Họ Cơtu, tên Hàn Quốc Lao Động Cuối tuần số 14 Ngày 18/04/2010 Cập nhật: 7:08 AM, 18/04/2010 | ||||||
(LĐCT) - Lâu nay, các nhà đài hình nước ta vẫn thường xuyên chiếu phim bộ Hàn Quốc khiến bao người dân “ăn theo phim Hàn, ngủ theo phim Hàn”. Nhưng sự mê mẩn của các “fan” miền xuôi xem ra chửa “nhằm nhò” gì so với “giới hâm mộ” là không ít đồng bào dân tộc thiểu số Cơtu ở huyện miền núi Tây Giang tỉnh Quảng Nam: Đặt tên con theo tên diễn viên và nhân vật trong phim. Đặt tên như... phim
Hoá ra, “làm chi có” nhưng mà vẫn có, là cha mẹ không đổi tên mình thành tên nhân vật và diễn viên phim Hàn Quốc mà gửi gắm niềm đam mê đó vào tên các con. Bhling Ria lật sổ hộ tịch, ghi đăng ký khai sinh thời gian 2 năm qua, xướng lên những cái họ và tên líu lo “nửa Cơtu, nửa Hàn Quốc”: Nào là Pơloong San Diu, sinh năm 2008, con của anh Pơloong A Gương; Alăng Na Ra, sinh 7.2008, con của A Lăng Ân; Briu Thị Hy Su, sinh tháng 1.2009, con Briu Nhỏ; Riah Thị Su U, sinh tháng 10.2008, con của Riah Như; Blup Thị Na Su, sinh tháng 10.2008, con của Blup Né... Vừa xướng, Bhling Ria vừa liên tục “tạm dừng” để giải thích, phân biệt cho tôi kịp hiểu và ghi cho đúng đâu là họ Cơtu còn đâu là tên “trong phim”. Lần theo danh sách “diễn viên và nhân vật phim Hàn”, tôi đến làng văn hoá Zờ Rượt xã A Tiêng. Gần trưa, đám đông phụ nữ, con nít đang tụ tập tại sân nhà Gươl. Không khó để hỏi, tìm được ngay những “nhân vật phim Hàn” như Zơrâm Sô Ra (4 tuổi), Pơloong Hiên U (3 tuổi)... còn cởi truồng nằm nhà. Pơloong Hiên U mặt mũi lấm lem, áo cũng không thèm mặc, trố mắt nhìn cha - Pơloong Mận đang nằm hát nghêu ngao. Ông bố trẻ Pơloong Mận sinh năm 1985, cả quyết: “Nếu đẻ đứa nữa mình cũng sẽ kiếm tên Hàn Quốc mà đặt tiếp, gọi cho sướng”. Không chỉ phim Hàn, một số thương hiệu xe máy nổi tiếng cũng được đồng bào Cơtu ở đây lấy đặt tên cho con. Như Bho Nước Yamaha (sinh tháng 3.2006) con của Bhờ Nước Uyn (sinh năm 1982) ở thôn Apat, xã A Vương... Mê phim Hàn “tới nơi tới chốn” Phim Hàn Quốc xem ra đã “đi khá sâu” vào đời sống nhiều người Cơtu ở vùng núi non này. Hầu hết những “nhân vật và diễn viên phim Hàn” đều là con cái các ông bố bà mẹ khá trẻ, tuổi chỉ đôi mươi, và không chỉ có thường dân mà cả một số cán bộ xã cũng mê phim Hàn “tới nơi tới chốn”. Nhà Pơloong Huân, cán bộ văn thư xã A Tiêng ở thôn Achir, cả 3 đứa con khai sinh rập theo tên 3 chị em trong bộ phim “Mối tình đầu”, dù đứa giữa chẳng phải con trai. Đứa con gái đầu là Pơloong San Ốc năm nay lên 9 tuổi, tiếp theo là bé gái Pơloong San Ân và bé trai Pơloong San U. “Hồi mình học lớp 6, lần đầu tiên xem phim Hàn, là phim “Mối tình đầu”, thấy cô San Ốc ngồ ngộ, dễ thương, thích lắm, nhớ mãi, nên đến khi có con, mình quyết định đặt theo tên 3 chị em trong phim này. Mới đầu, bố mình không đồng ý, nhưng mình thích quá nên vẫn quyết đặt tên con như vậy”.
Nhà Bling Nghiệp - Trưởng trạm y tế xã A Tiêng - nằm ngay cạnh nhà Gươl làng Zờ Rượt, có đứa con trai đặt theo tên thật của diễn viên phim truyền hình Hàn Quốc - Jang Gun, chỉ viết khác một chút, là Giang Gun. Zơrâm Bôn, mẹ Bhling Giang Gun cứ khúc khích cười giải thích: “Lúc đầu chồng mình định đặt tên cho nó là Linh, sau thấy tên đó bình thường quá, nhiều người đặt rồi, nên mới quyết định đặt cái tên Giang Gun cho giống như diễn viên đẹp trai trong mấy bộ phim Hàn Quốc mà vợ chồng mình rất thích”. “Chàng diễn viên nhí” Bhling Giang Gun mới tròn 5 tuổi, khá bụ bẫm, mắt sâu, đen, lông mày rậm, chỉ mặc độc cái áo thun và đang ngồi bệt vọc đất bên nhà Gươl cùng lũ trẻ con. Hỏi rằng trong làng có bao nhiêu “diễn viên và nhân vật” phim Hàn giống như Giang Gun, Zơrâm Bôn tự hào khoe “gia đình mình đã đi đầu trong việc đặt tên con kiểu Hàn Quốc, nhiều người bắt chước, nhưng bao nhiêu thì mình không rõ hết được vì bọn con nít nhỏ kêu tên Hàn Quốc cũng na ná tên Cơtu nên không phân biệt nổi”. Tôi hỏi Bhling Ria - cán bộ tư pháp xã A Tiêng: “Việc đặt tên “giống Hàn Quốc” như vậy có bị điều chỉnh bởi quy định nào không, có gây khó khăn gì trong quản lý không?”, Bhling Ria cười cười: “Quy định thì tôi chưa thấy cấm, việc quản lý cũng chẳng vấn đề gì, nhiều cháu đến lớp cũng chưa nghe thầy cô phàn nàn chi việc khó kêu tên. Có lẽ do việc phát âm tiếng Cơtu với tiếng Hàn Quốc cũng... từa tựa nhau nên đồng bào gọi tên con cái cũng chẳng gặp trở ngại chi cả”. Cũng câu hỏi này, ông Bh’riu Liếc - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang - đáp gọn: “Người Cơtu có thói quen đặt tên con gắn với kỉ niệm đáng nhớ, họ xem phim rồi đặt tên con theo phim cũng là chuyện bình thường, pháp luật không cấm, cũng không ảnh hưởng gì đến quản lý. Nhưng có lẽ đặt tên theo tiếng Cơtu vẫn tốt hơn, tiếng Cơtu đâu có thiếu tên hay”. Còn ông Nguyễn Hữu Sáng - Bí thư Huyện uỷ Tây Giang - nhìn nhận: “Nếu hiện tượng trên mà trở thành phong trào, thì sẽ nguy, bởi sự bắt chước phim Hàn dần dà sẽ tác động đến đời sống, sinh hoạt văn hoá của đồng bào, và yếu tố lai căng sẽ không chỉ dừng ở cái tên. Chúng tôi sẽ lưu ý vấn đề này, vận động bà con đặt tên theo tiếng Cơtu vừa gần gũi vừa đặc trưng người Cơtu hơn”. Tôi nhớ ông Liếc có nói thêm một câu nửa đùa nửa thật rằng “từ chuyện này cũng nên trách nhà đài hình và phim Việt”. Có vẻ như trong khi “cơn sốt” phim Hàn ở miền xuôi đã “bão hoà” bởi quá nhiều “nước mắt đàn ông” và “ung thư các loại”, thì ở miền núi xa khuất này, cơn mê man dường vẫn còn chưa dứt đối với nhiều người Cơtu. Phóng sự của Trương Tâm Thư |
Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010
HAU QUA TOI AC CUA CONG SAN
Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010
Thơ Trần Tiến Dũng: Từ sân của một căn nhà ngơ ngác
Nguyễn Hưng Quốc Thứ Sáu, 16 tháng 4 2010
Hình: Tini Nguyen
Chia sẻ
Tin liên hệ
Ðường dẫn liên hệ
Những ngày cuối tuần sắp tới, xin mời quý bạn đọc thưởng thức bài thơ mới nhất của nhà thơ Trần Tiến Dũng. Được viết tại Sài Gòn vào những ngày giữa tháng Tư, dù muốn hay không bài thơ cũng gợi nhớ và gợi liên tưởng đến nhiều điều. Thật nhiều điều.
Xin phép được nhắc lại là: Nhà thơ Trần Tiến Dũng sinh năm 1958 tại Gò Công và sống tại Sài Gòn. Anh đã xuất bản một số tác phẩm như “Khối Động” (Sài Gòn: 1997), “Hiện”(Sài Gòn: 2000), “Bầu Trời Lông Gà Lông Vịt” [eBook] (Tiền Vệ, Australia: 2003) và “Hai Đoá Hoa Trên Trán Cho Công Dân Hạng Hai” [phát hành dưới hình thức photocopy] (Sài Gòn: 2006). Một số thơ của anh đã được Đinh Linh dịch sang tiếng Anh và đăng trên tạp chí “Manoa”, và trong tuyển tập “Contemporary Voices from the Eastern World: An Anthology of Poems” (Norton 2007).
NHQ
Từ sân nhà của một căn nhà ngơ ngác
Trần Tiến Dũng
Con mèo bị cột trước ngạch cửa
nhà nhỏ
hàng rào nhỏ
nơi chốn này như một món đồ chơi
hàng rào gỗ lấn qua nhà người thợ giày
và mỗi bàn chân người
những đôi chân mất tự do là phế thải
mang những miếng da giày phế thải
như là cách để không lạc trước cửa nhà
Ngôi nhà nhỏ
nguyện đường mỗi gia đình Việt Nam
nơi nước mắm đậm nhạt theo giọng nói
cách nhìn nhau ân cần như nắng
hơi thở mái nhà trao trọn cho từng mùa gió
hoa luôn có trong mắt bình minh người thân yêu
và đất lòng được gói trong lời hỏi thăm
bừng nở trong hồn mưa nắng
“Ăn cơm chưa ? Khoẻ không?”
và hết thẩy hy vọng được hướng tới nguồn gió
“Anh dạo này sống ra sao!”
Nhìn mà xem
mèo- chuột -chó-người
vì sao
lúc này
liếm đi liếm lại nỗi sợ triền miên
giữa ruộng đồng núi rừng bị khoét bán màu xanh
khoảng không bị vơ vét bởi toà cao ốc tham nhũng
sóng di động- đường truyền net lạnh và nguy hiểm như mũi dao
một xã hội trong cái bong bóng đỏ
vừa thực vừa hư những người đi, người đến
quấn vào nhau ngoằn ngoèo
nhìn mà xem
cơn buồn dơ như một cái máng nước đầy rác
mặt cười móp méo như một bãi sáp đèn cầy
vì sao
lúc này
những đôi mắt hợp thành bầy đàn
nhìn vào từng khẩu hiệu bịt kín mọi con đường
chân người sống dẫm đạp bóng chân người chết và
những lớp da thừa cứ dầy lên
có thể nào đạp nhau là một cách dò tìm hy vọng
đầu tóc vướng rác
đôi mắt cả bầy chảy hy vọng và lệ
chảy tràn trề sự sống ngơ ngác
Lỗ thông gió thò mặt ra khoảng trống
có những người điên lóng ngóng
có hàng triệu người tỉnh lớ ngớ
trên nền nguyện đường tàn tạ này
lời vô nghĩa
lời có nghĩa
đều trốn chạy chuyện nói thật về quyền sống của mình
Nguyện đường hy vọng từ chối sự nẩy mầm
tuy nhiên sự sống cứ phải nhú ra
chuyển động
trồi
sụt
co rúm
nguyện đường Việt Nam trụi trơ
tuy nhiên con người vẫn mang nỗi sợ tới
họ chọn nỗi sợ là một thứ tôn giáo mới
những gương mặt Việt biến dạng nhìn nhau
biến dạng nhìn biến dạng
và lời cầu nguyện từ gần đến xa
cầu cho hồn xác từng giáo đồ sống đúng cách người cộng sản muốn
Trăng đường phố há miệng cùng tiếng kêu hú chó, mèo
thế nhưng con người vẫn mang nỗi sợ tới
làm mập cái xấu, thơm điều ác
rồi lại từ tốn
từ chối nói cho cái quyền được nói
rằng
nguyện đường Việt Nam đã sụp đổ ra sao
lương tri bị bứt xé như một miếng khăn giấy chùi miệng
phẩm giá là bãi lầy cho những ai còn rộng lòng
Chỉ còn ít người
rất ít người quen đang cúi đầu và khóc
rất ít người đủ tự trọng để nhìn quanh
đây người Việt
trong tình trạng bị nhổ trụi tinh thần
mỗi người đỏ lên trong thứ gia vị của “văn hoá” nói dối
và bóng lưỡng màu đỏ, khét như món quay chờ nguội
Vẫn còn người nói sự tàn lụi của nguyện đường là hiển nhiên
phẩm giá lương tri và ý thức tự do đang chết cũng là hiển nhiên
Cứ nhìn mà xem
khoảng trống ngơ ngác
đè sân nhà của một căn nhà
một con mèo bị cột cổ
luôn đưa chân cào về phía trước
và nơi đây
một ít người Tự Do thảm thương
cứ đưa tay bối rối rờ rẫm mặt mình
trên mặt mỗi người phải chăng luôn có một con đường
phải chăng con đường cầu nguyện mà thời gian tặng cho mỗi sự sống
cũng đã từ chối họ.
Trần Tiến Dũng
BAI NAY HAY QUA ...
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/tai-sao-noi-do-the-04-14-2010-90859804.html
Tại sao bây giờ họ nói dở thế?
Nguyễn Hưng Quốc Thứ Tư, 14 tháng 4 2010
Chia sẻ
Tin liên hệ
Ðường dẫn liên hệ
Trong bài “Tại sao họ bị biến chất nhanh thế?”, tôi ngạc nhiên về sự biến chất trong nhận thức, lý tưởng, đạo đức và nhân cách của những người cộng sản thuộc thế hệ thứ nhất. Trong những lúc chuyện trò, bạn bè tôi, nhất là những người đi du học trước năm 1975, còn bày tỏ một ngạc nhiên khác: Không hiểu sao khả năng tuyên truyền của cộng sản lại sút giảm nhanh chóng đến thế?
Một nhận định như thế bao hàm một sự so sánh: sự tuyên truyền của họ trước 1975 thì giỏi, sau đó thì kém. Trước 1975, tôi còn khá nhỏ, lại chẳng bao giờ để ý đến chính trị, nên thành thực mà nói, không thể đánh giá được nhận định ấy một cách chính xác được. Nhưng cũng thành thực mà nói, tôi tin đó là sự thật. Không tuyên truyền giỏi, họ không thể lôi kéo được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng trên thế giới như thế, không thể chinh phục được rất nhiều trí thức lớn, kể cả những trí thức thuộc loại lớn nhất của thời đại, từ Jean-Paul Sartre ở Pháp đến Bertrand Russell ở Anh và Susan Sontag ở Mỹ như thế. Nói chuyện với nhiều trí thức Úc, ở vào thời điểm này, 35 năm sau khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc, tôi vẫn bắt gặp thấp thoáng đâu đó chút nuối tiếc đối với những huyền thoại từ Việt Nam mà một thời họ từng ngưỡng mộ.
Nhiều người Việt Nam sống ở hải ngoại trước năm 1975 kể: mỗi lần nghe một cán bộ từ miền Bắc sang nói chuyện, khán giả như ngây ngất, có thể nói bị mê hoặc, thấy con đường cách mạng tuy gian khổ nhưng tràn đầy ánh sáng và vinh quang: với nó, người ta sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả sự nghiệp và tính mạng. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều Việt kiều ở khắp nơi, từ Pháp đến Thái Lan, ùn ùn về miền Bắc chịu cực chịu khổ, thậm chí, chịu nhục suốt một thời gian dài.
Vậy mà, bây giờ, mọi sự khác hẳn.
Khác, ở cấp vĩ mô: Dường như cả guồng máy tuyên truyền bị đổ vỡ, không thể nhận ra bất cứ một chính sách hay một luận điểm gì có chút thuyết phục. Khác, ở cấp vi mô: Dường như khả năng hùng biện của các cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp, cũng bị đánh mất: mỗi lần họ mở miệng là người ta lại thấy buồn cười. Gần đây, mỗi cuối năm, giới báo chí phi chính thống, chủ yếu là các blogger, thường sưu tập các câu nói “ấn tượng” nhất trong năm: Hầu hết đó là những câu nói ngu xuẩn từ cấp lãnh đạo. Nếu tiếp tục việc làm ấy ở quy mô rộng hơn, không chừng chúng ta sẽ có một bộ sưu tầm cực kỳ đồ sộ để lại cho hậu thế.
