Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Danh sách thức ăn làm tăng - làm giảm áp huyết.



Xoài, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, hồng, cam thảo, rong biển bổ máu, quýt nhiệt, táo đỏ khô, sâm, mít, trái vải, làm tăng áp huyết gồm các chất ngọt, tính nóng. Trong thuốc Malox chữa bệnh bao tử hoàn toàn là bột cam thảo nên bị tăng áp huyết.
Củ dền, cà rốt, rau Kele làm tăng máu tăng áp huyết. Brocoli, bắp cải, bổ xương.
Cam, nho chua, dưa, dứa, dừa, táo chua, củ cải trắng, đu đủ, đậu xanh, chocolat đen, chocolat thường thì không hạ áp huyết vì chất chocolat làm hạ, chất đường ngọt làm tăng nên trung tính, chocolat trắng thì tăng, chuối tuy ngọt nhưng tính hàn làm hạ, cam, chuối và sữa chua, sữa đậu nành hàn nên bị biến thành đàm cản trở tiêu hóa và dễ bị suyễn hay đàm chứa trong phổi gây khó thở,
Bưởi không lên không xuống chỉ làm tiêu mỡ, làm ốm, tây y cấm kỵ dùng thuốc Lipitor trị cao mỡ dùng chung với bưởi không do nguyên nhân hai vị thuốc tương phản, mà sợ bị lộ ra là tác dụng của bưởi có công hiệu mạnh gấp nhiều lần Liptor.
Còn vị đáng làm tăng hay hạ. Có 2 loại đắng nhiệt và hàn, đắng nhiệt như cà phê, các thức ăn nướng, làm tăng áp huyết, đắng hàn như khổ qua làm hạ áp huyết,
Củ cải trắng còn có công dụng vắt nước nhỏ vào mũi chữa viêm mủi dị ứng hắt-xì,
Trái Kỷ Tử (Goji) không ảnh hưởng đến áp huyết nhưng chống mệt mỏi tăng oxy, tăng ion trong máu, Dùng 1 thìa Kỷ Tử khô, ngâm trong 1 ly nước nóng cho nở ra, ăn cả cái và uống nước sẽ cảm thấy khỏe và sáng mắt.
Đông y biết thức ăn nào làm tăng hay hạ áp huyết trên tiêu chuẩn tiêu hóa thức ăn, cái nào làm khí thăng mà không hạ hay bị bón là làm tăng áp huyết, cái nào làm khí hạ hay tiêu chảy là làm hạ áp huyết.
Như bón thì giữ khí lại, làm tăng khí thì nhức đầu, ăn đu đủ làm nhuận trường hạ khí dễ đi cầu thì làm hạ áp huyết, đu đủ xanh hay dứa làm mền tan những thức ăn cứng.
Trong đông y phân biệt các loại khí trong thức ăn như : Gừng liễm (giữ) khí, như người đang bị xuất mồ hôi lạnh thoát dương khí, uống nước gừng làm khí không thoát ra nữa, gọi là liễm khí nhưng không làm tăng hay giảm áp huyết. Ăn đu đủ làm đi cầu dễ là khí hạ.
Canh lá Kỷ Tử mát chứ không hàn, nên không ảnh hưởng đến tăng giảm áp huyết, điều chỉnh lượng đường trong mắt làm sáng mắt, uống thân rễ cây Kỷ Tử gọi là Địa Cốt Bì làm hạ đường. Trái Kỷ Tử làm khỏe người khi đang bị mệt.
Có người hỏi : Thỉnh thoảng nấu 20 trái Kỷ Tử, 4 lát sâm, 4 lát gừng, 5 trái táo đỏ. Chưng cách thủy 45 phút, uống hạ áp huyết, nhưng khi đo lại tăng áp huyết như vậy có ảnh hưởng gì không, và bao lâu mới uống 1 lần như vậy.
Đừng uống như vậy mất công lắm. Ai muốn hạ áp huyết và muốn bổ thận, thì mua táo đen khô mà ăn, áp huyết thấp muốn bổ tim thì ăn táo đỏ khô, muốn áp huyết không tăng mà muốn tăng đường và vừa bổ tim bổ thận thì ăn chung nấu chung vừa táo đỏ vừa táo đen.
Sâm làm tăng khí, gừng giữ khí, kỷ tử hạ khí, thì khí đi đâu, người dư khí không uống được.
Chẳng hạn áp huyết thấp khi ăn xong 30 phút sau đi tưới cây, đi tới đi lui thấy nhức mỏi là tại sao. Do thiếu đường, vì cơ thể vận động là mất đường. Hỏi : Như vậy uống thêm mật ong có được không. Được, nhưng không hay bằng uống Coca vừa tăng đường vừa tăng áp huyết, tăng năng lượng, vừa tiêu hóa thức ăn nhanh, không bị trỉ trệ làm mệt bao tử.
Còn muốn giữ khí phải ăn thêm gừng, giữ ấm người, ấm bao tử, uống trà gừng táo đỏ mật ong tốt hơn, làm tăng áp huyết, tăng đường không làm hạ đường nên không mệt, giữ khí, ấm người, nên làm việc thoải mái.
Trà xanh, trà đen làm hạ áp huyết, làm săn chắc đường ruột, lợi cho những người đã có thói quen uống nhiều nước đã làm phình giãn ruột, bỏ uống nước nhiều mà uống trà xanh thì ruột đang phình sẽ thu nhỏ lại, vì trà xanh uống vào 1 ly mà đi tiểu ra 2-3 ly, có tính chất rút tháo bớt nước ra ngoài ./.


https://www.youtube.com/watch?v=IMdf5mLvByw&list=UUfRJUx1mLq9ANY929puo-fA&index=10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét