Nguyễn Văn Tuấn
China đã có một bước nhảy vọt trong việc xuất bản các ấn phẩm khoa học. Năm 2002, các nhà khoa học China công bố 41,417 bài trên các tập san quốc tế trong danh mục ISI; năm 2012, con số này là 193,733, tức tăng gấp 4.7 lần so với mười năm trước. Đó là một tiến bộ có thể nói là ngoạn mục. Nhưng bao nhiêu trong số ấn phẩm này là thật và bao nhiêu là dỏm thì chẳng ai biết. Nhưng với “truyền thống” giả dối và làm hàng giả thì những gì xuất phát từ China rất ư là khó tin. Thật vậy, một bài báo trên Science mới đây cho thấy ở China đang hình thành một chợ trời học thuật, một trò gian lận khoa học ai cũng phải lắc đầu vì tính … sáng tạo của người Tàu.
China đã có một bước nhảy vọt trong việc xuất bản các ấn phẩm khoa học. Năm 2002, các nhà khoa học China công bố 41,417 bài trên các tập san quốc tế trong danh mục ISI; năm 2012, con số này là 193,733, tức tăng gấp 4.7 lần so với mười năm trước. Đó là một tiến bộ có thể nói là ngoạn mục. Nhưng bao nhiêu trong số ấn phẩm này là thật và bao nhiêu là dỏm thì chẳng ai biết. Nhưng với “truyền thống” giả dối và làm hàng giả thì những gì xuất phát từ China rất ư là khó tin. Thật vậy, một bài báo trên Science mới đây cho thấy ở China đang hình thành một chợ trời học thuật, một trò gian lận khoa học ai cũng phải lắc đầu vì tính … sáng tạo của người Tàu.
Áp lực công
bố quốc tế ở China có thể nói là rất lớn. Nghiên cứu sinh ở các đại học trước
khi viết luận án cần phải công bố ít nhất một bài trên các tập san ISI hay SCI
(Science Citation Index). Ngay cả nghiên cứu sinh khoa học xã hội cũng phải
công bố ít nhất một bài trên các tập san SSCI (Social Science Citation Index) mới
được phép đệ trình luận án. Các giảng
viên đại học phải có công bố quốc tế, và phải đứng tên tác giả đầu hay tác giả
chính, mới được xét duyệt đề bạt các chức danh khoa học. Áp lực đặc biệt nặng nề trong ngành y. Trong
ngành y, ngay cả bác sĩ cũng bị ép phải công bố nghiên cứu khoa học, bất kể
khám bao nhiêu bệnh nhân mỗi năm! Nói
tóm lại, ở China ngày nay, công bố quốc tế đã trở thành một thước đo chuẩn, một
chuẩn mực vàng để giới học thuật phải tuân theo.
Vì áp lực
công bố quốc tế quá lớn, nên các dịch vụ viết mướn nở rộ ở China. Từ viết mướn, các công ti này tiến lên một bước
nữa là cung cấp dịch vụ nghiên cứu và công bố quốc tế. Sự phát triển quá nhanh đến mức độ kĩ nghệ viết
mướn trở thành một chợ trời. Trong cái chợ trời học thuật này, nhà khoa học
không làm gì cả mà vẫn có tên trong bài báo khoa học.
Tập san Science vừa có một bài phóng sự điều tra
cái chợ trời học thuật ở China rất đáng đọc.
Phóng viên của Science, trong
vai một “khách hàng” đang cần có bài báo khoa học, tìm đến công ti Wanfang
Huizhi. Công ti này giải thích rằng họ
là môi giới cho một nguồn khác; nguồn đó đã có sẵn bài báo khoa học, và họ sẵn
sàng bán cho khách hàng với cái giá 14,800 USD. Nếu muốn đứng tên tác giả chính thì cái giá là
26,300 USD. (Lương của một assistant
professor ở China là khoảng 5,000-10,000 USD/năm). Dĩ nhiên, sau khi mua bài báo, khách hàng sẽ
đứng tên tác giả đầu của bài báo khoa học.
Nói cách khác, tác giả này không làm nghiên cứu gì cả, mà chỉ bỏ tiền ra
mua bài báo! Có công ti còn quảng cáo một
cách bắt mắt rằng công bố trên các tập san SCI mà không cần nghiên cứu gì cả:
“It’s
unbelievable: you can publish SCI papers without doing experiments”
(Điều khó tin: bạn có thể công bố bài báo
trên SCI mà không cần làm thí nghiệm)
Có công ti
còn quảng cáo rằng họ có “quan hệ” với ban biên tập của các tập san khoa học
nên có thể đảm bảo công bố bài báo một dễ dàng. Dĩ nhiên là phải với một cái
giá. Một công ti khác (có tên là H&G
IES) cho biết họ có thể lo từ A đến Z, tức từ việc thu thập, phân tích dữ liệu
đến công bố, và khách hàng không cần làm gì cả.
Ngay cả bài
báo sau khi đã qua bình duyệt và sắp công bố, họ vẫn có thể kinh doanh. Các công ti sẽ đem bài báo đi “chào hàng” rằng
bài báo sắp được công bố, và họ sẵn sàng thêm tên tác giả với một cái giá nào
đó, và giá cả tuỳ theo vị trí trong bài báo.
Theo blog của GS Nguyễn Văn Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét