“..tôi xin phép hỏi các vị một câu: tại sao các vị chưa bao giờ công khai,long trọng tưởng niệm trên toàn quốc hàng nghìn liệt sĩ và đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược năm 1979?”
- Andre Menras (Hồ Cương Quyết)
Ngày thứ ba, 6 tháng 4, 2010 trên trang BBC tiếng Việt có đăng bài viết với nhan đề “Nhiệm vụ ghi nhớ và lòng yêu nước“(1) của tác giả Andre Menras (Hồ Cương Quyết) viết bằng tiếng Việt gửi cho BBCVietnamese.com từ Pháp bày tỏ suy nghĩ của cá nhân mình đối với việc ứng xử thiếu thận trọng và thiếu minh bạch của chính quyền Việt nam trong quan hệ đối với Trung quốc.
Vào cuối năm 2009, hẳn chúng ta chưa quên có một tin rất đáng lưu ý và đáng trân trọng có liên quan đến ông Andre Menras(Hồ Cương Quyết), đó là chiều 1/12, tại Sở Tư pháp TP HCM đã diễn ra lễ trao Quốc tịch Việt Nam tặng ông Andre Menras , người bạn Pháp thủy chung suốt gần 40 năm qua của nhân dân Việt Nam. Tại buổi lễ trọng thị này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh sự trân trọng của Việt Nam dành cho ông Andre Menras, nay là công dân Việt Nam. Chủ tịch nước nói: “Chúng ta dành những tình cảm đặc biệt cho Andre Menras vì ông đã dành cho chúng ta những tình cảm đặc biệt, đã sát cánh cùng Việt Nam trong những thời kỳ khó khăn nhất”. Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn người công dân mới của Việt Nam sẽ giữ mãi trái tim yêu Việt Nam, tiếp tục cuộc đấu tranh với “những ai còn hiểu sai về Việt Nam, chống lại nhân dân Việt Nam”.
Được biết ông Andre Menras là người Pháp với tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết, tháng 9/1968, tốt nghiệp sư phạm Monpellier, Andre Menras chọn Việt Nam để dạy học. Ngày 25/7/1970, ông là một trong hai người Pháp đã dũng cảm phất cao cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam trước tòa nhà Quốc hội của ngụy quyền Sài Gòn và rải truyền đơn đòi độc lập, hòa bình cho Việt Nam vào năm 1970 bị chính quyền Sài gòn bắt giam tại khám Chí Hòa và bị trục xuất về Pháp tháng 1/1971.
Về Pháp ông đã tham gia giúp đỡ đoàn Đại biểu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt nam tại Hội nghị Paris, đổi lại thành viên Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng Lâm thời đã giúp ông chuẩn bị những bài phát biểu tại các nước có phong trào phản chiến nơi ông sang nói chuyện. Sau khi Việt nam thống nhất do điều kiện không trở lại được Việt nam, những năm gần đây (2002)ông mới có dịp trở lại Việt Nam. Từ đó ông đã dùng hết khả năng của mình để tham gia vào các chương trình hợp tác, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm sư phạm với các sinh viên và đồng nghiệp Việt Nam. Đồng thời, ông cũng là người sáng lập Hiệp hội Hữu nghị phát triển trao đổi sư phạm Pháp – Việt (ADEP), huy động những đồng nghiệp, bạn bè hỗ trợ trao hàng trăm học bổng cho học sinh nghèo Việt Nam. Ông quan tâm sâu sắc và tích cực ủng hộ chương trình “nước ngọt cho Trường Sa”…
Ông Andre Menras (Hồ Cương Quyết) có biệt danh là “ông tây Việt cộng” có khả năng nói tiếng Việt lưu loát và viết chữ Việt thành thạo, bài viết trên trang BBC tiếng Việt “Nhiệm vụ ghi nhớ và lòng yêu nước” được ghi chú rằng “Bài viết này tác giả viết thẳng bằng tiếng Việt và gửi cho BBCVietnamese.com, thể hiện quan điểm riêng của ông”. Ông ta đến với Việt nam bằng lòng chân thành với tình yêu đất nước và con người Việt nam mà ông đã từng gắn bó và có nhiều kỷ niệm tốt đẹp và đáng nhớ.
Sau khi được nhập quốc tịch Việt nam báo chí trong và ngoài nước đã tốn không ít giấy mực để nói về ông, coi đó là một thắng lợi chính trị quan trọng của Đảng CSVN, nhiều tờ báo cho đó một niềm tự hào và danh dự của dân tộc Việt nam và là nhân chứng sống cho những “những ai còn hiểu sai về Việt Nam, chống lại nhân dân Việt Nam” như lời Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.
Chủ đề này đã được bàn luận sôi nổi trên các trang web site hay các diễn đàn, nhiều người tỏ ra hoài nghi và lo lắng cho tương lai của ông tây Viẹt cộng này. Trên trang danluan.org một trang tin tức chính trị nổi tiếng ngày 10/2/2010 một độc giả đã bình luận về việc này “Tội ông quá! Mong niềm tự hào này của ông không sớm biến thành nỗi thất vọng ê chề!” và một độc giả khác cũng viết “Không sớm thì muộn, ông cũng sẽ nhận ra được bộ mặt thật của chính quyền hành dân ở VN. Khi đó, ông sẽ cảm nhận được rõ hơn những nỗi thống khổ mà bao người dân phải chịu đựng trong mấy chục năm qua. Hi vọng ông sẽ trở thành cầu nối giữa VN và thế giới”(2). Quả nhiên chỉ sau không đày 2 tháng, suy nghĩ của các độc giả trên trang danluan.org đã trở thành sự thật.
Tại bài viết “Nhiệm vụ ghi nhớ và lòng yêu nước” ông Andre Menras có viết “Với tư cách một công dân Việt Nam, tôi xin phép nói với các nhà chức trách địa phương một câu: trong tình hình hiện nay, tình hình mà các vị không thể không biết, nếu các vị muốn tưởng niệm những người bạn Trung Quốc quý mến của quá khứ, thì các vị nên tỏ ra sáng suốt và minh bạch hơn… với trong nước, nhiều người dân đang tỏ sự chống đối và tức giận trước những hành động ngạo mạn và thách thức của Trung Quốc, ngay trong năm kỷ niệm Hữu nghị Việt –Trung, việc công khai tin này cũng khiến người dân hiểu rõ hơn chủ trương của chính quyền là bảo vệ tổ quốc bằng chính sách hữu nghị nhưng không kém phần cương quyết” quyết liệt hơn ông đã tây Việt công này đã nói thay được phần nào cảm tưởng của người dân Việt nam về vấn đề nhạy cảm này, ông Andre Menras viết “nhân nói với ký ức và lòng yêu nước, tôi xin phép hỏi các vị một câu: tại sao các vị chưa bao giờ công khai, long trọng tưởng niệm trên toàn quốc hàng nghìn liệt sĩ và đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược năm 1979? Có điều gì tự nhiên và phải lẽ hơn? Và chắc chắn sẽ được toàn dân, từ nam chí bắc, đồng tâm nhất trí ?”
Đặc tính của người phương tây là thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy tốt nói tốt, sai thì nói sai chứ không khôn lỏi như người Việt mình hay nghĩ một đằng nhưng nói một nẻo hòng trục lợi. Ông Andre Menras là người Pháp mang hai quốc tịch Pháp và Việt nam, ông ta yêu quý và tự hào là người Việt nam là một điều đáng trân trọng và cảm động.
Trong bối cảnh đất nước Việt nam chúng ta, việc từ bỏ được quốc tịch Việt nam để khoác một quốc tịch nước ngoài đã trở thành lối thoát và là mong ước của đa phần những người mong được đổi đời về vật chất và tư tưởng. Hàng vạn phụ nữ Việt nam đi làm dâu, làm Oshin ở nước người, hàng vạn thanh niên trai tráng bán nhà bán cửa hoặc mang ruộng vườn thế chấp để lấy tiền ký quỹ đi làm thuê ở nước ngoài hy vọng đổi đời v.v.. là những ví dụ. Vậy mà đi ngược với xu thế ấy có một ông tây đã tự nguyện mang quốc tịch Việt nam, điều đó đáng để người Việt nam chúng ta tự hào và phải cảm ơn một người Pháp đã dành cho đất nước và con người Việt nam những tình cảm trong sáng vô tư, thực sự tình con người. Cảm động nhất là mỗi phát biểu, mỗi bài viết ông Andre Menras đều khảng khái và nhấn mạnh rằng “Với tư cách một công dân Việt Nam …”.
Nhưng yêu quý, cảm động và biết ơn ông Andre Menras bao nhiêu thì chúng ta càng lo lắng cho sinh mệnh của ông bấy nhiêu, vì ông Andre Menras là người Pháp, mới nhập quốc tịch Việt nam ông không hiểu rằng những hành động viết bài cho BBC với giọng điệu chê trách chính quyền thì ông sẽ dễ dàng bị người ta khoác cho ông cái tội “phản động” tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt nam như Lê Công Định, Nguyễn Tấn Trung, Trần Huỳnh Duy Thức…Ông Andre Menras không biết rằng bước đâu phạm tội của bọn họ cũng như ông hôm nay, họ cũng đã dùng quyền tự do tư tưởng của công dân, từng viết bài gửi cho BBC. Ông đừng quên rằng Việt nam có một chế độ cai trị quái quỷ chả giống quốc gia nào trên trái đất này, ông đừng nghĩ Việt nam cũng như nước Pháp của ông, nơi người dân tự do được biểu lộ suy nghĩ của mình được luật pháp cho phép và bảo hộ.
Ông Andre Menras là người Việt, xi ông nên nhớ kỹ câu “Nhập gia phải tùy tục”, ông phải hiểu ở Việt nam bây giờ yêu nước không phải là yêu Tổ quốc, yêu dân tộc như tất cả các quốc gia khác trên thế giới họ quan niệm như vậy, mà ở Việt nam bây giờ yêu nước là yêu Đảng CSVN, tung hô, ca ngợi đảng CSVN là yêu nước. Những người như ông Andre Menras giá hiểu được điều này thì ông làm giàu bằng cách ca ngợi và ngợi ca đảng CSVN hết mình, đổi lại đảng và chính quyền cũng sẽ hết mình đáp ứng những gì ông muốn. Bởi chính quyền Việt nam họ muốn sử dụng tên tuổi của cá nhân ông hòng đánh bóng cho chế độ của họ, đó là cái chế độ mà đa phần người dân Việt nam đã và đang nguyền rủa vì sự độc tài, sự độc đoán vô lý, vô luật pháp và chà đạp quyền tự do của con người.
Một câu hỏi đặt ra là “Vì sao ông Andre Menras lại sớm có hành động phê phán chính quyền như vậy?” Ông là người được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao quốc tịch Việt nam chưa đầy nửa năm, điều gì đã khiến ông lên tiếng trước sự hèn mạt, khom lưng quỳ gối của các quan chức Việt nam trước anh bạn láng giềng phương Bắc? Ông mới làm công dân Việt nam chưa đầy 6 tháng, ông mang dòng máu Pháp không phải dòng máu Việt, phải chăng ông đã làm điều đó xuất phát từ danh dự công dân Việt nam mà ông mới được công nhận?
Khẩu hiệu yêu nước “Hoàng sa-Trường sa là của Việt nam”
chỉ dám viết “trộm” HS.TS.VN vào ban đêm.
Mới có chưa đầy 6 tháng ông đã không chịu đựng nổi những hành động ngang tai chướng mắt, quỳ gối đê hèn của các quan chức chính quyền với ngoại bang như vậy, thì thử hỏi hơn 80 triệu người Việt nam cả cuộc đời của họ danh dự công dân Việt nam của họ bị chà đạp, dày xéo tới mức nào? Vậy mà họ không dám lên tiếng vì sợ bỏ tù ông có biết không?
Chưa nơi đâu trên trái đất này, không có quốc gia nào khi người dân bày tỏ lòng yêu nước bằng các khẩu hiệu “Hoàng sa-Trường sa là một phần máu thịt của Việt nam” khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà bị coi là phản động, bị coi là chống chính quyền, người dân chỉ dám viết tắt “HS-TS-VN” vẽ vội trên tường vì sợ bị bắt, muốn viết rõ đủ chữ họ phải ra nước ngoài để làm việc đó như SV Lê Trung Thành đã từng làm tại Thailand vì Việt nam đất nước họ không coi đó là yêu nước.
Việc làm của ông Andre Menras là việc nhỏ nhưng nghĩa lớn, xin thay mặt những người Việt nam yêu nước, qua bài viết này xin gửi lời cảm ơn đến ông Andre Menras vì ông đã làm những việc mà người Việt nam biết mà không dám làm, biết mà không dám nói vì họ sợ hãi. Với tư cách công dân Việt nam ông đã nói lên được phần nào những suy nghĩ của tất cả các công dân Việt nam, đó là sự dũng cảm của những người đấu tranh cho chính nghĩa và lẽ phải.
Người Việt nam phải coi ông Andre Menras là một công dân kiểu mẫu, một tấm gương đáng để sống và học tập.
08/4/2010
———————–
Ghi chú:
(1)http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/04/100406_menras_chinavietnam.shtml
(2)http://danluan.org/node/4189
Nhiệm vụ ghi nhớ và lòng yêu nước
Đã nói đến ký ức lịch sử thì không thể lập lờ, mà phải minh bạch, công khai, xứng đáng với sự hy sinh của những con người mà ta muốn vinh danh
Do sự bất cập về thông tin ở Việt Nam bởi chính sách kiểm soát, một lần nữa tôi phải vào mạng internet, và tìm thấy những chuyện kỳ quặc. Sau vụ dấm dúi cho “doanh nhân Trung Quốc” thuê đất (thời hạn hàng chục năm), bây giờ đến phiên những lời đồn đại về lễ tưởng niệm “liệt sĩ” Trung Quốc chết trận ở Việt Nam. Tin đồn này bắt nguồn từ trang mạng internet của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn: công văn số 218 được đưa lên mạng rồi bị lặng lẽ gỡ đi (nhưng xin nhà cầm quyền an tâm: bộ nhớ của Google còn ghi lại đầy đủ !). Theo đó thì lễ “dâng hương” của Đại sứ quán Việt Nam với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương sẽ được tổ chức tại huyện Hữu Lũng, ở phía nam tỉnh Lạng Sơn trong tháng 4 này.
Theo tôi được biết, trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ, Trung Quốc từng cử công binh sang Việt Nam giúp xây dựng cầu đường… và đã bị máy bay Mỹ xả đạn bắn chết. Nếu có, hành động nhớ ơn của Việt Nam đối với họ là hoàn toàn cần thiết.
Nhưng trong việc này cũng như trong nhiều việc khác, nhất thiết phải công khai minh bạch. Bởi vì cũng tại tỉnh biên giới Lạng Sơn này, cách đó mấy chục ki lô mét thôi, cũng đã có những binh lính Trung Quốc khác đã chết trong cuộc chiến xâm lăng Việt Nam năm 1979. Đối với Việt Nam, đó là hai việc rất khác nhau, khác xa. Một bên (nếu có) là những binh sĩ đã hy sinh để giúp nhân dân Việt Nam đánh bại kẻ xâm lược. Một bên là những kẻ xâm lược đã bỏ mạng trong cuộc xâm lăng. Một bên là cứu giúp, một bên là giết hại.
Mỗi người có mẫu anh hùng của mình. Đối với ông đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường – người mới đây đã ngang nhiên tuyên bố trên đài truyền hình quốc gia Việt Nam rằng trong quan hệ Việt-Trung “hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại” – thì người lính Trung Quốc nào bỏ mình ở nước ngoài chẳng là anh hùng liệt sĩ ? Đối với tôi thì không. Cũng như đối với những người Việt Nam đã bỏ mình dưới làn đạn Trung Quốc tháng giêng 1974 ở Hoàng Sa, đầu năm 1979 ở các tỉnh biên giới phía bắc, năm 1988 ở Trường Sa… là không. Cũng như đối với những ngư dân tội nghiệp đã bị bắn chết hay chết chìm vì đụng tàu ở Biển Đông trong những năm 2000.
Với tư cách một công dân Việt Nam, tôi xin phép nói với các nhà chức trách địa phương một câu: trong tình hình hiện nay, tình hình mà các vị không thể không biết, nếu các vị muốn tưởng niệm những người bạn Trung Quốc quý mến của quá khứ, thì các vị nên tỏ ra sáng suốt và minh bạch hơn.
Thứ nhất, với thế giới và cả với người Trung Quốc, các ông nên công khai và tuyền truyền sâu rộng sự kiện này hơn. Bởi đây là hình thức quảng bá và cho thế giới và chính những người Trung Quốc chưa có thông tin đầy đủ về biển đảo, biết rõ người dân Việt đã “chơi đẹp”, đã phân định rõ giữa công và tội đối với kẻ xâm lăng như thế nào. Phải cho thế giới biết trong khi Trung Quốc đang muốn ép, đe dọa ngày đêm trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì ở trong đất liền, dân tộc Việt Nam vẫn cởi mở cho họ vào nhà để họ thắp nén nhang cho những người con của họ đã mất trong lịch sử (nếu có).
Thứ hai, với trong nước, nhiều người dân đang tỏ sự chống đối và tức giận trước những hành động ngạo mạn và thách thức của Trung Quốc, ngay trong năm kỷ niệm Hữu nghị Việt –Trung, việc công khai tin này cũng khiến người dân hiểu rõ hơn chủ trương của chính quyền là bảo vệ tổ quốc bằng chính sách hữu nghị nhưng không kém phần cương quyết, đúng tinh thần của phát biểu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói trong lần thăm huyện đảo Bạch Long Vĩ: “Đối với biên giới, lãnh hải, chúng ta luôn muốn hòa bình hữu nghị giữa hai dân tộc, giữa các dân tộc có biên giới với chúng ta, đó là mong muốn của nhân dân…. Không để bất cứ ai xâm lấn bờ cõi của mình, biển đảo của mình.”
Nên, với các vị ở địa phương ra công văn trên chớ nên làm một cách dấm dúi, không công khai đưa lên báo đài : kiểu tưởng niệm “kín đáo” ấy sẽ được tiếp nhận như những hành động khiêu khích, nếu không nói là phản quốc. Các vị cũng chớ nên quên chăm lo những nấm mồ hoang phế tràn ngập cỏ dại của những đồng bào nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979 của Trung Quốc – những nấm mồ mà tôi gặp nhiều nơi trong một chuyến đi bằng xe máy dọc theo biên giới phía Bắc.
Cuối cùng nhân nói với ký ức và lòng yêu nước, tôi xin phép hỏi các vị một câu: tại sao các vị chưa bao giờ công khai, long trọng tưởng niệm trên toàn quốc hàng nghìn liệt sĩ và đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược năm 1979? Có điều gì tự nhiên và phải lẽ hơn? Và chắc chắn sẽ được toàn dân, từ nam chí bắc, đồng tâm nhất trí ?
Và, xin nói thật, tôi cũng an tâm hơn.
Andre Menras (tên tiếng Việt: Hồ Cương Quyết), một người Pháp, nhập quốc tịch Việt Nam ngày 1/12/2009. Bài viết này được tác giả viết thẳng bằng tiếng Việt và gửi cho BBCVietnamese.com, thể hiện quan điểm riêng của ông.
Nguồn: BBCVietnamese.com
Filed under: Chính Trị-Xã Hội , hồ cương quyết, Việt-Trung
Có lẽ đây là viên thuốc đắng cho CSVN nhất là cái người trao QTVN cho Ô Tây VC này-đúng là trăm nghe không bằng một thấy và trăm thấy không bằng 6 tháng nằm trong chăn…còn cái việc Ô ta phải đối diện cái gì,có lẽ là một tai nạn giao thông là lựa chọn tối ưu.Xin thay lời những người DânVN yêu nước cám ơn nền giáo dục Pháp đã dạy Ô làm Người đúng nghĩa.
sau 10 năm thằng mạnh nó cầm quyền bị mất bao nhiêu đất