyết” của lực lượng này sẽ ảnh hưởng tới thành tích thi đua của lớp, từ đó có thể ảnh hưởng tới lương, thưởng của giáo viên.
Xếp hàng vào lớp chậm trừ 3 điểm, xếp hàng nhốn nháo trừ 5 điểm, đi học muộn trừ 1 điểm/HS, mất trật tự trừ 1 điểm/HS, đeo khăn quàng đỏ không đúng quy định trừ 0,5 điểm, lớp bẩn, còn rác trừ 2 điểm, xuống sân giữa giờ chậm trừ 5 điểm... Đó là barem điểm dài ngót nghét hai trang giấy A4 của những HS làm nhiệm vụ sao đỏ tại một số trường tiểu học, THCS ở TP.HCM với bảy mục cần theo dõi (nề nếp đầu giờ, giờ ra chơi, vệ sinh lớp, đồng phục...) và hàng chục thang điểm, từ 0,5 cho đến 10 để... trừ.

Quyền lực

Hối lộ sao đỏ
Mới đây một phụ huynh ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) tìm đến trường để bắt đền cô giáo, chỉ vì chị phát hiện tiền ăn sáng, quà vặt cho con hằng ngày đều được con “cống nộp” cho các bạn sao đỏ để không bị ghi tên vào sổ. Đỉnh điểm là khi phụ huynh thấy con xin tới 60.000 đồng và gặng hỏi vì sao mới phát hiện ra sự việc.
Những HS thường đi trễ, hay quên, hiếu động... tỏ ra rất sợ các bạn sao đỏ, vì chỉ một lỗi sai bị ghi sổ, lớp sẽ bị ảnh hưởng thi đua, giáo viên sẽ rầy rà, hạnh kiểm bị ảnh hưởng.

Công việc của sao đỏ là theo dõi và chấm điểm nề nếp sinh hoạt của HS toàn trường, và những ghi nhận này là cơ sở để đánh giá thi đua của từng lớp.
Kết quả thi đua từng lớp sẽ là căn cứ xếp loại thi đua giáo viên chủ nhiệm lớp đó, ảnh hưởng trực tiếp đến lương, thưởng của giáo viên, khiến giáo viên vừa ngán sao đỏ vừa tìm cách dạy học trò của mình phải “cẩn thận” và đối phó với sao đỏ...
Giáo viên tiểu học một trường tại Gò Vấp, TP.HCM vừa bị lập biên bản vì tội xé sổ theo dõi của sao đỏ.
Nghe qua thì ngán ngẩm bởi cách hành xử xé sách xé vở trong môi trường giáo dục, nhưng câu chuyện mà cô giáo này giãi bày lại đáng suy ngẫm: “Tôi phát hiện ra sao đỏ trừ điểm sai cho lớp mình, tôi hỏi và em này cũng công nhận, vì vậy chúng tôi thống nhất sẽ xé một trang mà em chấm điểm sai để em viết lại, bởi bị trừ điểm sai, kết quả thi đua thấp kéo theo rất nhiều thứ.
Lớp tụt hạng, giáo viên bị khiển trách, mất thi đua đôi khi vì những thông tin không chính xác. Đáng buồn là hiệu trưởng nói trước toàn thể cán bộ rằng: sao đỏ ở trường học cũng giống như... công an trên đường phố, chống lại sao đỏ là chống người thi hành công vụ nên tôi bị xử lý.
Đáng nói là với sự tạo điều kiện của người lớn, chính các em sao đỏ cũng ảo tưởng về quyền lực của mình, tỏ ra uy quyền để các bạn phải khiếp sợ, thậm chí trở thành “công cụ” của người lớn, nghe lời giáo viên này để trừ điểm lớp của giáo viên kia”.

Áp lực

Còn bản thân các em sao đỏ thì sao? Những em được chọn vào đội sao đỏ hầu hết là HS các khối 4, 5, là HS gương mẫu, học giỏi của mỗi lớp. Các em luôn phải đi sớm, về trễ vì phải “theo dõi” tình hình các bạn.
Trong khi cả lớp ôn bài 15 phút đầu giờ thì sao đỏ vẫn phải đi lòng vòng các hành lang để kiểm tra xem có HS nào chưa vào lớp hay còn đi vệ sinh. Mỗi tuần một lần sao đỏ họp giao ban với tổng phụ trách để báo cáo tình hình kiểm tra và nắm hoạt động Đội tuần tiếp theo.
Một giáo viên tại quận 1 lắc đầu: “HS khối 4, 5 chương trình rất nặng, nhưng mỗi lần trực là vào lớp trễ, mất bài, đang học mà có việc thì phải đi họp. Trước đây sao đỏ là một hình thức tham gia phong trào nhằm giúp HS tự đánh giá nề nếp của mình, thì nay các em làm thay công việc của người lớn (giám thị hay bảo vệ trường học)”.
“Trẻ con hiếu thắng và thích bắt chước, những “quyền” mà các em có được vô hình trung tạo cho những đứa trẻ hồn nhiên ý thức sử dụng uy quyền của mình. Ngược lại các em cũng phải chịu áp lực nếu công việc của mình vô tình gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn học, của giáo viên. Trẻ con như tờ giấy trắng, vậy mà công việc sao đỏ hiện nay đang đánh mất sự vô tư trên ghế nhà trường của trẻ nhỏ”.

Không cần rèn những kỹ năng như thế

Hôm đó đi học về con gái nói: “Mẹ à, thầy giám thị vào tận lớp con, nhìn vào chân con và thầy tuyên bố: Ô! Đây không phải là giày cao gót như các bạn báo cho thầy, không bị ghi tên gì cả”.
Hóa ra chủ nhật tuần rồi hai mẹ con đi siêu thị, tôi mua cho cháu một đôi giày mang đi học do giày cũ đã hỏng khóa. Đôi giày mới cao độ một phân, đế bằng, có chất chống trơn, an toàn, lịch sự để cháu mang đi học. Chẳng biết có bạn trong lớp nhìn thế nào lại ra giày cao gót và đã “mật báo” thầy giám thị và kết quả là như cháu kể.
Chúng ta đang làm gì với thế hệ trẻ trong nhà trường thế này? Ngay từ tiểu học, chúng ta đã trao cho một số trẻ chức danh lớp trưởng, bây giờ là chủ tịch hội đồng tự quản và việc duy nhất chúng ta giao cho những “cán bộ” có chức sắc trong lớp là thay thầy cô ghi tên những bạn nói chuyện.
Lớn lên một chút, vào cấp THCS, THPT, lớp trưởng có quyền ghi và báo thầy cô tất tần tật những sai phạm của các bạn trong lớp: đi dép không có quai hậu, nam sinh bỏ áo ra ngoài quần, nữ sinh trang điểm, đi giày cao gót....
Có trường còn tạo ra một thứ văn hóa dò xét và rình rập lẫn nhau bằng các đội sao đỏ. Tôi thật sự đau lòng khi đã từng chứng kiến một đội sao đỏ khoảng năm học sinh lớp 5 của một trường tiểu học trong giờ sinh hoạt đầu tuần thay vì ngồi xuống cùng nghe, cùng chơi, cùng hát hò như các bạn, thì các bạn này đứng quay mặt về phía các bạn của mình: một tay cầm viết, một tay cầm sổ sẵn sàng ghi họ tên của bất kỳ bạn nào có những biểu hiện sai phạm.
Nếu là bố mẹ của những HS này, tôi sẽ thật sự bức xúc, thay vì được tận hưởng sự hồn nhiên như các bạn, con tôi đã bị đánh cắp tuổi thơ của mình. Nhà trường đã trao cho cháu việc mà đáng ra nhà trường, đội ngũ giám thị phải làm. Thầy dạy tin học lớp con gái tôi còn yêu cầu khi chuông reng hết tiết, nếu HS nào phát hiện chỗ của bạn vẫn còn rác thì báo thầy, thầy sẽ cộng 1 điểm cho người phát hiện và tố giác.
Chúng ta đã nói với nhau rất nhiều về việc HS VN thiếu kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, và rằng kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm là cần thiết trong thời kỳ hội nhập.
Thế nhưng kỹ năng ta đã và đang hình thành cho HS của chúng ta ngay từ tiểu học là: sự bí mật dò xét, tố giác lẫn nhau. Văn hóa hợp tác không thể nào được xây dựng trên sự đố kỵ, dò xét lẫn nhau. Là một người mẹ, tôi xin các nhà giáo dục hãy thật cẩn thận với tất cả những gì mình đang xây dựng và hình thành cho thế hệ trẻ.
ANH NGUYỄN
THÙY AN

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Đào Tuấn - Đại Việt nhật ký tàn thư (phần 3)





Ngày Kỷ hợi, 13-10 Tây lịch, sao Ngọc đường sáng ở phía đông, Công thương phòng có biểu tấu rằng bọn thương nhân đã tăng giá sữa tới 16 lần trong 3 năm qua. Có đứa bé bị bỏ chết trong thùng rác ở Tây Đô. Sư thầy chùa Như Lai thương lắm mới đặt tên là Thiện Minh, lại cho pháp danh là Huệ Thông, cho an vị tại tầng trệt tháp cốt, bên cạnh di cốt của một sinh linh khốn khổ khác là Nhân Ái. Bấy giờ Thiện Minh chỉ hưởng dương vừa đủ 24 canh giờ.
Cò bay rợp trời bên sông Trà Khúc.
Hương Sơn huyện, xứ Hoan Châu xảy ra trận lũ lớn trăm năm mới có. Vỡ dập Khe Mơ, thấy lòi lên một tảng đá lớn bằng con voi. Trong hai giờ một khắc, lũ vượt cao đến ngọn tre, sông Ngàn Sâu có sóng thần, 3 vạn nóc nhà, dân chúng 22 xã chìm trong lũ dữ. Châu Bố Chính, sông Giang cũng nổi sóng lớn, 5 vạn nạn dân phải chạy loạn.
Hố tử thần lại xuất hiện ở Nguyễn Du phố, Gia Định phủ.
Ở Đông Giang, xứ Quảng, dân chúng vượt sông, đánh đu với thủy thần khổ ải lắm. Có kẻ mõ sĩ họ Trương tên gọi Duy Nhất đưa ngựa lưu tinh đến báo có được 3 tỷ quan tiền ông Cụ xin Đông Giang nhận để xây cầu cho nạn dân. Huyện quan Đông Giang là Đinh Thái Long bấy giờ khiếu bận dự yến kỷ niệm, không muốn nhận. Trẻ con Phú Mưa thôn bấy giờ có câu hát đồng dao rằng: Dân có cần nhưng quan chưa vội/ dân có vội dân lội dân sang.
Lê Chưa Hưu bàn rằng: Huyện quan Đinh Thái Long bấy giờ đã có chỉ đưa về Thừa Tuyên Quảng Nam làm cứu trợ quan của Mặt trận cơ quan. Thái thú Quảng Nam cất nhắc là thấy ông có lòng thương dân chăng. Nào phải như thế. Khi ngựa lưu tinh về báo ông còn đang bận dự yến kỷ niệm, sau nói là bận họp, rồi lại bận dự yến chia tay. Cái bận, việc thăng quan tiến chức kíp có cần như “cái bận Sông Voi” với 25 nóc nhà 200 nhân mạng mỗi ngày vẫn phải đem thân xác ra cúng thủy thần? Làm quan như vậy há có thể coi mình là Osin của dân?
Nguyên Phó vương Nguyễn Thị Bình, Học sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Tướng công an Lê Văn Cương, học sĩ “Nobel toán học” Ngô Bảo Châu và cựu thần Phạm Minh Nhị đồng ký tên điểm chỉ vào bản kiến nghị dừng Bô xít. Tâm thư của Cựu Thái thú An Giang Phạm Minh Nhị viết: Trước tôi nghĩ rằng có mấy ngàn chữ ký thêm nữa và thêm bao nhiêu tên tuổi lớn hơn nữa cũng không thể làm tăng thêm tính thuyết phục vốn có của sự việc mà thật lòng thì ai cũng biết. Còn nói nếu những phân tách của kiến nghị thiếu tính thuyết phục, không lay chuyển được “quyết tâm lớn” thì nó lại là ngoài tính khoa học và thái độ trách nhiệm của chủ trương. Tôi và gia đình luôn nhắc trong các bữa ăn, mỗi sáng đọc báo ta rất kỹ. Bởi vì hai nơi khai thác bô-xít ở ngay trên đầu mấy chục triệu dân Nam bộ, nhất là Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi không chỉ có đồng bào, đồng chí mà còn có con, cháu là máu thịt của tôi. Ngủ ngon sao được?!. Nghe ông đại diện cho chủ đầu tư nói cứng tôi không tin. Có ai chịu trách nhiệm về chủ trương và hành động của mình từng gây thiệt hại cho đảng cho dân mà bị trừng phạt hồi nào đâu. Cho dù ông có lấy cái mạng của ông ra bảo đảm!. Bởi một cái mạng của ông làm sao bằng hàng chục triệu cái mạng và một đời của ông làm sao dài bằng di hoạ từ bùn đỏ chứa các hoá chất xử lý trong quá trình tuyển quặng để lại dài lâu trong môi trường và trong cơ thể con người đến mấy thế hệ?
Sau tâm thư của cựu thần Phạm Minh Nhị, bản tấu xin thôi dự án Bô xít- Tây Nguyên từ nay gọi trong sách này là “Thỉnh nguyện thư”. Thỉnh nguyện thư bấy giờ đã một ngàn hai trăm chữ ký, được treo đủ năm ngày ở Ba Sàm quán, bảy ngày ở Bô xít viện, nhưng không được nhắc một dòng trên chính sử. Các mõ sĩ sợ cái vạ Lưu Hiểu Ba chăng!
Ngày Mậu Tuất, nhân vị tam bảo là Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri, có thảo dân họ Trương tấu lên rằng đề nghị Quốc hội kết luận rõ vụ việc ở Vina-xin. Lại nói dân chúng băn khoăn con số kinh phí cho Đại lễ, tốn kém không biết bao nhiêu tiền của. “Quốc hội phải yêu cầu thống kê các lễ hội năm nay tốn bao nhiêu tiền của, công sức của dân, kết quả từ các lễ hội đó mang lại được bao nhiêu. Giá như chúng ta tiết kiệm được tiền chi cho lễ hội để xây thêm trường học thì tốt biết bao cho sự nghiệp trồng người, hay xây thêm bệnh viện để không còn cảnh 2 - 3 người bệnh/giường, thậm chí là 4 – 5 người bệnh/giường”. Vương nói "kỳ này có rất nhiều phần việc quan trọng, nhưng không thấy các bác góp ý kiến gì. Vừa rồi Trung ương kết luận phải tiếp tục thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường ở 10 tỉnh cũng là đồng tình trên cơ sở ý kiến đóng góp của các ĐBQH, như thế là bước tiến lớn. Cử tri cũng phải góp ý kiến ở tầm quốc gia, chứ không chỉ những vấn đề của địa phương". Lại bảo "ĐBQH cũng là dân, và cử tri đã bầu ĐBQH đại diện cho mình rồi. Bất cứ lúc nào có vấn đề bức xúc, các bác đều có thể đóng góp ý kiến".
Gà đẻ trứng trên cầu Thăng Long
Ngày Tân Sửu, trời ỉu. Có đứa ả đào là Thái Hà trần như nhộng, che thân bằng lá cải. Nhân câu chuyện trực tiếp bầu quan, Cựu thần Nguyễn Đình Lộc bàn rằng: Tôi về hưu, họp chi bộ ở khu phố, ra họp cũng chủ yếu để nghe phổ biến chứ có bàn thảo gì đâu, ai đó đã quyết định hết rồi. Thấy trong Đảng như thế là chưa dân chủ. Lại nói: Những người trong cấp ủy có quyền, bí thư là người có quyền lớn nhất, điều này chi phối hành động của các đảng viên. Nếu mình ứng cử thêm ai vào để "so" với bí thư, sau này dễ phiền phức. Vậy nên các đảng viên đến dự đại hội vẫn chủ yếu phụ thuộc vào danh sách đề cử của cấp ủy khóa trước.
Ở đầm Ô Loan, Phú Yên phủ, hiện cua khổng lồ.
Miền Trung mưa như trút nước, đập đất Vực Sanh, Cẩm Ly, Trung Thuần nước mấp mé, 3,5 triệu khối nước trực tràn xuống hạ lưu. Mấy chục ngàn nạn dân vừa trở về nhà đã bị hối đi trốn lũ trong các hang đá. 55 ngàn nóc nhà chìm dưới nước. 3 bản người Rục vẫn bị nước bao vây.
Có ngựa lưu tinh báo về hồ Kẻ Gỗ ở Hoan Châu sắp vỡ đập. Kẻ Gỗ, Sông Rác, Hố Hô bấy giờ đồng loạt xả lũ, khiến cho nước chồng lên nước, lũ chồng lên lũ. Có đứa học trò mười mấy tuổi là Đoàn Hiệp Đồng ở Sơn Thủy trên đường đi học về bị lũ cuốn trôi. Ở miền Trung, bấy giờ đã có 31 người bị lũ cuốn chết, 23 người mất tích. Các thông lộ đều bị vùi lấp. Triều đình ở kho phát ra 2 vạn tấn gạo, 200 tỷ quan tiền cứu dân. Hoàng đế bệ hạ có chỉ an dân. Có đoạn: "Trong những ngày qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân, cán bộ, chiến sĩ ở các địa phương bị lũ lụt đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. Trong hoạn nạn, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng, rất cảm động về sự thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo các Bộ, ngành, giúp đỡ đồng bào, hạn chế được một phần thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra". Có thi sĩ họ Nguyễn làm thơ rằng:
Câu ví dặm…
Nghẹn sâu trong nước lũ
Nghệ Tĩnh ơi, vất vả truyền đời
Ngửa mặt kêu trời
Trời cao xa không thấu
Mưa cứ tuôn rơi tan nát đất lành
Thoi thóp ngàn mái nhà ngạt thở
Đói, khát, lạnh da, tê cóng cõi lòng…
Nước mắt trong rơi vào lũ đục
Tin vào tình người giữa hoạn nạn thiên tai?

Vietnamnet mở trưng cầu dân ý: Sao nào ngực đẹp nhất khi thả rông. Anne Hathaway được ngôi đầu.
Cựu Tổng quản Đông Tây đại lộ họ Huỳnh tên gọi Ngọc Sỹ bị hạ ngục chung thân vì ăn của đút 262 ngàn quan tiền Obama, tương đương với 4 tỷ quan tiền Việt. Sĩ chối tội.
Có nạn nhân 83 tuổi là Đinh Thị Thanh đứng bên Bách hóa Thanh Xuân xin được hiến xác sống vì khổ quá không sống được. Người này nguyên quán Thái Bình, đã lưu lạc ra Thanh Xuân quận được 25 năm. Hai năm trước chủ quán trọ sợ chết trong nhà nên không cho thuê nữa. Từng mua thuốc chuột quyên sinh nhưng mua phải thuốc dởm, từ đó đổi tên Thanh ra Hạnh với ý bất hạnh, muốn chết mà trời còn không cho chết.
Ngày Nhâm Dần, Miền Trung xảy dịch giá. Một nắm rau giá tới 10 ngàn quan tiền.
Thái tử Tuấn đắc cử Bắc Giang vương.
Nước Thiên Trúc hứa bán tàu tấn công cực nhanh. Tàu trang bị động cơ phản lực, tốc độ vượt quá 35 hải lý/h. Tàu có 1 pháo bắn nhanh, 11 súng máy và 1 bệ phóng tên lửa. Có OPS hệ thống kiểm soát đường ngắm mục tiêu quang điện tử, tấn công các mục tiêu chuyển động nhanh trong mọi điều kiện thời tiết.
Bộ Lễ vẫn đang bận xin láng giềng cho ra Hoàng Sa đón ngư dân. Bấy giờ cứ 36 giờ lại có một cuộc gặp láng giềng hữu nghị Việt - Trung bàn chuyện ngư dân về nước. Dân gian lưu truyền thơ thế sự rằng:
Tục ngữ Việt Nam có câu “Máu chảy ruột mềm”
Khi máu của kẻ cầm quyền và máu dân nghèo cùng hòa trộn
Thì chắc chắn sinh mạng con người không thể bị lãng quên
Ca dao Việt Nam còn có câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương…”
Người trong một nước phải thương nhau đứt ruột
Ngày 11- 9 nước láng giềng Trung Quốc ngang nhiên bắt 9 ngư dân
Bắt ngay trong vùng đánh cá thuộc chủ quyền hình chữ S
30 ngày đảo Lý Sơn đợi chờ trong nước mắt
Nước mắt mẹ già, vợ yếu, con thơ chảy vì sự đớn hèn
Nước mắt làm động lòng trời, làm dâng lũ lụt
Nhưng số phận người nghèo vẫn tăm cá bóng chim
30 ngày bị giam giữ bất công, 5 ngày “tự do” trôi trên biển lênh đênh
Chiều 11- 10 phía Trung Quốc thông báo tàu cá QNg 66478TS được thả
Báo chí truyền thông tự trấn an với những cuộc thương lượng hậu trường
Tội “đánh cá ở quê hương mà như trên ngư trường xứ lạ”
Không có hộ tống, không có tàu tiếp nhận hải quân, 9 ngư dân Lý Sơn
bấp bênh như chiếc lá
Lá trên đại dương rụng về cội Tiên Rồng
Giữa lúc toàn bộ nhân loại hướng về Chile với 33 vòng nguyệt quế
Thì ở quần đảo Hoàng Sa của nước mình, 9 sinh mạng phải lưu vong

Lời bàn của Lê Chưa Hưu: Việc đưa ngư dân về nước bảo đơn giản thì là đơn giản. Hoàng Sa vẫn được coi là của Đại Việt ta, ngư dân ta gặp nạn đương ở Trường Sa thì cứ thế ra mà đón về. Nhưng nào có tàu bay, thuyền thủy nào dám lai vãng ở biển nhà đâu. Là vì Hoàng Sa đã bị nước Tàu đè chiếm bấy giờ đã bày toàn pháo to thuyền lớn. Bảo đưa tàu bay ra, dẫu là ra đảo nhà, ở trong biển nhà, thì sợ chạm tinh binh nước lớn. Lại lo để tàu nước lớn kéo ngư dân về thì khác gì thừa nhận rằng đó là đảo Tàu, biển Tàu. Vì thế, nghe qua chuyện cứ 18 canh giờ một lần bàn bạc tưởng rằng ngớ ngẩn, kỳ thực lộ ra cái thế của kẻ hèn yếu vậy.
Tư gia Học sĩ Nguyễn Hồng Kiên dính Sinh tử lệnh. Phủ mõ sĩ Trương Duy Nhất có kẻ đang trưa vào khuân trộm đồ. Ở Cam Lộ huyện, Bố Chính phủ, sét đánh chết cùng lúc 15 con trâu.
Trung úy Quách An An cởi truồng ở Mỹ Đình.
Nhân chuyện Thăng Long ngàn năm, có kẻ vẽ sĩ họ Lê tên gọi Thiết Cương bàn rằng: Bình rượu to nhất, đổ nước lã vào uống, rồi bánh dày khổng lồ nhân mút xốp rước lên cúng tổ tiên. Nay dịp Đại lễ lại rộ lên thiết kế thời trang làm cái áo dài có đuôi áo dài trăm mét, lọ độc bình Bát Tràng cao bằng ngọn tre, tranh lụa "Cội rễ..." tốn tới 1.300 cân chỉ thêu, cờ hội trăm mét phủ kín cả mặt một tòa khách sạn. Người Việt mình đang phát căn bệnh, mà bệnh này có chiều hướng càng ngày càng nặng: Thích phô trương, cụ thể là thích... to! Cái gì cũng thật to, người nào cũng kỷ lục. Vô nghĩa khủng khiếp! Chỉ thấy đó là sự dốt nát, thùng rỗng kêu to, đầy tính hình thức. Lại nói bệnh do 2 nguyên nhân: Làm to là để tiêu tiền; Làm to vì tâm lý thích oai để che đi sự ngu dốt, lấy cái cớ đó để tiêu tiền thuế của dân. Lại không ai dám phản đối việc dựng tượng đài một bậc khai quốc công thần, không ai dám phản đối việc làm một tác phẩm điện ảnh 'hoành tráng' để chào mừng Đại lễ.. Những cái cớ đó nó quá to. Lợi dụng để lấy tiền dễ quá. Đó là sự tiêu tiền bất hợp pháp một cách hợp pháp nhất. Hàng nghìn người cũng đã nói. Bệnh cũ cộng thêm bệnh mới 'thích to' nữa, càng 'hợp pháp' hơn, ngang nhiên hơn và đáng buồn hơn!
Dung Quất được đem ra bàn. Quan tam phẩm là Nguyễn Đức Kiên nói: “không khen quá đáng và chê quá đà”. Quan kinh công bộ Tư hoạch là Lương Văn Kết nói: Triều đình thể hiện nói tiết kiệm được 11% và hiệu quả cao hơn thực tế. Dự án kéo dài 13 năm mà lại hiệu quả quá thì rất đáng ngạc nhiên. Phải càng thiệt chứ không thể nói là được lợi gì cả”. Nữ sĩ Trần Thị Quốc Khánh cũng tấu rằng: Dung Quất là một phần không nhỏ công sức tiền bạc của dân chúng. Chính phủ và Quốc hội không thể “xuê xoa” làm mềm hóa vấn đề bằng các câu từ.
Tổng quản Dầu khí bấy giờ là Đinh La Thăng đã phản ứng ra mặt. Thăng nói: Các vị đến đây để nghe báo cáo chứ không phải đến để phản đối. Lại nói: Báo cáo đã được Tể tướng duyệt sau khi lấy ý kiến tất cả các bộ ngành. “Các bộ ngành đã đồng ý giờ đến đây để phản biện là không thể chấp nhận được". Tổng quản Thăng nhắc thượng thư Nguyễn Huy Hoàng phải "có ý kiến".
Người đời sau có thơ rằng:
Đã Rung đã Quất mất rồi
Phải đâu trinh trắng như hồi ngày xưa
Người ta nói thật tưởng đùa
Chỉnh trang câu chữ liệu vừa tai trâu?
Binh thư đã viết lâu rồi
Cho về hưu để chăn gà... đi thôi

Thượng thư bộ Y Nguyễn Quốc Triệu than rằng phải đi mua thuốc sách tay. Từ điển y khoa từ bấy có thêm từ mới.
Linh vật là Păc Kú ở Tây Nguyên bị phường đạo tặc truy sát để trộm cặp ngà. Ngài được phát hiện bên sông. Máu me be bét. Sức cùng lực kiệt. Chi chit trăm vết chém khắp châu thân. Đuôi gần đứt. Hông bị băm nát. Chân bị đốt. Mắt sắp mù.
Ngày Quý Mão, hắc đạo. Chúc nữ Phan Thị Bích Hằng nói: Xe bị lũ cuốn đang ở giữa dòng xoáy lớn, gần khu vực núi Quyết gần cầu Bến Thủy. Nước bấy giờ to lắm, ca nô, xe lội nước với máy dò mìn của Bộ Binh cũng không dám ra. 55 nạn nhân bị lũ cuốn.
Quốc hội họp ở Ba Đình. Có 1275 tâm ý của lê dân được bày tấu. Quan tam phẩm là Huỳnh Đảm tấu rằng: Lê dân lo lắng về tình hình giá cả leo thang không kiểm soát được. Bức xúc về tình trạng thiếu điện, cắt điện luân phiên. Lo lắng về tình trạng thiên tai, bão lũ xảy liên miên. Lê dân nói cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, chưa được đẩy lùi, toàn chuyện dành thuận lợi về cho mình, đẩy khó khăn, vòi vĩnh tiền dân. Đối riêng với Vina-xin, lê dân tấu rằng việc quản lý nhiều bất cập, yếu kém; việc kiểm tra, kiểm soát chưa phát hiện được, hiệu quả vốn thấp, thất thoát nghiêm trọng. Trừ chuyện Vina-xin thì không có gì mới lạ. Có mõ sĩ là Đông Hải bàn rằng: Sẽ khó có một Quốc hội hiệu quả nếu như đồng tình với mỗi quyết định "đã rồi" của Chính phủ. Đã có ý nghĩ mặc định: "chính quyền luôn đúng, đương nhiên đúng, bao giờ cũng đúng". Còn đại biểu QH, trước các đệ trình của chính phủ thường chỉ "gật" và "ừ", "tán thành", "nhất trí" thông qua!. Có người bình: "Đa số ĐBQH của ta là tính hiền, dễ dãi". Xem ra cũng có lý, vì mỗi khóa, trong gần 500 ĐBQH, thường chỉ nổi lên vài gương mặt tiêu biểu. "Nhất Ngoạn, nhì Trân, tam Lân, tứ Quốc". Sau này, cũng chỉ có thêm ba vị .Nguyễn Minh Thuyết, Lê Quang Bình, Nguyễn Đình Xuân. Có vị biện quan là Nguyễn Sĩ Dũng từng nói: Quốc hội hay nghị viện là nơi để nói. Các vị đại biểu QH đến nghị trường chủ yếu để làm ba việc: nghe, phát biểu và biểu quyết. Việc nghe rất khó kiểm tra. Việc biểu quyết cũng vậy. Như vậy, quan trọng nhất vẫn là việc phát biểu. Phát biểu vì vậy trở thành kỹ năng quan trọng nhất của việc làm đại biểu. Nếu 4 năm làm đại biểu của dân mà các có vị không nói được lấy một lần thì ngồi ở Ba Đình chẳng phải là tốn chỗ lắm sao!

http://www.danluan.org/tin-tuc/20101020/dao-tuan-dai-viet-nhat-ky-tan-thu-phan-3

Đào Tuấn - Đại Việt tàn thư (P2)





Nhằm ngày Tân Mão, Thăng Long có hội nghị bàn chuyện phát triển bền vững kinh đô. Có nữ học sĩ là Đỗ Thị Minh Đức bàn rằng chuyện hỏi dân thực "làm chỉ để mà chơi". Hội nghị lớn, liên quan đến vận mệnh kinh đô như vậy nhưng đến khi các vị học sĩ, trí giả lên tiếng thì các vị thân làm mệnh quan triều đình to nhỏ lớn bé đều đã bỏ về phủ. Thế nên Học sĩ Phạm Quang Anh tấu rằng: Nếu quy hoạch là ý chí của quyền lực như lời Thượng thư Nguyễn Hồng Quân, thì đương nhiên sẽ được thực thi bằng văn hóa quyền lực, văn hóa nhiệm kỳ. 35 năm từ thống nhất sơn hà, triều đình đã quản lý và phát triển Thăng Long ra sao? Hay chỉ làm cho kinh đô ngày càng phát triển kém bền vững hơn? Thẳng thắn mà nói, bản quy hoạch đang thực hiện, gọi là tầm nhìn 2050, nhưng là tầm nhìn không quá... lỗ mũi".
Bản quy hoạch Thăng Long bị dân chúng kêu ca suốt mấy tháng ròng, vì trong đó không có ý dân. Có kẻ lớn miệng nói Thăng Long giờ có khác gì một ngôi làng man di nham nhở!
Ngày Quý Tỵ, hoàng đạo, dân chúng ở Minh Hóa sau cả tuần bỏ làng trốn thủy tặc trên lèn Hang Voi bỗng đồng loạt mắc bệnh lạ: Đít chảy nước, đau con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái. Có kẻ nạn dân than rằng “Đời tui gần 70 tuổi rồi mà chưa thấy trận lụt mô to như năm ni". Quảng Bình xin ngựa xe mãi không thấy đâu. Kẻ sĩ là Nguyễn Thế Thịnh kêu lên rằng: Miền Trung sau lũ rơi tiếp vào cơn lũ mì tôm. Dân tình ăn phải hỏng hết cả ruột non ruột già. Xin đừng mưa mì tôm xuống nữa.
Ở Mai Dịch thôn, nha lại tổ chức yến lớn ba trăm người. Có kẻ mõ sĩ là Nguyễn Đức Tuyền dâng sớ hỏi rằng: Bữa tiệc Búp-phê trên nước mắt nạn dân? Sớ dâng lên rồi mất tăm mất tích. Dân chúng nhủ rằng một bữa yến nhỏ đâu có sánh được với Đại lễ 10 ngày. Bảo rằng tiệc 300 người là búp-phê nước mắt thì Đại lễ là búp-phê trên xác của 85 nạn dân chết trôi ư! Bấy giờ Thái thú Thăng Long là Nguyễn Thế Thảo dán cáo thị rằng Đại lễ đã thành công, đạt mục tiêu trang trọng, hoàng tráng, ấn tượng. "Nếu ai đó nói rằng công tác tổ chức đại lễ còn hạn chế thì đó là do nhận thức chưa tốt".
Bấy giờ đang tiết hàn lộ, dịch giá cả xảy ra khắp nơi.
Ngày Ất Mùi, nhằm 12-10 Tây Lịch, sau cựu thần Nguyễn Trung và học sĩ Nguyễn Quang A dâng sớ, 3 sĩ phu là Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng đồng dâng biểu xin ba việc: Dừng dự án Bô xít ở Tây Nguyên. Đưa hỏi trước Hội đồng nguyên lão. Cho dân cùng được bàn. Biểu viết: Việc khai thác tài nguyên của đất nước, trong đó có bô xít, là việc làm cần thiết, nhưng đó không thể là việc làm bằng mọi giá. Lại dẫn chuyện nước lớn trút ô nhiễm sang Phi châu, triều đình Úc Đại Lợi dừng dự án nước Tàu làm chứng. Biểu này được đưa lên mạng vận động chữ ký và chỉ sau 4 ngày đã có tới bảy trăm người công khai danh tính cùng ký tên điểm chỉ.
Bộ Thương bấy giờ mới tức tốc trát văn thư đòi kiểm tra thiết kế các hồ chứa bùn đỏ ở Tây Nguyên. Tổng quản đào xúc thưa rằng: Hồ ở Đại Việt ta an toàn hơn ở nước Hung Gia Lợi. Nó thì ở đồng bằng, be bờ đắp đê như đê sông Cái, ta thì ở trong thung có núi cao vây bọc. Học sĩ Nguyễn Đình Hòe bấy giờ dâng biểu tấu rằng bùn đỏ ở Tây Nguyên có khác gì mái nhà ở trên cao. Nó mà vỡ ra thì có khác gì lũ dữ. Lại gẩy bàn tính mà nói cứ ngàn cân alumin sẽ thải ra ngàn cân rưỡi bùn đỏ. Ở Nhân Cơ, tính rằng sau 15 năm làm bô xít thì lượng bùn đỏ sẽ là 9 triệu khối, tính cả Tân Rai thì sẽ có tới 90 triệu khối treo ở trên mái nhà. Lại có kẻ sĩ họ Nguyễn ở xứ Quê Choa nói rằng: Rà soát là phải rồi. Đang khi thảm hoạ bùn đỏ ở Hung Gia Lợi râm ran thế giới, mình đánh bài lờ mô được. Phải rà soát. Nhưng rà để mần chi? Một là rà để tiếp tục mần, hai là rà để ngưng. Đúng rứa. Không phải chỉ mới nghe người ta bị thảm hoạ mà mình vội vàng ngưng. Cũng không thể phớt lờ những cảnh báo đầy thuyết phục của dân, ai nói cứ nói choa mần cứ mần. Cho nên phải rà. Lại than: Chưa rà mà đã bảo hồ bùn đỏ của Đại Việt ta an toàn hơn. Chưa rà mà phó tể đã có chỉ cho Lục bộ làm đường tây Bảo Lộc để chở Bô xít. Rứa là mần chớ rà cái chi hè?!
Danh tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, từng 15 năm làm đại sứ bên Tàu, bấy giờ mệt nặng, cho người viết tấu can đào Bô xít Tây Nguyên.
Lời bàn của Lê Chưa Hưu: Dịch Chernobyl đỏ với triệu khối phá đê tràn xuống tàn phá đất đai, đồng cỏ và những dòng sông xứ Hung Gia Lợi. Có đứa con buôn nói bùn đỏ đâu có độc hại gì. Nói thế khác gì bảo các đám mấy phóng xạ Chernobyl không thể vượt ra khỏi nước Uy Kiên. Nói rồi có dám xuống bùn đỏ đó mà tắm không. Hung triều nói rằng đó là thảm họa môi trường vô tiền khoáng hậu mất cả năm với mấy chục triệu quan tiền Obama may ra mới được lại như cũ. Thấy dịch ở xa nguy thế mà nói Đại Việt ta không lo, chưa xem lại mình đã nói yên dân, không lo xảy sự cũng là mũ ni che tai, ếch ngồi đáy giếng vậy.
Sử gia Lê Liên Thiên bàn: Biểu tấu của 3 vị sĩ phu một canh giờ sau đã có 25 người hưởng ứng, 4 ngày sau đã 700 kẻ tham gia. 700 kẻ đó có các vị học giả, có những bậc sĩ phu. Có thần y, có học sinh, và các vị cao tăng trước vẫn ẩn mình. Lại có người cấy hái, có cả những kẻ ngồi lê. Huống chi khai quốc công thần là Nguyên Giáp Võ Hầu đã hai lần dâng sớ can triều đình. Âu cũng là dân chúng vậy. Thầy Mạnh Tử có câu: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (Dân là quý, sau mới đến xã tắc, vua thì xem nhẹ). Nguyễn Thái Tổ Nguyễn Sinh Cung cũng nói: Trong bầu trời không có gì quý hơn nhân dân... 700 lời tấu há có thể so với 87 triệu dân nhưng lại vì thế nên lấy làm lo hơn mừng. Việc mừng là còn có 700 người nói lời trung ngôn. Dân có nói thì triều đình mới biết được ý dân. Cái lo là nên hỏi vì sao 87 triệu dân im lặng. Dân không nói là tán đồng với chuyện đào Bô xít hay họ không biết, hay biết mà không quan tâm, hay quan tâm mà không dám nói?! Việc dù lớn dù nhỏ liên quan đến dân chúng, đến vận mệnh quốc gia mà dân đã không nói thì nên lấy làm mừng hay lo đây!
Từ chuyện Chernobyl đỏ, Thượng thư bộ Công nhân đó liền dán cáo thị rằng các đập thủy điện giờ cũng phải lập báo hiện trạng an toàn.
Giờ Mão, Lụt ở miền Trung tràn vào phủ Gia Định. Trong nửa khắc, nước dâng cao gần 1 thước ta tràn từ sông vào thành và tồn lưu ở đó trong suốt 7 ngày. Hòn ngọc Viễn Đông đã dụng tới 750 tỷ quan tiền để chống nước nhưng tiền của càng đổ ra, càng thấy lụt. Triều đình chuẩn cho Gia Định phủ 40.380 tỷ quan tiền để xây 60 vạn thước cống. Kẻ có tiền của xây nhà đắp thềm cho thực cao. Kẻ nghèo hèn cũng cố trăm gạch xây bậc chắn ngang cửa. Càng dựng nhà cao lại càng lụt sâu. Nữ quan là Phạm Phương Thảo than rằng cả thành đang bị nhấn chìm, ngập từ nhiều điểm ít năm trước giờ đã ngập rộng đến chỉ còn một điểm. Đó là ngập cả tòa thành to xác nhất nhì đất Việt. Gia Định bấy giờ có 700 tuyến sông, kênh, rạch 100 ngàn thước chiều dài. Nhưng nhiều sông đã bị lấp bỏ. Rạch Ông Kích bị lấp 45 ngàn thước để xây tòa phủ Phú Mỹ Hưng. Kênh Tham Lương bị chiếm 1.500 thước. Có lời tấu rằng cứ cái cách dung dưỡng cho nạn tùng xẻo này thì các tòa dinh phủ mới sẽ nuốt gần nửa số kênh mương.
Sử gia Lê Chưa Hưu bàn: Núi thì cao, sông thì rộng, đó là lẽ tự nhiên. Năm Mậu Dầu, danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh được cử làm Thống suất vào kinh lược xứ Đồng Nai, lập phủ Gia Định. Đất đai bấy giờ mở ra được ngàn dặm, dân cư thêm được 4 vạn hộ. Thế mà Gia Định phủ giờ có tới 80 vạn dân. Mới nói người đẻ còn hơn sức ngựa chạy. Chuyện ngập ở phủ Gia Định nay đã thành chuyện thường như ăn cơm uống nước vậy. Hỏi sao càng đổ nhiều tiền của càng ngập. Vì tòa thành khổng lồ có cả chục vạn phủ đệ nguy nga, thang gác chọc trời, kỹ viện khắp nơi như những núi cao, nhưng trăm cái mương nước thì nay lấp một tí, mai chiếm một tẹo có khác gì chặn sông lấp cống. Một kẻ tiểu học sinh cũng nhìn thấy, cũng tính được mấy cái mương tí tẹo bằng bàn tay đó đến 80 vạn bãi đái còn không chịu nổi. Huống chi 500 ngàn khối nước bẩn được đổ ra mỗi ngày.
Triều đình mở hội lớn ở Mỹ Đình, thượng thư bộ binh của 9 nước đến dự. 7 nước đã nói về Biển Đông dù cái lưỡi bò Trung Quốc không nhắc đến dù chỉ một chữ.
Ở thành Thăng Long, có ả ti tiện đang đêm cởi váy tắm trần ở hồ Lục Thủy. Nhân chuyện đó, có kẻ mõ sĩ mới hỏi ả đào rằng: Nếu sau này, nàng có một đứa con, nàng có cho con xem hình khỏa thân của mẹ nó không? Ả đáp: Có con, tiện thiếp vẫn tự tin cho con xem hình khỏa thân vẽ cơ thể của mình. Ở đây, thiếp nhìn nhận sự việc theo góc độ nghệ thuật chứ không phải hình thức đùa giỡn để phải lo lắng.
Ở phủ Gia Định, lần thứ 4 hố tử thần xuất hiện ngay giữa Thành Đô.
Ngày Đinh Dậu, Bộ Lễ gửi công hàm đến sứ quán Tàu nói về chuyện 9 ngư dân. Ngày Nhâm Thìn, ngay trước hôm Đại lễ, nước Tàu nói đã thả 9 ngư dân Việt. Đến ngày Dậu đã được 5 ngày mà chưa thấy đâu. Bấy giờ đã hơn một tháng ngư dân bị bắt. Ở Chí Lợi, 33 phu mỏ được cứu sau khi bị lấp dưới đất 68 ngày. Chí Lợi Hoàng Đế bấy giờ là Pinera không tiền hộ hậu ủng cờ vàng phướn ngọc giáp binh rợp trời, bỏ cả nghi thức thiên tử, thân xuống tận miệng hầm đón nạn dân.
Ngày Mậu Tuất, miền Trung lại có mưa lũ lớn.
Thái thú Ninh Bình là Đinh Văn Hùng bị cách chức đuổi về quê.
Lời bàn của Lê Chưa Hưu: Hồi đầu năm Canh Dần, nhân Ninh Bình mở hội đồ cổ, thái thú Đinh Văn Hùng mới mang trống đồng ra khoe. Có kẻ tố rằng đó là đồ của phường đạo chích. Triều đình bấy giờ đã cử nha lại phủ giám quan đi kinh lý ở Ninh Bình sau mới biết đến chuyện cậy thế ỷ quyền lấn việc làm dân tình oán thán. Quyền chức thái thú đâu có nhỏ. Cũng chỉ một chữ tham mà ra. Ninh Bình là đất cố đô mà một ngày mất luôn cả bộ tam đa đâu phải là điềm gở của đất ấy. Là vì người cả đấy thôi. Lại nhìn sang Tổng quản Sabeco họ Văn tên gọi Thanh Liêm. Một bước lên xe, hai bước xuống ngựa, gia sản ức vạn, giàu có sang trọng đã đến tột cùng. Thế mà vẫn dùng tiền ngân khố mua chiến mã Bentley đến 5 tỷ quan tiền. Lại thông đồng với bọn nha lại để được cái lọng xanh 80B-6986 giả danh mệnh quan triều đình. Đâu phải chỉ sĩ diện hão. Há chẳng phải róc tiền của dân ư. Một ngày đuổi 4 viên tướng, hăm mấy mệnh quan hoặc vì kháng chỉ, hoặc quá tham lam là bởi cái nghiêm của triều đình, cũng vì các bậc phụ mẫu giờ tìm đâu chả ra sai phạm. Cho nên, phàm việc gì mà quá mức không bao giờ không hỏng.
http://www.danluan.org/tin-tuc/20101016/dao-tuan-dai-viet-tan-thu-p2


Đào Tuấn - Đại Việt tàn thư (phần 1)

Ngày Ất Dậu, tháng Ất Dậu, lũ lớn ở miền Trung. Dân tình mấy chục người chết đuối. Có đập chặn sông là Hố Hô bị gỗ lao, nước đánh đến suýt vỡ. Ở biển Hoàng Sa, ngư dân bị tàu lạ, của nước lạ bắt giữ tống tiền. Triều đình cử sứ giả cầm loa kịch liệt phản đối, một mặt vận động chúng không nộp tiền ngõ hầu tránh mắc mưu kẻ lạ. Dân chúng nhân đó mới thưa lại là vẫn còn cả trăm ngư dân vẫn đang bị bắt. Ở núi Sóc, kéo màn tượng đài Thánh Gióng, nghe nói cả người cả ngựa đều có trái tim ở trong ngực, khóa bằng mấy lần cửa sắt đề phòng ngón “bích hổ du tường” của phường đạo trích. Có kẻ sĩ bàn rằng lo thay việc cả trái tim đức ngài lẫn trái tim loài khuyển mã đúc cùng một khuôn. Há chẳng phải phạm thượng lắm ru. Nhân chuyện ngựa sắt, Tể tướng nước Việt bèn có cho phép mệnh quan của triều đình được thêm tiền mua ngựa. Mỗi ngựa bằng cả ngàn trâu.
Ngày Đinh Hợi, Thái Thú Hà Tĩnh là Nguyễn Thanh Bình cưỡi ngựa che lọng mặc phẩm phục màu trắng đi… cứu dân. Cựu thần Lê Trung và học sĩ Nguyễn Quang A cùng dâng sớ xin trảm Bô xít ở Tây Nguyên. Sớ viết: Trước thì ở Buffalo creek xứ Cờ Hoa xảy họa bùn xám. Vừa nghe đập hồ chứa bùn đỏ Ajka, xứ Hoa Hồng bị vỡ. Cả muôn vạn khối bùn đỏ tràn ngập 3 châu, 40 ngàn thước. Bùn đỏ lấp sông các con sông Rába, Danube. Thảm họa âu cũng là từ việc đào Bô Xít mà ra. “Việc trảm thủ tên Bô xít bằng…cẩu đầu trảm sẽ là việc khó chưa từng có trong sử kinh tế Đại Việt. Triều đình hãy dùng cảm và trách nhiệm đối với vận mệnh của sơn hà xã tắc và 87 triệu con dân. Thà chịu tổn thất còn hơn để lại hậu họa khôn lường cho mai sau”. Tấu xong để đó vì chuyện trăm sự bận của triều đình.
Ngày Mậu Tí, Mõ sĩ là Hữu Khá chụp được hình đôi bàn tay thò lên từ mái ngói kêu cứu. Có kẻ học trò là Trần Ngọc Trung quyết rằng: miền Trung chẳng còn gì ngoài nước. Dân chúng thò tay vẫy không phải để xin cho ra Tràng An dự đại lễ mà chỉ để "Cho xin gói mì tôm, sắp chết vì lả rồi". Ở Thăng Long, Thái thú Thăng Long Nguyễn Thế Thảo dán cáo thị cấm dân không được nói bậy, chửi thề, cấm không cho cởi trần… cho đến hết Đại lễ.
Ở trang An Biên, còn gọi là Hải tần phòng thủ, có vị giáo sư đứng trên một cái bục cao khoe giọng chửi hơn một khắc. Đám học trò lấy làm thú vị lắm bèn ghi âm đưa lên mạng. Quan đốc học nghe tin liền phán: Giáo sư bị bẫy. Thế là Đại từ điển tiếng Việt có thêm một từ mới: “Bẫy thầy”. Ở phủ Lai Châu, hình quan Phong Thổ phát hiện tới 20 giáo sư dùng bằng giả.
Dịch sốt chảy máu lây ra 64 châu phủ, 8 vạn nạn nhân nhiễm bệnh, chết mất 59 người đủ cả già trẻ lớn bé.
Bộ Thương dâng biểu kêu tháng Ất Dậu này vẫn sẽ thiếu điện, vì thiếu nước. 750 ngàn tấn xăng dầu và 2 triệu khối khí lên mùi ở Dung Quất. Tổng quản đào dầu là Trần Đình Thực bấy giờ nói rằng đấy là do dân dùng ít đi một phần mười, lại chối không có chuyện hoa hồng hoa huệ gì cả.
Sử gia Lê Chưa Hưu bàn: Dung Quất ít năm trước đã được dồn tới 3 tỷ quan tiền Obama. Tốn kém thế mà cứ hư lên hỏng xuống, có lúc tới 2.800 sự cố. Dân chúng mồ hôi nước mắt làm được đồng nào đem mua xăng dầu nước ngoài đồng đó, thế mà cả triệu tấn để thối trong kho há phải là phí phạm tiền của, sức dân lắm ru. Có học sĩ là Trà Sơn nói rằng chuyện thối xăng âu cũng là từ chuyện độc quyền mà ra. Triều đình giao cho nha Đào dầu chỉ việc móc dưới biển lên mà bán nhưng Trần Đình Thực bấy giờ chỉ cho con cháu chút chít họ PVN của mình được mua để bán lại hưởng hoa hồng. Chữ tâm của bọn nha lại hiếm đến thế ru!
Giờ ngọ hắc đạo, ngày Sửu, nhằm ngày thứ 6 của Đại Lễ. Thần Kim Quy nổi ở hồ Lục Thủy. Dân chúng Tràng An đổ xô nhau đến xem. Có kẻ học sĩ họ Hà nói phao lên rằng: Điềm lành, điềm lành.
Một khắc sau đó ở Mỹ Đình thôn xảy vụ nổ lớn thần người cùng kinh động.
Các Mõ mạng 2 khắc sau đưa tin nổ kho pháo hoa bắn nhân ngày đại lễ, 3 khắc sau gỡ xuống, 2 giờ một khắc sau lại đưa lên. Các mõ sĩ hăng hái xuống Mỹ Đình thôn đều bị cấm quân ngăn cả lại, thu giữ cả mõ lẫn loa. Tối đó, Hình quan Thăng Long bấy giờ họ Nguyễn Đức tên gọi là Nhanh cho dán cáo thị rằng: Đó là tai nạn đáng tiếc. Tối đó 30 ngàn dân chúng vẫn tổ chức múa may ăn mừng chỉ cách đó mấy sải tay.
Lời bình của sử gia Lê Chưa Hưu: Năm Giáp Ngọ, Chinh Tây Đại tướng Quân Nguyên Giáp Võ Hầu đã đánh trận A1 bằng hỏa pháo ngàn cân. Kẻ đóng vai Kinh Kha Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn giật nụ xòe là Nguyễn Văn Bạch 50 năm sau còn nhắc lại rằng: Đồi A1 bị xé toạc, hầu hết tinh binh Phú Lãng Sa tử trận, vài kẻ sống sót còn lại thoi thóp vì bị sức ép. Quân Phú Lãng Sa ở những ngọn đồi kế bên sợ đến tim đập chân run, té cứt té đái mà rằng: Việt Minh quân có bom nguyên tử mới phá được đồi A1 nên sợ hãi kéo ra hàng cả... Huống chi ở Mỹ Đình, những hai ngàn cân thuốc nổ có khác gì quả bom nấm ở xứ Phù Tang. Cột khói cao gấp 3 các tòa 15 tầng, tiếng nổ kinh động đến cả quỷ thần, chứ nào phải quả pháo tép dân chúng vẫn thường đốt trộm mà bảo đấy là thử pháo hoa, mà nói có thể bịt tai che mắt dân chúng.
Sử gia Ngô Liên Thiên bàn: Thần Kim Quy nổi nhằm ngày 1, tức thì ở miền Trung xảy bão lũ, dân chúng 80 người chết đuối. Ngày 6, Thần Kim Quy vừa nổi thì chỉ một khắc sau đó lại 4 nhân mạng chầu trời. Ô hô, ai tai. Thế thì phải xem lại điềm thần là phúc hay họa. Chuyện tước loa, đoạt mõ của các mõ sĩ lạ là đã không phải hiếm. Bảo rằng bọn cấm quân ăn cơm cục, uống nước đục mới hành xử như thế. Lại hỏi sự đó ở đâu mà ra? Xưa ở nước Thổ có kẻ văn sĩ viết chuyện cắt Amidan qua đường hậu môn để nói Mõ xứ đó miệng bị dán keo 502. Xứ mình Mõ đưa tin nhanh một thì gỡ xuống nhanh mười. Thế thì phải cắt Amidan theo đường nào đây! Những kẻ buôn bán Thăng Long nhân chuyện đó mới tăng giá phéc mơ tuya lên ào ào.
Ngày Dần, nhằm giờ Hoàng đạo, Triều đình họp tại Thăng Long nói sẽ bàn đến chuyện nhân sự. Các vị mệnh quan sau đó lần lượt tiến hành bỏ thùng góp ngân lượng cho thảo dân ở miền Trung, có quay Tivi. Nhân chuyện góp ý cho bản chỉ, có vị nguyên thượng thư Hữu Thọ tấu rằng: Thiếu gián quan có trách nhiệm. 11 lần tuần thú vẫn lọt lưới thằng giặc Vinashin há có thế nói là kỷ cương?! Phải xem người đứng đầu có muốn lắng nghe những ý kiến phản biện trung thực không. Lại bàn: chống tham nhũng không được là do tham nhũng nằm ngay trong cơ chế, đó là cơ chế nuôi dưỡng chứ không phải cơ chế đẩy lùi. Dân tình nghe thế biết vậy chứ đã ai nhìn thấy mặt cơ chế là đứa mồm ngang mũi dọc thế nào. Một vị cựu thần khác là Đào Duy Quát, trước nổi tiếng với vụ “cô đánh máy”, thì phàn nàn: Dân chúng chưa có quyền bãi miễn các đại biểu không làm tròn lời hứa với dân. Lại nói: Cần có quy chế để cán bộ từ chức và buộc phải từ chức như cựu thần Lê Đức Thọ đã nói, làm sao để cán bộ lên được nhưng cũng xuống được”.
Lê Chưa Hưu bàn: Trước có bậc thượng thư là Vũ Đình Lộc ngày còn ngồi mé hữu triều chính, miệng vẫn bị khâu, đến khi lui về ở ẩn, đuổi gà cho vợ bỗng dưng mới lại biết nói. Ngẫm ra, làm quan xứ mình khi đương chức có tiền hô hậu ủng, kẻ thưa người gửi, kẻ cúi người lê thì lại không nói được. Thủ hỏi những gì đã phéc mơ tuya miệng họ lại vậy. Âu cũng là cái khổ của bậc làm quan. Nếu ai có quyền cũng có thể vì dân thay vì chém gió chém bão há phải là dân được nhờ lắm ru.
Có con buôn là Vũ Văn Đồng bỗng mời lại tội quan là Nguyễn Việt Tiến làm mưu sĩ làm đường Hòa Lạc- Hòa Bình trị giá tới 60 ngàn tỷ quan tiền.
Có ngựa lưu tinh về báo ở miền Trung, đã chết mất 80 nạn dân. Bấy giờ, nhân có kẻ học trò là Trương Duy Nhất can rằng: Không có đất nước nào lại đi nhảy múa hò reo, bắn pháo hoa làm lễ hội giữa lúc hàng chục vạn ngôi nhà đang chìm trong lũ, gần trăm người chết và hàng vạn sinh mạng đang cầu cứu.”, Thăng Long quận Vương là Phạm Quang Nghị, người miền Trung liền ra cáo thị rằng: Bỏ chuyện bắn pháo hoa ở Tràng An để chuyển tiền cứu nạn dân miền Trung. Dân bấy giờ đồng tình lắm.
Ở Sài Gòn, quan đốc hóa ra cáo thị xử phạt chuyện hở trên lộ dưới của hai ả đào ca là Hà Anh và Bebe Phạm 11 triệu quan tiền. Hai ả này, kẻ đã vô tình lộ nguyên cặp nhũ hoa, người khoe nguyên cái quần chíp trắng trong đêm Diamond Night. Có kẻ hủ nho sau đó bàn rằng Luật của ngành đốc hóa là cấm cái váy chứ đâu phải cấm người mặc. Lại lo chuyện hai ả sẽ cãi nhau bên nặng bên nhẹ: Cái nhũ hoa hở nguyên hai cục thì bị phạt nhẹ vì từ cái váy “được kiểm duyệt”. Còn cái mảnh chíp bằng cái dép tông thì lại bị nặng vì ở trong cái váy “chưa được kiểm duyệt”. Chao ôi. Không lẽ trước giờ chào dân chúng, bọn ả đào sẽ phải ăn mặc để các quan chức đốc hóa kiểm duyệt?! Đốc hóa thế là thành chuyện duyệt váy ư?
(trích)
http://www.danluan.org/tin-tuc/20101008/dao-tuan-dai-viet-tan-thu-phan-1
 

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Tỷ Phú Mỹ Muốn Tặng Hết Tài Sản (1.6 tỷ đô) Cho Thiện Nguyện Trước 2020

Tỷ phú mang 220 triệu USD đến Việt Nam làm từ thiện
Theo Vietnamnet – 7 Dec 2014
Feeney.Photo_-300x3004
·
Chuck Feeney là người đồng sáng lập ra chuỗi cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS), chuỗi cửa hàng bán lẻ miễn thuế lớn nhất thế giới.
Năm 1988, ông đã được bình chọn là người còn sống giàu thứ 31 của nước Mỹ, với tổng tài sản là 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên không giống như các tỷ phú khác “nổi đình nổi đám”, bởi Feeney có đời sống riêng tư rất bình lặng và đơn giản. Hiện nay, ông sống trong một căn hộ đi thuê bởi toàn bộ tài sản đã hiến tặng cho các tổ chức từ thiện. Các con ông cũng phải tự lăn lộn kiếm sống từ khi đến tuổi trưởng thành. Feeney cho biết, đây chính là cách để ông giáo dục các con biết quý trọng giá trị của đồng tiền.
Tỷ phú sống đời thầm lặng
Từ khi còn nhỏ, Chuck Feeney đã tỏ rõ là người có tố chất kinh doanh. Ông luôn nghĩ ra đủ mọi cách để kiếm tiền như đi gõ cửa từng nhà để bán thiệp Giáng sinh, dọn tuyết trên đường hay nhặt bóng trên sân golf… Năm 1958, sau khi tốt nghiệp đại học, ông cùng một người bạn bắt tay vào hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế tại châu Âu và thành lập công ty với tên gọi DFS, dựa vào thực tế lúc đó là các thủy thủ và khách du lịch được phép gửi xe ô tô hay rượu về quê như một món hành lý và được miễn thuế. DFS sau đó đã phát triển nhanh chóng khi giành được quyền khai thác hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế Honolulu. Đây chính là “con gà đẻ trứng vàng” cho DFS vì sự bùng nổ du lịch từ Nhật Bản đến Hawaii.
Năm 1964, năm diễn ra Thế vận hội Tokyo, Nhật Bản đã tuyên bố dỡ bỏ các hạn chế du lịch nước ngoài (những hạn chế này được ban hành sau Chiến tranh Thế giới thứ hai để xây dựng lại nền kinh tế), cho phép công dân nghỉ dưỡng ở nước ngoài. Khách du lịch Nhật Bản đã mang các khoản tiết kiệm khổng lồ của mình “rải” khắp thế giới. Hawaii và Hồng Kông là những điểm đến hàng đầu. Feeney cho biết: “Chúng tôi đã bán những chai rượu Johnnie Walker Scotch chỉ với giá 7 USD, trong khi ở Nhật nó có giá là 35 USD. Chúng tôi cũng bán các sản phẩm khác như nước hoa, đồ trang sức hoặc ô tô”. Không những vậy, Feeney đã thuê những cô gái Nhật Bản thông minh và xinh đẹp làm việc trong các cửa hàng bán rượu cô-nhăc, thuốc lá và túi da. Ông cũng trả lương cho các hướng dẫn viên du lịch nếu họ dẫn khách du lịch đến các cửa hàng của DFS trước khi họ có thể chi tiền ở bất cứ nơi nào khác.
Nhận ra tiềm năng chi tiêu của khách du lịch Nhật Bản, Feeney đã thuê các nhà phân tích để dự đoán các thành phố họ sẽ tới nghỉ dưỡng. Và các cửa hàng DFS đã mọc lên ở Anchorage, San Francisco và Guam. Thậm chí để thu hút khách du lịch Nhật Bản tới Saipan – một hòn đảo nhiệt đới nhỏ của Mỹ – DFS đã đầu tư 5 triệu USD để xây dựng một sân bay. Nhắc đến Feeney, Alan Parker (một cổ đông lớn trong DFS) luôn tỏ lòng ngưỡng mộ: “Feeney là người biết lo xa và có tầm nhìn rộng”. Còn Bob Matousek, một người làm việc lâu năm trong DFS chia sẻ: “Chúng tôi đã đạt doanh thu bán hàng 10 triệu USD mỗi năm tại sân bay. Còn doanh thu của các cửa hàng tại trung tâm thành phố ở Honululu là 1 triệu USD/ngày”. Tính tới năm 1964, DFS đã có hơn 200 nhân viên tại 27 quốc gia. Còn theo O’Clery, tiền cổ tức năm 1967 mà Feeney nhận được là 12.000 USD và con số này đã tăng lên gấp 10 trong năm 1968. Trong 10 năm tiếp theo, Feeney đã gửi ngân hàng gần 334 triệu đô la tiền cổ tức mà ông đã đầu tư khách sạn, cửa hàng bán lẻ, các công ty thời trang và các công ty khởi nghiệp về công nghệ.
Ấy vậy mà mãi tới năm 1988, thế giới mới biết đến sự giàu có của Feeney khi Forbes (một tạp chí nổi tiếng của Mỹ) đưa tin về sự thành công của DFS và sự giàu có của ông chủ của nó. Theo đánh giá của Forbes, “chiến lược gia Nhật Bản” đã đóng góp 200% vào giá vốn của DFS, 20% lợi nhuận và tăng doanh thu hàng năm của hãng thêm khoảng 1,6 tỷ USD. Dựa trên ước tính đó, Forbes đã xếp hạng Feeney là người giàu thứ 31 ở Mỹ, với khối tài sản trị giá khoảng 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên, số tài sản thật mà ông sở hữu thì vẫn là một ẩn số. Khi công chúng cố gắng tìm hiểu về ông, họ lại càng kinh ngạc về cuộc sống giản dị và tiết kiệm tới mức tối đa của tỷ phú này.
Keo kiệt với bản thân, hào phóng với người dưng
Mặc dù sở hữu khối tài sản bạc tỷ nhưng Feeney luôn từ chối những món đồ xa xỉ. Feeney thường nói, ông quý trọng tiền bạc nhưng rất ghét phung phí nó. Quan niệm sống này, ông đã cố gắng truyền lại cho 5 người con ngay từ khi còn bé. Mặc dù có tiền, ông vẫn làm việc hết mình và không muốn con cái trở thành “những đứa con nhà giàu hư hỏng”. Ông yêu cầu con trai đi làm hầu bàn, con gái làm bồi phòng khách sạn hoặc thu ngân trong các kỳ nghỉ hè và phải tuân thủ các quy tắc chi tiêu nghiêm ngặt. Ông buộc con gái mình ở New York phải tự chi trả các chi phí để hiểu được giá trị của tiền bạc. Khi cô con gái gọi điện thoại quá nhiều với bạn trai ở châu Âu từ căn hộ Manhattan, ông đã tới thị trấn, ngắt kết nối điện thoại. Ông chỉ cho phép các con được gọi điện với bạn bè vào thứ 2 hàng tuần. Ông muốn con cái phải biết “keo kiệt” với chính bản thân mình, không được sống phung phí và trở thành những đứa trẻ nhà giàu biết tự lập. Ông cũng tự hào vì: “Không có đứa nào tỏ ra khó chịu khi tôi quyết định chúng phải đi làm thêm”. Ông nói: “Chúng tôi đã làm một việc đáng làm và đảm bảo rằng, gia đình vẫn còn đủ tiền để chi tiêu trong cuộc sống”. Leslie Feeney Baily, con gái đầu của Feeney, chia sẻ: “Cha đã giúp chúng tôi sống như những người bình thường khác”.
Feeney từng có 6 căn hộ sang trọng ở Côte d’Azur (Pháp), Mayfair và đại lộ Park (New York). Ông đã bán tất cả và giờ đây thuê lại một căn hộ nhỏ chỉ có hai phòng ở San Francisco để sống cùng với Helga, người vợ thứ hai và nguyên là thư ký riêng của ông. Người vợ trước của ông sau khi ly dị được ông chia 7 căn nhà và 60 triệu USD. Các con ông hiện tại cũng sống trong những căn nhà hết sức bình thường. Nhìn cuộc sống hiện tại của Feeney, có lẽ người ta sẽ cho rằng ông là một lão già cổ hủ, tiết kiệm từng xu. Nhưng ít ai biết rằng trong suốt 30 năm qua, ông đã đi khắp thế giới để trao tặng số tài sản 7,5 tỉ USD. Quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies do ông sáng lập đến nay đã rót 6,2 tỉ USD vào giáo dục, khoa học, chăm sóc y tế… tại Mỹ, Úc, Việt Nam, Nam Phi và Ireland. 1,3 tỉ USD còn lại sẽ được chi hết vào năm 2016 và Quỹ sẽ đóng cửa vào năm 2020.
Atlantic bắt đầu đầu tư cho Việt Nam chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc. Feeney bắt đầu từ miền Trung Việt Nam, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ chiến tranh. Atlantic đã tài trợ để xây dựng trường Đại học Đà Nẵng. Từ năm 1998 đến 2006, Atlantic đã tài trợ 220 triệu đô la cho các chương trình xã hội có ý nghĩa tại Việt Nam. Feeney luôn đề cao nguyên tắc “tối đa hóa hiệu quả từng đồng vốn”, nghĩa là chỉ tài trợ cho các dự án, chương trình đạt được hiệu quả cao nhất của từng đồng vốn bỏ ra. Ông buộc các tổ chức, quỹ từ thiện phải cạnh tranh nhau để được nhận tài trợ. Ông yêu cầu họ trình kế hoạch kinh doanh chi tiết với các cột mốc rõ ràng và công khai. Nếu một dự án đi chệch hướng so với ban đầu, ông sẽ cắt mọi khoản viện trợ. Tiếp tục tâm nguyện làm từ thiện của Feeney, hai người con gái của ông Diane Feeney và Juliette Feeney-Timsit đều là các Chủ tịch và thành viên của FACT – một tổ chức hỗ trợ xây dựng năng lực cho phát triển tiềm năng cho các học sinh tại châu Âu. Ngoài ra, Diane cũng là Chủ tịch của tổ chức từ thiện của gia đình mình với tài sản là 43 triệu đô la.
Theo Vietnamnet

Billionaire Who Is Trying To Go Broke

By: Steven Bertoni – Forbes – 8 Oct 2012
On a cool summer afternoon at Dublin’s Heuston Station, Chuck Feeney, 81, gingerly stepped off a train on his journey back from the University of Limerick, a 12,000-student college he willed into existence with his vision, his influence and nearly $170 million in grants, and hobbled toward the turnstiles on sore knees. No commuter even glanced twice at the short New Jersey native, one hand holding a plastic bag of newspapers, the other grasping an iron fence for support. The man who arguably has done more for Ireland than anyone since Saint Patrick slowly limped out of the station completely unnoticed. And that’s just how Feeney likes it.
Chuck Feeney is the James Bond of philanthropy. Over the last 30 years he’s crisscrossed the globe conducting a clandestine operation to give away a $7.5 billion fortune derived from hawking cognac, perfume and cigarettes in his empire of duty-free shops. His foundation, the Atlantic Philanthropies, has funneled $6.2 billion into education, science, health care, aging and civil rights in the U.S., Australia, Vietnam, Bermuda, South Africa and Ireland. Few living people have given away more, and no one at his wealth level has ever given their fortune away so completely during their lifetime. The remaining $1.3 billion will be spent by 2016, and the foundation will be shuttered in 2020. While the business world’s titans obsess over piling up as many riches as possible, Feeney is working double time to die broke.
Feeney embarked on this mission in 1984, in the middle of a decade marked by wealth creation–and conspicuous consumption–when he slyly transferred his entire 38.75% ownership stake in Duty Free Shoppers to what became the Atlantic Philanthropies. “I concluded that if you hung on to a piece of the action for yourself you’d always be worrying about that piece,” says Feeney, who estimates his current net worth at $2 million (with an “m”). “People used to ask me how I got my jollies, and I guess I’m happy when what I’m doing is helping people and unhappy when what I’m doing isn’t helping people.”
What Feeney does is give big money to big problems–whether bringing peace to Northern Ireland, modernizing Vietnam’s health care system or seeding $350 million to turn New York’s long-neglected Roosevelt Island into a technology hub. He’s not waiting to grant gifts after he’s gone nor to set up a legacy fund that annually tosses pennies at a $10 problem. He hunts for causes where he can have dramatic impact and goes all-in. “Chuck Feeney is a remarkable role model,” Bill Gates tells FORBES, “and the ultimate example of giving while living.”
For the first 15 years of this mission Feeney obsessively hid the type of donations that other tycoons employ publicists to plaster across newspapers. Many charities had no idea where the piles of money were coming from. Those that did were sworn to secrecy. “I had to convince the board of trustees that it was on the level, that there was nothing disreputable and this wasn’t Mafia money,” says Frank Rhodes, the former president of Cornell University who later chaired Atlantic Philanthropies. “That was difficult.” Eventually Feeney was outed ( in part due to FORBES), but his fervent desire for anonymity remained (until this year he had done about five interviews in his life). Now that his quest to give until nearly broke is coming to its conclusion, he’s opening up a bit. What emerges is one of strangest, most impactful lives of all time.
Feeney prefers showing to telling. In Dublin he sends me on a three-hour tour of Trinity College to witness everything from the library gift shop he designed to his genetics complex and department of neuroscience, complete with lab rats with electrodes implanted in their heads. The next day he endures the six-hour round-trip to the University of Limerick to personally walk me through its Irish World Academy of Music & Dance, its new medical school and its new sports center (now home to Ireland’s Munster rugby team), where hundreds of young kids were playing soccer on the all-weather turf. Rather than walk me through his life story, he invites Conor O’Clery , the author of the Feeney biography , The Billionaire Who Wasn’t (PublicAffairs, 2007), to dinner in Dublin’s Peploe’s Bistro. At dinner Feeney sits quietly in a frayed navy blazer, sipping chardonnay that he dilutes with a splash of water, occasionally throwing in a point for emphasis or, more often, a witty, self-deprecating joke.
The story that emerges is this: Feeney grew up in an Irish-American neighborhood in the blue-collar town of Elizabeth, N.J., coming of age in the Great Depression. He served in the Air Force during the Korean War before attending the Cornell School of Hotel Administration on the GI Bill. After graduation in 1956 he traveled to France to take more college classes and later got involved in the business of following the U.S. Navy’s Atlantic fleet, selling tax-free booze to sailors. Competition was intense, but he got ahead by using his military experience to talk his way directly onto ships and gathering intelligence on the fleet’s next destination by chatting up local prostitutes.
He brought fellow Cornell alum Bob Miller into the business, and the pair started selling cars, perfume and jewelry to servicemen and tourists. They later added tax lawyer Tony Pilaro and accountant Alan Parker as owners to help manage the bootstrapped business more professionally. By 1964 their Duty Free Shoppers had 200 employees in 27 countries.
It was a nice little business, but soon the Japanese economic boom would transform the scrappy operation into one of the most profitable retailers in history. In 1964, the same year as the Tokyo Olympics, Japan lifted foreign travel restrictions (enacted after World War II to rebuild the economy), allowing citizens to vacation abroad. Japanese tourists, along with their massive store of pent-up savings, surged across the globe. Hawaii and Hong Kong were top destinations. Feeney, who had picked up some Japanese language and customs while in the Air Force, hired smart, pretty Japanese girls to work the stores and filled his shelves with cognac, cigarettes and leather bags that gift-crazy Japanese snatched up for co-workers and friends. Soon Feeney and company had tour guides on the payroll who herded tourists to DFS stores before they had even checked into the hotel so they couldn’t spend money anywhere else first.
The Japanese were such lucrative customers that Feeney hired analysts to predict which cities they’d flock to next. DFS shops sprung up in Anchorage, San Francisco and Guam. Another target was Saipan, a tiny tropical island just a short flight from Japan that he predicted could become a hot beach spot for Tokyo residents. There was a catch: The island lacked an airport. So in 1976 DFS invested $5 million to have one built.
The aggressive growth strategy placed DFS in the perfect position for the subsequent Japanese economic explosion. Feeney received annual dividend payouts worth $12,000 in 1967, according to O’Clery. His payout in 1977? Twelve million dollars. Over the next decade Feeney banked nearly $334 million in dividends that he plowed into hotels, retail shops, clothing companies and, later, tech startups. He remained obsessively secretive and low key, but the money was now too big to ignore.
In 1988 The Forbes 400 issue included a four-page feature that exposed the success of DFS and the vast wealth of its four owners. The story by Andrew Tanzer and Marc Beauchamp, and the subsequent attention, was so jarring to Feeney that O’Clery devoted an entire chapter of his biography to the episode. The article pulled back the curtain on how DFS operated: its Japan strategy, the 200% markups, the 20% margins and blistering annual sales of roughly $1.6 billion. FORBES estimated that Feeney’s Waikiki shop annually generated $20,000 of revenue per square foot–$38,700 in current dollars, more than seven times Apple’s current average of $5,000. “My reaction was, ?Well, there goes our cover, ‘ ” says Feeney. “ We tried to figure out if it did us any damage but concluded no, the info was in the public domain.” The piece identified Feeney as the 31st-richest person in America, worth an estimated $1.3 billion. His secret was out.
But FORBES had made two mistakes: First, the fortune was worth substantially more. And second, it no longer belonged to Feeney.
Only a close inner circle knew of the latter: that Feeney himself was worth at most a few million dollars and didn’t even own a car. Feeney’s team contemplated a secret meeting with Malcolm Forbes to see how they could set the record straight but in the end decided to let the issue go. Feeney would be listed on The Forbes 400 until 1996.
Although he had shifted his ownership to Atlantic via a complex Bahamas-based asset swap to minimize disclosure and taxes, Feeney continued to aggressively expand DFS, traveling the globe to conquer new markets, expand margins and outmaneuver rivals. He loved making money but had no need for it once it was made. Feeney was happy with simple things. He had grown up in a humble, hardworking house and watched his parents constantly help others. In an oft-told story, each morning his mother, Madaline, a nurse, would jump in the car and conveniently drive by a disabled neighbor as he walked to the bus just to give him a ride. This tradition of charity was not extended to business rivals. “I’m a competitive type of person whether it’s playing a game of basketball or playing business games,” says Feeney. “I don’t dislike money, but there’s only so much money you can use.”
The money was how Feeney kept score, and while it no longer flowed into his pocket, he helped rake in as much as possible as an active DFS board member throughout the 1990s. Since his foundation’s wealth was built on the illiquid stake in DFS, his grants lived and died on the cash dividends the company paid out–a major problem when the Gulf war and subsequent dive in global tourism restricted the once gushing cash flow to a trickle. Even as the economy recovered, a desire for the freedom of a cash pile, plus a gut instinct that DFS’ best days were behind it (Japan was clearly slowing down), motivated Feeney to push his three other partners to start looking for a suitor to buy DFS. There were few companies big enough to absorb and run the global operation. The French luxury powerhouse LVMH, helmed by billionaire Bernard Arnault, was the clear favorite. Feeney got owner Alan Parker on his side early. Pilaro and Miller would prove harder to convince.
For two years the four owners battled with themselves and Arnault over prices and deal terms. Each player brought their own high-powered attorneys into the scrum. “Every time I’d see a new a lawyer I’d say, ‘Holy Christ, how much are we paying this guy?’” Feeney laughs.
Feeney’s philanthropic secret ended in 1997, after he (along with Pilaro and Parker) sold their share of DFS to LVMH, and the world learned Feeney’s $1.6 billion cut belonged not to the man but to his foundation. Through the sale he reluctantly gave up his anonymity but in the process gained a better tool for good: a powerful following. Two of the world’s richest men, Bill Gates and Warren Buffett, credit Feeney as a major inspiration for both the $30 billion-strong Bill & Melinda Gates Foundation and the Giving Pledge, which has enlisted more than 90 of the world’s richest to (eventually) grant half their wealth to charity. “Chuck is fond of saying that none of us has all the answers,” says Gates, “but I know that Melinda and I have learned a great deal from him in the time we’ve spent together.”
Part of the kindred spirit that Feeney and Gates share stems from their entrepreneurial backgrounds and how they apply them to giving back. In many ways Atlantic was the forerunner to the Gates Foundation, practicing high-margin philanthropy: choosing causes that will maximize the impact of each dollar pledged, whether it’s $250,000 for Haiti earthquake relief or $290 million to build a new medical campus for the University of California, San Francisco.
He forces charities to compete for his cash, requesting detailed business plans with clear milestones and full transparency. If a project runs off course, Feeney cuts funding. He chooses programs that promise exponential returns that will allow people to lift themselves up. He pumps billions into university research in places like Ireland and Australia because he believes it creates a skilled workforce and attracts top talent, setting the table for high-tech industry and foreign direct investment. Operation Smile, a charity that corrects cleft palates in children from poor nations, is a classic Feeney cause: a one-time $250 investment to cover the cost of a simple surgery that will markedly improve every day of the patient’s life. He’s given $19.5 million there.
To further maximize return, Feeney leverages every dollar the foundation gives–using the promise of substantial gifts to force governments and other donors to match. In one famous example, in 1997 he proposed pledging roughly $100 million to Ireland’s universities but only if the cash-strapped government matched the amount. It did. (A total of $226 million in Atlantic grants have leveraged $1.3 billion of government money to its university system.) He works the same tactic with other wealthy people and development offices. Feeney never slaps his name on a library or hospital, since he can collect additional money for the project from more egocentric tycoons who gladly pay millions for the privilege.
Casual observers categorize Feeney as frugal, but that’s a simplistic diagnosis. On the spending side Feeney obsesses over value, and on the cost side, he loathes waste. Atlantic’s president and CEO, Chris Oechsli, recalls staying in a Vietnam hostel with him on one business trip but adds that Feeney also once sent him back to the U.S. on the Concorde because he understood the need to get him home in time for the holidays. As for Feeney, he flew millions of miles in coach because first class didn’t get him to his destination any faster. He wears a rubber Casio watch because it keeps time like a Rolex. During our train back from Limerick he would curse and shake his head each time we passed one of many abandoned housing developments (ghost estates) left over from the country’s real estate bust. “I’m always the first guy to ask how much is that or what does it cost?” Feeney says about living the high life. “I never tried it because I knew I wouldn’t like it.” Feeney rarely owned a car because they were difficult to park in cities–although he admits briefly owning a used Jaguar when he lived in Hong Kong. No yacht? “I guess the answer to that is I get seasick easy.”
Although he raised his family in multimillion-dollar mansions (his ex-wife and five children later split $140 million of the DFS fortune), today Feeney lives out of three foundation-owned apartments in Dublin, Brisbane and San Francisco, and crashes in his daughter’s apartment while in New York. Atlantic’s Irish operations are housed in a stately town house in the posh district off St. Stephen’s Green–Feeney and wife Helga (his former secretary) live in a small stone mews apartment out back. Even Feeney’s taxes underscore how he thinks: He has aggressively tried to avoid taxes at every stage in his career–from setting up his early business in Lichtenstein, incorporating his holding company in Bermuda and listing it under the name of his then wife Danielle, a French citizen–despite gaining no personal advantage in his later years. Eventually, less taxes meant that he could give away more.
This waste/value mind-set explains how a frenetic penny-pincher is also completely comfortable deploying massive amounts of cash on projects where he sees the chance of a high return. Take his recent $350 million pledge that helped Cornell, along with Technion-Israel Institute of Technology, win the bid to build a $2 billion technology institute on Roosevelt Island. This Silicon Valley East will attract the best engineers and students to the region. Feeney is betting top tech firms and new startups will follow, eventually producing thousands of jobs and billions of revenue for the region. “The visionary gift will pay dividends not just for Cornell but for New York City,” says Mayor Michael Bloomberg. It’s a textbook Atlantic investment, including leverage in the form of $100 million plus land courtesy of New York City taxpayers. Feeney’s only regret is that the opportunity came late for him and he won’t live to see the project completed.
That’s a lesson he wants to teach the new class of philanthropists: Don’t wait to give your money away when you’re old or, even worse, dead. Instead, make substantial donations while you still have the energy, connections and influence to make waves. “People who have money have an obligation,” says Feeney. “I wouldn’t say I’m entitled to tell them what to do with it but to use it wisely.” That’s why that man who obsessively guarded his privacy for decades has participated in the biography, spent three days with me and on Sept. 6 publicly accepted an honorary doctorate of law granted jointly from every university on the island of Ireland–the first time such an award has been given.
Feeney might soon gain access to the biggest megaphone of all: Hollywood. George Clooney has reportedly considered adapting Feeney’s story for the silver screen. Who should play him in the film? Feeney thinks deeply on our way back from Limerick and chuckles before sharing his answer: “Probably Danny DeVito.”
How do you give away $7.5 billion? Follow timeline below of the Atlantic Philanthropies’ greatest hits.
1982: Makes first grant of $7 million to Cornell. Total gifts will reach $937 million.
1984: Transfers his 38.75% DFS ownership to Atlantic.
1988: Gives $142,000 to support the Cancer Research Institute.? Worldwide cancer grants will hit $370 million.
1990: Atlantic makes its first grant to University of Limerick to construct advanced research, conference and cultural facilities. Lifetime grants: $170 million.
1991: Funds peace-building and reconciliation in Northern Ireland.
1997: Feeney goes public about his charity activities.
1999: Invests in Vietnam in the areas of higher education and health care.?
2001: Funds biomedical research at Australia’s Queensland U. of Technology; Total Aussie medical grants: $320 million.
2002: Makes grant for South Africa AIDS relief: has invested over $117 million in South African health care.
2004: Begins funding efforts to abolish the death penalty in the U .S. –has invested $28 million to date.
2006: Starts efforts to ensure health coverage for the almost 8 million uninsured children in the U .S.
2008: Makes $125 million grant for medical center at the University of California, San Francisco Mission Bay campus. Total UCSF grants: $290.5 million.
2012: With a $350 million investment, supports Cornell’s winning bid to develop NYC Tech Campus on Roosevelt Island.
2016: Will complete $1.3 billion worth of grants.
2020: The Atlantic Philanthropies will close.
By: Steven Bertoni
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-anh/ty-phu-muon-tang-het-tai-san-1-6-ty-cho-thien-nguyen-truoc-2020.html