Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Người bí ẩn bay nhanh hơn phi cơ Airbus 320?



Người bí ẩn bay nhanh hơn phi cơ Airbus 320?


Các phi công điều khiển một chiếc máy bay Airbus 320 chở đầy khách, vô cùng sửng sốt khi chứng kiến một "người đàn ông bay" lướt vèo qua phi cơ của họ ở độ cao hơn 1.066 mét.
Người đàn ông bí ẩn bay gần phi cơ Airbus trong phạm vi 100 mét và khiến các phi công bối rối về cách anh ta đang di chuyển xuyên qua không khí, do không ai có thể nhìn thấy tán dù nâng đỡ anh.
Đặc biệt, các phi công thậm chí không thấy dấu hiệu về người đàn ông kỳ lạ trên màn hình radar. Các cuộc kiểm tra kỹ lưỡng hơn cũng không hé lộ bất kỳ người đi dù lượn, vận động viên nhảy dù hay người du hành bằng khinh khí cầu vào thời điểm đó trong khu vực.
Người bí ẩn bay nhanh hơn phi cơ Airbus 320?
Người đàn ông bí ẩn bay lướt qua phi cơ Airbus 320 được đặt biệt danh là "Siêu nhân của Macclesfield". (Ảnh minh họa: Daily Mail)
Các nhân chứng cho biết, "người bay" đột ngột xuất hiện khi chiếc Airbus 320 di chuyển qua vùng trời Macclesfield và chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Manchester, Anh. Vì vậy, anh ta được đặt biệt danh là "Siêu nhân của Macclesfield".
Airprox Board, cơ quan chuyên điều tra các tình huống suýt đâm nhau trong không phận Anh, tuyên bố: "Họ (các phi công) đầu tiên nhìn thấy đối tượng cách vài trăm mét ở hướng 11 giờ, phía trên máy bay khoảng 60 - 90 mét. Đối tượng di chuyển về phía dưới, bên trái máy bay ở khoảng cách 100 - 200 mét.
Phi hành đoàn chỉ nhìn thấy đối tượng lướt qua rất nhanh, nên không có thời gian để thực thi hành động tránh né và họ phỏng đoán đó là một người dùng tán dù. Tuy nhiên, không ai trong họ nhớ đã nhìn thấy tán dù.
Báo cáo chính thức cho biết, sự cố xảy ra vào thứ Sáu, ngày 13/6. Nhưng các tác giả thừa nhận, đây là sự cố 'không may" và 'gây khó chịu' vì không có cách nào chứng thực những gì họ đã báo cáo".
Cơ quan Airprox Board nhấn mạnh thêm rằng, phi hành đoàn cũng không dám chắc đó không phải là một khinh khí cầu hình người. Theo chuyên gia hàng không Chris Yates, đây hoàn toàn là một bí ẩn.
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/1001-bi-an/56721_nguoi-bi-an-bay-nhanh-hon-phi-co-airbus-320.aspx
 

Gián, Chuột và Machiavelli




Gián, Chuột và Machiavelli
Alan Phan
Machiavelli_original_original
Nhân ngày Halloween – 31 October 2014
(Những ai muốn thành công bền vững phải thay đổi cách xử lý theo thời thế – Whoever desires constant success must change his conduct with the times – Niccolo Machiavelli)
Trong tất cả các thành phần kinh tế của bất cứ xã hội nào, tôi vẫn thường cho “chính trị gia” là những sinh vật tinh ranh nhất và mang nhiều đặc điểm của loài gián (không bao giờ có thể bị huỷ diệt dù sau một trận chiến tranh nguyên tử toàn cầu) pha lẫn loài chuột (biết đủ cách để ăn mà không cần bỏ sức lao động). Cho nên tôi thường nhăn mặt khi các bạn trẻ phê bình những nhân vật chính trị là đầu đất hay ngu dốt. Cái hay của loài gián-chuột biến thái này (xin gọi là GC cho khoa học) là dù “ngu”, họ vẫn là kẻ hưởng lợi nhiều nhất trong xã hội. Dù không bao giờ ôm mộng “làm chính trị”, hay dính líu đến bất cứ chính quyền nào, và coi thành phần GC này là một gương xấu cho thế hệ trẻ (với lòng tham vô độ và các thủ đoạn cướp chiếm bất lương), tôi vẫn thích la cà gần họ, để “học”. Và tôi đã học rất nhiều…
GC Mỹ
Vào thập niên cuối 90’s, tôi kinh doanh được khá nhiều tiền. Những đồng tiền này mở rộng cánh cửa vào thế giới của GC Mỹ qua sự đóng góp và vận động tài chánh của tôi và bạn bè cho các cuộc tranh cử. (Với những bạn trẻ chưa sống qua các cuộc bầu cử dân chủ, tranh cử là bước đầu bắt buộc cho chức vụ.) Và trong một xã hội mà 30 giây quảng cáo trên TV vào giờ cao điểm có thể tốn trung bình đến 125 ngàn đô (tuỳ số lượng khán giả), thì những “ứng viên chính trị” quốc gia rất cần tiền và cần những thằng …điếu đóm như tôi thời trẻ.
Khác với Việt Nam là khi mua quan bán chức, GC Việt cần một thế lực lớn hơn để chống lưng, thì nơi đây, GC Mỹ cần tiền để tạo “ảnh hưởng PR” trên quần chúng. Nói nôm na, họ cũng dùng tiền để mua quan bán chức, nhưng phần lớn các vận động đều công khai minh bạch (ở tù nếu dối trá). Tiền được trao cho nhiều doanh nghiệp truyền thông, thay vì chỉ lót tay một vài “bộ phận không nhỏ” của cái bình đẹp.
Nhưng tóm lại đâu cũng cần tiền “đầu tư”. Và những tay đứng sau hậu trường cung ứng tài chánh là những người “bạn thân thiết” nhất của GC Mỹ (hay Việt). Dĩ nhiên, bộ máy tranh cử Mỹ cũng cần những “tình nguyện viên” hăng hái làm việc sau khi nuốt phải “hào quang” hay “chém gió” của các GC; cũng như rất cần những lãnh tụ cộng đồng có thể đem lá phiếu về cho GC sau vài cuộc đổi chác.
Sân Chơi Của GC Mỹ
Hiểu thế để biết rằng phương tiện cần và đủ cho GC Mỹ là làm sao để “hốt phiếu” nhiều hơn đối thủ. Những chánh sách, những triết thuyết, những giải pháp quản trị…phải được mài dũa sao cho hợp với chương trình kiếm phiếu. Chuyện các GC Mỹ có tin hay không tin vào những lời tuyên bố của mình, vào các hứa hẹn tầm phào…là chuyện hậu sự, sẽ tính đến sau khi chiếm lĩnh quyền lực. Họ sẽ có cả một bộ tham mưu để đối phó với tình huống. Và dĩ nhiên, họ còn cả trăm việc phải làm để thoả mãn nhóm “đồng minh” đã giúp họ chiến thắng. Không thực hiện nổi lời hứa thì coi như chỉ đắc cử một lần.
Do đó, phần lớn GC Mỹ quản lý bộ máy công quyền dựa trên quyền lợi của nhóm tài trợ và dựa trên những khảo sát về mức độ quan tâm của cử tri với các vấn đề thời sự, nhất là túi tiền của từng nhóm người dân. Dù hệ thống sẽ không bao giờ hoàn hảo, nhưng cơ chế chính trị tự do và dân chủ của Mỹ tạo ra một ổn định xã hội cho mọi thành phần kinh tế, theo nguyên tắc “live and let live”. Dù ai cũng tham lam, từ nhà tỷ phú đến anh chị không nhà, dù ai cũng đòi những “bữa ăn miễn phí” và tiêu xài OPM, GC Mỹ biết điều chỉnh cán cân xin-cho để phần lớn người dân tạm thoả mãn. Trong khi đó, họ bòn rút phần lớn tiền thuế và ngân sách cho những dự án của phe nhóm và trong vai trò “cò” (broker), GC Mỹ cũng kiếm được cho mình và gia đình khá nhiều tiền.
GC Việt Nam
Dù xuất thân từ rừng rậm và không biết nhiều về thế giới bên ngoài, nhưng các GC Việt rất bén nhậy và hiểu rõ quan hệ giữa quyền lực và tiền bạc. Thông minh, tàn nhẫn và thủ đoạn, biết cóp nhặt kinh nghiệm từ các đàn anh Nga-Tàu, họ đã tạo ra được một hệ thống cai trị khá ổn định suốt 70 năm qua từ ngày nắm chánh quyền (1945). GC Việt lợi dụng được thời cơ khi các đối thủ còn yếu kém, sử dụng một chương trình PR tuyệt vời bằng cách phong thánh cho các ngài lãnh tụ; và trên hết, không ngần ngại áp dụng nguyên lý của Mao (quyền lực chính trị phát sinh từ họng súng).
Kết quả là bản thân và gia đình họ có được một đời sống “giàu có và thoải mái” gấp vạn lần các GC Mỹ, dù thu nhập người dân Việt chỉ bằng 1/25 người dân Mỹ.
Sân Chơi Của GC Việt
Vì không quan tâm đến là phiếu và nhu cầu thu nhập của người dân, GC Việt dã tiết kiệm được khối tiền trong “trò chơi dân chủ”. Các mạng truyền thông nằm trong chỉ đạo tuyệt đối của chính phủ và ngay cả với Internet, các bức tường lửa ngăn chận mọi thông tin trái chiều. Thực ra, đa số người dân vẫn “hạnh phúc” với nhậu nhẹt, bóng đá, chân dài và chuyện “cướp-hiếp-giết”.
Trong khi đó, việc mua quan bán chức diễn ra âm thầm sau bức màn nhung. Giá cả được thảo luận, thương thuyết giữa các “đồng chí” nên thoải mái hơn…không stress như công việc của các GC Mỹ. Sự phân bổ chức vụ cũng bị tranh dành gay go; nhưng hệ thống nhân sự HR được tổ chức theo mô hình pyramid (kim tự tháp) nên khá êm thắm. Trách nhiệm duy nhất của GC Việt là những đòi hỏi rõ ràng và trực tiếp từ thế lực chống lưng, không mông lung khó đoán như chính trường Mỹ..
Tuy nhiên, cuộc chơi của GC Việt đang gặp vấn đề vì nền kinh tế què quặt. Sau thời gian khởi đầu của chính sách mở cửa cho bọn tư bản (1993-2006), thu nhập người dân bắt đầu trì trệ và sự so sánh “tiền bạc” với các láng giềng ASEAN đã tạo ra nhiều bất mãn trong dân, nhất là sự thù ghét thành phần COCC của các GC. Sự cách biệt quá lớn về khoảng cách giàu-nghèo tạo ra bất ổn xã hội, trong khi các cột trụ như FDI, xuất khẩu và kiều hối sẽ phải giảm sút vì năng suất công nhân ngày càng tụt hậu. Trong khi đó, tài sản tạo được từ hệ thống xin-cho và nợ công như bất động sản, chứng khoán…cũng bị hư hại nặng vì dòng tiền OPM mới không xuất hiện để bù vào dòng tiền đã thất thoát.
Có thể nói sân chơi Ponzi của các GC Việt đang nằm trong giai đoạn chuyển tiếp và phải thay đổi để tồn tại.
Sự Kết Hợp của GC Mỹ và Việt
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các tỷ phú Nga, nhóm GC mệnh danh là tư bản đỏ đang nhắm tới một chiến dịch mới: biến tài sản công thành tư hữu để trở thành tỷ phú đô la trong thời gian ngắn nhất. Những tranh chấp đã bùng nổ và “bên thắng cuộc” của trận chiến sẽ bắt đầu lộ diện trong vòng 2 năm tới.
Dù ai thắng, một điều gần như chắc chắn là tài sản mới chiếm được phải được “bạch hoá” và có thể sử dụng tự do, an toàn và hợp pháp trên khắp thế giới.
Nhu cầu này chỉ có thể đáp ứng được với những cuộc đi đêm với GC Mỹ. Do đó, dù có muốn “trung thành” với 16 chữ vàng, 400 chữ tốt xấu gì đó, ngoài miệng lưỡi, để giữ thể diện cho Trung Quốc, các GC Việt sẽ được “chiêu hồi” về với “chính nghĩa quốc gia”. Đã đến lúc, họ phải “vượt biên” thôi.
Trong khi đó, dù phải lo giữ gìn vài trăm ngàn lá phiếu của hơn triệu người Mỹ gốc Việt với chiêu PR đòi hỏi “nhân quyền”, các GC Mỹ (Dân Chủ hay Cộng Hoà) đều sẽ vui vẻ “làm ăn” với GC Việt. Hay nhất là thời điểm trước khi Obama rời chính quyền vào năm 2016 (ông này là Tổng Thống khuynh tả mạnh mẽ và không có gì để mất). Tuy nhiên, Hilary hay Biden hay Kerry của đảng Dân Chủ vẫn sẽ là một đồng minh. Còn nếu một ngài GC Cộng Hoà khác lên ngôi, vì quyền lợi kinh tế của tư bản trắng, thì ông ta cũng sẵn sàng thoả hiệp với tư bản Việt như họ đã và đang làm với tư bản đỏ của Tàu.
Như tôi đã trình bày ở một bài trước, It’s The Money, Stupid.
Alan Phan
PS: Câu xin lỗi về bài “Hội Nghị Thành Đô Mới..ở Hawaii”
Ông già Alan định xuất bản bài này vào ngày 1/1/2014. Tuy nhiên, sau khi chuyển cho vài bạn thân “đọc trước”, mọi người đều khuyên Alan nên giữ lại bài…thêm vài tháng hay vài năm hay vài thập kỹ nữa. Quá nhiều đụng chạm và tranh cãi…là điều không tốt cho “sức khoẻ” của ông già. Do đó, Alan xin nuốt lời hẹn và thành thực xin lỗi các bạn BCA.
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/gian-chuot-va-machiavelli.html
 

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

12 cách người Israel thay đổi nền nông nghiệp thế giới (P2)


7. Công nghệ tưới nước nhỏ giọt từ không khí

Tal-Ya là công nghệ tưới nước bằng khay nhựa dùng nhiều lần để thu thập sương, hơi nước từ không khí, giúp giảm lượng nước phải tưới cho cây trồng, nó có thể tiết kiệm lên đến 50% lượng nước tưới. Mấu chốt của công nghệ là các khay vuông có răng cưa, được làm từ nhựa tái chế với các bộ lọc tia cực tím, nó sẽ bao quanh gốc cây.
Với sự thay đổi nhiệt độ ngày - đêm, hơi nước bốc lên và sương đêm buông xuống sẽ đọng lại trên cả hai bề mặt của khay Tal-Ya, theo phễu sương và tưới thẳng vào rễ cây. Nếu trời mưa, các khay này sẽ hứng nước mưa và tưới cho cây, nó làm tăng hiệu quả hiệu quả tưới của mỗi milimet nước mưa lên 27 lần.
Ngoài ra các khay cũng còn hạn chế ánh mặt trời để cỏ dại không thể bén rễ, và bảo vệ thực vật khỏi sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt tại các vùng sa mạc, đất cằn, đồng thời cùng làm giảm sự ô nghiễm nước ngầm.
12 cách người Israel thay đổi nền nông nghiệp thế giới (P2)
Hình: công nghệ tưới nước từ không khí

8. Công nghệ bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường

Để giải quyết vần đề bảo vệ thực vật mà vẫn thân thiện với môi trường, công ty chuyển giao công nghệ của Đại học Hebrew hợp tác với Makhteshim Agan, công ty hàng đầu thế giới về các sản phẩm bảo vệ cây trồng đã phát triển và thương mại hóa các sản phẩm thuốc diệt cỏ chậm phát tán vào đất và thuốc trừ sâu không gây tổn hại cho côn trùng có ích.
Cách tiếp cận của Israel là sản xuất các túi thuốc diệt cỏ có tính chất vật lý giống đất sét, mang điện tích âm để cho phép phát tán vào đất chậm và có thể kiểm soát, làm giảm thẩm thấu vào các lớp đất sâu hơn trong khi vẫn duy trì tác động diệt cỏ trên lớp đất bề mặt.
Điều này làm tăng hiệu quả diệt cỏ và giảm liều lượng cần thiết. Với thuốc trừ sâu, các kỹ sư Israel chế tạo ra các loại thuốc đặc chủng chỉ tác động đến 1 hoặc một số loài sâu bệnh trong khi đó không có tác dụng đến các loài khác, điều này làm giảm tác động của thuốc trừ sâu đến các côn trùng có ích, đảm bảo đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

9. Nuôi cá trong sa mạc

Đánh bắt quá mức là một mối đe dọa nghiêm trọng đến việc duy trì sản lượng các loại cá, cá là nguồn chính cung cấp protein cho hàng trăm triệu người trên thế giới. Rất nhiều quốc gia đang đau đầu vì muốn phát triển nguồn cung cấp cá trong nước, nhưng điều kiện về diện tích nuôi trồng lại bị giới hạn bởi điều kiện tự nhiên và nguồn nước. Những lo lắng đó có thể được giải quyết với một công nhệ của Israel khi cho phép cá có thể được nuôi tại hầu như bất cứ nơi nào, ngay cả trong sa mạc.
Đó là hệ thống GFA (Grow Fish Anywhere). Hệ thống nuôi cá này là một khu vực nuôi cá được khép kín và có thể đặt ở bất cứ đâu, không phụ thuộc vào các điều kiện về điện, nguồn nước cũng như môi trường bên ngoài, nó cho phép loại bỏ các vấn đề về làm sạch môi trường trong nuôi cá thông thường, và không phụ thuộc vào nguồn nước sẵn có. Đặc biệt, hệ thống sử dụng các vi khuẩn được phát triển làm sạch bể nuôi cũng như mầm bệnh ở cá khiến cho hầu như không có chất thải trong ao nuôi và không cần thay nước.

10. Sản xuất thực phẩm từ khí nhà kính

Khí nhà kính - CO2 là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, nhưng nếu nó được sử dụng để nuôi trồng thì sao? Đó là điều mà công nghệ seambiotic của Israel mang lại. Từ lâu con người đã biết tảo là loài thưc vật có thể mang lại giá trị cao gấp 30 lần so với bất kỳ loại cây trồng nào từng được biết đến, và nó cũng là nhân tố chủ chốt trong việc tạo ra phần lớn lượng Ôxy cho chúng ta hít thở hàng ngày. Thức ăn chính của tảo là gì? Chính là CO2 và ánh sáng, và hệ thống seambiotic sẽ đem CO2 được phát thải từ các nhà máy biến thành nguồn cung cấp thức ăn cho tảo.
Tại các vùng châu Phi và Trung Đông, thứ không bao giờ thiếu đó là ánh sáng mặt trời, với thời gian có ánh sáng hàng năm cao nhất thế giới, hai khu vực này chính là thiên đường cho việc nuôi tảo. Còn gì tuyệt với hơn khi một công nghệ vừa có thể giải quyết vấn đề phát thải CO2 ra không khí lại vừa đem lại giá trị kinh tế cao, đó là điều tuyệt vời mà người Israel đã mang lại cho thế giới.
12 cách người Israel thay đổi nền nông nghiệp thế giới (P2)
Hình: công nghệ nuôi tảo từ khí thải nhà kính của các nhà máy.

11. Nhân giống cá chép châu Phi

Nửa thế kỷ trước, trong khu vực hồ Victoria, cá chép châu Phi là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của người dân Uganda gần đó. Nhưng khi cá rô sông Nile xâm nhập được vào hồ, nó đã cạnh tranh và tàn sát hầu hết các loài cá trong hồ, kể cả cá chép châu Phi. Cư sân xung quanh đó không có dụng cụ cũng như kỹ thuật đánh bắt cá rô sông Nile cũng như không có kỹ thuật nhân giống và nuôi cá nên đã xảy ra tình trạng thiếu hụt thực phẩm trầm trọng. Từ đó chế độ dinh dưỡng của cư dân bị suy giảm, các vấn đề sức khỏe đã xảy ra.
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung, Giáo sư Berta Sivan của Đại học Hebrew đã thực hiện một dự án kéo dài nhiều năm để giúp đỡ các gia đình châu Phi. Nhóm nghiên cứu của bà đã áp dụng các kỹ thuật nhân giống, lai tạo cũng như nuôi trồng được phát triển qua nhiều năm cho người nuôi Israel để giải quyết vấn đề này.
Qua nhiều năm, dự án đã mang lại sự thay đổi to lớn cho Uganda, không chỉ nhân giống được các loại cá chép châu Phi để nuôi tại các trang trại cá Uganda, mà nó còn cung cấp các khóa đào tạo về làm thế nào để khai thác và nuôi trồng giống cá này với quy mô nhỏ. Bây giờ trẻ em địa phương có một nguồn cung cấp dồi dào protein cùng với trái cây và rau quả của họ, vấn đề dinh dưỡng đã căn bản được giả quyết.

12. Hạt giống chất lượng cao cho mùa vụ bội thu

Tại Đại học Hebrew, các nhà khoa học nông nghiệp Ilan Sela và Haim D. Rabinowitch đã phát triển công nghệ TraitUP, một công nghệ cho phép cấy ghép vật liệu di truyền vào hạt giống mà không sửa đổi cấu trúc DNA gốc của chúng. Phương pháp này đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng hạt giống cây trồng ngay trước khi chúng được gieo trồng. Với công nghệ này, các nhà khoa học có thể đưa các đặc tính về kháng sâu bệnh, tăng cường các đặc điểm thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu vào các hạt giống để nâng cao chất lượng cây trồng về sau.
Công nghệ này mở ra các cơ hội cho việc phát triển các giống cây trồng chuyên biệt cho từng vùng khí hậu, thổ nhưỡng nhằm tối đa hóa năng suất, đảm bảo chất lượng. Điều này mang đến cơ hội cho các quốc gia đang phát triển trong việc nang cao năng suất và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và tạo ra lợi thế cạnh tranh./.
http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong-nghe-moi/56807_12-cach-nguoi-israel-thay-doi-nen-nong-nghiep-the-gioi-p2.aspx

12 cách người Israel thay đổi nền nông nghiệp thế giới (P1)


Từ tưới nhỏ giọt đến thuốc bảo vệ thực vật sinh học, cuộc cách mạng nông nghiệp của Israel đang mang đến những phương thức mới để thay đổi bộ mặt của sản xuất nông nghiệp.

An ninh lương thực đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu cho mọi quốc gia trong bối cảnh dân số không ngừng phát triển hiện nay. Khi mà tài nguyên đang dần cạn kiện trong khi dân số vẫn không ngừng tăng lên, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực bền vững đang là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng khao khát. Và cho đên nay, chưa từng có một quốc gia nào có các điều kiện canh tác nông nghiệp khó khăn hàng đầu thế giới có thể đóng góp các thành tựu để thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp thế giới tốt hơn Israel.
Từ những năm 1950, người Israel không những chỉ tìm ra phương thức tuyệt với để phủ xanh cho những sa mạc mà họ đã chia sẻ, chuyển giao những sáng kiến này đến các quốc gia khác thông qua các tổ chức hợp tác quốc tế của họ một cách rộng rãi. Và dưới đây là 12 thành tựu của người Israel đã mang đến cho nhân loại, giúp thay đổi bộ mặt của nền sản xuất nông nghiệp toàn cầu, đem đến phương thức sản xuất hiệu quả và là cách thức để giải quyết vấn đề an ninh lương thực hiện nay.

1. Công nghệ tưới nhỏ giọt

Có lẽ không có thành tựu nào có được sự ảnh hưởng to lớn đến nền nông nghiệp Israel cũng như cả thế giới như phát minh này. Khái niệm tưới nhỏ giọt đã có từ trước khi nhà nước Israel ra đời, nhưng nó chỉ được thực sự trở thành cuộc cách mạng với sự phát hiện của kỹ sư tài nguyên nước Israel - Simcha Blass, người tình cờ phát hiện ra rằng sự nhỏ giọt chậm và đều đặn dẫn đến khả năng kích thích tăng trưởng đáng kể trên thực vật. Từ phát hiện trên, ông đã chế tạo ra một loại ống dẫn nước có các đầu tưới từ từ nhỏ từng giọt nước theo tỷ lệ tối ưu nhất cho từng loại cây trồng.
Từ đó đến nay, công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel và các giải pháp tưới tiêu vi thủy lợi nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới. Chúng liên tục được phát triển, làm cho tốt hơn, các mô hình tưới nhỏ giọt mới nhất là công nghệ tự làm sạch đường ống và duy trì tốc độ dòng chảy thống nhất bất kể chất lượng nước và áp suất nước trong hệ thống tưới.
Một ví dụ rất nhỏ để thấy được ý nghĩa của công nghệ này đến nền nông nghiệp của các quốc gia là hệ thống Tipa, có nghĩa là "nhỏ giọt", một sản phẩm của Israel phát triển cho thị trường nước ngoài đã cho phép 700 hộ nông dân ở Senegal có thể canh tác ba vụ một năm thay vì chỉ một vụ mỗi năm vào mùa mưa, đối với cả những vùng đất tưởng chừng không thể trồng trọt được. Các kết quả tương tự ở Kenya, Nam Phi, Benin và Nigeria có thể chứng minh hiệu quả của hệ thống này.
12 cách người Israel thay đổi nền nông nghiệp thế giới (P1)
Hình: Nông dân Senegal và hệ thống tưới nhỏ giọt Tipa

2. Kén tồn trữ lương thực

Người Israel đã thiết kế sản phẩm kén tồn trữ lương thực nhằm đưa ra một giải pháp đơn giản, rẻ tiền cho các nông dân châu Á và châu Phi để tồn trữ lương thực sau thu hoạch một cách hiệu quả nhất.
Sản phẩm này chỉ đơn giản là một chiếc túi khổng lồ - được thiết kế bởi Giáo sư công nghệ thực thẩm quốc tế Shlomo Navarro - giúp lương thực tránh được việc tiếp xúc với không khí và độ ẩm. Nó đang được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển tại châu Phi, Trung Đông và cả những quốc gia không có quan hệ ngoại giao với Israel như Pakistan.
Với các phương pháp tồn trữ lương thực truyền thống, 50 % lượng ngũ cốc thu hoạch được và 100% sản lượng đậu bị tổn thất là do côn trùng và ẩm mốc. Tại các quốc gia đang phát triển, nông dân chỉ tồn trữ lương thực họ thu hoạch được bằng các phương tiện thô sơ như giỏ, bồ, túi, bao tải, những thứ không thể bảo vệ lương thực của họ thoát khỏi sự đói khát của côn trùng và các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Và sản phẩm kén tồn trữ lương thực sinh ra để giải quyết các vấn đề đó, đặc biệt là sức nóng và độ ẩm cao.
12 cách người Israel thay đổi nền nông nghiệp thế giới (P1)
Hình: Kén tồn trữ lương thực.

3. Kiểm soát côn trùng theo phương pháp sinh học

Các kỹ sư Israel đã lai tạo ra các giống côn trùng có ích nhằm giải quyết vấn đề kiểm soát sâu bệnh tuân theo các nguyên lý sinh thái học tự nhiên, đồng thời họ cũng lai tạo các giống công trùng chuyên biệt như giống ong vò vẽ chuyên thực hiện thụ phấn tự nhiên trong môi trường nhà kính.
Theo Tiến sĩ Shimon Steinberg của cơ quan ISRAEL21c, việc sử dụng giống nhện kích thước chỉ dài 2mm hình quả lê màu cam hiện đang là giải pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tình trạng bọ ký sinh trên cây trồng, kể cả các loại bọ tàn phá cây trồng nông nghiệp rất khó bị loại trừ bằng các phương pháp hóa học. Ông cho biết: "60% sản lượng dâu tây của California từ năm 1990 đến nay đã được cứu bằng các giống nhện ăn thịt bọ ký sinh từ Israel", ông cũng cho biết, tại Israel, các sản phẩm sinh học đã cho phép nông dân giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học đi 75% trong canh tác.

4. Công nghệ chăn nuôi bò sữa công nghiệp

Israel là quốc gia đã phát triển các công nghệ chăn nuôi bò sữa tập trung theo quy mô công nghiệp đầu tiên trên thế giới, đây là những hệ thống cho phép người chăn nuôi có thể quản lý, theo dõi, giám sát và cho ăn đàn gia súc tập trung thông qua các thiết bị máy tính. SAE Afikim là một trong 10 công ty của Israel đã tham gia vào dự án 5 năm trong việc phát triển đàn bò sữa trị giá 500 USD tại Việt Nam, đó là sự án chăn nuôi lớn nhất thế giới mà họ tham gia. Trong dự án này các hoạt động sẽ bao gồm phát triển đàn bò 30.000 con tại 12 vùng chuyên canh chăn nuôi – sản xuất sữa tập trung với sản lượng 300 triệu lít mỗi năm và tăng dần qua các năm. Đến cuối năm 2012, 500.000 lít sữa đã được sản xuất hàng ngày.
12 cách người Israel thay đổi nền nông nghiệp thế giới (P1)
Hình: Một phần công nghệ chăn nuôi bò sữa.

5. Nông nghiệp trực tuyến

Đó là Hệ thống Kiến thức nông nghiệp trực tuyến (Agricultural Knowledge On-Line (AKOL), đây là một hệ thống tương tác trực tuyến trên toàn cầu, nó liên kết kho dữ liệu về kiến thức nông nghiệp, các chuyên gia và nông dân để giải quyết bất cứ một vấn đề gì trong nông nghiệp. Mọi nông đân giờ đây có thể truy cập vào hệ thống này, học hỏi các kiến thức, kinh nghiệm và yêu cầu sự giúp đỡ, tư vấn phương pháp, giải pháp nông nghiệp từ các chuyên gia hàng đầu, các nhà sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp về vấn đề của họ.

6. Giống khoai tây có thể trồng ở những nơi khắc nghiệt

Phải mất gần 30 năm nghiên cứu, Giáo sư David Levy developedstrains của Đại học Hebrew mới lai tạo được giống khoai tây có thể phát triển mạnh trong khí hậu nóng, khô, và có thể được tưới bằng nước mặn. Đây là giải pháp trồng trọt vô cùng hiệu quả và mang lại lối thoát cho việc canh tác tại các vùng cát sa mạc, ven biển.
Khoai tây là một trong những nguồn lương thực chính của hàng triệu người trên thế giới, nhưng trước đây người ta không thể trồng được một củ khoai tây nào trong các vùng sa mạc như Trung Đông. Bây giờ nông dân ở các khu vực này có thể phát triển khoai tây là một loại cây trồng đem lại lợi ích kinh tế lớn...
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/kham-pha/56789_12-cach-nguoi-israel-thay-doi-nen-nong-nghiep-the-gioi-p1.aspx

Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?




Israel là một nước nhỏ ở Trung Đông có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, có một lịch sử đau thương, nhưng đã vươn mình lên để trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh nhất Thế giới.

Một đất nước không có "rừng vàng, biển bạc"

Đất nước Israel được hình thành từ tập hợp của hàng vạn người Do Thái lưu vong trên khắp Thế giới. Một đất nước bị cô lập, bị coi là kẻ thù số một của nhiều nước Ả Rập không chỉ vì lý do chính trị mà còn từ những thù hận sâu xa của lịch sử.
Dân tộc Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, lang thang suốt 2000 năm qua trên khắp Thế giới, đi tới đâu cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát vô cùng dã man...
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?
Israel nằm "kẹp" giữa các quốc gia Ả Rập
Israel, một đất nước Do Thái nhỏ bé, phải hứng chịu điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, trong khi khí hậu nơi đây cực kỳ khô hạn. Một đất nước không hề có "rừng vàng, biển bạc" nhưng lại có một nền kinh tế phát triển, hùng mạnh nhất Thế giới.
Theo số liệu của IMF năm 2013, thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua của Israel đạt 37.000USD, GDP đạt khoảng 291 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 3,33%.
Israel có diện tích rất nhỏ, trên 20.000km2, chỉ bằng 1/16 diện tích của Việt Nam. Tuy nhiên Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ có 1,7% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu trên dưới 3,5 tỷ USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu Thế giới.
Người Israel luôn bày tỏ sự tự hào khi nói về đất nước mình rằng: Tuy có khí hậu và địa lý vô cùng khắc nghiệt, nhưng chúng tôi vẫn có nền nông nghiệp tiên tiến nhất Thế giới. Điều gì đã giúp cho đất nước này tạo nên được một kỳ tích như vậy?
Trong một lần phỏng vấn và được đặt câu hỏi như vậy, ông Ali Yhia - một quan chức của Bộ Ngoại giao Israel cho biết: “Bí quyết để Israel phát triển là trí tuệ cộng với sự đoàn kết. Israel thật sự coi trọng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo và phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ”.

Xây dựng đất nước từ nông nghiệp

Trong phát triển nông nghiệp, họ xây dựng những chính sách đồng bộ, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với triển khai ứng dụng thực tế. Từ cấp lãnh đạo đến doanh nghiệp đều có tầm nhìn và tư duy chiến lược toàn cầu. Ngay cả các chủ trang trại đôi khi cũng chính là các nhà khoa học.
Vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là thế, nên nước ngọt ở Israel được coi như "vàng trắng" và được quản lý một cách chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào trên Thế giới. Chính phủ nước này xây dựng riêng một bộ luật để đo lường mức tiêu thụ nước, kiểm soát việc khai thác nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước. Công nghệ xử lý nước của Israel thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với tỉ lệ tái chế tới 75%.
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?
Hệ thống tưới nước nhỏ giọt
Không có sự phân biệt, dù ở những thành phố lớn hay những vùng nông thôn, hoang mạc, hệ thống tưới nước hoàn hảo đến mức gần như không để bỏ phí một giọt nước nào.
Tất cả cây trồng ở đây đều được ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Chất dinh dưỡng theo các ống dẫn nước tới từng gốc cây, gốc rau và được tưới bón nhỏ giọt tùy theo từng loại cây củ quả bởi một phần mềm điều khiển tự động sau khi đã nạp đủ thông tin về độ ẩm không khí, đất đai, tuổi và nhu cầu tăng trưởng của từng loại cây.
Không chỉ cây trồng, toàn bộ cây cối, thảm cỏ, vười hoa tại Israel cũng đều được tưới theo công nghệ nhỏ giọt. Trẻ em Israel được dạy tiết kiệm nước từ bé, 75% nước thải sinh hoạt được tái tạo sử dụng lại, nước qua hệ thống lọc trở thành nước tinh khiết có thể uống được ngay.
Ngoài trồng trọt, nền nông nghiệp Israel nổi tiếng với chăn nuôi bò sữa cho năng suất cao nhất Thế giới, đạt 12.000 lít/con/năm, trong khi đó ở New Zealand là 4.000 lít, ở Hà Lan 8.000 lít và ở Mỹ là 9.000 lít. Chất lượng sữa cũng vào loại tốt nhất, lượng đạm và lượng mỡ cao hơn hẳn các loại sữa ở các quốc gia khác.
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?
Công nghệ nuôi bò lấy sữa của Israel
Nếu có dịp đến Israel, hãy tới thăm thung lũng Arava - niềm tự hào của mọi người dân Israel, nơi mà vị Tổng thống đương nhiệm của Israel, Shimon Peres đã phải thốt lên khi đến thăm nơi này vào năm 2009: “Hãy đến để thấy rằng, chính con người cũng có thể tạo nên vườn địa đàng".
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?
Trang trại tại sa mạc Arava
Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất Thế giới, nằm ở khu vực khô hạn nhất của hoang mạc Negev. Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40 độ C và ban đêm là 25 độ C. Còn mùa đông lại có nhiệt độ ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ trên dưới 3 độ C.
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?
Nông dân Arava đang kiểm tra sản phẩm
Thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng có đến 90% dân số tại Arava là những người làm nông nghiệp. Trải dài khắp thung lũng là những cánh đồng ô liu, cam, lựu, vải thiều, nho, chuối… xanh tươi mơn mởn, những khu nhà kính ngập tràn hoa, rau sạch, cà chua bi, cà chua nhót, dưa chuột, cà tím… Tất cả đều được áp dụng công nghệ hiện đại nhất để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?
Nông sản tại Desertech, triển lãm nông nghiệp được tổ chức hàng năm tại Arava
Không chỉ sản xuất lương thực cho riêng mình, người nông dân Arava còn đem sản phẩm của mình xuất khẩu ra khắp Thế giới. Không thể ngờ rằng, một trong những nơi khô cằn nhất thế giới lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng rau và 10% tổng sản lượng hoa xuất khẩu của Israel.

Bài học cho đất nước Việt Nam

Câu chuyện ở đất nước Israel là như thế, từ số không xây dựng thành một cường quốc có nền nông nghiệp phát triển nhất Thế giới. Nếu mang những điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi của Việt Nam, đặt vào vị trí của Israel thì không biết họ còn phát triển đến mức nào nữa?
Dưới đây là bảng so sánh thú vị giữa 2 nước được lập bởi một chuyên gia người Việt Nam, sau chuyến công tác của người này tới đất nước Israel:
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?
Việt Nam mang danh là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhưng công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản gần như là không có gì, người nông dân vẫn phải tự mình xoay sở. Các máy móc đơn giản trong sản xuất nông nghiệp và bảo quản nông nghiệp hầu như phải nhập từ nước ngoài.
Người nông dân dường như phải tự tạo cơ hội cho riêng mình, ví như ông Nguyễn Văn Xự ( An Giang ), Đức Trọng (Lâm Đồng), Bùi Sĩ Tới (Yên Bái)... tự sáng chế ra máy móc để phục vụ sản xuất cho bà con nông dân.
Có chăng Việt Nam nên nhìn vào đất nước Israel để học tập và thay đổi? So với đất nước họ, Việt Nam hiện đang có trong tay rất nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, và là một đất nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời.
Một nền nông nghiệp vững bền sẽ là một nền móng vững chắc để xây dựng một nền kinh tế phát triển. Trước khi nghĩ đến việc tính xem sẽ xây nhà cao bao nhiêu tầng, mỗi năm cao thêm được mấy tầng thì việc cần làm là tạo nên một nền móng thật vững chắc.
Nền tảng công nghệ tuy không có, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi từ các nước phát triển. Sao chép thành công của người khác để đem đến thành công cho riêng mình là phương thức đã được Thế giới áp dụng từ lâu và luôn hiệu quả trong mọi lĩnh vực./.
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc/thuc-vat/54998_chung-ta-hoc-duoc-gi-tu-nhung-nguoi-nong-dan-do-thai.aspx

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Những Con Lừa Của Thời Đại Mới




Alan Phan

shrek-donkey
7 Sep 2014
(Có 2 cách để bị lừa dối. Một là tin vào những điều không thực; hai là không chịu tin vào những điều thực – There are two ways to be fooled. One is to believe what isn’t true; the other is to refuse to believe what is true – Soren Kierkegaard)
Những năm đầu tiên khi làm cho Eisenberg, tôi thường được đi gặp những đại gia nổi tiếng của châu Á và Nam Mỹ. Thậm chí cả vài vị nguyên thủ quốc gia. Những lần như vậy, tôi rất phấn khích, tự hào và có thể nói là thích khoe khoang…cùng các bạn đồng nghiệp, gia đình và đối tác. Một lần, ông boss kéo tôi đi ăn trưa và kể cho tôi nghe một câu chuyện.
Có khu miền núi hẻo lánh ở Peru nơi một linh mục cai quản một giáo phận khá rộng nhưng chỉ có một nhà thờ nhỏ. Địa thế hiểm trở, các làng cách nhau quá xa, nên muốn thu hút con chiên, ông làm lễ sáng chú nhật sớm tại nhà thờ trung ương, rồi chất tượng Chúa, thánh giá…lên lưng một con lừa và cùng đi bộ qua một làng khác cho lễ trưa, rồi một lễ tối tại một làng khác nữa.
Dọc đường, giáo dân đều cúi rạp người khi tượng Chúa đi qua. Con lừa rất khoái trá mỗi khi nhận được những thờ phụng và sùng bái. Cho đến một ngày, anh hàng xóm mượn con lừa của nhà thờ để qua một làng khác mua sắm. Vẫn con đường cũ, vẫn những giáo dân xưa…nhưng không ai buồn nhìn con lừa chứ đừng nói đến chuyện chấp tay lạy. Con lừa vỡ lẽ rằng không phải “con lừa” mà là hào quang của “tượng Chúa” đã tạo nên sự khác biệt.
Tôi tỉnh người…và còn tỉnh hơn nữa, khi hết làm cho Eisenberg. Những cú phone gọi đến các đại gia đã từng ca tụng và tiếp đãi thân thiết tôi trong những bữa tiệc không bao giờ qua khỏi screening của các trợ lý.  Con lừa lại trở thành …con lừa.
Một điểm yếu của tuổi trẻ là hay lầm lẫn những gì mình thực sự làm chủ và những gì do người khác nhờ mang dùm.
Trong một nền kinh tế mà mọi chuyện của xã hội đều được vận hành bởi “quan hệ với quyền lực” thì phần lớn con lừa đều mang chung một ảo tường về giá trị và thực chất của con người mình. Với ngôn ngữ phương Tây, con lừa thường tượng trưng cho sự ngu xuẩn. Ở Việt Nam, chữ “lừa” còn mang thêm vài thâm ý: mong là cái bề ngoài nhờ quyền lực có thể làm mù mắt người ngoài hay “lừa” chính mình về sự giá trị thực sự của bản thân.
Một thí dụ gần đây là Chu Vĩnh Khang hay Bạc Hy Lai của Trung Quốc. Với tài sản thâu tóm khoảng 25 tỷ đô la cho 2 gia đình và một vị thế chánh trị gần như tuyệt đối vì nắm bộ máy công an và tuyên truyền, hai ông là hai đỉnh cao của xã hội lừa. Bây giờ, con lừa lại trở thành …con lừa, và sắp bị hy sinh.
Gần đây, vì tuổi tác mình  đã cao, nên tôi hay gặp những cựu quan chức về hưu sau một thời lừng lẫy. Họ vẫn còn nhiều hoang tưởng về quyền lực, về trí khôn, về ảnh hưởng…Cũng may là phần lớn đã “hạ cánh an toàn”, giấu diếm được ít nhiều tiền bạc và tài sản, nên cũng còn điếu đóm vây quanh. Mất đi những thứ này thì họ sẽ chỉ biết cam phận…như hàng chục triệu con lừa họ đã sinh sản ra suốt vài chục năm qua.
Doanh nghiệp cũng không khác gì hơn con người. Lợi nhuận tạo ra từ những phi vụ dựa trên quan hệ với quyền lực thì không thể nào bền vững hay đem ứng dụng vào một môi trường kinh doanh khác. Tôi gặp vài đại gia Trung Quốc và Việt Nam, sau khi bị thất sủng và mất tài sản, thu góp vài chục triệu đô la qua Mỹ tìm đường làm ăn. Họ cũng năng động và cố gắng nhưng họ nhận rõ rằng kỹ năng và kinh nghiệm của họ không thích hợp (nói nôm na là không có quan chức Mỹ nào chịu chống lưng để cùng đi đường tắt); nên cuối cùng, họ đem tiền quay về nước hay tìm đến những xứ xa xôi tận châu Phi hay Trung Đông nơi “phong bì” vẫn là một văn hóa.
Cái giá trị thực của một doanh nghiệp (như con người) là những tài sản mềm: sáng tạo, thương hiệu, uy tín, thị phần, cách phục vụ khách hàng, sản phầm chất lượng, công nghệ know-how, đội ngũ quản lý. Không phải vài miếng đất cướp từ nông dân hay nhà máy xây bằng tiền OPM của ngân hàng qua các định giá giả tạo.
Một quốc gia cũng có những giá trị tương tự. Nếu một chế độ không đặt nền tảng dựa trên hạnh phúc thực của người dân, đo lường bằng thu nhập và tự do; nếu một chế độ không coi trọng danh dự, trung thực và minh bạch; mà chỉ dựa trên quyền lực đán áp, nhất là từ chỉ thị của nước ngoài…thì con lừa quốc gia sẽ tụt hậu lần lần cho đến một ngày “tượng… lãnh đạo” không còn chất thánh.  Và… con lừa lại trở thành …con lừa (nghĩa đen và trắng)./.
Alan Phan
http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/nhung-con-lua-cua-thoi-dai-moi.html

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Danh sách thức ăn làm tăng - làm giảm áp huyết.



Xoài, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, hồng, cam thảo, rong biển bổ máu, quýt nhiệt, táo đỏ khô, sâm, mít, trái vải, làm tăng áp huyết gồm các chất ngọt, tính nóng. Trong thuốc Malox chữa bệnh bao tử hoàn toàn là bột cam thảo nên bị tăng áp huyết.
Củ dền, cà rốt, rau Kele làm tăng máu tăng áp huyết. Brocoli, bắp cải, bổ xương.
Cam, nho chua, dưa, dứa, dừa, táo chua, củ cải trắng, đu đủ, đậu xanh, chocolat đen, chocolat thường thì không hạ áp huyết vì chất chocolat làm hạ, chất đường ngọt làm tăng nên trung tính, chocolat trắng thì tăng, chuối tuy ngọt nhưng tính hàn làm hạ, cam, chuối và sữa chua, sữa đậu nành hàn nên bị biến thành đàm cản trở tiêu hóa và dễ bị suyễn hay đàm chứa trong phổi gây khó thở,
Bưởi không lên không xuống chỉ làm tiêu mỡ, làm ốm, tây y cấm kỵ dùng thuốc Lipitor trị cao mỡ dùng chung với bưởi không do nguyên nhân hai vị thuốc tương phản, mà sợ bị lộ ra là tác dụng của bưởi có công hiệu mạnh gấp nhiều lần Liptor.
Còn vị đáng làm tăng hay hạ. Có 2 loại đắng nhiệt và hàn, đắng nhiệt như cà phê, các thức ăn nướng, làm tăng áp huyết, đắng hàn như khổ qua làm hạ áp huyết,
Củ cải trắng còn có công dụng vắt nước nhỏ vào mũi chữa viêm mủi dị ứng hắt-xì,
Trái Kỷ Tử (Goji) không ảnh hưởng đến áp huyết nhưng chống mệt mỏi tăng oxy, tăng ion trong máu, Dùng 1 thìa Kỷ Tử khô, ngâm trong 1 ly nước nóng cho nở ra, ăn cả cái và uống nước sẽ cảm thấy khỏe và sáng mắt.
Đông y biết thức ăn nào làm tăng hay hạ áp huyết trên tiêu chuẩn tiêu hóa thức ăn, cái nào làm khí thăng mà không hạ hay bị bón là làm tăng áp huyết, cái nào làm khí hạ hay tiêu chảy là làm hạ áp huyết.
Như bón thì giữ khí lại, làm tăng khí thì nhức đầu, ăn đu đủ làm nhuận trường hạ khí dễ đi cầu thì làm hạ áp huyết, đu đủ xanh hay dứa làm mền tan những thức ăn cứng.
Trong đông y phân biệt các loại khí trong thức ăn như : Gừng liễm (giữ) khí, như người đang bị xuất mồ hôi lạnh thoát dương khí, uống nước gừng làm khí không thoát ra nữa, gọi là liễm khí nhưng không làm tăng hay giảm áp huyết. Ăn đu đủ làm đi cầu dễ là khí hạ.
Canh lá Kỷ Tử mát chứ không hàn, nên không ảnh hưởng đến tăng giảm áp huyết, điều chỉnh lượng đường trong mắt làm sáng mắt, uống thân rễ cây Kỷ Tử gọi là Địa Cốt Bì làm hạ đường. Trái Kỷ Tử làm khỏe người khi đang bị mệt.
Có người hỏi : Thỉnh thoảng nấu 20 trái Kỷ Tử, 4 lát sâm, 4 lát gừng, 5 trái táo đỏ. Chưng cách thủy 45 phút, uống hạ áp huyết, nhưng khi đo lại tăng áp huyết như vậy có ảnh hưởng gì không, và bao lâu mới uống 1 lần như vậy.
Đừng uống như vậy mất công lắm. Ai muốn hạ áp huyết và muốn bổ thận, thì mua táo đen khô mà ăn, áp huyết thấp muốn bổ tim thì ăn táo đỏ khô, muốn áp huyết không tăng mà muốn tăng đường và vừa bổ tim bổ thận thì ăn chung nấu chung vừa táo đỏ vừa táo đen.
Sâm làm tăng khí, gừng giữ khí, kỷ tử hạ khí, thì khí đi đâu, người dư khí không uống được.
Chẳng hạn áp huyết thấp khi ăn xong 30 phút sau đi tưới cây, đi tới đi lui thấy nhức mỏi là tại sao. Do thiếu đường, vì cơ thể vận động là mất đường. Hỏi : Như vậy uống thêm mật ong có được không. Được, nhưng không hay bằng uống Coca vừa tăng đường vừa tăng áp huyết, tăng năng lượng, vừa tiêu hóa thức ăn nhanh, không bị trỉ trệ làm mệt bao tử.
Còn muốn giữ khí phải ăn thêm gừng, giữ ấm người, ấm bao tử, uống trà gừng táo đỏ mật ong tốt hơn, làm tăng áp huyết, tăng đường không làm hạ đường nên không mệt, giữ khí, ấm người, nên làm việc thoải mái.
Trà xanh, trà đen làm hạ áp huyết, làm săn chắc đường ruột, lợi cho những người đã có thói quen uống nhiều nước đã làm phình giãn ruột, bỏ uống nước nhiều mà uống trà xanh thì ruột đang phình sẽ thu nhỏ lại, vì trà xanh uống vào 1 ly mà đi tiểu ra 2-3 ly, có tính chất rút tháo bớt nước ra ngoài ./.


https://www.youtube.com/watch?v=IMdf5mLvByw&list=UUfRJUx1mLq9ANY929puo-fA&index=10

Chào Mẹ





Truyện ngắn: Vũ Thất

Tôi không khó khăn nhận ra mẹ khi bà vừa bước ra khỏi trạm kiểm soát an ninh phi trường. Một tay kéo chiếc va ly nhỏ, một vai mang chiếc xách tay, mẹ thong dong như trôi theo dòng người. Dáng mẹ trông mảnh mai, thanh nhã, linh hoạt dù rằng đã ở cái tuổi tám mươi. Tóc đã bạc phơ. Chiếc áo sơ mi màu trắng như giúp khuôn mặt mẹ tươi tắn hơn ngày tôi gặp mười lăm năm trước. Mẹ đưa mắt tìm kiếm. Tôi giơ tay vẫy. Bà mừng rỡ vẫy lại. Tôi cười khi mẹ đến gần:

“Chào mẹ!”

Mẹ buông rơi chiếc va ly, mở vòng tay ôm ghì lấy tôi. Tôi cũng ôm xiết mẹ mà sao không cảm nhận chút nồng ấm nào. Từ khi chưa đầy một tuổi, ba mẹ tôi đã đành đoạn bỏ rơi tôi. Thôi nôi, ngoại cúng kiến van vái. Lên ba, ông ngoại mất. Lên năm, bà ngoại lìa đời. Cậu mợ tôi thừa hưởng gia sản nên… thừa hưởng luôn việc săn sóc dưỡng dục tôi. Vì vậy mà khi khôn lớn, tôi hầu như quên hẳn mình còn đủ cha đủ mẹ.

Tôi lái xe vào trung tâm thủ đô, chạy vòng vòng cho mẹ xem phố xá rồi quẹo sang đường Constitution. Tôi chỉ mẹ xem đài tưởng niệm Washington, tòa Bạch ốc và hứa một ngày khác sẽ đưa mẹ vào xem tận bên trong. Mẹ nói mẹ muốn ưu tiên gặp em của mẹ, còn việc tham quan chừng nào cũng được. Tôi cho mẹ biết cậu mợ đang chu du Âu châu, hai tuần nữa mới về. Sợ mẹ hiểu lầm, tôi giãi bày:

“Cậu mợ ghi tên đi chơi trước ngày mẹ báo tin qua đây nên không hủy bỏ được. Con đã xin nghỉ một tháng. Trong tháng đó mình sẽ đi một vòng sơ khởi nước Mỹ. Mẹ sẽ gặp em trai mẹ vào tuần lễ thứ ba...”

Tôi ngưng nói khi thấy mẹ xoay mặt về khung cửa kính. Nhân lúc xe qua cầu, tôi cất cao giọng:

“Đây là sông Potomac. Đi xuôi dòng sẽ trông thấy một phần hình ảnh rất đẹp của thủ đô. Nhà của con phía thượng dòng cách đây độ nửa giờ.”

Mẹ vẫn nhìn quang cảnh thành phố, chỉ có tiếng “thế à” hờ hững vang lên. Tôi nhìn đồng hồ và mừng là đã tới giờ cơm chiều. Tôi nói nhỏ nhẹ:

“Suốt ngày đêm trên máy bay, chắc mẹ thèm cơm. Khu thương mại Eden của người Việt vùng này có một nhà hàng nấu món canh chua cá bông lau, cá kho tộ ngon lắm!”

Bà nói giọng mệt mỏi:

“Nói chung thì mẹ thèm một tô phở.”

Một cái gì nghẹn ngào đột ngột trào dâng trong tôi. Hai mươi năm tập kết ra Bắc mẹ đã bị đồng hóa. Không chỉ thay đổi cả giọng nói, ngôn từ mà lơ là luôn cả món ăn ưa thích của miền Nam. Tôi ngờ rằng bà không phải là người sinh ra tôi…

Tôi đưa mẹ vào tiệm Phở Xe Lửa và gọi tô đặc biệt. Mẹ khen ngon hơn phở ở Sài Gòn. “Nhưng vẫn thua phở Hà Nội”, tôi nhanh nhẩu tiếp lời. Mắt mẹ thoáng chút ngạc nhiên rồi lặng lẽ quan sát xung quanh… Tôi cũng quan sát bà. Tôi giống mẹ lạ lùng. Chắc chắn nhìn chúng tôi, không ai nghĩ khác hơn là mẹ và con. Mà giống mẹ để làm gì khi tâm hồn chúng tôi không có chút gì hòa điệu…

Tôi nhấn một chiếc nút trên trần khi xe sắp quẹo vào driveway và lái thẳng vào garage. Trong khi tôi mở cóp nhấc xuống các hành lý, mẹ đi ra phía trước đường. Tôi bước đến bên mẹ khi bà ngắm nghía ngôi nhà, trầm trồ:

“Nhà của con đây hả? To và đẹp quá, ngoài tưởng tượng của mẹ. Quang cảnh cũng thật sáng sủa tươi mát.”

Tôi cười buồn:

“Chúng con mới mua năm ngoái và chắc cũng sắp bán…”

Giọng mẹ thảng thốt:

“Tại sao thế?”

Tôi nắm cánh tay mẹ dìu đi:

“Mẹ vào nhà nghỉ ngơi. Từ từ rồi mẹ sẽ biết...”

Tôi bấm số liên hợp và mở toang cánh cửa. Mẹ bước vào, đứng sững người trên tấm thảm nhỏ mang chữ welcome. Dường như mẹ không tin những gì mẹ đang thấy. Mẹ ngập ngừng bước đi, mắt dừng lại từng vật trang trí ở phòng khách, phòng gia đình, miệng lẩm bẩm lời tán thưởng. Khi mẹ hướng về khu bếp, tôi biết mẹ sẽ ở đây lâu hơn nên lặng lẽ trở ra ngoài mang hành lý vào nhà. Khóa cửa xong, tôi đảo mắt tìm mẹ. Bà đang ở trong phòng đọc sách, đứng lặng yên trước bàn thờ. Mẹ không nhìn các tượng Phật rất đẹp tôi thỉnh tận Thái Lan. Mắt mẹ đang đăm đăm nhìn di ảnh của Huy. Anh mặc áo tiểu lễ hải quân với dây biểu chương, trên một nắp túi là chiếc huy hiệu hạm trưởng và bảng tên Lê Quang Huy. Bên kia là hai hàng huy chương nhiều sắc màu khác biệt. Và Huy đang tươi cười…

Mẹ nói bằng giọng ngạc nhiên mà bình thản:

“Sao con không nói gì với mẹ?”

Tôi lắc đầu:

“Để làm gì? Mẹ có biết gì về ảnh đâu và chắc cũng không ưa ảnh!”

Mười lăm năm trước, khi về chịu tang ba tôi, tôi đã từ chối trả lời mọi câu hỏi của mẹ. Tôi muốn cho thấy khi bà đã có can đảm bỏ rơi tôi thì tôi cũng có can đảm coi như đời tôi không dính dáng gì tới bà. Mãi gần đây, khi mẹ ngỏ ý muốn qua thăm chúng tôi, Huy khuyên tôi nhận lời, dù gì bà cũng là người sinh thành ra mình. Tôi nghe lời khuyên nhưng chỉ một mình tiếp đón mẹ. Huy chết bất thần vì cơn đột quỵ.
Mẹ nhìn khắp bàn thờ rồi quay phắt sang tôi:

“Sao không thấy con thờ ba con?”

“Thờ ba? Tại sao con phải thờ ba?”

Mặc dù đã tự nhủ, tôi vẫn không dằn được cơn bực tức bùng vỡ. Mẹ quay đi, lặng lẽ thắp nén nhang cắm vào lư hương, nhìn Phật Bà, nhìn Huy rồi thở dài lặng lẽ bước lên thang lầu. Tôi đã từng nghe nhiều tiếng thở dài tương tự của mẹ trong suốt thời gian mười ngày về dự đám táng ba tôi. Tôi đã cho bà thấy tôi không chỉ dửng dưng với người chết mà còn lạnh lùng với cả người còn sống. Liệu có ai cư xử khác tôi khi suốt quãng đời dài gần bốn mươi năm mà chỉ vài lần được nghe nhắc đến mẹ cha mình bằng lối bông đùa.

Năm tôi lên mười bốn, sau trận Mậu Thân khói lửa khắp Chợ Lớn Sài Gòn, một bữa, lần đầu tôi nghe cậu nhắc tới ba mẹ. Trong bộ đồ trận rằn ri mang lon trung tá, cậu ra vẻ trịnh trọng: “Nè, Phượng! Con có biết là suýt nữa con đã có dịp trùng phùng ba mẹ con không?” Trong khi tôi tò mò lắng nghe, cậu tỉnh bơ tiếp: “ Nhưng vì cậu thấy họ không xứng đáng làm bậc cha mẹ, cậu đã đuổi họ về mật khu rồi!” Tôi thường cười với mỗi cợt đùa của cậu nhưng lần đó tôi mím môi muốn khóc.

Năm hai mươi mốt tuổi, khi tôi đưa Huy về nhà giới thiệu nhân buổi tiệc mừng cậu thăng cấp tướng, cậu nói nhỏ vào tai tôi: “ Chà chà! Như vầy là kẹt cậu rồi! Con mà chọn tên hải quân đó làm chồng thì cậu khốn khổ với chị cậu. Tuy nhiên, nếu con… năn nỉ cậu, cậu cũng liều cho con làm… bà thiếu tá.” Tôi vẫn cười thầm về chuyện này vì bốn tháng sau, sự thể đảo ngược. Chính cậu lại là người phải “năn nỉ” tôi để cả gia đình được lên tàu của Huy rời khỏi Việt Nam.

Chúng tôi thành hôn ở Mỹ. Huy trở lại đại học, tôi đi làm ngày đêm. Rồi lần lượt hai đứa con ra đời. Huy ra trường đi làm. Tôi vào đại học. Vất vả mà hạnh phúc. Tôi quá bận rộn để nhớ về quê cha đất tổ, cho tới mười năm sau tôi mới lại nghe tin tức ba mẹ. Lại vẫn do cậu đưa tin. Cậu tôi cho biết đã liên lạc được với chị của mình. Không lâu sau đó tôi liên tiếp nhận được thư ba mẹ tôi bày tỏ lòng khao khát mong nhận được thơ tôi và hình ảnh gia đình. Và tiếp đến là những lá thư mong mỏi tôi về Việt Nam. Tôi nhận thư, tôi đọc, lòng ngơ ngẩn, bâng khuâng nhưng không có chút hứng thú trả lời. Thậm chí nhiều năm sau, cái tin ba tôi đau nặng cũng chỉ được đón nhận với lòng dửng dưng.

Huy bảo tôi nên về. Cậu mợ gọi điện bảo tôi phải về. Tôi thưa với cậu mợ rằng tôi không có cha mẹ nào khác ngoài cậu mợ nhưng cậu mợ tiếp tục thúc bách và giảng đạo lý. Tôi rủ cậu mợ cùng về. Cậu bảo cậu không muốn giỡn mặt với chính quyền cộng sản. Cuối cùng tôi khăn gói một mình lên đường. Thời điểm này chúng tôi còn nghèo nên Huy đành ở lại với hai con.

Nhưng đoạn đường quá xa để ba tôi không thể chờ. Ông vĩnh viễn ra đi vài giờ trước lúc tôi bước vào ngôi nhà xưa. Dù vậy tôi vẫn còn kịp nhìn mặt ba tôi. Nhìn chỉ một lần mà vẫn đủ để khuôn mặt già nua, khắc khổ, hoàn toàn xa lạ đó theo tôi về tận xứ Mỹ. Thỉnh thoảng nhân một liên tưởng về dòng họ ai còn ai mất, khuôn mặt của ông lại hiện ra cùng với những tiếng thở dài của mẹ. Thế mà tuyệt nhiên, tôi không hề nghĩ đến việc thờ phượng ông…

Mẹ nằm trong buồng riêng suốt đêm ngày, mãi đến tối hôm sau mẹ mới tươi tỉnh hẳn. Tôi rủ mẹ đi ăn đồ biển. Mẹ ăn tự nhiên, ngon lành. Nếm đủ tôm cua nghêu sò ốc hến. Luôn cả hào tươi. Lâu lắm mới có dịp ăn ngoài, tôi cũng tận lực nuốt. Trên đường về nhà, mẹ hỏi:

“Cậu bảo con có hai thằng con trai. Chúng nó đâu mà mẹ chưa gặp?”

“Tụi nó đều đã lập gia đình. Mỗi đứa ở mỗi tiểu bang khác nhau, khá xa. Đứa lớn ở Georgia, có hai con, đứa nhỏ ở Texas, đang chờ con đầu lòng. Con đã sắp xếp để mẹ đến chơi với chúng nó, mỗi đứa vài ngày, sau khi mẹ gặp cậu mợ.”

Mẹ nhìn tôi, dò hỏi:

“Con ở đây một mình sao?”

Tôi gật đầu:

“Vì vậy mà con có ý muốn bán nhà này về sống với mấy đứa nhỏ, luân phiên mỗi đứa một thời gian. Tụi nó đang năn nỉ con về ở chung.”

Giọng mẹ ngập ngừng:

“Phải thú nhận rằng mẹ vừa trông thấy căn nhà này là mê ngay. Nếu con bán thì bán cho mẹ. Mẹ con ta sẽ ở đây, mãi mãi tới ngày mẹ chết…”

Tôi đăm đăm nhìn mẹ. Tôi đã biết từ lâu là mẹ rất giàu, chỉ ngạc nhiên về ý cuối. Nó đến quá bất ngờ như là một nhánh gai quẹt vào người. Tôi nghe xót đau, khó chịu. Tôi không chuẩn bị việc này, cũng không muốn nó xảy ra. Đầu óc tôi đông cứng. Chợt hình ảnh Huy hiện ra, miệng cười cười. Ba tháng nay, từ ngày anh mất, khi tôi gặp điều gì khó xử là anh lại hiện về. Nụ cười của anh luôn luôn giúp tôi tìm giải pháp. Tôi thấy bao nhiêu phiền phức nếu cho mẹ ở chung. Tôi đã quen với cuộc sống không có mẹ. Chỉ mới hai mươi bốn tiếng đồng hồ “có mẹ” mà tôi đã chịu đựng biết bao gượng ép.

Mẹ nhìn tôi dò hỏi. Tôi nói:

“Con mới mất anh Huy. Con cần một thời gian yên tĩnh.”

“Mẹ cũng cần có thời gian sắp xếp mọi việc ở Việt Nam. Năm tới mẹ trở qua sống hẳn với con. Con đồng ý chứ?”

Tôi không biết nói gì hơn. Tôi như nghe tiếng Huy văng vẳng: “Đừng làm mẹ buồn!” Tôi cố nhìn vào bóng đêm loang loáng tìm hình bóng Huy nhưng chỉ thấy ánh đèn đỏ vừa bật ở ngã tư…

Sau năm ngày dạo chơi phố xá và ngắm cảnh Nữu Ước, chúng tôi dành hai đêm thử thời vận ở sòng bạc Atlantic City. Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, cả hai mẹ con thắng lớn. Chúng tôi về đến nhà, tẩy rửa xong lớp bụi đường thì trời tối hẳn. Tôi thấy mệt mỏi nhưng mẹ tỉnh bơ đề nghị để mẹ nấu ăn ở nhà. Tôi nói sẽ ăn ở nhà nhưng mẹ khỏi nấu. Mẹ không tỏ gì ngạc nhiên khi tôi gọi thức ăn bằng điện thoại. Bà ngồi thoải mái trong bộ ghế êm ái, xem truyền hình đưa tin thế vận hội. Tôi sắp đặt chén đũa, khăn ăn và nước ngọt rồi ngồi xuống cạnh mẹ. Chợt mẹ quay sang tôi, giọng ngập ngừng thiếu tự nhiên:

“Mẹ phải nói với con chuyện này. Em trai con muốn nhờ mẹ hỏi con giúp nó một việc.”

Em trai tôi? Tôi từ từ hình dung đứa em trai của mình. Tôi đã nhớ ra một hình dáng hiền hòa thường quanh quẩn gần tôi. Cũng như cậu và mẹ, em tôi nhỏ thua tôi năm tuổi. Nhưng nó khác với tất cả chúng tôi là đã không chào đời ở miền Nam. Tôi nhìn mẹ chờ đợi. Giọng mẹ đều đều:

“Đứa con gái út của nó học rất giỏi. Năm tới lên đại học. Nó muốn nhờ con giúp cháu qua học bên này. Nó không muốn cho cháu ở nội trú. Nó xin cho cháu ở với con. Cơ bản là con không phải tốn kém gì hết. Mẹ sẽ lo đi chợ, nấu ăn cho cả nhà...”

Cơn giận chợt ứ lên ngực làm tôi khó thở. Tôi hít vào một hơi thật sâu. Tôi biết là mở miệng lúc này tôi sẽ nói ra lời cay độc. Tôi nhìn ra ngoài trời đang đổ mưa với những ánh chớp liên hồi. Tôi nhớ tới những cơn mưa đầy sấm sét trong căn nhà thênh thang thuở lên mười. Thuở đó cậu tôi đổi đi đơn vị xa và mợ theo cậu. Người giúp việc thì ngủ gần bếp, xa căn buồng riêng biệt của tôi. Tôi đã vô cùng sợ hãi và từng ước ao có được một đứa em. Bây giờ tôi đâu còn cần. Tôi nói chầm chậm:

“Thì ra mẹ qua đây không phải vì con mà vì tương lai cháu nội của mẹ!”

Bà nhìn tôi tỏ vẻ ngạc nhiên:

“Con nói gì lạ vậy. Tất nhiên mẹ qua đây là vì con, bởi vì mẹ muốn bù lại thời gian ba mẹ bỏ bê con. Mẹ không hề vì cháu nội. Nó chỉ ngỏ lời sau khi biết ý định của mẹ.”

Mẹ đưa tôi lá thư cầm sẵn:

“Đây là thư nó gửi cho vợ chồng con.”

Tôi hững hờ nhận. Mẹ tiếp:

“Thật ra nó cũng đã hỏi các thủ tục xin ở nội trú. Không có con ở đây, con của nó vẫn qua đây học. Mẹ thấy điều quan trọng là có người ruột thịt cận kề, coi sóc, nhắc nhở.”

Tôi cười chua xót, không còn ngăn được lời mai mỉa:

“Ruột thịt? Có là ruột dư với thịt thừa! Và mẹ đã từng cắt bỏ không thương tiếc!”

Mẹ nhìn tôi đăm đăm:

“Con vẫn còn giận mẹ đến thế sao? Lần con về, mẹ đã hết lời giải thích…”

“Con vẫn nhớ các lời giải thích đó: Ba mẹ đâu có muốn xa con, chẳng qua chỉ vì muốn góp phần giành độc lập, thống nhất đất nước. Thì đất nước đã độc lập thống nhất, sao mẹ và cháu nội không ở Việt Nam mà hưởng.”

Mẹ buông tiếng thở dài. Tôi cũng chợt nhận ra mình vừa buông lời xỉa xói hỗn hào.

Tôi trầm giọng:

“Con xin lỗi. Hễ nhớ đến những ngày con bị bỏ rơi là cứ muốn nổi xung thiên…”

“Mẹ phải làm gì để được con tha thứ, quên đi chuyện cũ. Con nghĩ lại đi. Ba mẹ đâu có gửi con cho ai xa lạ. Người đó chính là ba mẹ ruột của mẹ. Con lúc nào cũng nhận được trọn vẹn tình thương và chăm sóc…”

Tôi cố giữ giọng bình thường:

“Ba mẹ ruột của mẹ chớ đâu phải ba mẹ ruột của con! Suốt tuổi thơ của con, con bị bạn bè cười nhạo là đứa trẻ mồ côi, là con không cha không mẹ!”

Nước mắt tôi tự dưng ứa ra, rơi dài xuống. Mẹ đứng lên, bước lại ôm choàng lấy tôi.

Tôi khóc nức nở trên vai mẹ. Khi muộn phiền đã dịu xuống, tôi nhìn thẳng vào mắt mẹ:

“Mẹ không thấy là mẹ không công bằng sao? Lúc con ở cái tuổi rất cần sự săn sóc của ba mẹ thì ba mẹ bỏ đi biền biệt. Còn bây giờ, khi mẹ muốn ở gần con thì mẹ đã bước vào cái tuổi gần đất xa trời, cái tuổi mẹ cần con chớ con không cần mẹ. Thật lòng mà nói, cho tới giờ phút này, con không một mảy may cảm thấy chút gì thương yêu mẹ, thì nói chi thương yêu cháu.”

Mẹ ôm mặt, thân hình thả rơi lên ghế. Tôi nghe tiếng nấc của mẹ và nghe lòng chùng xuống. Tôi nói nhanh như sợ không còn nói được:

“Nhưng có điều chắc chắn là con cũng không thể chối bỏ mẹ không phải là mẹ của con. Chừng nào mẹ muốn ở với con, mẹ cứ ở. Chừng nào mẹ muốn đi, mẹ cứ đi.”

Điều em con muốn, cháu con muốn, con khó mà nói được lời từ chối!

Mẹ vẫn ngồi yên, thút thít khóc. Đúng lúc tôi muốn ngồi xuống ôm lấy mẹ thì tiếng chuông reo. Tôi thở hắt ra, bước về phía cửa nhận thức ăn mang tới…

Rời San Francisco trên chiếc xe chở khách chúng tôi ôn lại những địa điểm đã viếng thăm qua ba ngày ở vùng vịnh. Mẹ tỏ vẻ hài lòng đã được chính mắt chiêm ngưỡng chiếc cầu nổi danh Golden Gate. Mẹ cũng yêu thích cái công viên cùng tên với khung cảnh nên thơ thanh bình mà mẹ gọi là hồ Tịnh Tâm. Hai ngày ở San Jose, ấn tượng nhất đối với mẹ là những hình ảnh sinh động, huy hoàng và lạ mắt của vô số loài sống dưới nước hiển hiện ngay trước mắt trong Monterey Bay Aquarium.

Khi chúng tôi về tới quận Cam. Cậu và các con cháu đón chúng tôi ở bến xe, chỉ thiếu có mợ. Khi tôi thông báo mẹ sẽ sang thăm gia đình cậu, cậu nói sẵn sàng gặp mẹ nhưng từ chối cho chúng tôi tạm trú. Nhà cậu mợ rất rộng, nhiều buồng ngủ. Vợ chồng con cái tôi mỗi khi qua Cali là ở nhà cậu mợ hà rầm. Cậu mợ hẳn phải đau lòng khi lần này để tôi ở khách sạn chỉ vì… có mẹ!. Mợ không muốn chứa mẹ trong nhà. Hai đứa em trai của mợ đều bị tập trung, một bỏ xác trong rừng Yên Bái.

Mỗi ngày trong suốt một tuần, cậu lái xe đến khách sạn đón chúng tôi đi viếng thăm hết nơi này đến nơi khác. Ngày đầu, cậu dành cho khu Little Saigon. Mẹ thú nhận là rất ngạc nhiên về mức phát triển quy mô và sự phồn vinh sang giàu của người Việt tỵ nạn. Những ngày kế dành cho danh lam thắng cảnh. Có ngày chúng tôi bay khỏi thành phố đỏ đen Las Vegas về phía Bắc để chiêm ngưỡng Grand Canyon vô cùng kỳ vĩ ngoạn mục.

Cậu thường dùng khoảng thời gian di chuyển để hỏi mẹ về gia đình và dòng họ ở quê nhà. Cậu cũng kể về cuộc đời của cậu trong suốt nửa thế kỷ không gặp chị. Tôi vô cùng thú vị được nghe hai chị em nhắc lại những kỷ niệm thời họ sống bên nhau. Thỉnh thoảng cậu và mẹ “đụng” nhau về đề tài chính trị thường là do cậu khởi xướng.
Một lần đang lái xe, cậu bỗng nhái cái giọng bắc của mẹ: “Thật đáng tiếc! Nếu chị cả đừng… vớ phải cái ông trí ngủ nằm vùng thì giờ chị em gặp lại dung dăng dung dẻ biết bao!”. Mẹ nở ngay nụ cười đáp trả: “Thì cũng lỗi ở em. Phải chi em không làm tay sai cho Mỹ Ngụy”. Cậu gật gù ra vẻ tán thưởng rồi bắt sang chuyện khác.

Hôm đứng trước trường đại học danh tiếng Standford, cậu cười nói: “Tham quan trường này chị có nhớ đến những năm chị dạy ở trường Đảng không? Phải công nhận duy vật biện chứng pháp hay tuyệt. Đảng Cộng sản chủ trương “không có người bóc lột người”. Thế mà ngày nay bản thân Đảng hóa thành “đảng bóc lột người”. Y chang… hủy thể của hủy thể!” Mẹ bật cười giòn tan: “Đúng ra là… phủ định của phủ định!”.

Một buổi tối về khách sạn còn sớm, cậu lân la ở lại. Không biết dẫn dắt từ đề tài gì, hai chị em bắt đầu bàn về Hoàng Sa, Trường Sa và sự hiếp đáp của Trung cộng.

Bỗng cậu đặt câu hỏi: “Ông Bush hứa với ông Dũng là sẽ ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Vậy giả sử Trung cộng tấn công Việt Nam và Mỹ đem quân qua giúp đánh lại Trung cộng, thì đối với hai quân đội ngoại nhập đó, theo chị thì phải gọi là gì? Tàu là quân xăm lăng, Mỹ là bọn xâm lược?” Mẹ cười duyên dáng: “Gọi thế là…đúng sách vở đấy”.

Vào ngày thăm viếng Getty Center, một công trình chi phí hàng tỷ đô la, vừa đồ sộ về kiến trúc tân kỳ, vừa là viện bảo tàng nghệ thuật cổ vật hàng thế kỷ, lại vừa quy mô về tổ chức, tất cả chi phí do nhà tỷ phú Paul Getty đài thọ, cậu tôi bất ngờ hỏi mẹ: “Nghe đâu chị đang là tỷ phú đỏ. Ngày xưa chị chống Mỹ cứu nước, ngày nay nhà tỷ phú Việt Nam đổi mới đã đóng góp được gì để dựng nước?” Mẹ cười: “Chị đang cho xây Đại Nam Quốc Tự thứ nhì. Hôm nào khánh thành chị sẽ mời em về dự”. Cậu cười ra vẻ đắc ý: “Xin hỏi lần này chị đặt ông Hồ ngồi ở đâu?” Tôi nhớ vừa đọc tin tức gần đây nói về ngôi chùa vĩ đại mới xây xong có đặt ba bức tượng từ thấp lên cao: Hồ Chí Minh, Khổng Tử, Phật Thích Ca. Tôi lo âu chờ câu trả lời. Mẹ nhởn nhơ: “Em về thì biết”.

Đêm chót trước khi rời Quận Cam trở lại Maryland chúng tôi được cậu mời một bữa tiệc cá 7 món, đặc sản Cali. Khi chúng tôi đến nhà hàng, tôi thật sự ngạc nhiên và vui mừng khi thấy có cả mợ hiện diện. Mợ đứng lên vui vẻ chào hỏi và mời mẹ ngồi bên cạnh. Mợ vốn hoạt bát, nên mẹ lúc nào cũng cười tươi. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Lúc chờ tính tiền cậu hỏi mẹ bao giờ về Việt Nam. Mẹ bảo còn lâu, khoảng sáu tháng nữa. Và năm tới có thể là qua ở luôn. Cậu gật gù nhìn mẹ rồi nhìn tôi. Tôi tưởng cậu tán thành quyết định của mẹ nhưng cậu chậm rãi nói: “ Phải nói là rất ngạc nhiên khi nghe chị tính qua Mỹ ở luôn. Chị biết không ông Hồ Chí Minh có làm một câu thơ rất nổi tiếng: đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào! Ba mươi ba năm qua, Ngụy đã nhào Mỹ đã cút. Thế mà giờ đây có người đánh đuổi Mỹ lại muốn… cút theo Mỹ!”

Tôi bật cười nhưng kịp hãm khi thấy mặt mẹ sa sầm…

Về Maryland, theo dự trù chúng tôi nghỉ ngơi ba ngày trước khi bay xuống Georgia và Texas. Nhưng chỉ mới qua đêm, buổi sáng mẹ buồn rầu đổi ý. Mẹ muốn về ngay Việt Nam. Tôi ngỡ ngàng. Nhưng tôi chợt hiểu ra. Câu trêu chọc của cậu đã chạm tự ái mẹ. Xa nhau quá lâu, mẹ không quen tính tình em mình. Cợt đùa, đốp chát vô tội vạ là thói quen của cậu. Hiểu cậu thì không ai giận cậu. Không hiểu cậu, giận cậu thì ráng chịu. Cậu nói đó rồi quên đó.

Tuy nhiên tôi vẫn không muốn thay cậu ngỏ lời xin lỗi mẹ. Tôi cũng không có ý định van xin mẹ khoan vội về Việt Nam. Tôi biết chắc nếu tôi năn nỉ, mẹ sẽ ở lại. Gần tháng qua tôi đã cảm thấy chút gì gần gũi mẹ nhưng xem ra vẫn còn một bức vách vô hình ngăn cản sự thoải mái, tự nhiên, thân mật. Thậm chí còn có cái gì khác nữa khiến tôi có lúc bứt rứt, bực mình. Không có mẹ, tôi ngủ nghê, ăn uống thế nào lúc nào tùy thích. Có mẹ, tôi phải hầu hạ, e dè, trông trước ngó sau. Mẹ ở lại lần này, lần tới sẽ ở lại mãi mãi. Mà xem ra thời gian để xây đắp tình mẫu tử chẳng còn bao nhiêu. Luật đời vốn trói buộc tôi vào kiếp nạn mồ côi từ đầu đời. Có gặp lại cha thì chỉ khi cha mất. Gặp lại mẹ thì mẹ lại bỏ đi. Thôi thì hãy coi mươi ngày bên mẹ đã là một hồng ân.

Phải mất một tuần tôi mới đổi được vé máy bay. Trong tuần cuối đó, mẹ chỉ thích đi mua sắm. Mỗi ngày tôi đưa mẹ vào một trung tâm thương mại khác nhau. Ăn thì mỗi bữa một nhà hàng khác xứ. Mẹ đã thưởng thức các món ăn Mỹ, Nhật, Thái, Đại Hàn, Mã Lai, Nam Dương. Đêm cuối cùng, tôi hỏi mẹ có muốn ăn phở lần chót ở Mỹ không, mẹ cười bảo muốn ăn canh chua cá kho tộ. Tôi thấy chút ấm lòng…

Hôm đưa mẹ ra phi trường, chúng tôi im lặng suốt đoạn đường. Gửi xong hành lý, tôi kéo chiếc va ly, tay kia nắm bàn tay mẹ bước chầm chậm về trạm kiểm soát an ninh cá nhân. Khi gần đến dòng người ngoằn ngoèo chờ qua trạm, mẹ dừng lại. Tôi nhìn mẹ dò hỏi. Ánh mắt mẹ ngập tràn âu yếm mà giọng cất lên trầm buồn:

“Chắc mẹ sẽ không qua đây thăm con nữa.”

Tôi nghe xao xuyến nhưng vẫn lặng thinh. Lời mẹ êm như tiếng thở dài:

“Và khi mẹ chết, con cũng không cần phải về…”

Tôi đứng chết lặng. Tôi có cảm tưởng như tôi đã cư xử quá tệ hại với chính mẹ mình. Ý nghĩ trở thành đứa con bất hiếu khiến tôi buột miệng:

“Mẹ! Con sẽ về. Thế nào con cũng về. Cậu đã dạy con nghĩa tử là nghĩa tận.”

Bà vòng tay ôm lấy tôi thật chặt, giọng êm đềm:

“Còn đây là lời mẹ dạy, lần đầu mà cũng là lời cuối. Con hãy luôn luôn ghi nhớ: “Chú như cha, cậu như mẹ”. Con gắng giữ sức khỏe. Thôi mẹ đi.”

Mẹ nắm chiếc cần va ly từ tay tôi. Tôi vụng về ôm lấy mẹ. Mẹ áp má vào má tôi. Tôi nghe chừng thân mình bay bổng. Khi tôi mở vòng tay, mẹ quay mặt bước đi. Tôi thấy mình quá bất nhẫn, khẽ gọi:

“Mẹ!”

Bà quay lui, chân vẫn bước, đôi mắt hiền từ. Tôi lúng túng vẫy tay, cố nở nụ cười:

“Chào mẹ!”./.

sưu tầm từ facebook

Phát hiện một vệ tinh tự nhiên mới của Trái đất !



Dù tồn tại từ lâu, nhưng một vệ tinh tự nhiên của Trái đất, hay có thể gọi là “mặt trăng”, vừa mới được phát hiện trong lúc xoay gần địa cầu.

Phát hiện một vệ tinh tự nhiên mới của Trái đất
Bản đồ chụp vị trí của tiểu hành tinh 2014 OL339 vào ngày 30/9/2014 - (Ảnh: NASA)
Mặt trăng đang xoay quanh Trái đất trong hơn 4 tỉ năm, nhưng bạn đồng hành chung thủy của địa cầu từ lâu đã không còn đơn độc, và sẽ tiếp tục như thế hơn 1 thế kỷ nữa.
Một thiên thể mới, chính xác là tiểu hành tinh 2014 OL339, vừa được phát hiện đang xoay quanh Trái đất giống như một mặt trăng thứ hai.
“Mặt trăng” mới phát hiện, với bề ngang 150m, mất khoảng 1 năm để hoàn tất quỹ đạo quanh mặt trời (364,92 ngày) và đang giữ khoảng cách khá gần với Trái đất để có thể được xem là một vệ tinh tự nhiên.
Theo trang New Scientist, 2014 OL339 di chuyển gần hành tinh của chúng ta trong khoảng 775 năm qua, và sẽ tiếp tục cận kề thêm 165 năm nữa.
2014 OL339 đã được phát hiện nhờ vào công của nhà thiên văn học Farid Char thuộc Đại học Antofagasta của Chile./.
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tru/56409_phat-hien-mot-ve-tinh-tu-nhien-moi-cua-trai-dat.aspx

Jimmy Lai, tỷ phú truyền thông của HK, nhiệt tình ủng hộ phong trào sinh viên đòi dân chủ



Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao) - Hackers đã hack vào máy vi tính của công ty và của cá nhân ông Jimmy Lai, công bố hàng loạt bằng chứng cho thấy chính ông là người tài trợ toàn bộ cho 2 tổ chức Occupy Central và Scholarism. Cảnh sát cũng đã khám xét nhà ông. 

Nhưng ông tỷ phú này chỉ cười hề hề vì ông chẳng cần chối. Suốt mấy ngày qua, 2 tờ báo của ông là tờ Apple Daily Newspaper và tờ Next Magazine đã đăng toàn những tin tức và bài viết ủng hộ các sinh viên đòi dân chủ.

Bản thân ông cũng suốt mấy ngày nay ở ngoài đường ăn ngủ với sinh viên. Ông suốt ngày có mặt trong một căn lều bạt giăng bên ngoài Khu Chính Phủ ở Admiralty. Ông đi xem các sinh viên làm gì, trò chuyện với họ, phụ họ dọn dẹp. 

Ông cho biết riêng về cuộc biểu tình này ông không tốn một xu, vì người dân HK ủng hộ sinh viên đã đem cho quá nhiều. Thậm chí sinh viên còn phải từ chối bớt vì không có chỗ để. 

Tuy là người tài trợ nhưng ông Jimmy Lai chưa bao giờ xen vào chuyện nội bộ hay tổ chức của các hội sinh viên. Ông nói ông là dân võ biền, tự lập và lớn lên từ nghèo đói, không phải là người có học cao hay văn hóa cao, nên ông nghĩ ý kiến của ông sẽ không phù hợp với các sinh viên.

Trả lời phóng viên Hugo Restail của Wall Street Journal, ông cho biết, theo ông thì phong trào dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi, cho dù nhà cầm quyền Bắc Kinh không nhượng bộ, vì ông nói những gì xảy ra trong những ngày qua đã hoàn toàn thay đổi một thế hệ. Những sinh viên học sinh chung vai sát cánh bên nhau chiến đấu cho lý tưởng của mình sẽ mãi mãi mang tư tưởng tự do, dân chủ. Họ sẽ không bao giờ cúi đầu chịu nhận những gì CSTQ nhồi nhét nữa, mà họ sẽ tự tìm những gì họ muốn, và họ cũng sẽ dạy dỗ cho con cháu họ như thế.

Ông Lai cho biết nhà cầm quyền Bắc Kinh đã và đang tìm mọi cách để triệt tiêu ông. Ông đi đâu cũng có 2-3 tên đi theo. Nhà ông từng bị xe của xã hội đen đâm vỡ cổng. Bắc Kinh cũng tìm mọi cách bôi nhọ ông, moi móc đời tư, nói ông bám đít Mỹ, nói ông làm ăn gian lận, trốn thuế v.v... Năm 2008 cảnh sát HK từng bắt giữ một người từ Hoa Lục sang với súng giấu trong hành lý và khai rằng đã được mướn để ám sát ông. 

Ông Lai, khác với những tỷ phú HK khác, thường nịnh bợ Bắc Kinh để dễ làm ăn, ông luôn ra mặt chỉ trích chính sách độc đài của CSTQ. Ông kể mẹ ông đã phải vét hết tiền bạc và mang nợ mới cho ông vượt biên thành công từ Quảng Đông sang HK năm 1960, khi ông mới 12 tuổi. Ông nói sẽ không bao giờ quên sự hy sinh của mẹ ông và gia đình để ông có được tự do.

Dù là một tỷ phú, ông không ngại xông pha ngoài đường phố với sinh viên. Hôm cảnh sát đàn áp bằng lựu đan cay, ông có mặt để động viên sinh viên và giúp các em không sợ hãi. Bản thân ông bị một trái lựu đạn cay bắn trúng lưng ngã sấp nhưng ông vẫn không lùi. Ông kể lại hôm ấy cảnh sát đã bắn lựu đạn cay đến 20 đợt. Mấy đợt đầu sinh viên sợ hãi bỏ chạy, ông đã lên tiếng trấn an họ. Sau đợt thứ 3 thì sinh viên đã hết sợ, chỉ né ra xa vài trăm thước, chờ khói tản bớt rồi lại xông lên. Cuối cùng cảnh sát biết họ đã hoàn toàn thua cuộc nên rút lui. Ông Lai cười nói rằng vốn xuất thân nghèo khổ từ tầng lớp thợ thuyền, ông cũng khá "đầu gấu". Ông nói nếu ông trẻ lại mấy chục tuổi thì cảnh sát đã không yên với ông.

Nay tuổi đã già, tóc đã bạc, ông vui vẻ lùi ra phía sau yểm trợ để các sinh viên có thể bước lên trải nghiệm và học hỏi. Tuy vậy ông nói nếu TQ thật sự đem xe tăng qua đàn áp, ông là một trong những người có khả năng hướng dẫn và bảo vệ cho sinh viên.

Ông nói sinh viên là lực lượng tốt nhất để đấu tranh, và ông nhận định sinh viên HK có chiều sâu hơn sinh viên TQ ở Thiên An Môn. Ông nói đây là cuộc biểu tình không cần lãnh đạo, tự mỗi sinh viên biết họ phải làm gì. Ông nói phía cảnh sát HK đã hành động ngu xuẩn, như việc ném lựu đạn cay và nay là bao che cho côn đồ vào hành hung sinh viên. Ông nói các bậc cha mẹ ông bà người HK cho dù không ủng hộ con cháu mình đi biểu tình, nhưng vẫn sẵn sàng chết để bảo vệ an toàn cho họ. Tấn công đả thương các em chỉ làm người dân HK nổi giận.

Ngoài ra ông Lai cũng nói mỗi hành động bạo lực ở phía cảnh sát để đàn áp phong trào sẽ là một nắm bùn trét lên mặt Tập Cận Bình, người đang cố tạo một bộ mặt một lãnh tụ đáng kính và yêu mến hòa bình với thế giới. Vì vậy ông tin rằng nếu các sinh viên kiên trì đấu tranh, trước sau gì Tập cũng phải nhượng bộ. 


Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Hong Kong Qua Tháng Ngày




Alan Phan

hongkong
5 Oct 2014
Năm 1967, khi làm quen với Hong Kong lần đầu, tôi không may mắn lắm.
Trong Hoa Lục, nhóm Hồng Vệ Binh đang xáo tung xã hội, tìm kiếm và hủy diệt mọi tàn dư của “đế quốc tư bản” (thật hay ảo) theo phong trào “Cách Mạng Văn Hóa” do Mao Trạch Đông đề xướng. Dù vẫn còn do chính quyền Anh quản lý, Hong Kong có đủ bang hội trẻ theo Mao và Cục Tình Báo Hoa Nam để tạo nên những biểu tình bạo động (riots) nhỏ liên tục tại nhiều khu phố. Các thanh niên này, tay cầm cuốn sách đỏ nhỏ xíu của Mao, tay thì xách can xăng…xuất hiện bất ngờ tại nhiều nơi chơi trò cút bắt với cảnh sát Hoàng Gia. Cả thành phố nồng nặc hơi cay, báo động, nhiều ngọn lửa nhỏ, phần lớn tiệm bán hàng và quán ăn cửa đóng then cài.
May cho tôi, anh du khách trẻ, làm quen được một cô gái bán bar từ Phi Luật Tân, đang ế khách vì cách mạng, cho tôi tá túc trong căn hộ tồi tàn nàng thuê ở Wan Chai (lúc đó là khu ăn chơi của những lính Mỹ từ Việt Nam qua R&R – rest & recreation – ở Hong Kong). Có thể nói tôi ngắm nhìn lịch sử đang diễn biến từ một nhà thổ.
&&&&&
Năm 1995, tôi dọn hẳn qua Hong Kong đi tìm cơ hội mới từ Hoa Lục cho sự nghiệp kinh doanh đang lung túng tại châu Mỹ.
Sau gần 30 năm, Hong Kong đã đi những bước dài. Từ một thành phố trung bình cạnh biển, Hong Kong đã sử dụng vị trí chiến lược của mình cạnh các siêu cường, để phát triển thành một trung tâm tài chánh  quốc tế ngang hàng với Tokyo. Dân giàu sinh lễ nghĩa, người Hong Kong lại có truyền thống văn hóa hấp thụ từ Anh, ngoài Nho giáo, nên tôi cho rằng đây là một thành phố rất đáng sống trên thế giới về nhiều phương diện.
Dú phải qua Hoa Lục thường xuyên, dù thán phục sự bành trướng mạnh mẽ của Shanghai, tôi vẫn tìm cách về Hong Kong chơi cuối tuần để hưởng chút không khí…văn minh. Mỗi sáng, lấy chiếc ferry từ Discovery Bay, qua Central, với ly cà phê chuếnh choáng trên boong tàu và tờ South China Morning Post, tôi thấy thanh bình và hạnh phúc cùng cơn gió lành lạnh của eo biển. Hong Kong không nóng bỏng, nhưng là người vợ hiền biết ý chồng và thích chiều chuộng.
Người Hong Kong cũng có nếp sống nhiều tương phản. Ra đường, ai cũng hối hả bước thật nhanh để cạnh tranh kiếm tiền, lúc nhúc trong những chuyến MTR khắp thành phố, lướt smartphones như không quan tâm đến thế giới bên ngoài. Nhưng sống ở Hong Kong một thời gian, mới nhận ra là môi trường sống ở Hong Kong cho người dân rất nhiều khoảng xanh công viên, phong cách lịch sự, tiếng chim hót líu lo khắp nơi và tiếng cười nói trong các căn hộ cho thấy nhiều tình thân gắn bó chứ không nhạt nhẽo như quan hệ Âu Mỹ.
Nhưng người Hong Kong vẫn quay mặt âm thầm khó chịu, mỗi khi du khách hay di dân Hoa Lục đến gần.
Họ vẫn thì thầm…những con khỉ Cộng Sản…
&&&&&
Tuần rồi, tôi ghé ngang Hong Kong có chút công việc. Cạnh văn phòng của quỹ Viasa là những nhóm biểu tình đông nghẹt, đường phố nhiều lúc nồng nặc hơi cay. Chuyện business bị đình trệ nhất là những dịch vụ ngân hàng lớn vì mọi người…muốn chờ. Khác với 1967, mọi thứ vẫn yên tĩnh bình thường. Không có rượt đuổi hay bạo động, không có căng thẳng…từ những quan chức Cộng Sản cứng ngắc đến những sinh viên trẻ hăng say, ai cũng cố giữ vẻ mặt bình thản như đang hội họp đàm phán một phi vụ kinh doanh.
Ngay cả những con khỉ Cộng Sản vẫn nhiễm chút văn minh…của Hong Kong.
Tôi nhớ một buổi tiếp tân cách đây 2 năm được AnCham tổ chức để tiếp đón một quan chức cao cấp nào đó đến từ Trung Ương Đảng ở Bắc Kinh. Bà Anson Chan, một đại biểu quốc hội Hong Kong, được báo chí phong chức là “iron lady”, chất vấn quan này về quyền bầu cử trực tiếp của người dân Hong Kong. Ông này có vẻ yếu thế nhất là về lời hứa hẹn của Hoa Lục trong văn bản bàn giao Hong Kong, nên xuề xòa cho qua chuyện rồi rút lui nhanh chóng.
Sau bữa tiệc, các đồng nghiệp bao quanh chúc mừng “chiến thắng’ của bà Chan. Khi bà hỏi ý tôi, tôi thành thực,” Không ai có thể ‘chiến thắng’ CS. Khi yếu thế, họ lùi; nhưng sau đó, họ sẽ dùng mọi mưu mô thủ đoạn, trong bóng tối nếu cần,  để lấy lại những gì vừa nhượng bộ; cộng thêm ít nhiều nữa”.
Một anh bạn khác phản biện tôi,” dù sao các quan chức CS cũng là người yêu nước Hoa và họ lại là những tinh hoa trí thức”. Tôi cười,” chữ trí thức CS có vẻ là một phản từ (oxymoron). Cha đẻ Mao vẫn coi trí thức là đống phân đấy nhé.”
Về lại Discovery Bay, anh bạn hàng xóm của tôi sau khi say hello, lại hỏi về cuộc biểu tình đang xẩy ra? Tôi không biết có nên lập lại những gì tôi đã nói với bà Chan vài năm trước?./.
Alan Phan
www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/9221.html