Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM - DƯƠNG (p4)





dienbatn .
... 

Dạo này , Công ty chúng tôi đang tổ chức làm lại con đường của TRẦN LỆ XUÂN ngày trước đã làm , qua cơn binh lửa chiến tranh đã thành hư hỏng nặng . Từ Thị trấn Đồn Pal , con đường rải đất đỏ vòng vèo lên tới Kà Tum , Bổ Túc , Thanh Niên , Suối Ngô , 95 , băng qua một cái cầu lên tận Sóc Con Trăn . Con đường đi tiếp men theo lòng hồ Dầu Tiếng và sang tới tận Sông Bé . Đây chính là con đường ngày xưa Trần Lệ Xuân cho làm để có thể khai thác và vận chuyển gỗ về Sài Gòn . Dọc hai bên đường lau sậy um tùm , cây cối mọc chen ra có chỗ tới gần hết đường . Hàng nghìn ổ voi , ổ gà do cánh xe Be chở gỗ tạo nên , khiến con đường này hầu như không thể hoạt động được . Trên mỗi Km đường , ngày xưa hết quân Sài Gòn lẫn quân Cách mạng đã chôn vùi hàng trăm trái mìn , lựu đạn ....Nhiều chiếc máy ủi của Công ty chúng tôi đã nổ tung do chạm phải những trái bom, mìn còn sót lại , khiến một số anh em lái xe hoảng sợ , bỏ Công ty về nhà , không chịu làm việc . Có chỗ đã qua hàng chục lần san ủi , trồng Cao su lên tới 3 tầng lá rồi mà công nhân đi làm cỏ vẫn chạm phải mìn tan xác như ở Nông trường Bổ Túc . Chúng tôi phải quyết định tháo bỏ Ca bin các xe để có bề gì tài xế không chết vì đầu đập vào thành Ca bin . Tuy vậy , vẫn có cậu lái khi chạm phải bom , văng lên cao hàng chục mét , rớt xuống chạy điên không dám về đơn vị . Chúng tôi huy động tất cả thợ trong Công ty lao vào sửa chữa , thay thế những chiếc xe hư hỏng . Chiều chiều , ngồi quây quần nhậu bên đống lửa , chúng tôi vẫn phải cố cười nói , la hét cho qua cái sợ ăn mìn . Được cái ở rừng nên mồi nhậu thật là dồi dào . Chỉ một buổi sáng máy ủi , ủi gốc le , gò mối là chúng tôi có hàng chục con Trút , thứ mồi nhậu còn thơm và ngon hơn thịt gà . Ngoài ra còn có rất nhiều Nhím , Don , Nai , Hoẵng , gà rừng . Rượu thì chúng tôi không thiếu , mang dầu máy ra Sóc Miên đổi là ba thiên . Công việc cứ thế cuốn hút tôi cho tới gần một chục ngày sau tôi mới trở lại Bệnh viện Đa Khoa Tây Ninh thăm ông thày Chàm được .

Sau khi bố trí công việc ở sở , tôi lại lấy chiếc ZEEP lùn phóng thẳng xuống Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh . Vào đến nơi mới biết thày Bảy đã đón ông thày Chàm về nhà trị thương được hai bữa . Từ Thị xã Tây Ninh , tôi lại tiếp tục cuộc hành trình lên Phước Vinh là nơi ở của thày Bảy . Qua chợ Long Hoa giờ này đã vắng bóng của hai cha con ông thày Chàm , tôi vào mua một ít thực phẩm , thuốc và đồ nhậu lên làm quà cho bà Bảy . Loay hoay thế nào , tới gần trưa tôi mới đến được Phước Vinh . Vào đến nhà Thày Bảy , thấy các sư huynh đệ tụ tập đông đủ cả . Tôi vào trong nhà thấy thày Bảy đang ngồi uống trà ở bộ ngựa và ông thày Chàm đang nằm bên cạnh , hai người đang rì rầm to nhỏ . Thấy tôi đến , thày Bảy kêu tôi lại ngồi uống trà . Tôi xin phép lên bàn thờ Tổ thắp nhang xong xuôi mới ra hầu chuyện hai Thày . Trong khi ngồi uống trà , thày Bảy từ từ kể cho tôi nghe câu chuyện mấy bữa trước mà tôi vẫn đoán già đoán non . Chuyện đó xảy ra như sau :
Kể từ chuyện tranh hùng lần trước , khiến cho đứa con nuôi của thày Chàm ( mà cũng là con đẻ của lão thày Chà ) bị giết chết , lão thày Chà biệt tích giang hồ , còn thày Chàm trở lại núi Cậu Tây Ninh trị thương và tìm cách trả thù . Sau một thời gian trị thương và cho cái đau mất đứa con nuôi nguôi ngoai dần đi , thày Chàm Tây Ninh quyết định về lại Tháp Chàm - Phan Rang cầu thày Tổ của mình . Thày Tổ của ông thày Chàm năm đó cỡ khoảng ngoài 90 tuổi , nhà nằm gần tháp Chàm POKLONG GARAI .Tháp Pô Klaong Garai ở thôn Đô Vĩnh . Đây là khu tháp đại diện cho phong cách muộn (đầu thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII) là các tháp Poklong Gairai, tháp Pôrôme. Tháp PôKlông Garai gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng hiện nay còn lại 3 ngôi xây bằng gạch. Đó là tháp Cổng (cao 8,56m), tháp Lửa (cao 9,31m) và tháp Chính - tháp thờ vua PôKlông Garai - (cao 21,59m, mỗi cạnh rộng hơn 10m). Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình kiến trúc nghệ thuật. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng các hoạ tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần.Tất cả công trình trạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm. Vùng này là một khu vực núi đá hoang vu , các đền đài từ ngày xưa nay đã từng là Kinh đô của Vương Quốc Chiêm Thành lừng lẫy , đã mấy lần đem quân vào đánh chiếm Thăng Long . Người Chăm ở Ninh Thuận sống quây quần thành một đại gia đình và vẫn còn theo chế độ mẫu hệ . Tuy đàn ông thực tế đóng vai trò to lớn trong cuộc sống nhưng chủ gia đình luôn là người đàn bà cao tuổi. Phong tục Chăm qui định con gái theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, đặc biệt người con gái út phải nuôi dưỡng cha mẹ già nên được phần chia tài sản lớn hơn các chị.Về mặt sinh hoạt, mỗi nhà trong khuôn viên có tổ chức mặt bằng khác nhau. Song, đồng bào cho rằng nhà thang yơ là kiểu nhà cổ nhất. Đó là nhà sản, nhưng nay sàn rất thấp gần sát mặt đất. Đầu hồi bên trái và một phần của mặt nhỏ dành cho khách, chủ nhà, kho đựng lương thực và dụng cụ . Người Chăm ở Ninh Thuận có khoảng 60 % theo đạo bà La Môn , 40% còn lại theo đạo Hồi Giáo ( ISLAM ) . Thầy Tổ của ông thày Chàm là người theo phái Bà La môn , một Đạo giáo có từ rất xa xưa . Người Bà La Môn từ ngàn xưa do cuộc sống khắc nghiệt luôn phải đối đầu với kẻ thù và thú dữ đã mang trong huyết quản dân tộc mình một dòng máu cần cù chịu khó và một phương pháp Huyền thuật rất giỏi . Với tư cách là tôn giáo cổ nhất Ấn Độ với Thánh điển còn lưu lại, Ấn giáo Phệ-đà (vedic religion) giữ một vai trò đặc biệt trong tôn giáo của Ấn Độ . Đó chính là gốc gác thày Tổ của ông thày Chàm . Khi về đến thôn Đô Vĩnh bái kiến thày Tổ , Thày Chàm Tây Ninh ở lại gần một năm để bổ xung thêm pháp thuật . Hàng ngày , thày Chàm cùng bạn Đạo lên tháp Pô Klaong Garai cầu đảo Thần linh . Các vị thần Phệ-đà như Mật-đa-la (
密多羅, sa. mitra), Phạt-lâu-na (zh. 伐樓那, sa. varuṇa), Nhân-đà-la (zh. 因陀羅, sa. indra) và các Mã Đồng (zh. 馬童, sa. aśvin) là những đấng tối cao về tâm linh của họ . Người thực hiện cầu đảo Thần linh bằng một bài tán tụng. Đàn tế lễ được lập một cách nghiêm trang với ba loại lửa, việc tế lễ được thực hiện bởi nhiều Tế sư khác nhau cùng với các bài kệ tụng (sa. ṛc), ca vịnh (sa. sāman), câu tế đảo (sa. yajus), và các chân ngôn (sa. mantra). Vật tế lễ là Tô-ma (zh. 蘇摩, sa. soma), thú vật, bơ lỏng, ngũ cốc và thực phẩm đã được nấu chín. Tổ tiên (sa. pitṛ) cũng được cúng tế. Trong những đêm lạnh giá của Ninh Thuận , thày Chàm vẫn khoác bộ quần áo dân tộc của mình chạy nhẩy băng băng qua các sườn núi đá để luyện pháp thuật dùng cho công việc trả hận nay mai . Sau khi được thày Tổ truyền cho đủ ngón nghề tuyệt mật , thày Chàm lại từ biệt thày Tổ mình , khoác tay nải nhằm hướng Tây Ninh thẳng tiến .
...
(Còn nữa)









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét