Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

THAT DANG NGAC NHIEN VI BAI NAY , XO LO AN UI CHANG ...

Dân đồng tình với ý kiến đóng góp của ông Trực cho Đảng

Hàng trăm độc giả gửi thư về Tuần Việt Nam hưởng ứng ý kiến của TS Mai Liêm Trực vì đã nói thay tiếng nói của dân. "Chỉ mong cho các ý kiến như vậy sẽ được những người soạn thảo văn kiện Đại hội Đảng tiếp thu và chuyển hoá thành nội dung văn kiện", độc giả Mai Linh (e-mail: linh2001@...) viết.

Vấn đề "nhạy cảm" hay là sự né tránh trách nhiệm?

"Dám tay bo trên diễn đàn"

Hoan nghênh những lời nói thẳng của TS Mai Liêm Trực, độc giả cũng bày tỏ kỳ vọng rằng những ý kiến vì dân, vì Đảng như vậy sẽ được lắng nghe một cách thật sự cầu thị. Sao cho, các văn kiện Đại hội sắp tới tập hợp được trí tuệ, tinh hoa của mọi tầng lớp xã hội chứ không phải làm chiếu lệ, hình thức.

"Hiện đang có một căn bệnh trong xã hội ta, độc tôn ý kiến người nắm quyền. Nếu vẫn theo kiểu đợi đến lúc cùng đường rồi, Đảng mới cần đến trí tuệ, đến sức mạnh nhân dân, kể cả những người "đối lập" với chính thống, thì cũng cứu vãn được tình hình đấy nhưng trả giá quá đắt và làm chậm đà phát triển, bỏ mất bao nhiêu cơ hội", độc giả Văn Hải ở địa chỉ e-mail haivan1108@... lo lắng.

Chỉ có dựa vào nhân dân, tôn trọng lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân chúng ta mới có sức mạnh, Ảnh: quynhononline.vn

Thậm chí, nhiều độc giả cũng không ngần ngại chia sẻ, họ là những người quan tâm đến thời cuộc, theo dõi sát tình hình đất nước và nhiều lần hưởng ứng kêu gọi "lấy ý kiến dân" đóng góp cho các chủ trương của Đảng, Nhà nước. Nhưng rồi, không ít lần, những đóng góp đó rơi vào im lặng. Không phản hồi.

Tôi là người biết Tiến sĩ Mai Liêm Trực nhiều năm và không phải chỉ có tôi mà tất cả những ai từng có cơ hội tiếp xúc và làm việc với "Dr. Trực", như các bạn nước ngoài thường gọi một cách trìu mến, đều cảm phục tâm huyết và tầm nhìn của ông đối với sự phát triển của đất nước. Đọc bài này tôi không thể nói gì hơn ngoài sự cảm phục và kính trọng sâu sắc.
Thưa Dr. Trực, ông từng có một câu nói nổi tiếng thường được trích dẫn "Mặt bằng VFF thấp hơn mặt bằng xã hội". Có lẽ câu này không chỉ bó hẹp trong VFF, thưa Dr. Trực.

Độc giả Nhật Trường (tlshanoi@gmail.com)

"Người lãnh đạo thực sự phải là những người có bản lĩnh đối thoại với các ý kiến trái chiều. Biết chấp nhận những lời nói nghịch lỗ tai và không né tránh những vấn đề gọi là nhạy cảm", độc giả Nguyễn Văn Toàn (toanvn@...) góp ý.

Thậm chí, bạn Văn Hải còn cho rằng, người lãnh đạo phải sẵn sàng "đấu tay bo" trên diễn đàn để tranh luận và tìm ra quyết sách đúng đắn nhất. Nói như TS Mai Liêm Trực, chúng ta đang lạm dụng những từ "nhạy cảm, phối hợp, phức tạp" để tránh phải đối diện với những vấn đề bức xúc cần giải quyết.

Một khi lãnh đạo dám đối mặt và thích ứng với thách thức thì sẽ tập hợp được lực lượng "cố vấn" đông đảo là quần chúng nhân dân.

"Không chỉ những người tên tuổi, tâm huyết với đất nước như TS Mai Liêm Trực mà còn có cả nhân dân, những người trẻ tuổi cũng rất muốn cống hiến cho đất nước. Nếu trong đợt đóng góp ý kiến này, Đảng ta tập hợp được những ý kiến đó một cách khoa học, có trách nhiệm thì sẽ tạo ra một kho báu sức mạnh vô biên", bạn Trần Trọng Là (ttrongla@...) khẳng định.

Chỉ có dựa vào nhân dân, tôn trọng lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân chúng ta mới có sức mạnh, mới có thể củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng.

Dân mong văn kiện không đi vào lối mòn

Là một người từng làm việc với TS Mai Liêm Trực, bạn Nguyễn Công (sky12@....) hoàn toàn chia sẻ với những kỳ vọng mà TS Trực đặt ra với những người tham gia soạn thảo văn kiện Đại hội lần này.

Ông Mai Liêm Trực. Ảnh: Lê Anh Dũng
"Tôi hy vọng là Đại hội Đảng lần thứ XI này sẽ có nhiều những thảo luận sôi động để mỗi người với trí tuệ và khả năng của mình được đóng góp cho việc xây dựng đường lối, chính sách đưa đất nước phát triển giàu mạnh", bạn Công viết.

Cũng như bạn Công, nhiều độc giả tâm huyết muốn nhắn nhủ rằng: "Người dân vẫn đang đặt niềm tin vào Đảng. Và mong sao người chắp bút cho các văn kiện Đại hội phải có năng lực tiếp nhận và lắng nghe nguyện vọng quần chúng, đưa được vào văn kiện những đòi hỏi của cuộc sống hôm nay" (độc giả Thành Nguyên (nguyen2001@...).

Ngoài những người đã có "thâm niên" soạn văn kiện và vì thế dễ đi vào "lối mòn", không ít độc giả cho rằng nên mạnh dạn "trưng dụng" đội ngũ nhân lực trẻ, những người đang có thực tiễn đời sống và khát vọng cống hiến.

Việc tổ chức soạn thảo văn kiện phải được đổi mới. Nên nhân dịp này để thay đổi cách thu hút người dân đóng góp cho văn kiện chẳng hạn cơ chế rõ ràng tiếp nhận phản hồi và đối thoại công khai để dân biết ý kiến của mình được tiếp thu đến đâu, như thế nào?

"Có như vậy các văn kiện của Đại hội Đảng mới sống động, thiết thực và đáp ứng đòi hỏi cuộc sống, thay vì xơ cứng và đi vào lối mòn", bạn Trần Thắng (địa chỉ e-mai thanghp@...) kỳ vọng.

Như TS Mai Liêm Trực chia sẻ, hãy làm ngay từ bây giờ, để làm sao trong 20 năm tới, đến khi chúng ta kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng, nhìn lại bây giờ chúng ta nói rằng những trí tuệ, tinh hoa trong các tầng lớp nhân dân đã được đón nhận và phát huy. Chúng ta phải nói cái đó một cách dõng dạc vì chúng ta có cơ sở và xứng đáng để làm điều đó.

Phát ngôn trong ngày

Mai Liêm Trực:

Open quote Cái nghề của lãnh đạo là phải ra quyết định, chứ chờ đến khi mọi người đồng tình rồi mới quyết định thì nói làm gì nữa, đâu cần đến anh lãnh đạo nữa. Cứ nói "nhạy cảm" nhưng ở những cấp cao không ai làm thì ai sẽ làm? Tại sao chúng ta cứ phải né tránh? Close quote

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét