Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

NGUYỄN VŨ SƠN: CHÚNG TA KHÔNG VÀO ĐỊA NGỤC THÌ AI VÀO?




 01/02/2015

FB Nah – Nguyễn Vũ Sơn: Nhạc sĩ nhạc Rap
20-01-2015

Những vùng đất Đảng Cộng Sản đã bán cho Trung Cộng:
1. Toàn bộ biên giới phía Bắc mình phải lùi về phía VN 2 km.
2. Mất Ải Nam Quan & Thác Bản Dốc là những địa danh nổi tiếng nhất.
3. Biển đảo thì mất Hoàng Sa Trường Sa.
4. Những công trình lớn do Trung Cộng làm như bauxite ở Tây Nguyên, công trình ở Vũng Áng Hà Tĩnh… thì trong đó toàn là người Tàu. Người Việt không được vào những khu nhà ở của người Tàu. Công an Việt Nam cũng ko được vào. Trong đó họ làm tên đường cũng bằng tiếng Trung Cộng luôn.
Những người Hoa đã sinh sống ở Việt Nam từ lâu, như khu quận 5, quận 11 trong Sài Gòn thì tôi không nói. Họ đã trở thành dân Việt, cũng cùng nói tiếng Việt như chúng ta.
Nhưng còn việc Đảng Cộng Sản cho phép Trung Cộng đưa người vào Việt Nam, xây dựng những khu nhà ở và những xã hội mang tính tự trị như vậy là không chấp nhận được. Họ đều nói tiếng Tàu, viết chữ Tàu.
Việc con người Việt Nam hiểu về lịch sử và văn hóa Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam là không chấp nhận được. Việc Đảng Cộng Sản cho phép (hoặc yêu cầu) các kênh thông tin giải trí Việt Nam chiếu toàn phim Tàu, để giới trẻ Việt hùa nhau xem phim ảnh và xài đồ dùng của Trung Cộng một cách tràn lan, là một mối đe dọa đối với phim ảnh và đồ dùng sản xuất bởi người Việt Nam.
Chưa kể việc Đảng Cộng Sản không thèm quản lý, thậm chí là cho phép tuồn những đồ ăn, đồ dùng độc hại do Trung Cộng sản xuất vào chợ Việt Nam để đầu độc người Việt. Chúng ta xài đồ độc hại nhiều tới mức tỉ lệ ung thư cao nhất thế giới. Mấy thứ đồ ăn đồ dùng độc hại, Trung Cộng sản xuất rẻ, dễ, nhanh, và không để cho dân nó dùng. Một trái táo để 2 năm không hư là hiểu rồi. Nó bán qua Việt Nam, chúng ta ăn. Người Việt thì bệnh hoạn, chúng nó thì giàu lên. Khi nó đem quân đánh thì chẳng còn ai đủ sức khỏe để chống đỡ.
Các bạn có thể nói tôi lo xa, nhưng tôi lo lắng cho chính các bạn và con cháu các bạn. Đất này, biển này, ngôn ngữ này, nền văn hóa này là của cha ông mình để lại. Đừng để nó bị đồng hóa, hay tệ hơn là để bè lũ Cộng Sản bán vào tay Trung Cộng. Không có gì làm giàu nhanh hơn là bán nước, tôi nói đúng không hả Đảng Cộng Sản?
Anh em tụi tao đem mạng sống, danh dự và tương lai của mình ra đặt cược, để đấu tranh cho cái tự do mà tụi mày sẽ được hưởng. Tụi mày nói rằng tụi tao bị mua chuộc, mày nghĩ bao nhiêu tiền mới có thể mua được mạng sống của tụi tao và an nguy của gia đình tụi tao? Tụi mày là một lũ vô cảm, thờ ơ với vận mệnh dân tộc, và không hiểu được quyền của chính bản thân mình. Tụi tao không trách mày, tụi tao chỉ mong tụi mày sớm nhận ra được sự thật và thức tỉnh.
Tao thề với trời đất, với vũ trụ và thượng đế, nếu tao không làm được nhiệm vụ thức tỉnh giới trẻ Việt Nam, nếu tao làm sai và để đất nước của tổ tiên rơi vào tay kẻ ác, tao sẽ tự thiêu, như tất cả những người yêu nước đã từng tự thiêu. Tự thiêu vì hổ thẹn khi mình bất lực trước cái ác. Ăn chay ngồi thiền làm gì, khi thấy cuộc đời và đạo đức dân tộc mình suy tàn mà vẫn dửng dưng?
Con xin lỗi bố mẹ vì đã không làm tròn được chữ hiếu, vì con mà gia đình mình phải điêu đứng. Bố mẹ sinh tồn qua chiến tranh, của cải bố mẹ khó khăn dành dụm một cách lương thiện, công ơn sinh thành và lo cho tương lai của hai anh em tụi con, nhưng rồi gia đình mình đổ vỡ hết vì những chuyện con làm. Mẹ đòi ly dị bố, bé Sao thì đòi bỏ học. Nguy hiểm luôn rình rập. Bố mẹ đã trải qua nhiều khổ đau trong quá khứ, nay đến khi đã già mà vẫn không được an vui cùng con cái. Có thể lúc này bố mẹ giận con lắm.
Có thể con vẫn chỉ là thằng nhóc ngông cuồng và dại khờ. Nhưng con biết, không có tự do nào mà không phải trả giá. Con chỉ có một cuộc đời, con không thể phí hoài nó như những kẻ khác được. Nếu kiếp sau con còn được đầu thai, con mong sẽ lại được làm con của bố mẹ, để học những điều hay lẽ phải, học cách làm người cho ra làm người, như cách bố mẹ đã dạy dỗ con.
Bé Sao, Sao còn nhỏ. Những chuyện này có lẽ Sao chưa hiểu hết. Chỉ cần biết rằng anh hai làm những chuyện này vì biết nó là điều đúng, điều phải làm. Thật buồn khi hai anh em mình chẳng có nhiều thời gian để chia sẻ cuộc sống với nhau. Anh hai xin lỗi vì đã làm rối loạn cuộc sống của Sao, làm Sao cũng chẳng còn muốn đi học nữa. Nhớ, kiến thức không chỉ đến từ trường lớp, nếu không đi học được thì tự tìm tòi mua sách mà học. Mai này Sao lớn lên, anh hai mong Sao sẽ làm một người tốt, một người tự do, dùng kiến thức và khả năng của mình để xây dựng xã hội. Nếu gặp thất bại, đau khổ trong đời sống, hãy học hỏi từ nó chứ đừng nản. Đừng bao giờ buông xuôi theo cái ác, phải giữ cho con người mình ngay thẳng, trong sạch. Phải yêu loài người, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Phải nhớ rằng, không sớm thì muộn, cái tốt, cái thiện lúc nào cũng chiến thắng cái xấu.
Wowy, em coi anh như người anh lớn em luôn nể trọng. Từ đầu đến giờ, anh đứng ngoài những vụ này, vì anh còn phải lo cho an nguy của gia đình anh và của anh em ở Việt Nam, em hoàn toàn tôn trọng điều đó. Em nợ anh những điều mà em không bao giờ có thể trả được. Qúa khứ em đã làm nhiều điều sai trái, gây thù chuốc oán với nhiều người, sống hèn nhát và không có niềm tin. Nếu không có anh dạy dỗ, em đã không tìm được con đường của mình. Em ước một ngày, hai anh em ta lại gặp nhau trên đỉnh núi, cùng đón mặt trời mọc, để lại nói về âm nhạc và những ước mơ cuồng vọng của tuổi trẻ.
Long, tao, mày và những anh em ở đây trên đất Mĩ này, chúng ta đã đi thật xa để tìm một lý tưởng, tìm thứ ánh sáng của tự do. Chúng ta sẽ lên kế hoạch thật kĩ. Để rồi khi thời điểm chín mùi, tất cả chúng ta sẽ cùng về Việt Nam để làm một chuyện điên rồ mà chưa có ai từng làm. Chúng ta sẽ lên tiếng nói thay cho tất cả những ai thấp cổ bé họng, cho những người đã bị Cộng Sản làm cho tan nhà nát cửa, cho tất cả những người đã phải tan xương nát thịt vì tội ác của Cộng Sản trên toàn thế giới. Tao tin người Việt Nam sẽ dành được quyền làm chủ cuộc đời họ và làm chủ đất nước mà họ đang sống, sẽ đánh đuổi được thù trong giặc ngoài. Tao biết mày đi với tao đến giờ vì mày cũng tin vào điều đó.
Tất cả những nhà đấu tranh tìm tự do cho dân tộc, những người đã từng ngồi tù, từng bị đàn áp, đánh đập, anh em bọn tôi xin góp sức mình vào công cuộc này. Chúng ta sẽ làm được. Hiện giờ tôi biết những người tham gia việc này, kể cả tôi, đang gặp rất nhiều nguy hiểm. Tay sai của Cộng Sản ở khắp nơi. Tôi mong rằng tất cả anh em sẽ không gặp điều gì bất trắc, cho đến ngày chúng ta cùng gặp nhau tại Sài Gòn, nơi tôi và anh em sẽ nói lên yêu cầu được có quyền tự do cho trời cao nghe thấy. Chúng ta sẽ đòi lại quyền được nói, quyền được viết, quyền được tham gia chính trị và làm chủ đất nước, như những công dân thực sự. Khi nào mọi thứ được sắp xếp xong, thời cơ chín mùi, tôi sẽ thông báo ngày về cho anh em ra đón. Nhanh nhất cũng vài tháng nữa.
Xin tất cả hãy kiên nhẫn và phù hộ cho bọn tôi. Con đường sẽ rất chông gai và đau khổ, sẽ rất nhiều kẻ tìm cách hãm hại, nhưng đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào điều tốt, điều thiện./.
https://anhbasam.wordpress.com/2015/02/01/3377-nguyen-vu-son-chung-ta-khong-vao-dia-nguc-thi-ai-vao/

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

MỘT KIỂU TỐNG TIỀN DÂN QUÁI GỞ CỦA MỘT CHÍNH QUYỀN ĐỘC TÀI QUÁI DỊ

( tựa đặt lại bởi chủ blog!)


Mấy hôm nay, đi bộ dọc các phố Trần Quang Khải, Thạch Thị Thanh... rất bực mình vì thấy vỉa hè bị cắt đục; lại thấy, mỗi tốp thợ có mấy cảnh sát đi kèm nên chắc không phải đám khoan cắt bê tông thông thường. Hôm nay, trở lại thì té ra, Phường Tân Định cho khoan đục đường để cắm cờ. 
Sở dĩ có cảnh sát đi theo giám sát, theo người dân ở đây, vì lúc đầu họ phản ứng. Vỉa hè đang tốt, đang thoáng, tự nhiên lại đục ra, cắm một loạt cây sắt được sản xuất hàng loạt; mỗi gia đình có nhà mặt tiền phải đóng một khoản tiền treo cờ và nếu chẳng may cờ trước cửa nhà nào bị mất thì nhà đó phải "đền"(theo một bác trên đường Thạch Thị Thanh). Trước đây, dân đã phải đóng tiền để làm giá cắm cờ trên tường nay lại đóng tiền thêm cho sáng kiến mới.
 
Tình cảm của dân với Chế độ nếu muốn biết thì phải để tự nhiên, ai có lòng thì trưng cờ; đưa cảnh sát ra cắm đỏ chót vỉa hè như vậy làm sao Đảng biết ai thương, ai ghét. Hy vọng đây chỉ là sáng kiến cấp phường và nếu quận, TP biết thì sẽ cho thu hồi ngay cái sáng kiến chào mừng thô thiển đó.
 Ba cảnh sát đeo quân hàm cấp tá "giữ trật tự" cho thợ đào vỉa hè cắm cờ.




Cờ đỏ xuống vỉa hè. 
Tựa gốc :
Hãy để Quốc kỳ bay trên cao

Huy Đức
viết từ Tp Hồ Chí Minh

http://xuandienhannom.blogspot.com/2015/01/huy-uc-hay-e-quoc-ky-bay-tren-cao.html
 

Kiều hối, Rửa Tiền và Nhập Lậu???


Lý giải kiều hối tăng mạnh và 33 tỷ USD “xuất ngoại”

TS Vũ Quang Việt – Diễn Đàn – 26 Jan 2015

Phân tích những số liệu chính thức : từ 2008 đến 2013, 33 tỉ đô la đã tuồn lậu ra nước ngoài ; kiều hối là một kênh đưa “tiền rửa” về đầu tư trong nước.
Con số 33 tỷ USD từ năm 2008 đến năm 2013 chảy ra nước ngoài không hợp pháp này là có thật, và đặc biệt là mức chảy ra ngoài tăng mạnh từ sau năm 2008. Năm 2009, số tiền chảy ra nước trên 9 tỷ, từ năm 2010 có giảm xuống nhưng lại ngày càng tăng và đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 . Đây là con số tính được từ bản cân đối thanh toán với nước ngoài (coi Hình 1 và Bảng 1).
hinh-1
Hình 1: Tiền chuyển chui ra nước ngoài
Giải thích về cách tính
Trong bảng cân đối thanh toán quốc tế, phần mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể nắm được chính xác là số ngoại tệ được dùng làm dự trữ ngoại tệ, tức là tiền và gần như tiền, mà NHNN có thể nhanh chóng chuyển thành tiền, để sử dụng bất cứ lúc nào nhằm ảnh hưởng tới hối suất trên thị trường. Tiền nằm trong tay NHNN (X) là tổng số ngoại tệ nhận được từ nước ngoài (X1) trừ đi tiền chuyển ra nước ngoài một cách hợp pháp (X2). X= X1-X2. Nếu có chu chuyển bất hợp pháp thì X=(X1- X2) + Y. Nếu Y là âm thì đó là tiền chuyển ra nước ngoài bất hợp pháp, và nếu là dương thì là tiền chuyển vào bất hợp pháp. Các trao đổi hợp pháp quốc tế được phản ánh trong các thanh toán hợp pháp và được ghi lại trong bảng cán cân thanh toán quốc tế.
Khi các thông tin về X1 và X2 không chính xác mà chỉ có X là chính xác, thì Y là sai số. Trong việc tính toán cán cân thanh toán, sai số ở mức 3-5% là thường tình, và nếu là sai số thì có tính bất định, khi dương khi âm. Nhưng khi sai số chỉ là số âm và lại rất lớn thì không thể không nghĩ đến tình trạng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài bất hợp pháp. Đây là tình trạng của Việt Nam.
Phân tích kết quả
Trong trao đổi ngoại tệ với nước ngoài và trong điều kiện của Việt Nam, ngoại tệ được chuyển ra nước bao gồm các khoản dùng để nhập khẩu, trả lãi và trả nợ; còn ngoại tệ chuyển vào VN là tiền nhận được từ xuất khẩu, từ đầu tư trực tiếp để sản xuất và gián tiếp vào thị trường cổ phiếu, từ vay mượn qua trái phiếu và nợ nước ngoài, từ viện trợ và nhất là từ người Việt cư trú hoặc xuất khẩu lao động gửi về. Để đơn giản hóa trong phần trình bày, bảng 1 chỉ ghi giá trị ròng thí dụ cán cân ngoại thương về hàng hóa là xuất khẩu trừ nhập khẩu. Số dương chỉ lượng tiền chuyển vào trong nước, số âm chỉ lượng tiền chuyển ra nước ngoài.
Cán cân thương mại: Thí dụ năm 2013, xuất siêu hàng hóa là 8.7 tỷ USD (xuất là 132.4 tỷ và nhập là -123.1 tỷ). Còn dịch vụ là -8.7 tỷ USD nhập siêu (xuất là 10.8 tỷ và nhập là -19.5 tỷ). Xuất nhập khẩu bao gồm xuất nhập khẩu vàng chính thức qua hải quan mà có lúc như năm 2008 nhập thuần đến 2.4 tỷ và năm 2011 nhập thuần đến 2 tỷ. Tất nhiên nếu có nhập lậu thì phần này sẽ đi vào sai số. Nhập vàng lớn là vì đồng tiền Việt mất giá và do đó tạo thành tình trạng vàng hóa kinh tế. Tình trạng này coi như chấm dứt vào năm 2012-2013 khi nhập thuần vàng chỉ còn dưới 40 triệu.1 Ngoài ra là chuyển đô la lậu, điều này thì khó mà biết, nhưng có thể không lớn.


2008 2009 2010 2011 2012 2013
1. Cán cân ngoại thương hàng hóa
-12.8 -7.6 -5.1 -0.5 8.7 8.7
2. Cán cân thương mại dịch vụ và thu nhập
-5.4 -5.4 -7.0 -8.0 -7.7 -8.7
3. Chuyển giao vãng lai (kiều hối, v.v.)
7.3 6.4 7.9 8.7 8.2 9.5
   3.1 Của tư nhân
6.8 6.0 7.6 8.3 7.9 8.9
   3.2 Của nhà nước/quốc tế
0.5 0.4 0.3 0.4 0.3 0.6
4. Chuyển giao vốn tư bản
12.3 6.8 6.2 6.5 8.7 -0.2
   4.1 Đầu tư trực tiếp (FDI)
9.3 6.9 7.1 6.6 7.2 6.9
   4.2 Đầu tư gián tiếp
-0.6 -0.1 2.4 1.5 2.0 1.5
   4.3 Vay mượn ngắn và dài hạn
3.0 4.7 3.8 4.9 5.6 3.5
   4.4 Tiền và tiền gửi ngân hàng nước ngoài
0.7 -4.8 -7.1 -6.4 -6.0 -12.0
5. Sai số
-1.0 -9.0 -3.7 -5.6 -6.1 -8.8
6. Tăng dự trữ ngoại tệ
0.5 -8.9 -1.8 1.1 11.9 0.6








Nhập lậu từ TQ
0.9 0.4 -2.9 -4.2 -5.2 -11.7
Bảng 1. Cán cân thanh toán quốc tế, 2008-2013 (Tỷ USD)
Nguồn: Asian Development Bank, Key Indicators for Asia and the Pacific 2014,
bảng về Việt Nam, số liệu do VN cung cấp. Số liệu về chi tiết hơn cho năm 2013
có thể xem thêm trên website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhập lậu từ TQ dựa vào số liệu của UN Comtrade Database.2
Chú thích: Số liệu hàng (5) tính như sau: (6) – [(1) + (2) + (3)+ (4)].  Số liệu hàng (7) là độc lập, tính bằng: xuất khẩu vào VN theo báo cáo của TQ, trừ đi nhập theo báo cáo của VN.
Chuyển giao vãng lai: Chuyển giao vãng lai (còn gọi là chuyển giao hiện hành) ở VN chủ yếu là tiền người Việt cư trú ở nước gửi về nước (thường gọi là kiều hối) cho gia đình. Kiều hối tăng mạnh từ sau năm 2006 và năm 2013 đạt 8.9 tỷ (coi hình 2). Con số này thấp hơn con số 11 tỷ mà báo chí Việt Nam đưa ra, dù là dựa vào thông tin của Ngân hàng Thế giới (NHTG). Số liệu do NHTG ghi chú là nguồn là từ VN và IMF, nhưng khác hẳn con số của VN ở trên và khó tin. Thật ra kiều hối từ nguồn VN hay NHTG cũng đều khó tin, và rất có thể chúng không chỉ gồm kiều hối mà còn là gồm cả tiền bẩn gửi về để rửa.
hinh-2
Hình 2: Nguồn: ADB như trên.
Lý do tiền gửi về cho gia đình không chỉ là kiều hối có thể giải thích như sau. Người Việt ở nước ngoài gồm khoảng 3 hay 4.5 triệu kiều dân (tùy nguồn),3trong đó 1.3 sống ở Mỹ (số liệu ở Mỹ này là đáng tin cậy). 4 Theo nguồn tin phỏng vấn một chuyên viên cao cấp của Western Union ở Hà Nội và đăng trên mạng của Bộ Ngoại giao, lao động nước ngoài là 400 ngàn và gửi về khoảng 1.6 tỷ. 5 Còn nguồn khác, lao động là 825 ngàn.6 Theo thông tin của Bộ Lao động thì số lao động là 500 ngàn.7 Nếu lấy số 500 ngàn và tiền gửi về là 1.6 tỷ thì tính trung bình để phân tích thì một lao động nước ngoài gửi về 3,200 USD một năm. Một con số có thể tin được vì gia đình của người xuất khẩu lao động còn ở VN. Số còn lại của 8.9 tỷ là 7.1 tỷ là do 4 triệu Việt kiều còn lại (lấy số cao nhất và không kể lao động xuất khẩu) sống vĩnh viễn ở nước ngoài gửi về, như vậy họ phải gửi trung bình một người là 1,400 USD một năm, và một gia đình có 3 người trung bình gửi về 4,200 USD một năm là điều khó tin. Nếu chỉ tính riêng cho Mỹ dựa theo một nghiên cứu của Viện Quản lý Trung ương ở VN là 57% số kiều hối là từ Mỹ8 thì Việt kiều Mỹ đã gửi về 3,900 USD một người, hay 11,700 USD một gia đình, một con số hoàn toàn không thể tin được. Nếu dùng số liệu của NHTG, cao hơn nhiều so với số đã dùng ở trên, thì lại càng khó tin.
Hình 2 cho thấy số liệu về kiều hối từ năm 2000 đến 2013. Kiều hối tăng đột biến (63%) năm 2007 sau khi Việt Nam tham gia WTO và có giảm xuống khi kinh tế khủng hoảng năm 2008, nhưng sau đó lại tăng trở lại.
Tại sao tiền gửi về không thể tin được là hoàn toàn do người Việt định cư hay lao động ở nước ngoài gửi về? và đâu là nguồn gốc tiền gửi này?
Có người lý luận rằng kiều hối tăng cao như thế là để ăn chênh lệch lãi suất vì do lạm phát cao trong giai đoạn 2008-2012, lãi suất ở VN cao hơn ở nước ngoài trong khi đó hối suất ở VN lại ổn định. Điều này chỉ là lý luận cho vui, không dựa vào một điều tra nào cả.9 Sự thật ai cũng biết là rủi ro đồng tiền VN mất giá là rất cao, khó lòng tiên đoán, nhưng nghiêm trọng hơn cả là việc không thể chuyển lại tiền trở ra nước ngoài dễ dàng dù có lãi lớn: vậy lợi ích của người đầu cơ là ở chỗ nào? Ngoài ra còn thêm một lý do có thể dùng để bác bỏ lập luận trên là tiền chuyển vào VN hiện nay vẫn tiếp tục tăng trong năm 2013, và ở mức cao dù chênh lệch lãi suất đã xuống vì lạm phát giảm và khủng hoảng kinh tế ở VN.
Như thế, dù không có bằng chứng, người viết này cho rằng lý do rửa tiền có lẽ là hợp lý nhất. Khi làm ăn bất chính, cách đơn giản để các công ty nước ngoài liên quan đến đầu tư trực tiếp, hoặc xuất nhập khẩu tạo thế đứng và lợi nhuận là tăng chi phí phải trả cho phía VN, một phần chi phí này được lại quả cho quan chức liên quan qua việc thiết lập tài khoản cho họ ở nước ngoài. Những quan chức này tất nhiên muốn chuyển tiền về VN, và đơn giản nhất là dùng hình thức kiều hối.
Nguồn gốc của chuyển ngân ra nước ngoài là bất hợp pháp.
Tổng kết lại toàn bộ thì dù có lượng “kiều hối” gửi về lớn, thì nền kinh tế VN đang có có tình trạng chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài rất lớn, đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 và tổng số là 33 tỷ kể từ năm 2008. Vậy nguyên nhân là từ đâu? Có thể có hai lý do chính để giải thích chuyển ngân bất hợp pháp trên. Một là giới nhà giầu chuyển ngân lậu ra nước ngoài. Hai là tiền chuyển ra nước ngoài chủ yếu là để chi trả cho nhập lậu từ Trung Quốc. Chuyển ngân lậu bằng cách đem tiền ra là rất khó. Có lẽ lý do chính là để trả cho nhập lậu từ TQ.
Kết luận
Bài này chủ yếu nhằm vào việc tính và giải thích tình hình chuyển ngân lậu ra nước ngoài nhưng cũng đưa đến việc cần thiết lý giải hiện tượng kiều hối ngày càng lớn và càng tăng. Như thế ta thấy VN đang gặp hai vấn đề.
Vấn đề thứ nhất là việc chuyển ngân lậu có thể chủ yếu là để nhập lậu từ Trung Quốc. Nhập lậu này rất lớn và ngày càng lớn, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay, đạt mức 11.7 tỷ năm 2013 (coi bảng 1), lên đến 10% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam.10 Nhập lậu được tính bằng cách lấy số xuất sang Việt Nam theo báo cáo của Hải quan Trung Quốc trừ số nhập được Việt Nam báo cáo chính thức qua hải quan. Nhập lậu ngày càng tăng đang là mối đe dọa lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt có khả năng làm phá sản sản xuất của nông dân và doanh nghiệp nhỏ.
Vấn đề thứ hai là tình hình làm ăn phi pháp của người có chức quyền ở Việt Nam có vẻ ngày càng tăng, và điều này có thể đã được chứng tỏ bằng việc chuyển tiền trở về nước ngày càng lớn nhằm rửa tiền qua dạng kiều hối. Tại sao kiều hối có yếu tố rửa tiền? Đơn giản là, như đã tính toán, khả năng kiều bào chuyển tiền về nước cho gia đình cao như hiện nay là khó tin, hay nói rõ ra là không thể. Tất nhiên đem tiền về là tốt, nhưng việc một xã hội tạo cơ hội cho việc làm giầu bất chính như thế là điều khó lòng chấp nhận.
Vũ Quang Việt
Chú thích :
1 Vàng nhập thuần (triệu USD), nguồn: UN Comtrade Database.
2000  2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007  2008  2009  2010  2011  2012  2013
1       0       12     176    564    814   1871  1300  2367   -440   902   2010    14      40
2 http://unstats.un.org/unsd/trade/imts/imts_default.htm.
3 http://en.wikipedia.org/wiki/Overseas_Vietnamese
4 http://www.migrationpolicy.org/article/vietnamese-immigrants-united-states.
5 http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns070806152557 .
6 http://www.ide.go.jp/English/Publish/Download/Dp/pdf/414.pdf .
7 http://vietnamnews.vn/opinion/249853/overseas-labour-development-continues-
on-an-upward-trend.html.
8 http://en.wikipedia.org/wiki/Overseas_Vietnamese

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Khi Một Ông Già Khoe Mẽ..


Tác giả: Trần Kinh Nghị
Khi đã lớn tuổi, thì con người được nhiều tự do hơn, được thong thả hơn để sống. Không còn phải như em bé bị cha mẹ ép buộc, bây giờ thì muốn làm chi thì làm, muốn thức khuya dậy sớm gì, cũng chẳng còn ai la mắng dọa nạt, rầy la. Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì.
 Không còn phải khổ công học tập, lo lắng cho tương lai mai sau, chẳng phải học thêm chi cho mệt trí, biết quá nhiều, biết quá đủ rồi. Nếu đã nghỉ hưu, thì học thêm làm chi. Nếu còn đi làm, thì cũng đã rành nghề, quen tay quen việc,  làm việc dễ dàng.
 Khi già tình yêu cũng không  còn là mối bận tâm, không quan trọng quá, chưa nghe báo đăng các cụ già trên dưới sáu mươi tự vẫn chết vì  thất tình. Tội chi mà chết vì tình trong tuổi già, vì cũng sắp thấy Diêm Vương rồi, việc chi mà đi sớm hơn. Khôn quá rồi, chết vì tình yêu là nông nỗi.
Đời sống tình cảm của tuổi già êm đềm hơn, ít đau đớn ít sôi động, và bình lặng. Tuổi già rồi, các ông không còn tính chuyện mèo mỡ lăng nhăng, khỏi phải lo lắng sợ vợ khám phá ra chuyện dấu diếm mà nhà tan cửa nát. Đỡ tốn tiền quà cáp, đỡ tốn thì giờ lui tới các nơi bí mật. Hồi hộp, đau tim. Các bà khỏi phải lo chuyện đi đánh ghen, không còn cần phải chăm chút nhan sắc làm chi nữa, vì như chiếc xe cũ rệu, có sơn phết lại cũng xộc xệch, cũng méo mó. An tâm và chấp nhận, thì khỏi băn khoăn mà vui.
Cũng có một số ít những cặp vợ chồng già đem nhau ra tòa chia tay, vì khi già cả hai đều trở thành khó tính. Hậu quả của ly dị trong tuổi già không trầm trọng như khi còn trẻ, vì con cái đã lớn, đã tự lập, không còn ảnh hưởng nhiều đến tương lai chúng và tương lai của chính mình. Vì còn sống bao lâu nữa mà lo lắng chi cho nhiều. Xa được ông chồng khó tính, độc tài là mừng. Dứt được bà vợ đanh đá, bạc ác là phải sung sướng. Khỏe trí.
     Tuổi già, cố giữ cho còn có nhau, khi đã đến nước ly dị, thì hai bên đều đúng, đều có lý. Đây là hành động tự cứu mình, và cứu người ra khỏi cảnh khổ lúc cuối đời, khi mà mộ bia đã thấp thoáng trước mắt, không còn bao nhiêu ngày nữa.
     Có điều ít ai nghĩ đến, là càng già, thì càng dễ tìm một người bạn đời để nối lại, để an ủi nhau trong tuổi xế chiều. Vì chung quanh họ, có thiếu chi người đứt gánh nửa đường. Chồng chết, vợ chết, ly dị. Vấn đề là không sao tìm được một người có chung nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa, nhiều chia xẻ như người phối ngẫu cũ.
     Tình già cũng nhẹ nhàng, thong thả, ít khổ đau, ít sôi nổi hơn tình khi còn trẻ trung. Sức lực cũng có còn bao nhiêu mà ghen tương nhau chi, mà lo lắng chi cho thêm mệt, những người lớn tuổi kinh nghiệm và biết rõ như vậy. Nhiều người  trẻ, sau khi gia đình tan vỡ thì xuống tinh thần, uống ruợu đánh bài tìm quên, đôi khi không phải vì họ quá thương yêu người cũ mà tự hủy hoại đời mình, mà chính vì họ tự thương thân, tự ái bị xúc phạm, và rồi sa lầy vào ruợu chè cờ bạc. Người lớn tuổi thì suy nghĩ khác. Họ nghĩ rằng ta cũng đã gần đất xa trời rồi, có sống thêm bao lâu nữa mà sầu khổ cho mệt.  Mất củ khoai lang, thì kiếm củ khoai mì bù vào.
     Tuổi già biết giá trị tương đối của tình yêu nên không tìm tuyệt hão, không tìm lý tưởng, và nhờ vậy không bị thực tế phũ phàng làm vỡ mộng, đau khổ.  Khi già rồi, có ai hỏi tuổi, thì cũng không cần dấu diếm, không cần sụt đi năm bảy tuổi làm chi. Sướng lắm. Vì có sụt tuổi, cũng không dấu được những nếp nhăn, mà chẳng có ích lợi gì. Nếu tự cọng thêm cho mình chừng chục tuổi, thì không chừng được thiên hạ nức nở khen là còn trẻ, trẻ quá, và họ mơ ước được như mình.
    Các ông có vợ đẹp, khi lớn tuổi cũng đỡ lo bọn dê xồm dòm ngó, lăm le dụ dỗ vợ mình. Con người, ai mà không nhẹ dạ, ai mà không ưa lời nói ngon ngọt êm tai, ai mà không có khi thiếu sáng suốt. Vợ  chồng cũng có khi  bất hòa, buồn giận nhau, và những khi nầy, lòng người dễ chao đảo lắm. Bởi vậy, các ông đỡ nghe các bà hăm he ly dị, hăm he bỏ nhau. Tuổi nầy các bà cũng  thừa khôn ngoan để biết những tên ngon ngọt, hứa hẹn nhiều, thường chỉ là những tên phá đám, chứ không thể tin tưởng được.
    Đàn bà có chồng hào hoa, đẹp trai,  khi lớn tuổi cũng bớt lo, vì các ông cũng bớt máu nóng, bớt chộn rộn và khôn ngoan hơn thời trẻ trung. Biết kềm chế hơn, và biết rõ giá trị hạnh phúc gia đình cần gìn giữ hơn là chơi ngông.
    Tuổi già, vợ chồng sống chung với nhau lâu rồi, chịu dựng nhau giỏi hơn, quen với cái thói hư tật xấu của nhau. Không còn thấy khó chịu nhiều nữa. Dễ dung thứ cho nhau, chấp nhận nhau, vì họ biết rõ bên cạnh cái chưa tốt của người bạn đời, còn có rất nhiều cái tốt khác.
Vợ chồng, khi đó biết bao nhiêu là tình nghĩa, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu thân thiết, cho nên hạnh phúc hơn, vui hơn.
Tình yêu trong tuổi già thâm trầm, có thì giờ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Cũng có nhiều ông bà già ưa cãi vã nhau ,cũng dễ hiểu, khi đó tai của cả hai ông bà đều lãng, người nầy nói một đường, người kia hiểu nẻo khác, cho nên buồn nhau giận nhau,  không gây gổ sao được?      Tuổi già, thì tất cả mộng ước điên cuồng của thời trẻ trung đã tan vỡ, đã lắng xuống, không còn khích động trong lòng, không còn thao thức nhức nhối. Họ biết sức mình đến đâu, và không tội chi mà ôm cao vọng cho khổ thân. Họ còn biết thêm rằng, nếu những cao vọng điên cuồng ngày xưa mà có thành đi nữa, thì e cũng chỉ là hư không, chẳng đáng gì.
Khi tuổi già, thì biết khôn ngoan mà an phận, biết vui với bình thường. Biết đâu là hạnh phúc chân chính.  Nhiều người già rồi mới tiếc suốt một thời son trẻ không biết sống, phí phạm thời gian theo đuổi những huyễn mộng, làm đau khổ mình, làm điêu đứng người khác.
Tuổi già, vui khi thấy mình hết nông nỗi, nhìn đời bằng cái tâm tĩnh lặng hơn. Ai khen không hớn hở mừng, ai chê không vội vã hờn giận. Vì biết rõ mình không có gì xuất chúng để thiên hạ khen nịnh. Và biết mình cũng có nhiều cố tật không chừa được, đáng chê. Chê thì chê, khen thì khen. Khen cũng thế, mà chê cũng thế, thì ta vẫn là ta, là một kẻ già, đáng được khoan thứ hơn là trách móc.
Lúc nầy, không  còn muốn làm giàu, không bị con ma tham lam thúc bách để kiếm và tích trữ cho nhiều tiền nhiều bạc. Con cái cũng đã lớn, không phải chi tiêu nhiều thứ , thì tiền bạc, chỉ cần đủ sống thôi, cũng là thỏa nguyện. Họ cũng không cần se sua, tranh hơn thua với ai, tinh thần họ vui vẻ, dễ chịu và khỏe khoắn hơn.
Mối lo âu về tài chánh cũng nghẹ gánh.  Bởi khi đó, nhiều người đã tích trữ được một số tiền nhỏ. Nhà cửa cũng đã có.  Nợ nhà, nợ xe cũng ít đi, hoặc không còn nữa. Con cái cũng đã lớn, không còn là gánh nặng cho mình. Chúng nó  đã có nghề nghiệp, đã làm ăn được. Chắc chắn tương lai chúng khá hơn mình nhiều. Người già không chi tiêu nhiều, ăn cũng ít đi rồi, chơi cũng không còn phung phí dại dột như tuổi trẻ.
Khi già, thời gian mới là thực sự của mình, vì không còn phải chạy ngược chạy xuôi kiếm sống nữa. Không còn bị bó buộc bởi trách nhiệm bổn phận. Có thể ngồi mơ mộng hàng giờ trên ghế đá công viên, thưởng thức thiên nhiên tuyệt thú, có thể tìm được an bình tuyệt đối, không như thời còn trẻ, đi nghỉ mát, mà thỉnh thoảng cũng bị công việc nhà ám ảnh, nhắc nhở.
Tuổi già về hưu, là một mong ước của gần như của tất cả mọi người. Nhiều người gắng làm sao kiếm cho nhiều tiền để dược về hưu sớm hơn. Nhiều thanh niên, ngày về hưu còn xa lắc, xa lơ mà vẫn mơ ước. Người Mỹ, trẻ già chi cũng ngĩ đến hưu trí. Hưu trí trong tuổi già là một phần thưởng của tạo hóa, của xã hội. Cho sung sướng, nghỉ ngơi. Già là nghỉ ngơi, là khỏe khoắn.
Mỗi buổi sáng nằm dài trên giường, sáng nào cũng là chủ nhật trong tuần, muốn dậy lúc mấy giờ cũng được, muốn nằm cho đến trưa đến chiều cũng không sao. Nằm thoải mái, không ai chờ, ai đợi, không có việc gì gấp gáp phải làm, ngoại trừ cái bọng tiểu nó thúc dục, không cho mình nhịn lâu thêm được nữa. Thế thì sao mà không sung sướng.
Nếu chưa về hưu, còn đi làm việc, thì cái tâm của người lớn tuổi cũng nhẹ nhàng, ít bị những sức căng, bị áp lực đè nén. Vì tài chánh cũng quan trọng, nhưng không quá quan trọng đến nỗi khi thất nghiệp thì mất xe, mất nhà, mất vợ mất con như những người còn trẻ. Khi này, nhiều thứ trong cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tiền bạc cũng không quá nhiều. Vã lại, già rồi, kinh nghiệm công việc nhiều, cho nên giải quyết mọi sự trong dễ dàng, thong thả.
Bạn đồng sự cũng có chút nể nang, phần vì tuổi tác, phần vì kinh nghiệm. Có trường hợp, còn có việc thì tốt, mất việc thì mừng hơn, vì có lý do chính đáng để về hưu cho khỏe. Vì nếu việc có hoài, việc lại dễ dàng, thì tiếc, không muốn về hưu. Tuổi lớn, không cần thăng tiến, không cần đua chen với ai, cho nên tinh thần thoải mái, được bạn bè chung quanh thương mến hơn. Những người về hưu rồi, trở lại làm việc, thì đi làm, như  đi chơi, chứ không phải “đi cày” như nhiều người khác quan niệm. Vui thì làm tiếp, chán thì  về nhà nghỉ ngơi.
Người lớn tuổi, thì sức khỏe xuống, bệnh hoạn ồ ạt đến tấn công, không ai thoát khỏi bệnh hoạn. Nhưng họ lại cảm được cái sung sướng của một ngày khi bệnh thuyên giảm. Một ngày khi cảm thấy gân cốt ít nhức mỏi hơn, dễ chịu trong từng khớp xương hơn. Ngưới trẻ đâu có thấy được những nỗi sung sướng này?  Vì họ chưa kinh nghiệm, chưa trải qua, nên chưa biết. Họ có sức khỏe, nhưng họ không biết đó là sung sướng, cho nên, xem như chẳng có giá trị gì. Anh chị xem, nếu anh chị có một tảng ngọc to bằng cái bàn nằm trong vườn, mà anh chị không biết đó là chất ngọc, thì không biết quý, không biết mình sung sướng có tảng ngọc, mà chỉ quý và sướng vì viên ngọc nhỏ xíu nằm trên chiếc nhẫn mà thôi. Có người viết sách rằng, tuổi già, buổi sáng ngủ dậy, nghe xương cốt đau nhức mà mừng, vì biết mình chưa chết. Tôi thêm rằng, biết mình còn sống là mừng, biết mình đã chết nhẹ nhàng, càng mừng hơn.
Nầy anh chị có nhớ câu chuyện Thượng Đế khi đuổi tổ phụ loài người là ông Adam và bà Eva xuống  trần gian, có chỉ mặt mà phán : “Từ nay chúng mi phải đổ mồ hôi trán mới có hạt cơm vào mồm”. Đó là câu nguyền rủa độc địa nhất, là lời phán ý nghĩa nhất, là con người phải sống trong nhọc nhằn. Sách Phật cũng có viết đời là đau khổ, và tu để tránh khổ. Đó, đời nầy đáng sống lắm, nhưng cũng nhiều khổ đau lắm. Bởi vậy nên tôi nói, được sống là mừng, mà được chết, cũng mừng. Tôi đi đám ma ông bạn già, thấy gia đình khóc lóc, rên rỉ thảm thương, con cháu mếu máo kể lể. Tôi cười trong bụng, nghĩ rằng bọn nầy không biết luật của tạo hóa. Có sinh thì có diệt. Chúng nó muốn thân nhân của chúng sống đời đời sao? Biết đâu chỉ là khởi điểm của một cuôc rong chơi. Nầy, tôi đọc cho anh chị nghe một đoạn thơ của anh bạn tôi:
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó Ai thay da mãi mãi sống muôn đời ?
Kẻ trước, người sau xếp hàng xuống mộ,
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi …
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước. Vì đã từng trải, đã gom được kinh nghiệm của đời trước, để thấy đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là phù du huyễn hão. Chết là về. Nhưng chỉ sợ không về được đến nơi đến chốn, mà như chiếc xe hư máy dọc đường. Làm khổ chủ xe, bắt nằm liệt mê man, không sống mà cũng không chết, đó mới là cái đáng sợ. Tôi biết vậy, nên đã làm di chúc, khi nào tôi bị mê ba ngày, thì xin rút ống cho tôi đi. Đi về bình an.
  Này, anh chị nghĩ sao về ông bác sĩ mà người ta đặt cho tên là bác sĩ tử thần? Già rồi tôi không nhớ rõ tên, hình như ông ta tên là “Ki-Vô-kiên” phải không? Cái tên gần gần như vậy. Theo tôi, thì ông nầy là một vị Bồ Tát, cứu độ cho chúng sinh mau qua khỏi khổ đau, để bị ra tòa, bị tù tội. Chỉ có cái tâm Bồ Tát thật lớn mới làm được việc đó. Tôi cố tìm một cái ảnh ông ta để thờ sống, mà không có. Tôi nghĩ, trong tương lai, luật pháp sẽ không ngăn cấm việc cho người đau đớn ra đi sớm hơn, vì đàng nào cũng chết, tại sao phải kéo cái đau đớn ra dài hơn mới được chết. Trừng phạt người ta hay sao?
Trong tuổi già, người ta biết ơn sự nhiệm mầu của tạo hóa. Có bộ máy nào, không phải là gang thép, bạch kim, mà chạy một mạch sáu bảy chục năm không ngưng nghỉ, mà vẫn còn hoạt động như quả tim, buồng phổi, trái thận, cái bao tử, não bộ. Có hệ thống ống dẫn nào hoạt động sáu bảy chục năm mà chưa thay thế như các mạch máu của hệ thống tuần hoàn. Thì dù có rò rỉ van tim, chất mỡ đọng nghẹt trong vài ba mạch máu, thì cũng là sự thường tình, và mừng là còn sống, còn sinh hoạt được. Dù có p hải liền liền đi vào cầu tiểu mỗi ngày nhiều lần, thì họ vẫn sung sướng là cái vòi xài mấy chục năm mà vẫn chỉ mới rò rỉ sơ sơ. Mấy cái vòi nước trong nhà, bằng kim khí cứng, không rỉ sét, thế mà năm bảy năm đã phải thay rồi…/...
http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/khi-mot-ong-gia-khoe-me.html

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Cướp máy bay quân sự để vượt biên




Vào ngày 24/11/1979, một cuộc không tặc máy bay quân sự C130 vô tiền khoán hậu tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhóm 13 người trốn chạy khỏi VN gây chấn động thế giới. Họ là ai? Cuộc vượt biên bằng máy bay này ra sao? Ông Trương Văn Ẩm, người lên kế hoạch cuộc không tặc kể lại câu chuyện sau 36 năm:
Ông Trương Văn Ẩm, một nhân viên trong ngành kỹ thuật hàng không làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, được giữ lại trong Cục Kỹ thuật Không quân sau năm 1975 bắt đầu câu chuyện kể của mình qua câu hỏi của Hòa Ái rằng động cơ nào khiến ông đi đến quyết định trở thành một tên không tặc đối với chính phủ VN lúc bấy giờ.
Tuy cuộc sống của ông và gia đình không còn được sung túc như thời VNCH nhưng vẫn tốt sau khi Sài Gòn đổi tên thành TP. HCM. Ông Ẩm không hề manh nha nghĩ đến một cuộc ra đi nào sau khi cả gia đình quyết định ở lại VN. Thế nhưng, một chuyến công tác ra Hà Nội đầu tiên và cũng là cuối cùng đã tác động ít nhiều đến cuộc không tặc định mệnh trong cuộc đời ông:
“Đùng một cái vào ngày mùng 2 tháng 9, lễ Quốc khánh năm 1979, tối đang ở nhà coi ti vi với bà con lối xóm thì ông thủ trưởng lái xe jeep ra, đi với mấy người lính, nói với tôi rằng anh có lệnh phải đi công tác Hà Nội. Từ hồi mất nước khi tôi ở lại dù có yêu cầu đi Hà Nội mấy lần nhưng tôi không muốn đi. Không biết tại sao động lực nào xui khiến lần này tôi đi liền. Nhiệm vụ của tôi, thứ nhất là tôi phải coi một chiếc máy bay C130 bị hư lâu rồi mà không sửa được. Nhiệm vụ thứ hai là tôi phải vào Cục Kỹ thuật Không quân, thuộc Bộ Tư lệnh Không quân để thuyết trình những hoạt động máy bay của Mỹ trong này cho mấy ông lớn ngoài đó nghe. Tôi ra Hà Nội, tôi coi thì chiếc máy bay không bị hư hỏng nặng, chỉ bị hư nhẹ thôi nhưng vì mấy người không có kinh nghiệm. Tôi lên coi máy, tôi hỏi rồi tôi chỉ anh em làm có nửa tiếng đồng hồ xong”.
Nhiệm vụ thứ nhất đã hoàn thành nhanh chóng và đến giờ vào Cục Kỹ thuật để thuyết trình. Thế nhưng bức tranh về xã hội miền Bắc dưới chế độ Cộng sản lần lần được hiện ra rõ nét trong tâm tưởng ông Trương Văn Ẩm. Bắt đầu từ giây phút ông bị anh lính gác cổng không cho vào thuyết trình vì cách ăn mặc miền Nam không đúng theo tiêu chuẩn quy định cho đến Thượng úy trực ban cũng không thể can thiệp cho vào để ông làm tròn nhiệm vụ thứ 2 được giao. Vì nguyên nhân này mà ông Ẩm có thời gian tham quan Hà Nội, được tận mắt thấy cảnh đời sống thường nhật của người dân Hà thành, kể cả những trí thức trở về từ các nước Đông Âu.
Do thời tiết bị bão, không có máy bay về lại miền Nam, ông Trương Văn Ẩm quyết định về thăm cố hương Thái Bình, nơi ông di cư từ hồi 8, 9 tuổi. Họ hàng gần xa đều đến đông đủ tay bắt mặt mừng. Trong thời gian 3 ngày thăm viếng, lời khuyên ngắn gọn của người cậu ruột ám ảnh ông Trương Văn Ẩm:
“Cậu tôi nói là tôi phải đi, không được ở lại. ‘Bởi vì mày ở lại mai mốt cũng về cuốc đất. Nó chỉ sử dụng mày một thời gian thôi đến khi nào nó biết hết’”.
Rồi buổi gặp mặt tình cờ với phi công Tiêu Khánh Nha đã khiến ông Trương Văn Ẩm đi đến quyết định cho một chuyến vượt biên bằng máy bay quân sự sau khi nghe chia sẻ của Thượng úy “chế độ mới” này:
“Ông nói cái vụ chiến tranh biên giới năm 1978, tôi mang họ Tiêu, nó nói tôi gốc Tàu mà tôi có biết ông cố nội tôi có phải Tàu không. Nhưng bây giờ nó muốn hất tôi ra khỏi sân bay, không cho tôi được phép đi tới gần máy bay, chờ nó cho về vườn thôi”.
Kế hoạch cho một cuộc vượt thoát bằng cách cướp chiếc máy bay quân sự C130 đang được ông Ẩm phụ trách sửa chữa ở sân bay Tân Sơn Nhất được lập ra chớp nhoáng. Mọi dự trù về xăng nhớt, an ninh, phòng không đều được bàn tính chi ly chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày.
“Nếu đi đúng giờ giấc thì mình cất cánh rồi thì F5 Biên Hòa chưa cất cánh. Lý do khi nghe báo động dưới này thì phải gọi lên phòng tác chiến trên đó. Phòng tác chiến phải kiểm tra tới, kiểm tra lui. Đúng thì mới ra lệnh xuống Phòng hành quân và Phòng hành quân mới ra lệnh cho phi công ra máy bay thì mất khoảng 10 đến 15 phút. Thời gian nói chuyện với nhau cũng mất 5,10 phút rồi. Khoảng 25 đến 30 phút máy bay mới cất cánh được mà mình cất cánh 15 phút thì đã mất tiêu rồi”.
Kế hoạch bị trì hoãn, thay vì xuất phát vào giờ G ngày thứ Tư thì mãi đến giờ cơm trưa ngày thứ Bảy, nhóm người trong tổ nhân viên kỹ thuật hàng không của ông Ẩm và 1 bộ đội canh gác máy bay trên mặt đất bị khống chế bắt đầu giây phút trở thành không tặc:
“Khoảng 11 giờ bắt đầu tôi cho anh em quay máy. Khi vừa quay máy được chút xíu, khoảng 5 phút thì có 2 anh bộ đội kéo một chiếc máy bay loại C119 đi ngang ‘taxi way’ (đường di chuyển nội bộ trong khu vực sân bay), dừng lại ngay giữa đường, đứng đó là mình không bay ra vô được nữa. Chiếc máy bay đó lớn lắm”.
Theo kế hoạch, vợ chồng và 2 đứa con nhỏ của phi công Tiêu Khánh Nha sẽ xé hàng rào chạy vào sau khi nghe tiếng 4 động cơ chiếc C130 được khởi động. Nếu trục trặc xảy ra thì các động cơ sẽ bị tắt. Đây là tín hiệu cho gia đình phi công này không được di chuyển tiếp cận máy bay. Do bị chiếc C119 chắn ngang, 4 động cơ bị tắt trong khi ông Ẩm đang cố gắng tìm cách giải quyết thì phi công Tiêu Khánh Nha không làm theo kế hoạch:
“Ông Nha nóng ruột, chung hàng rào chạy vô. Ông cứ hỏi, tôi nói anh cứ đi ra đi, ăn cơm xong rồi liên lạc sau. Anh đi ra khỏi đây đi. An ninh, Bảo vệ mà thấy anh với tôi nói chuyện là phiền phức”.
Sau đó không lâu, mọi việc suông sẻ:
“Tôi sắp xếp xong đàng hoàng thì quay máy khoảng 5 phút sau, nhìn ra phía hàng rào vẫn không thấy gia đình ông Nha đâu hết”.
Trong giây phút căng thẳng không thấy gia đình phi công Tiêu Khánh Nha xuất hiện thì 1 bộ đội chạy đến khiến mọi người chết đứng. Hóa ra là người trong gia đình phi công Nha “ăn theo”, mặc đồ lính, xé rào chạy về hướng máy bay. Cuối cùng 13 người có mặt trong phi hành đoàn bất đắc dĩ và chiếc C130 bắt đầu lăn bánh sau 2 giờ chiều ngày 24/11/1979.
“Vừa lái thẳng chiếc máy bay tới ngang Ga Hàng không Việt Nam, chỗ Đài kiểm soát là tống ga cất cánh lên liền quẹo về hướng Cát Lái. Lúc đầu định đi qua Biên Hòa rồi đi thẳng ra Vũng Tàu nhưng phút chót lại đổi ý. Khi cất cánh lên được rồi thì bay về hướng Thủ Thiêm. Bay khoảng 10 phút là chúng tôi thấy biển đến Vũng Tàu là bắt đầu lên cao. Anh em mừng ôm nhau khóc. Chúng tôi khóc trong máy bay vậy đó”.
Dường như kế hoạch được trót lọt, không gặp trở ngại nào từ lực lượng phòng không VN. Thế nhưng, thời tiết buổi chiều ngày thứ Bảy định mệnh là một thách thức cho nhóm không tặc bao gồm 2 trẻ em:
“La bàn thì không có, bị hư. Bản đồ không có. Chúng tôi theo cách hồi xưa được học địa lý, ra bờ biển Vũng Tàu thì theo bờ biển đi thôi. Trời xấu quá, tối và mưa nên phải bay lên cao. Bay lên cao khoảng 5,7, 10 phút lại xuống. Xuống lần thứ 4 thì chúng tôi thấy cái mỏm của Malaysia. Qua Malaysia thì sẽ đến Singapore. Chúng tôi học địa lý, chúng tôi biết. Bay khoảng 10 phút thì lên lại. Xuống trở lại thì thấy cảng của Singapore đèn đuốc sáng. Chúng tôi nói đúng Singapore phía trước rồi”.
Cất cánh được êm xuôi. Thế hạ cánh thì thế nào:
“Chúng tôi bật liên lạc. Chúng tôi không có tần số nên liên lạc không được. Không có ai trả lời hết thành ra chúng tôi phải đáp bằng tín hiệu gọi là MCC quốc tế. Chúng tôi lắc cánh 3 lần. Bật đèn xanh chớp rồi lắc cánh 3 lần. Khi lắc cánh 3 lần thì chúng tôi nhìn thấy Đài Kiểm soát của sân bay Singapore chớp đèn đỏ. Như vậy đã nhận được tín hiệu của mình nhưng đèn đỏ là không được đáp”.
Và chiếc C130 đáp xuống sân bay Singapore một cách an toàn. Mọi người được yêu cầu chờ trên máy bay, được cung cấp thức ăn và được chở đi vệ sinh. Sau vài giờ đồng hồ, cảnh sát Singapore nói rằng sẽ cho máy bay dẫn đường bay qua Philippines. Đoàn người nhất quyết không đồng ý và khẩn thiết xin được gặp nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Singapore.
Nhóm 13 người được giữ lại Singapore. Ngày Chủ Nhật hôm sau được làm việc với cảnh sát của đảo quốc Sư Tử. 2 ngày kế tiếp được gặp nhân viên Hoa Kỳ:
“Trong ngày khai báo thứ Hai và thứ Ba, có một ông Mỹ là Đại úy. Ông nói thẳng ông là CIA. Ông nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt Nam như người Việt Nam vậy. Ông nói chào mừng chúng tôi. Ông nói rằng ‘mấy anh đi làm náo loạn không những Tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài, mà náo loạn cả nước Mỹ và thế giới. Chúng tôi nhận các anh nhưng chúng tôi không tin tưởng bởi chúng tôi còn đặt nghi vấn có chuyện sắp xếp của Việt Cộng cho các anh đi. Thành ra tôi đang ở Đức nhưng được lệnh về gấp gặp các anh”.
Kết quả là cả 13 người được quy chế tị nạn chính trị và sẽ được định cư ở Hoa Kỳ. Trả lời câu hỏi “mọi người mong muốn điều gì sau khi nhận được kết quả này”, ông Trương Văn Ẩm ước ao được đặt chân đến Mỹ trước ngày Noel sắp đến. Điều mong ước tưởng chừng không tưởng ấy được đáp ứng. Trong khi mọi người hài lòng với món quà một bộ đồ và đôi giày ba-ta mới chuẩn bị lên đường qua Mỹ đón Noel chỉ trong vòng 1 tuần thì người bộ đội “con tin” lại xin được quay về VN. Dù mọi người khuyên can thế nào thì anh lính cụ Hồ vẫn không thay đổi quyết định:
“Nó khóc lóc nói ba em già 70 tuổi, nếu cho em về nhìn ba em một cái rồi chết cũng được”.
Như hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do, 12 người này đã trở thành không tặc để đi tìm sự sống trong cái chết. Nhà nước CHXHCNVN mở phiên tòa xét xử khiếm diện, tuyên án tử hình đối với Thượng úy phi công Tiêu Khánh Nha, ông Trương Văn Ẩm và những người còn lại bị tuyên từ 20 đến 35 năm tù giam.
Cuộc đời mới ở Hoa Kỳ của 12 người thoắt đó đã 36 năm với nhiều đổi thay. Sau khi đến Mỹ không lâu, 1 người trong nhóm bị bạo bệnh. Tro cốt của người này được gửi về cho gia đình qua đường bưu điện. Thế nhưng tên họ của người đã khuất mang “tội phản quốc” nên bị gửi trả ngược lại Hoa Kỳ. Trong mấy năm qua, 1 thành viên khác trong nhóm trở về VN lại được chào đón như một Việt kiều yêu nước.
Riêng người chủ mưu cuộc không tặc vô tiền khoán hậu, ông Trương Văn Ẩm vẫn kiên định tư tưởng “Tôi chỉ về khi nào không Cộng sản. Còn Cộng sản thì không bao giờ tôi về”, đồng thời vẫn luôn thăm hỏi tông tích của người bộ đội tên Tạo dù đến nay vẫn chưa có manh mối nào. Trong những phút giây bất chợt nhớ về lần vượt thoát, lẫn trong âm thanh văng vẳng tiếng động cơ và cánh quạt của chiếc C130, còn có tiếng khóc nghẹn ngào đòi trở về VN của anh Tạo. Và ông Ẩm tự hỏi “liệu rằng sau bao vật đổi sao dời, người lính trẻ có còn giữ vững lập trường của mình hay chăng?”.
Hòa Ái

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lý và số của kinh tế chính trị học : Kinh Té Học !




Nguyễn-Xuân Nghĩa - Sống 150121
"Vùng Oanh Kích Tự Do"


Lý và số của kinh tế chính trị học  

* Hình minh diễn của Sống, trên songnews.net *


Người viết được Sống yêu cầu mở ra một mục mới dưới tiêu đề ác liệt là "Vùng Oanh Kích Tự Do", lại còn được trang trọng giới thiệu là chuyên gia kinh tế, có lẽ để khỏi bị lầm bị lấm với người khác! 

Cũng vì vậy, khi nã đạn giấy từ vùng oanh kích ra ngoài, người viết không muốn pháo vào vườn nhà, là nói chuyện về kinh tế. Nhưng đang vui Xuân và say men Tết, có khi mình lại bắn sảng. 

Để tránh chuyện bom đạn vô tình ấy, hôm nay xin xoay ngược cán bút mà nói về kinh tế. Không hữu ý thì cũng là có tình!

***

Viết về kinh tế, khó nhất là phải nêu vài con số. Vì sao?

Để ra cái điều là ta không viết sằng mà có nghiên cứu đàng hoàng. Ta nói chuyện trên cơ sở khoa học. Đứng giữa hai chân của ông thần hay bà thánh khoa học là yên tâm, vì mình chứng tỏ sự hiểu biết về một lãnh vực vốn hay làm thiên hạ kinh hãi. Nôm na là ta đã có bùa!

Khốn nỗi, giới học giả và học thật về kinh tế đều tránh nói đến một sự thật là "mọi con số đều chỉ là tương đối" - thường thì chỉ là những ước lượng.

Một thí dụ sát sườn là khi ta trả tiền vay vội qua thẻ tín dụng. Ngân hàng Trung ương thì báo rằng lãi suất căn bản là ngần này, giả dụ như 2%. Nhưng tới nhà tiêu thụ là nhà ta thì lãi suất ấy có thể là gấp chín lần. Họ đắp lãi hay thật! Và lãi đơn dồn lãi kép, không trả nổi thì có ngày vỡ nợ. Hoặc vỗ nợ nếu ta là doanh nghiệp nhà nước xã hội chủ nghĩa anh minh, kiểu Vinashin.

Một thí dụ gần gũi mà xa xăm: cả nước Mỹ nói đến vụ giá dầu hạ làm giảm giá xăng. Vậy mà giới tiểu thương kinh doanh về thực phẩm, như một tiệm phở thân yêu của mình, đều cho biết là từ năm ngoái, giá nông sản và thực phẩm cứ tăng đều! Thế là thế nào khi giới kinh tế nói ta không bị lạm phát, có khi bị giảm phát? Con số về lạm phát, hay chỉ số giá tiêu dùng CPI có đáng tin hay không?

Một thí dụ khác, xa xăm mà gần gũi, là cứ Thứ Sáu đầu tháng Bộ Lao động Hoa Kỳ lại cho biết tình hình nhân dụng hay thất nghiệp của tháng trước. Đại đa số truyền thông đều phang lên trang nhất tỷ lệ thất nghiệp, dù đấy chỉ là con số tào lao: mức thất nghiệp thật không là chỉ số U3 mà là U6. Ai hơi đâu là lách qua U Ba để tìm U Sáu?

Đã thế, ngần ấy con số đều chỉ là ước lượng sơ khởi và còn được điều chỉnh – nhiều lần.

Nhưng khi có hàng loạt số liệu kinh tế được phóng ra như vậy, trên thị trường có một loại khách hàng đã vội chụp lấy - và đi buôn. Đó là các chính trị gia. Trước sự thờ ơ hay ngu ngơ của thiên hạ, các chính khách lập tức suy diễn những con số trừu tượng thành một lý luận ra dáng vững chãi về chủ trương của họ.

Vì vậy, giới kinh tế chính trị học mới có một ngạn ngữ: "Con số không biết dối trá, nhưng bọn dối trá lại biết xài con số." Nói theo một ông Thánh Tầu, "tận tín thư bất như vô thư", cứ tin vào sách hay vào số thì thà đừng có sách, có số! Đấy là trường hợp của "kinh té học" - không lộn dấu.

Cho nên viết về kinh tế khó nhất không là phải nêu con số. Khó nhất là khỏi dùng đến con số hay hù doạ thiên hạ bằng những đồ biểu với đường tuyến xanh đỏ. Viết thế này thì các thầy bói lại giật mình đầu năm: khó nhất là nói về lý mà khỏi cần số!

Khách có kẻ chầu rìa bên bàn gõ – khó chịu thật – bỗng nhảy nhổm: Các hạ vừa gõ rằng viết về kinh tế, khó nhất là phải nêu ra con số. Bây giờ lại nói ngược, rằng khó nhất là không xài con số mà tìm ra cái lý. Thế là thế nào?

- Dễ hiểu lắm, vì kinh tế cũng là chính trị!

Xin giải thích bằng chuyện thật ngoài đời, do ông thầy kể lại khi mình còn đi học đếm.

***
Sau khi tốt nghiệp trường Bách khoa Polytechnique, sinh viên Valéry được trúng tuyển vào một trường thuộc loại đại gia khác vì rất khó vào. Đó là ENA, dịch nôm na là Quốc gia Hành chánh. Trong kỳ vấn đáp, ông được vị giáo sư ngồi ghế giám khảo yêu cầu về cuối phòng sửa soạn để nói về nhà kinh tế người Anh nổi danh thế giới. John Maynard Keynes.

Chốc sau, đến lượt mình, cậu Valéry lên thao thao trình bày về nhà kinh tế này và nêu một số kết luận có tính chất phê phán học thuyết của ông. Rất hùng hồn! Thuộc hạng giáo sư thế giá, vị giám khảo cứ lặng thinh, vẻ nghiêm và buồn như một quan tòa mặt sắt. Cái đầu lắc lắc về kết luận của thí sinh.

Cậu sinh viên Valéry bèn hiểu. Ông thầy này thuộc trường phái kinh tế khác! Vì vậy cậu xin một đặc ân. Là cho về cuối phòng vài phút rồi lên trình bày lại. Vị giám khảo tò mò, mà sau cùng lại đồng ý.

Khi trở lại, Valéry cũng uyên bác nói về Keynes nhưng đi ngay tới kết luận là từng bước ngợi ca từng lý luận của Keynes. Nghĩa là nói ngược với tất cả những gì vừa phát biểu trước đó.

Kết quả, ông thầy chấm điểm thật cao, với câu nói giật mình: "tôi vốn đồng ý với phần trình bày đầu tiên của anh. Nhưng muốn biết là anh có thể nhìn ra hai mặt của một vấn đề chăng!"

Kết quả, Valéry Giscard d'Estaing về sau làm Tổng trưởng Tài chánh rồi Tổng thống Pháp từ 1974 đến 1981! Tức là ông là chính khách có tài, thừa khả năng đùa cợt với lý luận hay con số!


*** 


Trở lại chuyện kinh tế mà khỏi cần các thống kê thống khổ và mấy đồ biểu linh tinh.

Chuyện kinh tế mà vào đến toà báo hay ban tham mưu của chính khách thì đã thành trừu tượng. Đấy là cái màn the, hay màn khói, phủ lên đời sống thật và trùm lên hàng triệu quyết định của những người có khi chẳng biết gì về kinh tế học. Nhưng dù không biết, họ vẫn làm kinh tế trong thực tế qua những tính toán có khi chi li vụn vặt của đời thường.

Một bà mẹ đi chợ tính làm món thịt cho chồng con, nhưng khi thấy cá đang hạ giá thì bà tính lại, sao cho vẫn có bữa ngon mà dư tiền thì mua thêm tấm bánh. Hàng thịt, hàng cá và hàng bánh đều bị ảnh hưởng từ những quyết định nhỏ nhặt và thực tế ấy.

Từ cả vạn năm nay, con người đều có loại tính toán kinh tế như vậy, trước khi chữ "kinh tế" được phát minh, về sau còn bị dán nhãn, như kinh tế tư bản hay kinh tế cộng sản, kinh tế tự do hay kinh tế kế hoạch, v.v.... Rồi khi người ta muốn chứng tỏ tính chất khả tín của luận thuyết chính trị thì mới làm tình làm tội các con số!

Sự tính toán ấy của đời thường xuất phát từ một thực tế: con người có khả năng hữu hạn nhưng lại ham quá sức mình. Cho nên khi nào cũng thấy thiếu. Và trong từng việc hàng ngày đều phải chọn lựa cách nào có thể thoả mãn nhu cầu mà ít tốn kém nhất. Khan hiếm và chọn lựa là cốt tủy của kinh tế, chuyện này, nào phải có con số mới sáng?

Thế rồi loài người cũng có những thành phần muốn chi phối sự chọn lựa đó. 


*** 

Nếu có quyền thì chỉ một nghị quyết là xong. Gọn bâng như gói cái bành chưng bằng gạo tráng nhựa. 

Nếu tinh ma ác ôn thì ngay trên tờ lịch, những ngày lễ lớn của đảng đều in đỏ chói. Hôm đó cả nước mở hội. Con trẻ được nghỉ học quàng khăn đỏ đi đánh trống ếch, người lớn thì có thêm tí thịt hoặc chút mì chính bột ngọt để đầy con tem. Chế độ chi phối và điều kiện hóa người dân như Pavlov dạy chó. Chuyện ấy mới giải thích sự sụp đổ của các chế độ cộng sản!

Chẳng cần con số gì ráo ta cũng hiểu ra cái hoạn nạn của Việt Nam ngày nay. Bị điều kiện hóa quá lâu rồi.

Trong các chế độ có ít nhiều dân chủ, cái thành phần muốn chi phối kiểu đó thật ra vẫn còn. Họ có đạo luật này hay văn kiện kia để, thí dụ, dùng thuế khóa làm đòn bẩy. Họ tác động vào quyết định kinh tế của cả nước bằng nhiều mỹ từ, như phải cứu giúp thành phần trung lưu hay bần cùng bằng cách đánh thuế nhà giàu.

Ở bên dưới làn khói hồng của mỹ từ, với những thống kê có chọn lọc theo gian ý, giới sản xuất hay người tiêu thụ đều phải tính lại, một cách tự động, về sự chọn lựa. Những tính toán ấy thường dẫn đến kết quả kinh tế trái ngược với dự kiến ban đầu của kẻ làm luật hay người ban bố chánh sách. Kinh tế học gọi đó là "hậu quả bất lường" – unintended consequences. Người viết này thì nói đến "liều thuốc đổ bệnh".

Một thí dụ xa xôi để khỏi gây động chạm: từ phong trào đấu tranh cho dân quyền của người thiểu số da đen tại Mỹ vào thập niên 60 của thế kỷ trước, nối tiếp là chương trình "Xã hội Đại đồng" – The Great Society - của Tổng thống Lyndon B. Johnson, số phận người da đen lại suy sụp hơn! Đấy là liều thuốc đổ bệnh từ cái từ tâm của Johnson và mỹ từ của chính khách.

Thế là làm sao? 

***


Nghĩa là từ ngàn xưa tới nghìn sau, kinh tế là một chuỗi nhân quả, cái nhân là thế này thì sẽ có cái quả là thế kia. Hiểu ra chuỗi nhân quả thì sẽ bớt tính sai, hay bớt làm bậy! Ếch cần con số, cái lý vẫn sẽ sáng tỏ.

Hóa ra là từ khi Quản Trọng còn đi kiếm việc, Ninh Thích chăn trâu và Khổng Khâu mặc quần thủng đít, từ khi Homer chưa làm thơ hay từ thời Lenin làm cách mạng, hoặc đảng ta thi hành chánh sách giá lương tiền làm vật giá bay vọt tựa pháo thăng thiên... cho tới ngày nay, quy luật kinh tế đơn giản ấy vẫn không thay đổi.

Khách ngồi bên tần ngần nghĩ ngợi như một triết gia thứ thiệt. Rồi ỷ là đầu năm bèn chơi khó tay xạ thủ này: Bác cứ hay diễu cợt rót pháo vào văn hóa Trung Hoa, chứ bác có thấy một ý gì của họ là phù hợp với cái quy luật ngàn đời ấy chăng?

Có chứ! Ta nào kỳ thị người Hoa.

Từ xửa từ xưa, trong tập Thái Công Binh Pháp tương truyền là của nhân vật Lã Thái Công tức là  Khương Tử Nha – hay Lã Vọng cho những ai mê món chả cá – đã thấy nói đến phép trị nước là: "Chớ cướp đoạt thời giờ cầy cấy trồng dâu nuôi tầm của dân; thâu thuế ít thì dân không thiếu tiền của; ít việc lao dịch cho nhà nước thì dân khỏi nhọc nhằn, ắt nước giàu mà nhà nhà vui vẻ!..."

Phải chi Obama biết tiếng Tầu. Hay là học phép Reagan!./.
 
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2015/01/kinh-te-hoc.html