Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

VN có bao nhiêu GS, PGS trình độ quốc tế? và bao nhiêu tướng công an...


Bài đáng đọc để biết tình hình giáo dục đại học ở nước ta.
NVT


http://www.vtc.vn/giaoduc/hocduong/172017/index.htm


 
Ngày 12/1, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức lễ công nhận chức danh cho 54 giáo sư mới phong năm 2007. Trong khi các nước rất cẩn trọng trong công tác này thì chúng ta lại có cách làm... chẳng giống ai. GS Hoàng Tụy đã nói về vấn đề phong GS, PGS hiện nay của nước ta.
20% GS, PGS xứng đáng với chức vụ này
Từ 1976, Nhà nước đã có chủ trương tiến hành phong GS, PGS để tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo chức đại học, nhưng mãi đến 1980 mới có đợt phong đầu tiên. Trong đợt này, phần lớn những người xứng đáng đã được phong, nhưng điều không hay là có khá nhiều quan chức mà công tác và trình độ rất xa lạ với chức danh GS cũng được phong dù.

GS Hoàng Tụy sinh ngày 17/12/1927 tại Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam. Ông là một trong những GS Toán học nổi tiếng của nước ta.
Nguyên nhân là do ngay từ đầu cái từ “học hàm” đã làm cho nhiều người xem GS, PGS là một phẩm hàm, một danh vị, chứ không phải một chức vụ cụ thể. Quan niệm sai lầm này tồn tại dai dẳng cho đến ngày nay vẫn chưa dứt.

Năm 1995, để trấn an dư luận sau một đợt phong GS. PGS nhiều tai tiếng, lãnh đạo Bộ GD-ĐT lúc bấy giờ đã dõng dạc tuyên bố GS, PGS đã được phong hoàn toàn ngang trình độ quốc tế.

Sự huênh hoang ấy đã bị vạch trần ngay vì ai cũng thấy rõ đại bộ phận các vị ngồi trong Hội đồng xét phong GS, PGS đều chưa đủ trình độ quốc tế thì làm sao có thể đánh giá nổi GS, PGS ngang trình độ quốc tế.

Đấy là chưa kể nhiều người được phong không phải căn cứ trên trình độ, năng lực mà chỉ vì có chức vụ cao, như thứ, bộ trưởng. Kết quả là chức danh GS , PGS ở VN ngày càng mất giá trị. Có người nói lạm phát cũng không quá đáng.

Đánh giá nghiêm túc theo chuẩn mực quốc tế, có lẽ chỉ 15-20% số GS, PGS của ta có trình độ thật sự tương xứng với chức vụ đó, theo sự thú nhận của chính ông Tổng Thư Ký Hội đồng Chức danh GS Nhà Nước. Còn lại không chỉ thấp mà có đến hơn 1/3 rất thấp.

Hệ quả là rất nhiều tiến sĩ của ta trình độ không hơn gì cử nhân ở các nước, rất đông PGS của ta không so sánh nổi với trợ giảng mới ra của họ.

Liệu nhận định đó có quá đáng không? Tôi nghĩ làm giáo dục, làm khoa học, nhất là trong thời toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, mà không tuân thủ các chuẩn mực quốc tế thì chỉ chuốc thất bại khi hội nhập. Không phải chỉ thất bại về văn hóa, khoa học mà thất bại về kinh tế trước hết.

Chính vì thế mà mấy năm qua việc xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế mới trở thành đề tài sôi nổi và Nhà Nước cũng phải quan tâm. Mà đẳng cấp của một đại học phụ thuộc trước hết ở chất lượng, trình độ khoa học của đội ngũ GS, PGS của đại học đó, chứ không phải, như có người ngụy biện, phụ thuộc chủ yếu chương trình đào tạo.

Đơn giản vì nếu chỉ cần có chương trình đào tạo tiên tiến là đủ thì chỉ cần du nhập các chương trình đó là hàng chục đại học của ta sẽ lập tức lên đẳng cấp quốc tế ngay.

Chính những quan niệm kỳ lạ, ấu trĩ như trên là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến cho đến nay tuy đã hai mươi năm đổi mới mà đại học ta vẫn còn quang cảnh vô cùng nhếch nhác từ việc tuyển chọn GS, PGS cho đến mọi hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Cơ chế tuyển chọn đang loại chính những người giỏi

Năm 2007, Việt Nam có thêm 54 người được phong hàm GS và 445 người được phong PGS. Tính cả số mới được công nhận, đến nay cả nước đã có gần 6.600 GS, PGS.
Có 613 ứng viên trong đợt xét công nhận chức danh GS, PGS đợt này. Trong đó có 80 ứng viên cho chức danh GS, 533 ứng viên cho chức danh PGS. Số ứng viên tập trung đông nhất vẫn là ngành Y và Kinh tế.
Khoảng trên 60% ứng viên cho chức danh GS, PGS đang giảng dạy trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ, gần 30% làm việc tại các viện nghiện cứu, chỉ có 10% đảm nhiệm công việc quản lý và các việc khác.

Điều này thật đáng tiếc, vì trong sự nhếch nhác chung đó vẫn nổi lên những điểm sáng và trong đội ngũ xô bồ giáo chức đại học của ta không thiếu những vị dù theo chuẩn mực nào trên quốc tế cũng rất xứng đáng.

Hơn nữa, trong số này có nhiều người trẻ, đang sung sức, chính họ sẽ làm nên tương lai của nền đại học VN, nhưng thật đáng buồn cho đất nước, họ đang bị “sàng lọc” quái ác bởi cái cơ chế tuyển chọn GS, PGS rất lạc hậu, ấu trĩ, từ hàng chục năm nay không rõ nhằm mục đích gì, nhưng chắc chắn không phải nhằm xây dựng một nền đại học đáp ứng các yêu cầu hội nhập.

Tôi đã nhiều lần phát biểu thẳng thắn về chuyện này. Có lần nhà báo hỏi tôi có nên miễn chức những người đã được phong mà sau một thời gian đã tỏ ra không xứng đáng, hay không? Tôi nghĩ ta khó có thể làm như vậy.

Trước hết với cơ chế hiện nay làm sao biết chính xác ai xứng đáng ai không? Không khéo, như kinh nghiệm trong xã hội ta trong quá khứ, những việc thanh lọc kiểu này rốt cuôc loại ra người ngay thẳng hơn là người không xứng đáng.

Tốt nhất, hãy nên tập trung chấn chỉnh cái tổ chức và cơ chế tuyển chọn GS, PGS cho đúng với các thông lệ quốc tế, để ít ra là những người xứng đáng, nhất là ngưòi trẻ, không bị loại một cách bất công, vô lý như hiện nay.

Có làm được điều đó mới có thể mong chấn hưng giáo dục đại học. Trước mắt, mới mong thực hiện chủ trương đúng đắn của Nhà Nước huy động chất xám người Việt ở nước ngoài về xây dựng quê hương.

Gần đây Bộ GD-ĐT có kế hoạch đào tạo 20 000 tiến sĩ. Trong khi đó, cơ chế tuyển chọn GS, PGS vẫn giữ nguyên xi lạc hậu như cũ (mặc dù lẽ ra, theo quyết định của Thủ Tướng trước đây, đã phải áp dụng cơ chế mới).

Trong đợt phong GS, PGS vừa rồi tôi biết ít ra một trường hợp gây sốc lớn: một nhà toán học trẻ tuổi (36 tuổi) đã được Hội đồng Viện Toán học đánh giá hoàn toàn xứng đáng PGS theo những tiêu chuẩn quốc tế nghiêm túc nhất, nhưng khi đưa lên xét ở Hội đồng TƯ thì bị gạt.

Tôi rất ngạc nhiên khi biêt tin đó, nhất là khi Chủ tịch Hội đồng TƯ không ai khác là chính ông bộ trưởng mà, theo sự hiểu biết của tôi, cũng là người thường không ủng hộ những kiểu tuyển chọn, đào tạo bất chấp chuẩn mực.

Kiều Giang ghi
Ở VIỆT NAM, NẾU GIỎI MÀ KHÔNG CÓ TIỀN THÌ KHÔNG QUA ĐƯỢC MẤY VÒNG BẢO VỆ TIẾN SĨ,GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ ĐÂU.PHẢI HỐI LỘ HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT HẾT CẢ... CHUYỆN NÀY KHÔNG NÓI RA AI CŨNG BIẾT.VÌ VẬY NGƯỜI TÀI NĂNG GIỜ HẦU HẾT LÀM CHO CÔNG TY NƯỚC NGOÀI VÀ CÔNG TY TƯ NHÂN NẾU KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN RA NƯỚC NGOÀI, CÒN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THÌ  HOẶC BẤT TÀI HOẶC CƠ HỘI KIẾM CHÁC, CƠ QUAN CHẲNG CÓ GÌ ĂN CẮP THÌ ĂN CẮP THỜI GIAN...

 VÀ SỐ LƯỢNG TƯỚNG CÔNG AN Ở ĐÂY :
...Công luận suốt tuần qua bàn tán không phải chỉ về vụ đại án Vinalines, còn bàn nhiều hơn đến tình trạng xuống cấp đến cùng cực của ngành công an, nơi đang có những con sâu bự nhất, lẽ ra phải là “bạn dân” thì ở nhiều nơi là “tai họa cho dân “.Công luận hết sức bất bình bàn tán chuyện sỹ quan và nhân viên công an chuyên cầm dùi cui, súng ngắn súng dài, hơi cay, xe hòm kín đi đàn áp bà con dân oan và các chiến sỹ dân chủ, la hét chửi bới dân, “mày tao” với các cụ già, xàm xỡ với phụ nữ, đạp giày vào mặt thanh niên, tra tấn đến chết nhiều công dân trong trụ sở công an và trong trại giam. Các báo Dân Trí, Thanh Niên online nhận xét công an đã trở thành "lũ kiêu binh được nuông chiều đặc biệt", lên cấp rất nhanh, khen thưởng rất hậu - hiện có đến 300 viên tướng, gần 1.000 sỹ quan cấp cao, từ thượng tá trở lên đại tướng – nhiều gấp 100 lần trong thời chiến (đầu năm 1975 chỉ có 4 viên tướng và 36 sĩ quan công an cấp cao từ thượng tá, đại tá trở lên).

Hàng ngàn sỹ quan công an cấp cao làm gì trong thời bình, để cho an ninh sa sút đi một cách thảm hại so với thời chiến, họ nhận lương cao, bổng lộc nhiều, nhà cao cửa rộng, xe cộ sang trọng, thành nhóm lợi ích béo bở nhất , quyền hành không giới hạn, túi tham không đáy, chi ngân sách đặc biệt, bị tiết lộ là không kém ngân sách bộ quốc phòng....

(blog Bùi Tín) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét