Dương Vũ - Ai đang làm khánh kiệt đất nước? (Phần 9)
Nhân sự nhiệm kỳ tớiTrước khi chia sẻ những thông tin liên quan đến kinh tế và ngân hàng, xin thông tin về việc Mỹ đã hoãn chuyến thăm tới Việt Nam của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel đã được hai bên dự kiến vào tháng 11 này. Lý do mà giới thạo tin ở Mỹ cho biết, Mỹ đã có tin tức đáng tin cậy rằng những gì cam kết hợp tác quốc phòng hai bên đều được chuyển về Bắc Kinh và Mỹ chỉ là một con rối trong các tuyên bố về cái gọi là “Thoát Trung”.
Họ đang ngấm ngầm xem xét lại có nên thực sự thúc đẩy với Việt Nam hay không? Và thông tin họ có được về tình hình nhân sự cho nhiệm kỳ tới mà Trung Quốc đã sắp đặt sau 3 chuyến đi tới Bắc Kinh của Lê Hồng Anh, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang và hai chuyến đi tới Hà Nội của Dương Khiết Trì.
Phương án 1 vẫn là 3X làm Tổng Bí Thư. Nhưng Trung Quốc ý thức được rằng, 3X có nhiều kẻ thù và đang phải đối mặt với nhiều thách thức nên dự phòng cho phương án trên là Út Anh sẽ là Tổng Bí Thư. Chủ Tịch Nước sẽ là Phùng Quang Thanh. Thủ Tướng là Trần Đại Quang. Chủ Tịch Quốc Hội là Đinh Thế Huynh.
Phương án Bình Ruồi làm Thủ Tướng nếu 3X làm Tổng Bí Thư.
3 nhân sự là Út Anh, Phùng Quang Thanh và Đại Quang đã có những cuộc tiếp xúc và cam kết rõ ràng trong những chuyến thăm tới Trung Quốc gần đây.
Bộ trưởng Quốc Phòng là Ngô Xuân Lịch. Bộ Trưởng Công An là Tô Lâm. Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương là Phạm Minh Chính.
Đinh La Thăng sẽ làm Bí Thư Hà Nội. Chủ tịch Hà Nội là Nguyễn Đức Chung.
Chúng tôi sẽ đi sâu phân tích những chi tiết trên trong những phần tới.
Nền Kinh Tế bắt đầu chết như thế nào?
Sau khi lên làm Thống Đốc vài tháng, Bình Ruồi ban hành quyết định 01/2012 NHNH quy định về mức tăng trưởng tín dụng cho phép của một ngân hàng. Bình đặt ra 4 mức dành cho 4 loại ngân hàng.
Bình căn cứ vào nghiên cứu và đánh giá nào để xếp thành 4 hạng?
Và mức tối đa chỉ được tăng trưởng là 17%? Mức kém nhất không cho tăng trưởng?
Thay vì kéo từ từ, Bình cắt bụp một cái, kéo hết về mức dưới 17%
Như thế có nghĩa là có ngân hàng sẽ phải chết ngay nhưng tất cả các ngân hàng đều chết.
Bởi trước đó, các ngân hàng cho vay ra thì phải thu hồi vốn về. Tốc đô đang vài chục phần trăm có ngân hàng tăng trưởng cả trăm phần trăm thì nay phải thu vốn về. Cấm cho vay liên quan đến bất động sản. Ngay lập tức, mọi hoạt động đình đốn và đẩy lãi suất cho vay doanh nghiệp lên đến mức 27%. Doanh nghiệp không tiếp cận nguồn vốn. Toàn bộ nền kinh tế đứng yên và bắt đầu chết từ đây.
Để có được điều đó, Bình lừa Bộ Chính Trị và lừa ngay cả 3X với lý do phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Bộ Chính Trị không một ai hiểu về kinh tế và ngân hàng nên không hiểu được sự nguy hiểm của hành động này. Thay vì hạ chỉ tiêu từ từ thì Bình cho kéo chỉ tiêu về mức để dòng tiền dừng lại và như một cơ thể máu không lưu thông, nền kinh tế chết nhưng 3X luôn rêu rao là do ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Kinh tế thế giới khủng hoảng từ 2008 và họ đã phục hồi rất mạnh trong khi kinh tế Việt Nam xét trên các chỉ tiêu thống kê thì chết dần từ cuối 2006 và bắt đầu của giai đoạn 2012 thì như ung thư giai đoạn cuối cho đến hôm nay.
Bình Ruồi đã thành công trong việc tạo khủng hoảng và sẽ điều hành khủng hoảng như thế nào?
Hành động tiếp theo, mà theo Đặng Thị Hoàng Yến mô tả công khai tại diễn đàn Quốc Hội về Bình thì đó là trò của một tên Mafia.
