Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT - NỔI DẬY HAY KHỦNG BỐ, PHẦN 2


NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT - NỔI DẬY HAY KHỦNG BỐ, PHẦN 2?
Để cụ thể hóa công việc tiến hành “nổi dậy” của mình thì đảng cộng sản Việt Nam tiến hành nhiều phương án trong đó có biện pháp “đã quyết định cho phép lực lượng miền Nam sử dụng bạo lực”. Đó chính là một hình thức khủng bố được đảng cộng sản tô vẽ để tránh tội. Điều này sẽ được tôi chứng minh rõ ở phần này. 

1. Chính sách khủng bố: 

Việc thực hiện chính sách khủng bố được đảng cộng sản lén lút thực hiện với những lời lẽ như “nổi dậy”, “anh hùng”, “căm thù giặc”... để chối tội. Nhưng cùng với thời gian và những phân tích cụ thể thì bộ mặt thật đó đã hiện ra một cách rõ nét nhất. 

Thứ nhất, trong cuốn sách “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học”, Nxb. CTQG, H, 1995, có đoạn viết: “Kết hợp đấu tranh xuống đường với nổi dậy vũ trang khiến cho chính quyền Mỹ-Diệm rối loạn và thiệt hại về kinh tế cho chúng là phương pháp cách mạng bạo lực đem lại thành công...” 

Qua đoạn trích ta thấy gì? Đó là một đảng chủ trương đem hình thức khủng bố đến với nhân dân một nước khác mà họ lại đánh giá tự hào cho thấy bản chất xấu xa của đảng cộng sản. 

Ngoài ra điều này cũng minh chứng cho sự thật là các cuộc “nổi dậy” thực chất chỉ là những cuộc kích động khủng bố của đảng cộng sản. 

Thứ hai, trên trang chính dư địa chí của tỉnh ủy Thừa Thiên Huế có links như sau:

Có đoạn viết: “Tháng 11/1957, Tỉnh ủy Thừa Thiên họp tại bản Ấp Rùng, xã Thượng Long miền Tây Thừa Thiên Huế. Hội nghị đã quyết định xây dựng miền núi Thừa Thiên Huế thành căn cứ cách mạng. Tỉnh ủy bố trí cán bộ từ đồng bằng lên, cùng với một số cán bộ đã cắm bản từ trước kiên trì bám trụ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào nhanh chóng giác ngộ, phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ bằng vũ khí thô sơ đã nảy sinh trong phong trào quần chúng. 

Giữa lúc phong trào cách mạng miền núi Thừa Thiên Huế đang có bước chuyển biến quan trọng thì ánh sáng Nghị quyết 15 (1/1959) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) về đường lối cách mạng miền Nam được truyền đến Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà. Tỉnh ủy khẩn trương tổ chức học tập và triển khai thực hiện Nghị quyết 15 của Trung ương. Một trong những nhiệm vụ chiến lược của Nghị quyết Trung ương 15 là việc mở đường 559 - đường Hồ Chí Minh. Miền núi Thừa Thiên Huế với con đường 559 nối liền mạch máu với cả nước từng bước trở thành căn cứ địa cách mạng vững chắc làm chỗ dựa cho đồng bằng.” 

Cũng trên trang này ở bài viết khác có đoạn: “Sau năm 1963, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tích cực, khẩn trương chuẩn bị mọi mặt nhằm đưa phong trào lên một thời kỳ mới, thời kỳ phá kìm, giành dân, đưa phong trào đồng bằng lên thế đấu tranh chính trị, quân sự, tiến công địch bằng cả ba mũi giáp công: chính trị, quân sự, binh vận. 

Đầu năm 1964, Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế chủ trương: “Phát huy sức mạnh của quần chúng có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, lợi dụng sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn mà tổ chức lực lượng, tiến công mạnh mẽ, đều khắp, làm tan rã, tê liệt chính trị, tư tưởng và tổ chức, phá ấp chiến lược, chuẩn bị thiết thực cho việc phá thế kìm kẹp của địch”. Thực hiện chủ trương trên, nhân dân Thừa Thiên Huế bước vào phong trào đồng khởi đồng bằng năm 1964. 

Đến mồng 5 rạng ngày 6/7/1964, phong trào đồng khởi diễn ra khắp vùng đồng bằng trong tỉnh. Ở phía Bắc tỉnh, nhân dân nhiều xã nổi dậy phối hợp với bộ đội và đội công tác võ trang tiến hành tấn công địch, phá ấp chiến lược, xóa bỏ ngụy quyền, tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở cơ sở và chính quyền tự quản của nhân dân. Phong trào Đồng Khởi đã mở ra một vùng giải phóng rộng lớn gồm nhiều xã: Phong Sơn, Phong An, Phong Thái, Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương (Phong Điền), Phong Nhiêu, Quảng Thái (Quảng Điền) và Hương Vân, Hương Thọ, Hương Hồ, Hương Mai, Hương Thái, Hương Bình, Hương Thạnh (Hương Trà). Ở phía Nam, lực lượng vũ trang phối hợp với nhân dân tấn công và nổi dậy giải phóng các xã Phú Đa, Phú Hồ và một số thôn của Vinh Phú, Vinh Thái, Phú Xuân, Phú Lương (Phú Vang); Lộc An, Lộc Tụ (Phú Lộc); nhiều thôn xã của xã Thủy Bằng, Thủy Thanh, Thủy Phương (Hương Thủy)...”


Qua hai đoạn trích trên đây cho thấy xuyên suốt quá trình trước năm 1965 mặc dù chưa hề có quân Mỹ tại VNCH và đặc biệt là những chính sách của nền đệ nhất cộng hòa như “Người cày có ruộng” hay “Cải cách kinh tế” đã làm cho đời sống nhân dân đi dần vào ổn định thì hành động của đảng cộng sản chỉ đạo hoàn toàn là dùng bạo lực khủng bố nhân dân, chính quyền và xâm phạm quyền tụ chủ của đất nước khác. Những kích động bạo lực đó minh chứng cho chủ trương sắt máu của đảng cộng sản. 

Thứ ba, các bạn quay ngược lại phần 9 “Những sự thật không thể chối bỏ” khi tôi đã giới thiệu về tác giả Trung cộng - Hà Cẩn (Viện văn học Trung quốc) có một cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt: “Mao chủ tịch của tôi” bởi NXB Trung ương Trung quốc. Cuốn sách dày 438 trang có đoạn trang 198 nói về chiến Tranh Việt Nam. Đoạn đó tạm dịch như sau: “Với sự chỉ đạo và giúp đỡ của Trung Hoa mà đứng đầu là Mao chủ tịch thì nhân dân miền Bắc đủ sức chi viện và lãnh đạo các cuộc đánh bom, gài mìn, nổi dậy tại Miền Nam của ông Diệm.”

Thì ra là như vậy. Trung cộng đã chỉ đạo và tài trợ cho VNDCCH vũ khí để họ tiếp tục “lãnh đạo” nhân dân Miền Nam “khủng bố” và nổi dậy thông qua các hành động đặt bom, cài mìn mà chính Hà Cẩn nêu đích danh. 

Những hành động đó được gọi là gì? là khủng bố chứ không thể khác. Một nhà nước đi kích động việc này có sai trái không? Và làm gì có quân Mỹ thời điểm ông Diệm còn tại vị? Thế mà vẫn cứ khủng bố “chống Mỹ”. Thật là vô lý. 

Thứ tư, tác giả J. Leroy - một nhà hoạt động xã hội người Pháp và cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp đã giới thiệu ở trên - Trong cuốn sách của mình mang tên “Đối nghịch” vẫn ở trang 192 còn viết: “Sự quá đà trong việc sử dụng bạo lực cách mạng tại Miền Nam Việt Nam đã khiến cho nhiều dân thường tại Miền Nam chết oan...” 

Thật ra tác giả cộng sản Pháp này nói đến “bạo lực cách mạng” như một sự biện hộ cho những hành động khủng bố của đảng cộng sản đối với nhân dân VNCH. Nhưng với một con người dù sao cũng nhìn nhận khách quan hơn ông đã nói đến “sự quá đà” và những sự việc gây tang thương cho nhân dân miền Nam một cách oan uổng. Vậy là thêm một bằng chứng cho thấy chủ trương của đảng cộng sản: khủng bố. 

Kết luận: Như vậy chúng ta có thể thấy tất cả các tài liệu đều đi đến một điểm chung đó là đảng cộng sản chủ trương sử dụng chính sách khủng bố trên toàn cõi VNCH. Đây là một việc làm sai trái vì nó sai quy tắc ứng xử của một quốc gia với một quốc gia khác. Đồng thời cho thấy chủ nghĩa khủng bố là chủ trương của đảng CSVN. Không có một cuộc “nổi dậy” nào tự phát mà đó chỉ là chiêu bài khích động khủng bố của đảng CS mà thôi. Vậy hậu quả của nó gây ra cho VNCH thế nào? Xin xem tiếp tại phần dưới đây. 

2. Tang thương cho nhân dân VNCH: 

Những hậu quả để lại cho nhân dân VNCH dưới chính sách khủng bố của đảng cộng sản Việt Nam rất lớn lao. Trong khuôn khổ bài này tôi xin chỉ dẫn ra những ví dụ nhỏ bé trong vô vàn sự kiện để nói lên tính chất dã man của đảng cộng sản Việt Nam trong âm mưu khủng bố quốc gia khác. 

Thứ nhất, trên trang baomoi.com có dẫn trích một bái báo của báo quân đội nhân dân của đảng cộng sản Việt Nam có links: 


Có đoạn viết nguyên văn như sau: “Diễn biến trận đánh như sau: Phi Long đi xe máy mô-bylet chở một trái mìn đi trước, đồng chí Rãy đạp xe giả làm người bán báo chở một trái DH10 đi sau đủ tầm nhìn thấy nhau. Gần đến cầu Hang, Phi Long đi chậm lại quan sát, chờ thời cơ vượt trạm gác. Khi người dân tập trung đi về phía giữa cầu, lợi dụng đông người che khuất, Phi Long cho xe vượt qua, đồng chí Rãy cũng đạp xe theo qua khỏi trạm gác cùng lao nhanh về hướng mục tiêu. Dừng lại một phút để quan sát, thấy 3 tên cảnh sát vẫn đứng trước cầu thang lên xuống nhà hàng, còn phía trên bờ sông 4 tên cảnh sát đứng dàn hàng ngang súng tiểu liên cầm tay, hai tên công an chìm đi lại ngay bãi trống đối diện nhà hàng. Tại các ngã tư địch tăng cường xe bọc thép và bọn lính dã chiến hình thành thế bảo vệ quanh mục tiêu. Đây là một sự bất thường xảy ra trong khu vực, một tình huống ngoài dự kiến. Nhưng Phi Long quyết tâm là phải đánh và đây cũng là thời cơ đánh khi địch tập trung cao nhất. Anh động viên đồng chí Rãy: Dù hy sinh hai anh em mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ trước Đảng và Quân đội trong trận đánh này. Quan sát thêm, Phi Long thấy có vài người bán hàng rong qua lại trước mục tiêu và kế đó lại có hàng bán thuốc lá. Nhìn đồng hồ đeo tay chỉ còn vài phút nữa thôi, Long liền chạy xe cập mục tiêu. 

Long tự nhủ thật bình tĩnh để địch không nghi ngờ phát hiện, anh dừng xe máy nhắm đúng hướng mìn thổi vào 2/3 thân tàu. Mồ hôi rịn đầy trên trán, song anh vẫn cố tỏ ra ung dung thản nhiên móc tiền bước đến quầy mua thuốc lá, những tên công an vẫn qua lại không biết gì. Chỉ còn 2 phút nữa thôi, trái mìn DH10 sẽ nổ. Anh nhanh chóng đi đến bên cạnh công viên, áp sát người vào một trụ cột, lợi dụng bóng tối bỏ 2 trái thủ pháo xuống sông rồi lẹ làng lách người qua công viên cách đó 5m nhảy lên chiếc xe gắn máy mà đồng chí Tám Sâm đã để sẵn. 

Đồng chí Rãy cũng đã gài xong quả mìn định hướng thứ hai. Hai người lên xe, vừa chạy ra khoảng 50m thì trái mìn thứ nhất mà Phi Long gài đã nổ. Lao xe đến bùng binh Nguyễn Huệ thì Long bị cảnh sát chặn lại khám xét, kiểm tra thấy giấy tờ hợp pháp bọn chúng để cho hai người đi. Vừa lúc đó, trái mìn thứ hai của đồng chí Rãy gài nổ tiếp. Cả Sài Gòn như bừng lên khí thế tiến công. Tiếng còi báo động của địch vang lên inh ỏi, đường phố trở nên một cảnh tượng hỗn loạn, chỉ riêng những người lính đặc công biệt động mừng vui khôn tả.

Vài phút sau, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn cũng có mặt và chứng kiến cảnh tan nát này đã lắc đầu thất vọng và ủ rũ cúi đầu leo lên xe như không dám tin vào những gì vừa xảy ra.

Ngày 23-6-1965, Huỳnh Phi Long được cấp trên tặng thưởng huân chương Chiến công hạng nhất, các đồng chí Lê Văn Rãy, Tám Sâm, Kiều Nương và Nguyễn Thị Hoài đều được tặng huân chương Chiến công hạng 3. Riêng tập thể đội biệt động 67 được tặng thưởng huân chương Quân công hạng 3.”

Qua đoạn trích ta thấy gì? Đó là sự chuẩn bị khủng bố kỹ lưỡng và hết sức táo tợn. Còn ngay sau đó là sự kiện ông Long và đội quân khủng bố của ông được thưởng huân chương cho thấy tính chất dã man không còn tính người của những người cộng sản. Hãy xem vài bức ảnh trong cuộc khủng bố đó để thấy sự thật:





Nhà hàng Mỹ Cảnh
Khủng bố Huỳnh Phi Long

Thứ hai, Uwe Siemon-Netto, ký giả nổi tiếng người Đức sau khi đi theo một tiểu đoàn Miền Nam vào ngôi làng bị Việt cộng khủng bố năm 1965 báo cáo như sau: 

“Lung lẳng trên các cành cây và sào trong sân làng là thân xác xã trưởng, người vợ va 12 đứa con vừa trai, vừa gái kể cả cháu bé. Tất cả nam đều bị cắt cu dái nhét vào mồm, còn nữ bị cắt rời vú. Dân làng được lệnh bắt buộc tập trung chứng kiến cảnh tàn sát. Việt cộng bắt đầu giết em bé rồi với một điệu bộ thao diễn chậm rãi ra tay lần lượt giết các em lớn, tới giết người mẹ và sau cùng là giết người cha. Việt cộng đã giết cả nhà 14 người, giết một cách lạnh lùng như thể bấm cò súng đại liên bắn máy bay”.

“Việc VC tàn sát thế này là việc bình thường hàng ngày... Vì với chúng tôi nó đã trở thành bình thường nên chúng tôi không tường thuật tới, tường thuật lui mãi mãi”. 

Đây là đoạn tạm dịch của nguyên bản tiếng Anh “Dangling from the trees and poles in the village square were the village chief, his wife, and their twelve children, the males, including a baby, with their genitals cut off and stuffed into their mouths, the females with their breasts cut off". The Vietcong had ordered everyone in the village to witness the execution. They started with the baby and then slowly worked their way up to the elder children, to the wife, and finally to the chief himself... It was done very coolly, as much an act of war as firing anti-aircraft gun. " It was routine... Because it became routine to us, we did not report it over and over again”. (Trích trong cuốn “The Real War” của cựu tổng thống R. Nixon trang 39-40.)

Qua đây cho thấy bản chất dã man của đảng cộng sản mà nhân dân VNCH phải gánh chịu. Họ đâu có “nổi dậy” mà thực chất họ đang khủng bố một quốc gia khác.

Thứ ba, vụ thảm sát mậu thân tại Huế năm 1968 cũng là một trong những minh chứng tang thương cho số phận của nhân dân vô tội VNCH trong chính sách tàn bạo và khủng bố của đảng cộng sản. Bạn đọc có thể đọc lại những con số khủng khiếp của sự kiện này tại phần 14 - “Những sự thật không thể chối bỏ - Ai làm cho Huế đau thương”. Tôi xin chỉ nêu lai một điều đó là qua các dẫn chứng trong phần 14 của các bên liên quan cho thấy con số từ 4000-5000 là con số người chết oan trong tết mậu thân 1968 ở Huế.

Vấn đề con số chính xác đến từng người không phải là vấn đề quá quan trọng. Ở đây là dù với con số hàng nghìn, 4000 hay 5000 nghìn cũng cho thấy tội ác mà cộng sản đã gây ra cho nhân dân Huế vô tội. Đó là tội ác giết người cần phải được lên án.


Thứ tư, sự kiện pháo kích tại Cai Lậy. Là chiến dịch khủng bố Việt cộng đã pháo kích hỏa tiễn (DKZ 122 mm) vào trường tiểu học tại thị trấn Cai Lậy, tỉnh Định Tường, (Tiền Giang) ngày 9 tháng 3 năm 1974. Đúng ngay vào lúc các em đang trong giờ ra chơi. Giết chết 32 em học sinh và 55 học sinh khác bị thương. Vụ thảm sát tuy nổi tiếng, gây ấn tượng mạnh trong dân chúng lúc bấy giờ nhưng không được thế giới biết đến nhiều, cũng như không được báo chí nhắc đến. 

Hiện còn 3 người tận mắt chứng kiến cuộc pháo kích của VC sáng ngày 9/3/1974 vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Cai Lậy thuộc tỉnh Định Tường làm chết tại chỗ 29 em học sinh. Chính ba người này đã đích thân bồng các em bị thương đầy máu me lên xe cứu thương chở về Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa tỉnh Định Tường cấp cứu. Ba người này, 2 người hiện đang sống ở Westminster, California, Hoa Kỳ; 1 người hiện sống tại Jacksonville, Florida, Hoa Kỳ. 

...Hỡi bé thơ ơi, sao tội tình gì em lại bỏ đi, em lại bỏ đi
Kìa thầy giảng bài tình thương trong lớp,
Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe.
Sao em vội bỏ mái trường ngày xưa thân mến, vội bỏ ra đi....
(Nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác bài hát nhằm tố cáo Việt cộng 
pháo kích dã man vào trường tiểu học ở Cai Lậy)

Sự kiện tại Định Tường đã không được báo chí nhắc đến nhiều và phía đảng cộng sản cho rằng đó chỉ là sự “bịa đặt” nhưng rất may mắn là nhân chứng còn sống và những hình ảnh như trên đã nói lên tất cả sự thật. Nhưng ngoài ra rất may một tài liệu của nhóm KGB tại Liên Xô đã xác nhận sự kiện này. Tài liệu của Liên Xô đăng trong cuốn sách có tên “Một bước đi lớn” – bởi nhóm tác giả đã từng hoạt động tại KGB và do NXB Quân đội Liên bang Nga xuất bản năm 1999 nói về hoạt động tình báo của Liên Xô (đã giới thiệu ở trên) có đoạn ở trang 200 nhắc: “Có vài sự kiện mà phía quân đội VNDCCH gây ra thiệt hại cho trẻ nhỏ mà sau này được giấu đi như một phần tất yếu của cuộc chiến như cuộc tấn công băng DKZ và 122mm vào một trường học tại Miền Nam Việt Nam năm 1974”. Cuốn sách như một lời khẳng định của người đàn anh Xô Viết cho sự kiện gây tội ác này của đảng cộng sản Việt Nam.

Thứ năm, về sự thật của cuộc “nổi dậy” tại Bến Tre hãy nghe những người đứng đầu chế độ cộng sản kể thành tích. 

Trong cuốn Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb Sự th&

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét