Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Cảm thương chú nhím không gai không thể trở về với tự nhiên



Một gia đình ở Duntocher, Dunbartonshire, Scotland đã tình cờ phát hiện ra con nhím không có gai trên người trong khu vườn của mình.

Cảm thương chú nhím không gai không thể trở về với tự nhiên
Chú nhím Baldy không có gai
Cảm thương chú nhím không gai không thể trở về với tự nhiên
Baldy bên một chú nhím bình thường khác
Chú nhím được đặt tên là Baldy. Gia đình trên đã trao chú nhím sáu tuần tuổi này cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hessilhead.
Một nhân viên thuộc trung tâm cho biết, con nhím có sức khỏe bình thường nhưng chắc chắn nó sẽ không bao giờ được trở lại tự nhiên.
Gai được coi là thứ vũ khí bảo vệ duy nhất của loài nhím. Baldy sẽ trở thành miếng mồi ngon cho các loài động vật khác bởi nó không có gai trên có thể.
Do không có gai nên da của Baldy khá khô. Các nhân viên y tế phải bôi dầu trà cho chú nhím tội nghiệp này hàng ngày./.
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/the-gioi-dong-vat/56289_cam-thuong-chu-nhim-khong-gai-khong-the-tro-ve-voi-tu-nhien.aspx

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Quả cầu màu xanh bí ẩn tràn vào đầy bờ biển Australia




Hàng trăm vật lạ hình cầu màu xanh rêu đã trôi dạt vào bãi biển Australia những ngày qua. 
 Người dân ở đây gọi những vật lạ là “trứng sinh vật ngoài hành tinh”, trong khi các nhà khoa học nhận định đây có thể là một loại tảo.
Những ngày qua, hàng trăm vật hình cầu không rõ nguồn gốc, màu xanh, bề mặt mềm như nhung đã trôi dạt vào bãi biển Dee Why khiến người dân địa phương luôn thắc mắc rằng liệu đây có phải là trứng sinh vật lạ hay chỉ đơn thuần là loại tảo cầu Nhật Bản.
Quả cầu màu xanh bí ẩn tràn vào đầy bờ biển Australia
Các quả cầu màu xanh rêu, bề mặt mềm như nhung
Thành viên đội tuần tra cứu hộ bãi biển Dee Why tên Rae-Maree Hutton cho biết cô đã chứng kiến các vật thể lạ này khi đi dạo bãi biển vào sáng sớm.
“Tôi không dám dùng tay chạm vào chúng vì không biết liệu chúng có chích hay không, nhưng tôi đã thử dùng ngón chân chạm nhẹ, thấy chúng khá mềm, giống như miếng bọt biển vậy”, Hutton nói.
Jenny Zhang – một người dân vùng Narraweena – cho biết cô đi dạo trên bãi biển này hằng ngày nhưng chưa bao giờ nhìn thấy thứ gì tương tự.
Quả cầu màu xanh bí ẩn tràn vào đầy bờ biển Australia
Hàng trăm “quả trứng kỳ lạ" dạt bờ biển Australia
“3 ngày trước, bãi biển Australia xuất hiện vài quả nhỏ bằng cái trứng nhưng hôm nay, các vật thể dạt vào bờ biển ngày càng nhiều và chúng to hơn trước. Tôi đã cố lên mạng tìm kiếm thông tin về chúng nhưng không thấy gì. Chúng tương tự những quả cầu rêu ở Nhật Bản nhưng không làm bằng rêu, có thể là rong biển”, cô Zhang nói.
Phó giáo sư Alistair Poore - Khoa Sinh học, Trái đất và Khoa học môi trường Trường ĐH New South Wales - cho biết nhiều khả năng những quả cầu trên là tảo lục còn sống.
Quả cầu màu xanh bí ẩn tràn vào đầy bờ biển Australia
“Chúng khá thú vị. Tôi từng nhìn thấy thứ tương tự, là rong biển đôi khi chết cuộn lại thành hình như quả bóng dưới nước. Tuy nhiên, những quả cầu đó làm từ cây cỏ chết, còn ở đây, có vẻ những sinh vật này đang sống”.
Nhà nghiên cứu Alistair cho rằng có thể là một dạng của aegagropilious - loại cầu rêu được tìm thấy ở Nhật Bản, nơi các loại tảo sống bám vào nhau tạo thành khối hình cầu (không chứa đá).
Chuyên gia Alan Millar đến từ Trung tâm Vườn thực vật hoàng gia Úc nhận định có thể những quả cầu bằng tảo dạt bờ biển do ảnh hưởng của thời tiết cộng với tác động của sóng mạnh./.
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/dai-duong-hoc/56141_qua-cau-mau-xanh-bi-an-tran-vao-day-bo-bien-australia.aspx


Vì sao cần tắt điện thoại, kéo cửa sổ khi máy bay cất/hạ cánh?


Khi đi máy bay, chúng ta thường được tiếp viên nhắc nhở: "Tắt nguồn điện thoại di động và các thiết bị điện tử cầm tay, mở tấm che cửa sổ, dựng thẳng lưng ghế, gập bàn ăn và thắt dây an toàn" mỗi khi máy bay cất/hạ cánh. Tại sao chúng ta được yêu cầu như vậy và nó ảnh hưởng gì đến an toàn bay? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời.

Tại sao phải tắt nguồn điện thoại di động và thiết bị điện tử?

Từ năm 1991, Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) đã ban hành lệnh cấm sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân bao gồm cả điện thoại di động trên máy bay mặc dù vào thời điểm đó Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) trên thực tế lại không cấm sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân. Đây là một vấn đề gây tranh cãi đến nay vẫn chưa có hồi kết.
Lý do hàng đầu được FCC đưa ra là hoạt động của các thiết bị có thể phát ra sóng vô tuyến gây nhiễu hệ thống điện tử nhạy cảm của máy bay. Máy bay được trang bị một loạt các hệ thống điện tử cho phép phi công và bản thân máy bay liên lạc với mặt đất, hỗ trợ định hướng và giám sát các trang thiết bị khác. Các hệ thống này được gọi là hệ thống điện tử hàng không. Rất nhiều thành phần trong hệ thống sử dụng tín hiệu radio để gửi nhận thông tin do đó chúng tiềm năng bị nhiễu bởi các thiết bị phát sóng sử dụng tần số radio tương tự. Bức xạ tần số radio còn có khả năng ảnh hưởng đến dòng điện trong các dây dẫn do đó hệ thống điện tử hàng không có thể bị ảnh hưởng. Mặc dù đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy tác động của các thiết bị điện tử đối với hoạt động của máy bay nhưng lệnh cấm này vẫn tồn tại và nhiều hãng hàng không trên thế giới đã hưởng ứng theo phương châm "an toàn là trên hết".
Vì sao cần tắt điện thoại, kéo cửa sổ khi máy bay cất/hạ cánh?
Thêm vào đó, giai đoạn cất cánh và hạ cánh của máy bay được xem là 2 giai đoạn quan trọng nhất đối với mỗi chuyến bay và đòi hỏi phi hành đoàn phải tập trung cao độ, duy trì liên lạc với trạm kiểm soát không lưu ATC và đảm bảo hoạt động của tất cả các trang thiết bị trên máy bay. Giai đoạn cất cánh và hạ cánh được xác định khi máy bay đang bay dưới 10,000 ft (~ 3048m) và trung bình một chiếc máy bay sẽ mất khoảng từ 15 đến 20 phút để đạt độ cao này. Do đó, giới hạn sử dụng thiết bị điện tử sẽ nằm trong khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc chuyến bay.
Điện thoại di động dĩ nhiên bị cấm sử dụng hoàn toàn trên chuyến bay. Khi được yêu cầu tắt nguồn hay đưa máy về chế độ Airplane Mode có nghĩa thiết bị phải được đảm bảo ngắt hoàn toàn các kết nối vô tuyến. Các thiết bị điện tử khác như máy nghe nhạc, máy chơi game, laptop v.v... phải được tắt trong giai đoạn cất và hạ cánh. Các thiết bị như máy trợ tim, trợ thính, dao cạo râu chạy điện vẫn được sử dụng bởi chúng không gây nhiễu.
Ngoài việc loại trừ nguy cơ gây nhiễu thì việc cấm sử dụng thiết bị điện tử cũng ngăn ngừa khả năng gây tổn thương cho hành khách trong trường hợp máy bay dằn xóc khi đi vào vùng thời tiết xấu, thiết bị có thể bị hất văng gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc cấm sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân trong quá trình cất hạ cánh cũng giúp cho hành khách tập trung theo dõi các chỉ dẫn an toàn bay hơn và phi hành đoàn cũng không bị phân tâm khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Vì sao cần tắt điện thoại, kéo cửa sổ khi máy bay cất/hạ cánh?
Ngoài ra, FCC còn đưa ra một lý do nữa là hoạt động của điện thoại di động hay các thiết bị thu phát sóng có thể gây nhiễu mạng lưới truyền thông dưới đất. Khi bạn thực hiện một cuộc gọi ở độ cao dưới 10,000 ft, tín hiệu sẽ được truyền đi qua hàng loạt các cột phát sóng di động thay vì chỉ 1 và nếu có nhiều người cùng thực hiện cuộc gọi, mạng lưới truyền thông dưới đất sẽ bị tắt nghẽn. Về phía FAA, cơ quan hàng không liên bang Mỹ khuyến nghị hành khách nên chuyển về chế độ Airplane Mode bởi ở độ cao 30,000 ft (~ 9144m), điện thoại không thể nhận được tín hiệu di động và nếu cứ liên tục dò tìm tín hiệu thì điện thoại sẽ nhanh chóng hết pin khi bạn hạ cánh.
Vào tháng 8 năm 2012, FAA đã bắt đầu xem xét việc nới lỏng sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân trên máy bay mặc dù điện thoại vẫn bị cấm. Đến tháng 10 năm 2013, FAA đã công bố rằng các hãng hàng không có thể xem xét cho phép hành khách sử dụng thiết bị điện tử cầm tay một cách an toàn trong tất cả các giai đoạn của chuyến bay. Điện thoại có thể được sử dụng với các chức năng giải trí và phải đưa về chế độ Airplane Mode hoặc tắt kết nối di động, không được dùng tính năng liên lạc theo lệnh cấm của FCC. Kết nối Bluetooth tầm ngắn vẫn được cho phép, bạn có thể dùng các thiết bị ngoại vi như bàn phím Bluetooth. Nếu hãng hàng không có cung cấp dịch vụ Wi-Fi trên chuyến bay, hành khách vẫn có thể sử dụng các dịch vụ này. Trong quá trình cất/hạ cánh, thiết bị điện tử phải được giữ chặt trên tay hoặc đặt vào túi ghế phía trước.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng mỗi hãng hàng không được phép đưa ra các quy định riêng và cũng tùy theo luật pháp của từng quốc gia mà hành vi sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử trên máy bay có bị cấm hay không. Do đó khi đi máy bay của hãng hàng không nào thì bạn phải tuân thủ quy định của hãng cũng như luật pháp tại quốc gia mà chuyến bay cất/hạ cánh. Tại Việt Nam, cả 3 hãng hàng không hiện tại đều cấm sử dụng điện thoại di động trên máy bay và cho phép sử dụng một số thiết bị điện tử sau khi máy bay đã ổn định độ cao.

Tại sao phải mở cửa sổ?

Vì sao cần tắt điện thoại, kéo cửa sổ khi máy bay cất/hạ cánh?
Bên cạnh việc phải tắt điện thoại di động và các thiết bị điện tử khi máy bay cất và hạ cánh thì điều tiếp theo bạn phải làm là mở ô cửa sổ hay cụ thể là tấm che cửa sổ. Đôi khi ánh sáng bên ngoài quá chói khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng chúng ta buộc phải thực hiện điều này theo yêu cầu của tiếp viên. Tại sao?
Chúng ta có một số giải đáp theo gợi ý của nhiều người dùng trên trang stackexchange:
  • Hành khách rất tò mò do đó họ sẽ nhanh chóng phát hiện ra điều bất thường bên ngoài, chẳng hạn như một dấu hiệu hỏng hóc trên cánh, động cơ hay vật thể lạ và thông báo ngay cho tổ bay. Và để làm điều này, các cửa sổ trên máy bay được yêu cầu phải mở.
  • Trong trường hợp khẩn cấp, thời gian thoát khỏi máy bay sẽ được tính bằng giây. Nếu tấm che cửa sổ được mở, phi hành đoàn có thể quan sát điều kiện bên ngoài và điều này giúp họ lên kế hoạch sơ tán, chẳng hạn như phải sử dụng cửa thoát hiểm nào.
  • Trong các chuyến bay ban ngày, việc mở cửa sổ và mở tối đa ánh sáng trong cabin sẽ giúp mắt người làm quen với ánh sáng tốt hơn. Điều này có nghĩa nếu có điều gì bất thường và hành khách cần phải được sơ tán nhanh chóng thì độ tương phản ánh sáng sẽ không bị thay đổi đột ngột và hành khách không bị ảnh hưởng đến thị lực.
  • Vào ban đêm, tấm che cửa sổ được mở, ánh sáng trong cabin được giảm xuống giúp các nhân viên cứu hộ dưới mặt đất có thể quan sát những gì xảy ra bên trong cabin dễ dàng từ bên ngoài.
  • Hành khách được yêu cầu mở tấm che cửa sổ trước khi cất/hạ cánh bởi đây là những giai đoạn quan trọng trong mỗi chuyến bay và hầu hết các tai nạn hàng không đều xảy ra trong giai đoạn này.

Tại sao phải dựng thẳng lưng ghế, gập bàn ăn và thắt dây an toàn?

Vì sao cần tắt điện thoại, kéo cửa sổ khi máy bay cất/hạ cánh?
Có 2 lý do chính rất đơn giản khi bạn được yêu cầu dựng thẳng lưng ghế. Thứ nhất, khi bạn dựng thẳng ghế, vị trí ghế được khóa lại và ngược lại, khi bạn ngã lưng ghế ra phía sau, vị trí ghế không được khóa. Đây là cơ chế hoạt động của mọi ghế trên máy bay và bạn cũng đã quá quen thuộc với việc phải bấm nút trên chỗ để tay để nhả khóa và ngã lưng ghế ra sau. Trong trường hợp khẩn cấp, một chiếc ghế không được khóa cố định sẽ chịu nhiều lực tác động hơn và lưng ghế bật về phía trước sẽ gây nguy hiểm cho chính người ngồi trên ghế cũng như người ngồi phía sau.
Thứ 2, người ngồi đằng sau chiếc ghế không được dựng thẳng lưng sẽ không thể có được tư thế trụ vững nhất trong trường hợp va chạm. Có rất nhiều cách để chống trụ cơ thể khi máy bay gặp va chạm và vào cuối những năm 1980, FAA cũng đã nghiên cứu nhiều phương pháp để hành khách chuẩn bị tư thế đón nhận va chạm. Trước khi một chiếc máy bay dân dụng được chứng nhận, nhà sản xuất phải chứng minh rằng nó có thể cho phép hành khách sơ tán nhanh chóng. Vì lý do này, phần 121.311(d) luật hàng không liên bang Mỹ yêu cầu lưng ghế trên máy bay phải có cơ chế khóa an toàn.
Về chiếc bàn ăn, có 2 lý do đơn giản buộc bạn phải gập gọn nó lại khi máy bay cất/hạ cánh. Thứ nhất, bàn ăn được gập gọn sẽ tạo khoảng trống, giúp bạn cũng như người ngồi cạnh sơ tán nhanh hơn trong trường hợp khẩn cấp. Thứ 2, khi va chạm xảy ra, nếu bạn không thắt chặt dây an toàn, cơ thể bạn có thể trượt về phía trước, đập vào bàn ăn và các cơ quan nội tạng có thể bị tổn thương.
Vì sao cần tắt điện thoại, kéo cửa sổ khi máy bay cất/hạ cánh?
Về phần dây an toàn thì chức năng của nó chúng ta đều đã biết. Dây an toàn giúp giữ cố định cơ thể với ghế và giảm thiểu chấn thương khi máy bay bị dằn xóc hay va chạm. Hành khách có thể được tháo dây an toàn khi máy bay đã đạt độ cao ổn định nhưng bắt buộc phải cài dây trong quá trình cất/hạ cánh và mỗi khi đèn hiệu cài dây an toàn được bật sáng.
Một số hành khách thường xem thường yêu cầu này và bản thân mình từng chứng kiến một trường hợp suýt tai nạn do không cài dây an toàn. Trong một lần đi máy bay về Đà Nẵng, mặc dù máy bay đã đạt độ cao ổn định nhưng đèn hiệu cài dây vẫn bật sáng. Có một hành khách nữ cần sử dụng WC nhưng tiếp viên không cho phép rời ghế và yêu cầu vẫn cài dây do đèn hiệu này chưa được tắt đi. Tiếp viên nhiệt tình giải thích rằng mặc dù đã đạt độ cao nhưng cơ trưởng vẫn chưa tắt đèn báo hiệu cài dây an toàn do khả năng máy bay sẽ đi vào vùng thời tiết xấu. Chị đó đã phớt lờ lời cảnh báo, không cài dây an toàn và kết quả là máy bay xóc mạnh khi bay vào vùng nhiễu động khí khiến chị này suýt chút nữa là ngã ra khỏi ghế. Các bạn hẳn cũng từng gặp phải tình huống tương tự khi đi máy bay và lời khuyên chân thành là các bạn nên cài dây mỗi khi đèn báo bật sáng đề phòng tai nạn đáng tiếc./.

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Kền kền và quạ đen




(Trích Luận ngữ Tân thư)
 
Từng nghe lý dùng cho một đời thì dài hơn lý dùng cho ba đời. Lý dùng cho ba đời thì dài hơn lý dùng cho mười đời. Lý dùng cho mười đời thì dài hơn lý dùng cho trăm đời… Lý của người quân tử đi từ ngoài vào, lý của kẻ tiểu nhân đi từ trong ra. Bậc Thánh nhân xét việc ngoài đời mà san định kinh sách, phép tắcHạng lưu manh xem bụng dạ của mình để đẻ ra (cái gọi là) tư tưởng, pháp luậtNgười bị ăn cướp không có quyền chọn kẻ cướp. Xác chết không có quyền chọn loài ăn xác chết. Mấy nghìn năm, vẫn cái “lý“ đó chăng? Một câu nói của Thánh nhân có khi làm cho khoảng trời đất tối sầm. Chính là lúc kẻ u mê chợt ngộ ra thế nào là ánh sáng, cũng là lúc ngộ ra sự thật. Đến bao giờ thì lời nói hết linh?…
Vẫn “Lời tựa“ trong Luận ngữ Tân thư. Sau đây lại xin trích tiếp một phần của bộ sách đó:
Chuyện xảy ra trên đường Khổng Tử cùng các học trò trở về nước Lỗ. Giữa đường gặp bầy kền kền đang rỉa thịt một xác chết. Xung quanh có một lũ quạ đen chạy lăng xăng, vừa kêu, vừa hát nhặng xị. Chúng chỉ đợi bầy kền kền làm văng ra mẩu thịt nào là lập tức đổ xô lại tranh nhau. Khổng Tử thấy vậy than: “Cư xử với xác chết như thế kia là không đúng lễ. Hò hát để tranh nhau những mẩu thịt thừa như thế kia là không có văn chương“.  Than xong, Ngài bèn sai Tử Lộ tới đuổi bầy kền kền đi. Tử Lộ hăng hái chạy tới, vừa chạy vừa vung chân múa tay. Song chưa kịp đến gần thì đã bị lũ quạ đen quây kín, chúng thi nhau kêu ỏm tỏi làm Tử Lộ tối tăm mặt mũi, không còn biết xoay trở thế nào, đành thất thểu quay lại. Khổng Tử hỏi:
“Lũ quạ đen ấy nói với ngươi cái gì thế?“.  
Tử Lộ tím mặt trả lời:
Lũ ấy chẳng qua chỉ uốn mỏ nhại lại cái ý của đám kền kền mà thôi. Đại khái chúng bảo trước đó đã có một đàn sói cũng xâu xé đúng cái xác ấy. Bầy kền kền kia đã có công đuổi lũ sói đi. Vì thế chúng tự cho mình cái quyền được tha hồ rỉa thịt mà không ai có thể tranh giành hay phản đối được“. 
Khổng Tử nghe nói thì giật mình, bèn hướng về phía lũ quạ và kền kền mà than thở:
“Ôi! Thế thì ta phải bỏ đi bài thơ này trong Kinh Thi [1] thôi:
Kền kền vui ngày đại táng
Quạ đen tụng câu huy hoàng
Thịt xương chưa kịp về đất
Lại bắt đầu cuộc tan hoang“.
Rồi Ngài bảo với Tử Lộ:
“Đó chẳng qua là cái lý của bọn lưu manh trong thiên hạ. Dù sao ta cũng không thể tin lời lũ quạ thối tha chuyên dối trá, nịnh bợ ấy được. Đành phải dùng tới phép quỷ nhập tràng, dựng xác chết kia dậy để làm chứng một phen xem sao“. 
Nói rồi Ngài thò tay vào trong bọc, lôi ra một con mèo đen nhánh, có cặp mắt long lanh như hai viên ngọc bích. Con mèo kêu “meo!“ một tiếng, đoạn phóng vút xuống. Nó lao như một mũi tên, xẹt qua đúng vị trí mỏ ác của cái xác. Quả nhiên, xác chết đang nằm ngửa bỗng ngồi nhỏm dậy, đưa cặp mắt trắng dã, vô hồn nhìn xung quanh. Điều kì lạ là khi cặp mắt ấy vừa hướng về phía thầy trò Khổng Tử, xác chết bỗng rùng mình một cái rồi lại đổ vật xuống. Lập tức, lũ kền kền và quạ đen lại bu kín như cũ. Khổng Tử thấy thế cũng phát kinh, bèn túm tay Tử Lộ rồi quay lại bảo với các học trò:
“Đi thôi! Đi thôi. Các ngươi tuy hăng hái, song vẫn còn quá nông nổi. Ta vừa sực nhớ lần trước, Lão Lai Tử đã từng nói với ta, trong đó có một câu như sau: Chính trị thời nay ư? Chẳng qua hết chó sói, lại đến lượt kền kền thay thế, giành qua giành lại lẫn nhau mà thôi. Còn đám kẻ sĩ vô liêm sỉ thì lúc nào cũng nhung nhúc như bầy quạ đen. Bây giờ ta mới hiểu hết ý nghĩa của câu nói đó. Phép của ta không ngờ lại làm cho kẻ kia phải chết thêm lần nữa. Thật là đắc tội, đắc tội. Thôi đành tìm đường khác mà đi còn hơn“. 
Bèn vội vàng dẫn các học trò rẽ sang hướng khác. Đi được một đoạn, bỗng có một đứa trẻ ở đâu chạy đến. Nó níu lấy áo Khổng Tử mà bảo:
“Người đang bị rỉa thịt kia chính là cha tôi. Ông nội tôi ngày trước đúng là cũng bị một lũ chó sói xâu xé như thế. Nay Ngài đã không đủ lý để đuổi được lũ kền kền đi, Ngài muốn rẽ hướng nào thì tùy. Nhưng chẳng hay Ngài có thể để lại câu nói ấy của Lão Lai Tử ở lại đây được chăng?“.  
Khổng Tử nghe đứa trẻ nói thì ngẩn ra hồi lâu. Đến lúc định thần nhìn xuống thì đứa trẻ đã bỏ đi mất làm Ngài sững sờ cả người. Ngẫm nghĩ một lát, Ngài nói:
“Ta tiếc là lại phải bỏ thêm bài này nữa trong Kinh Thi:
Lời giả từ một miệng
Dễ lọt vào trăm tai
Lời thật từ nghìn mắt
Khó thấu chăng? lòng ai!“.
Vừa lúc ấy, từ đằng xa bỗng có một đàn sói đang rầm rập phóng lại chỗ Khổng Tử và các học trò vừa đi khỏi. Bám theo chúng cũng là một bầy quạ đen bay rợp trời. Ngài ngây người ra rồi thở dài, trỏ tay bảo các học trò:
“Các ngươi có nhìn thấy cái gì kia không? Đạo phải chăng đã đến lúc khốn cùng? Chao ôi! Đứa trẻ đã không còn níu áo ta nữa thì câu nói của Lão Lai Tử hiển nhiên đã ở lại rồi. Có lẽ hàng trăm đời sau, câu nói ấy vẫn còn vang lên tại nơi đây. Không biết đến bao giờ thì những xác chết mới có quyền được chọn kẻ tử tế để khâm liệm cho mình?“.  
Tử Lộ nghe vậy bèn hỏi:
“Lời của Thầy có chỗ con vẫn chưa hiểu. Đến lúc những người chết có quyền được chọn kẻ tử tế để khâm liệm cho mình thì sẽ như thế nào?“.  
Khổng Tử chưa kịp trả lời thì Nhan Hồi đi bên cạnh đã trả lời thay:
“Đến lúc ấy thì câu nói đó của bậc Thánh nhân mới không đúng nữa chứ sao!“.
 

Phạm Lưu Vũ

[1]
Kinh Thi là những câu ca dao tối cổ gồm hơn ba nghìn bài. Khổng Tử san định lại chỉ còn hơn ba trăm bài truyền đến ngày nay.
http://phamluuvu.wordpress.com/k%E1%BB%81n-k%E1%BB%81n-va-qu%E1%BA%A1-den/

Có một cái khó giữ được, đó là lương tâm


Không biết từ bao giờ, con người cứ không ngớt tranh luận, rằng Chúa hay Quỉ sứ, bên nào cần hơn. Phe cho rằng Chúa cần thì luôn luôn trưng ra bằng chứng về sự thông thái tuyệt vời, hơn hẳn Quỷ sứ của Chúa. Câu chuyện như sau:
Một hôm, Chúa bảo với Quỷ sứ.
- Nào! chúng ta hãy tiếp tục cuộc tranh luận đi.
Quỷ sứ bèn dẫn Chúa đến một xứ sở nọ, lẳng lặng dán vào mỗi trái tim của mỗi con người ở đó một miếng lương tâm bé bằng đầu ngón tay xinh xắn, chói lọi. Lập tức:
Những gương mặt hung dữ vụt trở nên hiền lành
Lác đác vài gương mặt hiền lành vụt trở thành thánh thiện
Những bàn tay đang thò vào túi người khác vội vàng dụt lại
Những khẩu súng giương lên chuẩn bị bóp cò bỗng nhiên hạ xuống
Những gã đầy tớ to béo bỗng trở nên thon thả và vô cùng tử tế
Những ông chủ gầy còm bỗng béo tốt và hết sức hân hoan
Cuộc đời đang là thiên đường đối với lũ bịp bợm, thoắt cái trở thành địa ngục
Đang là địa ngục đối với dân lành, lập tức biến thành chốn thiên thai…
Quỷ sứ đắc thắng trước cái kết quả ấy, bèn quay lại hỏi Chúa:
- Thế nào?
Chúa tỉnh bơ:
- Chẳng thế nào cả. Hãy xem lại đi?
Quỷ sứ quay phắt lại và há hốc mồm kinh ngạc. Tất cả đã lập tức trở lại như cũ. Chỉ thấy:
Những gương mặt hung dữ
Lác đác vài gương mặt hiền lành
Những bàn tay đang thò vào túi người khác
Những khẩu súng giương lên chuẩn bị bóp cò
Những gã đầy tớ to béo và rất lưu manh
Những ông chủ gầy còm và vô cùng thất vọng
Cuộc đời là thiên đường đối với lũ bịp bợm
Và là địa ngục đối với dân lành…
Quỷ sứ tức tối không hiểu con người đã dấu cái miếng lương tâm bé bỏng ấy của mình đi đâu, bèn sục vào tất cả các trái tim để tìm kiếm. Rốt cuộc trở lại với hai bàn tay trắng. Những miếng lương tâm kia đã hoàn toàn biến mất, không còn lại tí dấu vết nào. Điều này chỉ có Chúa mới biết được tại sao. Chúa bèn quay lại bảo các giáo sĩ đi theo:
- Chép ngay, chép ngay. ở xứ sở này có một cái không thể giữ được, đó là lương tâm.
Trong khi đó, phe cho rằng Quỷ sứ cần hơn cũng có câu chuyện làm chứng sau đây:
Một người đàn bà goá ở cạnh nhà một giáo sĩ. Người đàn bà này có thói quen hễ gặp việc gì khốn khó là lại đến gõ cửa giáo sĩ, cầu xin được gặp Chúa. Lần đầu, giáo sĩ bảo:
- Chúa nghe thấy lời cầu xin của bà rồi. Nhưng Chúa còn phải đi tìm Quỷ sứ về đã.
Người đàn bà hỏi:
- Chúa tìm Quỷ sứ ở đâu?
Giáo sĩ trả lời:
- Hôm qua, lũ đầy tớ ăn cướp được của đám ông chủ mấy món hời lắm. Hôm nay chúng mời Quỷ sứ tới để vừa chia chác, vừa ăn khao.
Người đàn bà thất vọng ra về. Lần sau đến, giáo sĩ lại bảo:
- Chúa vẫn nghe thấy lời cầu xin của bà đấy. Nhưng cứ phải tìm Quỷ sứ về đã.
Người đàn bà hỏi:
- Quỷ sứ lại đi đâu mà Chúa phải tìm?
Giáo sĩ trả lời:
- Quỷ sứ được mời đi dự đám tiệc mừng thắng lợi của phe dân chủ. Chắc phải vài hôm nữa mời về…
Người đàn bà lại chưng hửng. Mấy năm sau, bà ta mới có việc phải tìm đến. Lại nghe giáo sĩ bảo:
- Chúa vẫn nghe thấy lời cầu xin của bà như mọi lần. Nhưng vẫn cứ phải tìm Quỷ sứ về mới được.
Người đàn bà lại hỏi:
- Lần này Quỷ sứ lại đi đâu?
Giáo sĩ trả lời:
- Quỷ sứ được mời đi dự đám tiệc mừng thắng lợi của phe độc tài, chắc cũng phải vài hôm nữa mới về…
Cứ như thế, lần này qua lần khác, năm nọ qua năm kia… Lần nào Chúa cũng nghe thấy… Nhưng lần nào cũng phải đi tìm Quỷ sứ… Rốt cuộc, người đàn bà góa ấy chẳng bao giờ gặp được Chúa cả. Bà ta bèn nói với vị giáo sĩ:
- Tôi cần gặp Chúa để cầu ban phước lành. Chứ có cần gặp Quỷ sứ đâu? Tại sao cứ phải tìm Quỷ sứ về để làm gì?
Vị giáo sĩ trả lời:
- Ồ! Đơn giản thế mà bà cũng không biết ư? Không có Quỷ sứ ở bên cạnh, thì người trần mắt thịt như bà làm sao mà nhận được ra Chúa.
Người đàn bà goá chợt tỉnh ngộ. Từ đấy bà không đến gõ cửa nhà giáo sĩ nữa. Mỗi lần muốn gặp Chúa, bà ta cứ việc tìm đến những nơi có Quỷ sứ là lập tức gặp được ngay.
Té ra Quỷ sứ chính là chiếc gương, mà từ đó, con người mới “soi” ra… Chúa của mình.
Phạm Lưu Vũ
http://phamluuvu.wordpress.com/co-m%E1%BB%99t-cai-kho-gi%E1%BB%AF-d%C6%B0%E1%BB%A3c-do-la-l%C6%B0%C6%A1ng-tam/

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

THẰNG BÉ TỴ NẠN BẤT ĐẮC DĨ


(ThaiNC)
***
Tùng khẽ nhếch vai để cái túi đi học đeo sau lưng trở lại tư thế gọn gàng. Nó ngoái cổ ra sau kiểm tra lần cuối cẩn thận, và đẩy cửa, giữ vẻ thản nhiên bước vô nhà.
Nó kinh ngạc khi thấy "Dad" John của nó đăm chiêu đi qua đi lại trong phòng khách. "Ủa, sao hôm nay ổng về sớm vậy cà?" Tùng nghĩ thầm. Thấy Tùng đi vào, ông mừng rỡ chạy lại ôm nó.
-Ồ, con đã về! Con đi đâu làm ta lo quá!
-Con đi học về, Dad!
Đang vui mừng, ông John bỗng xịu xuống, Ông buông Tùng ra, đứng lên nghiêm khắc:
-Con nói dối. Hôm nay nhà trường điện thoại cho "Mom" nói con không đi học khiến ta phải bỏ làm về kiếm con cả ngày nay.
Thằng Tùng sợ đến rụng rời tay chân. Trời ơi, vậy là lộ tẩy rồi! Nó mới nghỉ học có một ngày, đã gọi về nhà? Cái trường chi quái ác. nó vẫn cố chống chế:
-Con đi học thiệt mà Dad.
-Đừng dối ta, đó là một thói xấu. Hãy cho ta biết chuyện gì xảy ra, và con đã làm gì vì ta đã gọi cảnh sát, tí nữa ta và mom phải báo cáo với họ.
Nghe hai chữ "cảnh sát", Tùng càng hoảng. Câu chuyện không nhỏ như nó nghĩ. Hồi còn ở quê nhà, thỉnh thoảng nó cũng trốn học mấy lần đi tắm sông với tụi bạn, có ai hay đâu. Qua đây mới lần đầu tiên đã bị bắt tại trận. Tùng cảm thấy vừa lo vừa ngượng ngùng vì lỡ nói dối bố mẹ nuôi nó. Nó đỏ mặt ngượng nghịu cúi đầu, không dám nhìn ông John.
Giữa lúc Tùng chưa biết trả lời như thế nào thì cánh cửa bật mở. Bà Linda, "mom" của nó hớt hải đi vào, nói không ra hơi:
-Kiếm khắp nơi mà vẫn không...
Bà ta ngưng lại khi thấy Tùng đứng đó. Bà trợn xòe mắt như không tin ở chính mình, kêu lên, "Lạy chúa tôi!", quên hết cơn mệt chạy lại ôm choàng Tùng.
-Con đi đâu cả ngày?
Vừa nói, bà Linda vừa nhìn thằng bé từ đầu đến chân xem nó có bị xây xát trầy trụa chỗ nào không. Thái độ đầy quan tâm của "mom" làm Tùng thêm bối rối, cúi gầm mặt. Sau khi xem xét và thấy Tùng vẫn lành lặn, bà Linda yên tâm nắm tay nó kéo vào bếp.
-Tội nghiệp con tôi, chắc nó đói rồi, vào đây mẹ lấy pizza cho ăn.
Nhưng ông John đã cản lại:
-Khoan đã, tí nữa rồi ăn. Tùng phải nói chuyện gì khiến con nghỉ học không xin phép hôm nay. Lát nữa cảnh sát sẽ lại đây đó.
-Ông sao gấp quá, để cho con ăn xong rồi hỏi cũng được mà.
-Bà thương nó quá không được. Nên nhớ nó mới qua và chưa rành luật lệ. Tôi phải biết nó đã làm gì để trả lời với họ chứ.
Nghe ông John nói, bà Linda không biết làm sao hơn, cúi xuống dỗ Tùng:
-Cũng được. Tùng nói cho mom biết tại sao con không tới trường hôm nay đi. Nếu con chỉ đi chơi mà không làm gì bậy, mom sẽ tha. Lần sau đừng như vậy nữa.
-Con, con...
Thằng Tùng ấp úng, nó biết nói sao bây giờ? Đã đành nó trốn học và nói dối là hai lỗi lớn. Nhưng nào phải nó đi chơi hay làm gì bậy đâu.
-Con đi... shopping.
-Shopping ư? Con mua gì ở đó? Hai ông bà ngạc nhiên.
Tùng tháo cái túi đi học trên lưng xuống. Lúc này, ông bà John và Linda mới chú ý đến cái túi gồ ghề hơn mọi ngày trên lưng thằng bé. Nó cẩn thận lấy ra một gói giấy: cái xe lửa chạy bằng pin.
Ông John thảng thốt:
-Con lớn rồi sao còn chơi cái đồ này?
-Tiền đâu con mua nó? Bà Linda tiếp.
-Con đi bỏ báo mua cái này cho em con ở Việt Nam.
Thằng Tùng bỗng bật khóc. Nó như được cởi mở tấm lòng.
Hai ông bà John và Linda nhìn nhau. Họ linh cảm đứa con nuôi trước mặt đang mang một tâm sự chồng chất mà nó giấu kín.
Nguyên nhân sự nghỉ học của nó hôm nay có lẽ bắt nguồn từ đó...
Tâm sự của thằng Tùng: Nó là một thuyền nhân bất đắc dĩ.
Nói ra thì có vẻ hi hữu, nhưng trên đời có nhiều chuyện xảy ra một cách kỳ cục không ai có thể liệu định được. Và một trong những cái “ kỳ cục” đó đã xảy ra với Tùng hơn một năm trước đây, khi nó vẫn còn mang giỏ mía ghim lang thang trên bến đò Kiên Lương mỗi buổi chiều kiếm thêm chút tiền giúp đỡ gia đình.
Đúng ra nhà thằng Tùng cũng không nghèo lắm. Trước ngày giải phóng, ba nó là Trung Úy Pháo binh đóng ở Cà Mau, má nó làm cô giáo tiẻu học. Nhưng tai họa đã giáng xuống gia đình Tùng sau ngày 30/4 năm đó. Ba nó phải đi học tập cải tạo. Tưởng chỉ có 10 ngày là xong, ai ngờ đến 5 năm sau, khi Tùng rời quê nhà vẫn chưa gặp lại ba. Má nó bị cho nghỉ dạy vì là "vợ sĩ quan Ngụy". Gia đình Tùng khốn đốn từ đó. Đã mất việc, lại thêm phải nuôi ba nó trong tù, má Tùng phải tất tả làm đủ mọi việc để nuôi bốn miệng ăn. Ban ngày bà ra chợ trời, buôn đi bán lại, tối về bà phải nhận may vá thêm cho anh em Tùng đủ điều kiện cắp sách đến trường.
Cuộc sống mỗi ngày mỗi khó khăn. Tính, em nó, còn nhỏ chưa biết gì nhiều, nhưng Tùng đã lớn, dù nó chỉ học lớp Sáu. Sự nghèo khổ và nhọc nhằn đã khiến Tùng khôn trước tuổi để thấy những sợi tóc bạc ngày càng rậm trên nét mặt khắc khổ của má. Những lần bà phải đôn đáo vay mượn trong mỗi dịp gửi đồ tiếp tế cho ba nó trong tù...đã đẩy Tùng ra ngoài xã hội.
Mỗi chiều sau khi đi học về, Tùng đi bán mía ở bến đò Kiên Lương. Nó vô vườn mua rẻ mấy cụm mía về lóc vỏ, và chặt thành từng khúc nhỏ khoảng bằng đốt ngón tay. Xong rồi nó đi kiếm tre, gọt thành những cây nhỏ, mỗi đầu cây tẻ thành sáu nhánh nhỏ khác, vót nhọn, và gắn mía vào, vậy là thành một ghim. Mía ghim.
Nó không bán ở chợ vì ở đó đã có nhiều thằng nhỏ khác bán. Ra nghề sau nên Tùng phải chịu khó lặn lội ra tận bến đò. Tại đây cũng tấp nập không kém chi ở chợ, nhất là vào buổi chiều. Ghe thuyền là một trong những phương tiện giao thông chính của xứ Rạch Giá đầy mương rạch này. Khách hàng của Tùng phần đông là mấy bác xích lô, hay xe ba gác, hoặc những người từ thôn xóm chung quanh khi tan chợ trở về. Ngồi trên ghe gió chiều hiu hiu, có ghim mía nhai đỡ buồn miệng, khỏi phải lóc vỏ, bỏ cùi, mà giá lại rẻ mạt: có 50 xu. Nhai xong nhổ bã xuống rạch là xong, thật tiện.
Công việc làm ăn của Tùng tiến hành suôn sẻ. Mỗi ngày nó kiếm được ít tiền đưa cho má để dành mua quà nuôi ba nó. Cuộc đời bán mía ghim của Tùng không biết sẽ kéo dài bao lâu, nếu một ngày nọ...
Hôm đó Tùng ế hàng. Bán từ chiều đến gần tối mịt rồi mà rổ mía vẫn còn vơi nửa. Điệu này hôm nay nó huề vốn là may. Đáng lẽ Tùng về nhà, nhưng nó vẫn ráng kiên nhẫn ở lại. Biết đâu còn nhiều người về bến đò trễ cũng nên. Đang thơ thẩn tìm khách, nó nghe gọi:
-Mía.
Tùng mừng húm thấy một thanh niên từ chiếc ghe lớn nãy giờ đậu im lìm dưới chân cầu đi ra.
-Mía bao nhiêu một xâu?
-Dạ 50 xu.
-Mày còn mấy xâu?
-Để coi. 1,2,3... 32 xâu.
-Tao mua hết, vị chi là 16 đồng phải không?
Đang mừng nghe nói được mua hết, Tùng khựng lại khi thấy anh thanh niên đưa tờ 100 còn mới toanh. Tiền đâu mà thối? Nãy giờ nó mới bán được có hai mươi mấy đồng, thêm mười đồng tiền lẻ má nó đưa để thối lại, cộng chung cũng chưa đến bốn chục. Tùng lúng túng:
-Anh có tiền lẻ cho em xin, em không có đủ tiền thối.
Hơi ngần ngừ một chút, anh thanh niên nói:
-Thôi cho mày luôn đó nhỏ.
Tùng tưởng mình nghe lầm, nó trợn mắt nhìn anh thanh niên, ông khách rộng lượng nhất trong cuộc đời bán mía mà nó đã gặp. Bỗng nhiên nó nhận thấy cái anh này sao lạ quá, nhứt định không phải là dân ở đây. Nhất là ảnh ốm và trắng, không giống dân bản xứ ở đây ai cũng nở nang và đen sạm. Nó chợt nghĩ đến những tin đồn mà nó đã nghe, không dằn được, buột miệng hỏi:
-Có phải anh ở Sài gòn xuống đây vượt biên không?
Người thanh niên tái mặt, anh quăng hết mấy xâu mía xuống sông và chụp lấy thằng Tùng, bụm miệng nó lại. Diễn biến xảy ra quá đột ngột nên Tùng không kịp phản ứng, chống cự một cách vô vọng, và bị người thanh niên vác xuống thuyền.
Tùng cố vùng vẫy thật kịch liệt, chân nó đạp tùm lum làm văng luôn một chiếc dép xuống sông. "Trời ơi, cha này định làm gì đây? Vượt biên thì cứ vượt biên. Tui có đi báo công an đâu mà bắt tui?" Nhưng nó chỉ ú ớ không thành lời.
Đem Tùng xuống khoang tàu và đóng cửa lại, người thanh niên cầm một cây sắt dí trước mặt Tùng, "ngồi im, làm ồn tao đập chết thả xuống sông". Tùng hoảng sợ thôi vùng vẫy. Thanh niên đè nó xuống sàn, và thả tay ra. Bây giờ Tùng mới hơi hoàn hồn chút đỉnh và đưa mắt nhìn quanh. Trời đất ơi! Cái khoang thuyền bé xíu mà đầy những người là người, già trẻ lớn bé, đàn ông lẫn đàn bà, hầu hết đều lạ hoắc từ đâu tới.
Một người đàn bà ngồi gần cất giọng hỏi:
-Thằng nhỏ nào vậy? Sao tự nhiên bắt nó?
Hùng, người thanh nhiên phân trần:
-Tui định mua ít mía mang theo, ai ngờ thằng này biết mình sắp "đi" nên phải đem nó xuống đây đó chứ, lỡ nó đi la tùm lum là bể hết, tù rã đám.
Tùng mếu máo:
-Em đâu biết gì đâu, thả em về đi anh ơi, hu hu!
Đám người vượt biên ngơ ngác nhìn nhau. Hùng lại lên tiếng:
-Mày không biết thực không?
-Thiệt mà, cho em về đi.
Anh Hùng quay sang nói với mấy người trong ghe:
-Coi bộ thằng này chỉ tình cờ thôi, nhưng vì an toàn, khi nào mình khởi hành mới thả nó ra được.
-Hu hu! Em về trễ má em đi kiếm.
Một người đàn bà khác lại dỗ nó:
-Thôi em chịu khó ngồi đây chút xíu, tí nữa anh Hùng cho em về nhà...Đây chị cho em một trăm mang về cho má.
Bà nhét vào túi áo nó tờ giấy bạc. Nếu ngày thường, có lẽ Tùng đã la lên sung sướng, bữa nay nó phát tài rồi. Nhưng không hiểu sao nó chỉ cảm thấy lo lắng, linh cảm điều gì bất thường.
Điều bất thường đã đến. Đang im lặng bỗng có tiếng gấp rút gõ cửa.
-Ai đó? Hùng hỏi.
-Tui, Tư đây Hùng, mở cửa mau.
Một người đàn ông ló đầu vào thở hổn hển:
-Lộ rồi, đám kia bị bắt hết và tụi du kích sắp đến đây đó, nhổ neo dông liền đi.
Cả khoang thuyền rúng động nghe tin dữ. Từng khuôn mặt hốt hoảng. "Chết cha, làm sao bây giờ?". "Lên bờ trốn". "Khổ thân tôi"... Mỗi người một câu, không ai còn nhớ đến Tùng đang ngồi một góc. Nó cũng lo lắng không kém. Lỡ tụi du kích tới đây thấy nó cùng đám vượt biên này thì mười cái miệng nói cũng không xuôi. Nó mà đi tù thì chỉ khổ cho má nó.
Anh Hùng hồi nãy cũng la lên:
-Bà con bình tĩnh. Bây giờ ai mà lên bờ là bị chôp liền. Đằng nào ghe cũng chuẩn bị rồi, ta đi luôn.
Vài tiếng hô lên đồng ý.
-Anh Hùng nói đúng, mình đi luôn may ra kịp.
-Một liều ba bảy cũng liều.
-Nhưng thằng em tui chưa tới mà?
-Thân ông lo chưa xong, còn lo ai? Muốn đi tù chung cho vui hả?
...
-Vậy thì mình đi, Hùng lên tiếng. Ai lên phụ tôi kéo cái neo sau, còn anh Tư chuẩn bị lái.
Mọi người đã đồng lòng, chia nhau công việc để ghe có thể rời bến.
Lúc này thằng Tùng muốn trốn lên cũng không ai buồn để ý. Nhưng, có lẽ số phận đã an bài, cái số của nó phải sống xa gia đình nên Tùng cứ nằm yên run rẩy, nó cũng sợ đám du kích sắp đến như mấy người trên ghe. Tùng cảm thấy vừa mệt vừa đói, đầu óc choáng váng. Nó cảm thấy cái ghe chuyển động, tiếng lâm râm cầu nguyện của những người đàn bà trong khoang...và thiếp đi lúc nào không biết.
Thế là chiều hôm đó, trên chuyến tàu vượt biên vội vàng đã mang theo một hành khách không mong đợi: thằng bán mía ghim ở bến đò Kiên Lương.
Tàu đi được bốn ngày thì được tàu Mỹ vớt đưa vào bờ Mã Lai, và đến Pulau Bidong sau đó. Mọi người trên đảo ai nghe câu chuyện của Tùng cũng đều gật gù cho là...số mệnh, không ai có thể vượt biển một cách kỳ cục như thằng Tùng.
Hôm đó sau khi tỉnh dậy, nó cảm thấy khát đến khô cả cổ, bèn mò dậy kiếm nước uống. Anh Hùng thấy nó trước tiên trên boong.
-Cha chả, thằng bán mía, sao mày còn ở đây?
-Cho em miếng nước.
Hùng đưa cho nó ly nước. Uống xong, Tùng bắt đầu tỉnh trí và nhớ lại mọi việc.

-Trời ơi, mấy anh cho em về nhà chớ đi đâu đây?
Nó hốt hoảng nhìn chung quanh. Trời đã tối lắm rồi, có lẽ tàu chạy xuôi xẻ cũng được mấy tiếng và đang tiến dần ra cửa biển.Bốn bề chỉ thấy nước mênh mông. Xa xa một vài ánh đèn chập chờn từ những tàu đánh cá hay một trạm gác nào đó, leo lét. Thỉnh thoảng lại thấy vài cụm sậy thấp thoáng trong bóng đêm dày đặc.
Ba bốn người từ dưới khoang đi lên, họ cũng chợt nhớ ra thằng Tùng. Một bà ái ngại hỏi anh Tư lái tàu:
-Mình đi xa chưa? Hay là tấp lại chỗ nào cho thằng nhỏ lên rồi đi tiếp?
-Trời đất, bộ giỡn sao chớ? Tối um vầy biết đâu mà vô. Rồi lại tụi du kích nghe tiếng ra túm hết cả tàu thì bà tính sao đây?
-Nhưng mà cũng phải cho thằng nhỏ về nhà chứ.
Tùng thút thít năn nỉ:
-Không sao đâu chú ơi, chú cho tàu chạy vào gần bờ rồi cháu nhảy xuống bơi vô được mà.
-Nói thiệt với mày nghe nhỏ, không phải tao ác hay là gì hết. Nhưng mày là dân ở đây thì cũng biết, đằng kia toàn là rừng sậy không hà, mày bơi chưa tới là đã lún sình ngủm củ tẻo rồi. Mà tao cho ghe vô gần hơn thì cũng lún luôn, chết cả đám. Thôi mày đi theo tụi tao luôn đi. Được đi Mỹ "chùa" không tốn một cắc mà còn than gì nữa? Tao sợ má mày hay tin mày đi rồi bả còn mừng nữa à.
Thằng Tùng thất vọng nhìn chung quanh. Nó biết chú Tư nói thiệt. Nó bơi như rái cũng khó qua nổi mấy vũng lầy trước khi vào đất liền. Tùng ngồi xuống ôm mặt tấm tức, tự xỉ vả mình ham tiền ở lại trễ tại bến đò làm chi cho bị... tai bay vạ gió như vầy...
Vậy mà trong ghe, Tùng lại được đi định cư sớm nhất. Nó ở đâu có 3,4 tháng thì được hội nhà thờ bảo lãnh sang làm con nuôi của ông bà John và Linda, một cặp vợ chồng Mỹ già không con cái.
Mấy tuần đầu ở đảo, Tùng nhớ nhà, nhớ ba má, nhớ thằng Tính em nó và khóc hoài. Nó giận tất cả mọi người trong ghe đã ép uổng nó đi theo.
Chuyến ghe nó đi thật thuận buồm xuôi gió, không hải tặc, không đói khát. Mấy người lớn tuổi nói trong ghe có "quí nhân" đi theo nên được tai qua nạn khỏi. Và họ bảo nhau quí nhân đó chính là thằng Tùng. Đâu có ai vượt biên một cách bất ngờ như nó đâu. Hồi đó hải tặc lộng hành, ít có ghe tị nạn nào thoát khỏi, vậy mà ghe nó đi êm ru. Vì vậy ai cũng thương và tử tế với nó, họ chia nhau an ủi và nuôi nấng Tùng trong suốt thời gian ở trại vì nó không có ai thân nhân ở nước ngoài cả.
Đêm trước khi Tùng lên đường, mọi người mở tiệc tiễn "quí nhân". Mỗi người một lời khuyên nhủ làm Tùng cảm động quên hết giận hờn. họ nói riết, Tùng cũng tin là tại số phận của nó phải như vậy. Đây là ý của Trời Phật muốn giúp nó ra nước ngoài ăn học để một mai thành tài giúp đỡ cha mẹ lúc tuổi già. Cuộc sống bon chen lúc còn bán mía ở bến đò Kiên Lương và biến cố vừa qua đã làm cho trí óc Tùng tiến một bước dài.
Trước khi từ giã, anh Hùng, người đã bắt nó xuống tàu hôm nọ nắm tay nó xem bói. Anh vỗ tay xuống bàn, la lên:
-Trời ơi, bà con coi bàn tay thằng này nè. Cái đường xuất ngoại của nó dài và rõ như vầy thì đúng là số của nó phải đi du học rồi. Nói thiệt, nếu hôm dó tui không nắm cổ nó kéo xuống ghe thì cũng có người khác làm mờ.

***
Bốn tháng sau khi đến Mỹ, Tùng nhận được lá thư đầu tiên của má nó từ Việt nam gởi sang. Còn gì mừng hơn được nhìn lại nét chữ của người mẹ thân thương từ quê nhà. Nó ngấu nghiến đọc đến thuộc lòng cả lá thư mà vẫn cứ đọc. Lại có cả thư của thằng Tính nữa chứ, em nó viết: "Em là Tính em của anh nè anh Tùng, anh còn nhớ em hôn” Tùng đang khóc cũng suýt bật cười đọc dòng chữ ngây thơ trên.... “Ba có viết thơ về nói bị đau bao tử mà má không có tiền mua thuốc. Em muốn đi bán mía như anh nhưng má không cho, má sợ em cũng bị bắt đi Mỹ luôn má ở nhà một mình buồn. Anh ráng đi làm như anh con Hà rồi gởi thuốc về cho ba nghe. Mà anh cũng nhớ mua cho em cái xe lửa điện như của con Hà vậy nghe, em ở nhà một mình buồn quá. Nhớ nhe anh Tùng..."
Dòng chữ ngây thơ của em nó làm Tùng khắc khoải. Ba nó đang bệnh trong tù, mà thuốc Tây ở chợ trời thì Tùng dư biết là mắc lắm, làm sao mua nổi? Chưa kể má nó thiệt thà có khi còn mua nhầm thuốc giả nữa. Còn cái xe lửa điện. Tùng nhớ hồi ở Rạch giá mỗi lần nhìn chị em con Hà gần nhà chơi cái xe lửa điện của anh tụi nó từ ngoại quốc gởi về mà mơ ước cũng có một cái, nhất là thằng Tính, mê cái xe lửa kinh khủng. Tùng chìu em, vác cuốc đi đào đủ một lon sữa bò đầy giun để con Hà cho gà ăn thì nó mới cho chơi chung. Đến bây giờ em nó vẫn còn mơ ước cái xe lửa.
Tùng muốn xin tiền bố mẹ nuôi để nó mua đồ, nhưng lại không dám. Ông bà John và Linda thương nó như con ruột, chăm lo cho nó ăn học đầy đủ, nên nó không muốn xin thêm điều gì làm phiền ông bà. Tùng quyết định đi làm để tự mình kiếm tiền. Mà làm gì bây giờ nhỉ? Bán mía như ở Việt Nam ư? Mỹ họ đâu có ăn mía ghim. Mía họ đóng hộp để lạnh, khi nào ăn thì khui ra là xong. Tùng đâu thấy thằng Mỹ con nào bán mía ngoài đường.
May sao thằng Tâm bạn chung lớp chỉ nó gia nhập làng bán báo. Gì chứ bán báo ở Mỹ dễ ợt, người ta đặt mua hàng tháng, bọn nó chỉ đem bỏ từng nhà là xong. Và Tùng đi bỏ báo.
Hôm qua mới được lãnh lương nên sáng nay nó và thằng Tâm rủ nhau nghỉ học để mua đồ. Đã lỡ giấu bố mẹ nuôi từ đầu nên Tùng phải nhờ thằng Tâm chỉ dẫn. Thằng này qua đây đã lâu mà lại thường theo anh chị nó sắm đồ nên rất rành đường xá. Đầu tiên, hai thằng đến tiệm thuốc tây Việt Nam có bán loại thùng thuốc đóng sẵn. Tùng nhờ người bán hàng chỉ loại thùng có thuốc trị bao tử để gởi về. Xong xuôi cả hai lại đáp xe bus tới mấy tiệm bán đồ chơi để Tùng tìm mua cái xe lửa điện cho em nó. Lang thang mãi rồi Tùng cũng kiếm được cái vừa ý, và nhất là hợp với túi tiền nhỏ nhoi của nó.
Có điều thằng Tùng chưa rõ là nhà trường Mỹ không giống như ở Việt Nam. Trước kia nó có trốn học đi coi đá banh, hay tắm sông với bạn bè mấy ngày cũng không ai để ý. Nhưng ở Mỹ, con nít thường được chú ý, cho nên khi cô giáo buổi sáng thấy Tùng vắng mặt không xin phép đã gọi điện thoại về nhà. Câu chuyện đổ bể...

Ông John và bà Linda im lặng nhìn nhau. Họ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đứa con nuôi của họ chỉ mười mấy tuổi đầu đã trải qua bao lận đận, và cuộc đời của nó thật hi hữu. Đây hẳn là ý Chúa. Chúa đã mang thằng nhỏ đầy tình nghĩa trong trái tim son trẻ kia về đặt trong sự thương yêu của hai người để giúp nó được lớn lên trong một xã hội tự do ,bác ái, và để cho nó có cơ hội giúp đỡ cha mẹ nó tận bên kia Thái Bình Dương.
Bà Linda ôm Tùng trong lòng, bà cũng khóc tự hồi nào.
-Ôi, con yêu dấu của mẹ. Cha mẹ không trách con nữa. Con thật là một đứa con ngoan.

***
Lúc bà nội Tùng còn sống, nó thường nghe bà kể chuyện ông lão ăn mày nghèo khổ, một đêm trong miếu cổ nằm mộng thấy mình trở thành quan Tể tướng, giàu sang quyền quí, sống cuộc đời cực kỳ hạnh phúc. Giật mình tỉnh dậy trời chưa sáng, tất cả đều hết, ông lại là kẻ ăn mày nghèo khó giữa đêm tối âm u...
Tùng mong mình cũng như lão ăn mày nọ. Tất cả chỉ là một giấc mơ. Nó ước ao một sáng thức dậy, thấy mình vẫn còn nằm trên chiếc giường tre ở quê nhà, nghe tiếng gà gáy, tiếng lục đục của má nó sửa soạn ra chợ. Thấy chân thằng Tính gác trên bụng và hơi thở phì phò trên má... Cho đến khi cảm giác êm ái của chiếc giường nệm và cái lạnh cuối năm của xứ người đưa nó về thực tại. Có những đêm Tùng nằm mơ thấy mình trở về Rạch Giá, lang thang trên bến đò với rổ mía, gặp lại ba má, bạn bè, để rồi tỉnh dậy trong tiếc nuối ngẩn ngơ.
Đêm nay Tùng lại nằm mơ thấy mình về Việt Nam. Giấc mơ kỳ lạ. Nó thấy "Dad" John lái xe chở nó và "Mom" Linda chạy trên xa lộ Mỹ, vậy mà khi ổng quẹo vào exit là đã tới...Rạch Giá môt cách ngon lành. Tùng vào nhà gặp má nó, thằng Tính, và điều mừng rỡ nhất là có cả ba nó nữa. Ông hết ở tù rồi. Tùng khệ nệ khiêng thùng quà mà nó dành dụm từ mấy tháng nay vào cho má nó. Nào vải, nào thuốc... và dĩ nhiên có cả cái xe lửa điện cho thằng Tính nữa. Rồi trong khi má nó và "Mom" làm cá rô kho tiêu trong bếp, "Dad" John và ba nó ngồi nhậu thật tương đắc. Ngoài sân, thằng Tính lui cui chơi cái xe lửa, thỉnh thoảng khoái chí cười nắc nẻ.
Tùng cảm thấy mình thật hạnh phúc. Nó đã có ba má, rồi lại có cả "Dad" và "Mom" nữa, tất cả đều yêu thương nó. Ô hay, ai nói Việt Nam và Mỹ xa lắm cách cả một đại dương chứ với Tùng, nó thấy thật gần gũi, nhất là trong những giấc mơ như vầy./.

ThaiNC
 sưu tầm trên internet

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Nghề Làm Quan Trong Thiên Đường XHCN Alan Phan




quan 2
14 Sep 2014
Cách đây vài tuần, vài phóng viên hỏi tôi về việc ông David Dương, CEO của một công ty thu nhặt rác trúng gói thầu 2.7 tỷ đô la của thành phố Oakland, California. Tôi không biết gì về ông David Dương và về ngành quản lý rác nên từ chối trả lời.
Theo chủ quan, bất cứ một công ty Việt kiều nào sống được trong môi trường cạnh tranh của Mỹ đều có sự kính nể của tôi. Doanh nghiệp CWS của ông David Dương thành công quá hay đẹp thì sự thán phục của tôi là đương nhiên và tuyệt đối.
Tuy nhiên, tuần rồi khi ghé Saigon, tôi được một người bạn học cũ mời xuống vùng đồng bằng Cửu Long dã ngoại và thư giãn trên sông nước Tiền Giang. Một đứa cháu của ông đang làm Bí Thư một quận nhỏ là “chủ xị” (host) và theo phong tục, chuyện “nhậu” suốt ngày là một truyền thống của cả dân tộc Việt, chứ không riêng gì vùng này. Tôi chỉ hơi ngạc nhiên là trong ngày thứ sáu, cả bộ quản lý hành chánh của quận đều say xỉn thế này thì ai lo phục vụ các “ông bà chủ của đất nước”. Ồ, chuyện nhỏ mà bác. Ngày nào không nhậu thì đời mất đi mất phần. Nghe tụi nhỏ hát nè…em ơi, có bao nhiêu năm….
Rồi họ nhắc đến ông David Dương và con số 2 tỷ 7 khế ước. Tôi giải thích. Hợp đồng là cho 20 năm đồng nghĩa với 135 triệu đô mỗi năm. Để phục vụ nhu cầu rác cho số dân 400 ngàn người của Oakland, công ty CWS phải đầu tư vào hơn 100 xe rác mới, 250 nhân viên…và nhiều cơ sở phụ thuộc khác, có thể lên đến cả trăm triệu đô. Ai đã từng làm dịch vụ chăm sóc khách hàng ở Mỹ đều hiểu cái khó tính và thích kiện thưa của dân Mỹ. Tóm lại, để thu về 135 triệu đô mỗi năm, ông Dương sẽ bạc tóc rất nhanh vì như luật Murphy,” if anything could go wrong, it will…”.
Rồi nói đến chuyện tiền bạc. Ngoài việc chạy quanh các ngân hàng để lấy tài trợ cho dự án, ông Dương còn phải trách nhiệm hàng ngày cho hệ thống điều hành, lương và phúc lợi cho hơn vài trăm nhân viên (rất nhiêu khê với lao động Mỹ) và ngàn thứ việc ly ty khác. Tất cả đều cần tiền ứng trước. Bù lại, nếu mọi chuyện trôi chảy êm thắm (cần hiệu năng tối đa cộng vài phép lạ) và không bị một sự cố hay tai nạn gì (Murphy’s law), cổ đông của CWS có thể kiếm khoảng 4 triệu đô lợi nhuận mỗi năm (tôi dùng con số tốt nhất từ các công ty cho ngành nghề này là 3% theo S&P).
Nếu ông Dương làm chủ 50% tổng cổ phiếu thì thu nhập hàng năm từ khế ước này là 2 triệu đô. Sau khi trừ thuế, ông có thể đem về nhà hơn 1.5 triệu đô. Đây là con số đáng trân trọng vì thu nhập trung bình của dân Mỹ chỉ hơn 50 ngàn đô. Đây là công lao xứng đáng vì ông Dương đã phải vất vả xây dựng doanh nghiệp mình suốt 20 năm qua trước nhiều thử thách và nghịch cảnh.
Trên đường về lại Saigon hôm đó, người bạn cười với những chi tiết này. Ông nói thằng cháu bí thư của ông cũng có thu nhập khoảng đó mỗi năm, mà không “tóc bạc” như ông Dương. Ngoài việc nhậu với thủ hạ và đối tác “làm ăn” mỗi ngày, cháu ông chỉ cần có mặt với đầy đủ “phong bì’ trong các tiệc cưới, đám ma, đám giỗ, tiệc sinh nhật, tiệc thượng thọ …của gia đình các “xếp”. Nỗi lo duy nhất của anh ta là gan thận xuống cấp, máu nhiễm mỡ, đái đường…vì ăn nhậu.
Ông bạn làm tôi thêm “guilty” vì những lời khuyên các bạn trẻ Việt về việc khởi nghiệp và tìm cho mình một con đường độc lập. Đứa con ông bạn đi trên xe bình luận,” chú rất có lý, nhưng nghĩ cho cùng, gia nhập đàng Cộng Sản để làm quan…vẫn là một lựa chọn khôn ngoan hơn. Chú cứ đợi, trong 20 năm, cháu sẽ kiếm tiền gấp trăm lần ông David Dương và bảo đảm là sẽ không có sợi tóc bạc nào”.
Alan Phan
Các bài viết về nghề làm quan của Alan Phan:
Bài 1: Giá trị kinh tế của quan chức…
Alan Phan
Quan_an_choi
29 Dec 2011
Ai đã học MBA chắc nhớ câu chuyện khôi hài này. Một ông vào tiệm nuôi thú hỏi mua một con vẹt biết nói làm quà cho vợ (chắc ông nghĩ có nó thì vợ mình sẽ im bớt chăng? đàn ông lúc nào cũng ngu?). Cô bán hàng nói giá 1 ngàn đô cho con này. “Ồ, sao đắt thế” “Nó biết hát nữa cơ” Cô ra dấu và con vẹt ca ngay bài “năm anh em trên 1 chiếc xe tăng”. Ông khách khoái lắm, nhưng hỏi thêm “Còn con này?” “Nó đến 2 ngàn đô, vì ngoài hát, nó còn biết đi diễu hành, nhẩy múa và thuộc lòng 20 bài diễn văn quan trọng của XHCN” Ông khách chỉ vào con thứ ba. Cô bán hàng,” Bác trả nổi không? 4 ngàn đô đấy.” “Nó biết làm gì?” “ Không biết làm gì cả. Nhưng 2 con kia gọi nó là – Đồng chí lãnh đạo -”.
Đóng góp của nghề làm quan
Sau bài viết về máu làm quan của thế hệ 9X, tôi nhận khá nhiều phản hồi. Một bạn đọc ấm ức là nghề làm quan cũng là một đóng góp cao quý cho xã hội và nhiều ông quan cũng rất tốt và liêm chính. Ông bạn này hiểu lầm tôi rồi. Chăc chắn không có nghề nào xấu và tôi đã từng gặp nhiều người quân tử hành nghề đạo chích (và ngược lại). Vì đây là góc nhìn về kinh tế, nên tôi xin được bỏ qua chuyện đạo đức và chánh trị, mà chỉ xin phân tích khía cạnh giá trị đóng góp thực sự của các quan chức trong quy trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Đây mới thực sự là tài sản và thu nhập chính yếu làm “dân giàu nước mạnh”; không phải là các số liệu thống kê mơ hồ như GDP, CPI hay “chỉ số hạnh phúc”.
Trước hết, ở các nước theo kinh tế thị trường, phần lớn công chức được coi như trọng tài. Nhiệm vụ của họ là đặt ra luật lệ của sân chơi và theo dõi giám sát không cho cầu thủ nào phạm luật. Vì vậy, trong 22 vận động viên của trận bóng đá, chúng ta có 3 trọng tài. Trong vận hành nền kinh tế quốc gia, công chức Mỹ không được phép làm gì liên quan đến việc kinh doanh, vì mọi lạm dụng quyền lực sẽ gây bất công trên thị trường. Tóm lại, sự đóng góp của lãnh vực công trong quy trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ gần như không có. Tuy nhiên,  mọi tiêu xài của chánh phủ qua tiền thuế hay nợ công đều được tính vào GDP tạo cảm giác là chánh phủ cũng góp phần tạo dựng tài sản quốc gia. Đây là một huyền thoại.
Ở các nước có những “định hướng” lạ lùng khác, đôi khi trọng tài lại nhiều hơn cầu thủ, gây rối rắm cho cuộc chơi. Câu nói “vừa đá bóng vừa thổi còi” là một hiện tượng dễ thương ở các xứ này. Vì có quyền lực, nên luật lệ sân chơi cũng thiên về các “trọng tài-cầu thủ” này, còn gọi là các nhóm lợi ích. Họ độc chiếm các vị trí cốt lõi và dĩ nhiên, luôn luôn thắng giải đấu, dù có chơi dở hay ngay cả khi không thèm chơi.
Nghề làm quan đang ở chu kỳ thịnh vượng
Trên thế giới, nghề làm quan là một nghề có tốc độ tăng trưởng tốt. Ngay cả nuớc Mỹ, một nước mà người dân thường khinh rẻ chính trị gia và quan chức, nghề này cũng đã phát triển mạnh mẽ. Khi tôi qua Mỹ học vào 1963, các chánh phủ liên bang, tiểu bang, làng xã…tiêu xài khoảng 18% của GDP. Hiện nay, con số đã gia tốc đến 40 phần trăm, tổng cộng 5 ngàn 800 tỷ đô la mỗi năm. Số công chức ngày xưa tổng cộng khoảng 8 triệu người nay đã lên đến 22 triệu. Trong khi cả nước Mỹ suy thoái kinh tế vì giá bất động sản vỡ tung, nhà cửa các quận ngoại ô quanh thủ đô Washington DC lại tăng giá chóng mặt vì số lượng quan chức dưới triều đình Obama gia tăng ngùn ngụt. Hiện tượng này không chỉ giới hạn ở Washington DC mà còn phổ thông ở khắp nơi trên mọi thủ đô của thế giới. Roma, Paris, Moscow, Beijing, Tokyo…
Trong khi đó, theo thống kê chính thức, Việt Nam có tổng cộng khoảng 2 triệu công chức, chưa kể quân đội và các lực lượng an ninh (thêm 1 triệu người). Nếu tính đổ đồng, chánh phủ tiêu xài khoảng 34% của GDP, một con số khá lớn so với các quốc gia láng giềng như Singapore (19%) và Thái Lan (18%).
Các con số trên không bao gồm số công chức trong hàng ngũ nhân viên của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Theo một thống kê không chi tiết lắm của các chuyên gia chánh phủ, DNNN sử dụng 52% vốn của quốc gia, nhưng chỉ đóng góp 24% GDP. Nói kiểu nhà quê là năng suất họ bằng khoảng 50% nhân viên làm ở lĩnh vực tư, hay 2 người làm việc của 1 người, hay 1 người ăn lương lậu gấp đôi một người cùng làm một công việc.
Sản xuất cần lãnh đạo?
Do đó, nếu gộp chung mọi con số với nhau thì ở Việt Nam có 21 triệu nhân công và doanh nhân phải làm việc để đóng thuế và lãnh nợ cho 3 triệu quan chức ngồi lãnh đạo”. Dĩ nhiên là chúng ta cần lãnh đạo để đất nước được thăng hoa và ổn định; nhưng theo kinh nghiệm của mấy ngàn năm lịch sử, càng nhiều lãnh đạo thì người dân càng nghèo. Một đứa trẻ lên 3 cũng hiểu rằng cả gia đình chỉ “sản xuất” được 5 bát cơm, mà tới 10 miệng ăn thì có đứa phải đói. Gặp cha mẹ tham lam, ăn luôn phần con cháu thì các em chỉ từ bị thương đến chết yểu.
Đức Phật nói “tham, sân, si” là cội rễ của mọi đau khổ của thế nhân. Tôi nghĩ căn tính “làm quan” là một tổng hợp của các cội rễ này, do đó, là một bệnh tâm thần khá nặng của con người. Sự say mê danh vọng, hào quang, thành tích, sĩ diện, làm cha mẹ dân, để tiếng cho lịch sử, làm thánh sống (hay chết), ăn trên ngồi trước…đã gây nên bao đại họa cho bao triệu sinh linh trong quá khứ qua những bài học mà lịch sử không thể che dấu.
Thậm chí, cả trăm ngàn người dân của thành Troy và của quân Hy Lạp đã hy sinh về nước Chúa sớm vì chàng hoàng tử Trojan mê say bà vợ của vị vua láng giềng. Sau khi cả hai đã chạy theo tiếng sét ái tình, vị vua “vĩ đại” mất sĩ diện nên đem hơn 120 ngàn quân trên 1,100 chiến thuyền để tiêu diệt Troy.
Cho nên khi tôi nghe ngài Tập Cận Bình qua đây để lập Viện Khổng Tử đề xướng lại chủ nghĩa “quân, sư, phụ” (ủa, chuyện XHCN của Trung Quốc đi đến đâu rồi?) tôi nghe khiếp vía cho dân Tàu và các nô lệ. Dĩ nhiên, đạo Khổng phức tạp nhiều, nhưng ông Tập và các lãnh tụ chỉ muốn thần dân nhớ một điều: vua bảo dân chết thì dân phải chết để báo trung. Các phim TV của Tàu chiếu đi chiếu lại đề tài này. Một đệ tử của Tàu, cố lãnh tụ Kim Jong Il đã từng dọa đánh Hàn Quốc vì bọn này dám cứu sống một bà diễn viên mà ngài Kim mê say và sai thuộc hạ bắt cóc đem về Bắc Triều Tiên. Không biết cậu bé 28 tuổi con của ngài Kim hiện mê say món gì?
Một con ong nuôi 20 con ruồi
Nói chung, giá trị kinh tế của quan chức thì không nhiều; nhưng ảnh hưởng của nó trên phương diện xã hội thì vô cùng to lớn.
Trong 3 thập niên vừa qua, không hiểu sao dân số ong tại Bắc Mỹ bị giảm hơn phân nửa, gây thiệt hại nặng cho kỹ nghệ mật ong và môi trường sinh thái của hoa trái. Dr. John Hafernik tình cờ tìm ra nguyên nhân là một loại ruồi ký sinh trùng xâm nhập và đẻ trứng vào cổ các con ong. Một con ruồi li ti có thể sinh ra khoảng vài chục con và dùng thân thể ong làm thực phẩm để sinh sống, ngay cả khi con ong đã chết. Ruồi cũng chết theo nhưng chỉ sau khi phân hủy hoàn toàn thân xác ong.
Tôi nghĩ đến các xã hội với những thành phần ký sinh trùng đang bám chặt như bầy đĩa đói. Có hơi chua xót là những người tạo dựng tài sản thực sự cho quốc gia lại chết trước những kẻ ăn không ngồi rồi./.
Alan Phan
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/nghe-lam-quan-trong-thien-duong-xhcn.html