Cướp ngân hàng.
Bình cho một số cá nhân gửi số lượng tiền lớn vào một ngân hàng nào đó. Sau đó đột ngột rút ra. Trước khi rút ra, Bình đã yêu cầu các ngân hàng khác không cho ngân hàng đó vay liên ngân hàng hoặc cho vay với lãi cực cao, có khi lên đến 50% hoặc hơn. Ngân hàng đó buộc phải cầu cứu Ngân hàng Nhà Nước. Khi đó Bình tuyên bố Ngân hàng đó có vấn đề và cho đội kiểm soát đến ngồi kiểm soát mọi hoạt động của ngân hàng đó.
Cái phản động của Bình không phải chỉ cử người của Ngân Hàng Nhà Nước ngồi ở ngân hàng đó kiểm soát mà cả người của các ngân hàng khác mà Bình lựa chọn. Đội kiểm soát này ngồi vừa lấy thông tin, vừa phá hoại. Ai đến gửi cũng nói là ngân hàng này kém, và khuyên người gửi đừng gửi.
Và cho vay thì cũng không cho vay được vì vướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng bằng không. Đó là cách đơn giản nhất để ngân hàng nào đó rơi vào khủng hoảng sau một đêm.
Sau đó Bình sẽ ép để nhóm của Bình vào thâu tóm. Mua với giá rẻ. Vừa ép vừa cướp. Đó là cách mà Sacombank đã chết. Đặng Văn Thành trắng tay và kẻ nợ nần chồng chất Trầm Bê vẫn có thể mua được Sacombank.
Để giải nghĩa cho những lập luận trên, xin công khai toàn bộ thông tin về Trầm Bê tại thời điểm 2012 lúc mà Trầm Bê, Lê Hùng Dũng mà đứng sau là Bắc Hà BIDV và Bình Ruồi thâu tóm Sacombank như thế nào.
Nợ nần mà Trầm Bê vẫn thâu tóm được Sacombank
Nhóm Bắc Hà bơm cho Trầm Bê 5.000 tỷ đồng để Trầm Bê mua cổ phần và nhảy vào thao túng cùng với sự trợ giúp của nhóm Lê Hùng Dũng và Nguyễn Đức Kiên (Kiên Bạc).
Đặng Văn Thành trong cơn túng quẫn với sự thúc ép về bắt bớ của Nguyễn Văn Hưởng và Phạm Quý Ngọ đã phải ra đi khỏi Sacombank. Thậm chí suýt nữa bị thủ tiêu như đã đề cập ở những phần trước.
Taị thời điểm bị thâu tóm, vốn điều lệ của Sacombank là 12.425 tỷ đồng (hơn 12 ngàn tỷ đồng); tổng tài sản 160 ngàn tỷ đồng; nguồn vốn huy động trên 131 ngàn tỷ đồng; dư nợ tín dụng 110 ngàn tỷ và tỷ lệ nợ xấu chỉ là 1,45%.
Trong khi đó, ngân hàng Phương Nam của Trầm Bê chỉ có vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng, tổng dư nợ là hơn 51 ngàn tỷ đồng nhưng nợ xấu là 23.319 tỷ đồng chiếm 45,46% tổng dư nợ; lỗ lũy kế 15.763 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 11.659 tỷ đồng. Trong đó tổng dư nợ liên quan đến Trầm Bê là 29.625 tỷ đồng. Phần lớn tài sản đảm bảo là các khối bất động sản chưa đủ điều kiện thế chấp hoặc chưa sang tên đổi chủ, sai về thủ tục pháp lý hoặc được đánh giá quá cao. Nếu định giá lại thì giảm đi khoảng 10 ngàn tỷ đồng.
Tại sao không bị Ngân hang nhà nước đứng đầu là Bình Ruồi đưa vào dạng giám sát đặc biệt???? Cái này chắc phải hỏi thêm anh 3X.
Nợ nần như thế mà Trầm Bê vẫn thâu tóm được Sacombank. Nếu không có bàn tay phù thủy của Bình Ruồi và một số đệ tử khác thì liệu có làm được không?
Thậm chí ngân hàng nhà nước còn có ý đồ cho Sacombank và Phương Nam sáp nhập vì lý do cùng một chủ sở hữu và lý luận rằng, nó sẽ là ngân hàng lớn sau nhóm 4 ngân hàng quốc doanh. Nhưng đó là điều tệ hại bởi Sacombank phải gánh các khoản lỗ của Phương Nam. May mà điều này chưa xay ra. Nhưng chưa không có nghĩa là không khi mà giờ đi đâu Bình Ruồi và Đại Quang cũng đi thành cặp. Bình hoặc đi với 3X hoặc đi với Đại Quang. Và qua mối quan hệ của anh ruột Bình là Nguyễn VănThành với Bắc đen, Bình có sự ủng hộ của một số tướng quân đội.
Hiện nay khoản nợ của Trầm Bê ở cả hai hệ thống ngân hang này là trên 45 ngàn tỷ đồng và vẫn được Trầm Bê phù phép để đảo nợ chờ thị trường bất động sản ấm lên và vay ở các ngân hàng khác nhằm xử lý nợ tại Phương Nam như vay của Sacombank 9 ngàn tỷ, Exim 7 ngàn tỷ.
Tài sản thì bị mất giá khoảng 10 ngàn tỷ cùng các khoản lỗ do mua vào cổ phiếu của Sacombank khoảng 8 ngàn tỷ để thao túng Sacombank. Nay giá cổ phiếu giảm quá nửa và khoản này lỗ thêm 5000 ngàn tỷ. Trầm Bê còn vay của Kiên Long 600 tỷ đồng, của Vietbank là 615 tỷ đồng. Giá cổ phiếu hai ngân hàng của Kiên Bạc này cũng giảm.
Trong khi việc trả nợ của Trầm Bê là không thể thì việc cho hai ngân hàng sáp nhập nhằm giúp tạo sự kiện đẩy giá cổ phiếu lên cao giúp thoái vốn và chuyển đổi tài sản thế chấp từ Phương Nam sang Sacombank. Đây là trò khốn nạn của bọn Trầm Bê – Bình Ruồi nhằm tẩu tán và dịch chuyển tài sản.
Còn một việc nữa là Luật cấm sở hữu chéo giữa các ngân hàng trong khi nhóm Trầm Bê sở hữu cổ phần chi phối ở cả hai hệ thống ngân hàng này.
Ở Sacombank, Trầm Bê và nhóm lợi ích của mình chiếm 63,5% cổ phần và chi phối hoạt động của ngân hàng này thông qua hình thức nhờ người đứng tên cổ phiếu. Những cái tên của gia đình Ba Tàu này phải kể đến là Trầm Bê, Trầm Khả Hòa, Trầm Thuyết Kiều, Trầm Trọng Ngân, nhóm Eximbank và CTCP Đầu Tư tài chính Sài Gòn Á Châu. Cho dù về danh nghĩa Trầm Bê chỉ có 1,84 triệu cổ phiếu chiếm 0,15% và dù để Phạm Hữu Phú hay Kiều Hữu Dũng là Chủ tịch, Phạm Huy Khang là Tổng Giám Đốc thì Trầm Bê vẫn điều hành toàn bộ.
Về phía Phương Nam, nhóm gia đình Trầm Bê chiếm 20,81% cổ phần, vượt quy định của Luật các tổ chức tín dụng về tỷ lệ sở hữu. Đây là tỷ lệ công khai. Còn thực tế thì chiếm tới 55% dưới dạng công khai hoặc nhờ người khác đứng tên. Dù chủ tịch Phương Nam là Mạch Thiệu Đức nhưng Trầm Bê cũng điều hành nốt.
Ở phần sau sẽ công khai từng khoản nợ của Trầm Bê và các cá nhân thuộc nhóm gia đình và người thân của Trầm Bê giúp quý vị có thêm thông tin.
Và hiểu được với những khoản vay, khoản nợ như vậy mà chả làm sao trong khi chỉ là 100 tỷ của Hà Văn Thắm nhưng Thắm vẫn bị bắt. Qua đó cũng hiểu thêm về độ tàn bạo của anh 3X và sự gian xảo của Bình Ruồi. Xin nhắc lại thông tin về khoản nợ của Trung Dung mà bắt Thắm là 100 tỷ vì Thắm đã trả được 400 tỷ chứ không phải như lời Nguyễn Văn Nên nói là không khắc phục được.
Nợ xấu của Phương Nam
Nếu nói về nợ xấu để bắt Thắm thì chúng ta có thể tham khảo về nợ xấu của với chỉ 6 nhóm khách hàng của Phương Nam đã là 11.361 tỷ. Đây là nhóm khách hàng chứ không phải của nhóm Trầm Bê. Vay nhưng các dự án không khả thi, kéo dài hoặc không đủ các điều kiện, thậm chí không có tài sản đảm bảo. (Nhóm than hữu của Trầm Bê ở phần sau.)
Nhóm Phạm Công Danh và công ty Thiên Thanh là 1.998 tỷ đồng, chiếm 59% vốn tự có của Phương Nam trong đó nợ xấu được đánh giá là 1.187 tỷ đồng, chiếm 59,41% dự nợ nhóm này. (Về phần Phạm Công Danh mua lại Đại Tín và thành lập Ngân hàng xây dựng sẽ được nói ở phần sau).
Nhóm Đồng Tâm được cấp tín dụng là 4.732,71 tỷ trong đó đã dư nợ 4.440,93 tỷ chiếm 140% vốn tự có, nợ xấu là 272,95% và số dư bảo lãnh là 291,76%. Trong nhóm này có tới 12 khách hàng không có tài sản đảm bảo là 4.050,98 tỷ đồng.
Nhóm Đá Bình Dương là 661 tỷ chiếm 19,53%
Nhóm Trần Thái gồm Trần Thái, An Phú, Thạch Anh, Tân Việt Phát, Phú An và hai công ty khác (đã gán nợ cho Exim) là 1.245,33 tỷ đồng chiếm 36,8% vốn tự có.
Nhóm Phương Lâm, Hoa Phát, Tấn Phát, Đại Phát, H&T với tổng dư nợ là 1.377,7 tỷ đồng chiếm 40,7% vốn tự có trong đó nợ xấu là 1.122,66 tỷ đồng chiếm 81,48% dư nợ nhóm này.
Nhóm khách hàng không liên quan khác là 3.265 tỷ đồng trong đó nợ xấu là 1.647 tỷ đồng.
Nợ của nhóm gia đình Trầm Bê
Dư nợ của nhóm gia đình Trầm Bê hoặc liên quan đến nhóm điều hành, sở hữu, mục đích vay vốn cùng tài sản đảm bảo là 25.207 tỷ trong đó nợ xấu là 14.688 tỷ đồng.
Phương Nam cho 3 công ty Mười Đây, Tùng Vinh và PPIP 924 tỷ trong đó nợ xấu là 690 tỷ
Cho 3 khách hàng góp vốn vào khu đô thị Sài Gòn mới gồm Trương Thị Cẩm Linh, Ngô Thị Bích Duyên và Khách Sạn Ngân Kiều là 1.070 tỷ đồng trong đó nợ xấu là 300 tỷ.
Cho Lưu Thị Lợi, Khách sạn Trúc Lợi, M&C vay 1388,5 tỷ đồng trong đó nợ xấu là 1.385 tỷ đồng.
Cho Lâm Thị Phép vay 400 tỷ đồng, cho Mã Sơn vay 200 tỷ, cho Trí Đức vay 370 tỷ để góp vào công ty Ngọc Phú Tiên và nợ xấu của 3 khách hàng này là 570 tỷ.
Mã Sơn vay của Phương Nam chi nhánh An Giang 3.597 lượng vàng tương đương 150,35 tỷ và nợ xấu là 150 tỷ, Công ty Phát Triển vay 298,66 tỷ cùng góp vào công ty Sơn Sơn là 10.742 lượng vàng tương đương 449,01 tỷ.
Cho công ty Ngân Thuận và 12 khách hàng khác vay cho Ngân Thuận là 4.343 tỷ đồng trong đó nợ xấu là 2.183 tỷ đồng.
Cho công ty Thành Long và 8 cá nhân góp vào Thành Long; 3 khách vay góp vào Phú Trí; Giấy Bảo Hưng và Trí Dũng là 4221 tỷ đồng và nợ xấu là 799,36 tỷ đồng.
Cho Hàm Giang vay và khách hàng góp vốn vào Hàm Giang 3.141 tỷ đồng trong đó nợ xấu là 1.932,28 tỷ đồng.
Cho 10 khách hàng liên quan đến Ngô Trí Dũng và Lâm Phúc Hoành là 2.745,89 tỷ đồng trong đó nợ xấu là 1.178,3 tỷ đồng.
Trong số có liên quan đến Trầm Bê còn có cho các công ty và cá nhân liên quan khác 5.818 tỷ đồng và nợ xấu là 4.804 tỷ đồng.
Qua những thông tin trên đủ để thấy được một ngân hàng chỉ có vốn tự có khoảng 4.000 tỷ mà có thể cho vay dẫn đến nợ xấu khủng khiếp hàng chục ngàn tỷ đồng như thế nào. Và rồi ông chủ nợ nần gốc Ba Tàu Trầm Bê vẫn có thể thao túng và nhảy vào Sacombank cũng như lũng đoạn hệ thống ngân hàng tài chính như thế nào.
Bình Ruồi vô can?
Công An không biết gì?
Vì sao Phương Nam không bị giám sát? Vì sao Trầm Bê chả làm sao?
Câu trả lời sẽ có ở phần sau. Nó sẽ lý giải ở một mức độ phức tạp trong thế trận được chi phối với hai hệ thống. Hệ thống chính trị là nhóm 3X, Hoàng Trung Hải, Lê Thanh Hải, Trầm Bê và Hunsen và hệ thống tiền bạc gồm 3X, Bình Ruồi, Bắc Hà và Trầm Bê cùng một số bộ sậu khác. Hai hệ thống này có sự hỗ trợ của nhóm công an.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét