Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Phần 9: Diễn tiến của việc nhận sai lầm và sửa sai



Trong 8 chương trình vừa qua, quý vị đã nghe những chuyện liên quan đến cuộc cải cách ruộng đất diễn ra tại miền Bắc Việt Nam 50 năm trước. Cuộc cách mạng được gọi là long trời lở đất ấy chấm dứt vào mùa thu năm 1956. Ðảng cộng sản và nhà nước và nhà nước công khai nhận sai lầm và tiến hành sửa sai.
landreform200b.jpg
Tòa án nhân dân tại một buổi đấu tố
File photo


Từ tháng bẩy năm 1956, đã có nhiều hội nghị của bộ chính trị, ban bí thư và ban chấp hành bàn về những sai lầm trong cải cách ruộng đất và sửa sai. Cao điểm là hội nghị trung ương 10 vào tháng chín. Đó là hội nghị họp dài ngày nhất cho đến lúc bấy giờ, họp làm hai lần cho đến tháng 11 mới xong.
Trong cuốn hồi ký “Giọt nứơc trong biển cả”, ông Hoàng Văn Hoan nguyên phó chủ tịch quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà kể lại rằng trong hội nghị, các đại biểu đã nêu lên những sai lầm khá đầy đủ và rõ rệt trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất. Ông viết như sau:
“Người phụ trách Uỷ ban cải cách ruộng đất là Trường Chinh, tuy không chối cãi đựơc, nhưng cứ lý luận rằng cải cách đã đưa lại ruộng đất cho nông dân là một thắng lợi lớn, còn những sai lầm thì né tránh, không thừa nhận một cách thẳng thắn. Hoàng Quốc Việt cũng không nhận sai lầm. Chỉ có Lê Văn Lương, trưởng ban tổ chức trung ương đảng là thành thực nhận sai lầm trong việc chỉnh đốn tổ chức…
Hội nghị trung ương đáng lẽ phải có một nghị quyết tổng kết kinh nghiệm về cải cách ruộng đất, nhưng Trường Chinh, vừa là tổng bí thư, lại vừa là trưởng ban cải cách ruộng đất, vì tư tưởng chưa thông, nên dự thảo nghị quyết mấy lần đều không đựơc hội nghị trung ương chấp thuận.”
Bốn năm sau, khi đảng họp đại hội lần thứ ba vào năm 1960, nghị quyết ấy cũng chưa có, và lúc bấy giờ cũng chẳng ai nhắc lại nữa. Đó là lần đầu tiên, một hội nghị trung ương quan trọng như thế mà lại không có nghị quyết tổng kết. Ông Hoàng Văn Hoan còn nói thêm rằng, ngay trong quá trình sửa sai, Trừơng Chinh vẫn không dứt khoát.
Điều đó có thể giải thích rằng, mặc dù bị tạm thời hạ tầng công tác như một biện pháp kỷ luật, nhưng Trường Chính chắc vẫn cho rằng ông không phải là ngừơi chịu trách nhiệm cao nhất.
Cuối tháng 10 năm 1956, có mít tinh lớn tại nhà hát nhân dân Hà nội, Uỷ viên bộ chính trị đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt ông Hồ Chí Minh và trung ương đảng chính thức công nhận những sai lầm nghiêm trọng trong cải cách rụông đất. Cả hai nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất và phải chịu trách nhiệm nặng nhất là Ông Hồ và ông Trường Chinh đều không ra mặt.
Bạn nghĩ gì về cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam và những hậu quả của chính sách này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Sau khi công nhận sai lầm, đảng bắt đầu sửa sai.

Cuộc cải cách ruộng đất đầy oan khuất, đầy máu và nứơc mắt đã chấm dứt. Đã có tổng số tám đợt phát động quần chúng và năm đợt cải cách ruộng đất đựơc thực hiện tại 3563 xã.
Một câu hỏi phải đặt ra là tại sao đảng Cộng sản lại ngưng cuộc cải cách ruộng đất vào lúc đó? Nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng trả lời:
“Hồ Chí Minh và đảng CS phải chấm dứt đợt cải cách ruộng đất năm 1956 vì hai lẽ.
Lẽ thứ nhất trong nội bộ Bắc Việ,t là cuộc cải cách ruộng đất đã đạt được các mục tiêu chính trị của họ. Mục tiêu chính trị của họ là gì? Mục tiêu chính trị của họ, thứ nhất là xóa bỏ giới hà bộc lãnh đạo hạ tầng cơ sở ở nông thôn và thay vào đó lớp lãnh đạo mới, là những đảng viên cộng sản.
Mục tiêu chính trị của họ nữa là chận đứng sự trà trộn của những điệp viên địch thủ trong dân chúng. Họ xóa bỏ toàn bộ nền văn hóa cổ truyền nổi tiếng là bảo thủ từ bao nhiêu đời ở nông thôn và họ thay thế bằng chủ trương của CSVN theo chủ nghĩa Mác Xít.
Thứ hai là trên bình diện quốc tế thì ông Michael Young đến Hà Nội vào tháng 4 năm 1956. Ông ấy giải thích chính sách mới của đại hội đảng 20 của Liên Xô. Vì vậy mà CSVN không thể đi ngược lại với đường lối mới của Liên Xô. Cho nên nhân cuộc tổng kết cải cách ruộng đất đợt 5 vào tháng 5 năm 1956, ông Hồ vì những lý do ở trong và ngoài nước thì ông Hồ cho ngưng cuộc cải cách ruộng đất và bắt đầu chương trình sửa sai.”
Đảng đã sửa sai thế nào? Mời quý thính giả nghe lời kể của ông Nguyễn Minh Cần, lúc đó là phó chủ tịch thành phố Hà nội, và trực tiếp tham gia công tác sửa sai tại ngoại thành Hà nội:
“Hồ Chí Minh và đảng CS phải chấm dứt đợt cải cách ruộng đất năm 1956 vì hai lẽ.
Lẽ thứ nhất là vấn đề nội bộ Bắc Việt là cuộc cải cách ruộng đất đã đạt được các mục tiêu chính trị của họ. Mục tiêu chính trị của họ là gì? Mục tiêu chính trị của họ, thứ nhất là xóa bỏ giới hào mục lãnh đạo hạ tầng cơ sở ở nông thôn và thay vào đó lớp lãnh đạo mới, là những đảng viên cộng sản.
Mục tiêu chính trị của họ nữa là chận đứng sự trà trộn của những điệp viên mà địch thủ trong dân chúng. Họ xóa bỏ toàn bộ nền văn hóa cổ truyền nổi tiếng là bảo thủ từ bao nhiêu đời ở nông thôn và họ thay thế bằng chủ trương của CSVN theo chủ nghĩa Mác Xít.
Thứ hai là trên bình diện quốc tế thì ông Mikoyan đến Hà Nội vào tháng 4 năm 1956. Ông ấy giải thích chính sách mới của đại hội đảng 20 của Liên Xô. Vì vậy mà CSVN không thể đi ngược lại với đường lối mới của Liên Xô. Cho nên nhân cuộc tổng kết cải cách ruộng đất đợt 5 vào tháng 7 năm 1956, ông Hồ vì những lý do ở trong và ngoài nước thì ông Hồ cho ngưng cuộc cải cách ruộng đất và bắt đầu chương trình sửa sai.”
Một người khác là nhà thơ Nguyễn Chí Thiện kể lại về sửa sai như sau:
“Sửa sai ở đây là không phải sửa sai cho địa chủ mà sửa sai cho những người vốn là đảng viên hoặc là những người vốn rất có công với kháng chiến nhưng bị vu cho là Đại Việt, Quốc Dân Đảng, vu cho là gián điệp... đủ thứ.
Những người đã giết rồi thì thôi, không nói làm gì rồi. Thế nhưng những người còn sót lại thì tha. Thế còn thực tế, những người bị quy là địa chủ mà đã vào tù rồi, chết rồi thì tôi không nói, đấu tố bắn ngay tôi không nói, nhưng vào tù rồi thì công bằng mà nói thì cả huyện của tôi là huyện Bình Dục, sau này tôi về chơi thì không có ông nào được tha cả.
Ngay làng tôi thôi có hai cha con ông Chánh Hồ, cũng bị quy là địa chủ, mà ông ta có giàu có gì đâu, bị quy là địa chủ. Ông ta trước kia là người chuyên môn đón bộ đội về làng, bộ đội là đến nhà ông ấy mà.
Thế là nhà ông Phó Liêm nữa. Những ông đó, một ông thì tự tử chết, hai người đi tù. Một ông nữa là ông Chánh Điểm cũng đi tù. Tất cả mấy người đi tù đó đều chết trong tù hết. Cả những làng xung quanh tôi không thấy ai về.
Mãi đến tận năm 1961, lần đầu tiên tôi đi tù thì tôi gặp không biết bao nhiêu là địa chủ vẫn còn nằm nguyên trong tù thôi.
Đến tù lần thứ hai năm 1966, tôi sống trong tù đến năm 1977 mới ra, thì vẫn còn những bác địa chủ vẫn bị sống trong tù - tuy là chết nhiều lắm rồi.” Sau cùng, xin đựơc kết thúc bài về sửa sai này bằng bài thơ mà ông Nguyễn Minh Cần nghe đựơc khi công tác sửa sai tại một làng thụôc huyện Đông Anh ở ngoại thành Hà nội:
Bác Hồ nói chuyện sửa sai: Sai thì cứ sửa, sửa rồi cứ sai Đảng ta có lắm anh tài Sai hoài sai mãi, sửa hoài cứ sai...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét