Phạm Lưu Vũ
(Trích Luận ngữ tân thư)
Phần
này xin không trích “Lời tựa“ như những phần trước, bởi nghe không được
“thuận tai“, cũng không được “thích“ cho lắm (thậm chí còn có cả mấy
câu văn tế cổ nữa). Không “thuận tai“ -đó là điều mà cả người viết lẫn
người đọc hằng tối kị xưa nay. Ngay bản thân nội dung cũng có nhiều chỗ
trúc trắc, chẳng ra văn xuôi, chẳng ra văn ngược, nhòm mặt giấy thấy cứ
như… rắc trấu. Thôi thì có sao trích vậy. Nếu không đâu vào đâu, cũng
mong độc giả bỏ quá cho đừng chấp (nếu trót đọc đến). Đoạn trích này vỏn
vẹn như sau:
Đó
là một chốn rất lạ. Lạ từ phong cảnh lạ đi. Ở đó, nước có nơi trong
veo, có nơi đen kịt, cây có khi xanh tươi, lại có khi trơ cành, trụi lá.
Chia ra ngày và đêm, nhưng ngày thì mù lòa mà đêm thì tối như hũ nút.
Những con vật sinh ra tất nhiên cũng lạ. Chẳng hạn loài chuột lúc nào
cũng chứng tỏ một khả năng chui rúc (rất kinh), lũ chó hay sủa để khoe
cái mõm (rất xấu), giống mèo suốt đời lo bị người ta nhìn thấy bãi cứt
(rất chua) của mình…
Con
người càng lạ lùng hơn nữa. Cũng chia ra đàn ông, đàn bà, cũng có người
già, người trẻ… nhưng có người được nói, lại có rất nhiều người phải
câm. Kẻ được nói, nói bao giờ cũng đúng(!), nói xong không cần giữ lời.
Người phải câm suốt đời chỉ việc nghe(!), không bao giờ được mở miệng
(nói).
Lại cũng chia ra trên, dưới. Nhưng trên thì tưởng lầm dưới là chó rơm, còn dưới lại nghĩ trên là… đầy tớ.
Mỗi người ở đó đều có hai tai, nhưng có cặp tai nghe được, có cặp tai chẳng nghe lọt bất cứ điều gì.
Người
ta vừa biết chào nhau, lại vừa biết chửi nhau, vừa biết đánh trống, lại
vừa biết ăn cướp, vừa biết yêu nhau, nhưng đồng thời lại rất thạo lừa
nhau…
Nơi
ấy có rất nhiều cạm bẫy nguy hiểm. Song thứ mà người ta sợ nhất chính
là… sự thật. Bởi sự thật có thể làm đổ vỡ tất cả, kể cả sự khốn nạn.
Nơi ấy cũng có “kinh“. Nhưng chỉ bám lấy duy nhất một thứ “kinh“ mà thiên hạ đã bỏ đi từ lâu.
Nơi ấy cũng có “sử“. Nhưng chỉ có “tiểu sử“ mà thôi. Từ lâu, “tiểu sử“ đã thay thế cho “đại sử“.
Nơi ấy cũng có cái gọi là “pháp luật“. Nhưng
nó là thứ luôn biến hóa , tùy theo ý muốn của kẻ bề trên. Và trong mọi
trường hợp, nó không bao giờ được áp dụng cho kẻ bề trên.
Nơi ấy không thiếu gì những đỉnh núi. Nhưng vẫn không làm nên một dãy núi nào.
Nơi
ấy, trẻ chán ngấy những thứ thờ cúng của già (ví dụ những oanh… liệt
trong quá khứ, những món tư tưởng, văn chương nhồi sọ…). Già rất e ngại
những đam mê của trẻ (ví dụ những khát vọng tự do, những “nọc độc“ văn
hóa , những sự thật đến từ… bốn phương tám hướng…).
Nơi
ấy, ai ai cũng sở hữu riêng một cái đầu để nghĩ. Nhưng tốt nhất là đừng
bao giờ dùng tới nếu muốn yên thân. Bởi đã có kẻ làm cái việc nghĩ sẵn
cho mọi người.
Nơi
ấy được xem là rất yên ổn. Song là sự yên ổn của một bầy cừu. Một bầy
cừu ăn cỏ, nhưng tất cả đã được học thuộc lòng những bài ca và giáo lý
của loài chuyên ăn thịt.
Nơi ấy vẫn có những hạng gọi là “kẻ sĩ“. Tuy nhiên, đó là một loài chẳng quí, cũng chẳng hiếm.
Nơi ấy… vân vân và… vân vân…
Ở
đâu ra cái chốn lạ lùng như vậy? Kẻ sĩ đã mấy đời thử lạm bàn nguyên
nhân của những sự lạ đó. Có người ngờ rằng do trời đất tạo nên. Có kẻ
lại bảo tất cả nguồn cơn là từ “văn“ mà ra cả. Cái “lý sự“ ấy vừa rắc
rối, lại vừa đơn giản, vừa bí hiểm, lại vừa hiện rõ ràng giữa thanh
thiên bạch nhật. Nôm na như sau:
“Văn“
ở đây là kiến thức thuộc về con người, là làm người (“nhân“). Làm người
để biết người. Biết người để biết mình. Biết mình để… quên mình. Kiến
thức đó gồm cả “kinh“ lẫn “sử“, gồm cả thiện lẫn ác, gồm cả thực lẫn hư,
gồm… cho đến tận cái “đạo“ làm người. Đạo làm người của bậc thánh nhân
là một kiến thức trùm lên cả trí khôn nhân loại. Xin đừng trộn chung với
vô số những kiểu “làm“ khác như làm tiền, làm giàu, làm quan, làm điếm…
Bởi tất cả những thứ đó chỉ là những ứng dụng cụ thể của “trí khôn“ mà
thôi. Trước tiên, hẵng cứ “làm người“ cái đã, chính cái phần “làm người“
kia, mới thực là quan trọng?
Ông Mục công người đất Kinh từng dẫn một câu nói của Thánh nhân, đại ý: “kẻ
vô nhân cùng khốn mãi cũng không được, khoái lạc mãi lại càng không
được. Cùng khốn mãi thì nó làm bậy, khoái lạc mãi thì nó làm loạn…“,
rồi bình luận: “Thánh nhân nói thế là có ý răn, rằng để cho kẻ vô nhân
lâm vào cảnh khốn cùng thì là bi kịch của một nhà. Song nếu để cho kẻ vô
nhân được đắc chí mãi thì đó sẽ là bi kịch của cả một nước, thậm chí
của toàn thiên hạ. Tóm lại câu ấy không chỉ đúng cho một nhà, một nước,
mà đúng cho toàn thiên hạ“.
Xem
suốt lịch sử một thế kỉ với bao nhiêu cuộc chiến tranh, khủng bố lớn
nhỏ, kèm theo đó là vô số những tuyên ngôn, khẩu hiệu… rốt cuộc chỉ thấy
toàn bịp bợm, càng về sau càng bịp bợm hơn.
Xem
suốt những gương mặt từng ôm mộng cái thế, lúc ở vào cảnh khó khăn còn
ra chiều tử tế. Đến khi được ngự trên đỉnh vinh quang thì lại muốn bắt
chước những cái đểu giả trong lịch sử mà chính họ đã từng chửi rủa, càng
về sau càng lộ rõ điều ấy.
Thì
ra khoảng cách từ anh hùng đến đạo tặc cũng mỏng manh như nửa đường tơ
kia vậy. Tất cả đều không ra khỏi câu nói ấy của bậc Thánh nhân.
Bậc Thánh nhân còn bảo: “Thời loạn dùng võ, thời bình dùng văn…“. .
Sở dĩ không giải thích thứ “văn“ dùng trong thời bình ấy là “văn“ gì,
bởi “văn“, vốn dĩ chỉ có nghĩa là “văn trị“ mà thôi, tuyệt đối không thể
là “văn loạn“.
Chẳng biết từ bao giờ, “Văn“ được chia ra thành “văn trị“ và “văn loạn“.
Cũng ông Mục công ấy còn than một câu rằng: “Những kẻ vô nhân cứ được đắc chí mãi, thì “Văn“ của thiên hạ dẫu có bị biến thành “văn loạn“, cũng không có gì lạ“.
Thánh nhân phân biệt “văn trị“ với “văn loạn“ như thế nào?
“Văn trị“, là thứ “văn“ cốt nâng cao phần kiến thức làm người. Nôm na gọi là “sáng dân“.
“Văn loạn“ thì ngược lại. “Văn loạn“ cốt làm ngu cái phần kiến thức làm người. Nôm na gọi là “ngu dân“.
“Sáng dân“ là tự do tư tưởng, là không ai nghĩ thay cho ai, là công khai mọi thật giả. Vì thế dân đích thực là ông chủ.
“Ngu
dân“ là cấm tự do tư tưởng, là một người nghĩ thay cho muôn người, là
bưng bít mọi sự thật. Vì thế dân thực chất là giun dế.
“Sáng
dân“ thuộc phạm trù đạo lý, vì thế chỉ có một. “Ngu dân“ thuộc phạm trù
vô đạo lý, vì thế có trăm phương ngàn cách. Song tựu trung chia làm hai
kiểu:
Thứ nhất là kiểu ngu “thô thiển“. Ngu “thô thiển“ là làm “ngu“ tuốt tuột, cái gì cũng phải làm cho “ngu“ hết, càng “ngu“ càng… thái bình thiên hạ.
Thứ hai là kiểu ngu “tinh vi“. Ngu
“tinh vi“ là chỉ làm “ngu“ mỗi cái phần kiến thức làm người. Còn các
phần ứng dụng cụ thể khác của trí khôn (như làm tiền, làm giàu, làm
quan, làm điếm, v.v…) thì cứ việc tha hồ… càng giỏi càng tốt.
Phàm
những kẻ cai trị có tham vọng vạn tuế (muôn năm), muốn độc quyền sự đắc
chí của mình, thì đều phải vận dụng một trong hai kiểu ngu dân ấy.
Kiểu
“thô thiển“ vì quá lộ liễu, cho nên đã từ lâu, hầu như không còn nơi
nào dùng tới. Kiểu “tinh vi“ vì khó nhận ra, cho nên ở một số nơi, nó
đang là… Quốc sách Giáo dục.
Quốc sách này bắt đầu bằng việc phải tạo cho được một nền… “văn loạn“. “Văn“ càng loạn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Một nền văn hiến phải mất hàng nghìn năm mới làm nên một nền “văn trị“. Nhưng
để xóa sạch cái nền “văn trị“ ấy, biến nó thành “văn loạn“, thì chỉ cần
vài chục năm là… quá đủ. Thực tế đã (và đang) chứng minh điều ấy.
Vậy “văn trị“ là gì?
“Văn trị“ là văn của người quân tử, “văn“ của muôn đời. Là văn của mọi nhà cùng đem ra cống hiến cho thiên hạ. “Văn“ ấy phục vụ cho mọi người, vì mọi người mà làm ra “văn“. Mục đích của thứ văn ấy là thấu hết mọi nhân tình thế thái, cho nên nó mở cửa cho mọi tư duy sáng tạo. Làm ra “văn trị“, dạy và học theo “văn trị“. .. chính là để phục vụ văn minh, phục vụ cho cuộc sống ngày càng tử tế hơn của mọi con người.
“Văn trị“ là kính trên, nhường dưới, là phân biệt rõ ràng, người ít chữ tin phục người nhiều chữ, người nhiều chữ nâng đỡ, dìu dắt người ít chữ…
“Văn trị“ là văn của người quân tử, “văn“ của muôn đời. Là văn của mọi nhà cùng đem ra cống hiến cho thiên hạ. “Văn“ ấy phục vụ cho mọi người, vì mọi người mà làm ra “văn“. Mục đích của thứ văn ấy là thấu hết mọi nhân tình thế thái, cho nên nó mở cửa cho mọi tư duy sáng tạo. Làm ra “văn trị“, dạy và học theo “văn trị“. .. chính là để phục vụ văn minh, phục vụ cho cuộc sống ngày càng tử tế hơn của mọi con người.
“Văn trị“ là kính trên, nhường dưới, là phân biệt rõ ràng, người ít chữ tin phục người nhiều chữ, người nhiều chữ nâng đỡ, dìu dắt người ít chữ…
“Văn
trị“ hướng tới sự minh bạch, thật giả rõ ràng. Vì thế nó chỉ có thể tồn
tại trong một nền chính trị đứng đắn. Chính trị đứng đắn vừa là mục
tiêu, vừa là hệ quả của “văn trị“.
Thế “văn trị“, thì… sẽ ra sao?
“Văn trị“ cốt làm cho con người được trở nên sáng suốt, anh minh.
Đời “văn trị“ đề cao Chân, Thiện, Mĩ mà xem nhẹ danh, lợi. Vì thế sinh ra các “văn nhân“…
Chính trị cũng như kẻ sĩ đời “văn trị“ luôn luôn muốn “sửa“ mình cho hợp với thiên hạ.
Kẻ làm thầy đời “văn trị“ luôn luôn vì người mà dạy cách làm người.
Kẻ làm quan đời “văn trị“ vì thiên hạ mà quên cả thân mình. Lúc nào cũng thấu hết cái sướng, cái khổ của kẻ làm dân.
Kẻ
làm dân đời “văn trị“, sẽ thấu hết cái hay, cái dở của kẻ làm quan. Khó
ai có thể bị lừa dối, mê hoặc. Sự thật là sở hữu chung của cả thiên hạ.
Vì thế, dẫu cho kẻ sống ở nơi rừng thẳm thì vẫn cứ hiểu thời thế như
hiểu lòng bàn tay của mình.
Kết quả là trong đời “văn trị“, kẻ làm quan khó lừa được dân, kẻ làm dân không cần ngờ quan (mà cũng chẳng lo thiệt thòi).
“Văn
trị“ nếu được đề cao, được phổ cập… thì thiên hạ không thiếu gì kẻ có
khả năng làm quan (tử tế), còn lại ai cũng sẵn sàng làm dân (đàng
hoàng). Không nhà nào “độc quyền“ làm quan đến muôn năm, cũng chẳng nhà
nào “độc quyền“ làm dân được mãi.
Thế
thì làm quan đời “văn trị“ dễ mà khó. Dễ, bởi dân có “văn“, nói ra điều
gì cũng có nhiều người hiểu. Khó, cũng bởi dân có “văn“, làm việc gì
cũng bị soi thấu hết ruột gan mình.
Còn “văn loạn“ là gì?
“Văn
loạn“ là văn của hạng tiểu nhân, “văn“ của một thời. Là văn của một
nhà, song lại đem ra nhét vào đầu cả thiên hạ. “Văn“ ấy phục vụ cho một
số ít người, vì một số ít người mà làm ra “văn“. Mục đích
của thứ văn ấy là càng thiển cận, càng bịp bợm càng… tốt, cho nên nó
trói buộc mọi tư duy sáng tạo. Làm ra “văn loạn“, dạy và học theo “văn
loạn“. .. chỉ cốt phục vụ cho sự cai trị (hoặc lưu manh) của một số rất
ít người… mà thôi.
“Văn
loạn“ là cá mè một lứa, là không phân biệt nhiều chữ hay ít chữ, là cả
thiên hạ không ai phục ai, từ kẻ sĩ đến thứ dân… lúc nào cũng sẵn sàng
chửi nhau như hàng tôm hàng cá…
“Văn
loạn“ hướng tới sự bịp bợm, tráo trở, thật giả khó phân. Vì thế nó chỉ
có thể tồn tại trong một nền chính trị lưu manh. Chính trị lưu manh vừa
là nguyên nhân, vừa là hệ quả của “văn loạn“.
Vậy “văn loạn“, thì… sẽ ra sao?
“Văn loạn“ cốt làm cho con người phải lầm lẫn, u mê.
Đời “văn loạn“ đề cao việc sùng bái lãnh tụ, sùng bái danh, lợi. Vì thế đẻ ra những “văn nô“…
Chính trị cũng như kẻ sĩ đời “văn loạn“ luôn luôn muốn “sửa“ cả thiên hạ cho… hợp với mình.
Kẻ làm thầy đời “văn loạn“ luôn luôn vì tiền mà dạy cách làm tiền.
Kẻ làm quan đời “văn loạn“ vì mình mà sẵn sàng quên cả thiên hạ. Không bao giờ thèm đếm xỉa gì đến những kẻ làm dân.
Kẻ
làm dân đời “văn loạn“, sẽ chẳng bao giờ biết được bộ mặt thật của kẻ
làm quan. Ai cũng có thể bị lừa dối, mê hoặc. Sự thật là sở hữu riêng
của một nhóm người. Vì thế, dẫu cho kẻ sống ở giữa nơi đô thị, thì vẫn
cứ mờ mịt lòng người, mờ mịt thời thế, u tối đến nỗi không hiểu thiên hạ
đang trôi theo hướng nào.
Kết quả là trong đời “văn loạn“, kẻ làm quan tha hồ lừa dân, kẻ làm dân cứ việc ngờ quan (mà vẫn chẳng được tích sự gì).
“Văn
loạn“ nếu được đề cao, được phổ cập… thì thiên hạ ai làm quan, cứ yên
chí cha truyền con nối mà làm quan. Ai làm dân, đừng bao giờ mơ đến việc
làm quan. Nhà nào làm quan, cứ việc “độc quyền“ cái “mả“ quan. Nhà nào
làm dân, cứ việc “độc quyền“ cái “kiếp“ dân đen mãi mãi, chẳng bao giờ
lo bị ai tranh cạnh…
Thế
thì làm quan đời “văn loạn“ khó mà dễ. Khó bởi dân không có “văn“, nói
ra điều gì cũng ít người hiểu. Dễ cũng bởi dân không có “văn“, dẫu suốt
đời làm những việc thất đức cũng không lo bị ai biết.
Tóm lại khi đã là “văn loạn“, thì bao giờ cũng ngược lại với “văn trị“. Thế
nhưng bởi “văn loạn“ nên mới sinh ra những “sự lạ“ trên kia? Hay chính
những “sự lạ“ ấy mới sinh ra “văn loạn“? Đó là điều mà thiên hạ… không
thể biết được.
2005 http://phamluuvu.wordpress.com/van-c%E1%BB%A7a-cu%E1%BB%99c-d%E1%BB%9Di/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét