Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014
GIỚI THIỆU VÀI WEBSITE HAY VỀ Y KHOA
Xin giới thiệu 2 website hay về y khoa bằng tiếng Việt chứa rất nhiều thông tin bổ ích về thuốc và bệnh lý học:
http://www.dieutri.vn
http://www.ykhoa.net
Tại đây chúng ta có thể tìm kiếm mọi thông tin về dược , về lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh, nguồn thông tin phong phú và đáng tin cậy vì từ 2 trường Đại học y Hà Nội và SG... và một của Bác Sĩ Phan Xuân Trung, một bác sĩ có tư cách và có tấm lòng từ ái hiếm hoi trong thời buổi đồng tiền thống trị hiện nay...
VÀ một website hướng dẫn cách chữa bệnh bằng khí công cho những ai không thích tây y và thuốc tây do thầy Đỗ Đức Ngọc hướng dẫn:
http://khicongydaovietnam.wordpress.com/
Thầy còn tư vấn cách chữa bệnh và đoán bệnh qua việc đo thân nhiệt và huyết áp tại các điểm khác nhau trên cơ thể bệnh nhân, một phương pháp mới lạ, độc đáo và rất hiệu quả. Xin thân ái giới thiệu với các bạn...
Và xin giới thiệu thêm 1 website về Đông y,Nam dược rất hay:
http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/bachhoaxathietthao.htm
Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014
"Đèn Cù" Một Nỗ Lực "Trục Độc"
NGUYỄN XUÂN NGHĨA
Để "trục
độc", ai muốn hiểu ra cái ác tại đầu nguồn của đảng Cộng sản Việt Nam, khởi đi từ Mao
Trạch Đông và Hồ Chí Minh cho tới mãi sau này, thì nên đọc - và
đọc kỹ - bộ Đèn Cù của Trần Đĩnh.
* Tác phẩm Đèn Cù - Quyển II - do Người Việt vừa xuất bản ngày 21/11 *
Trong cả ngàn cuốn sách mà người Việt Nam và ngoại quốc đã viết về hiện tượng Cộng sản tại Việt Nam, cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh có một vị trí riêng. Đó là sách thuộc loại bán chạy trong năm dù ở trong nước còn là bán chui và bị tịch thu. Mãi sau này, Đèn Cù sẽ là tài liệu tham chiếu của rất nhiều người.
Đọc
hết quyển I cuốn Đèn Cù, mỗi độc giả lại có một cách thẩm định.
Chỉ riêng phản ứng "không thể đọc chơi rồi bỏ" của nhiều độc giả cũng đủ nói lên giá trị đặc biệt của tác phẩm. Chẳng những vậy, đọc rồi, không ít người đã viết ra và lưu truyền nhận xét của mình.
Chỉ riêng phản ứng "không thể đọc chơi rồi bỏ" của nhiều độc giả cũng đủ nói lên giá trị đặc biệt của tác phẩm. Chẳng những vậy, đọc rồi, không ít người đã viết ra và lưu truyền nhận xét của mình.
Trong
số này, một số độc giả còn mau mắn... hài tội tác giả để nói về sự khôn ngoan
tinh tế của họ. Nhẹ là "sao giờ này mới viết cái chuyện ai cũng biết?"
Nặng hơn thì "có ý chạy tội cho Hồ Chí Minh". Thậm chí còn chạy tội
cho Trung Cộng. Hoặc cuốn sách ra đời trong một âm mưu mờ ám để cho thấy là so
với các lãnh tụ cộng sản Việt Nam ở đầu nguồn thì thế hệ ngày nay đã đổi mới,
v.v....
Đôi
ba người tinh quái lại xoáy vào nội tâm tác giả - hay của chính mình.
Họ nói đến phản ứng tình dục lồng trong chính trị. Biết đâu chừng, bản năng thâm sâu ấy khiến một người bị kết tội "chống đảng" như Trần Đĩnh lại chỉ đi cải tạo thay vì bị tù đầy như các "đội bạn" của nhóm "Nhân văn Giai phẩm", hoặc các nhân vật lãnh tội "xét lại chống đảng" ngày xưa.
Họ nói đến phản ứng tình dục lồng trong chính trị. Biết đâu chừng, bản năng thâm sâu ấy khiến một người bị kết tội "chống đảng" như Trần Đĩnh lại chỉ đi cải tạo thay vì bị tù đầy như các "đội bạn" của nhóm "Nhân văn Giai phẩm", hoặc các nhân vật lãnh tội "xét lại chống đảng" ngày xưa.
Vẫn
biết rằng khi đã xuất bản, tác phẩm hết còn là của tác giả, mọi người đều có
quyền phán xét khen chê như vậy. Nhưng sự khen chê ấy cũng tùy trình độ - và cả
giác độ - của người đọc. Được một cái là càng bị đây đó dị nghị thì cuốn sách lại
bán càng chạy....
Thế
rồi, do nhà xuất bản Người-Việt ưu ái yêu cầu – có thể là với sự đồng ý của tác
giả – người viết này may mắn được đọc bản thảo của quyển hai. "May mắn"
cũng là một phán xét! Cái giá phải trả là... viết đôi lời giới thiệu.
Cung
kính bất như tuân lệnh.
***
Giữa
đám đông còn om xòm về quyển I, người viết xin chỉ vạch ra hai tội của Trần Đĩnh:
một là mê văn hóa Trung Hoa, như nhiều người có học khác. Hai là mê lý tưởng cộng
sản, ban đầu kết tinh vào Hồ Chí Minh hay Trường Chinh.
Là
người uyên bác – làm không ít độc giả hụt hơi khi đọc và phải đọc lại – Trần Đĩnh
có biệt tài ngôn ngữ của một nhà văn lớn. Nhưng trước hết, ông hiển nhiên biết nhiều
ý hay nghĩa của chữ "mê".
Ban
đầu, ông chỉ là "con mê", một loại nai, bị khớp đèn của các lãnh tụ trên rừng
xanh khi họ chưa có dân trong tay để xiết. Trong tuổi thanh xuân ấy, mê có thể
là thích, ai chẳng biết vậy? Nhưng mê quá cũng làm ta mờ trí, chẳng mê tín thì
"mê thất" là lạc đường, đầu óc mụ mị. Trong cõi "mê hoang" mờ mịt ấy, người ta khó
thấy được thực hư - và có khi là đồng lõa của tội ác.
Mê
còn hàm ý mân mê sờ soạng - Lê Đức Thọ hiểu cảm giác này ở trong tù. Sờ quá thì
mất luôn cảm giác, như "tê mê", hoặc mê như bị chất ether trên giường bệnh. Hay bê
bết dơ dáy như "chân mình đầy cứt mê mê"....
Đọc
lại Đèn Cù I và đọc qua quyển II, chúng ta sẽ thấy ra ngần ấy nét "mê"!
Người
viết này không nói quá mà vẽ rắn thêm chân. Ở chương 49 trong quyển II, chúng
ta sẽ thấy ông luận bàn đầy tâm đắc với một người trong Nam, thuộc Việt Nam
Cộng Hoà, về tiến trình phơi bày bản chất ô uế của đảng Cộng sản Việt Nam như
"mở nắp bô".
"-
Việt cộng mải mê vùi cứt cho ông anh [là Trung cộng] nên không dọn được cứt
mình ngập hết bản thân mình và... - Và đang được nhân dân bới ra, vâng, chính
xác, dân đang mở nắp bô đấy."
Mê
như vậy từ khi còn trai trẻ, sau cùng thì Trần Đĩnh đã tỉnh dần sau nhiều lần
choáng váng. Mà không chỉ tỉnh lấy một mình. Từ hơn hai chục năm nay, ông muốn
viết lại cả tiến trình giải thoát của bản thân và giải độc cho người khác. Nên
người viết xin đề nghị một từ là "trục độc".
Để "trục độc", những ai muốn hiểu ra cái
ác tại đầu nguồn của đảng Cộng sản Việt Nam, khởi đi từ Mao Trạch Đông và Hồ
Chí Minh cho tới mãi sau này, thì nên đọc - và đọc kỹ - bộ Đèn Cù của Trần
Đĩnh.
Người
sính văn chương có thể cất công xếp loại Đèn Cù là tự truyện hay hồi ký, bút ký,
v.v.... Qua quyển II, ta mới nhận ra nét chung là Trần Đĩnh nhớ gì kể nấy, như
người viết tùy bút. Khổ nỗi, đây không là tùy bút của Mai Thảo hay Nguyễn Tuân
để giải trí mà nhằm giải độc.... Ông lần giở ký ức như con tầm nhả tơ vì cái
nghiệp, những sợi tơ rướm máu bạn bè và người thân, hoặc đầy mùi xú uế của đảng.
Nếu
quyển I của Đèn Cù có những chương tập trung về các thủ phạm của cái ác, quyển
II viết nhiều về các nạn nhân, trong đó có những người đáng kính trọng, ít ra là
đáng được thông cảm. Trần Đĩnh kể lại thế giới của ông qua cả trăm giai thoại,
với nhiều nhân vật còn xa lạ cho những ai không sinh hoạt trong môi trường hắc ám
đó. Nhưng nếu cứ tưởng ông rút ruột viết ra từng đoạn rã rời thì người đọc vẫn
chưa thấy được công phu trục độc.
"Sợi
chỉ xuyên suốt" những đoạn tùy bút u ám vẫn là cái gian và cái ác của "Việt
cộng". Dùng từ này, Trần Đĩnh trả lại ngữ nghĩa nguyên thủy và chính xác là
Cộng sản Việt Nam. Y như khi ông viết về Trung cộng.
Nhưng
nếu chỉ là về từng nhân vật ngẫu hứng nhớ lại thì tùy bút Đèn Cù chưa đi tới tận
cùng của trục độc - hay mở nắp bô để xả mùi xú uế.
***
Trần
Đĩnh đọc nhiều, thuộc sử đảng và không hề quên mối quan hệ với Liên Xô cùng
Trung Cộng từ thời Đệ tam Quốc tế cho đến ngày nay. Cho nên về từng người hay từng
việc, ông đều nhắc lại dẫn chứng, nhất là trong báo đảng hay từ người trong cuộc.
Với
nhiều độc giả thuộc thế hệ về sau, khung cảnh lịch sử ấy là một mê cung ngoắt
ngoéo nên quyển II của Đèn Cù còn bắt người đọc phải nhớ tới hoặc đọc lại lịch
sử cận đại.
Trong
từng mô tả về sự gian ác, đôi khi ông có cái lý "giảm khinh" là cái
ngu của mấy kẻ trên chóp bu. Dù là ngu thì được cái gian bù lại. Xin đọc Trần
Đĩnh kể lại về hậu trường của "Cách mạng Tháng Tám" năm 1945 ở Chương
50:
"Chỉ
hai việc đầu não cách mạng Tân Trào mù tịt tin Hà Nội khởi nghĩa thành công và
Việt Minh vũ trang phải được Nhật cho phép qua Cầu Đuống mới vào được Hà Nội đã
đủ cho thấy vận hội khách quan vô cùng tốt đẹp của đất nước. Nói lại: vận hội
của toàn dân nhưng cuối cùng đã bị Việt cộng ẵm gọn làm vốn liếng riêng của mình. [Chữ in nghiêng là của tác giả Trần Đĩnh.]
"Tân
Trào ba ngày không biết Hà Nội đã khởi nghĩa thắng lợi và Quân Chiến Khu về
phải xin Nhật cho qua Cầu Đuống, chỉ hai việc ấy thôi đủ nói Việt Minh chả có
đuổi Nhật gì hết. Và tuy ngày 23 tháng 8 mới vào Hà Nội, Cụ Hồ vẫn cảnh giác
bắt đi vòng qua sông Hồng ở mạn cây đa làng Sọi có Vũ Đình Huỳnh chờ đón Cụ lên
xe hơi qua cầu Sông Cái rồi rẽ phố Hàng Khoai và thế là Cụ đã được ngắm thủ đô
ở cái góc mang tên thứ lương thực tiêu biểu nhất của dân ta – đúng là nông thôn
bao vây thành thị… Rồi Cụ hài lòng ra ngay chỉ thị tiếp tục hòa hoãn với Nhật,
tha Bảo Đại, một lần nữa mặc nhiên thừa nhận Quân lệnh số 1 yêu cầu tiến công
Nhật, đàn áp chính quyền Trần Trọng Kim và tiêu diệt đảng phái phản động, là
duy ý chí kiểu con ếch nằm trong đáy giếng." [Hết trích.]
Từ
những hồi tưởng đó, Trần Đĩnh mới kết luận là theo Việt cộng thì "bốn
phương vô sản đều là anh em... "vô
tổ quốc" như thế!"
Dầy
dẫy trong Đèn Cù, ta gặp nhiều chuyện cực khó tin mà chỉ người trong cuộc mới
thấm được theo lối "nóng lạnh tự biết".
Trong mạch đó, độc giả có thể
nhớ tới truyện giả tưởng "Đỉnh Cao Toang Hoác" (Yawning Heights hay Les
Hauteurs Béantes) của nhà văn bất đồng
chính kiến Alexander Zinoviev khi ông ta chơi chữ và châm biếm xã hội Xô viết.
Nhưng Zinoviev còn phải dựng truyện giả tưởng, Trần Đĩnh viết về người thật, việc
thật. Và xuyên qua hơn ngàn trang sách của hai quyển, Đèn Cù bổ dọc từ Marx tới
Lenin, Staline, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh, cho chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ - và
cả Nguyễn Văn Linh với thành tích bái Tầu để chặn Duẩn và ngăn Thọ. Còn kinh hãi
hơn giả tưởng.
Tuy
nhiên, và đây mới là một kỳ thú của tác phẩm, Trần Đĩnh lại viết về Hồ Chí Minh
như một nạn nhân hàng đầu.
***
Những
ai cho rằng "Đèn Cù" có dụng tâm chạy tội cho Hồ Chí Minh thì nên đọc quyển II để
nắm lấy "tang vật".
Dù là cán bộ trước sau đã qua sáu năm đào tạo của
Đệ tam Quốc tế, và sau này được quốc tế trao cho Trung Quốc dìu dắt, Hồ lần lượt
là nạn nhân của Staline, rồi Mao và vì vậy mà từng thời ở nhà cũng là nạn nhân
của Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ trong vụ tranh đoạt quyền bính nội bộ. Phần
nào đó, Bác Hồ của Trần Đĩnh có thể là "vô can" trong nhiều chuyển động
lớn chỉ vì cái tội vô tài.
Vậy
mà ngày nay Việt cộng còn nói mãi về thắng lợi của "Tư tưởng Hồ Chí
Minh". Cho nên Trần Đĩnh mới phang thành tích họ Hồ: "Bịa! Chính là
thất bại! Vâng, thất bại đầu tay lập đảng và thất bại đầu tay lập nước!"
Rất
đáng ngạc nhiên từ một người mắc bệnh mê Hồ khi còn trẻ. Đáng ngạc nhiên hơn nữa
là Trần Đĩnh không hết lời ngợi ca cụ Trần Trọng Kim. Từ đó, thế hệ ngày nay ở
trong nước phải tìm hiểu xem Trần Trọng Kim là ai - và vì sao Cách mạng Tháng Tám
chỉ là một trò bịp....
Quyển
II của Đèn Cù được tác giả đặt tựa là "Vén Mây Giữa Trời", đọc mãi
người viết này mới đoán ra Trần Đĩnh có ý phân công lao động. Bác Hồ và đảng ta
chỉ là những vì sao, còn lại, Mặt Trời là những lãnh tụ xa lạ của Liên Xô hay
Trung Cộng, như Lenin, Staline hay Mao.... Vén mây lên, Trần Đĩnh bắn rụng cả mặt
trời lẫn ngần ấy vì sao....
Mà
vì sao dân ta lại khổ vậy? Cũng vì cái tội mê....
Sau khi cả dân tộc đã trả giá đắt đỏ, Trần Đĩnh viết
ra chuyện mê muội ấy. Những ai muốn thế giới nhìn ra sự lầm lạc của nhiều người
ngoại quốc về Việt Nam thì nên phiên dịch Đèn Cù ra ngoại ngữ. Nó cần xuất hiện
bên những tác phẩm giải ảo lừng danh của thiên hạ./.
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2014/11/en-cu-mot-no-luc-truc-oc.html
XIN BÁO ĐỘNG KHẨN CẤP, NGUY CẤP THẬM NGUY CẤP, XIN LƯU Ý CẢNH BÁO NÀY ...
Báo động, vừa qua trên cả nước có rất nhiều người bị rắn lục đuôi đỏ cắn, hầu như tất cả các tỉnh thành đều xuất hiện loại rắn hung dữ này và các bệnh viện lớn như chợ Rẫy hàng ngày tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Có bằng chứng cho thấy có âm mưu của Trung Cộng đằng sau việc này:
1.Có thương lái thu mua chim bìm bịp xuất sống sang TC với giá cao, hiện tại chim bìm bịp, chim sát thủ của loài rắn, loài chim dễ thương sống theo từng cặp như vợ chồng bị tận diệt đến độ hầu như không còn thấy đâu nữa với những nhóm thợ bẫy chim xuất xứ từ Đồng Nai tỏa đi tất cả các tỉnh thành bẫy về đem bán cho đầu nậu hiện tại là ông Ba Bìm Bịp ở Đồng Nai xuất qua Trung cộng với giá rất cao.
2.Có nhiều địa phương người dân đã chứng kiến những nhóm người đi thả rắn.
3.Rắn xuất hiện khắp nơi và nhiều con dài đến 0.8m tức là rắn trưởng thành .
4.Trung cộng đã tính toàn rất kỹ khi dùng loại rắn này làm đòn tấn công vì đây là loại rắn duy nhất trong họ rắn lục có nọc rất độc chỉ thua hổ mang chúa và nguy hiểm nhất là chúng ấp trứng trong bụng, đẻ con trực tiếp và rắn con khi đẻ ra đã dài 15-20cm rồi .
5.Thói quen chữa khi bị rắn cắn thông thường của người Việt mình là cột garo sẽ làm cho vết thương bị hoại tử nhanh hơn, vì vậy nên theo lời khuyên của BS khi sơ cứu ( tham khảo trên mạng về cách sơ cứu).
Hiện tại tất cả báo chí nhà nước đều ra sức nói là không có bằng chứng việc TC cho người sang thả rắn, và có những bài báo đả động đến việc này liền bị gỡ ngay, và họ đều cho là nguyên nhân là biến đổi khí hậu, biến đổi khí hậu là một quá trình chậm chứ đâu chỉ có trong vài ngày cho đến một tuần mà bùng phát tất cả tỉnh thành như vậy , và cạnh đó là tại sao có những con rắn lớn dài đến 80cm ?
Hãy nhớ lại việc gần đây khi thương lái sang mua đỉa và dân ta ( tội nghiệp !) mua và thu gom đỉa bán cho họ , sau một thời gian ngắn họ biến mất tăm, rồi sau một thời gian nữa lại nghe trong thức ăn vặt của trẻ con bán trước trường học, snack Bim-Bim có đỉa con ở trong nếu đem gói này ngâm vô nước , thật là rùng mình khi nghĩ đến thủ đoạn hại dân mình của tụi Trung Cộng khốn nạn.
Rồi hóa chất lạ trong nịt vú của phụ nữ , trong dép , trong bình thủy đựng nước.
Rồi dịch ve sầu tấn công vườn cà phê cả nước nhiều năm trước, nguyên nhân là do thuốc diệt kiến của Trung Cộng do nông dân sử dụng diệt kiến đen cho dễ hái cà phê, trong lúc đó chính kiến ăn trứng ve sầu nên cân bằng sinh thái, chính thuốc diệt kiến làm cho ve sầu tăng đột biến và sau đó các vườn cà phê tàn mạt luôn, đợt đó các chủ vườn phải ngậm đắng nuốt cay đào gốc trồng lại !!!
Rồi dịch ốc bươu vàng!
Rồi diệt mèo làm chuột bùng phát.
Rồi mua đuôi trâu, móng trâu sau đó buộc phải mua máy cày Trung Cộng !
Rồi mua rễ tiêu làm cho các vườn tiêu chết vì nhiễm nấm !
Rồi đồ chơi cuả trẻ em khiến cho trẻ em bị nhiễm chì, nhiễm formaldehit khiến cứ ngày càng còi cọc.
Rồi khoai tây TC đánh sập khoai tây Đà Lạt.
Trái cây TC để cả năm không hư.
Gần đây lại mua cả sầu riêng non.
Mua hoa thanh long ngày nở hoa
Thiệt kể cả ngày vẫn không hết tội ác ngất trời của chúng.
Chính thống kê của nhà nước cho thấy cả nước có đến 150.000 ca nhiễm ung thư trong đó hàng năm có đến 75.000 ca nhiễm mới.
Đây chính là thành quả đầu độc dân ta của Tàu cộng, giờ thì cấp cứu vì rắn cắn, thử tính một bài tính xem chúng đã khiến ta tốn bao nhiêu tiền cho chữa trị hàng năm làm ta suy kiệt thêm trong khi đã vốn tàn mạt vì phải làm việc đóng thuế để vừa nuôi 2 hệ thống cán bộ đảng, và chính quyền một lũ ăn hại ...
VẬY MÀ BỌN LÃNH ĐẠO CỨ ÔM LẤY 16 CHỮ VÀNG (DẺO) VÀ 4 TỐT (LÀM) KHƯ KHƯ TÌNH HỮU NGHỊ TRONG KHI DÂN CHẾT HÀNG NGÀY...
XIN MỌI NGƯỜI HÃY CẢNH GIÁC VÀ CHUNG TAY TẨY CHAY HÀNG TÀU VÀ XIN HÃY BẢO VỆ CON EM MÌNH , HÃY LƯU Ý NHỮNG KẺ LẠ MẶT NÓI GIỌNG LƠ LỚ MANG BAO VÀO THÔN XÓM MÌNH, CHÍNH CHÚNG LÀ THỔ DÂN VÙNG BIÊN GIỚI, LÀ GIÁN ĐIỆP TÀU VÀO THẢ RẮN Ở NƯỚC TA, XIN CẨN THẬN KHI RA KHỎI NHÀ BUỔI TỐI COI CHỪNG BỊ RẮN CẮN VÀ NGAY CẢ BAN NGÀY KHI ĐẾN NHỮNG BỤI RẬM LÙM CÂY VÌ COI CHỪNG RẮN CẮN !!!
Báo động, vừa qua trên cả nước có rất nhiều người bị rắn lục đuôi đỏ cắn, hầu như tất cả các tỉnh thành đều xuất hiện loại rắn hung dữ này và các bệnh viện lớn như chợ Rẫy hàng ngày tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Có bằng chứng cho thấy có âm mưu của Trung Cộng đằng sau việc này:
1.Có thương lái thu mua chim bìm bịp xuất sống sang TC với giá cao, hiện tại chim bìm bịp, chim sát thủ của loài rắn, loài chim dễ thương sống theo từng cặp như vợ chồng bị tận diệt đến độ hầu như không còn thấy đâu nữa với những nhóm thợ bẫy chim xuất xứ từ Đồng Nai tỏa đi tất cả các tỉnh thành bẫy về đem bán cho đầu nậu hiện tại là ông Ba Bìm Bịp ở Đồng Nai xuất qua Trung cộng với giá rất cao.
2.Có nhiều địa phương người dân đã chứng kiến những nhóm người đi thả rắn.
3.Rắn xuất hiện khắp nơi và nhiều con dài đến 0.8m tức là rắn trưởng thành .
4.Trung cộng đã tính toàn rất kỹ khi dùng loại rắn này làm đòn tấn công vì đây là loại rắn duy nhất trong họ rắn lục có nọc rất độc chỉ thua hổ mang chúa và nguy hiểm nhất là chúng ấp trứng trong bụng, đẻ con trực tiếp và rắn con khi đẻ ra đã dài 15-20cm rồi .
5.Thói quen chữa khi bị rắn cắn thông thường của người Việt mình là cột garo sẽ làm cho vết thương bị hoại tử nhanh hơn, vì vậy nên theo lời khuyên của BS khi sơ cứu ( tham khảo trên mạng về cách sơ cứu).
Hiện tại tất cả báo chí nhà nước đều ra sức nói là không có bằng chứng việc TC cho người sang thả rắn, và có những bài báo đả động đến việc này liền bị gỡ ngay, và họ đều cho là nguyên nhân là biến đổi khí hậu, biến đổi khí hậu là một quá trình chậm chứ đâu chỉ có trong vài ngày cho đến một tuần mà bùng phát tất cả tỉnh thành như vậy , và cạnh đó là tại sao có những con rắn lớn dài đến 80cm ?
Hãy nhớ lại việc gần đây khi thương lái sang mua đỉa và dân ta ( tội nghiệp !) mua và thu gom đỉa bán cho họ , sau một thời gian ngắn họ biến mất tăm, rồi sau một thời gian nữa lại nghe trong thức ăn vặt của trẻ con bán trước trường học, snack Bim-Bim có đỉa con ở trong nếu đem gói này ngâm vô nước , thật là rùng mình khi nghĩ đến thủ đoạn hại dân mình của tụi Trung Cộng khốn nạn.
Rồi hóa chất lạ trong nịt vú của phụ nữ , trong dép , trong bình thủy đựng nước.
Rồi dịch ve sầu tấn công vườn cà phê cả nước nhiều năm trước, nguyên nhân là do thuốc diệt kiến của Trung Cộng do nông dân sử dụng diệt kiến đen cho dễ hái cà phê, trong lúc đó chính kiến ăn trứng ve sầu nên cân bằng sinh thái, chính thuốc diệt kiến làm cho ve sầu tăng đột biến và sau đó các vườn cà phê tàn mạt luôn, đợt đó các chủ vườn phải ngậm đắng nuốt cay đào gốc trồng lại !!!
Rồi dịch ốc bươu vàng!
Rồi diệt mèo làm chuột bùng phát.
Rồi mua đuôi trâu, móng trâu sau đó buộc phải mua máy cày Trung Cộng !
Rồi mua rễ tiêu làm cho các vườn tiêu chết vì nhiễm nấm !
Rồi đồ chơi cuả trẻ em khiến cho trẻ em bị nhiễm chì, nhiễm formaldehit khiến cứ ngày càng còi cọc.
Rồi khoai tây TC đánh sập khoai tây Đà Lạt.
Trái cây TC để cả năm không hư.
Gần đây lại mua cả sầu riêng non.
Mua hoa thanh long ngày nở hoa
Thiệt kể cả ngày vẫn không hết tội ác ngất trời của chúng.
Chính thống kê của nhà nước cho thấy cả nước có đến 150.000 ca nhiễm ung thư trong đó hàng năm có đến 75.000 ca nhiễm mới.
Đây chính là thành quả đầu độc dân ta của Tàu cộng, giờ thì cấp cứu vì rắn cắn, thử tính một bài tính xem chúng đã khiến ta tốn bao nhiêu tiền cho chữa trị hàng năm làm ta suy kiệt thêm trong khi đã vốn tàn mạt vì phải làm việc đóng thuế để vừa nuôi 2 hệ thống cán bộ đảng, và chính quyền một lũ ăn hại ...
VẬY MÀ BỌN LÃNH ĐẠO CỨ ÔM LẤY 16 CHỮ VÀNG (DẺO) VÀ 4 TỐT (LÀM) KHƯ KHƯ TÌNH HỮU NGHỊ TRONG KHI DÂN CHẾT HÀNG NGÀY...
XIN MỌI NGƯỜI HÃY CẢNH GIÁC VÀ CHUNG TAY TẨY CHAY HÀNG TÀU VÀ XIN HÃY BẢO VỆ CON EM MÌNH , HÃY LƯU Ý NHỮNG KẺ LẠ MẶT NÓI GIỌNG LƠ LỚ MANG BAO VÀO THÔN XÓM MÌNH, CHÍNH CHÚNG LÀ THỔ DÂN VÙNG BIÊN GIỚI, LÀ GIÁN ĐIỆP TÀU VÀO THẢ RẮN Ở NƯỚC TA, XIN CẨN THẬN KHI RA KHỎI NHÀ BUỔI TỐI COI CHỪNG BỊ RẮN CẮN VÀ NGAY CẢ BAN NGÀY KHI ĐẾN NHỮNG BỤI RẬM LÙM CÂY VÌ COI CHỪNG RẮN CẮN !!!
Trong thế giới loài chim, lũ bìm bịp chẳng có gì quyến rũ, đáng yêu cả. Ấy vậy mà nó đang trở thành đối tượng săn lùng vô tội vạ của con người.
Chỉ vì loài chim này có một số tác dụng về mặt dược lý
như chữa bệnh thần kinh, đau lưng, nhức mỏi, suy nhược cơ thể... Người
ta còn truyền tai nhau rằng, nếu đem ngâm rượu cùng với tam, tứ, ngũ lục
xà... thì con người lại có sức bổ dưỡng vô song. Vì lẽ đó, đại họa
giáng xuống đầu con bìm bịp nhỏ bé, đáng thương, chắc chắn chúng sẽ bị
tuyệt diệt nếu như...
Đến nhà ông Ba, tôi thấy hai nửa bao tải rắn vất lăn lóc ngoài sân, chúng cứ ngọ nguậy, trườn bò lộn đầu lộn đuôi thành một túm chỉ rối trông phát khiếp. Từ đứa bé con đến cô gái lớn trong nhà ông Ba chẳng biết sợ rắn là gì. Đến đây tôi mới biết ông Ba “hành” cùng lúc cả hai nghề: vừa chim vừa rắn. Ông có một biệt danh khác vừa lạ tai lại vừa hóm hỉnh, nghe phải bật miệng cười: ông “Ba bìm bịp”. Mãi sau này tôi mới biết ông là người đầu tiên phát minh ra cái nghề đánh bẫy bìm bịp của làng Phú Cường. Từ già trẻ, gái trai, lớn bé đều theo ông học mót kỹ nghệ sập chim theo một phương thức dân gian có cải tiến nên đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Ông sẵn sàng bày vẽ thiệt tình, chỉ cần thực hiện một yêu cầu tối đơn giản - phải bán số chim bẫy được cho ông với giá thỏa thuận. Vậy là cả thầy lẫn trò đều không ai thiệt. Còn đầu ra thì một mình ông biết. Sau nhiều ngày lặn lội vất vả, tôi lần tìm được dấu vết của cái đầu mối tiêu thụ đặc biệt này. Hàng vạn con bìm bịp đã không cánh mà bay sang các nhà hàng đặc sản và vô số tiệm thuốc bắc trên lãnh thổ Trung Quốc. Đường dây thu mua bắt nguồn từ Hà Nội, nhiều tay săn chim đã tràn vào miền Đông đánh quả món hàng đơn giản nhưng vô cùng béo bở. Lũ bìm bịp xấu số được trói mỏ, cùm chân bằng băng keo và họ không quên tra thuốc mê vào họng, chúng cứ thế híp mắt gà gật, mê muội trong các lồng nan trùm vải kín mít rồi bí mật chuyển đi trên các chuyến tàu tốc hành hoặc xe ca ra Bắc. Chỉ cần đến Hà Nội, giá bìm bịp đã tăng gấp đôi, nếu đưa trót lọt lên biên giới Việt - Trung thì tăng gấp 3, vào thời điểm cuối năm, các loại chim rắn còn hút giá cao đến chóng mặt. Đây là món hàng 1 vốn 3-4 lời. Từ tiền Việt biến thành “tệ” Trung Quốc là cả một hành trình gian khổ, mệt nhọc nhưng đầy hiệu quả, những tay buôn bìm bịp sừng sỏ đến người đánh bẫy đều phải nương nhờ vào nhau để làm giàu.
Năm ngoái, nhà ông Ba trúng lớn, mỗi ngày, bình quân ông đánh được 2 - 3 con, sau 1 năm, tính ra ông bẫy tới cả ngàn con bìm bịp. Theo thời giá năm 2012, mỗi con từ 150-200 ngàn đồng, nếu nhẩm tính sơ sơ, ông bỏ túi một món tiền gần 200 triệu đồng. Tôi trố mắt lên vì kinh ngạc, sợ tôi chưa tin, ông chỉ trỏ một lúc rồi giải thích ngay:
- Nhìn cơ ngơi của tui thì chú biết, nào xây nhà, sắm xe máy, mua tivi màu, tậu ruộng rẫy, mua bò... cũng nhờ thu nhập từ con bìm bịp.
Ông còn nói thêm:
- Năm nay giá có hạ đôi chút nhưng chẳng sao, của trời cho mà chú!
Quả thế thật! Tôi thầm nghĩ “của trời” cũng đến lúc cạn kiệt. Tôi có dịp đi lang thang trên những cánh đồng mênh mông lúa trổ, dọc triền sông La Ngà, sông Bé, sông Đồng Nai... để ngóng nghe tiếng chim bìm bịp khắc khoải gọi bạn tình, báo hiệu con nước xuống lên. Nhưng tịnh không, nốt nhạc trầm buồn của thiên nhiên đã lịm tắt từ bao giờ? Thật đáng sợ khi đứng trước một ban mai yên bình đến chết lặng. Khúc hòa âm muôn điệu của loài chim im vắng, xa vời, chúng không còn nữa hay đã trốn biệt tăm đi xứ khác? Biết bay về phương nào hỡi những chú chim vô tội! Bây giờ, mùa thu hay mùa gì, ban mai hay hoàng hôn, chỉ có lũ chim nhạy cảm cất cao giọng hót là ta có thể phân biệt ra ngay. Bầu trời và những vòm cây đang thiếu vắng dần bóng chim, thiếu những âm thanh trong trẻo, hồn nhiên, vô tư của chúng, khi đó, con người mới bừng tỉnh chăng? Có những loài chim quý như công, trĩ, khướu, họa mi, nhông, cưởng, chích chòe... đang vĩnh biệt thế giới cỏ cây, hoa trái ngọt ngào để chui vào sống trong một cái lồng nan chật chội, tù túng. Hằng ngày, chúng phải gãi mỏ xoành xoạch, tức tưởi đập cánh, mắt khao khát nhìn qua khe cửa để tưởng nhớ về khoảng trời tự do, ở đó, chúng tha hồ bay nhảy rồi khoe giọng hót với nhiều cung bậc khác nhau tạo thành bản hòa âm tuyệt vời mà bất kỳ nhạc sĩ thiên tài nào cũng không bắt chước nổi.
Những con chim mồi và kỹ nghệ đánh bẫy
Tôi đi theo ông gần trọn 1 tuần khắp mọi xó rừng miền Đông mới thấy hết kỹ nghệ bẫy chim quả là kỳ công và rất chi hồi hộp. 10 con chim nhảy nhót điên loạn trong lồng sập. Chúng được huấn luyện kỹ càng, ngoài giọng hót điệu nghệ đầy khiêu khích, lũ bìm bịp còn nhận biết tín hiệu của con người. Mỗi khi ông quảy lồng ra đi là chúng hiểu ngay công việc của mình là phải đánh lừa được lũ chim đồng loại hoang dã kia vào tròng. Chúng phải gù thật ngạo mạn để chọc tức con chim đực phía bên ngoài, lại tí tởn làm duyên để ghẹo con mái thích thú tìm tới cạnh chiếc lồng là dính chấu. Tấm lưới bằng sợi nilon chắc bền úp chụp lên đầu lúc nào không hay.
Một con chim mồi thượng thặng phải có màu lông mỹ miều, có giọng hót hay và hay hót, biết mến người có giá trên dưới 2 chỉ vàng. Chúng có chế độ ăn uống theo thực đơn như thịt sống, thạch sùng hoặc rắn con. Trước khi đi đánh bẫy, chú bìm bịp mồi được bồi dưỡng một lòng đỏ trứng gà để có sức mà hót nhằm phục vụ theo đúng ý đồ đen tối của chủ.
Ngoài công việc rẫy nương đồng áng ra, cả làng P.Cường thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đều chuyên chú vào nghề bẫy chim và bắt rắn. Họ chia nhau tỏa đi Trị An, Sông Bé, Đồng Phú, Đồng Xoài, Châu Thành, Xuyên Mộc, Bảo Lộc, Di Linh... Ở đâu có bìm bịp, ở đó họ rình sẵn với những con chim mồi chua ngoa, hiếu chiến treo lơ lửng trên cành cây. Lũ chim hoang dã cứ lao vào cuộc quyết đấu mù quáng, dại dột, chúng thà chết chứ không chịu ẩn mình nhục nhã, nhưng rồi tất cả đều bị bắt sống, sau đó mới được tận mắt chứng kiến một cái chết khác đau đớn, bi thảm hơn. Trước khi tiễn tôi ra về, ông Ba căn dặn thầm một câu vào tai tôi: “Chú là người Sài Gòn, chưa biết đến chim đến rắn tui mới kể cho nghe để mà sướng, chứ nhà báo, công an biết, họ rớ vô coi như lụt nghề cả làng!”.
Tôi bấm bụng nén cười rồi ngẫm lại mà đau một nỗi khác, sự hồn nhiên kiểu ông “Ba bìm bịp” ở xứ sở này thì nhiều vô kể. Chỉ khốn nạn cho lũ chim tội nghiệp, chúng chẳng biết bay đâu cho thoát dưới gầm trời rộng rinh nhưng quá nhiều cạm bẫy của con người.
Bìm bịp là một loài chim dữ, chúng thường ăn đủ thứ thịt sống, thậm
chí cả những súc vật đã chết trương phình lâu ngày. Con trống, con mái
thường bay thành từng đôi, luồn lách dọc bờ sông hay bên những đầm lầy
có lắm ếch nhái, rắn rết. Các chú không trừ loại động vật nào nếu thấy
có đủ khả năng xơi được. Với cặp mỏ khoằm khoằm sắc như dao cứa và đôi
chân đầy móng vuốt nhọn hoắt như kim, quặp đâu dính đó, con mồi thật khó
lòng tẩu thoát. Bìm bịp có bộ lông xấu xí, hôi hám, toàn thân màu nâu
xám, từ ức lên cổ lại xanh đen, đầu thuôn, đuôi dài, sải cánh rộng,
giọng hót lại đùng đục, khàn khàn kéo dài như rên nghe rất thảm sầu đơn
chiếc.
Chuyện kể về ông “Ba bìm bịp” và đường dây buôn lậu chimĐến nhà ông Ba, tôi thấy hai nửa bao tải rắn vất lăn lóc ngoài sân, chúng cứ ngọ nguậy, trườn bò lộn đầu lộn đuôi thành một túm chỉ rối trông phát khiếp. Từ đứa bé con đến cô gái lớn trong nhà ông Ba chẳng biết sợ rắn là gì. Đến đây tôi mới biết ông Ba “hành” cùng lúc cả hai nghề: vừa chim vừa rắn. Ông có một biệt danh khác vừa lạ tai lại vừa hóm hỉnh, nghe phải bật miệng cười: ông “Ba bìm bịp”. Mãi sau này tôi mới biết ông là người đầu tiên phát minh ra cái nghề đánh bẫy bìm bịp của làng Phú Cường. Từ già trẻ, gái trai, lớn bé đều theo ông học mót kỹ nghệ sập chim theo một phương thức dân gian có cải tiến nên đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Ông sẵn sàng bày vẽ thiệt tình, chỉ cần thực hiện một yêu cầu tối đơn giản - phải bán số chim bẫy được cho ông với giá thỏa thuận. Vậy là cả thầy lẫn trò đều không ai thiệt. Còn đầu ra thì một mình ông biết. Sau nhiều ngày lặn lội vất vả, tôi lần tìm được dấu vết của cái đầu mối tiêu thụ đặc biệt này. Hàng vạn con bìm bịp đã không cánh mà bay sang các nhà hàng đặc sản và vô số tiệm thuốc bắc trên lãnh thổ Trung Quốc. Đường dây thu mua bắt nguồn từ Hà Nội, nhiều tay săn chim đã tràn vào miền Đông đánh quả món hàng đơn giản nhưng vô cùng béo bở. Lũ bìm bịp xấu số được trói mỏ, cùm chân bằng băng keo và họ không quên tra thuốc mê vào họng, chúng cứ thế híp mắt gà gật, mê muội trong các lồng nan trùm vải kín mít rồi bí mật chuyển đi trên các chuyến tàu tốc hành hoặc xe ca ra Bắc. Chỉ cần đến Hà Nội, giá bìm bịp đã tăng gấp đôi, nếu đưa trót lọt lên biên giới Việt - Trung thì tăng gấp 3, vào thời điểm cuối năm, các loại chim rắn còn hút giá cao đến chóng mặt. Đây là món hàng 1 vốn 3-4 lời. Từ tiền Việt biến thành “tệ” Trung Quốc là cả một hành trình gian khổ, mệt nhọc nhưng đầy hiệu quả, những tay buôn bìm bịp sừng sỏ đến người đánh bẫy đều phải nương nhờ vào nhau để làm giàu.
Năm ngoái, nhà ông Ba trúng lớn, mỗi ngày, bình quân ông đánh được 2 - 3 con, sau 1 năm, tính ra ông bẫy tới cả ngàn con bìm bịp. Theo thời giá năm 2012, mỗi con từ 150-200 ngàn đồng, nếu nhẩm tính sơ sơ, ông bỏ túi một món tiền gần 200 triệu đồng. Tôi trố mắt lên vì kinh ngạc, sợ tôi chưa tin, ông chỉ trỏ một lúc rồi giải thích ngay:
- Nhìn cơ ngơi của tui thì chú biết, nào xây nhà, sắm xe máy, mua tivi màu, tậu ruộng rẫy, mua bò... cũng nhờ thu nhập từ con bìm bịp.
Ông còn nói thêm:
- Năm nay giá có hạ đôi chút nhưng chẳng sao, của trời cho mà chú!
Quả thế thật! Tôi thầm nghĩ “của trời” cũng đến lúc cạn kiệt. Tôi có dịp đi lang thang trên những cánh đồng mênh mông lúa trổ, dọc triền sông La Ngà, sông Bé, sông Đồng Nai... để ngóng nghe tiếng chim bìm bịp khắc khoải gọi bạn tình, báo hiệu con nước xuống lên. Nhưng tịnh không, nốt nhạc trầm buồn của thiên nhiên đã lịm tắt từ bao giờ? Thật đáng sợ khi đứng trước một ban mai yên bình đến chết lặng. Khúc hòa âm muôn điệu của loài chim im vắng, xa vời, chúng không còn nữa hay đã trốn biệt tăm đi xứ khác? Biết bay về phương nào hỡi những chú chim vô tội! Bây giờ, mùa thu hay mùa gì, ban mai hay hoàng hôn, chỉ có lũ chim nhạy cảm cất cao giọng hót là ta có thể phân biệt ra ngay. Bầu trời và những vòm cây đang thiếu vắng dần bóng chim, thiếu những âm thanh trong trẻo, hồn nhiên, vô tư của chúng, khi đó, con người mới bừng tỉnh chăng? Có những loài chim quý như công, trĩ, khướu, họa mi, nhông, cưởng, chích chòe... đang vĩnh biệt thế giới cỏ cây, hoa trái ngọt ngào để chui vào sống trong một cái lồng nan chật chội, tù túng. Hằng ngày, chúng phải gãi mỏ xoành xoạch, tức tưởi đập cánh, mắt khao khát nhìn qua khe cửa để tưởng nhớ về khoảng trời tự do, ở đó, chúng tha hồ bay nhảy rồi khoe giọng hót với nhiều cung bậc khác nhau tạo thành bản hòa âm tuyệt vời mà bất kỳ nhạc sĩ thiên tài nào cũng không bắt chước nổi.
Chim bìm bịp mồi có giá khá cao.
|
Tôi đi theo ông gần trọn 1 tuần khắp mọi xó rừng miền Đông mới thấy hết kỹ nghệ bẫy chim quả là kỳ công và rất chi hồi hộp. 10 con chim nhảy nhót điên loạn trong lồng sập. Chúng được huấn luyện kỹ càng, ngoài giọng hót điệu nghệ đầy khiêu khích, lũ bìm bịp còn nhận biết tín hiệu của con người. Mỗi khi ông quảy lồng ra đi là chúng hiểu ngay công việc của mình là phải đánh lừa được lũ chim đồng loại hoang dã kia vào tròng. Chúng phải gù thật ngạo mạn để chọc tức con chim đực phía bên ngoài, lại tí tởn làm duyên để ghẹo con mái thích thú tìm tới cạnh chiếc lồng là dính chấu. Tấm lưới bằng sợi nilon chắc bền úp chụp lên đầu lúc nào không hay.
Một con chim mồi thượng thặng phải có màu lông mỹ miều, có giọng hót hay và hay hót, biết mến người có giá trên dưới 2 chỉ vàng. Chúng có chế độ ăn uống theo thực đơn như thịt sống, thạch sùng hoặc rắn con. Trước khi đi đánh bẫy, chú bìm bịp mồi được bồi dưỡng một lòng đỏ trứng gà để có sức mà hót nhằm phục vụ theo đúng ý đồ đen tối của chủ.
Ngoài công việc rẫy nương đồng áng ra, cả làng P.Cường thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đều chuyên chú vào nghề bẫy chim và bắt rắn. Họ chia nhau tỏa đi Trị An, Sông Bé, Đồng Phú, Đồng Xoài, Châu Thành, Xuyên Mộc, Bảo Lộc, Di Linh... Ở đâu có bìm bịp, ở đó họ rình sẵn với những con chim mồi chua ngoa, hiếu chiến treo lơ lửng trên cành cây. Lũ chim hoang dã cứ lao vào cuộc quyết đấu mù quáng, dại dột, chúng thà chết chứ không chịu ẩn mình nhục nhã, nhưng rồi tất cả đều bị bắt sống, sau đó mới được tận mắt chứng kiến một cái chết khác đau đớn, bi thảm hơn. Trước khi tiễn tôi ra về, ông Ba căn dặn thầm một câu vào tai tôi: “Chú là người Sài Gòn, chưa biết đến chim đến rắn tui mới kể cho nghe để mà sướng, chứ nhà báo, công an biết, họ rớ vô coi như lụt nghề cả làng!”.
Tôi bấm bụng nén cười rồi ngẫm lại mà đau một nỗi khác, sự hồn nhiên kiểu ông “Ba bìm bịp” ở xứ sở này thì nhiều vô kể. Chỉ khốn nạn cho lũ chim tội nghiệp, chúng chẳng biết bay đâu cho thoát dưới gầm trời rộng rinh nhưng quá nhiều cạm bẫy của con người.
Nguyễn Hoài Nhơn
Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014
Quái vật cua khổng lồ, leo trèo, cướp giật nhanh như chớp
Cua dừa là một loài cua "ẩn sĩ" trên mặt đất, còn được gọi là cua kẻ cướp hoặc kẻ trộm cọ.
Đây là động vật chân đốt sinh sống trên cạn lớn nhất thế giới. Không
những vậy, nó còn là loài cua khỏe nhất thế giới. Móng vuốt con cua dừa
là đủ mạnh để phá vỡ một trái dừa mở, và có thể được sử dụng để nâng
trọng lượng lên đến 28kg.
Nếu dừa không có sẵn trên mặt đất, cua
dừa có thể leo lên cây và cắt chúng xuống. Cua dừa còn được người dân
bản địa gắn cho biệt danh là “cua cướp” vì tài leo trèo và trộm dừa nhanh như chớp của chúng.
Although Birgus latro là loài có nguồn
gốc của cua mượn hồn, chỉ con non mới sử sụng vỏ ốc để tự bảo vệ bụng
mềm của mình, và con lớn hơn đôi khi sử dụng vỏ dừa bị hỏng để bảo vệ
bụng của chúng.
Chúng đã có khứu giác phát triển, chúng
sử dụng nó để tìm kiếm các nguồn thực phẩm tiềm năng. Cua đạt độ thành
thục sinh dục sau khoảng 5 năm, và tổng số tuổi thọ có thể đạt được hơn
60 năm.
Cua dừa lớn ăn trái cây, các loại hạt,
và phần lõi của cây đổ, chúng leo lên cây dừa và ăn quả dừa bằng cách bổ
vỏ và ăn cơm dừa. Tuy nhiên, dừa không phải là một phần quan trọng
trong chế độ ăn uống của chúng.
Cua dừa không thể bơi, và sẽ bị chết
đuối nếu chìm trong nước trong thời gian dài. Cua dừa được tìm thấy trên
các hòn đảo ở Ấn Độ Dương và các khu vực của Thái Bình Dương như xa về
phía đông là quần đảo Gambier, phản ánh sự phân bố của dừa, nó đã tuyệt
chủng tại hầu hết các khu vực có dân số đáng kể, bao gồm đất liền Úc và
Madagascar.
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/the-gioi-dong-vat/57304_quai-vat-cua-khong-lo-leo-treo-cuop-giat-nhanh-nhu-chop.aspx
Tổng hợp tính năng hay của Gmail có thể bạn chưa biết
Là dịch vụ email của Google, nên Gmail được mọi người tiếp nhận nhanh chóng và tin tưởng. Đã dùng Gmail lâu, nhưng chắc hẳn bạn chưa sử dụng hết các tính năng hay của nó. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số tính năng hay của Gmail.
1. Undo là email đã gửi:
Chọn biểu tượng bánh răng – Settings – Labs – sau đó kéo hết xuống dưới đến khi bạn thấy khung Undo Send (hoàn tác) - bật chế độ này lên. Từ đây về sau, mỗi khi bạn gửi email, bạn sẽ thấy nút “Undo Send” ngay bên trên màn hình trong vài giây, giúp bạn có thể hủy ngay thao tác gửi vừa thực hiện.
2. Tìm những email có chứa file đính kèm:
Chỉ việc thêm đoạn "has:attachment"
sau từ khóa tìm kiếm chính. Lúc này Gmail sẽ chỉ hiển thị những email
có chứa tệp đính kém, như vậy việc tìm kiếm sẽ trở nên dễ dàng hơn rất
nhiều.
3. Hộp thư bí mật:
Gmail không nhận diện được dấu chấm và
dấu cộng, nhưng bạn có thể sử dụng chúng khi trao đổi địa chỉ email với
những người khác. Ví dụ, email của bạn là lele@gmail.com, bạn có thể đưa cho khách hàng tiềm năng của mình thành le.le@gmail.com.
Tất nhiên bạn vẫn sẽ nhận được tất cả thư như bình thường nhưng giờ bạn
có thể dễ dàng lọc các email đặc biệt đó ra để sử dụng khi cần thiết.
4. Lưu trữ danh bạ
Bạn muốn chuyển sang dùng 1 email mới,
nhưng lại không muốn mất đi những dữ liệu trong email cũ. Rất đơn giản,
hãy sao lưu tất cả thông tin đó lại bằng cách đăng nhập vào email cũ, vào Google Takeout,
bấm vào nút “Create Archive” để tạo ra bản sao lưu cho tất cả danh bạ,
email và thậm chí cả thông tin trong Google Drive của bạn nữa.
5. Duyệt email nhanh chóng
Sử dụng phiên bản cơ bản (basic) của hộp thư Gmail bằng cách truy cập đường link: mail.google.com/?ui=html. Khi đó phiên bản đơn giản của Gmail sẽ được mở ra mà không tải những đoạn Java Script giúp tốc độ nhanh hơn./.
http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/phan-mem/57330_tong-hop-tinh-nang-hay-cua-gmail-co-the-ban-chua-biet.aspx
Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014
Kỳ diệu những giếng nước ngọt giữa biển khơi: sáng kiến tuyệt vời của ngư dân Việt...
Bao nhiêu năm
mưu sinh bằng nghề nuôi ngao, sống trong những chiếc chòi giữa biển
khơi, chịu cảnh không điện, không nước ngọt, giờ đây những ngư dân đã
làm nên điều kỳ diệu là tìm ra nguồn nước ngọt giữa biển khơi - thứ nước
ngọt hơn cả trên đất liền.
Một ngày đầu đông, tôi theo chân những ngư
dân Hậu Lộc, Nga Sơn (Thanh Hóa) đi trên một chiếc thuyền máy ra vùng
nuôi ngao của họ. Để ra được những chiếc chòi canh ngao đang nằm giữa
bao la sóng nước phải vượt quãng đường dài hơn 2 hải lý.
Con thuyền máy nổ phành phạch đưa chúng tôi
qua những cánh rừng phòng hộ. Từ cách xa khoảng chừng vài trăm mét,
chúng tôi đã bắt đầu thấy thấp thoáng những chiếc chòi canh ngao dựng lô
nhô giữa bốn bề sông nước. Phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ chúng mới đến
được nơi được gọi là “xứ sở của ngao”. Ở đó, tôi bắt gặp những gương mặt
sạm đen, rám nắng, mặn mòi gió biển.
Hàng trăm chiếc chòi canh ngao của ngư dân lênh đênh trên biển cách đất liền hơn 2 hải lý
Anh Bùi Văn Dũng, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc
vừa đưa chúng tôi đi vừa kể: “Trước đây, nghề nuôi ngao chưa được nhiều
người biết đến nên những ai nuôi ngày đó thì giàu to. Nhưng những năm
gần đây, người ta nuôi nhiều, giá ngao rớt nên lời chẳng được bao nhiêu,
đó là chưa kể đến có những năm mưa bão, không kịp gom ngao mà chỉ lo bỏ
của chạy lấy người vào đất liền thôi”.
Nói rồi anh Dũng thở dài, đàn ông thì không
sao, phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng đã gắn với nghề thì cũng cứ phải
quăng quật ngày đêm ở ngoài này. Nghề nuôi ngao, lấy đêm làm ngày vì lúc
đó nước mới rút, ngao nổi lên thì mới bắt được. Khi thủy triều rút để
lộ những vệt loang lổ trên những những chiếc cọc chòi canh ngao là buổi
lao động cực nhọc của ngư dân bắt đầu.
Sau một đêm lao động, xúc, rửa sạch sẽ, ngư
dân sẽ đưa ngao vào bờ. Sau những chuyến vào đất liền, ngư dân lại vất
vả chuẩn bị cơ man là thức ăn, đồ dùng. Những năm trước, không có nước
ngọt, họ phải dùng những chiếc xô nhựa, can… để đựng nước, làm sao để có
thể dùng cho ít nhất 1 tuần.
Bao nhiêu năm qua, công việc của người nuôi
ngao cứ lặp đi lặp lại như thế. Việc có được nước ngọt giữa biển khơi
bao la này chỉ là giấc mơ. Vậy mà hơn 1 năm nay, điều kỳ diệu ấy đã trở
thành sự thật khi sáng kiến khoan giếng của người dân được thực hiện.
Nước giữa biển ngọt hơn nước đất liền
Việc khoan giếng để tìm nước ngọt giữa biển
đã là khó tin vậy mà nguồn nước ngọt ngư dân tìm thấy lại ngọt hơn cả
nước trên đất liền. Bao đời nay, do ảnh hưởng của nguồn nước mặn nên
nước mà người dân vùng biển Hậu Lộc, Nga Sơn dùng vẫn có vị của biển,
không những thế, năm nào cũng phải đối mặt với nỗi lo thiếu nước ngọt
trong mùa nắng hạn. Để chống chọi với hạn hán, hầu hết các gia đình ở
đây đều phải xây bể dự trữ nước mưa dùng quanh năm. Vậy nên, việc tìm ra
nguồn nước ngọt giữa biển khơi mênh mông nước mặn này được xem như là
một kỳ tích.
Chúng tôi đến thăm chiếc chòi canh ngao nhà
anh Bùi Xuân Ngãi (Nga Tân- Nga Sơn). Anh Ngãi là một trong những người
đầu tiên tìm ra nguồn nước ngọt trên biển.
Thứ nước ngọt tìm thấy giữa biển ngọt hơn so với nước ở một số vùng ven biển
Nói về giếng nước ngọt, anh hồ hởi kể lại
như khoe về một “chiến tích”. Sau khi vay mượn được vài trăm triệu đầu
tư vào đồng ngao để mưu sinh, nhưng vì không có nước ngọt, hai vợ chồng
anh cứ một tuần lại thay nhau dong thuyền về chở nước ra, vừa vất vả lại
tốn kém. Khi nghe người ta nói ở đồng ngao Kim Sơn, Ninh Bình có người
khoan được giếng nước ngọt, anh đã chạy ra tận nơi để hỏi thực hư. Nhưng
rồi anh được biết thứ nước giếng mà người ngư dân ở Ninh Bình tìm được
cũng chỉ để tắm giặt vì vẫn bị lợ, không thể nấu ăn được. Anh thất vọng
quay về nhưng vẫn muốn thử ở vùng biển của mình.
Anh quyết tâm tìm thợ chuyên khoan giếng
đưa thiết bị máy móc ra chiếc chòi canh lênh đênh giữa biển. Vậy là
tranh thủ khoảng 3 tiếng mỗi ngày, khi thủy triều rút khỏi bãi ngao, anh
và đội thợ lại hì hụi khoan. Mất 3 ngày, mũi khoan mới chạm đến độ sâu
110m. Và may mắn, mũi khoan đã chạm đúng mạch nước ngọt nằm sâu dưới đáy
biển.
“Lúc phát hiện ra mạch nước ngọt, vui đến
trào nước mắt. Để chắc rằng thứ nước không bị mặn hay lợ, tôi lấy tất cả
nồi niêu, xoong chảo, thùng, can nhựa trong chòi ra đổ nước vào theo
dõi. Sau nhiều ngày đựng trong xoong nhôm, thùng nhựa, nước từ
giếng khoan vẫn trong veo không đóng váng, không đổi màu đỏ sắt, không
có mùi lạ” - anh Ngãi vui mừng nói.
Anh Nguyễn Ngọc Minh, xã Ngư Lộc cũng vui
mừng không kém khi nói về giếng nước ngọt đã được tìm thấy của gia đình.
“Để khoan một chiếc giếng như thế này phải mất cả tuần mới xong vì vừa
khoan vừa dò mạch nước. Như chiếc giếng này, thợ phải khoan sâu 120m.
Tính tổng chi phí mất khoảng hơn chục triệu đồng” - anh Minh cho biết.
Có nước ngọt, ngư dân thoải mái dùng sinh hoạt mà không vất vả vào tận đất liền lấy như những năm trước
Theo lời kể của anh Minh thì những năm
trước khi chưa có nước ngọt, khoảng một tuần anh lại phải vào bờ chở
nước ra để sinh hoạt nên phải dè xẻn. Mỗi lần vào bờ là lỉnh kỉnh đủ thứ
can lọ đựng nước ngọt mang ra chủ yếu là phục vụ nấu ăn. Còn tắm giặt
có khi để dành vào bờ mới dám tắm. Mỗi lần vào, ra mất đứt 6-7 lít dầu
máy. Những ngày nước thủy triều lên cao thì không sao, gặp hôm nước
kém, thủy triều xuống cạn thì việc đi lại càng thêm vất vả. Bây giờ thì
nước ngọt dùng thoải mái mà quanh năm không bao giờ hết, mà nấu ăn cũng
cảm giác ngon hơn thứ nước được chở từ đất liền ra.
Qủa thật, chỉ khi vộc tay lấy một ít nước thử tôi mới tin ngư dân ở
đây đã nói không sai, tôi không thể phát hiện ra bất cứ vị mặn, lợ
như thứ nước khoan trong đất liền ở các huyện ven biển Thanh Hóa mà tôi
đã từng uống.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng
may mắn khoan được giếng nước ngọt. Nghe tin anh Ngãi tìm được nước
ngọt, hàng trăm chủ đồng nuôi ngao ở vùng Hậu Lộc, Nga Sơn kéo đến xem.
Họ không tin được ở giữa chốn biển khơi lại có thể mọc lên một giếng
nước ngọt. Khi được mục sở thị, nhiều chủ đồng đã mạnh dạn thuê thợ về
khoan giếng, nhưng hầu hết đều thất bại. Hàng trăm mũi khoan xuống nhưng
chỉ có khoảng mấy chục mũi trúng được nguồn nước ngọt.
Anh Nguyễn Văn Ngọc, trú tại xã Ngư Lộc
cho biết: “Chúng tôi cũng đã khoan thử nhưng không được. Có những chỗ
khoan sâu đến 140m mà vẫn không thấy nước. Trong khi đó cách nhà tôi
không xa, nhà hàng xóm bên cạnh lại có”.
Chia tay những gương mặt sạm đen, rám nắng
trên những chiếc chòi lênh đênh giữa biển, chúng tôi trở lại đất liền
khi thủy triều lên cao, những cơn gió thổi phần phật trên các mái chòi,
từng con sóng lớn nối nhau tung bọt trắng xóa tựa như niềm vui của ngư
dân khi tìm ra nguồn nước ngọt giữa biển khơi bao la...
Theo Nguyễn Thùyhttp://plo.vn/thoi-su/xa-hoi/ky-dieu-nhung-gieng-nuoc-ngot-giua-bien-khoi-510906.html
Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014
Văn của cuộc đời
Phạm Lưu Vũ
(Trích Luận ngữ tân thư)
Phần
này xin không trích “Lời tựa“ như những phần trước, bởi nghe không được
“thuận tai“, cũng không được “thích“ cho lắm (thậm chí còn có cả mấy
câu văn tế cổ nữa). Không “thuận tai“ -đó là điều mà cả người viết lẫn
người đọc hằng tối kị xưa nay. Ngay bản thân nội dung cũng có nhiều chỗ
trúc trắc, chẳng ra văn xuôi, chẳng ra văn ngược, nhòm mặt giấy thấy cứ
như… rắc trấu. Thôi thì có sao trích vậy. Nếu không đâu vào đâu, cũng
mong độc giả bỏ quá cho đừng chấp (nếu trót đọc đến). Đoạn trích này vỏn
vẹn như sau:
Đó
là một chốn rất lạ. Lạ từ phong cảnh lạ đi. Ở đó, nước có nơi trong
veo, có nơi đen kịt, cây có khi xanh tươi, lại có khi trơ cành, trụi lá.
Chia ra ngày và đêm, nhưng ngày thì mù lòa mà đêm thì tối như hũ nút.
Những con vật sinh ra tất nhiên cũng lạ. Chẳng hạn loài chuột lúc nào
cũng chứng tỏ một khả năng chui rúc (rất kinh), lũ chó hay sủa để khoe
cái mõm (rất xấu), giống mèo suốt đời lo bị người ta nhìn thấy bãi cứt
(rất chua) của mình…
Con
người càng lạ lùng hơn nữa. Cũng chia ra đàn ông, đàn bà, cũng có người
già, người trẻ… nhưng có người được nói, lại có rất nhiều người phải
câm. Kẻ được nói, nói bao giờ cũng đúng(!), nói xong không cần giữ lời.
Người phải câm suốt đời chỉ việc nghe(!), không bao giờ được mở miệng
(nói).
Lại cũng chia ra trên, dưới. Nhưng trên thì tưởng lầm dưới là chó rơm, còn dưới lại nghĩ trên là… đầy tớ.
Mỗi người ở đó đều có hai tai, nhưng có cặp tai nghe được, có cặp tai chẳng nghe lọt bất cứ điều gì.
Người
ta vừa biết chào nhau, lại vừa biết chửi nhau, vừa biết đánh trống, lại
vừa biết ăn cướp, vừa biết yêu nhau, nhưng đồng thời lại rất thạo lừa
nhau…
Nơi
ấy có rất nhiều cạm bẫy nguy hiểm. Song thứ mà người ta sợ nhất chính
là… SỰ THẬT. Bởi sự thật có thể làm đổ vỡ tất cả, kể cả sự khốn nạn.
Nơi ấy cũng có “kinh“. Nhưng chỉ bám lấy duy nhất một thứ “kinh“ mà thiên hạ đã bỏ đi từ lâu.
Nơi ấy cũng có “sử“. Nhưng chỉ có “tiểu sử“ mà thôi. Từ lâu, “tiểu sử“ đã thay thế cho “đại sử“.
Nơi ấy cũng có cái gọi là “pháp luật“. Nhưng
nó là thứ luôn biến hóa , tùy theo ý muốn của kẻ bề trên. Và trong mọi
trường hợp, nó không bao giờ được áp dụng cho kẻ bề trên.
Nơi ấy không thiếu gì những đỉnh núi. Nhưng vẫn không làm nên một dãy núi nào.
Nơi
ấy, trẻ chán ngấy những thứ thờ cúng của già (ví dụ những oanh… liệt
trong quá khứ, những món tư tưởng, văn chương nhồi sọ…). Già rất e ngại
những đam mê của trẻ (ví dụ những khát vọng tự do, những “nọc độc“ văn
hóa , những sự thật đến từ… bốn phương tám hướng…).
Nơi
ấy, ai ai cũng sở hữu riêng một cái đầu để nghĩ. Nhưng tốt nhất là đừng
bao giờ dùng tới nếu muốn yên thân. Bởi đã có kẻ làm cái việc nghĩ sẵn
cho mọi người.
Nơi
ấy được xem là rất yên ổn. Song là sự yên ổn của một bầy cừu. Một bầy
cừu ăn cỏ, nhưng tất cả đã được học thuộc lòng những bài ca và giáo lý
của loài chuyên ăn thịt.
Nơi ấy vẫn có những hạng gọi là “kẻ sĩ“. Tuy nhiên, đó là một loài chẳng quí, cũng chẳng hiếm.
Nơi ấy… vân vân và… vân vân…
Ở
đâu ra cái chốn lạ lùng như vậy? Kẻ sĩ đã mấy đời thử lạm bàn nguyên
nhân của những sự lạ đó. Có người ngờ rằng do trời đất tạo nên. Có kẻ
lại bảo tất cả nguồn cơn là từ “văn“ mà ra cả. Cái “lý sự“ ấy vừa rắc
rối, lại vừa đơn giản, vừa bí hiểm, lại vừa hiện rõ ràng giữa thanh
thiên bạch nhật. Nôm na như sau:
“Văn“
ở đây là kiến thức thuộc về con người, là làm người (“nhân“). Làm người
để biết người. Biết người để biết mình. Biết mình để… quên mình. Kiến
thức đó gồm cả “kinh“ lẫn “sử“, gồm cả thiện lẫn ác, gồm cả thực lẫn hư,
gồm… cho đến tận cái “đạo“ làm người. Đạo làm người của bậc thánh nhân
là một kiến thức trùm lên cả trí khôn nhân loại. Xin đừng trộn chung với
vô số những kiểu “làm“ khác như làm tiền, làm giàu, làm quan, làm điếm…
Bởi tất cả những thứ đó chỉ là những ứng dụng cụ thể của “trí khôn“ mà
thôi. Trước tiên, hẵng cứ “làm người“ cái đã, chính cái phần “làm người“
kia, mới thực là quan trọng?
Ông Mục công người đất Kinh từng dẫn một câu nói của Thánh nhân, đại ý: “kẻ
vô nhân cùng khốn mãi cũng không được, khoái lạc mãi lại càng không
được. Cùng khốn mãi thì nó làm bậy, khoái lạc mãi thì nó làm loạn…“,
rồi bình luận: “Thánh nhân nói thế là có ý răn, rằng để cho kẻ vô nhân
lâm vào cảnh khốn cùng thì là bi kịch của một nhà. Song nếu để cho kẻ vô
nhân được đắc chí mãi thì đó sẽ là bi kịch của cả một nước, thậm chí
của toàn thiên hạ. Tóm lại câu ấy không chỉ đúng cho một nhà, một nước,
mà đúng cho toàn thiên hạ“.
Xem
suốt lịch sử một thế kỉ với bao nhiêu cuộc chiến tranh, khủng bố lớn
nhỏ, kèm theo đó là vô số những tuyên ngôn, khẩu hiệu… rốt cuộc chỉ thấy
toàn bịp bợm, càng về sau càng bịp bợm hơn.
Xem
suốt những gương mặt từng ôm mộng cái thế, lúc ở vào cảnh khó khăn còn
ra chiều tử tế. Đến khi được ngự trên đỉnh vinh quang thì lại muốn bắt
chước những cái đểu giả trong lịch sử mà chính họ đã từng chửi rủa, càng
về sau càng lộ rõ điều ấy.
Thì
ra khoảng cách từ anh hùng đến đạo tặc cũng mỏng manh như nửa đường tơ
kia vậy. Tất cả đều không ra khỏi câu nói ấy của bậc Thánh nhân.
Bậc Thánh nhân còn bảo: “Thời loạn dùng võ, thời bình dùng văn…“. .
Sở dĩ không giải thích thứ “văn“ dùng trong thời bình ấy là “văn“ gì,
bởi “văn“, vốn dĩ chỉ có nghĩa là “văn trị“ mà thôi, tuyệt đối không thể
là “văn loạn“.
Chẳng biết từ bao giờ, “Văn“ được chia ra thành “văn trị“ và “văn loạn“.
Cũng ông Mục công ấy còn than một câu rằng: “Những kẻ vô nhân cứ được đắc chí mãi, thì “Văn“ của thiên hạ dẫu có bị biến thành “văn loạn“, cũng không có gì lạ“.
Thánh nhân phân biệt “văn trị“ với “văn loạn“ như thế nào?
“Văn trị“, là thứ “văn“ cốt nâng cao phần kiến thức làm người. Nôm na gọi là “sáng dân“.
“Văn loạn“ thì ngược lại. “Văn loạn“ cốt làm ngu cái phần kiến thức làm người. Nôm na gọi là “ngu dân“.
“Sáng dân“ là tự do tư tưởng, là không ai nghĩ thay cho ai, là công khai mọi thật giả. Vì thế dân đích thực là ông chủ.
“Ngu
dân“ là cấm tự do tư tưởng, là một người nghĩ thay cho muôn người, là
bưng bít mọi sự thật. Vì thế dân thực chất là giun dế.
“Sáng
dân“ thuộc phạm trù đạo lý, vì thế chỉ có một. “Ngu dân“ thuộc phạm trù
vô đạo lý, vì thế có trăm phương ngàn cách. Song tựu trung chia làm hai
kiểu:
Thứ nhất là kiểu ngu “thô thiển“. Ngu “thô thiển“ là làm “ngu“ tuốt tuột, cái gì cũng phải làm cho “ngu“ hết, càng “ngu“ càng… thái bình thiên hạ.
Thứ hai là kiểu ngu “tinh vi“. Ngu
“tinh vi“ là chỉ làm “ngu“ mỗi cái phần kiến thức làm người. Còn các
phần ứng dụng cụ thể khác của trí khôn (như làm tiền, làm giàu, làm
quan, làm điếm, v.v…) thì cứ việc tha hồ… càng giỏi càng tốt.
Phàm
những kẻ cai trị có tham vọng vạn tuế (muôn năm), muốn độc quyền sự đắc
chí của mình, thì đều phải vận dụng một trong hai kiểu ngu dân ấy.
Kiểu
“thô thiển“ vì quá lộ liễu, cho nên đã từ lâu, hầu như không còn nơi
nào dùng tới. Kiểu “tinh vi“ vì khó nhận ra, cho nên ở một số nơi, nó
đang là… Quốc sách Giáo dục.
Quốc sách này bắt đầu bằng việc phải tạo cho được một nền… “văn loạn“. “Văn“ càng loạn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Một nền văn hiến phải mất hàng nghìn năm mới làm nên một nền “văn trị“. Nhưng
để xóa sạch cái nền “văn trị“ ấy, biến nó thành “văn loạn“, thì chỉ cần
vài chục năm là… quá đủ. Thực tế đã (và đang) chứng minh điều ấy.
Vậy “văn trị“ là gì?
“Văn trị“ là văn của người quân tử, “văn“ của muôn đời. Là văn của mọi nhà cùng đem ra cống hiến cho thiên hạ. “Văn“ ấy phục vụ cho mọi người, vì mọi người mà làm ra “văn“. Mục đích của thứ văn ấy là thấu hết mọi nhân tình thế thái, cho nên nó mở cửa cho mọi tư duy sáng tạo. Làm ra “văn trị“, dạy và học theo “văn trị“. .. chính là để phục vụ văn minh, phục vụ cho cuộc sống ngày càng tử tế hơn của mọi con người.
“Văn trị“ là kính trên, nhường dưới, là phân biệt rõ ràng, người ít chữ tin phục người nhiều chữ, người nhiều chữ nâng đỡ, dìu dắt người ít chữ…
“Văn trị“ là văn của người quân tử, “văn“ của muôn đời. Là văn của mọi nhà cùng đem ra cống hiến cho thiên hạ. “Văn“ ấy phục vụ cho mọi người, vì mọi người mà làm ra “văn“. Mục đích của thứ văn ấy là thấu hết mọi nhân tình thế thái, cho nên nó mở cửa cho mọi tư duy sáng tạo. Làm ra “văn trị“, dạy và học theo “văn trị“. .. chính là để phục vụ văn minh, phục vụ cho cuộc sống ngày càng tử tế hơn của mọi con người.
“Văn trị“ là kính trên, nhường dưới, là phân biệt rõ ràng, người ít chữ tin phục người nhiều chữ, người nhiều chữ nâng đỡ, dìu dắt người ít chữ…
“Văn
trị“ hướng tới sự minh bạch, thật giả rõ ràng. Vì thế nó chỉ có thể tồn
tại trong một nền chính trị đứng đắn. Chính trị đứng đắn vừa là mục
tiêu, vừa là hệ quả của “văn trị“.
Thế “văn trị“, thì… sẽ ra sao?
“Văn trị“ cốt làm cho con người được trở nên sáng suốt, anh minh.
Đời “văn trị“ đề cao Chân, Thiện, Mĩ mà xem nhẹ danh, lợi. Vì thế sinh ra các “văn nhân“…
Chính trị cũng như kẻ sĩ đời “văn trị“ luôn luôn muốn “sửa“ mình cho hợp với thiên hạ.
Kẻ làm thầy đời “văn trị“ luôn luôn vì người mà dạy cách làm người.
Kẻ làm quan đời “văn trị“ vì thiên hạ mà quên cả thân mình. Lúc nào cũng thấu hết cái sướng, cái khổ của kẻ làm dân.
Kẻ
làm dân đời “văn trị“, sẽ thấu hết cái hay, cái dở của kẻ làm quan. Khó
ai có thể bị lừa dối, mê hoặc. Sự thật là sở hữu chung của cả thiên hạ.
Vì thế, dẫu cho kẻ sống ở nơi rừng thẳm thì vẫn cứ hiểu thời thế như
hiểu lòng bàn tay của mình.
Kết quả là trong đời “văn trị“, kẻ làm quan khó lừa được dân, kẻ làm dân không cần ngờ quan (mà cũng chẳng lo thiệt thòi).
“Văn
trị“ nếu được đề cao, được phổ cập… thì thiên hạ không thiếu gì kẻ có
khả năng làm quan (tử tế), còn lại ai cũng sẵn sàng làm dân (đàng
hoàng). Không nhà nào “độc quyền“ làm quan đến muôn năm, cũng chẳng nhà
nào “độc quyền“ làm dân được mãi.
Thế
thì làm quan đời “văn trị“ dễ mà khó. Dễ, bởi dân có “văn“, nói ra điều
gì cũng có nhiều người hiểu. Khó, cũng bởi dân có “văn“, làm việc gì
cũng bị soi thấu hết ruột gan mình.
Còn “văn loạn“ là gì?
“Văn
loạn“ là văn của hạng tiểu nhân, “văn“ của một thời. Là văn của một
nhà, song lại đem ra nhét vào đầu cả thiên hạ. “Văn“ ấy phục vụ cho một
số ít người, vì một số ít người mà làm ra “văn“. Mục đích
của thứ văn ấy là càng thiển cận, càng bịp bợm càng… tốt, cho nên nó
trói buộc mọi tư duy sáng tạo. Làm ra “văn loạn“, dạy và học theo “văn
loạn“. .. chỉ cốt phục vụ cho sự cai trị (hoặc lưu manh) của một số rất
ít người… mà thôi.
“Văn
loạn“ là cá mè một lứa, là không phân biệt nhiều chữ hay ít chữ, là cả
thiên hạ không ai phục ai, từ kẻ sĩ đến thứ dân… lúc nào cũng sẵn sàng
chửi nhau như hàng tôm hàng cá…
“Văn
loạn“ hướng tới sự bịp bợm, tráo trở, thật giả khó phân. Vì thế nó chỉ
có thể tồn tại trong một nền chính trị lưu manh. Chính trị lưu manh vừa
là nguyên nhân, vừa là hệ quả của “văn loạn“.
Vậy “văn loạn“, thì… sẽ ra sao?
“Văn loạn“ cốt làm cho con người phải lầm lẫn, u mê.
Đời “văn loạn“ đề cao việc sùng bái lãnh tụ, sùng bái danh, lợi. Vì thế đẻ ra những “văn nô“…
Chính trị cũng như kẻ sĩ đời “văn loạn“ luôn luôn muốn “sửa“ cả thiên hạ cho… hợp với mình.
Kẻ làm thầy đời “văn loạn“ luôn luôn vì tiền mà dạy cách làm tiền.
Kẻ làm quan đời “văn loạn“ vì mình mà sẵn sàng quên cả thiên hạ. Không bao giờ thèm đếm xỉa gì đến những kẻ làm dân.
Kẻ
làm dân đời “văn loạn“, sẽ chẳng bao giờ biết được bộ mặt thật của kẻ
làm quan. Ai cũng có thể bị lừa dối, mê hoặc. Sự thật là sở hữu riêng
của một nhóm người. Vì thế, dẫu cho kẻ sống ở giữa nơi đô thị, thì vẫn
cứ mờ mịt lòng người, mờ mịt thời thế, u tối đến nỗi không hiểu thiên hạ
đang trôi theo hướng nào.
Kết quả là trong đời “văn loạn“, kẻ làm quan tha hồ lừa dân, kẻ làm dân cứ việc ngờ quan (mà vẫn chẳng được tích sự gì).
“Văn
loạn“ nếu được đề cao, được phổ cập… thì thiên hạ ai làm quan, cứ yên
chí cha truyền con nối mà làm quan. Ai làm dân, đừng bao giờ mơ đến việc
làm quan. Nhà nào làm quan, cứ việc “độc quyền“ cái “mả“ quan. Nhà nào
làm dân, cứ việc “độc quyền“ cái “kiếp“ dân đen mãi mãi, chẳng bao giờ
lo bị ai tranh cạnh…
Thế
thì làm quan đời “văn loạn“ khó mà dễ. Khó bởi dân không có “văn“, nói
ra điều gì cũng ít người hiểu. Dễ cũng bởi dân không có “văn“, dẫu suốt
đời làm những việc thất đức cũng không lo bị ai biết.
Tóm lại khi đã là “văn loạn“, thì bao giờ cũng ngược lại với “văn trị“. Thế
nhưng bởi “văn loạn“ nên mới sinh ra những “sự lạ“ trên kia? Hay chính
những “sự lạ“ ấy mới sinh ra “văn loạn“? Đó là điều mà thiên hạ… không
thể biết được.
2005 http://phamluuvu.wordpress.com/van-c%E1%BB%A7a-cu%E1%BB%99c-d%E1%BB%9Di/
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)