Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

ÔNG TÔI ĐÃ CHẾT, SAO NÓ KHÔNG CHỊU CHẾT?

Đã đến lúc, dù không đúng lúc, ông tôi chết!

Tháng 8 21, 2013
Khuất Đẩu
Truyện ngắn
Ông tôi đã chết!
Chết ở tuổi 99 nên sự tiếc thương được mọi người dành cho ông chỉ là: Uổng quá há, còn năm nữa thôi, sao không ráng sống cho đủ trăm? Làm như thể “đủ trăm” thì ông mọc được cánh mà bay lên giời! Dĩ nhiên, vì chưa đủ trăm nên đến tận cuối đời, ông vẫn cứ phải nằm trên chiếc giường mà dù có thay chăn chiếu từng ngày, thì cái mùi của người già, một cái mùi ngai ngái, khăm khẳm vẫn khiến cho những cái mũi trẻ trung của khách đến thăm phải khó chịu. Họ kính cẩn (hay giả vờ kính cẩn) đặt quà lên bàn, run rẩy đưa cả hai bàn tay úm lấy tay ông. Bàn tay ông thì xương xẩu lạnh lẽo. Bàn tay họ thì mum múp ấm áp. Chưa khi nào mà sự tương phản của tuổi trẻ và tuổi già lại rõ rệt đến thế.
Ông chết ngày 15 tháng 8. Lại tiếc!
Phải chi ráng thêm 4 ngày nữa thì trọn vẹn làm sao, vì đó là ngày cách mạng thành công! Một ngày mà ông sung sướng, hãnh diện, luôn nhắc tới, luôn nhớ tới. Ông thường nói, mẹ cha chỉ sinh ra mỗi cái xác, chính cách mạng mới sinh ra ông cái phần hồn. Không có cái ngày ấy thì ông cũng u mê tăm tối như bao thế hệ trước mà thôi.
Ngày ấy ông 26 tuổi. Từ một anh chân quê, quanh năm bận bịu với cái cày cây cuốc, ỗng bỗng dưng được mặc đồ đại cán, đi dép cho dù là dép râu, đội mũ nan bọc vải, mang xách cốt bằng da bò và cứ thế đi xuống xã chạy lên huyện vun vút như con thoi. Có trời mới biết được ông làm đến chức gì. Ngay như bà tôi, là người có một thời tâm phúc ruột rà với ông, mà cũng chỉ biết ông có mỗi một việc là hết đi lại về. Chuyện nhà cửa ruộng vườn, chuyện con cái ốm đau, chuyện tết nhứt giỗ chạp… ông mặc nhiên trút cái gánh hết sức nặng nề đó lên đôi vai mỏng mảnh của bà. Công tác, lúc nào cũng công tác, bà nói. Mà có đưa về được đồng xu cắc bạc nào đâu. Toàn là lấy của nhà. Nhưng nhà đâu có của nả gì. Cũng chỉ toàn là mồ hôi, nước mắt của vợ con thôi. Hỏi thì bảo cấm hỏi, làm cách mạng là phải hy sinh. Đến xương máu còn chưa tiếc, huống hồ là bạc tiền.
Vậy đó, bà nói, ông mày làm cách mạng như thể được mời đi ăn cỗ. Chỉ có mỗi một việc là bỏ dép, phủi chân cho sạch bụi lên ngồi xếp bằng trên phản. Trước mặt là cỗ bàn ê hề. Hết chả lụa đến chả giò. Hết tim cật xào lăn đến canh cá ám. Hết bún Song Thần đến bún Bồng Sơn. Mời mọc nhau, mà thực ra là rình rập nhau, lựa riêng miếng nạc cho mình mà đẩy miếng xương cho kẻ khác. Thi nhau nói, thi nhau cười, vẫn không quên thi nhau gắp, thi nhau múc, thi nhau chan, thi nhau húp, thi nhau lua… xì xoạp đến hả hê. No nê xong lại bày ra bài bạc, đàn hát. Trong khi đám đàn bà con gái dưới bếp thức dậy từ khuya, hết mổ gà lại cắt tiết vịt, hết chiên lại xào, hết đưa những cái tô đầy ụ lên lại đem những cái đĩa nhẵn bóng xuống, hết rượu đến trà, để rồi khi cỗ tàn thì chỉ còn lại trong nồi chút nước có váng mỡ, chan húp đại một chén cơm hay đĩa khoai rồi lại phải mướt mồ hôi mà dọn rửa chén bát, kỳ cọ chảo nồi cho đến tận nửa đêm… Ai là dân, ai là quan? Ai sướng, ai khổ? Cháu biết rồi đấy, không cần phải nói!
Thưa rằng, sở dĩ bà có giọng cay đắng phản cách mạng như thế là vì sau 9 năm, tức hơn 3000 ngày đi đi về về không một chút nào ngơi, ông tôi bỏ bà ở lại trong tay giặc để đi tập kết! Đi một mình thì nói làm chi, đằng này lại được Đảng ưu ái cho đem hai bác tôi theo, một người lúc đó lên 10, một người lên 8. Còn ông thì cũng không quên ưu ái tặng thêm cho vợ một cái bụng bầu, để rồi sau đó phải gạt nước mắt mà sinh con trong tù.
Cứ tưởng ông và các con đi 14 tháng lại về, không ngờ đến những hơn 20 năm. Đó là quãng đời dài cơ cực nhất của bà. Vì là vợ của cán bộ nên bà bị chính quyền mới hành tới hành lui, kêu lên kêu xuống hạch hỏi đủ điều. Cái ô nhục của một người đàn bà có chồng cán bộ không kể sao cho xiết. Bọn nghĩa quân, bọn dân vệ đứa nào cũng tự cho mình có cái quyền được chọc ghẹo, gạ gẫm, sờ mó, tán tỉnh bất kể là ngày hay đêm. Có đứa đáng tuổi em út cũng lên giọng cớt nhả: bỏ quách thằng cán bộ già đó đi, về với anh, em Hai ơi!
Ruộng đồng bị bom đạn hai bên thi nhau cày xới, bà phải bồng con lên chui rúc ở chợ súc vật Bình Định. Mùi phân heo gà, mùi nước đái trâu bò nồng nặc trong suốt hai chục năm, khiến cho cái đầu của  cha mày trở nên khai ngấy, tối đen, học mãi cũng không đậu nổi cái tú tài, đành phải đi trung sĩ, bà nói một cách chán nản.
Đến tuổi lính thì phải đi thôi, không đi mà yên thân với nó à? Nhưng ông mày lại nổi xung lên, cho đó là nỗi nhục! Ở Bắc về, cha tôi kể thêm, câu đầu tiên ông mày hỏi bà là, sao không đưa nó lên núi theo cách mạng?
Nghe hỏi thế, bà hứ một cái cốc, theo làm gì, theo chi ba cái thứ mà ai cũng ghét!
Ông gầm lên, bà dám ăn dám nói như vậy hả? Nó theo ai, bà để nó theo giặc à?
Ừ, bà ngẩng đầu lên, cái đầu giờ đã lốm đốm bạc, thách thức, thì theo giặc đó, sao ha? Còn thằng Hùng và thằng Cường theo ông thì giờ ở đâu, sao không thấy về?
Ông nói lấp mấp, tụi nó đang công tác.
Công tác gì, bà hỏi dồn, hòa bình thống nhất rồi thì cũng phải về thăm mẹ chứ.
Rồi như linh cảm bởi cái sợi dây thiêng liêng giữa mẹ và con, bà gào lên, con tôi đâu, con tôi đâu? Trả lại con cho tôi!
Đến lúc này, ông mày mới rón rén bước lại bên bà, nói nhỏ đủ để bà nghe, hai đứa hy sinh hết rồi!
Hy sinh là sao? Bà khóc nức nở. Ai bắt chúng nó hy sinh? Ông hả? Hay là cái Đảng chết tiệt của ông?
Tôi cấm bà nói thế, ông lại gầm lên.
Cấm mà được à, mất con mà không cho tôi nói sao? Tôi sẽ đi ăn xin, sẽ gối đất nằm sương ra tận cái Trung ương Đảng của ông để đòi lại con.
Để tôi nói cho bà nghe, ông trở nên nhũn nhặn, tụi nó lần lượt hy sinh là hết sức vẻ vang cho gia đình mình đó. Một đứa trên đường Chín Nam Lào, một đứa tại Quy Nhơn trong Tết Mậu Thân, nghe đâu tại kho xăng ông Tề.
Vậy là các con tôi chết cả rồi, bà khóc quều quào, con ơi là con ơi! Con chết bờ chết bụi, chết tức chết tối, chết đói chết khát mà người ta bảo là vẻ vang, vẻ vang cái nỗi gì hả trời! Đi, ngay bây giờ đây tôi đi ra Bắc đòi con, ông có dám đi với tôi không?
Ai cho phép bà làm cái việc phản động đó, ông hốt hoảng, tụi CIA xúi giục à, hay là cái thằng con theo giặc trời đánh của bà? Phải chi không có nó thì bà đã được phong tặng bà mẹ anh hùng rồi.
Ối trời ơi, anh hùng cái nỗi gì! Bà lại gào lên, con chết mà mẹ lại anh hùng! Có người mẹ nào lại khốn nạn như thế?
Cái buổi chiều đoàn viên không có tiếng cười ấy, tưởng chừng sẽ chia cắt hai người mãi mãi, nhưng không hiểu sao họ vẫn cứ sống chung một nhà. Có lẽ ngoài những điều khác biệt như tối và sáng, ông tôi và bà tôi may ra hãy còn có một điểm chung. Đó là, trong suốt 20 năm ở miền Bắc, ông không dối Đảng để lấy vợ khác, còn bà, tuy chẳng tin gì ở ông nhưng cũng không chịu lấy ai.
Sống chung dưới một mái nhà, nhưng bao nhiêu uất hận đã được tuôn ra như một cái đập vỡ, nên bà chẳng hề mở miệng với ông một lần nào nữa. Ngay lúc lâm chung, ông ú ớ muốn giăng dối điều gì, bà cũng lặng câm như chưa từng biết nói. Bà đi chùa gần như mọi ngày. Ở đó bà lầm rầm cầu xin đức Phật giải oan cho các con. Bà cũng khóc mà xin các con tha tội cho mẹ, vì đã sinh ra các con nhưng lại thua một con gà mái, không dám xù lông ra trước con diều để bảo vệ chúng.
Ông thì ngược lại, ngày nào cũng đến câu lạc bộ hưu trí, đọc báoNhân dân, đánh cờ và chê bai lớp cán bộ trẻ, nhất là những kẻ a dua, đầu đội nón cối nhưng bụng thì đầy bơ sữa của Mỹ Ngụy. Cha tôi, dù cố tránh mặt ông, nhưng vẫn bị ông càm ràm bực bội. Ông bảo, trong nhà có mùi của thằng giặc nên ăn không thấy ngon, ngủ không yên giấc!
Ngày 19 tháng Tám, ngày 30 tháng Tư, ngày 19 tháng Năm, ngày 2 tháng Chín và bao nhiêu ngày lễ khác nữa, ông sung sướng tự hào được khoác áo đại cán, có dịp đeo huân chương đầy ngực, hãnh diện được ngồi ở hàng ghế của cán bộ lão thành. Huân chương của ông nhiều đến nỗi, nếu đeo hết phải tràn ra cả sau lưng và chen nhau xuống tận rốn, lúc nào cũng được ông chăm chút lau chùi trịnh trọng.
Ông có thể ngồi kể suốt ngày cho con cháu nghe (mà có đứa nào chịu nghe đâu) lịch sử từng cái một, chiến công gì, thành tích ra sao, được trao ngày tháng nào, và ai trao, có bao nhiêu cái được chính tay Bác ký, bao nhiêu lần được gặp Bác, ôi thôi, cả một trời những chuyện có thật và những chuyện tưởng như có thật.
Đã có lần ông muốn viết hồi ký bằng cách kể lại cho tôi ghi. Ông cũng tập tễnh làm thơ ca ngợi Đảng và Bác. Thơ ông được in trên nội san của tỉnh ủy và đã có lần được ngâm đọc trên đài phát thanh. Như mọi người cộng sản chân chính, ông không hề biết khiêm nhường là gì, cứ đem cái vinh quang trong thời bình ấy ra kể mãi.
Ông cũng không hề xót xa mà ngược lại cảm thấy sung sướng khi ruộng đồng được san lấp để từ đó chạy dài những con đường thẳng tắp, mọc lên những ngân hàng nhà nước, cục thuế, đồn công an to đùng. Ông bảo, như thế mà không tiến bộ à, đúng như Bác nói, giờ to đẹp gấp mười lần xưa.
Vì là người cộng sản, nên ông cũng là một trong những người lạc quan nhất nước. Sợ gì Pôn Pốt, Đặng Tiểu Bình! Ông nói, mặc kệ cái lý thuyết mèo trắng mèo đen ngu xuẩn và cái giấc mộng bá bành đáng ghét của nó, mọi việc đã có Đảng lo. Vậy nên, so với bà lúc nào cũng ưu tư rầu rĩ, ông sống rất hồn nhiên, vô tư. Ông như đứa bé còn nằm trong nôi được Đảng đút từng muổng sữa, thay từng chiếc tã. Chỉ có mỗi một việc là nằm mút tay rồi ngủ, chưa cần biết tới những gì xảy ra ở bên ngoài.
Bà thường chua xót nói, ông mày chỉ biết ghét tao và căm thù thằng cha mày chứ biết yêu ai. Nói vậy là bà có hơi thiếu công bằng với ông. Đâu chỉ có ghét và căm thù không thôi, ông yêu nhiều lắm chớ, yêu XHCN, yêu các nước anh em, nhất là nước Lào anh dũng liền núi liền sông.
Có một phóng sự trên truyền hình khiến ông rất xúc động. Phóng sự kể rằng, có hai đứa bé Lào lạc mất cha mẹ đã được tình nguyện quân ViệtNamđem về nuôi. Đến nay hai đứa bé ấy đã thành người già. May mắn làm sao, cả gia đình nhà họ đã được đoàn tụ.
Chính cái lúc bốn mái đầu đã bạc chụm lại nhau trong ánh hoàng hôn trên sông Mê Kông khiến ông xuýt xoa kêu lên: tình đoàn kết Việt-Lào đẹp quá, vĩ đại quá! Và có lẽ vì quá đẹp, quá vĩ đại nên những mạch máu già nua trong não của ông không chịu nỗi, vỡ ra, khiến ông lịm dần rồi nằm im một chỗ.
Đúng như ông nói, mọi việc đã có Đảng lo. Từ ngày ông bị đột quỵ đến nay đã mười bốn năm. Mười bốn năm ông được Đảng đưa từ viện này đến viện nọ, từ Tây y đến Đông y. Đảng lo cho ông từng viên thuốc, ống kim tiêm (qua bảo hiểm y tế), nhiều lần đút cho ông ăn, lau rửa cho ông khi đái ỉa (qua hộ lý). Giờ ông chết, Đảng cũng lo hòm xiểng, tẩm liệm, lo cáo phó trên truyền thanh truyền hình, lo cả điếu văn… Và nhờ vậy con cháu mới biết được ông đã kinh qua rất nhiều chức vụ.Từ quân sự đến chính trị, từ văn hóa đến cả khoa học, nhiệm vụ nào ông cũng hoàn thành, khó khăn nào ông cũng vượt qua.
Nói chung, một người có đến 70 năm tuổi Đảng như ông, tức là được Đảng dạy dỗ trở thành người yêu nước yêu dân mẫu mực (nhưng không yêu vợ con) thì những chức vụ kia, những huân chương nọ là rất xứng đáng. Chỉ có một điều ai cũng lấy làm ngờ nhưng không dám nói ra, ấy là cái chức Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh X. bỗng dưng như từ trên trời rơi xuống tỏa ánh hào quang rực rỡ suốt một cõi (gần đủ) trăm năm của ông.
Nếu bảo rằng cái tin ông chết không khiến ai bất ngờ là thiếu kính trọng. Mà bảo rằng ai cũng thấy nhẹ người là thiếu nhân ái mà thừa tàn nhẫn. Còn bảo rằng rất đỗi vui mừng là quá hỗn. Tiếc rằng đó là sự thật.
Còn như khi đọc cái truyện thiếu văn hóa này mà có người mơ mộng: ước gì cái Đảng mà ông tôi và nhiều người đã lỡ tin tưởng ngây ngô, cái Đảng đã làm cho triệu người vui nhưng cũng rất, rất nhiều triệu người buồn này, cái Đảng đó cũng già nua, ngờ nghệch đang đột quỵ như ông tôi từ bao nhiêu năm nay, thì cũng nên chết quách cho rồi! Ước như vậy thì cái tựa đề có thể sửa đôi chút mà làm câu kết. Rằng:Đã đến lúc, dù không đúng lúc, Đảng chết.
15/8/2013

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Ngư dân vớt xác bạn tàu và những linh hồn mang tên Được

Ngư dân vớt xác bạn tàu và những linh hồn mang tên Được Tí Heo thắp hương cho vong linh tên Được mà anh đã vớt trong bão Chanchu.

Ngư dân vớt xác bạn tàu và những linh hồn mang tên Được

(LĐĐS) - Số 13 - Thứ sáu 12/07/2013 09:47
Tháng 7 chang chang nắng cháy. Mặt biển phẳng lỳ như hồ nước lặng, xanh đến nao lòng. Những bãi biển Đà Nẵng với cát trắng, nước trong mát lạnh là thiên đường cho hàng vạn lượt du khách về nghỉ dưỡng dịp hè.
Nhưng với tôi, mỗi lần ngang qua vùng biển nắng lại rợn người, liên tưởng đến cơn bão trái mùa Chanchu 2006, khiến hơn 350 ngư dân miền Trung bỏ mạng vĩnh viễn ngoài khơi. Còn Tí Heo - người thuyền trưởng dạn dày, phải đối mặt với cơn bão hung tợn, thoát chết, cứu người, vớt xác, mổ bụng… - đã không một lúc nào quên những câu chuyện rùng rợn mà anh từng trải, dù đã qua 7 mùa biển…

Phải mổ bụng bạn tàu vì… thiếu muối


Với những người là con dân ven biển miền Trung như chúng tôi, không ai muốn kể lại câu chuyện đau buồn với quá nhiều mất mát, tang thương sau cơn bão Chanchu 2006. Thế nhưng, cứ đến ngày giỗ chung của các ngư phủ mỗi năm, ngồi lại với những người đi biển, câu chuyện đối mặt với cái chết và hãi hùng chuyện vớt xác người lại “bị” kể lại.

Chanchu 2006 là một cơn bão lịch sử với sức gió tàn khốc. Nhưng kinh hoàng nhất vẫn là sự trắc trở, đổi hướng đi liên tục mà ngay cả các cơ quan dự báo thời tiết khí tượng trên thế giới cũng bị thụ động, báo sai đường. Hậu quả là hàng trăm tàu cá của ngư dân miền Trung đã bị đánh chìm. Hơn 350 ngư phủ đã bỏ mạng vĩnh viễn ngoài khơi, trong đó phần lớn không tìm được thi thể.

Tàu Tí Heo ra khơi. Ảnh: Mỹ Khê

Thuyền trưởng tàu đánh bắt xa bờ ĐNa90307 Nguyễn Phú Hùng, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng có cái “tên thân thiện” mà bạn tàu thường gọi là Tí Heo đã có mặt trong trận bão lịch sử đó. Tí theo cha đi biển từ năm 13 tuổi, cả đời không được đến trường, nhưng lại thuộc biển như lòng bàn tay. Tí Heo rắn chắc, vạm vỡ, đầy bản lĩnh. Nhưng bề ngoài đó chưa khẳng định là ngư dân, thuyền trưởng giỏi bằng việc anh đã đưa con tàu của mình vượt qua hầu hết các cơn bão dữ, kể cả Chanchu, Xangsane. Không chỉ đảm bảo bình yên cho 30 ngư phủ - bạn tàu mà anh còn luôn đem lại nguồn thu nhập ổn định, trở thành ngư dân sản xuất giỏi nhiều năm, từng nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng, đáng nhớ nhất trong cuộc đời ngư phủ của Tí vẫn là chuyện cứu người trong bão Chanchu.

Tí kể: Sau 3 ngày căng thẳng chống chọi với cơn bão Chanchu, con tàu chúng tôi tan nát, xác xơ. Mọi tài sản từ ngư cụ, hải sản đến quần áo, lương thực đều phải vứt hết xuống biển để cho mọi người được sống sót. Bão tan, người may mắn thoát chết đều như kẻ mất hồn. Xác người bồng bềnh trôi dạt trên mặt biển. Thế là không kịp suy nghĩ, chúng tôi lao ra đi vớt người với hy vọng họ còn sống sót; nhưng gần như không ai có thể sống nổi khi rơi xuống biển lạnh ngay trong bão.

Tàu tôi quần quật hơn 1 ngày đêm, vớt được 5 thi thể. Tất cả đã trương phình, bắt đầu biến dạng. Vì hết lương thực, nước ngọt, nhiên liệu và phần vì mọi người đã kiệt sức, nên chúng tôi đành phải vào bờ, dẫu biết vẫn còn nhiều xác người nổi trôi đâu đó trên mặt biển.

Một đêm nữa hãi hùng trôi qua chậm chạp khi cả con tàu không còn một ánh đèn thắp sáng. Tâm tư ai cũng nặng trĩu, không chỉ vì phía sau con tàu là 5 thi thể bạn đi biển, mà rất nhiều người thân, anh em của chúng tôi vẫn bặt tăm, không biết sống chết thế nào.

Sau bão là nắng. Biển lặng đến lạ lùng và nắng đến khô khốc, 5 thi thể phía sau bắt đầu phân hủy, bốc mùi không thể chịu nổi. Tôi nghĩ, nếu không có giải pháp để giữ khuôn mặt cho những người xấu số này, khi về đến đất liền gia đình họ không nhận dạng được thì việc vớt xác họ trở thành vô nghĩa. Hơn nữa, mùi thối đến nôn ọe này sẽ khiến những người kiệt sức trên tàu có thể… chết theo. Thế nhưng, muối trên tàu không còn nhiều, làm sao ướp cho đủ?

Tôi hội ý với nhóm anh em rồi quyết định chỉ cố gắng giữ lại khuôn mặt của các thi thể này. Ngày đó, tôi vẫn chưa biết uống rượu, nhưng để có thêm sự tự tin, tôi đã “tu” hơn cả xị, dùng rượu rửa mặt, rồi một mình cầm dao ra phía sau thân tàu. Tôi lầm bầm khấn vái những người “anh em” này như nói với người sống, để họ cho phép tôi dùng muối, chỉ đủ ướp giữ khuôn mặt của họ. Rồi tôi đã lần lượt dùng dao rạch bụng từng người, moi sạch nội tạng của họ bỏ xuống biển, để họ được cùng về đất liền nhẹ nhàng với chúng tôi”.

Sự quyết đoán của Tí Heo đã từng cứu cả đội tàu thoát hiểm bão biển, nhưng hành động này đã ám ảnh anh suốt chừng nấy thời gian. Lần đó, có 4 thi thể được người thân nhận dạng, đem về chôn cất, chỉ có 1 thi thể không được người thân nhận dạng, đã trở thành… người nhà của Tí Heo.

Nghĩa trang tên Được


Tôi theo Tí Heo và những ngư phủ Thanh Khê lên nghĩa trang Hòa Sơn để thắp hương cho những người xấu số trong cơn bão Chanchu. Tuy khuất lấp giữa trùng trùng mồ mả, nhưng 2 nấm mồ khuyết danh của nạn nhân bão Chanchu không lạnh lẽo vì luôn được bạn đi biển hương khói.

Tí Heo và Phạm Thuận - chủ tàu ĐNa 90261 là những tàu đã vớt được 2 thi thể ngư dân này, nhưng do không có người nhận dạng nên họ đã đem về chôn cất cùng nghĩa trang gia tộc của mình. Ông Thuận nói: “Tục người làm biển từ Bắc chí Nam đều vậy, vớt được thi thể mà không ai nhận thì coi như là người thân của mình. Việc mai táng, thờ tự giống như người nhà.

Không chỉ đến Chanchu chúng tôi mới gặp trường hợp này; trước đó, cha tôi cũng vớt, chôn và thờ cúng bác Được. Cả làng biển Thanh Khê thì nhiều vô kể. Có cả một nghĩa trang  đều có tên Được và tên Lượm. Họ và chữ lót tuỳ thuộc vào từng chủ tàu (người vớt thi thể), còn tất cả tên ngư dân xấu số đều là Được, hoặc Lượm. Mấy năm gần đây, do đô thị hoá, giải toả khắp nơi, cái nghĩa trang có tên Được đó đã tứ tán theo nghĩa trang gia tộc của từng ngư dân”.

Tí Heo (trái) thăm lại bạn bị điên sau cơn bão Chanchu.

Trong khói hương hun toả cay sè, Tí Heo lý nhí khấn: "Mình lại chuẩn bị đi biển, xa khơi bây giờ lành ít dữ nhiều, mong bạn phù hộ cho anh em. Ngày mình vớt bạn, thân thể đã trương phình, không mảnh áo quần, mình đã lấy áo đắp cho bạn. Bạn giữ lấy mà dùng. Đừng trả lại khi mình ra lại ngoài đó...".

Đi một vòng thắp hương cho "hàng xóm" - cũng là nạn nhân Chanchu nhưng "may mắn" hơn là đã được người thân nhận dạng, khắc bia - khi trở lại, Tí Heo khấn tiếp: "Đã nhiều chuyến biển rồi, đến nay vẫn chưa có ai nhận bạn, nên sau mùa biển này trở về gia đình xin rước hương hồn bạn về thờ cùng tổ tiên họ Nguyễn Phú nhà mình…".

Ráng chiều tắt lịm. Ngoài kia một cơn bão biển khác lại xuất hiện. Tiếng đồng tiền âm dương nảy lên trên đất nghe rõ một trong buổi chiều u tịch. Tí Heo nói như reo vui: "Rứa là đồng ý rồi hỉ. Tên bạn là Nguyễn Phú Được - anh trai của Nguyễn Phú Hùng...". Như có một luồng gió lạnh xuyên suốt cột sống, tôi chợt rùng mình. Một cảm giác buồn thương, xúc động khó tả.

Qua câu chuyện giữa 2 cõi âm-dương của họ, tôi biết được những nghĩa cử cao đẹp đó của người đi biển không chỉ là tập tục truyền kiếp, mà với họ còn là tình cảm thật sự. Thương xót người xấu số âu cũng là thương chính mình, bởi nghề biển quá mong manh. Nghề xa khơi câu mực càng đối mặt với nhiều hiểm nguy. Điều đáng trân trọng là tình người, đạo lý sống không cao xa như trong những lời rao giảng, thuyết giáo. Nó ở ngay trong cuộc sống rất đỗi dung dị của những ngư dân nghèo chất phác này

Chuyện cái rắm, điện 10 pha hay Bình Dương chơi đểu Quốc Hội

Chuyện cái rắm, điện 10 pha hay Bình Dương chơi đểu Quốc Hội

Câu chuyện dân gian ngày xưa:
danbacainhau
Có một cô gái đến ra mắt nhà chồng tương lai. Vì lần đầu đến nhà con trai, cô chị rất ngại nên đưa theo cô em còn nâng đỡ khi khó khăn. Đến nhà trai, khi đang ngồi tiếp chuyện bố chồng, chợt cô chị vốn bị xấu bụng nên có một tiếng khe khẽ phát ra “tít”. Ông bố chồng  tương lai vốn nghễnh ngãng nên ngẩng lên hỏi: “Không biết có cái tiếng gì ấy nhỉ”? Cô em nhanh nhảu: “Đấy là chị con bị đau bụng từ sớm nên đánh rắm đấy ạ”. Cô chị đỏ bừng mặt và thu xếp cô em đi về sớm hơn dự định.
Về đến nhà, cô chị mắng cô em xối xả: “Mày ngu lắm, tao đang muốn đến làm dâu nhà đó mà lại bị thế thì còn gì là nết na nữa, sao khi đó mày không nhận là của mày có phải tử tế hơn không? Tao đưa mày đi là để mày giúp tao những khi khó khăn như vậy chứ lại nói thế thì còn ra cái gì”?  Cô em chưng hửng khi hiểu ra hậu quả của sự thật thà của mình. Cô bèn bỏ chạy sang nhà ông thông gia, lễ phép nói: “Thưa ông, sáng nay, cái rắm đó là của cháu chứ không phải của chị cháu đâu ạ. Chị em cháu thương nhau lắm”. Rồi te tái trở về khoe với chị “Em đã sang nói lại rồi đấy nhé”.
Sở dĩ tự nhiên nhớ câu chuyện này, vì sau khi đọc bản tin “Bình Dương nhận được hơn 44 triệu ý kiến đóng góp Dự thảo Hiến Pháp 1992”.  Bản tin được đưa trang trọng trên website của Tỉnh Bình Dương, trên báo Thanh Niên và các báo nhà nước khác cũng hào hứng đưa bản tin về nội dung này.
baobinhduong
Báo Bình Dương: Bình Dương nhận được hơn 44 triệu ý kiến góp ý Dự thảo Sửa đổi HP(Sic).
Thử làm một phép tính đơn giản:
Binhduonggopy
Tin trên báo Thanh Niên
Đến tháng 9/2013 mới hết thời hạn góp ý sửa đổi Hiến Pháp, đến nay còn 6 tháng mà Bình Dương đã đóng góp tới hơn 44 triệu ý kiến, chính xác là 44.459.628 ý kiến. Dân số Bình Dương theo con số hiện nay công bố là 1.497.177 người.
Như vậy:
-      Kể cả trẻ sơ sinh, kể cả người nằm chờ xuống huyệt, trung bình mỗi người dân Bình Dương đã đóng góp 29,696 ý kiến cho Sửa đổi Hiến Pháp.
-      Cứ đà này, tính cả nước 89 triệu dân, sẽ có 2.642.911.888 ý kiến đóng góp (Hai tỷ, sáu trăm bốn mươi hai triệu, chín trăm mười một ngàn, tám trăn tám tám).
-      Mỗi ý kiến, người có trách nhiệm phải đọc ít nhất 1 phút để hiểu và tiếp thu. Cứ cho rằng, một cán bộ làm việc lý tưởng đúng 8 giờ/ngày, 26 ngày/tháng và 12 tháng/năm, thì thời gian cho việc tiếp thu các ý kiến đó sẽ là 44.048.531,5 giờ tức là 5.506.066,4 ngày, bằng 211.771,79 tháng, bằng 17.647,65 năm. Giả sử có 1.000 cán bộ chuyên trách, thì thời gian tiếp thu số ý kiến trên sẽ là 17 năm 7 tháng.
-      Riêng với Tỉnh Bình Dương với 44.459.628 ý kiến, thời gian của 1 cán bộ làm việc đủ công suất, thời gian là 296,7 năm. Nếu Tỉnh Bình Dương có 100 cán bộ chuyên môn làm việc này, thì thời gian đọc chừng đó ý kiến sẽ hết  2,97 năm, tức là gần 3 năm. Còn nếu như với cách làm việc 30% công suất như hiện nay báo chí đã nêu, thì thời gian của 100 cán bộ sẽ phải làm việc 10 năm nữa mới có thể đọc và tổng kết được con số ý kiến đóng góp Sửa đổi Hiến Pháp của Bình Dương. Tương tự như vậy, nếu có 1.000 cán bộ chuyên trách của Ủy Ban Pháp luật Quốc hội làm việc, sẽ cần đến gần 60 năm để tiếp thu và tổng kết số ý kiến đóng góp Dự thảo.
Vậy mà Dự Thảo mới ban hành được 3 tháng, Bình Dương đã làm đủ các việc từ in ấn, phát bản góp ý, thu lại tổng hợp phân tích cụ thể và báo cáo đầy đủ, hơn 44 triệu ý kiến đóng góp, thậm chí còn nêu rõ có 638 ý kiến không tán thành (!). Quả là tài cô Tấm ngày xưa có Bụt hiện lên cũng phải chào thua Tỉnh Bình Dương. Bởi để có kết quả đó, theo cách tính trên, hai tháng qua Bình Dương đã phải huy động 5.937 cán bộ làm mỗi việc đọc và tiếp thu ý kiến nhân dân về Sửa đổi Hiến Pháp.
Như đã phân tích ở trên, con số đó là chuyện hoang tưởng. Vậy thì Bình Dương và báo chí nhà nước nghĩ gì khi đưa tin này?
Dự đoán: Có thể có những tình huống như sau:
-      Bình Dương và báo chí đưa ra con số khống và tưởng rằng đồng bào cả nước ai cũng ngu, chưa học hết lớp 4 để cộng trừ, nhân chia tìm sự thực trong đó. Vì vậy cứ đưa đại ngôn một con số cho “các thế lực thù địch và phản động” choáng vì nhân dân ta ai cũng chăm chú và đồng ý bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp, vẫn tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đã đưa ra là chỉ có… tuyệt đối. Nhưng, giấu được cái đầu lại hở cái đuôi con cáo nên chẳng lừa bịp được ai.
-      Cũng có thể, Bình Dương không dại dột đến mức coi dân không biết gì để nêu con số như vậy. Nhưng đây là thái độ để trả lời cho những việc chẳng đâu vào đâu, chỉ tốn tiền dân mà không để làm gì. Nói cách khác, là trò đểu, trò dân chủ giả hiệu. Nên đã đểu thì cho đểu luôn cho nó… rõ.
-      Cũng có thể có con số đó là thật, nghĩa là cứ mỗi người dân bình quân, có 30 ý kiến đóng góp. Thì đây là đòn chơi đểu của Bình Dương đối với UB Pháp luật của Quốc Hội. Người ta nhớ đến câu chuyện Hãng Sam Sung sau khi bị thua kiện Apple vì vi phạm bản quyền, đã chơi đểu bằng cách trả 1 tỷ đola bằng 30 xe tải tiền xu. Khi đã không thích mà bắt phải làm, thì cho một đống, tha hồ ngồi mà đếm.
Lời bàn:
Với cách làm như vậy, tự Tỉnh Bình Dương, Báo chí đã vạch rõ cho thấy sự đáng tin của cách lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp, của những con số, của cơ quan công quyền và báo chí nhà nước đến đâu. Liệu có đủ 10%?
Ngoài ra, con số này cũng đã cho thấy sự nghiêm túc, nghiêm chỉnh của các cơ quan thực hiện chủ trương, chính sách của Quốc Hội, của Đảng đến đâu.
Chợt nhớ câu chuyện: Một cán bộ lãnh đạo trong buổi lễ khánh thành trạm điện 3 pha về địa phương đã hùng hồn phát biểu như sau:
-      Thưa bà con, hôm nay chúng ta nhờ ơn Đảng, ơn Chính phủ nên đã có ánh sáng của Đảng về đây. Hôm nay, chúng ta đã đưa được điện 3 pha về địa phương, tôi khẳng định rằng: Trong tương lai gần, nếu chúng ta tiếp tục đi theo con đường Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, chúng ta sẽ đưa điện 4 pha, 5 pha, 6 pha, thậm chí 10 pha về đây, tha hồ sử dụng.
Vâng, câu chuyện hơn 44 triệu ý kiến của Bình Dương hôm nay, cũng là câu chuyện điện 10 pha về bản.
Hà Nội, ngày7/4/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Đảng Tô Hô

Đảng Tô Hô
Vui quá, hôm nay Đảng Bác Hồ
Giữ trời đất nước đứng bi bô
Anh chàng Tổng lú vừa lên chức
Dưới đường bá tánh rạp tung hô.
Trọng phán: “Ta là Đảng chí tôn
Độc quyền trị nước dám ai hơn!
Mấy thằng kiến nghị đòi dân chủ
Đạo đức suy đồi hỡi các con!
Đảng là cha mẹ của muôn dân
Đảng trên tổ quốc triệu muôn lần!
Tam quyền phân lập đồ tư sản
Bá láp ba sàm chẳng thiết thân.
Đảng ta khẳng định đã bao lần
Búa liềm trường trị đến muôn năm
Đứa nào hó hé đòi thay đổi
Xem gương thằng Vũ với con Tần!”
Giữa dòng bá tánh sợ im hơi
Dõng dạc vang lên tiếng một người
Một chàng tuổi trẻ chừng hăm chín
Khí khái hùng hồn vọng khắp nơi.
“Này ông Tổng Trọng Đảng phi nhân!
Đảng là của Đảng của chi dân
Ai bầu ai bán ai suy cử
Mà ông nắm quyền trên nước Nam.
Đạo đức suy đồi, ông nói ai?
Những phường bán nước bọn tay sai
Những người Cộng sản quên nòi giống
Chỉ biết tham ô với độc tài!
Độc quyền đảng trị đến muôn năm
Ông muốn thành ra kẻ nội xâm
Kẻ thù chung của toàn dân Việt
Có khác gì đâu giặc ngoại xâm!
Nếu Đảng còn chút lòng yêu nước
Hãy trả quyền dân lại quốc dân
Tám ba năm rồi trong áp bức
Đất nước đang kề hố diệt vong.”
Lời anh như tiếng sấm vang rền
Dân tộc ngủ vùi mấy thập niên
Đứng lên bừng tỉnh cơn mê muội
Thấy Đảng tô hô chẳng áo quần.

Phan Huy MPH

Nước và Đảng

Nước và Đảng
Đảng là một nhóm thời cơ
Mạo danh kháng chiến dương cờ máu lên
Nước là của giống Rồng Tiên
Bốn ngàn năm trước còn truyền sử xanh.

Đảng là một lũ lưu manh
Đánh thuê chủ nghĩa cướp giành non sông
Nước là nước của toàn dân
Không phân giai cấp chỉ cần thương nhau.

Đảng là một bọn ma đầu
Tay sai quốc tế, chư hầu Nga Hoa
Nước là xã tắc sơn hà
Bình Chiêm phá Tống tên là Việt Nam

Đảng là Cộng sản tàn tham
Độc tài, áp bức, Việt gian, nhất thời
Nước là tổ quốc đời đời
Thanh bình hạnh phúc dưới trời tự do.

Đứng lên giành lại cơ đồ
Hỡi người dân Việt, thời cơ đến rồi!

Phan Huy MPH

Tản mạn chuyện Thiên đường, Địa ngục...

Tản mạn chuyện Thiên đường, Địa ngục và “nỗi oan” của ông Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn

Vài hôm nay, cư dân mạng bức xúc bao chuyện, có lúc cứ nghĩ cả thế giới hình như hết chuyện nên cứ đổ vào Việt Nam, làm loạn cả cái mạng Internet lên.


Chuyện ở Thiên đường

tiem_tuvong

Nào là chuyện mấy cháu đang yên lành, nếu không tiêm chủng, tiêm phòng thì chưa chắc sau này đã chết vì bệnh, bỗng được vác ra tiêm phòng thì đua nhau lăn ra chết.

Ừ, thì chết là chuyện thường ở đất nước này, mỗi ngày cả trăm người chết hoặc bị thương vì tai nạn có sao đâu. Nhưng khổ nỗi là ba đứa chết ở cái tỉnh mà khi đó bà Bộ trưởng Y tế đang công tác ở đó. Bà ta đã không thèm qua thăm vì “lịch bay đã cố định và lịch làm việc đã kín”… Thế rồi bà ta lên báo hứa “xử lý nghiêm”, mà xử lý cả cái bọn Vắcxin, bọn kỹ thuật… mới ghê. Thế mới biết, cái học hàm, Giáo sư, tiến sĩ của bà Bộ trưởng thực chất nó là gì. Và cũng thế là trên mạng nhao nhao đòi Bộ trưởng từ chức. Thậm chí có đứa còn phát biểu là: Tao đòi bà ta phải từ chức vì chỉ nghe nói đã biết ngu rồi. Đứa khác đáp lại: Ngu, nhưng được cái là cháu cố Tổng Bí thư.


Nghe cứ như chuyện đùa trẻ con đưa ma dọa nhau. Từ chức mà dễ thế ư? Thế thì nói như ông Hùng – Chủ tịch Quốc hội hiện nay thì “Lấy đâu ra Bộ trưởng mà làm việc”.

dieucay_bieutinh_chongtq
Điếu Cày biểu tình chống Trung Quốc xâm lược

Rồi nào là chuyện Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải tuyệt thực đến ngày thứ 35, gia đình và bạn bè, các tổ chức quốc tế quan tâm, đi khắp nơi hỏi tin tức, kêu khắp các cửa từ địa phương tới Trung ương. Các cơ quan đổ qua, đổ lại cho nhau. Cán bộ Trại Giam thì ấp úng, bất nhất, thái độ lấm lét, nói câu sau hở đuôi nói dối ở câu trước. Cán bộ Viện Kiểm sát thì hống hách, trốn tránh gặp dân, cứ lủi như chuột ngày…

Quả là thời gian gần đây, các tù nhân liên tục tuyệt thực, liên tục bị đánh đập, bị ngược đãi, tù nhân bị chết với nghi án cán bộ trại tù đòi người nhà nộp tiền, không có tiền thì đánh chết… được phản ánh bằng nhiều cách, nhiều phương tiện. Tất cả phản ánh chế độ nhà tù có nhiều vấn đề, mà cái này nếu có thật, thì “đảng và nhà nước ta” chẳng bao giờ muốn ai biết. Thế mới khó.

Thế rồi, họ thi nhau sáng tác ngôn ngữ như thi đua phát huy thành tựu của “nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam’. Này nhé, ở Thiên đường XHCN Việt Nam chúng ta là nơi có cuộc sống được đánh giá là “hạnh phúc thứ nhì thế giới” không có những điều tồi tệ như trên thế giới này vẫn tồn tại. VÌ thế, ở Việt Nam không có Nhà Tù, chỉ có Trại Giam. Ở Việt Nam cũng không có tù nhân, chỉ có Phạm nhân. Đặc biệt, ở Việt Nam không có “tù nhân chính trị” cũng không hề có “phạm nhân chính trị” mà chỉ có những người vi phạm pháp luật về những lĩnh vực chính trị hoặc vì “hai bao cao su” hoặc “trốn thuế’, hoặc chẳng vì cái gì cả… mà phải ở tù thôi. Còn những ngôn ngữ xa lạ như “Tù nhân lương tâm”, “Tù nhân bất đồng chính kiến”… thì chỉ cần thay thế bằng cụm từ “thế lực thù địch chống phá”. Thế là ổn.

Quả là ngôn ngữ, miệng lưỡi nhà Sản vô cùng phong phú. Nó phong phú đến nỗi ngoài xã hội, mọi vấn đề đều được sử dụng phương pháp sáng tác này. Mục đích là nhằm chống lại các “thế lực thù địch” ngày càng nở rộ trong nhân dân đã dám gọi thẳng những từ húy kỵ. Chẳng hạn, chúng không gọi là “sự lãnh đạo tuyệt đối” mà gọi thẳng là “Độc tài”. Chúng không gọi là “làm thất thoát” mà gọi thẳng là “tham nhũng”, chúng không gọi “thu hồi đất” mà gọi thẳng ra là “Cướp”… Những cách gọi thẳng, nói thẳng đó quả là rất khó chịu, làm mất đi hình ảnh tốt đẹp của các công bộc, những người đầy tớ trung thành của nhân dân ta và bản chất tươi đẹp của chế độ ta.

Vì thế phong trào sáng tác ở trong xã hội ta đã phát triển rầm rộ mấy năm nay. Thành tựu của nó là các từ mới được sáng tác như: “Tàu lạ” – để chỉ tàu của bọn Trung Quốc cướp biển của Ngư dân. “Quần chúng tự phát” – để chỉ đám côn đồ hoặc cán bộ giả danh côn đồ quấy phá nhà thờ, thánh thất, bệnh viện đòi giết người… “Quản lý” – để chỉ việc bỗng nhiên nhà thờ, thánh thất, tu viện bị nhà nước vào cướp không cần văn bản. “Vận động” – để chỉ hành động ngăn cản, cấm cản người dân đi biểu tình yêu nước. “Cưỡng chế, thi hành công vụ” – để miêu tả hành động cướp đất của dân. “Chống người thi hành công vụ” – để chỉ việc người dân chống lại việc cướp đất bằng súng, lựu đạn hoặc chó và công an, bộ đội… và cuối cùng thì “Thế lực thù địch” – để chỉ người dân.

Còn ở trong trại giam giữ các phạm nhân như Cù Huy Hà Vũ trước đây và Điếu Cày hiện nay, họ không phải “tuyệt thực”, chỉ là “từ chối ăn thức ăn”. Họ cũng không bị “biệt giam” như lời tố cáo hoặc tù nhân vẫn gọi, mà là họ bị “giam bóc tách”.

Cứ mỗi lần nghe các cán bộ, cơ quan nhà nước ta phát minh ra một sáng kiến quản lý nhà nước kiểu như: cấm xây nhà kiểu Pháp hoặc Châu Âu, Cấm để thịt lâu quá 8 tiếng, Phải đi xe chính chủ… hoặc một “từ lạ” nào đó, thì “thế lực thù địch” của đảng và nhà nước lại có cơ hội giải trí, bàn tán và khỏi đi xem hài kịch.


Đến chuyện ở địa ngục 

TTNguyenThanhson
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn: Đồng bào biểu tình vì tiền vì thu nhập..

Chuyến thăm của ông Chủ tịch nước sang tận xứ địa ngục Hoa Kỳ của “bọn tư bản giãy chết” cũng thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Nhiều người đặt hi vọng, nắc nỏm theo dõi xem ông Chủ tịch sẽ nói gì, làm gì, đợt này nghe tin là “quyền con người” sẽ được bàn bạc thẳng thắn và sáng sủa hơn…

Tôi thì chẳng có hi vọng gì ở một ông Chủ tịch hoặc một chuyến đi của ông quan chức nào cả. Cỗ máy cộng sản vận hành theo một quán tính và gọi là “cơ chế” cố hữu và cổ lỗ, vô vọng từ lâu. Vì thế, một cá nhân Chủ tịch nước, Thủ tướng hay ngay cả Tổng Bí thư đi nữa, thì cũng đều là sản phẩm của thứ Chủ nghĩa Mác – Lenin vô thần và bạo lực, dối trá sinh ra mà thôi. Do vậy, ai cứ hi vọng về một cá nhân như Chủ tịch nước, hoặc Thủ tướng sẽ cải thiện quyền Con người hay quyền con vật, thì đó là sự ảo tưởng. Không có ông Thủ tướng này, sẽ có ngay ông khác tệ hơn, không phải là Chủ tịch hay TBT này, sẽ có ông khác bẩn thỉu và dốt nát hơn. Nhưng tất cả vẫn tồn tại, vẫn “quang vinh”, “sáng suốt” và “là đạo đức, là văn minh”.

Cái gọi là “cơ chế” mà ai cũng chửi, từ TBT đến người dân cùng đinh, ai cũng khạc nhổ vào nó, bởi nó là nguyên nhân mọi suy đồi ở Việt Nam. Nhưng không ai dám chỉ mặt vạch tên nó ra – thực chất là cái Chủ nghĩa Mác – Lenin, như một chứng hoang tưởng, như một đại họa cho loài người vẫn bám vào đất nước này để tồn tại.

Khi Trương Tấn Sang đến Mỹ đã được đón tiếp bằng những rừng cờ và những cuộc biểu tình phản đối. Quả thật, có lẽ trên thế giới ít có đất nước nào mà mỗi lần lãnh đạo đất nước đến những nơi có con dân mình sinh sống lại vấp phải sự chống đối kịch liệt đến thế. Chuyện này không phải đến ông Sang mới có, từ xưa các lãnh đạo “đảng và nhà nước ta” đều đã có màn chui cửa hậu, chuồn cửa sau để trốn cộng đồng “khúc ruột ngàn dặm” của mình tại những nơi đến thăm. Những chuyện đó đã trở thành huyền thoại đối với thế giới, thành chuyện thường ngày đến mức các lãnh đạo đảng và nhà nước coi là chuyện đương nhiên, không cần xấu hổ.

Thế nên chuyện đó cũng dần dần bị quên đi, coi như chuyện đi sang Việt Nam được ăn rau muống luộc vậy.


Bộc lộ tư duy: “vì tiền”

chiatien1
Dân phòng, công an chia tiền sau khi đàn áp người dân đến dự phiên tòa Công khai xét xử các thanh niên yêu nước tại Nghệ An.

Chuyện có những sai sót trong chuyến đi nước ngoài của lãnh đạo ta thì nhiều. Riêng sang Mỹ, cũng đầy chuyện, chẳng hạn vụ “chánh nghĩa sáng ngời” của Chủ tịch Triết, vụ dùng “Phao thi” hoặc “hành nghề cái bang” với Bill Gate của Thủ tướng Khải… Riêng vụ ông Sang đến Mỹ phát biểu “là người Việt gốc Mỹ làm ăn ở Hoa Kỳ” làm cả hội trường choáng váng, cứ tưởng đợt này bọn Mỹ biến giấc mơ “Sau một đêm ngủ dậy được trở thành người Việt Nam” thành sự thật.

Tuy vậy, dư luận không chú ý lắm đến điều này. Không sai mới là chuyện lạ, sai là thường, mới là lãnh đạo Việt Nam.

Nhưng hôm nay, chuyện bị biểu tình được ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn giải thích rằng thì là: “Có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì mưu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có 1 chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó…”.

Quả là cách giải thích rất “biện chứng, khách quan và thuyết phục”! Còn gì hấp dẫn hơn nữa, nếu không phải là Tiền? Cái gì có thể giải thích nhanh hơn nếu không phải là vì Tiền? Người ta làm làm gì cái việc không phải việc nhà họ, nếu không có tiền? Đơn giản quá và “biện chứng” quá. Có lẽ ông Tiến sĩ Mác Lê Nguyễn Phú Trọng cũng không thể giải thích “biện chứng” hơn(!)

Và lập tức câu nói này nhận được không chỉ là sự phản đối, mà là sự chế nhạo, trở thành chuyện hài hước có thể được lưu lại trong lịch sử ngành ngoại giao xã hội Chủ nghĩa.

Ở đó, người ta không chỉ đánh giá trình độ hiểu biết, mà người ta đề cập đến suy nghĩ của một cán bộ cao cấp của nhà nước. Thì ra, tư duy “tất cả vì đồng tiền” đã ngấm sâu vào máu. Và điều đó không có gì là khó hiểu.

Nhiều người thắc mắc là ông này không hiểu được “Khúc ruột ngàn dặm của đảng”- nên mới nói linh tinh, vu cáo, chọc giận bà con như vậy.

Thì đã hẳn, không hiểu là chuyện đương nhiên. Bởi, nếu hiểu biết, thi có “nói theo nghị quyết”, miệng vẫn cứ… ngường ngượng. Nhưng, ở đây ông nói trơn tru, cái trơn tru của lưỡi con chó liếm thớt: ngon lành và say mê, tin tưởng.

Phtrongtxcutri
Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri và các phong bì nhét túi

Làm sao ông ta có thể hiểu được tấm lòng, văn hóa người Việt yêu quê hương, đất nước và tha thiết với vận mệnh dân tộc khi ông ta là một Đảng viên CS. Bởi khi vào đó, tuyệt nhiên không có bất cứ một lời hứa, lời thề nào yêu đất nước, yêu dân tộc? Và cái đảng này tuyệt đối tin tưởng rằng: Vật chất có trước, tinh thần có sau.

Làm sao ông có thể hiểu được là có thể có những việc người ta làm không vì tiền? Khi mà hàng ngày, hàng giờ ông đến cơ quan, ông đi làm việc, ông đi hội họp, thăm cơ sở… bất cứ chỗ nào, cũng đều mang nặng cái gọi là “văn hóa phong bì”. Ngay cả đến gặp Tổng Bí thư tiếp xúc cử tri, mà mỗi cử tri cũng một phong bì đút túi. Thậm chí, ngay những việc làm thuộc trách nhiệm của mình, vẫn cứ phải có tiền mới làm.

Làm sao ông có thể không nghĩ là có tiền người dân mới đi biểu tình, dù biểu tình ngoại giao theo “sự lãnh đạo tuyệt đối”? Bởi ngay cả khi đám học sinh được huy động đến trước ĐSQ Mỹ biểu tình “phản đối Mỹ xâm lược Iraq” thì mỗi đứa vẫn phải đút túi mấy chục ngàn mới chịu đi. Hoặc đám côn đồ được mang danh “quần chúng tự phát” bao vây nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà thờ Thái Hà vẫn chia nhau tiền đều đặn – Dù những đồng tiền nhơ bẩn đó, lại chính từ tiền thuế của nạn nhân.

Làm sao ông ta hiểu được khi mà bất cứ việc gì, động đến mà không ngửi thấy mùi tiền, không ngửi thấy lợi lộc thì có vứt của đi cũng chẳng ai xót. Còn những việc dù bẩn thỉu, dù lộ liễu, miễn có tiền thì đều cả đám bu vào như ruồi thấy… mắm tôm. Hãy nhìn những căn nhà vệ sinh cho trường học giá cả gấp 10 lần những căn nhà cùng loại thì đủ biết.

Vì thế, đừng quá trách ông Thứ trưởng Ngoại giao.

Chẳng qua, ông chỉ nhầm lẫn khi lấy cái của mình mà suy ra cái của người. Tiếc cho ông, là sự suy diễn này không đúng chỗ và không đúng lúc.

Bởi vì, cái bình thường ở đất nước này, là cái không bình thường của phần thế giới còn lại.

Hà Nội, Ngày 29/7/2013, ngày xử Phúc thẩm vụ Đoàn Văn Vươn

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Linh Nghiệm hay Tìm cái này


  "Linh Nghiệm" hay "Tìm cái này"
Trần Huy Quang

Hinh là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân, không nghèo nhưng cũng chẳng giàu có gì lắm. Cha anh ta có đỗ đạt, đã từng làm quan nhưng tính khí thất thường, lòng đầy ham hố nên quan trên không mặn mà gì nên đã bỏ quan, khi đi dạy học ở chốn kinh kỳ, khi ngồi bốc thuốc ở vùng sơn cước. Hinh thừa hưởng ở dòng họ và khí chất của vùng chôn rau cắt rốn cái nết cơ bản cần cho kẻ có hoài bão tham chính là tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ lộ ra mặt, bạn bè cùng lứa không ai dám kết làm bằng hữu. Hinh sáng dạ, lại có chí, học đâu biết đó, hai mươi tuổi làm thơ chữ Hán, đọc Rút-xô, Mông-tét-ski-ơ…bằng nguyên bản, nhưng Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngoại. Đạo học không có đường tắt, mà lập thân bằng con đường học vấn thì mù mịt, xa vời quá. Bằng văn chương thì chỉ khi thế cùng lực tận, bất đắc dĩ mà thôi.
Hằng ngày Hinh sống như người nuốt phải quả chuỳ gai vào bụng, buốt nhói, nhăn nhó, bồn chồn, vừa ngồi đã đứng lên, mới ngủ đã vùng dậy, trán nhăn tối, mắt xa xăm. Như đang phải lòng một tiểu thư khuê các. Nhưng Hinh đâu phải là người dại dột, không bao giờ để phí chí khí, sức lực vào chuyện đàn bà. Vớ vẩn ! Chiếm mười trái tim đàn bà đâu có khó nhưng một trái tim nhân loại thì phải vượt trùng dương. Hinh ngước cái đầu mong đợi lên bầu trời, hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh.
Tháng ngày như sợi chỉ căng mà lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải mong một phút được quỳ dưới chân bậc Chí Thánh và nói :"Ơn người. Người là nguồn ánh sáng dẫn dắt chúng con…Lũ chúng sinh con khao khát được gặp Người…"
Thế rồi, như sự linh nghiệm của lời nguyện cầu, một đêm giông tố bão bùng đất trời như trong cơn đau sinh nở, Hinh đã lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí linh.
Bắt đầu là một ngọn nến, ánh lửa dịu ấm, toả một quầng sáng hình nón. Vầng sáng ấy toả hào quang, tia hào quang không thẳng mà có hình gấp khúc. Cuối cùng ở trung tâm vầng sáng ấy hiện ra khuôn mặt kiều diễm của một cô gái tóc vàng.
- Kính thưa…Hinh bàng hoàng thốt lên.
- Không phải ! – cô gái mỉm cười độ lượng – Tôi chỉ là sứ giả của đấng Lập đạo. Anh có lời thỉnh cầu gì gấp lắm không ? Người đang bận, việc hành đạo chỉ ở bước khởi đầu.
- Kính thưa, tôi là người của xứ Nhọc nhằn tăm tối…
- Thôi, anh không cần phải nói, chàng trai ạ, người xứ Nhọc nhằn có khát khao ánh sáng thì việc hành đạo mới càng được dễ dàng. Đây anh cầm lấy, theo Đạo thư này, anh sẽ tìm được chân lý.
Vị sứ giả trao cho Hinh Đạo thư quý giá ấy rồi nhỏ dần, nhỏ dần cho đến khi chỉ còn như một cái chấm chính giữa vầng hào quang rồi biến mất giữa bao la. Hai tay đỡ cuốn sách trước trán, Hinh vẫn quỳ và thành kính đặt lên đó một cái hôn, rồi anh run run dở ra đọc :
"Hãy đi về phía Nam theo con đường một bên là cây và một bên là nước, cuối con đường có quán bia hơi và thịt chó ; đừng nhìn vào chốn đam mê ấy và đi thật chậm. Dọc đường sẽ có người hỏi :"Có đi không ?" thì đừng đi. Đó cũng là người cần lao chứ không phải ma quỷ cám dỗ, nhưng phải đành từ chối. Đi tiếp, sẽ gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt đã là vườn hoa nhỏ. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm bước từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất để "tìm cái này". Cứ thế…chỉ cần một lúc sau,anh sẽ có được thiên hạ."
Hinh ấp cuốn Đạo thư vào ngực tức tưởi : "Trời ơi,bảo bối, bảo bối…". Hinh sung sướng hét toáng lên. Tiếng anh vang rất to trong đêm và lúc ấy Hinh mới biết mình vừa qua một giấc mơ. Nhưng trời ơi, tại sao những điều anh nung nấu trong tâm can bấy lâu nay lại được giải đáp trong mơ. Anh sung sướng và cảm động đến mức nước mắt giàn giụa. "Ôi chúng sinh nhọc nhằn và tăm tối của ta, bảo bối này sẽ soi sáng đường chúng ta đi…"
Sáng hôm sau, Hinh thành kính chuẩn bị lên đường. Quần áo tươm tất ,mũ miện đàng hoàng. Trước nhà anh có một đại lộ chính Nam, có lẽ đúng là con đường này nên anh dấn bước ra đi. Một bên cây và một bên nước, hay một bên rừng một bên biển. Anh cứ đi, qua vài đoạn phố nữa thì anh thấy mình đi đúng con đường men theo cái hồ. Và giữa phố có hàng bia hơi thịt chó mà vài lần anh cũng đã bị cuốn vào đó. Ôi sự linh nghiệm không sai một dấu phẩy. Đường phố trong veo, lui cui mấy chiếc xe đạp chở kẹo bánh, than tổ ong đi bỏ mối cho các hàng nước vỉa hè, lọc cọc đôi chiếc xích-lô cà tàng đi tìm khách. Vài cô gái điếm vật vờ.
- Có đi không ?
Một cô gái điếm rủ rê. Hinh nhớ đến giấc mơ mà thấy lạnh xương sống ; trong mơ cũng ba chữ ấy. Đến cuối phố, Hinh thấy một ki-ốt sách báo thật ; chủ quán vừa mở cửa. Tại sao có sự kỳ diệu thế này, khi tỉnh anh nào có biết chỗ này có một quán sách ? Đi tiếp gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt là vườn hoa nhỏ. Hinh liền rẽ trái, đi một đoạn qua các cửa hàng bách hoá đã thấy vườn hoa Mùa Xuân.
Kẻ hành đạo không chần chừ đắn đo, đi tới giữa vườn hoa, lòng ngây ngất hơi men, một nửa muốn bay lên, một nửa trì xuống. Mắt Hinh hoa lên, đâu Thiên Thần, đâu Địa Thánh, không biết con đang đứng giữa Địa đàng hay mặt đất. Rồi anh chợt tỉnh lại..."Tìm cái này" là tìm cái gì , anh không hiểu nhưng không dám nghi ngờ lời vàng ngọc của đấng Tiên tri. Vườn hoa nằm cạnh đại lộ, lúc này đang vắng hoa, chỉ có mấy ông già tập thể dục muộn, dăm chàng thanh niên đá bóng và một tốp học sinh cấp ba đi học sắp qua. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất… Hinh vừa cúi lom khom chăm chú tìm kiếm vừa lẩm nhẩm đọc. Anh như bị thôi miên, không biết mình đang tìm cái gì, nhưng anh cứ trung thành với lời chỉ gíáo, người cúi lom khom, mắt dán xuống đất và bước từng bước một chậm rãi.
Những người đang qua đường lấy làm lạ. Bắt đầu là nhóm học sinh cấp ba, mấy đứa con trai vốn hiếu kỳ đi đến và tự hỏi, không biết ông kia tìm cái gì nhỉ ? Chúng không thể tự giải đáp được.
- Anh ơi, anh tìm cái gì đấy ?
Hinh mải mê không hề nhìn lên, chỉ buột miệng trả lời :
- Tìm cái này.
Đối với chúng, câu trả lời ấy, làm ngứa ngáy chân tay. Nhất định cha này mất nhẫn, dây chuyền hay hạt xoàn gì đó thôi, chúng mình mà vớ được thì hay lắm.
Thế là cả bọn, cặp sách dồn lại một đống, nhảy vào cuộc tìm kiếm. Khi cả một đám người bò ra sục sạo tìm kiếm thì sự lạ càng tăng lên hàng chục lần. Người đi qua vườn hoa không bao giờ hết, dân lang thang thất nghiệp, dân nhà quê bỏ ra thành phố kiếm cơm…đang đói rách hy vọng vớ được một chút may mắn, những người này đi đến và không thể không hỏi:
- Tìm cái gì đấy ?
Lần này thì tụi trẻ con đã mau miệng trả lời :
- Tìm cái này !
Câu này đối với người lớn làm ngứa ngáy đầu óc. Thế là họ bỏ cả gồng gánh, xe cộ, nhảy vào quảng trường.
Rồi tiếp đến... Bây giờ là dân xích-lô, ba gác, dân ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, dăm cô điếm, đám bụi đời móc túi nghe tin cũng tìm đến.
- Tìm cái gì đấy ?
- Tìm cái này.
Mả mẹ chúng nó, giấu như mèo giấu cứt. Nhất định là hạt xoàn, ru-bi, có lẽ tối qua tụi đào đá đỏ qua đây đánh nhau đổ ra một bị đá đỏ không chừng. Mẹ chúng nó, ông mà biết trước, ông rào lại, ông đuổi tất. Ông kia được một viên rồi hả , bắt nộp phạt, chúng mày !
Cứ thế...
Và số người hy vọng có một chút no ấm bò lê trên vườn hoa để tìm vật báu, đến lúc này đã đông như đàn kiến.
Hinh chợt nhận ra tiếng ồn của đám đông và anh ngạc nhiên đứng nhìn họ. Hoá ra thiên hạ đang bu lại xung quanh mình. Một lúc sau anh sẽ có được thiên hạ. Hinh sung sướng đến rơm rớm nước mắt và mãn nguyện ra về.
Cái đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. "Tìm cái này" là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm, để họ trở thành một dòng nước.
Trưa.
Rồi chiều.
Và... vẫn còn đám đông xúm xít giữa vườn hoa Mùa Xuân. 


Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Bất tử

Bất tử

Lý Dực Vân

LTS. Lý Dực Vân, tác giả truyện ngắn này, là một người Trung Quốc hiện sống tại California nước Mỹ. Truyện Bất Tử trích từ một tập truyện của ông được dịch và xuất bản tại Việt Nam gần đây, và đang gây xôn xao trong dư luận.

Tiểu sử của anh ta cũng như của mỗi người chúng tôi, bắt đầu từ trước khi chúng tôi ra đời rất lâu. Suốt nhiều triều đại, thị trấn chúng tôi cung cấp cho hoàng gia những người hầu đáng tin cậy nhất. Họ là các thái giám, và vì kính trọng, chúng tôi gọi họ là Cố. Không ai trong số chúng tôi là hậu duệ trực tiếp của Cố, nhưng đi ngược dòng huyết thống, chúng tôi tìm thấy nhiều chú bác, anh em, anh em họ đã từ bỏ nam tính để tên tuổi họ không biến mất trong lịch sử. Nhiều thế hệ con trai lên bảy hoặc tám tuổi được chọn và đem hoạn - chúng tôi gọi là tịnh thân ¬- rồi gửi đến hoàng cung tập sự, học là người hầu phục vụ hoàng đế và hoàng gia. Mười ba hoặc mười bốn tuổi bắt đầu được trợ cấp, họ dành dụm tiền gửi về cho cha mẹ. Những đồng bạc ấy được cất kỹ trong rương cùng một túi nhỏ bằng lụa, đựng của quý đã bị cắt rời, được bảo quản bằng nhiều loại dược thảo. Khi anh em của Cố đến tuổi lấy vợ, cha mẹ họ mở rương, lấy ra những đồng bạc. Tiền nong cho phép những người anh em cưới vợ; vợ họ sinh con trai; những đứa con ấy lớn lên tiếp tục truyền thống của dòng họ, hoặc sinh thêm nhiều con trai nữa hoặc tịnh thân để tiến cung. Nhiều năm trôi qua. Khi các Cố quá già không thể phục vụ các chủ nhân trong hoàng cung được nữa, họ được cho về nghỉ và thay bằng cháu trai của họ. Chẳng còn việc gì để lo nghĩ, họ ngồi suốt ngày dưới nắng, vuốt ve những con mèo họ mang từ hoàng cung về nhà, béo tốt và chậm chạp y như họ, quan sát chó đực đuổi theo chó cái trong ngõ. Rồi đến lúc cái chết đến với họ. Đám tang của họ là những sự kiện lạ mắt trong thị trấn chúng tôi: sáu mươi tư nhà sư mặc áo choàng vàng rực và đỏ thắm tụng kinh suốt bốn chín ngày, đưa linh hồn các Cố lên thiên đường; sáu mươi tư thày tế khoác áo xanh lơ và xám nhảy múa suốt bốn chín ngày xua đuổi ma quỷ dám tấn công thân xác họ. Cuối ngày thứ bốn mươi chín, thời khắc thiêng liêng đã đến, cái túi lụa đựng của quý bị cắt rời của Cố được đặt vào quan tài. Giờ thì bộ phận bị thiến đã trở lại thân xác họ, linh hồn có thể ra đi, đến nơi khác tốt đẹp hơn thị trấn của chúng tôi mà không tiếc nuối.

Đây là câu chuyện của một trong các Cố của chúng tôi. Trong nhiều triều đại, họ là những thành viên tin cậy nhất của hoàng gia. Họ hầu hạ các bà hoàng, phi tần, đích thân làm những việc riêng tư nhất mà không làm uế tạp dòng máu quý tộc vì những thèm muốn thấp hèn và bẩn thỉu của đàn ông; họ phục vụ hoàng đế và các hoàng tử rất khéo léo, song không giống các thị nữ hay mơ cám dỗ hoàng đế và các hoàng tử bằng nhan sắc trần tục, các Cố không phải là mối đe dọa cho những phi tần trong hoàng gia. Tuy vậy, có nhiều tin đồn vu vơ rằng họ là đồ chơi của các hoàng tử trước khi đến tuổi được phép nạp thiếp, và nhiều người xì xào về các Cố đã bị dìm chết, bị thiêu sống, bị đánh đến chết hoặc bị chặt đầu vì những lỗi nhỏ nhất, nhưng theo chúng tôi biết, những chuyện đó được bịa ra để xúc phạm thanh danh thị trấn của chúng
tôi. Chúng tôi tin vào thứ nhìn thấy - những tấm bia mộ khắc chạm tinh tế trong nghĩa trang, những bức chân dung thêu tao nhã trong các cuốn sách của gia tộc. Các Cố rót đầy trái tim chúng tôi sự tự hào và biết ơn. Nếu không có họ thì chúng tôi - những con người tầm thường sinh ra trong thị trấn không tên tuổi này - là ai kia chứ?

Vinh quang của thị trấn chúng tôi phai mờ dần trong thế kỷ vừa qua. Nhưng tôi có thể kể cho các bạn câu chuyện của một chàng trai trước khi nói đến sự tàn tạ của các Cố trong lịch sử được không? Theo truyền thống, các cậu bé đưa vào cung không phải là con một, những cậu này phải giữ lại để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng là duy trì nòi giống. Nhưng ông Cố vĩ đại nhất trong gia tộc chúng tôi lại là con trai duy nhất trong gia đình. Cha của ông cũng là con trai một, chết lúc rất trẻ chưa kịp gieo thêm mầm vào bụng vợ. Không có chú bác hoặc anh em gửi tiền từ hoàng cung về cho, hai mẹ con phải sống trong cảnh nghèo khổ. Lên mười, sau một trận đánh nhau với bọn trẻ con hàng xóm khoe anh trai chúng được nhận những thỏi vàng từ tay hoàng đế, cậu bé vào chuồng bò và tự thiến bằng một sợi dây và cái liềm. Huyền thoại kể
rằng, cậu đi qua thị trấn, một tay cầm cái của quý máu chảy ròng ròng, và kêu to với dân chúng đang xót thương nhìn cậu: “Hãy đợi cho đến khi tôi thành người hầu thân cận nhất của Đức Vua!”. Không chịu nổi nỗi nhục và tuyệt vọng phải sống dưới mái nhà không con không cháu, mẹ cậu gieo mình xuống giếng. Hai chục năm sau, người con trai ấy trở thành trưởng thái giám trong hoàng cung, cai quản hai ngàn tám trăm thái giám và ba ngàn hai trăm thị nữ. Không còn anh em trai để gửi tiền, ông ta dành dụm từng đồng và khi về hưu, trở thành người giàu có nhất vùng. Ông ta thuê người đào quan tài người mẹ tội nghiệp lên và tổ chức đám tang thứ hai cho bà cụ, một đám tang xa hoa nhất chưa từng có trong thị trấn. Đó là tháng Chín năm 1904, những người già cả không ngừng kể tỉ mỉ các chi tiết trong tang lễ: chiếc quan tài đồ sộ đục từ thân một cây gỗ đàn hương, nhiều đống vàng thoi, nhiều rương đựng quần áo lụa, những hòm bát đĩa bằng ngọc bích cho bà cụ dùng ở kiếp sau. Ấn tượng nhất là viên cựu thái giám đã mua bốn cô bé mười hai tuổi của các gia đình nông dân nghèo trên núi. Chúng được mặc những bộ quần áo bằng sa tanh mà chẳng bao giờ chúng dám mơ và mỗi bé phải uống một chén thủy ngân. Thủy ngân giết chết các em ngay lập tức, nên nước da mơn mởn đào tơ của các em vẫn giữ nguyên khi các em ngồi trên ghế kiệu diễu trước quan tài. Nén hương đang cháy cắm trong những ngón tay co lại, bốn bé gái là những cô hầu trung thành hộ tống bà cụ sang thế giới bên kia.

Chuyện về ông Cố này là trang rực rỡ nhất trong lịch sử của chúng tôi,  giống như dải pháo hoa lộng lẫy bắn lên bầu trời trước khi bóng tối tràn ngập. Triều đại cuối cùng bị những người cộng hòa lật đổ. Hoàng đế và những người hầu trung thành nhất, thế hệ thái giám cuối cùng bị đưa ra khỏi Tử Cấm thành. Vào những năm 1930, phần lớn bọn họ sống nghèo khổ trong các ngôi đền, miếu quanh Tử Cấm thành. Chỉ những người khôn ngoan nhất sống khấm khá, ngoài việc trả lời phỏng vấn, họ còn kiếm thêm tiền bằng cách phô bày thân xác cho các phóng viên và du khách phương Tây xem, thậm chí còn để cho họ chụp ảnh.

Sau đó, chúng tôi có một thập niên ngắn ngủi của nước cộng hòa, của các chỉ huy quân sự, trong cả hai cuộc thế chiến chúng tôi đã chiến đấu cho phe thắng song vẫn chẳng được gì, rồi cuộc nội chiến và cuối cùng là chúng tôi được chứng kiến buổi bình minh của chủ nghĩa cộng sản. Đúng ngày người có quyền hành tuyệt đối khẳng định thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản ở đất nước chúng tôi, một người thợ mộc trẻ
trong thị trấn về nhà với người vợ mới cưới.

- Nghe nói từ nay trở đi, chúng ta sẽ có một cuộc sống mới, - người vợ trẻ nói với chồng và chỉ vào chiếc loa phóng thanh gắn trên mái nhà.

- Cũ hay mới thì cuộc sống vẫn thế thôi, - người chồng trả lời. Anh đưa vợ lên giường và làm tình với vợ, mắt anh khép nửa chừng, đê mê trong lúc loa phóng thanh truyền một bài hát mới, cả nam lẫn nữ lặp đi lặp lại mãi lời ca.

Đứa con trai được thụ thai như thế đấy, trong bản đồng ca Chủ nghĩa cộng sản vĩ đại, vĩ đại, vĩ vĩ đại. Bài hát ấy truyền hết ngày này sang ngày khác, người mẹ trẻ vừa ngân nga, ậm ừ hát theo vừa sờ cái bụng đang lớn dần, chị cẩn thận cắt rời những bức chân dung vị lãnh tụ tối cao trên báo. Chúng tôi  tôn vinh Người là Cha của chúng ta, Cứu tinh của chúng ta, Ngôi sao Bắc đẩu trong đời chúng ta, Mặt trời không bao giờ lặn trong thời đại chúng ta. Người mẹ mù chữ, giống phần lớn dân chúng trong thế hệ chị. Không giống những người khác, chị thích xem báo, và chị dán ảnh của lãnh tụ tối cao vào một cuốn sổ dày.

Chị chẳng phải là người phụ nữ khôn ngoan nhất thị trấn chúng tôi đó sao? Những người phụ nữ khác chưa từng nghĩ đến việc ngắm ảnh của lãnh tụ trong lúc có thai con trai. Đương nhiên họ vẫn nghe nói rằng phụ nữ có thai càng ngắm kỹ một gương mặt, thì đứa trẻ càng có nhiều khả năng giống người đó. Nhiều năm trước, những người mẹ trẻ trong thị trấn thích ngắm một loại búp bê nhập khẩu có cái tên nước ngoài là Shirley Temple[1]. Những thập kỷ sau, các bà mẹ mang thai ngắm nghía kỹ lưỡng các ngôi sao điện ảnh. Nhưng thời gian này, lãnh tụ tối cao là siêu sao duy nhất trên các phương tiện truyền thông, vì thế người mẹ trẻ chăm chú chiêm ngưỡng dung nhan Người suốt mười tháng liền trước khi sinh con.

Đứa con trai sinh ra có khuôn mặt của vị lãnh tụ tối cao, một phép màu mà ban đầu chúng tôi không để ý tới. Mười năm tiếp theo, chúng tôi tránh nhìn cậu bé vì sợ nhìn thấy hình ảnh người cha đã chết trên mặt nó. Cha cậu là người làm ăn chăm chỉ, chu đáo, tốt bụng với xóm giềng và yêu thương vợ. Chúng tôi không bao giờ tưởng tượng anh ta lại là kẻ thù của đất nước cộng sản non trẻ này. Song có nhiều nhân chứng, không chỉ một mà toàn bộ những kẻ say rượu tối hôm đó trong quán.

Lời bình về anh hùng và lợn nái đã dẫn anh ta đến cái chết.

Hồi này, chúng tôi khâm phục sức mạnh của người anh lớn cộng sản ở phía trên đất nước chúng tôi. Nghe nói ở đất nước anh cả Liên Xô, phụ nữ được khuyến khích sinh nhiều con cho sự nghiệp cộng sản, những người sinh nhiều con nhất sẽ được tặng danh hiệu người mẹ anh hùng.

Hiện giờ chúng tôi đang trên cùng con đường tiến tới một nơi hạnh phúc như nhau, lãnh tụ tối cao bèn quyết định áp dụng cùng chính sách ấy.

Anh thợ mộc trẻ tuổi ngà ngà say nói đùa thật to với các bạn rượu:
- Người mẹ anh hùng hả? Mẹ sề nhà tôi sẽ đẻ một lứa mười đứa liền.

Liệu mụ có được danh hiệu ấy không?

Thế đấy, một lời công kích hiểm độc vào chính sách dân số của lãnh tụ tối cao. Anh thợ mộc bị hành hình sau một phiên xử công khai. Tất cả những người tham gia cuộc họp - trừ vợ anh -, từng người trong chúng tôi đều giơ cao nắm đấm chào mừng thắng lợi của Nhân dân, tiếng hô nhất trí của chúng tôi át tiếng rên rỉ của vợ anh trên giường. Chúng tôi hô vang khẩu hiệu lúc viên đạn xuyên qua đầu người thanh niên. Chúng tôi hát những bài ca cách mạng lúc xác anh bị diễu đi trên phố. Cuối cùng, khi đã khản giọng vì kiệt sức, chúng tôi nghe thấy tiếng khóc đầu tiên của đứa trẻ, to và đau đớn, và trong chốc lát chúng tôi khó mà nhìn vào mắt nhau. Chúng tôi đã làm gì với người mẹ và đứa trẻ sơ sinh? Người thanh niên đã chết kia chẳng phải là một người anh em của chúng tôi sao?

Điều chúng tôi không biết là một nhà nghiên cứu ở thủ đô đã bị ném vào tù, bị tra tấn đến chết vì đã dự báo sự bùng nổ dân số và đề nghị lãnh tụ tối cao thay đổi chính sách. Chúng tôi cũng không hề biết rằng trong một cuộc họp với lãnh đạo của đất nước anh cả tại Moscow, lãnh tụ tối cao đã nói chúng tôi không sợ một cuộc thế chiến nữa hoặc các vũ khí hạt nhân: Giả dụ bọn Mỹ thả bom nguyên tử lên đầu chúng tôi. Nước tôi có năm trăm triệu dân. Dù chúng tôi có bị chết một nửa, chúng tôi vẫn còn hai trăm năm mươi triệu, và hai trăm năm mươi triệu người này sẽ sản sinh ra hai trăm năm mươi triệu người khác ngay lập tức.

Sau đó, khi đọc những lời của Người trên báo, máu chúng tôi sôi lên. Trong những năm tới, chúng tôi sẽ sống, mắt nhìn lên trời đợi bom Mỹ rơi như mưa xuống đầu, để chứng tỏ lòng can đảm và sự trung thành tuyệt đối của chúng tôi với lãnh tụ.

Cậu bé lớn nhanh như thổi. Người mẹ thì càng ngày càng già nhanh hơn. Sau cái chết của người thợ mộc, theo thỉnh cầu của chị, Ủy ban Cách mạng thị trấn giao cho chị việc quét đường. Cứ rạng đông, chúng tôi nằm trên giường và lắng nghe tiếng chổi tre hối hả của chị.

Chị góa chồng ở tuổi mười tám, đẹp như một góa phụ trẻ có thể đẹp, và cố nhiên một số anh chàng độc thân không thể đừng những ý nghĩ mơ tưởng đến chị trên chiếc giường lẻ loi. Song không một thanh niên nào dám ngỏ lời với chị. Ai dám cưới vợ góa của tên phản cách mạng và suốt phần đời còn lại lo ngay ngáy bị quy là có cảm tình với kẻ xấu? Ngoài ra, ở nước chúng tôi dù lãnh tụ có nói nam nữ bình đẳng, chúng tôi vẫn nghĩ một góa phụ muốn có người đàn ông khác là một con đĩ ngầm. Niềm tin của chúng tôi càng được củng cố khi đọc trên báo lời nhận xét của lãnh tụ về một trong những môn đệ thân cận nhất của Người đã trở thành kẻ thù của đất nước: Một gã đàn ông không thể che đậy bản chất phản động mãi mãi, giống như một mụ góa không thể che giấu sự thèm khát được giao cấu.

          Vì thế người mẹ trẻ héo mòn đi trong mắt chúng tôi. Mỗi ngày, bộ mặt chị càng xanh xao hơn, mắt chị ráo hoảnh hơn. Khi đứa trẻ lên mười, mẹ nó trông đã như bà lão sáu mươi. Không một anh chàng độc
thân nào còn để mắt đến chị nữa.

          Cậu bé sắp mười tuổi thì nạn đói bắt đầu. Trước nạn đói, suốt ba năm, chúng tôi chẳng làm gì ngoài việc ca hát về thiên đường của chủ nghĩa cộng sản và thề giải phóng giai cấp lao động đau khổ trên toàn thế giới. Nông dân và công nhân ngừng làm việc, ngày của họ trôi qua trong nỗi khó nhọc và niềm vui sáng tác thêm một bài thơ nữa, ganh đua để trở thành nhà thơ vô sản hữu ích nhất. Ngày nào chúng tôi
cũng đến trung tâm thị trấn, thảo luận chiến lược chinh phục thế giới dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ tối cao. Khi nạn đói xảy ra, chúng tôi không hề chuẩn bị trước, chúng tôi lắng nghe những lời cổ vũ của lãnh tụ trên loa phóng thanh. Người kêu gọi chúng tôi thắt chặt thêm một nấc thắt lưng vì tương lai của chủ nghĩa cộng sản, và chúng tôi vui sướng đục thêm nhiều lỗ trên thắt lưng. Năm đói thứ hai, lãnh tụ nói trên loa: Hãy xua đuổi chim sẻ và chuột; chúng là  bọn kẻ cắp đã cướp lương thực của chúng ta và mang nạn đói đến cho chúng ta.

          Giết chim sẻ là sự kiện vui vẻ nhất trong suốt ba năm đói kém. Sau nhiều tháng uống cháo loãng và ăn rễ cỏ, cứ buổi sáng ngày diệt chim sẻ, chúng tôi được phát hai cái bánh bao nhỏ nóng hôi hổi trong phòng ăn thị xã. Sau bữa sáng, chúng tôi trèo lên mái nhà, gõ chiêng trống theo hiệu lệnh của Ủy ban Cách mạng. Từ mái nhà này sang mái nhà khác, từng đợt, từng đợt âm thanh loạn xạ xua lũ chim sẻ bay lên trời. Chia thành nhiều ca khác nhau, chúng tôi gõ suốt sáng và chiều, và mỗi khi một con chim sẻ định đậu lên ngọn cây, chúng tôi xua nó bằng những sào tre dài buộc nhiều lá cờ sặc sỡ. Đến tối, chim sẻ chết vì hoảng sợ và kiệt sức, rơi như mưa xuống chúng tôi như những quả bom nhỏ. Bọn trẻ con trang trí như những bù nhìn chạy quanh, nhặt chim chết cho chúng tôi làm bữa tối.

          Cậu bé đang cố nhét một con sẻ vào ống tay áo thì một đứa lớn hơn chộp bàn tay nó:
- Nó đang ăn cắp tài sản của nhân dân, - thằng lớn gào to với cả thị trấn.

- Mẹ tôi ốm. Bà ấy cần ăn gì đó, - cậu bé nói.

- Này thằng ranh, thứ mẹ mày cần ăn không phải loại chim này, - một gã đàn ông nói và chúng tôi cười ồ. Bánh bao trong dạ dày và chim sẻ trong giỏ làm chúng tôi phấn chấn.

          Cậu bé nhìn gã đàn ông trừng trừng giây lát rồi húc mạnh đầu vào gã.

- Thằng chó đẻ, - gã nói, cong gập người và che bàn tay lên đũng quần.

- Đánh chết thằng nhãi phản cách mạng đi, - có ai đó nói và cả đám chúng tôi xông đến đấm, đá thằng bé. Đói khát làm chúng tôi mỗi ngày một thêm hung hãn, chúng tôi khuây khỏa khi tìm được một người để trút
cơn thịnh nộ không tên của mình.

          Người mẹ lao vào đám đông và cố gạt chúng tôi ra. Sự có mặt của bà làm chúng tôi càng đánh tợn hơn. Có người nhặt cả gạch và đá, lăm le đánh nó quỵ. Vài kẻ nhe răng, sẵn sàng ăn tươi thằng bé.

- Các người nhìn mặt nó xem. Đứa nào dám đụng vào nó lần nữa, tôi sẽ kiện vì tội bất kính lãnh tụ vĩ đại nhất của chúng ta, - người mẹ gào lên, chỉ vào chúng tôi như một mụ điên.

          Người chúng tôi lạnh cứng. Chúng tôi nhìn mặt thằng bé. Dẫu mặt nó sưng phồng và mắt đen, chúng tôi chẳng khó gì khi nói rằng nó có bộ mặt của lãnh tụ, trẻ trung và chống đối, như các minh họa thời thơ ấu anh hùng của lãnh tụ tối cao. Thằng bé đứng dậy và lê đến với mẹ. Chúng tôi kính sợ nhìn mặt nó, không dám nhúc nhích khi nó nhổ nước dãi đầy máu vào chân chúng tôi.

- Nhớ lấy bộ mặt này, - thằng bé nói. - Các người sẽ phải trả giá cho ngày hôm nay. - Nó nhặt một đôi chim sẻ và bước đi cùng mẹ nó. Chúng tôi nhìn hai người dìu đỡ nhau như vợ và chồng.

Suốt nhiều năm, chúng tôi không biết cậu bé có bộ mặt của vị lãnh tụ sống giữa chúng tôi là phúc lành hay tai họa. Chúng tôi đối xử với nó và mẹ nó như báu vật mỏng manh và quý giá nhất, không bao giờ dám hé một lời về họ với người ngoài.

- Chẳng hay hớm gì đâu, - những người già cả đe chúng tôi và kể câu chuyện về một trong các Cố của chúng tôi, tình cờ có biệt hiệu giống hoàng đế và bị ném xuống giếng cho chết. - Có nhiều thứ giống hệt
không được phép tồn tại, - những người già nói.

          Còn chúng tôi, không ai dám hé răng nói một lời bất kính về bộ mặt cậu trai. Càng lớn, cậu càng giống vị lãnh tụ. Thỉnh thoảng đi ngang qua cậu trên phố, trong lòng chúng tôi trào dâng tình cảm ấm áp dường như chính lãnh tụ ở đấy cùng chúng tôi. Đó là thời ở đất nước tôi, lãnh tụ còn lớn hơn cả vũ trụ. Các bà nội trợ mù chữ bị hành hình vì dùng báo cũ làm giấy dán tường và đương nhiên bị quy tội xúc phạm tên tuổi lãnh tụ. Cha mẹ những đứa bé học lớp một viết sai tên lãnh tụ bị đưa đi trại lao động. Với cậu trai sống giữa chúng tôi, chúng tôi như không ngừng bước trên lớp băng mỏng trên làn nước sâu. Chúng tôi lo không tôn trọng đúng mức gương mặt ấy sẽ là biểu hiện căm ghét lãnh tụ ngấm ngầm. Chúng tôi lo quá tôn trọng sẽ bị coi là giả dối, thờ phụng nhầm thần tượng. Trong trường, các giáo viên chưa bao giờ nói nặng lời với cậu. Bất cứ trò chơi nào của học sinh, phe nào không có cậu sẵn sàng chịu thua. Khi cậu học xong trung học, Ủy ban Cách mạng họp nhiều tuần thảo luận tìm công việc thích đáng cho cậu thanh niên có bộ mặt giống Người. Trong thị trấn chúng tôi, không có việc gì đủ an toàn cho cậu. Cuối cùng, chúng tôi đi đến giải pháp tối ưu: bầu cậu làm chủ tịch Hội đồng tư vấn cho Ủy ban Cách mạng.

          Chàng thanh niên đang phát đạt. Không có việc gì làm, và không thích giết thời gian với các thành viên già của hội đồng, ngày nào cậu cũng la cà khắp thị trấn, trò chuyện với những người hãnh diện được cậu chào hỏi và ngắm các cô gái bán hàng đỏ mặt vì được cậu nhìn ngắm. Hình dáng mẹ cậu giờ đã khá hơn nhiều, nước da hồng hào. Chỉ có điều bất tiện là không cô gái nào hẹn hò với cậu. Chúng tôi đe bọn con gái rằng lấy cậu hoặc là may mắn nhất hoặc là bất hạnh nhất. Sinh trưởng trong một thị trấn mà hành động mạo hiểm bị chê trách thực sự, không người nào trong chúng tôi muốn gả con gái cho một thanh niên như cậu.

Ngày lãnh tụ qua đời, chúng tôi tụ họp ở trung tâm thị trấn và khóc lóc như những đứa trẻ mồ côi. Chúng tôi thấy cả nước gào khóc cùng chúng tôi trên chiếc tivi duy nhất của thị trấn. Chúng tôi đeo băng tang đen suốt ba tháng, lúc làm việc cũng như lúc ngủ. Mọi trò giải trí bị cấm trong sáu tháng. Thậm chí một hoặc hai năm sau khi Người từ trần, chúng tôi vẫn tránh nhìn những người phụ nữ bụng to, biết rằng họ không thành tâm trong lúc để tang. Cha của những đứa trẻ này không bao giờ được chúng tôi tôn trọng nữa.

          Đây là thời gian khó khăn cho chàng thanh niên. Nhìn thấy mặt anh, một số người bật khóc không kìm được, và anh ta cũng khóc cùng chúng tôi trong nhiều giờ. Việc đó làm anh mệt mỏi. Anh ở lì trong phòng riêng suốt một năm, và lần sau chúng tôi nhìn thấy,  anh đang đi thẳng tới trung tâm thị trấn, xách chiếc va li nhỏ, trông anh già hơn tuổi hai mươi tám nhiều.

- Có chuyện không hay sao? - Chúng tôi lo lắng chào anh. - Đừng để nỗi tiếc thương quá lớn làm anh suy sụp.

- Cảm ơn, nhưng tôi không sao, - anh đáp.

- Anh định đi đâu chắc?

- Vâng, tôi đi đây.

- Đi đâu? - Chúng tôi hoảng hốt. Mất anh lúc này dường như không thể chịu đựng nổi, y như mất vị lãnh tụ một năm trước.

- Đây là một nhiệm vụ chính trị, - anh nói và mỉm cười bí ẩn. - Tôi được phân công.

          Chỉ sau khi anh được đưa đi trong chiếc ôtô sang trọng, rèm che kín (cái ôtô duy nhất, phần lớn chúng tôi nhìn thấy trong đời), chúng tôi mới biết tin anh đến thủ đô thử giọng để đóng vai vị lãnh tụ. Chúng tôi bàn tán nhiều ngày, hình dung “thử giọng” và “đóng vai” nghĩa là gì. Cuối cùng, chúng tôi đi đến kết luận anh sẽ là người xuất sắc nhất.

          Giờ đây khi anh đã biến khỏi tầm mắt chúng tôi, mẹ anh là nguồn duy nhất của các chuyện về anh. Một bà mẹ tự hào, mỗi lần chúng tôi hỏi thăm tin tức, bà nhắc lại câu chuyện bà chăm chú ngắm bộ mặt của cố lãnh tụ suốt ngày đêm, khi đứa con trai lớn lên trong bụng bà.

- Các vị biết đấy, giống như nó là con trai vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta vậy, - bà nói.

- Đúng, tất cả chúng ta đều là con em của lãnh tụ vĩ đại, - chúng tôi gật gù và nói. - Nhưng chắc chắn cậu ấy là người con ưu tú nhất.

          Bà mẹ thở dài, vô cùng mãn nguyện. Bà nhớ lại những năm đầu tiên sau khi con trai bà ra đời, phụ nữ trạc tuổi bà sinh hết đứa này đến đứa khác, họ đóng khung giấy chứng nhận người mẹ anh hùng, treo lên tường và đi lướt qua bà, vểnh mặt nhìn lên trời. Hãy để thời gian chứng minh ai mới là anh hùng thực sự, bà nghĩ và cười thầm.

          Sau đó bà kể cho chúng tôi nghe về con trai, từng mẩu tin tức là một cánh cửa mới ra thế giới. Anh được một chiếc ôtô hạng nhất đưa đến thủ đô, ở đó anh và các ứng viên khác ở trong một khách sạn sang trọng, hàng ngày được đưa đến bảo tàng tưởng niệm lãnh tụ, họ học để thi đấu.

- Có các ứng viên khác sao? - Chúng tôi há hốc miệng, sửng sốt vì mẹ anh không phải là người duy nhất ngắm nghía bộ mặt của lãnh tụ trong lúc mang thai.

- Tôi chắc nó là người duy nhất họ muốn, - người mẹ nói. - Nó nói khi ngắm nhìn bộ mặt của lãnh tụ, nó rất tin sẽ được chọn.


       Trong nhiều năm tiếp theo, một số người trong chúng tôi có dịp đến thủ đô và đợi suốt nhiều giờ trong hàng người dài dằng dặc để chiêm ngưỡng bộ mặt của lãnh tụ. Sau khi Người qua đời, một bảo tàng tưởng niệm được xây dựng ở trung tâm thủ đô và thi hài vị lãnh tụ được đặt trong quan tài pha lê. Nhà thiết kế đã khắc ở lối vào bảo tàng:
Hãy để lãnh tụ vĩ đại của chúng ta sống mười ngàn năm trong trái tim của một trăm thế hệ. Bên trong lối vào, chúng tôi phải trả một khoản tiền lớn, để có một bông hoa bằng giấy trắng và đặt dưới chân quan tài pha lê, giữa một biển hoa trắng. Trong chốc lát, một số người trong chúng tôi tự hỏi liệu những bông hoa kia có được lấy khỏi bệ và ngày hôm sau đem bán lại, nhưng ngay lập tức chúng tôi cảm thấy hổ thẹn vì đã có những ý nghĩ không trong sáng ở nơi thiêng liêng nhất thế giới này. Tay cầm hoa, chúng tôi đi hàng một, lặng lẽ vào trung tâm đài tưởng niệm, và chúng tôi nhìn thấy vị lãnh tụ nằm trong quan tài trong suốt, phủ lá cờ lớn màu đỏ có những ngôi sao vàng, mắt người nhắm như đang ngủ và miệng mỉm cười. Chúng tôi ấn tượng với tấm thân của con người vĩ đại này đến mức bỏ qua màu đỏ không tự nhiên trên má Người và cái cổ phình mập như đầu Người.


          Chàng thanh niên của chúng tôi ắt cũng phải bước đi trên con đường này, nhìn vào bộ mặt này với sự sùng kính như thế này. Chúng tôi tự hỏi còn gì nữa trong lòng anh ta mà không xảy ra với chúng tôi?

          Hẳn anh cảm thấy gần gũi con người vĩ đại kia hơn chúng tôi nhiều. Anh có quyền cảm thấy thế, anh được chọn trong hàng chục ứng viên để đóng vai lãnh tụ kia mà. Làm thế nào anh đánh bại các đối thủ thì người mẹ không kể chi tiết, bà chỉ nói anh sinh ra dành cho vai trò này. Mãi sau này chúng tôi mới được nghe chuyện: chàng thanh niên của chúng tôi và các ứng viên khác được huấn luyện nhiều ngày, những người quá thấp hoặc quá yếu ớt so với vóc người của lãnh tụ (mặc dù họ có bộ mặt của lãnh tụ) bị loại ngay từ vòng đầu, tiếp đó là những người không thể làm chủ được âm sắc của lãnh tụ. Rồi đến các ứng viên có đủ mọi thứ ngoài lý lịch cá nhân trong sạch, ví dụ thành phần xuất thân địa chủ. Nhờ Ủy ban Cách mạng thị trấn chúng tôi giấu nhẹm anh ta là con trai tên phản cách mạng bị xử tử, anh lọt vào vòng cuối cùng với ba người khác. Ngày thi cuối cùng, khi được đề nghị biểu diễn ứng khẩu, ba người kia đều chọn trích dẫn lời lãnh tụ tuyên bố sự ra đời của nhà nước cộng sản chúng tôi (các bạn nhớ không, ngày đó cũng là khởi đầu cho cuộc hành trình của chàng thanh niên), trong lúc cậu ta không rõ vì lý do gì, nói: Một gã đàn ông không thể che đậy bản chất phản động mãi mãi, giống như một mụ góa không thể che giấu sự thèm khát được giao cấu.

Trong giây lát, hoảng sợ vì sai lầm ngớ ngẩn của mình, anh cảm thấy vừa xấu hổ vừa giận dữ như trước kia, lúc con chim sẻ chết lạnh cứng trong những ngón tay. Anh rất ngạc nhiên khi được chọn, với lý do là anh đã nắm bắt được bản chất của lãnh tụ, trong khi ba người kia chỉ đạt được hình dáng gần giống. Ba người đó và các ứng viên khác bị gửi đi giải phẫu thẩm mỹ vì như các cụ già đã nói, không cho phép thứ giống hệt tồn tại.

Chàng thanh niên của chúng tôi trở thành gương mặt duy nhất đóng vai lãnh tụ, và bắt đầu những năm huy hoàng nhất trong đời anh.

Những bộ phim về lãnh tụ do anh thủ vai chính đều do các xưởng phim của nhà nước quay. Chúng tôi chen chúc trong rạp chiếu bóng duy nhất ở thị trấn xem các bộ phim đó, thầm rủa các bà mẹ và vợ chúng tôi không sinh hạ được một gương mặt vĩ đại.

          Hôn sự của anh trở thành mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi. Giờ anh đã ngoài ba mươi, lứa tuổi nói chung bị coi là không thích hợp với các cô gái trẻ. Nhưng ai quan tâm đến tuổi tác của một người vĩ đại? Những người theo lối cổ thuê bà mối cho con gái, cử họ mang những món quà đắt tiền đến biếu người mẹ. Những người khác hiện đại và xông xáo hơn, gõ cửa nhà bà mẹ, cô con gái thẹn đỏ mặt theo sau. Choáng váng vì quá nhiều chọn lựa, cứ ngày hôm sau mẹ anh lại vào trung tâm thị trấn gọi điện đường dài cho anh, báo thêm một ứng viên thích hợp. Nhưng anh không còn là người của thị trấn chúng tôi nữa.

Anh bay khắp đất nước vì những dịp lễ kỷ niệm và các bộ phim; anh đã thấy những phụ nữ hấp dẫn hơn các cô gái ở thị trấn nhiều. Anh nhờ mẹ xin lỗi và từ chối mọi lời ướm hỏi của chúng tôi. Công nhận rằng thị trấn là một vịnh nhỏ quá nông, không thể chứa nổi một con rồng thực sự, vì thế hầu hết chúng tôi từ bỏ ý định và gả con gái cho thanh niên địa phương. Một vài người vẫn bám lấy hy vọng mong manh, đợi đến ngày anh nhận ra vẻ đẹp và đức hạnh vô song của con gái mình. Trong vài năm, nhiều cô gái ở thị trấn vẫn bị cha mẹ giữ không cho ai đụng đến.

Chờ đợi quá lâu làm cổ họ mỗi năm một vươn dài. Thật lạ lẫm khi nhìn thấy cảnh một cô gái cổ dài như cái cần cẩu đi trên phố, có cha mẹ canh giữ, họ ngày càng giống con hươu cao cổ.

          Chàng trai quá bận rộn với vai trò mới, không hay biết các chuyện đó. Anh xuất hiện tại các lễ kỷ niệm của nhà nước trong suốt các kỳ nghỉ. Là khán giả trung thành nhất của anh, chúng tôi ngồi suốt đêm dài trước tivi, đợi anh xuất hiện. Trên màn hình, đàn ông, đàn bà ca hát và nhảy múa, nụ cười vui vẻ trên mặt giống các cháu mẫu giáo được dạy dỗ cẩn thận. Bọn trẻ con bốn, năm tuổi tán tỉnh nhau, hát những bài tình ca như lũ vẹt hân hoan. Trong lúc ấy, những người hay nghĩ ngợi hơn bắt đầu cảm thấy khó chịu, ám ảnh một nỗi sợ lạ lùng, rằng dân tộc chúng tôi sắp đi xuống thay vì đi lên. Nhưng nỗi lo biến mất khi chàng thanh niên của chúng tôi xuất hiện trong vai lãnh tụ.

Trên màn hình, dân chúng đứng dậy tung hô và giơ cao bàn tay. Các cô gái xinh đẹp nhất ôm hoa ùa đến chỗ anh. Từng đàn trẻ em vây quanh anh, gọi anh bằng tên lãnh tụ. Những giọt nước mắt luyến tiếc dâng đầy
mắt mọi người. Trong giây lát, chúng tôi tin thời gian dừng lại. Vị lãnh tụ vẫn sống giữa chúng tôi, và chúng tôi vui sống như các con của Người.

Trong lúc chúng tôi mê mẩn vì gương mặt của chàng thanh niên, thời gian cứ trôi. Hiện giờ chúng tôi có Sony[2] và Panasonic[3]; chúng tôi có Protec&Gamble[4] và Johnson & Johnson[5]. Chúng tôi có những bộ phim nhập khẩu, trong phim nam nữ thoải mái nắm tay nhau trên phố, thậm chí còn hôn nhau mà không hề có dấu vết sợ hãi trong mắt. Chúng tôi nhận ra rằng cuộc sống của chúng tôi không hạnh phúc như được dạy phải nghĩ thế. Dân chúng ở các nước tư bản không đợi chúng tôi đến giải phóng. Họ không bao giờ biết tình yêu của chúng tôi dành cho họ.

          Chắc hẳn đây cũng là giai đoạn khó khăn cho chàng thanh niên của chúng tôi. Nhiều tiểu sử và hồi ký về lãnh tụ xuất hiện như cỏ mùa xuân. Không như những cuốn sách do các nhóm được chính phủ chỉ định,
những cuốn sách này báo hiệu tình trạng bất an khi chúng xuất hiện.

Ngay sau đó, chúng bị quy là các ấn phẩm bất hợp pháp, bị tịch thu và đốt hàng đống lớn. Có những tin đồn xấu lan rộng về lãnh tụ. Những tin đồn truyền miệng, vì sao dưới thời ông ta trị vì, năm chục triệu người bị chết đói và bị bức hại về chính trị. Nhưng nếu nhìn vào con số này kỹ hơn, bạn sẽ thấy còn xa mới bằng số người mà lãnh tụ sẵn sàng hy sinh cho bom nguyên tử Mỹ. Vậy thì mọi sự om sòm ấy là gì?

          Chúng tôi bắt đầu nghĩ đến những điều chúng tôi được hướng dẫn tin tưởng trong suốt những năm đó. Khi nỗi ngờ vực bắt đầu, nó lan rất nhanh trong lòng chúng tôi. Gương mặt chàng thanh niên vẫn xuất hiện trên tivi thường xuyên, nhưng đã đánh mất hào quang. Chúng tôi đã đợi, háo hức gả bán con gái cho lời cầu hôn đầu tiên của anh. Mẹ anh giờ thành một bà già lắm lời, bà đi trên phố và vồ lấy bất cứ ai để kể chuyện về anh, song những chuyện đó không còn gây ấn tượng cho chúng tôi nữa. Qua lời bà, chúng tôi biết rằng anh đã đi khắp đất nước với lãnh tụ hiện nay, chuyến đi với ý đồ tạo lòng tin cho nhân dân vào chủ nghĩa cộng sản. Thế thì sao? Chúng tôi hỏi và bỏ đi trước khi bà mẹ có dịp nói thêm chi tiết.

          Chuyến đi kết thúc sớm khi cuộc phản kháng bùng nổ ở thủ đô. Hàng ngàn người tập hợp ở trung tâm thủ đô đòi dân chủ, đúng nơi bảo tàng tưởng niệm lãnh tụ, nay ngày càng ít người đến thăm. Bị đe dọa và tức điên lên, nhà lãnh đạo hiện tại ra lệnh cho binh lính xả súng bắn vào những người phản kháng. Sững sờ vì sự kiện người chết bị thiêu trong lò hỏa táng do nhà nước quản lý. Sau đó chúng tôi đọc trên báo, nhà lãnh đạo nói rằng ông sẵn sàng giết hai vạn người để đổi lấy hai chục năm chủ nghĩa cộng sản ổn định. Chết điếng vì những con số đó, chúng tôi lặp lại lời ông và tán thành sự khôn ngoan của ông khi chúng tôi bị ép kết tội công khai những người bị giết trong vụ này.

          Ngay sau đó, đất nước anh cả ở phía trên chúng tôi tan vỡ. Rồi hết người nọ đến người kia, các đồng chí của chúng tôi lần lượt rời khỏi vũ đài lịch sử. Chúng tôi hoang mang, không biết nghĩ gì về họ, không biết nên thèm muốn, khinh thường hay thương hại họ.
Vào thời gian này, cuộc sống đang bộc lộ một khúc mắc lớn với chàng thanh niên. Theo thói quen, chúng tôi vẫn gọi anh là chàng thanh niên của chúng ta, song anh đã ngoài bốn mươi và không còn trẻ nữa. Tệ hơn, anh là người đàn ông đã ngoài bốn mươi mà chưa bao giờ được nếm mùi vị đàn bà trong đời. Các vị có thể tin được không? Chúng tôi hỏi nhau sau khi mọi sự xảy ra. Thật không thể tin được, chúng tôi lắc đầu. Nhưng đây là sự thực: anh đã trải qua hầu hết những năm hai mươi không có đàn bà nhưng chúng tôi không sẵn lòng gả con gái cho anh; khi chúng tôi sẵn sàng, anh đã thành người quá vĩ đại so với con gái chúng tôi. Thời gian trôi qua thật tàn nhẫn. Bây giờ chẳng còn mống con gái nào của chúng tôi nữa, anh bắt đầu mơ tưởng đến người đàn bà mà lẽ ra anh phải có từ lâu.

Một khi nỗi khát khao thức dậy, anh không thể sống yên ổn được nữa. Anh ngắm những người đàn bà trên phố, những cánh tay và đôi chân trần của họ trong bộ váy áo mùa hè thật hấp dẫn, ngon lành, và anh băn khoăn làm thế nào để có người đàn bà của riêng mình. Người phụ nữ nào xứng đáng với sự vĩ đại của anh? Thỉnh thoảng anh sôi lên đến mức muốn vồ lấy bất cứ người nào đi qua làm người đàn bà của mình.

Nhưng sau cuộc thủ dâm thành công, cơn thèm muốn dịu lại, anh không còn điên lên vì những khao khát mù quáng nữa. Trong những lúc ấy, anh nhìn đời sáng sủa hơn bao giờ, anh biết rằng không người phụ nữ nào đủ
cao quý xứng với anh.

- Nhưng con cần có vợ, sinh cho con một đứa con trai, - mẹ anh thèm có cháu, bà nhắc anh mỗi lần anh gọi điện thoại đường dài nói chuyện với bà. - Con hãy nhớ rằng nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của người
đàn ông là tiếp nối dòng họ của mình.

          Anh lẩm bẩm những lời không rõ ràng và treo máy. Anh biết rằng không tử cung của người phụ nữ nào có thể nuôi dưỡng một đứa con trai có bộ mặt vĩ đại như của anh.

Hiện giờ cuộc đời của vị lãnh tụ được khai thác triệt để và dựng thành phim, chàng thanh niên của chúng tôi có nhiều thời gian hơn trong tay. Khi không có dịp kỷ niệm để tham dự, anh lang thang trên phố, mặc áo khoác to sù, cổ áo dựng lên và đôi kính đen đồ sộ che khuất mặt. Đôi khi anh thèm được phô bộ mặt hoàn toàn trần trụi ra với thiên hạ, nhưng nhớ lại cảnh bị hàng trăm người vây quanh xin chữ ký làm anh không dám liều.

          Một hôm, anh đi khắp thủ đô, tìm thứ anh ham muốn phải có nhưng không thể gọi tên. Khi đi vào một ngõ hẻm, một người đằng sau chiếc xe đẩy đầy sách báo gọi anh.

- Có muốn mua sách không, ông bạn?

          Anh đứng lại, nhìn người bán hàng sau cặp kính đen.

- Có những sách gì?

- Anh muốn mua loại nào?

- Ông có những loại gì?

          Người bán hàng kéo những tờ báo để hở một tấm nhựa bên dưới:
- Sách vàng, sách đỏ, muốn gì cũng có. Năm chục tệ một cuốn.

          Anh cúi xuống và nhìn qua cặp kính đen. Dưới tấm nhựa là những cuốn sách bìa sặc sỡ. Anh cầm một cuốn và thấy trên bìa một đàn ông và một đàn bà, cả hai đều trần truồng, đang giao hợp trong một tư thế kỳ lạ. Tim anh đập thình thịch, to và thôi thúc trong lồng ngực.

- Đấy là một cuốn sách vàng hấp dẫn, - người bán hàng nói, - vàng như anh muốn.

          Anh nắm chặt cuốn sách trong tay:
- Ông còn gì nữa?

- Loại sách đỏ này thì sao? - Người bán hàng đưa cho anh một cuốn khác, trên bìa là mặt vị lãnh tụ. - Ai cũng thích cuốn sách này.

          Anh đã nghe về cuốn sách, hồi ký của bác sĩ đã phục vụ lãnh tụ ba chục năm, sách bị cấm khi xuất bản ở nước ngoài và được mang lén từ Hong Kong và Mỹ về nước.

          Anh trả tiền hai cuốn sách và về phòng riêng. Anh ngắm kỹ chân dung vị lãnh tụ và so với mặt mình trong gương, giống nhau ở mọi góc độ. Anh thở dài và chúi vào cuốn sách vàng, ngấu nghiến như một người chết đói. Khi bị cương lên quá đau, anh buộc mình bỏ cuốn sách đó xuống và cầm cuốn sách đỏ lên.

          Anh cảm thấy một sự trống rỗng trước kia chưa bao giờ cảm thấy, xoay chuyển giữa hai cuốn sách khi một cuốn trở nên quá sức chịu đựng. Trong cuốn sách vàng, anh thấy cả một thế giới anh đã thiếu suốt đời, trong đó một người đàn ông không ngừng được cung cấp đàn bà, tất cả đều sốt sắng làm vừa lòng anh ta. Theo tất cả những điều anh biết, người đàn ông duy nhất muốn có bao nhiêu đàn bà tùy ý chính là lãnh tụ. Anh giở qua cuốn sách đỏ lần nữa, ngắm những bức ảnh vị lãnh tụ vui vầy cùng các nữ y tá, và nhận ra anh đã lầm tưởng vai trò của anh trong suốt những năm này. Là một người vĩ đại có nghĩa là phải muốn gì được nấy trên đời. Tự trách mình đã quá chậm hiểu, anh đứng dậy và bước vào màn đêm. Tìm một gái điếm trong ánh sáng lờ mờ của quán karaoke-khiêu vũ chẳng khó khăn gì. Để phòng ngừa, anh vẫn đeo kính đen và mặc áo khoác to sù trong suốt lúc mặc cả. Rồi anh cùng người đàn bà trẻ đến một khách sạn gần đó, lẻn qua cửa ngách vào căn phòng người đàn bà đã dành sẵn, trong lúc cô ta làm việc với nhân viên tiếp tân.

          Sự việc tiếp theo làm chúng tôi rối trí. Chúng tôi chỉ có thể tưởng tượng qua những tin đồn rằng khi được yêu cầu cởi bỏ quần áo, anh nhất định không chịu bỏ cặp kính đen và chiếc áo khoác dày sụ.

Chắc chàng thanh niên nghĩ rằng một người vĩ đại phải có đàn bà bằng bất cứ cách gì ta muốn. Nhưng một người đàn ông như anh cưỡng sao nổi những ngón tay thành thạo của một gái điếm chuyên nghiệp như cô ả anh thuê? Trong khoảnh khắc bối rối, khi anh trần truồng như người đàn bà, mặt anh lộ ra và dễ nhận. Anh chưa kịp hiểu ra thì gã ma cô của ả mặc giả cảnh sát đã lao vào với đôi còng tay và máy ảnh. Đèn lóe sáng, máy ảnh bấm tanh tách, tay anh bị còng và quần áo bị tịch thu. Đến lúc đó, cả hai mới nhận ra mặt anh và chúng tôi có thể hình dung bọn chúng vui sướng biết chừng nào. Thay cho khoản tiền thường lệ, chúng đòi anh trả gấp mười những người khác vì anh là nhân vật nổi tiếng và phải trả những bức ảnh này với giá nổi tiếng.

          Cho đến ngày nay, chúng tôi vẫn không nhất trí về cách phản ứng của anh. Có người thì bảo anh nên trả tiền để thoát thân, tiền nong không thành  vấn đề với anh. Người khác bảo anh chẳng làm gì sai, nên từ chối hợp tác, nhưng anh nên báo cảnh sát về đôi kia thay cho cứ để những việc như thế trôi qua. Chỉ sau một đêm, tin đồn bắt đầu lan khắp thủ đô, những câu chuyện sinh động về việc anh thường xuyên đến các nhà chứa bất hợp pháp. Những bức ảnh được truyền tay nhau nhiều vòng, cho đến khi mọi người ở thủ đô đều khẳng định đã xem. Còn trong thị trấn chúng tôi, chưa ai nhìn thấy. Trái tim chúng tôi rạn vỡ khi hình dung thân hình anh trần trụi và bơ vơ, chúng tôi thầm tránh nhìn vào bộ mặt quen thuộc trong các bức ảnh ấy.

          Anh bị coi là không thích hợp tiếp tục thủ vai lãnh tụ nữa. Theo thư của Ủy ban Trung ương Chỉnh đốn Văn hoá, anh đã vấy bẩn tên tuổi người anh đóng vai. Trước đó, chưa bao giờ anh nghĩ một người như anh lại bị thải hồi. Làm gì có gương mặt khác như của anh trên đời này, ai sẽ thay thế anh, người không thể thay thế nhất trong nước? Anh đi từ cơ quan này đến cơ quan kia, van nài xin một cơ hội nữa, thề sẽ không bao giờ đụng đến một người đàn bà. Anh không hiểu rằng vai trò của anh không cần nữa. Người lãnh đạo mới đã nắm quyền và tuyên bố ông ta mới là người dẫn đường vĩ đại nhất của sự nghiệp chủ nghĩa cộng sản trong thiên niên kỷ mới. Các trinh sát tài năng đang lùng sục khắp đất nước tìm một bộ mặt mới khác hẳn mặt anh.

          Một ngày mùa đông, chàng thanh niên của chúng tôi về nhà trong tâm trạng u ám. Quá xấu hổ, mẹ anh ngã bệnh và rời bỏ chúng tôi trước khi anh lên đường trở về. Ngày anh về đến nhà, một số người chúng tôi - những người vẫn nhớ anh là một cậu bé cầm con sẻ trong tay, những người thầm ao ước anh trở thành con rể mình, những người đã dõi theo bước đường của anh trong nhiều năm, là thính giả trung thành của mẹ anh, và bất chấp nỗi đau khi thấy anh suy sụp, vẫn sống vui vì thấy mặt anh - vâng, những kẻ như chúng tôi, tận dụng niềm vui trần tục, sống vì yêu thương anh, chúng tôi tụ tập ở bến xe buýt và giơ tay cho anh bắt. Anh xuống xe, phớt lờ những nụ cười sốt sắng của chúng tôi, cặp kính đen và cổ áo lật cao che khuất mặt. Nhìn anh đi đến mộ mẹ, cái bóng dài kéo lê đằng sau, chúng tôi quyết định tha thứ sự khiếm nhã của anh. Ai còn lòng dạ nào trách cứ một đứa con như anh? Dù xảy ra chuyện gì với anh, anh vẫn là người vĩ đại nhất trong tiểu sử của chúng tôi, là người con và người anh hùng của chúng tôi.

          Xin hãy tin rằng trái tim chúng tôi đã tan vỡ khi anh tự thiến bên nấm mồ mẹ anh. Chúng tôi không bao giờ hiểu nổi vì sao một ý nghĩ như thế lại đến với anh, nhất là vì nếu chúng tôi không nhầm, anh vẫn còn trinh trắng, còn quá nhiều điều mong đợi trong đời. Đêm xảy ra chuyện, chúng tôi nghe thấy một tiếng rú dài trong lúc đang ngủ. Chúng tôi ùa ra khỏi nhà, lao vào màn đêm lạnh giá và tìm thấy anh trong nghĩa trang. Dù khi lớn, chúng tôi đã nghe nhiều câu chuyện về các Cố, cảnh tượng vẫn làm chúng tôi ớn tận xương. Chúng tôi không biết ý nghĩa của hành động này là gì. Không người nào trong thị trấn chúng tôi - không kể chúng tôi là những người bình thường, mà cả các Cố của chúng tôi - đạt đến đỉnh cao như anh. Dẫu cụ Cố vĩ đại nhất cũng chỉ là người hầu thân cận của hoàng đế, trong khi anh, với bộ mặt của lãnh tụ, đã có thời như hoàng đế. Nhìn anh lăn lộn trên đất, mặt lem luốc nước mắt và máu, chúng tôi nhớ đến câu chuyện về cậu bé lên mười, của quý trong tay, vẻ mặt bình tĩnh và hãnh diện. Đây là khoảnh khắc buồn bã của chúng tôi, khi biết rằng chúng tôi, những cháu chắt của các cụ Cố sẽ không bao giờ xứng đáng với huyền thoại về họ. Gạt những thương xót sang bên, chúng tôi vẫn nhớ có người vừa tự thiến. Một số người nhất quyết đưa anh đến bệnh viện để cấp cứu; những người khác cho là không cần thiết, vì việc ấy đã xong rồi và sẽ không còn tổn hại gì hơn. Trong lúc bối rối, không ai trong chúng tôi nhớ thu nhặt thứ quan trọng nhất ở hiện trường. Sau này, khi
nhận ra sai lầm, chúng tôi tìm kiếm từng centimét trong nghĩa trang.

Nhưng bộ phận của thân thể anh đã biến mất, vào miệng con gì chúng tôi không muốn hình dung.
          Anh qua khỏi, chúng tôi không lấy làm lạ. Các Cố của chúng tôi đều qua khỏi và sống trong các tiểu sử anh hùng của họ đấy thôi?

Hiện giờ anh sống giữa chúng tôi, với quãng đời dài cằn cỗi ở phía trước. Anh ngồi dưới nắng, ngắm những con chó đực đuổi chó cái, mặt anh ẩn sau cặp kính đen và cổ áo khoác lật cao. Anh hay ra nghĩa trang vào lúc trời chạng vạng và nói chuyện với mẹ cho đến lúc đêm buông.

          Với chúng tôi, những người đã thấy anh sinh ra trong đau đớn và sẽ có lúc thấy anh chết trong đau đớn. Thứ duy nhất chúng tôi lo lắng là kiếp sau của anh. Gốc rễ đàn ông của anh đã mất vĩnh viễn, chúng tôi biết đặt gì vào trong cái túi lụa đem chôn cùng anh? Làm sao chúng tôi có thể gửi một linh hồn sang thế giới bên kia trong tình trạng không đầy đủ như thế?

          Hàng ngày, chúng tôi cầu nguyện cho sức khỏe của anh để tâm trí chúng tôi thanh thản. Chúng tôi cầu cho anh sống mãi mãi như đã cầu nguyện cho lãnh tụ. Trong chừng mực có thể, anh là người mà chúng tôi không muốn chấm dứt tiểu sử,  và sẽ không có hồi kết cho tiểu sử của anh.

________________________________________

[1] Shirley Temple: Sinh năm 1928, diễn viên điện ảnh Mỹ, được coi là
một trong những ngôi sao nhí thành công nhất trong lịch sử điện ảnh.
Temple đóng phim từ năm lên ba và là diễn viên trong suốt 21 năm;
những năm cuối đời bà rất thành công trên chính trựờng.
[2], 2 : Các hãng sản xuất đồ điện tử nổi tiếng thế giới của Nhật Bản.
3, 4 : Các hãng sản xuất đồ gia dụng và hóa mỹ phẩm nổi tiếng thế giới của Mỹ.