Tại sao lại có sự thay đổi lạ lùng như vậy? Tại sao những con người vốn được xem là nói hay bây giờ lại nói năng dở; không những dở mà còn dở hơi, đến như vậy?
Tại sao?
Lý do, nghĩ cho cùng, thật ra, khá đơn giản. Trước, sự tuyên truyền của cộng sản chủ yếu dựa trên huyền thoại, trong đó có hai huyền thoại chính: giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Hai huyền thoại ấy gắn liền với hai lý tưởng phổ quát của nhân loại từ xưa đến nay: độc lập và bình đẳng. Ai cũng mơ độc lập và bình đẳng. Nhưng chưa ai thấy được một sự độc lập và bình đẳng trọn vẹn. Những giấc mơ ấy thật đẹp nhưng cũng thật xa vời. Xa, nên chúng không thể được kiểm chứng. Những huyền thoại được xây dựng trên những giấc mơ không được kiểm chứng vượt ra ngoài sự thách thức của lý trí phê phán, do đó, ngay cả những trí thức nhiều hoài nghi nhất cũng có thể dễ dàng bị khuất phục. Người ta tin theo huyền thoại như theo đuổi một tương lai, ở đó, mọi sự phán đoán và đánh giá đều bị trì hoãn hoặc tạm trì hoãn.
Nhưng trì hoãn đến mấy thì nó cũng có giới hạn. Giới hạn ấy là ngày 30 tháng 4, 1975. Từ thời điểm ấy, giấc mộng giải phóng dân tộc đã hoàn tất và giấc mộng giải phóng giai cấp đã bắt đầu thành hiện thực. Không còn lý do gì để trì hoãn được nữa. Người ta không thể viện dẫn một tương lai xa xôi nào để thoái thác trách nhiệm đối với hiện tại được nữa. Nhưng khi không còn bám víu vào một tương lai xa xôi và vô định, huyền thoại tự động sẽ tan vỡ. Nó chỉ còn là những hiện thực trần trụi. Hiện thực ấy lại nham nhở đến độ mọi sự khen ngợi đều trở thành lố bịch và mọi sự bào chữa đều trở thành ngu xuẩn.
Lý do thứ hai, cũng gắn liền với huyền thoại là sự tin tưởng. Trước, có thể chính những người lãnh đạo đảng cộng sản cũng tin tưởng vào những lý tưởng mà họ theo đuổi. Sự tin tưởng ấy thổi lửa vào lý luận của họ và vào cả giọng nói của họ nữa. Biến họ thành những nhà hùng biện sôi nổi và nồng nhiệt. Bây giờ, huyền thoại đã đổ, không phải đổ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới, không ai còn có được sự nhiệt tình hôi hổi như trước kia. Mà nếu có, trong hoàn cảnh hiện nay, một sự nhiệt thành như thế rất dễ bị xem là biểu hiện của sự trì độn. Nó càng mất sức thuyết phục.
Lý do thứ ba, để tuyên truyền có hiệu quả, người ta cần có khoảng cách. Bụt, muốn thiêng, phải ở chùa xa. Càng xa càng tốt. Trước 1975, miền Bắc là một xã hội hoàn toàn khép kín. Trên thế giới, không mấy người biết nó thực sự ra sao cả. Người ta chỉ nghe nói. Và tưởng tượng. Ngay chính ở miền Bắc, dân chúng cũng không mấy người biết lãnh tụ của họ thực sự ra sao cả. Chỉ lâu lâu, thật hoạ hoằn, mới thấy lướt qua đâu đó. Những điều họ biết về lãnh tụ của họ cũng chỉ là những điều mà họ nghe nói. Và tưởng tượng thêm. Cái gọi là chủ nghĩa xã hội lại càng xa vời. Nó ở đâu đó trong những giấc mơ. Điều người ta thấy trước mắt chỉ là một “thời kỳ quá độ”. Sau này, với sự phát triển của xã hội và truyền thông, người ta không thể bưng bít sự thực mãi được. Những ung thối trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa phát triển trên thế giới bị phơi bày công khai. Hình ảnh và lời ăn tiếng nói của giới lãnh đạo cũng bị phơi bày trên tivi hoặc trên YouTube. Ai cũng thấy. Cái thấy ấy xoá nhoà mọi khoảng cách, bóp chết mọi cơ hội để huyền thoại nảy nở. Đó là lý do tại sao có lần tôi cho chính YouTube sẽ lần lượt treo cổ các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Lý do thứ tư là chính bản thân giới lãnh đạo cộng sản tự ý từ bỏ con đường tuyên truyền rất sớm. Họ chỉ nỗ lực tuyên truyền khi họ chưa có quyền lực. Nắm được chính quyền rồi, người ta bỏ ngay mọi nỗ lực tuyên truyền để chuyển sang nhồi sọ. Tuyên truyền và nhồi sọ sử dụng các phương tiện giống nhau, từ truyền thông đến giáo dục. Nhưng trong khi tuyên truyền nhắm đến sự khai sáng và thuyết phục, nhồi sọ chỉ nhắm đến việc là mê muội và thần phục – thần phục một cách mê muội. Tuyên truyền có thể đi đôi với lý trí phê phán (critical reason), trong khi nhồi sọ thì triệt tiêu hẳn loại lý trí ấy, và chỉ cho phép loại lý trí công cụ (instrumental reason) được phát triển mà thôi. Được nuôi dưỡng trong môi trường văn hoá nhồi sọ như thế, chính các cán bộ lãnh đạo cũng mất dần khả năng thuyết phục, nghĩa là khả năng tuyên truyền.
Từ đó, chúng ta dễ thấy thêm lý do thứ năm này nữa: khả năng. Gần đây, nhiều người hay nói đến nhu cầu phát triển “quan trí”: Theo họ, vấn đề của Việt Nam hiện nay không phải là dân trí: Dân trí Việt Nam đã phát triển khá cao. Nhiều người được học hành tử tế. Một số khá đông được học hành ở ngoại quốc. Số khác, nếu không được du học hoặc du lịch thì cũng có nhiều cơ hội để tiếp cận các thông tin mới trên thế giới. Vấn đề, theo họ, là ở trình độ giới lãnh đạo, tức “quan trí”: Nó quá thấp.
Trong hoàn cảnh và với những con người như vậy, chuyện nói dở và tuyên truyền dở là chuyện…chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên cả!
Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010
Toà án Tây Ban Nha ra lệnh truy nã ông Giang Trạch Dân?
Tin đang được các báo chí kiểm chứng nhưng đã gây tiếng vang rất lớn hiện nay trên công luận châu Âu và quốc tế, đó là chuyện tưởng hoang đường mà có thật 100% khi hôm qua, toà án Tây Ban Nha đã ra lệnh truy nã này. Theo báo Tây Ban Nha đưa tin thì lệnh này được rất nhiều quốc gia rất ngạc nhiên nhưng khi nghe về tội trạng của các bị cáo này thì ai cũng cho đây là một quyết án sáng suốt và dũng cảm nhưng chắc chắn sẽ gây sóng gió cho quan hệ Trung quốc và Tây Ban Nha cũng như căng thẳng quan hệ Liên hiệp châu Âu và Trung quốc tới đây, đặc biệt sau những quyết định của Mỹ bán vũ khí cho Đài-loan và tiếp lãnh đạo tinh thần ngài Đat-Lai Đạt-Ma lãnh đạo người Tây Tạng.
Cùng bị truy nã với ông Giang Trạch Dân còn có ba bị cáo khác là Bạc Hy Lai, hiện là Bí Thư của Trùng Khánh, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại; Gia Khánh Lâm, một thành viên cao cấp thuộc hàng thứ tư trong hệ thống phân cấp Đảng; và Ngô Quan Chính, người đứng đầu một Ủy ban Kỷ luật nội bộ Đảng.
Sau lệnh này vừa ra đã được ông Charles Santiago, Nghị sĩ Malaysia, cho rằng quyết định của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha về việc bắt giữ Giang Trạch Dân và bốn viên chức Đảng cộng sản Trung Quốc khác về tội diệt chủng và tra tấn là một quyết định quan trọng.
Theo các thông tin báo chí từ Tây Ban nha và cả Ma-lai-xia thì nghị sĩ Santiago cho biết, quyết định của Tòa án Tây Ban Nha dựa trên những báo cáo nhân quyền của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Quan sát Nhân quyền, Tổ chức Sáng lập Luật Nhân quyền và Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế có thẩm quyền và ảnh hưởng thì Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những gì cho quá trình phiên toà khi bắt đươc ông Giang Trạch Dân và các bị cáo đã được nêu tên, hoặc toà xử vắng mặt để làm sáng tỏ sự việc có lý có tình trước pháp luật và cống lý. nó đã làm và thực hiện một cách minh bạch các chính sách trong quá trình điều tra. Nghị sĩ Santiago nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền. Ông bày tỏ, chúng ta có thể có những quan điểm, tín ngưỡng và ý tưởng khác nhau ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và sự bất đồng quan điểm hay tín ngưỡng với nhóm khác không có nghĩa là là chúng ta có thể giết họ hoặc nhúng tay vào tội diệt chủng. Đây là điều không thể chấp nhận nổi. Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha đã gửi trát yêu cầu các bị cáo phải đến hiện diện. Thông báo của tòa nêu rõ rằng nếu các cáo buộc đối với các bị cáo được xác thực, họ có nhiều khả năng phải đối mặt với mức hình phạt lên đến 20 năm tù và có thể phải bồi thường thiệt hại kinh tế cho các nạn nhân. Nếu các bị đơn không trả lời Tòa án trong vòng sáu tuần thì Quan tòa có thể phát lệnh bắt giữ họ.
Năm 1999, cựu nguyên thủ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc Giang Trạch Dân đã một mình phát động chiến dịch bức hại các học viên Pháp Luân Công, một cách điên cuồng, nhiều người đã bị bắt, bị giam cầm và tra tấn, trong đó có nhiều người vẫn không được dem ra xét xử, trái với chính hiến pháp của nhà nước Trung quốc đã quy định, đi trái lại những cam kết về nhân quyền mà nhà nước này đã ký với Liên hợp quốc. Các chính sách diệt chủng gồm “bôi nhọ danh tiếng, làm kiệt quệ tài chính, hủy hoại thể xác và tính những người chết do bị tra trấn là tự tử” đã gây ra kết quả là một số lượng lớn học viên bị bắt giữ, tra tấn, bị đánh cho đến chết và mất tích. Nhiều người bị mổ cướp nội tạng dù vẫn đang còn sống chỉ vì lợi ích của ngành thương mại cấy ghép nội tạng. Bốn bị cáo khác là những tay sai trung thành của Giang. Một trong những bị cáo là La Cán. La giám sát Phòng 610, một đơn vị mật vụ đặc nhiệm có phạm vi khắp quốc gia đã dẫn dắt chiến dịch bạo lực. Các luật sư Trung Quốc đã so sánh Phòng 610 với tổ chức Gestapo của Đức Quốc xã về sự tàn bạo và quyền hạn ra ngoài luật pháp của nó.
Những cáo buộc tội trạng của ba người đứng sau ông Giang là họ sự tham gia tích cực đến tàn bạo hết tính người của những nhân vật này này để thúc đẩy tích cực chiến dịch chống lại Pháp Luân Công trong thời gian họ còn là những quan chức đứng đầu tại tỉnh Liêu Ninh, Bắc Kinh và tỉnh Sơn Đông. Người ta cho rằng, dù Trung quốc không bao giờ chịu dẫn độ các tội phạm này đến toà để xét xử công khai như toà án này đã yêu cầu nhưng đây là một đòn rất đau vào gương mặt của Trung quốc hiện nay khi mà họ đang bị thế giới vừa qua lên án đàn áp các nhà sư Tây tạng và người dân tộc thiểu số Duy-Ngô-Nhĩ (Tân-cương). Trát của toà càng làm cho người dân Hongkong và Đài-loan thêm quyết tâm không muốn trở về với vòng tay đất mẹ Trung quốc dù đất mẹ đã nhiều lần thuyên bố cho họ nhiều quyền tự do dân chủ hơn. Đây thực sự gây sốc cho những người trung quốc vẫn cho mình là dòng máu Hán văn minh cần phải được kính nể.
Theo báo Tây Ban Nha và báo Ma-lai-xia, ngày 8 tháng 3 năm 2010.
Người Quán Sát
@ToQuoc
Thứ Ba, 13 tháng 4, 2010
THUOC HAY CHUA TAI BIEN MACH NAO
LINK :http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=191584&ChannelID=9 Thứ Tư, 14/04/2010, 10:38 Doanh nghiệp tự giới thiệu: “Bác bị liệt mà giờ đi lại được như thế này đây” Đó là câu nói rạng ngời hạnh phúc của bác Lưu Thị Bích Hà (71 tuổi) ở thôn Phan, Bạch Sam, Mỹ Hào, Hưng Yên khi chúng tôi mới vừa bước chân tới cổng nhà bác....
Đón chúng tôi tại căn nhà nằm sâu trong khu vườn yên tĩnh với nhiều cây trái, thật khó có thể ngờ bác Hà lại là người từng khốn khổ vì những cơn tai biến hành hạ. Gương mặt hồng hào vẫn phảng phất nét đẹp thời thanh xuân, bác kể: “Tôi bị tổng cộng 6 lần tai biến mạch máu não, năm 1991 là cơn tai biến nặng nhất và phải nằm viện ở Hà Nội suốt một tháng. Ngày đó, tôi đổ bệnh, miệng méo xệch, choáng ngất rồi liệt luôn, không còn biết gì nữa. Các con tôi lo chữa chạy đủ thứ, ai bảo làm gì là họ cũng đều làm thử hết. Tôi còn uống bột giun, dùng nhiều loại thuốc tây, lá xông,... nhưng bệnh cũng chỉ đỡ chút ít, đi lại khó khăn, nói không lưu loát, người gầy yếu và da dẻ xanh xao lắm” - Bác Hà thở dài. Trong ký ức của bác không còn nhớ rõ những cơn tai biến sau nữa, mà chỉ đếm số lần. Sau mỗi lần như thế, di chứng của bệnh càng nặng hơn. Con gái bác ngồi cạnh cũng cho biết: “Có cơn tai biến xảy ra vào nửa đêm, cả nhà cứ tưởng mẹ tôi không qua khỏi được”. Những tưởng bác sẽ phải sống chung suốt đời với mối nguy hiểm không hẹn trước của tai biến mạch máu não nhưng đến năm 2008, một lần tình cờ con trai bác đọc báo thấy viết về sản phẩm Nattospes giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa, cải thiện các di chứng của tai biến mạch máu não nên mua về cho bác dùng. Kể tới đây, nét mặt bác Hà trở nên vui vẻ: “Sau 2 tháng dùng Nattospes, tôi thấy trong người dễ chịu hẳn, ăn uống ngon miệng, lên cân, da dẻ hồng hào. Và thật vui, từ khi dùng Nattospes đến nay, tôi không bị cơn tai biến nào cả. Trước kia tôi không đi lại được, thì bây giờ thỉnh thoảng đi thăm các con, trông nom cháu ngoại; tay của tôi từ chỗ không viết được chữ thì giờ đã viết được”. Bác Hà quay sang chồng và tiếp lời: “Cách đây gần hai năm, chồng tôi bị một cơn choáng ngất, đi chụp cắt lớp thì thấy trong não có cục máu đông, vậy là gia đình cũng mua Nattospes về cho ông ấy uống phòng ngừa ngay. Lúc đầu, cả hai vợ chồng tôi uống 4 viên/ngày/2 lần, mới đây giảm xuống 2 viên/ngày. Con gái tôi cứ mua mỗi lần 10 hộp, cả hai ông bà cùng uống”. Bác Hà đùa dí dỏm: “Đáng lẽ tôi chết từ lâu rồi! Một người liệt giường, liệt chiếu như tôi, rồi lại mấy lần tai biến mà còn dậy được như ngày hôm nay thì đúng là tuyệt vời”. Quả vậy, có nhìn những dòng chữ nắn nót do bác Hà viết, mới thấy hết sự phục hồi kỳ diệu của bác. Phan Thuỳ | |||
|
Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010
Giữ chủ quyền Biển Đông – đã đến lúc Việt Nam phải tính chuyện răn đe và bắt tàu lạ
Đăng bởi bxvnpost on 09/04/2010
Phạm Vũ
Như chúng ta đã biết, những năm gần đây có rất nhiều “tàu lạ” xuất hiện trên các khu vực biển mà theo các cơ sở pháp lý, cũng như bằng chứng lịch sử đều thuộc chủ quyền Việt Nam. Những tàu lạ” này phần lớn xuất phát từ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, quần đảo mà nay đang bị Trung Quốc trái phép chiếm giữ.
Trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước, có lẽ chưa bao giờ dân tộc ta lại ở trong một hoàn cảnh éo le đến khó hiểu như bây giờ. Rõ ràng quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay với phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt chắc hẳn phải hơn thời “môi hở răng lạnh”, vậy tại sao tàu lạ vẫn cứ ngang ngược xâm lấn lãnh hải Việt Nam với những hành động mang tính khủng bố như bắn giết, bắt giữ đánh đập ngư dân Việt Nam! Mặc dù giữa hai nước đã có những cuộc tiếp xúc thắm thiết ở cấp cao nhất, nhưng có vẻ như các hành động gây hấn, cậy lớn hiếp bé của “tàu lạ” càng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ dã man, vô nhân đạo đối với những ngư dân Việt Nam vô tội.
Nếu như đặt địa vị mình vào vị trí của những ngư dân ngày đêm không chỉ lo chống chọi với bão táp phong ba mà còn nhớn nhác lo âu sợ tàu lạ xuất hiện, đồng nghĩa với sự đe dọa đến tính mạng, sức khỏe cũng như bị bắt bớ đánh đập thì có lẽ mới cảm nhận hết nỗi thống khổ của họ. Nếu như đặt địa vị mình vào hoàn cảnh của những người mẹ, người vợ, người con,… đêm ngày âu lo, thảng thốt, hốt hoảng kể từ lúc người thân xuống thuyền ra khơi mới cảm nhận thấy mức độ khủng khiếp của những con người nghèo khổ bị nạn “tàu lạ” khủng bố tinh thần.
Dã tâm của Trung Quốc chiếm đoạt Biển Đông, mà trong đó bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam là điều rõ như ban ngày. Thay cho những bài giảng về tình anh em, đồng chí cần rung hồi chuông báo động về nguy cơ mất đảo, mất biển cho thế hệ trẻ ngay từ ghế nhà trường. Dù muộn, nhưng cần khẩn trương đánh thức tâm trí của những kẻ mộng du, những kẻ vì lý do nào đó vẫn đang vô tình hoặc cố ý tiếp tay cho Trung Quốc dễ dàng khống chế Việt Nam qua những dự án đầu tư khai thác tài nguyên khoáng sản, thuê đất mua rừng v.v. tại những khu vực có tính sống còn với tương lai dân tộc. Một điều rất lạ là Việt Nam càng nhún nhường để Trung Quốc giành hầu hết các hợp đồng đấu thầu kể từ năm 1991, mốc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước như sân vận động Quốc gia Mỹ Đình cho đến dự án khai thác bauxite Tây Nguyên gần đây, cũng như để cho người Trung Quốc xuất hiện đẫy dẫy tại hầu hết các khu vực nhạy cảm có ví trị chiến lược khác thì Trung Quốc càng nỗ lực gia tăng mưu đồ kiểm soát chủ quyền biển của Việt Nam.
Mưu đồ chiếm trọn biển Đông của Trung Quốc là một toan tính lâu dài, đặt quyền lợi Đại Hán lên trên hết, không phân biệt Quốc, Cộng. Ngay từ năm 1947 Trung Quốc đã đưa ra bản đồ 11 vạch (sau còn 9 vạch), thể hiện quyết tâm cưỡng chiếm lãnh hải của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đây là tấm bản đồ vô lý, sai trái không dựa trên bất cứ cơ sở bằng chứng lịch sử cũng như công ước quốc tế nào mà bản thân Trung Quốc cũng là một thành viên.
Lợi dụng tình hình chiến sự tại Việt Nam, tháng 1 năm 1974 Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trận hải chiến bi hùng đã lấy đi sinh mạng 58 chiến sỹ VNCH quyết sinh cho chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đây là một trong những bằng chứng sống động nhất khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam.
Nghiên cứu kỹ cuộc tấn công xâm lược của Trung Quốc ngày 14/3/1988 tại bãi Gạc Ma, Trường Sa thì mới thấy rõ ý đồ chiếm dần dần bằng được biển, đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Mặc dù sau đó, Trung Quốc lên tiếng lấy làm tiếc (!) đã xảy ra sự kiện này và họ đổ lỗi cho Hải quân Việt Nam đã nổ súng trước vào tàu thăm dò (?) Trung Quốc, nên bắt buộc lính Trung Quốc phải phản công (!?), nhưng nhìn cách thức tàn sát bằng được các chiến sĩ công binh Việt Nam, tay không có vũ khí đứng vòng tròn trên bãi Gạc Ma cũng như bắn chìm một số tàu vận tải khác của Việt Nam thì ai cũng hiểu cái sự ”đáng tiếc” giả nhân giả nghĩa của Trung Quốc. Và tiếp sau đó, năm 1992 Trung Quốc đã lại ”đáng tiếc” đánh chiếm thêm một vị trí thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam đó là bãi dá d’Eldad Reef. Sự kiện này Việt Nam không lên tiếng phản đối ầm ỹ như năm 1988, có lẽ do Việt Nam và Trung Quốc vừa mới bình thường hóa quan hệ (năm 1991), cũng như khó có thể giải thích tại sao ”vừa là đồng chí, vừa là anh em” lại có thể ngang nhiên cướp đoạt nhau như vậy! Năm 1995 Trung Quốc chiếm thêm bãi Vành Khăn, nằm ở phía Đông quần đảo Trường Sa, sau đó xây dựng căn cứ quân sự trên đó.
Như vậy, việc Trung Quốc cưỡng chiếm một loạt các vị trí bao bọc xung quanh toàn bộ quần đảo Trường Sa như bãi đá Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn, cùng 7 vị trí khác, có nơi sát với đảo Sinh Tồn, nơi quân đội Việt Nam đang hiện diện v.v. cùng đảo lớn nhất là Ba Bình nay đang trong tay Đài Loan đã tạo nên một vòng tròn chiến lược, ngăn chặn sự tiếp tế giữa đất liền đối với các đảo, trong đó có quân đội Việt Nam đồn trú. Gần đây mưu đồ đen tối cùng Đài Loan đòi hỏi chủ quyền Biển Đông đã ló dạng qua một số các cuộc tiếp xúc đôi bờ eo biển. Cần biết thêm, ngày 8/08 sắp tới chính quyền Trung Quốc và Đài Loan sẽ có cuộc gặp mặt công khai khác, mà nội dung chính liên quan đến chủ đề Trường Sa.
Tàu lạ
Với lực lượng hải quân hùng hậu, Trung Quốc đang tạo ra một ”chiến tuyến” chạy dài theo miền duyên hải Việt Nam, nối căn cứ quân sự Tam Á, Hải Nam với quần đảo Hoàng Sa và vành đai các vị trí quân sự bao quanh toàn bộ quần đảo Trường Sa. Đây là một chiến lược uy hiếp nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh quốc gia Việt Nam.
Với những tuyên bố ngang ngược, gây sức ép phá ngang các hợp đồng kinh tế của Việt Nam với nước ngoài cùng các hành động gây hấn bằng vũ lực gần đây Trung Quốc đã cho thấy chỉ dấu ráo riết của mưu đồ xâm chiếm toàn bộ Trường Sa cũng như các vùng biển giàu tài nguyên thuộc Việt Nam.
Song song với các động thái quân sự trên Biển Đông, Trung Quốc đã cố gắng tìm mọi cách tiếp cận, có mặt tại hầu hết các khu vực nhạy cảm, có ví trị chiến lược trên đất liền Việt Nam. Đây là ý đồ sâu xa cực kỳ đáng lo ngại. Nếu như xung đột trên Biển Đông xảy ra, liệu lúc đó lực lượng Quân đội Việt Nam có đủ sức chi viện cho Trường Sa không, khi bản thân sau lưng mình Trung Quốc đã có mặt tại những yếu huyệt như Tây Nguyên, Quảng Nam, Nghệ An, Lạng Sơn, v.v. Đó là chưa nói đến khả năng một vài nhân vật chính trị của Cam-pu-chia hoặc Lào bị Trung Quốc mua đứt sẽ lên tiếng và hành động ”chọc dao găm” vào lưng Việt Nam. Đồng thời, lấy gì đảm bảo bàn tay lông lá nào đó đang có mặt tại Tây Nguyên sẽ không tiếp cận, móc nối cung cấp vũ khí cho nhóm người Thượng tạo ra cái gọi là ”quốc gia” Đề-Ga, gây rối cho Việt Nam trong thời điểm Trung Quốc tiến chiếm Trường Sa?
Thấy rõ một điều, cán cân quân sự giữa Việt Nam và Trung quốc quá mất cân bằng. Dù Việt Nam gần đây có đặt mua từ Nga một số tàu ngầm, tàu chiến, máy bay chiến đấu v.v. cũng như có một số động thái gặp gỡ, trao đổi quân sự với một vài quốc gia khác thì cũng chưa thể là đối thủ của Trung Quốc tại Biển Đông. Hành động mua sắm vũ khí này là bắt buộc và cần thiết nhưng trong chừng mực nào đó cũng giống như trang bị vũ khí cho ngư dân thì đây chỉ là liều thuốc an thần, trợ giúp cho tinh thần thêm phấn chấn, không thể ngăn được “tàu lạ”. Câu hỏi được đặt ra, nếu Trung Quốc cố tình đưa tàu chiến vào sát ranh giới bản đồ ”lưỡi bò” mà họ chưa chịu từ bỏ, liệu Việt Nam có nổ súng hay không, trong thời điểm hiện nay? Liệu phi cơ chiến đấu của Việt Nam có xuất kích chi viện ngoài khơi được hay không khi các sân bay quân sự của Việt Nam đều nằm trong tầm ngắm của các ”tụ điểm” Trung Hoa đang có mặt tại Tây Nguyên, Đà Nẵng, gần sân bay Sao Vàng v.v.
Vậy phải làm thế nào để bảo vệ chủ quyền Biển Đông thiêng liêng trước mưu đồ thâm độc, nham hiểm của Trung Quốc? Làm thế nào để ngư dân Việt Nam không nơm nớp sợ hãi mỗi lần dong buồm ra khơi, có thể yên tâm đánh bắt hải sản trên vùng biển truyền thống từ bao đời nay? Câu hỏi này hoàn toàn không đơn giản mà bất cứ ai từ dân cho đến người đứng đầu nhà nước đều biết. Hoặc giả dụ cũng có thể ai đó biết, nhưng họ không dám và không muốn vượt qua chính mình.
Nhưng nếu quan sát hiện tượng cá lạ vừa qua xuất hiện tại bãi biển Quy Nhơn thì đôi khi sự phức tạp lại trở nên đơn giản, nếu như người lãnh đạo có đủ tài, có đủ dũng khí, dám vượt qua cái sự ”tầm tầm” của người bình thường. Để người dân đi tắm biển không khiếp sợ, ám ảnh nỗi lo bị cá lạ bất thần tấn công thì chính quyền địa phương đã treo giải thưởng, thuê người bắt cá lạ. Từ đây mới suy ra, về lâu dài muốn giữ được chủ quyền biển đảo, muốn khai thác được các lợi nhuận từ biển, muốn tiến ra được biển lớn thì Việt Nam cần phải bằng mọi giá nhanh chóng dẹp nạn tàu lạ bằng cách Quốc tế hóa tranh chấp tại Biển Đông. Mặc dù Trung Quốc thế đang đi lên, làn sóng dân tộc chủ nghĩa đang bùng nổ sau những năm dài thua thiệt, bị đè nén. Mặc dù Trung Quốc giữ chặt quan điểm chỉ đàm phán song phương, không chịu Quốc tế hóa đàm phán đa phương các vấn đề liên quan đến Biển Đông, nhằm ”bẻ đũa từng chiếc”, lấn ép từng nước bé, nhưng hơn ai hết Trung Quốc hiểu rõ khái niệm ”Cao nhân tắc hữu, cao nhân trị”. Lịch sử đã nhiều lần chứng minh như vậy!
Sự tham lam, dã tâm xâm lược của Trung Quốc thông qua bản đồ hình lưỡi bò và những động thái hung hăng, côn đồ vô lý của họ trên Biển Đông vô hình trung đang đẩy những quốc gia láng giềng, luôn yêu chuộng sự yên ổn như Việt Nam vào sự lựa chọn bắt buộc. Với tình hình căng thẳng ngày một gia tăng mà nguyên nhân xuất phát từ phía Trung Quốc, dù muốn hay không thì Việt Nam ngoài kế hoạch Quốc tế hóa Biển Đông, bắt tay với các quốc gia ASEAN còn thậm chí cần phải có những liên minh, hiệp ước quân sự với một số cường quốc khác có quyền lợi tại Biển Đông.
Có thể thấy, tại thời điểm này chiến lược đa phương hóa quan hệ ra đời từ tháng 5/1988 của Việt Nam đã đạt mức bão hòa. Đã đến lúc Việt Nam cần nỗ lực kết giao với những quốc gia đủ sức mạnh tạo sự cân bằng quyền lực ở Biển Đông. Gần đây, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã lỡ lời công khai ủng hộ lập trường của Nga đối với Gruzja, và mặc dù xét về ngôn ngữ ngoại giao đây là hành động sai lầm, nhưng qua đó cũng thấy rõ Việt Nam cũng đã thay đổi chiến lược ”Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước khác”. Do vị trí địa chính trị cũng như thực lực kinh tế của mình, Việt Nam không thể tiếp tục đi trên dây giữa các mối quan hệ của các cường quốc. Bởi vậy, để giữ chủ quyền biển đảo cũng như tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam ngoài sự nỗ lực gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc, bao gồm người Việt trong và ngoài nước nhằm đưa vị thế Việt Nam đi lên bằng những tiêu chí văn minh của loài người, xây dựng cho mình một lực lượng Hải quân hùng mạnh còn phải tìm cho mình những đồng minh nhất định với những hiệp ước rõ ràng.
Tuy nhiên, để tránh những vết xe đổ như sự kiện người Mỹ trên hạm đội Bảy khoanh tay nhìn nhìn Trung Quốc chiếm Hoàng Sa 1974 từ tay VNCH, hay Liên Xô mặc dù đóng quân ở cảng Cam Ranh vẫn không can thiệp khi Trung Quốc chiếm Gạc Ma, Trường Sa 1988. Rồi thậm chí chính quyền Bin Clinton làm ngơ không phản ứng khi Trung Quốc chiếm bãi Vành Khăn do Philipines đang quản lý… thì Việt Nam cần nên tỉnh táo. Đồng minh chỉ tồn tại khi hai bên cùng có lợi. Biết mình biết ta thì mới có đồng minh đúng nghĩa. Nếu Việt Nam làm được như vậy thì mới đủ tầm răn đe tàu lạ và ngăn chặn mưu đồ của Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ biển đảo, cụ thể là quần đảo Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone- EEZ) của Việt Nam theo luật biển quốc tế.
PV
TD Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010
Bút hiệu của Hồ Chí Minh , danh nhân văn hóa viết sách tự đề cao mình ...
Link :http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%BAt_hi%E1%BB%87u_c%E1%BB%A7a_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
[sửa] Danh sách bút hiệu
[sửa] Bút hiệu thường dùng
- Hồ Chí Minh : Từ tháng 8 năm 1942 đến 2 tháng 9 năm 1969
- C.M.Hồ: Dùng tại 3 tài liệu viết từ tháng 7 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945.
- H.C.M.: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1946 đến tháng 12 năm 1966.
- Nguyễn Ái Quốc: Từ năm 1914 đến tháng 8 năm 1942.
- N.A.Q.: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng tháng 6 năm 1922 đến tháng 9 năm 1930.
- N. ÁI QUỐC: Dùng 1 lần ngày 16 tháng 12 năm 1927.
- NG.A.Q: Dùng 1 lần ngày 1 tháng 8 năm 1922.
- NGUYỄN.A.Q: Dùng tại 2 tài liệu ngày 14 tháng 10 năm 1921 và ngày 1 tháng 8 năm 1922.
[sửa] Bút hiệu thân mật
- Bác Hồ: Dùng tại 119 tài liệu viết từ 27 tháng 10 năm 1946 đến 21 tháng 7 năm 1969.
- Chú Nguyễn: Dùng 1 lần tháng 3 năm 1923.
[sửa] Bút hiệu khác
(xếp thứ thứ tự theo bảng chữ cái)
- A.G.: Dùng tại 7 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1947 đến tháng 1 năm 1950
- A.P.: Dùng 1 lần trong bài "Văn minh Pháp ở Đông Dương" - tạp chí Inpekorr.Tiếng Đức. số 17. 1927.
- Bình Sơn: Dùng tại 10 tài liệu viết từ tháng 11 năm 1940 đến tháng 12 năm 1940.
- C.B.: Dùng tại 147 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 tháng 1957 (trên báo Nhân Dân)
- C.K.: Dùng tại 9 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1960 đến tháng 3 năm 1960.
- Chiến Thắng: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 10 năm 1945.
- Chiến Sĩ: Dùng tại 128 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 7 năm 1971.
- Din: Dùng tại 3 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1952 đến tháng 7 năm 1953.
- Đ.X.: Dùng tại 51 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1951 đến tháng 7 năm 1954, (trong chuyên mục "Thường thức chính trị" trên báo Cứu quốc)
- H.B: Dùng một lần tại bài "Có phê bình phải có tự phê bình" - Báo Nhân Dân số 488 ngày 4 tháng 7 năm 1955.
- HOWANG T.S.: Dùng 1 lần tại Báo cáo trong Đại hội công nhân và nông dân ngày 2 tháng 5 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc).
- Hồ:Dùng tại 7 tài liệu từ tháng 5 năm 1945 đến tháng 2 năm 1947.
- H.T.: Dùng 1 lần tại bài "Bà Trưng Trắc" đăng trên báo Thanh Niên, số 72 ngày 12 tháng 12 năm 1926.
- La Lập: Dùng 1 lần tại báo Nhân Dân số 4530 ngày 1 tháng 9 năm 1966.
- Lê Ba: Dùng 1 lần tại bài "Trả lời ông Menxphin thượng nghị sĩ Mỹ" ngày 20 tháng 4 năm 1966 (báo Nhân dân số 4407).
- Lê Nhân: Dùng 1 lần tại bài "Thất bại và thành công" - báo Nhân Dân số 117 ngày 19 tháng 8 năm 1949.
- Lin: Dùng tại 5 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1935 đến tháng 9 năm 1939.
- L.T.: Dùng tại 4 tài liệu viết từ tháng 4 năm 1925 đến tháng 5 năm 1954.
- Lý Thụy: Dùng tại 2 tài liệu từ ngày 18 tháng 12 năm 1924 đến ngày 6 tháng 1 năm 1926.
- N.: Dùng tại 5 tài liệu từ tháng 2 năm 1922 đến tháng 1 năm 1924.
- N.A.K.: ùng 1 lần tại "Thư gửi Quốc tế nông dân" ngày 3 tháng 2 năm 1928.
- N.K.: Dùng một lần tại bài "Sự thống trị của đế quóc Pháp tại Đông Dương"-Tạp chí Inprekorr. bản tiếng Pháp. ngày 15 tháng 10 năm 1927.
- Nguyễn: Dùng tại 2 tài liệu từ tháng 4 năm 1924 đến tháng 8 năm 1928.
- Nói Thật:
- Nilốpki: Dùng tại 6 tài liệu từ tháng 10 năm 1925 đến tháng 3 năm 1926.
- P.C.Lin: Dùng tại 8 tài liệu từ tháng 12 năm 1938 đến tháng 7 năm 1939.
- Pôn: Dùng 1 lần ngày 27 tháng 2 năm 1930.
- Q.T.: Dùng tại 10 tài liệu từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946.
- Q.TH.: Dùng tại 14 tài liệu từ tháng 12 năm 1945 đến tháng 10 năm 1946.
- T.L.: Dùng tại 80 tài liệu từ tháng 4 nam 1950 đến tháng 6 năm 1969.
- T.Lan: Dùng 1 lần viết cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện
- Tân Sinh: Dùng 1 lần tháng 1 năm 1948.
- Tân Trào :
- Thanh Lan:
- Thu Giang :
- Trần Dân Tiên: Dùng 1 lần viết sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch năm 1948.
- Trần Lực: Dùng tại 25 tài liệu từ tháng 3 năm 1949 đến tháng 1 năm 1961.
- Trần Thắng Lợi: Dùng 1 lần ngày 18 tháng 1 năm 1949.
- V.: Dùng tại 2 tài liệu đều trong tháng 2 năm 1931.
- V.K.: Dùng 1 lần trong bài "Kiều bào ta ở Thái Lan luôn hướng về Tổ Quốc" ngày 3 tháng 1 năm 1960.
- VICHTO: Dùng tại 5 tài liệu từ tháng 9 năm 1930 đến tháng 4 năm 1935.
- WANG: Dùng tại 6 tài liệu từ tháng 9 năm 1927 đến tháng 6 năm 1928.
- X: Dùng tại 7 tài liệu từ tháng 12 năm 1926 đến tháng 3 năm 1927.
- X.Y.Z.: Dùng tại 10 tài liệu từ tháng 10 năm 1947 đến tháng 9 năm 1950.
[sửa] Bút hiệu đang xác định
- CULIXE: Dùng 1 lần ngày 13 tháng 2 năm 1922 (bản gốc tài liệu tiếng Pháp đề: "CULIXE - Nguyễn Ái Quốc dịch")
- Lê Thanh Long
- LOO SHING YAN: Dùng 1 lần ngày 12 tháng 11 năm 1924 (bản gốc tài liệu đánh máy bằng tiếng Pháp đề: "LOO SHING YAN - Nữ đảng viên Quốc dân Đảng")[1]
- Trầm Lam :
- Tuyết Lan :
- Việt Hồng :
[sửa] Biệt danh và bí danh khác
Chỉ dùng để hoạt động bí mật, không dùng để viết sách báo.
- Văn Ba : (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911)
- Paul Tất Thành : 1912
- Line : 1938, dùng tại Diên An, Trung Quốc
- Hồ Quang : 1939-1940, dùng tại Côn Minh và Quế Lâm, Trung Quốc
[sửa] Nghi vấn
[sửa] Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc là danh hiệu được dùng ký đại diện cho Hội những người An Nam yêu nước (Association des Patriotes Annamites) trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam (Revendications du peuple annamite). Văn bản này được gửi tới Hội nghị Versailles vào năm 1919 nhân khi các cường quốc đang nhóm họp. Nguyễn Ái Quốc cũng là cái tên mà Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) tự nhận, ít nhất kể từ tháng 9 năm 1919[2], và sử dụng trong nhiều năm sau đó.
- Nhận định của sử gia Việt Nam
Về tác giả và bút hiệu Nguyễn Ái Quốc của bản yêu sách trên, nhà sử học Dương Trung Quốc viết đó là: “một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp đứng đầu là cụ Phan Châu Trinh và trẻ tuổi là Nguyễn Tất Thành cùng viết một văn bản gửi Hoà hội Versailles đưa ra 'Những yêu sách của người An Nam' và được ký bằng cái tên chung là "Nguyễn Ái Quốc"” [3].
- Nhận định của sử gia ngoại quốc
Daniel Hémery cũng cho rằng "Nguyễn Ái Quốc" là bút hiệu chung của nhóm bốn người hoạt động tranh đấu cho dân quyền Việt Nam tại Pháp vào đầu thế kỷ 20, đó là Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành.[4] Theo Sophie Quinn-Judge căn cứ trên bản tiếng Pháp của yêu sách Revendications du peuple annamite (Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam) được đăng trên báo L'Humanité (Nhân đạo) ngày 18 tháng 6 năm 1919 thì luật sư Phan Văn Trường là người soạn[5] Đó là vì ba ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền đã sinh hoạt tại Pháp khá lâu nên cả ba bị mật thám Pháp theo dõi chặt chẽ nên không dám lộ diện. Riêng Nguyễn Tất Thành vì là người mới tới (từ Anh sang Pháp năm 1919) nên nhà chức trách ít cản trở hơn cả, lại được giao nhiệm vụ liên lạc với giới báo chí nên danh hiệu "Nguyễn Ái Quốc" sau này gắn liền với Nguyễn Tất Thành[6]. Theo William Duiker, nhà cầm quyền Pháp lần đầu biết đến cái tên "Nguyễn Ái Quốc" là ở bản yêu sách này. Tổng thống Pháp đã yêu cầu Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut xác định danh tính của người có tên Nguyễn Ái Quốc. Đến tháng 8 năm 1919, cùng bản yêu sách, cái tên Nguyễn Ái Quốc đã được lan truyền rộng rãi ở miền Bắc Việt Nam. Tháng 9 năm 1919, trong một cuộc phỏng vấn bởi phóng viên Mỹ của một tờ báo tiếng Hoa ở Paris, Nguyễn Tất Thành công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc tuy vẫn giấu tên thật[2]. Từ đó, cái tên Nguyễn Ái Quốc đã được Nguyễn Tất Thành sử dụng trong suốt 30 năm sau đó[7].
[sửa] Trần Dân Tiên
Trần Dân Tiên là tác giả của cuốn tiểu sử nổi tiếng Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Đây cũng là tác phẩm duy nhất đã được biết của tác giả Trần Dân Tiên. Có thông tin rằng Trần Dân Tiên là một bút danh của Hồ Chí Minh được khẳng định và được hiểu như vậy bởi những nguồn sau:
- Nguồn khẳng định
- ...Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện"...
- Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh[9]:
- ...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch...;
- Cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, nhân vật bất đồng chính kiến người Việt là Bùi Tín trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do[10],
- ...Nhân dân, tờ báo của Đảng cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn "Những mẩu chuyện về đời sống của chủ tịch HCM" là do chính ông Hồ viết ra...
- Học giả Mỹ William J. Duiker, trong tác phẩm Ho Chi Minh: A Life: [11]
- ...The other, Nhung mau chuyen ve doi hoat dong cua Ho Chu tich, by the fictitious historian Tran Dan Tien, was written by Ho in the late 1940s and has been translated into several foreign languages...
- Tạm dịch: Còn tác phẩm kia, "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", của nhà sử học tưởng tượng Trần Dân Tiên, được ông Hồ viết vào cuối thập kỷ 1940 và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác.
- ...The other, Nhung mau chuyen ve doi hoat dong cua Ho Chu tich, by the fictitious historian Tran Dan Tien, was written by Ho in the late 1940s and has been translated into several foreign languages...
- Học giả Pháp Pierre Brocheux, trong tiểu sử Ho Chi Minh: A Biography: [12]
- ...
- Học giả Mỹ Sophie Quinn-Judge, trong tác phẩm Ho Chi Minh: The Missing Years: [13].
- ...Although the author's name is given as Tran Dan Tien, it is believed, in fact, to be an autobiography...
- Tạm dịch: Mặc dù tên tác giả là Trần Dân Tiên, nhưng người ta tin rằng thực ra nó là tự truyện...
- ...Although the author's name is given as Tran Dan Tien, it is believed, in fact, to be an autobiography...
- Nguồn được tạm hiểu
Một bài viết trên tạp chí Cộng sản Điện tử (cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam) có câu như sau, từ đó người đọc có thể hiểu rằng Trần Dân Tiên cũng là Hồ Chí Minh:
- Tạp chí Cộng sản Điện tử [14],
- ...Còn nhớ những quan điểm rất rộng mở của Trần Dân Tiên-Hồ Chí Minh: "Khổng Tử, Giê-su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải có cùng một điểm chung đó sao....). Thông tin này không phổ biến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Mặt khác, hiện chưa có thông tin nào khác về tiểu sử của Trần Dân Tiên. Cũng chưa có nguồn nào, kể cả ở Việt Nam lẫn ngoài nước, phản bác rằng Trần Dân Tiên không phải là một trong các bút danh của Hồ Chí Minh.
[sửa] Tác phẩm
Cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên không dùng hình thức tự truyện, mà thuật chuyện bằng lời một người khác. Ông đóng vai trò một nhà báo xin gặp Hồ Chí Minh để ghi lại tiểu sử của Chủ tịch nhưng không đạt yêu cầu. Trần Dân Tiên phải đi tìm gặp gỡ những người đã từng quen biết với Hồ Chí Minh để hỏi chuyện, thu thập tài liệu rồi viết ra tác phẩm này. Trong tác phẩm có đoạn viết như sau:
- ...Nhiều nhà văn, nhà báo Việt nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: chủ tịch Hồ chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình. Ngày 2-9-45, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử. Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày thứ hai tôi viết thơ xin phép được gặp Hồ chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi rất sung sướng tiếp được thư trả lời của Hồ chủ tịch viết như thế này:
- Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đến
- Ký tên: Hồ chí Minh."
- Ngày thứ hai tôi viết thơ xin phép được gặp Hồ chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi rất sung sướng tiếp được thư trả lời của Hồ chủ tịch viết như thế này:
- Ý kiến các học giả
Sophie Quinn-Judge, trong cuốn Ho Chi Minh: The Missing Years, đánh giá quyển Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch như sau:
“ | While it is based on fact, its omissions, embellishments, and insistence on Ho Chi Minh's proletarian virtue made it an element in the construction of his myth rather than a serious record."[13] | ” |
- Tạm dịch: Tuy nó được dựa trên sự thật, những điều nó bỏ qua hay tô vẽ thêm, và việc nó khăng khăng khẳng định phẩm chất vô sản của Hồ Chí Minh đã biến nó thành một yếu tố tạo ra huyền thoại về ông thay vì một sử liệu nghiêm túc.
Trong khi đó, William J. Duiker, trong cuốn tiểu sử Ho Chi Minh: A Life, cho rằng việc Hồ Chí Minh dùng tên giả khi viết tự truyện và các bài báo là một trong các khó khăn về tư liệu tiểu sử đối với người định viết sách về ông[11]. Quyển Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của tác giả Trần Dân Tiên xuất bản lần đầu tiên tại Trung Hoa năm 1948 và tại Paris năm 1949 [13] và đã được tái bản nhiều lần. Lần gần đây, vào tháng 4 năm 2005 bởi nhà xuất bản Trẻ, kích thước: 14*20 cm, trọng lượng: 170 gram, số trang: 159 trang, giá bán 18.500 đồng/cuốn[15]. Trong một cuốn tiểu sử khác, Vừa đi đường vừa kể chuyện xuất bản lần đầu năm 1950, Hồ Chí Minh lấy bút danh là T. Lan, đóng vai một chiến sĩ trong đoàn tùy tùng của Chủ tịch đi hành quân, vừa đi vừa hỏi chuyện Chủ tịch và ghi chép lại[16].
[sửa] Chú thích
- ^ Hồ Chí Minh. Toàn tập. NXB Chính trị quốc Gia. Hà Nội. 2001.
- ^ a b Duiker William, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, 2000. tr. 60
- ^ Dương Trung Quốc, Nhân sự phá sản của Đề án 112, Báo Lao Động cuối tuần số 37 ngày 23/09/2007 (Xem được đến ngày 15/1/2008)
- ^ Hémery, Daniel. Ho Chi Minh, de l'Indochine au Vietnam. Paris: Gallimard, 1990, trang 44-45.
- ^ Quinn-Judge, Sophie. Ho Chi Minh: The Missing Years. Berkeley, CA: University of California, 2002.
- ^ Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh - Tác giả: Lữ Phương)
- ^ Duiker, tr. 59
- ^ Kim Nhật. “Sách báo - tài sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện".. Báo Nghệ An điện tử. Truy cập 19-09-2007.
- ^ Hà Minh Đức, Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội (Hà Nội, 1985), trang 132: "...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, và của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch..."
- ^ Cựu đại tá Bùi Tín nói về ông Hồ Chí Minh: ..Nhân dân, tờ báo của Đảng Cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn "Những mẩu chuyện về đời sống của chủ tịch HCM" là do chính ông Hồ viết ra.
- ^ a b William J. Duiker (2000). Ho Chi Minh: A Life. Hyperion. 579. http://books.google.com/books?id=RDOxl49jyQQC&pg=RA1-PA579&dq=ho+chi+minh:+a+life+tran+dan+tien&sig=raefnA0-zWcydR0jW3ejrfWFqUQ.
- ^ Pierre Brocheux (2007). Ho Chi Minh: A Biography. Cambridge University Press. 209. http://books.google.com/books?id=fJtqjYiVbUAC&pg=RA2-PA209&dq=ho+chi+minh:+a+life+tran+dan+tien&sig=ox7pXVrN37i9b5ot3sD2_WlokaE.
- ^ a b c Sophie Quinn-Judge (2002). Ho Chi Minh: The Missing Years. University of California Press. 5. http://books.google.com/books?id=XPMt03ckruUC&pg=PA127&dq=%22tran+dan+tien%22&sig=pGugHA_FUHx07Mb96PvMEA1YEJ0#PPP1,M1.
- ^ “Việt Nam nhận thức và ứng xử đối với vấn đề tôn giáo”. Còn nhớ những quan điểm rất rộng mở của Trần Dân Tiên-Hồ Chí Minh: "Khổng Tử, Giê-su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải có cùng một điểm chung đó sao.". Tạp chí Cộng sản Điện tử. Truy cập 03-09-2007.
- ^ NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ ĐỜI HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ CHỦ TỊCH
- ^ Borton, Lady (2007). “Piece of Uncle Ho history surfaces in London”. Ho Chi Minh had used the pseudonym T. Lan and the voice of a cadre accompanying President Ho in September 1950 to the Border Campaign for Stories Told on the Trail, which was first published in book form in 1963.. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 19-09-2007.
|