Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

Toà án Tây Ban Nha ra lệnh truy nã ông Giang Trạch Dân?

Tin đang được các báo chí kiểm chứng nhưng đã gây tiếng vang rất lớn hiện nay trên công luận châu Âu và quốc tế, đó là chuyện tưởng hoang đường mà có thật 100% khi hôm qua, toà án Tây Ban Nha đã ra lệnh truy nã này. Theo báo Tây Ban Nha đưa tin thì lệnh này được rất nhiều quốc gia rất ngạc nhiên nhưng khi nghe về tội trạng của các bị cáo này thì ai cũng cho đây là một quyết án sáng suốt và dũng cảm nhưng chắc chắn sẽ gây sóng gió cho quan hệ Trung quốc và Tây Ban Nha cũng như căng thẳng quan hệ Liên hiệp châu Âu và Trung quốc tới đây, đặc biệt sau những quyết định của Mỹ bán vũ khí cho Đài-loan và tiếp lãnh đạo tinh thần ngài Đat-Lai Đạt-Ma lãnh đạo người Tây Tạng.

Cùng bị truy nã với ông Giang Trạch Dân còn có ba bị cáo khác là Bạc Hy Lai, hiện là Bí Thư của Trùng Khánh, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại; Gia Khánh Lâm, một thành viên cao cấp thuộc hàng thứ tư trong hệ thống phân cấp Đảng; và Ngô Quan Chính, người đứng đầu một Ủy ban Kỷ luật nội bộ Đảng.

Sau lệnh này vừa ra đã được ông Charles Santiago, Nghị sĩ Malaysia, cho rằng quyết định của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha về việc bắt giữ Giang Trạch Dân và bốn viên chức Đảng cộng sản Trung Quốc khác về tội diệt chủng và tra tấn là một quyết định quan trọng.

Theo các thông tin báo chí từ Tây Ban nha và cả Ma-lai-xia thì nghị sĩ Santiago cho biết, quyết định của Tòa án Tây Ban Nha dựa trên những báo cáo nhân quyền của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Quan sát Nhân quyền, Tổ chức Sáng lập Luật Nhân quyền và Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế có thẩm quyền và ảnh hưởng thì Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những gì cho quá trình phiên toà khi bắt đươc ông Giang Trạch Dân và các bị cáo đã được nêu tên, hoặc toà xử vắng mặt để làm sáng tỏ sự việc có lý có tình trước pháp luật và cống lý. nó đã làm và thực hiện một cách minh bạch các chính sách trong quá trình điều tra. Nghị sĩ Santiago nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền. Ông bày tỏ, chúng ta có thể có những quan điểm, tín ngưỡng và ý tưởng khác nhau ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và sự bất đồng quan điểm hay tín ngưỡng với nhóm khác không có nghĩa là là chúng ta có thể giết họ hoặc nhúng tay vào tội diệt chủng. Đây là điều không thể chấp nhận nổi. Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha đã gửi trát yêu cầu các bị cáo phải đến hiện diện. Thông báo của tòa nêu rõ rằng nếu các cáo buộc đối với các bị cáo được xác thực, họ có nhiều khả năng phải đối mặt với mức hình phạt lên đến 20 năm tù và có thể phải bồi thường thiệt hại kinh tế cho các nạn nhân. Nếu các bị đơn không trả lời Tòa án trong vòng sáu tuần thì Quan tòa có thể phát lệnh bắt giữ họ.

Năm 1999, cựu nguyên thủ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc Giang Trạch Dân đã một mình phát động chiến dịch bức hại các học viên Pháp Luân Công, một cách điên cuồng, nhiều người đã bị bắt, bị giam cầm và tra tấn, trong đó có nhiều người vẫn không được dem ra xét xử, trái với chính hiến pháp của nhà nước Trung quốc đã quy định, đi trái lại những cam kết về nhân quyền mà nhà nước này đã ký với Liên hợp quốc. Các chính sách diệt chủng gồm “bôi nhọ danh tiếng, làm kiệt quệ tài chính, hủy hoại thể xác và tính những người chết do bị tra trấn là tự tử” đã gây ra kết quả là một số lượng lớn học viên bị bắt giữ, tra tấn, bị đánh cho đến chết và mất tích. Nhiều người bị mổ cướp nội tạng dù vẫn đang còn sống chỉ vì lợi ích của ngành thương mại cấy ghép nội tạng. Bốn bị cáo khác là những tay sai trung thành của Giang. Một trong những bị cáo là La Cán. La giám sát Phòng 610, một đơn vị mật vụ đặc nhiệm có phạm vi khắp quốc gia đã dẫn dắt chiến dịch bạo lực. Các luật sư Trung Quốc đã so sánh Phòng 610 với tổ chức Gestapo của Đức Quốc xã về sự tàn bạo và quyền hạn ra ngoài luật pháp của nó.

Những cáo buộc tội trạng của ba người đứng sau ông Giang là họ sự tham gia tích cực đến tàn bạo hết tính người của những nhân vật này này để thúc đẩy tích cực chiến dịch chống lại Pháp Luân Công trong thời gian họ còn là những quan chức đứng đầu tại tỉnh Liêu Ninh, Bắc Kinh và tỉnh Sơn Đông. Người ta cho rằng, dù Trung quốc không bao giờ chịu dẫn độ các tội phạm này đến toà để xét xử công khai như toà án này đã yêu cầu nhưng đây là một đòn rất đau vào gương mặt của Trung quốc hiện nay khi mà họ đang bị thế giới vừa qua lên án đàn áp các nhà sư Tây tạng và người dân tộc thiểu số Duy-Ngô-Nhĩ (Tân-cương). Trát của toà càng làm cho người dân Hongkong và Đài-loan thêm quyết tâm không muốn trở về với vòng tay đất mẹ Trung quốc dù đất mẹ đã nhiều lần thuyên bố cho họ nhiều quyền tự do dân chủ hơn. Đây thực sự gây sốc cho những người trung quốc vẫn cho mình là dòng máu Hán văn minh cần phải được kính nể.

Theo báo Tây Ban Nha và báo Ma-lai-xia, ngày 8 tháng 3 năm 2010.

Người Quán Sát

@ToQuoc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét