Hàng trăm vật lạ hình cầu màu xanh rêu đã trôi dạt vào bãi biển Australia những ngày qua.
Người
dân ở đây gọi những vật lạ là “trứng sinh vật ngoài hành tinh”, trong
khi các nhà khoa học nhận định đây có thể là một loại tảo.
Những ngày qua, hàng trăm vật hình cầu
không rõ nguồn gốc, màu xanh, bề mặt mềm như nhung đã trôi dạt vào bãi
biển Dee Why khiến người dân địa phương luôn thắc mắc rằng liệu đây có
phải là trứng sinh vật lạ hay chỉ đơn thuần là loại tảo cầu Nhật Bản.
Các quả cầu màu xanh rêu, bề mặt mềm như nhung
Thành viên đội tuần tra cứu hộ bãi biển
Dee Why tên Rae-Maree Hutton cho biết cô đã chứng kiến các vật thể lạ
này khi đi dạo bãi biển vào sáng sớm.
“Tôi không dám dùng tay chạm vào
chúng vì không biết liệu chúng có chích hay không, nhưng tôi đã thử dùng
ngón chân chạm nhẹ, thấy chúng khá mềm, giống như miếng bọt biển vậy”, Hutton nói.
Jenny Zhang – một người dân vùng
Narraweena – cho biết cô đi dạo trên bãi biển này hằng ngày nhưng chưa
bao giờ nhìn thấy thứ gì tương tự.
Hàng trăm “quả trứng kỳ lạ" dạt bờ biển Australia
“3 ngày trước, bãi biển Australia
xuất hiện vài quả nhỏ bằng cái trứng nhưng hôm nay, các vật thể dạt vào
bờ biển ngày càng nhiều và chúng to hơn trước. Tôi đã cố lên mạng tìm
kiếm thông tin về chúng nhưng không thấy gì. Chúng tương tự những quả
cầu rêu ở Nhật Bản nhưng không làm bằng rêu, có thể là rong biển”, cô Zhang nói.
Phó giáo sư Alistair Poore - Khoa Sinh
học, Trái đất và Khoa học môi trường Trường ĐH New South Wales - cho
biết nhiều khả năng những quả cầu trên là tảo lục còn sống.
“Chúng khá thú vị. Tôi từng nhìn
thấy thứ tương tự, là rong biển đôi khi chết cuộn lại thành hình như quả
bóng dưới nước. Tuy nhiên, những quả cầu đó làm từ cây cỏ chết, còn ở
đây, có vẻ những sinh vật này đang sống”.
Nhà nghiên cứu Alistair cho rằng có thể là một dạng của aegagropilious - loại cầu rêu được tìm thấy ở Nhật Bản, nơi các loại tảo sống bám vào nhau tạo thành khối hình cầu (không chứa đá).
Chuyên gia Alan Millar đến từ Trung tâm
Vườn thực vật hoàng gia Úc nhận định có thể những quả cầu bằng tảo dạt
bờ biển do ảnh hưởng của thời tiết cộng với tác động của sóng mạnh./.
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/dai-duong-hoc/56141_qua-cau-mau-xanh-bi-an-tran-vao-day-bo-bien-australia.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét