Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010

LAI GIẬT MÌNH KHI THẤY TÁC GIẢ BÀI NÀY , TRỜI HỠI

Vừa đi đường vừa kể chuyện

Lượt xem: 1444


Tập sách Vừa đi đường vừa kể chuyện, T. Lan, xuất bản lần đầu vào năm 1963, tái bản lần thứ nhất vào năm 1994, ghi lại một số mẩu chuyện về cuộc đời Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh do chính người kể trên đường ra mặt trận trong chiến dịch Biên giới 1950. Câu chuyện lồng trong bối cảnh của một trận địa lớn, mà không phải tác giả (T.Lan, bút hiệu của Hồ Chí Minh) viết lịch sử về mình, cũng không phải viết nhật ký về quá trình hoạt động cách mạng của mình: quan trọng là chiến thắng ở trận địa, mà không phải là chuyện kể hay nhân vật trong chuyện, dù nhân vật ấy là linh hồn của Cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh kể chuyện về mình như là câu chuyện tâm tình để cho con đường ngắn bớt và xua tan mệt mỏi, vừa minh họa các diễn biến của công cuộc cách mạng vô sản thế giới, không quan trọng hóa một cá nhân nào ngoài dòng chảy của cách mạng đến với Việt Nam: con đường đi từ Paris, qua Moscow, đến Trung Quốc, qua Thái Lan và về Pác Bó rực sáng không khí đấu tranh kiên cường, bất khuất đối đầu với các trục phản cách mạng và phát xít Đức - Italy - Nhật. Người đọc không ngớt xúc động suốt câu chuyện kể, ghi đậm trong lòng những ấn tượng khó quên.


Ấn tượng 1:


Niềm vui khi đổi 1.000 quan Pháp thành nhiều triệu đồng Đức kim, Hồ Chí Minh bỗng nhiên thấy mình giàu có: đây là niềm vui không phải vì phút chốc trở nên triệu phú, mà từ thâm sâu của tâm hồn là niềm vui vừa đi ra khỏi kìm kẹp của thực dân Pháp tại mẫu quốc, như là niềm vui tự do của Cách mạng Việt Nam vừa bước qua một chặng đường nguy hiểm để dòng cách mạng tiếp tục chảy về hang Pác Bó.


Ấn tượng 2:


Hôm 21.1.1924, Lênin biền biệt ra đi. Người kể: "ngày 21.1.1924, một cơn gió thảm mưa sầu đã chấn động toàn thể nhân dân Nga, cũng như nhân dân lao động và dân tộc bị áp bức cả thế giới: Lênin, người thầy, người bạn, người đồng chí kính yêu của chúng ta mất rồi!"


Bấy giờ, tâm trạng của nhà chí sỹ Hồ Chí Minh vừa bàng hoàng vừa rất bi tráng! Thành quả của cách mạng Nga như là "một bí kíp võ công" để lại mà nhà chí sỹ phải tự giải mã cho mình và quê hương của mình: Lênin ra đi thì cờ cách mạng càng dương cao!


Ấn tượng 3:


Hồ Chí Minh giới thiệu hồ Genève: "hồ Genève mênh mông, dài 70km, rộng 12km, sâu hơn 300m... mỗi năm có hàng chục vạn người nước ngoài đến thăm; "lữ hành" là một nguồn lợi lớn, được coi như là một công nghiệp".


Chí sỹ giới thiệu hồ Genève với ngôn ngữ kinh tế, và đã sớm đề cập đến công nghệ du lịch như đang nhắn nhủ: sau này cần phát triển công nghệ du lịch.


Ấn tượng 4:


Ở Xiêm khoảng một năm, chí sỹ được tin "Hội Thanh niên Cách mạng Đồng Chí" chia rẽ thành ba đảng cộng sản khác nhau, liền băng mình đến Hương Cảng, mời ba đồng chí Hồ Tùng Mậu, Lê Tản Anh và Nguyễn Đức Cảnh qua Hương Cảng họp bàn việc thống nhất ba đảng thành một Đảng Cộng sản thống nhất của Việt Nam, vào ngày 3.2.1930. Rất lịch sử! Đoàn kết nhất trí là điều kiện tiên quyết quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Hẳn đây là quyết định của truyền thống và trí tuệ của nhân dân Việt Nam.


Ấn tượng 5:


Một y tá người Trung Quốc hỏi Hồ Chí Minh: "Cộng sản là thế nào?" Người đáp: "nói tóm tắt Cộng sản là làm cho ai cũng sung sướng và bình đẳng, không ai bóc lột và đè nén ai".


Định nghĩa ngát hương nhân văn, dễ hiểu và dễ chấp nhận, trừ những kẻ chủ mưu thống trị người khác.


Vô hình trung, định nghĩa ấy nhắc nhở tôi về nội dung bản Kinh Từ Bi (Kinh Tập, Tiểu Bộ) của nhà Phật, đại để là:


- Mong cho mọi người được an lạc hạnh phúc.

- Mong cho mọi người không có ai dối gạt ai, không có ai gây tổn hại ai, không có ai khinh khi nhục mạ ai.

- Mong cho mọi người bảo vệ nhau như bà mẹ chăm sóc che chở cho người con duy nhất của mình.


Một đằng thì Phật giáo đánh thức từ tâm, bi tâm của cá nhân, thực hiện một cuộc thay đổi tâm lý cá nhân. Một đằng thì cách mạng thực hiện lý tưởng ấy bằng cách mạng xã hội. Đấy là hai mà một!


Ấn tượng 6:


Tháng 2.1943, khi bị Quốc Dân Đảng Trung Quốc bắt và tạm giam, Hồ Chí Minh trong nhà giam đọc tin Hồng quân Liên Xô vừa đại thắng ở Stalingrade, liền tự liên hoan với năm hào kẹo và "dầu cháo quẩy". Thật rất cảm động, rất trí tuệ và rất tình cảm! Cái tiệc nhỏ, rất nhỏ và rất lịch sử ấy khiến người ta nhớ đến nhiều hơn là các đại yến ở hoàng cung.


Không bao lâu sau đó, Hồ Chí Minh ra khỏi nhà giam, tự do, bước bộ lên đỉnh núi Tây Phong, nhìn về cố hương Việt Nam lòng đầy cảm khái, vịnh:


Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân

Giang tâm như cánh tĩnh vô trần

Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh

Nam vọng trùng dương ức cố nhân.


Tạm dịch:


Mây ôm những núi, núi ôm mây

Tâm tĩnh lòng trong, sạch bụi trần.

Dạo đỉnh Tây Phong xa xót lạ

Trông về cố quốc, nhớ tiền nhân.


Trước thắng lợi của cách mạng Nga, nhà chí sỹ như muốn chắp cánh bay nhanh về cố quốc để nắm lấy thời cơ cho cách mạng Việt Nam.


Nghe bùi ngùi thương cảm lạ!


ĐBQH, Hòa thượng Thích Chơn Thiện

Theo: Người đại biểu


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét