Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

TIN KHÓ TIN !!!



Tin khó tin: Cá sấu Thủ Lệ kêu meo meo và vẫy đuôi như chó

(LĐO) Đào Tuấn (tổng hợp)

Anh Chủ tịch nói lời cay đắng rồi phóng biển xanh qua sở thú ngắm cá sấu massage. Trong khi đó vua Đinh mặt rồng phừng phừng lửa giận, tuốt gươm thét lớn: Tình yêu non sông gấm vóc cái kim tiêm à!

Chào mừng bạn trở lại với Tin khó tin
Bà con phấn khởi bấm nhiều nút lai...
Hôm qua, dân gian có thơ thế này:
An Giang, trong một buổi chiều
Bà con phấn khởi bấm nhiều nút lai...
Chả là hôm qua, Thứ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn đã làm bà con, không chỉ ở An Giang “bấm like kịch liệt” khi trong một bài phỏng vấn, ông đã khẳng định quá xác đáng. Rằng nói gương mặt “Chủ tịch kênh kiệu” hay “ông Chủ tịch không gần dân”, đó là một nhận xét đầy cảm tính. Với nhận xét đó, chúng tôi chưa thấy đủ yếu tố và đến mức độ để cơ quan chức năng xử lý người ta vi phạm hành chính.
Chủ tịch An Giang: Cái gì mình tha thứ được thì tha thứ (ảnh Tuyên giáo An Giang)
Và việc nhiều cơ quan (16 cơ quan thưa các bạn!) cùng vào cuộc xác minh, họp hành, ra quyết định xử phạt hành chính và kỷ luật Đảng là việc làm tùy tiện và có dấu hiệu lạm quyền. Xem thêm tại đây 
Trong khi đó, Vương chủ tịch mặc dù nói lời cay đắng là “khổ sở”, nhưng vẫn kiên định quan điểm: Cái gì mình tha thứ được thì tha thứ, quan trọng là người làm sai biết sửaXem thêm tại đây 
Giá như ông Chủ tịch nghĩ xa hơn cái sống mũi thì hiểu ngay rằng người làm sai phải biết sửa chính là cái bộ máy 16 cơ quan nhà ông đang ăn hiếp những người dân lành chỉ vì 2 chữ kênh kiệu và một cái bấm like. Giá như ông thật sự cầu thị thì đã hiểu được rằng người có quyền tha thứ phải là người dân An Giang chứ không phải cái mặt 5 triệu.
Dê nhầm nhà, danh sách nghèo lỗi đánh máy, nhà tình nghĩa… xây nhầm địa chỉ
Tôi nói thật là đã suy nghĩ về hoàn cảnh của người bí thư chi bộ trong bàn tin này. Xem thêm tại đây 
Ngôi nhà 3 tầng của đồng chí “bí thư hộ nghèo” (Ảnh Doisongphapluat)
Ông có vợ mắc bệnh nan y - một thứ bệnh mà có thể, tài sản sẽ lần lượt đội nón ra đi - không ngoại trừ cả việc rơi xuống hộ nghèo. Nhưng hoàn cảnh không phải là lý do để một người có chức có quyền có thể lợi dụng chính sách. 
Bởi nếu một người có nhà 3 tầng, có tiền mua ô tô mà lại hưởng chính sách hộ nghèo, có nghĩa là có một người nghèo và đói mất đi một bát cơm trong mỗi bữa ăn. Có nghĩa là lẽ công bằng đang què thêm một chân.
Ông bí thư có thể nói ông nghèo - nhưng cái nghèo, nếu có, là nghèo lòng tự trọng. Chỉ an ủi là nghèo tự trọng là căn bệnh không ít phổ biến.
Đấy, vừa hôm qua, huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu vừa lá lành đùm lá rách cho một người dân ở huyện Hồng Dân. Chỉ có điều, đó là đùm nhầm, chỉ có điều cái lá đó không rách, có điều, cái lá đó mọc trên cây gia tộc của đồng chí Bí thư huyện ủy Phước Long. Xem thêm tại đây 
Những “người hùng đóng thuế” xây trụ sở 100 tỉ ở Quảng Nam (Ảnh Thanh Niên)
Con dê đi nhầm nhà, bản danh sách lỗi đánh máy và nhà tình nghĩa… xây nhầm địa chỉ. Chao ôi, những người làm chính sách mà quay sang viết văn thì với trí tưởng tượng phong phú thế này chẳng mấy đất Việt sẽ có tên trên bản đồ Nobel thế giới.
Lò đào tạo đâm kim chuyên nghiệp thì có
Hôm qua, đi qua siêu xa lộ 10 làn đường đang dùng để “phơi tép” ở Hà Tĩnh, PV báo Giao thông đã đến với những vùng mà người dân đang hàng ngày “đánh đu với tử thần” khi qua lại trên những chiếc cầu phao tạm bợ đã lên lão, những con đò bám dây hay những cây cầu siêu vẹo sập lúc nào không biết. 
Nơi đó, có những đứa trẻ đã chết. Nơi đó, 240 tỉ của cái siêu xa lộ có thể xây được cả chục cây cầu. Xem thêm tại đây 
Tượng đài kim tiêm (Ảnh Dân trí)
Hôm qua, PV Thanh Niên đã đến với những khổ sở, lạc hậu, nghèo đói, phía sau của những trụ sở hành chính trăm tỉ ở Nam Giang, Quảng Nam để thấy rằng chính những người dân đang phải trèo lội suối bòn ruộng mót nương từng xu các để đóng thuế lấy tiền ngân sách xây trụ sở. Xem thêm tại đây 
Những con người cả đời bán mặt cho đất, bán lưng cho giời ấy, nhìn trụ sở nguy nga hoành tráng mà không tưởng lâu đài cung điện thì mới là lạ chứ.
Ấy thế mà, Thưa các bạn, cơn sốt lâu đài, bảo tàng, tượng đài hóa ra bịt được chỗ này lại lòi ra chỗ khác. Sơn La chưa qua Đắc Nông đã tới. Xem thêm tại đây 
Tôi gạch đầu dòng giúp bạn 2 chi tiết không thể bỏ qua này. Đắc Nông từng định “huy động từ doanh nghiệp, công nhân viên chức, học sinh trong toàn tỉnh”. Và thứ 2: Cái tượng đài 146 tỉ đấy, tương đương với 1/10 ngân sách toàn tỉnh thu trong một năm.
Bạn hỏi tượng đài xây xong rồi để làm gì? 
Chẳng may hết vốn giữa chừng thì nó có thể bị bỏ hoang như bảo tàng Vịnh Mốc (Quảng Trị). Nơi mà 5,5 tỉ bạc đang thử thách dưới nắng mưa. Xem thêm tại đây 
Còn nếu có cách để “huy động sức dân” và tiền ngân sách thì nó có thể trở thành bãi đáp cho các anh “họ nghiên” như tượng đài vua Đinh Tiên Hoàng trong quảng trường ngàn tỉ ở Ninh BìnhXem thêm tại đây 
Tôi nói thật, sau khi Dân trí đưa mấy cái ống tiêm dưới chân nhà vua đứng cắp kiếm lên báo, tôi chỉ mong ngài còn sống, thế nào mặt rồng cũng phừng phừng lửa giận, tuốt gươm “cẩu đầu trảm” cho phát - cái lũ phạm thượng. 
Xe biển xanh ngành thuế đi “uống nước” ở tiệm massage (Ảnh Doanhnghiep)
Giáo dục tình yêu non sông gấm vóc cái gì. Có mà thành lò đào tạo đâm ven xỏ kim chuyên nghiệp thì có.
Xe biển xanh đi “uống nước” trong tiệm massage
Nhân câu chuyện sẽ có hơn 4.000 biên chế nhà nước phải giảm trong năm 2016 - một chỉ tiêu cụ thể thật sự thể hiện quyết tâm của Chính phủ, báo điện tử VNN hôm qua đã đặt ra một câu hỏi khó: sao nghề công chức lúc nào cũng hot? Xem thêm tại đây 
Cũng lạ, lương thì 3 cọc 3 đồng mà sao có đến 2,8 triệu công chức, mà sao ai cũng muốn lao vào con đường công chức, thậm chí phải “nã đạn” cả trăm triệu chỉ để vào được bộ máy nhà nước.
Tờ báo trả lời, rằng đó là cái tâm lý “một người làm quan cả họ được nhờ”, rằng mục tiêu là để “làm quan và đổi đời”. Chưa kể thực tế từng được công khai tại nghị trường: Hậu duệ rồi mới đến quan hệ và tiền tệ.
Và hôm qua, các công chức ngành thuế Hải Dương đã trả lời giúp câu hỏi này. Đây, ngay trong giờ hành chính, bằng xe biển xanh, họ đi “uống nước” trong tiệm massage tên gọi “Nhật Nguyệt Lầu” suốt 2 tiếng rưỡi đồng hồ. Xem thêm tại đây 
Bài báo dài ơi là dài, đáng chú ý có lời giải thích của một quan chức ngành thuế: “Ngày hôm ấy ở cơ quan có một số đồng chí đi làm việc trên Hà Nội, chắc là trên Hà Nội “khó” có chỗ để xe nên các đồng chí vào… “chỗ đó”. 
Còn “Massage cũng là bình thường mà, đến chị còn đi nữa là” và “việc sử dụng xe công vụ đi “giải trí” trong giờ hành chính là hoàn toàn “bình thường”.
Tôi nghĩ mai tờ Doanh nghiệp sẽ phải tung ra cái clip thôi, chứ từ năm ngoái, ngành thuế đã quyết tâm xử lý nghiêm công chức thuế bỏ vị trí công việc, hoặc làm việc riêng trong giờ rồiXem thêm tại đây 
Biết đâu họ vào đó để kiểm tra… môn bài lầu xanh.
Đẩy “bộ phận không nhỏ” sang láng giềng
Tờ Tuổi trẻ, trong một sự liên tưởng thi vị nói đến chuyện “con cá sấu lim dim sưởi nắng trong một ngày đúng ra phải là đông giá". Bạn sẽ ngạc nhiên. Chẳng có gì lạ cả. Vì Hà Nội thì làm gì có tham nhũng.Xem thêm tại đây 
Tướng Trần Văn Độ: Chưa có một cơ quan, địa phương nào tự mình phát hiện ra ở trong cơ quan, địa phương có tham nhũng (Ảnh Quochoi)
Bài báo, theo tôi có một câu cực đắt: “Ai cũng bức xúc, ai cũng than phiền về tham nhũng. Song ít ai dám công khai vạch mặt nguyên nhân và dũng cảm chống tham nhũng. Rất đơn giản: hóa ra chúng ta rất sợ hãi tham nhũng, tựa như sợ hãi con cá sấu ngủ trưa kia”.
Nhưng tôi nghĩ còn có một câu trả lời nữa, cho con cá sấu bình thản sưởi nắng- điều mà ĐBQH Trương Trọng Nghĩa đã nhắc tới trước nghị trường: Người tham nhũng đang xử lý người chống tham nhũng.
Hôm qua, trong khi tướng Độ, một thẩm phán đeo cành tùng lấy thực tiễn ra nói chuyện “Chưa có một cơ quan, địa phương nào tự mình phát hiện ra ở trong cơ quan, địa phương có tham nhũng” nhất là trong thời điểm "hoàng hôn nhiệm kỳ" sắp hết nên thôi khỏi làm gì nữa, nhường lại cho nhiệm kỳ sau. Xem thêm tại đây 
Thì Hà Nội cũng nhân đà “Sông Tô trắng trẻo mịn màng” tiếp tục cho nhân dân thư giãn với khẳng định: Không có cán bộ nào nhận quà sai quy địnhXem thêm tại đây 
Tôi chỉ ước ngay ngày mai các địa phương sẽ nô nức nhập Tràng (an) để học hỏi kinh nghiệm đặng cuối năm sẽ đẩy “bộ phận không nhỏ” sang láng giềng. Khi ấy, cả nước sẽ: "Không có cán bộ nào mua dâm". Không cán bộ nào không hoàn thành nhiệm vụ. Không cán bộ nào cắp ô. Không cán bộ nào kê khai không trung thực. Không cán bộ nào giàu bất thường. 
Tôi muốn hỏi các bạn một điều rằng phải chăng khi ấy ngay cả cá sấu trong vườn thú Thủ lệ cũng sẽ biết kêu meo meo và vẫy đuôi như chó nữa? ./.
Báo laodong online

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015


    Khủng Bố, Tây-Tàu-Việt

  • Khủng bố: Dùng biện pháp tàn bạo làm cho khiếp sợ để hòng khuất phục” – (vdict.com)
    Ở VN, khủng bố là một chuỗi biện pháp tàn bạo để hòng che lấp khủng hoảng” – (ĐTL)
    Nơi chốn có khác nhau, đối tượng có khác nhau, phương tiện có khác nhau, cách thức có khác nhau... nhưng mục tiêu của khủng bố chỉ là một: Khiến cho người khác sợ. Rồi khai thác nỗi sợ đó vào nhiều đích nhắm khác.
    Từ ngàn xưa, phong kiến Tàu đã tóm gọn chiến thuật này thành phương châm: “Sát nhất nhân - Vạn nhân cụ”. Tức là giết một người cho chục ngàn người khác sợ. Và trở thành triết lý thống trị đời nay, sau khi triển khai danh ngôn của một “triết gia” (được nâng cấp thành thầy giáo muôn đời) hậu thuẫn cho vị trí con trời: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Nghĩa là vua bảo chết thì chết, không chết là không phải tôi trung! Thế là các đấng con trời tha hồ giết dân.
    Phương Tây không có loại triết gia “say máu giết người như gạch ngói” đó. Nên chi, người ta lên án bọn giết người hòng đạt những mục tiêu cục bộ bằng phương thức khủng bố.
    Phương Tây tuyên bố bằng số đông hàng triệu người xuống đường biểu tình: “Not Afraid!”. Lại còn đồng loạt liên đới vỗ ngực xưng danh là nạn nhân để thách thức bọn khủng bố: “Je suis Paris!”.
    Paris là một nạn nhân trong mấy vụ khủng bố liên tiếp gần đây. Từ vụ tòa soạn báo Charlie Hebdo làm gắn bó khắng khít hơn giới lãnh đạo Liên Âu... cho tới vụ khủng bố mới nhất vừa xảy ra ở quận 10 & 11 của Kinh đô Ánh sáng.
    Cả nước Pháp kéo cờ rũ để tang cho số nạn nhân thương vong. Gần trọn thế giới chia sẻ sự mất mát của Paris và lên án lũ sát nhân. Nhưng, xem ra chẳng một ai khiếp sợ, như điều mong đợi của bọn khủng bố.
    Ngược lại, ở xứ con trời, với hàng đống các ông trời con núp sau cái bóng lập lòe trên vách lá của tay triết gia thầy chạy kia, tình hình thế nào?
    Gần 20 vụ nổ liên hoàn hàng loạt kho hóa chất và cao ốc ở Thiên Tân, Liêu Ninh, Đông Dinh, Cam Túc, Chiết Giang, Giang Tô... hiển thị một số chỉ dấu khủng bố lẫn nhau giữa các thế lực hoàng đế cùng các lãnh chúa cầm quyền.
    Họ thoải mái và tùy tiện triệt hạ nhau bằng những phương pháp... giết dân lành. Cho nên, chẳng ai thấy cờ rũ ở đây. Cũng chẳng có lời chia sẻ động viên nào từ các lân quốc.
    Có phải vì đó chỉ là kiểu khủng bố nội bộ để giành quyền hoặc để ngáng chân nhau? Hay, chỉ vì chẳng ai muốn dây với bọn hủi bá quyền?
    Ở đâu nữa có giới cầm quyền tùy nghi sử dụng phương pháp khủng bố dân lành để giữ ghế?
    Bạn đã đọc tin về trò ném mắm tôm/dầu nhớt/sơn đỏ vào sân giáo đường/nhà ở của nhân dân rồi chứ?
    Bạn đã đọc tin về một nhà thơ cựu bộ đội bị côn đồ ném gạch đá liên tục lên mái ngói tuần này qua tuần khác rồi chứ?
    Bạn đã đọc tin về những nạn nhân bị côn đồ có thẻ hành sự đánh tét đầu/gãy chân/dập sống mũi... ngay giữa đường phố rồi chứ?
    Bạn đã đọc tin về cụ Tạ Trí Hải, một nghệ sĩ đường phố bị côn đồ có thẻ đánh què tay, vất đàn và dụng cụ âm thanh xuống Hồ Gươm rồi chứ?
    Bạn đã đọc tin về những nạn nhân bị chết dưới tay công an rồi chứ? Không chỉ một, mà là hàng trăm, những non 300 người trong vòng 3 năm!
    Gần đây là nạn nhân Đỗ Đăng Dư, chết trong thời gian điều tra của côn an ngay tại trại tạm giam, và bị vu là bởi đám bạn tù xử lý về tội rửa bát bẩn!
    Gần hơn nữa là hai luật sư biện hộ cho cháu Dư, trên đường đến viếng gia đình nạn nhân thì bị côn đồ chận đánh đổ máu, và bị vu là do phóng ô tô làm tung bụi bẩn!
    Gần nhất là một luật sư khác lên tiếng bênh vực cho 2 luật sư nạn nhân vừa kể liền bị côn an bắt cóc áp giải về đồn, và bị vu là do có người từ tỉnh khác tố cáo!
    Xâu chuỗi 3 sự kiện khủng bố này lại với nhau, người ta nghĩ gì?
    Một là, nhà nước này quá hèn, không dám ra biển bảo vệ ngư dân bị lũ giặc giết hại (còn đòi tiền chuộc), mà chỉ tuyền cưỡng chế nông dân và hành hung thị dân.
    Hai là, nhà nước này quá nhục, đánh đổ máu dân lành biểu tình chống giặc bằng biểu ngữ No-Xi, hòng an nhiên rót rượu chiêu đãi giặc cướp được mời vào nhà bằng 21 phát đại bác.
    Ba là, nhà nước này thấm sợ, đã hãi cả nội dung những bài nhạc yêu nước, hãi cả người nghệ sĩ đàn rong tuổi quá 70 với một “kho vũ khí” chỉ gồm 7 nốt nhạc.
    Bốn là, nhà nước này hết thời, phải chuyển đổi từ núp bóng chủ nghĩa sang núp bóng côn đồ để trấn áp nhân dân, hầu mua giờ vơ vét lần chót tài nguyên đất nước.
    Năm là, nhà nước này đã cùng đường lý luận, phải sử dụng những lý do cực kỳ ấu trĩ (và bốc mùi) để chạy tội (cùng lúc, hiển thị cả tột cùng sự sợ hãi dư luận quần chúng nhân dân).
    Sáu là, nhà nước này đã cùng đường cai trị, tự nâng cấp tội giết dân trong đồn côn an bằng tội hành hung luật sư rồi bắt cóc luật sư, tức là xóa sổ lời rao pháp quyền.
    Bảy là, nhà nước này đã đứt hệ chỉ huy, trung ương chỉ nhấp nháy đèn xanh hay đèn đỏ, thông qua Tuyên giáo cùng bộ CA nhập nhằng giao ban, và bên dưới hành xử tùy chọn.
    Tám là, nhà nước này đang cơn tả xung hữu đột, với nguy cơ lớn nhất là ngân khố trống, vay mượn thêm không dễ, nắn túi dân quá khó, nợ lương công nhân viên là cầm chắc.
    Gút lại là gì?
    Điểm khác nhau:
    Khủng bố, ở trời Tây, là nhằm tạo ra một không gian khủng hoảng cho “địch”, trên “đất địch”.
    Khủng bố, ở trời Ta, là nhằm tạo ra một không gian che lấp mọi khủng hoảng tứ bề, của chính “ta”, trong giờ hấp hối.
    Điểm giống nhau:
    Dân deck sợ - Khủng bố là phương pháp tự định vị chính mình ở trong ngõ cụt!
    14/11/2015 – Tròn 62 năm ngày khai mạc Hội nghị Toàn quốc đảng Lao động VN lần thứ nhất.
    Blogger Đinh Tấn Lực

TÌM HIỂU VỤ NÓI XẤU CHỦ TỊCH TỈNH PHẠT 5 TRIỆU ĐỒNG TẠI VIỆT NAM

    Một kiểu phạt mất nhân tâm

  • Nguyễn Văn Tuấn
    Nhân ngày 20/11 này (*), có lẽ nên dành vài dòng để nói về sự kiện một cô giáo ở An Giang bị phạt 5 triệu đồng chỉ vì chị ấy viết ra cảm nhận cá nhân (trên facebook) về thái độ của ông chủ tịch tỉnh (1). Sự kiện chỉ làm cho cái khoảng cách giữa quan và dân ngày càng xa hơn. Ngân sách vốn đã èo uột của Nhà nước có thể giàu thêm 10 triệu, và ông chủ tịch có thể hả dạ vì thắng cuộc, nhưng cái hố căm ghét đã được đào sâu thêm. Và, phe thắng cuộc của ông chỉ thất bại trong việc thu phục nhân tâm.
    Câu chuyện thật là lí thú (và cũng dễ giận), nhưng vì báo chí viết lung tung, nên rất khó hiểu đầu đuôi ra sao. Tôi phải tự sắp xếp lại dữ kiện cho dễ hiểu, trước là cho tôi, sau là chia sẻ cùng các bạn:
    · Ông chủ tịch tỉnh An Giang là Vương Bình Thạnh bị kiểm điểm vì yếu kém trong công việc;
    · Cô giáo Thuỳ Trang viết trên fb nhận xét về ông chủ tịch như sau: “Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang” (2);
    · Ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc là nhân viên điện lực vào fb nhấn nút “Like” cái note của cô Thuỳ Trang;
    · Thế là bà Thuỳ Trang và ông Huy Phúc bị công an phạt. Mỗi người bị phạt 5 triệu đồng, vì tội “sử dụng thông tin nhằm xúc phạm uy tín, danh dự người khác.”
    Nhưng một sự thật khác còn thú vị hơn và có thể liên quan hơn là nhà ông chủ tịch và nhà ba má ông Huy Phúc là kề cạnh nhau. Nhà ông chủ tịch là nhà cao tầng (4 tầng), còn nhà ba má ông Huy Phúc thì thấp hơn (2 tầng). Thời gian ông chủ tịch xây nhà làm hư hại và nứt tường nhà của ba má ông Huy Phúc, nhưng họ chẳng bồi thường gì cả, dù biên bản ghi rõ là ông chủ tịch có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Huy Phúc. Ngoài ra, bên nhà ông chủ tịch còn gây ra vài phiền toái cho láng giềng, nhưng ba má ông Huy Phúc thì không dám phàn nàn ông chủ tịch (có lẽ vì sợ).
    Câu chuyện là như thế. Phải nói là câu chuyện nghe qua có phần giống như kẻ bị trị, bị áp bức, phải sống và chấp nhận thân phận nhược tiểu trước giai cấp cai trị. Nó có cái motif của truyện của Nguyễn Công Hoan, và phần nào đó motif của vở cải lương Lá Sầu Riêng (mà trong đó con của tá điền phải lạy lục xin lỗi chủ điền). Nhưng sự việc đặt ra nhiều câu hỏi làm chúng ta phải suy nghĩ về xã hội ngày nay.
    Thứ nhất là cái gọi là "xúc phạm". Tôi tự hỏi cái nhận xét “kênh kiệu, xa lánh dân” của cô giáo Thuỳ Trang có phải là “xúc phạm uy tính, danh dự” của ông chủ tịch? Khách quan mà nói, tôi chẳng thấy câu đó xúc phạm gì cả. Nếu cô Thuỳ Trang nói ông chủ tịch là tham nhũng hay ăn chận thì may ra có thể xem là xúc phạm. Còn ở đây, lời nhận xét đó chỉ là một nhận xét về thái độ và phong cách lãnh đạo, và nhận xét đó hoàn toàn mang tính cá nhân. Như thế thì không thể nói là xúc phạm danh dự được. Nên nhớ rằng ông chủ tịch đã bị tổ chức đảng khiển trách vì làm không tốt việc. Cộng thêm những xích mích với người láng giềng, cho thấy có lẽ nhận xét cá nhân của cô Thuỳ Trang không phải là cái gì quá đáng hay thiếu cơ sở.
    Có lẽ ông chủ tịch quên lời dặn cán bộ của Hồ Chí Minh là "tuyệt đối không được kiêu ngạo, công thần, tự cao, tự đại", và "Cán bộ đảng viên phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải kính yêu nhân dân. Phải tôn trọng thật sự quyền làm chủ của nhân dân." Ông cụ Hồ mà có sống lại và đọc được câu chuyện này chắc phải khóc.
    Thật ra, cái nhận xét “kênh kiệu” mà đối chiếu với những gì các vị lãnh đạo và trí thức viết về đối thủ chính trị trên báo, thì quả thật câu nhận xét đó… quá hiền. Trong một thời gian dài, những người trong hệ thống tuyên truyền ngoài Bắc gọi những đối thủ chính trị trong Nam bằng "thằng" (thằng Thiệu, thằng Diệm), và dùng những lời chửi thô tục ngay trên mặt báo. Cho đến nay, họ vẫn thỉnh thoảng gọi các sĩ quan và viên chức trong Nam trước 1975 là "nguỵ". Đó mới là xúc phạm, nhưng chắc những người viết như thế không thấy xúc phạm (và người bị gọi như thế cũng chỉ mỉm cười). Ấy thế mà ông chủ tịch cảm thấy xúc phạm khi có người nhận xét là kênh kiệu và xa lánh quần chúng! Thật trớ trêu!
    Thứ hai là cái vị thế và giai cấp của ông chủ tịch. Tôi tự hỏi nếu người mà cô Thuỳ Trang nhận xét không phải là ông chủ tịch, mà là một thường dân, thì có xảy ra vụ phạt hay không? Có lẽ là không, vì trong cái xã hội mà 9 người thì đã có 10 ý, chẳng ai quan tâm đến việc người ta nhận xét tốt hay xấu về mình. Một người làm đến chức chủ tịch tỉnh, tức là người của công chúng mà không có khả năng chịu đựng một nhận xét cá nhân, thì phải nói đó là biểu hiện của sự thiếu tin tưởng (lack of confidence). Vì thiếu tin tưởng, nên mới dùng biện pháp công an để làm khó người ta.
    Ở đây còn có vai trò của công an. Ông chủ tịch chối là ông không có chỉ thị cho công an phạt cô Thuỳ Trang và ông Huy Phúc. Nhưng hình như khẳng định của ông không được mấy người thấy thuyết phục. Nếu người bị nhận xét tiêu cực không đến than phiền với công an thì làm gì có chuyện công an đến phạt tiền. Tương tự, nếu ông chủ tịch không phàn nàn hay nói công an biết, thì có lẽ công an chẳng phạt cô Thuỳ Trang. Do đó, ông chủ tịch chối rằng ông không có chỉ đạo cho công an thì rất khó thuyết phục dân chúng. Trong cái nhìn của dân chúng, công an hay toà án hay chủ tịch tỉnh đều là “họ” cả -- là giai cấp cai trị -- nên chỉ cần một cú điện thoại là xong. Do đó, vụ việc là một cảnh báo cho thường dân: Đừng có dại dột mà đụng đến chúng tao; chúng tao có đầy đủ phương tiện để làm cho chúng bây khổ suốt đời. Một cảnh cáo kiểu “giết gà để doạ khỉ”.
    Thứ ba là cái vai vế xã hội của người phạt. Giả thuyết là cô Thuỳ Trang (và ông Huy Phúc) là những người thường dân hay nhân viên cấp thấp, nên bị quan chức ăn hiếp. Nhưng nếu họ là một nhà báo hay nhà văn nổi tiếng thì có bị công an phạt hay không? Có lẽ không. Chẳng hạn như có nhà báo trong nước viết hẳn một cuốn sách cho rằng ông cựu tổng bí thư Đỗ Mười mắc bệnh tâm thần, và nhiều thông tin động trời khác của giới lãnh đạo đảng. Nhưng hình như nhà báo này chẳng bị phạt tiền gì cả.
    Đó là chưa kể đến những bài báo của đảng cộng sản Tàu trêu chọc, khiêu khích, đe doạ và xúc phạm giới lãnh đạo Việt Nam, nhưng phía VN có nói gì đâu. Không nói là đúng, vì chẳng lẽ phải hạ mình để tranh luận với những kẻ mắc bệnh tâm thần mãn tính. Không tranh luận cũng là cách giữ vị thế của mình.
    Do đó, có lẽ có sự phân biệt trong đối xử ở đây. Nó giống y chang như truyện Nguyễn Công Hoan viết “Chà! chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: 'Nhờ bóng quan lớn', là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông. Tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp. Mà rồi thằng khốn nạn ấy, ông truy cho đến kỳ cùng, không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt ra được. Bởi vì ông có sẵn trong tay hàng mớ pháp luật, thì ông ngại gì không khép thằng bảo quan béo vào tội 'làm rối cuộc trị an'." Ông chủ tịch An Giang sao mà giống với quan lớn trong truyện trên quá!
    Do đó, công lí ở Việt Nam không đúng với ý nghĩa của danh từ đó, vì nó còn tuỳ thuộc vào “đối tượng”. Nói trắng ra là “dân đen” thì khó có thể có công lí trong cái hệ thống mà công lí là do đảng cầm quyền kiểm soát. Một ví dụ tiêu biểu là trường hợp ông Chu Văn Thưởng, giám đốc Sở Nông Nghiệp ở Hà Tây lái xe trong tình trạng say xỉn, gây tai nạn làm cho 2 người dân chết, vậy mà chỉ bị phạt 36 tháng tù, nhưng là … án treo! Lí do mà quan toà đưa ra là vì ông này có thành tích tốt và là ... đảng viên. Bản án này chẳng những hài hước, mà còn là một phát biểu rõ rệt nhất về vị trí đứng trên pháp luật của đảng.
    Nhưng điều đáng báo động nhất là khoảng cách giữa người bị trị và người cai trị. Xã hội Việt Nam ngày nay có thể ví von như là một xã hội phong kiến, với bản sắc chủ nghĩa Mao và Stalin (kiểu nhà nước cảnh sát trị), nhưng cũng hoà quyện với văn hoá tiểu nông Việt Nam. Ba đặc điểm phong kiến - Mao Stalin - tiểu nông đó giúp tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trốc, xa rời quần chúng, đúng như nhận xét của một vị tướng trong quân đội: "Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa."
    Ông chủ tịch và các đồng chí của ông ở An Giang có thể hả dạ vì ghi bàn thắng 10 triệu đồng và đày đoạ được 2 cá nhân. Nhưng ở đời này, chẳng ai giàu ba họ và chưa ai khó ba đời; hôm nay ông có thể giàu và quyền thế, nhưng tiền và quyền đó sẽ không tồn tại mãi mãi. Mười triệu đồng có thể làm cho hai người dân kia đau khổ một thời gian và ngân sách An Giang giàu thêm một chút, nhưng số tiền đó cũng có hiệu quả rất tốt trong việc đào cái hố oán thù sâu thêm trong người dân, và khoảng cách giữa ông và người dân sẽ càng xa hơn. Nhìn như thế thì ông chủ tịch và cái hệ thống của ông là phía thua cuộc trong công cuộc thu phục nhân tâm.
    __________________
    (*) Đúng ra, Ngày Nhà Giáo Thế Giới (World Teachers' Day) là ngày 5/10 vì đó là ngày được UNESCO công nhận, và hơn 100 quốc gia trên thế giới tuân theo. Còn cái ngày 20/11 (cũng như nhiều "Ngày" khác) chỉ thuộc về phe xã hội chủ nghĩa cũ, tuyên truyền là chính, chứ nó không có ý nghĩa như người ta nghĩ.
    (1) http://phapluattp.vn/…/bi-phat-5-trieu-dong-vi-noi-xau-dong…
    (2) http://phapluattp.vn/…/bi-che-tren-facebook-chu-tich-an-gia…
    (3) http://danviet.vn/…/vu-noi-xau-chu-tich-tinh-tren-facebook-…
    Trích: “Nhà ông Thạnh xây cao, trời mưa nước tràn qua nhà tôi, hai vợ chồng già lấy thau lấy xô tát nước ra ngoài. Nhà mình thấp, đành chịu. Ông Thạnh trồng kiểng, nhưng không có thời gian tưới, nên phân tro trong các chậu kiểng bị khô nên bay tứ tung, tôi cũng không dám nói gì. Bên đó hay nướng thịt, khói bay qua nhà, chúng tôi cũng không nói gì vì nhà mình không kín, mà con cháu nướng chứ ông chủ tịch cũng không có nướng. Nhà cửa giờ hư hỏng, chúng tôi cũng chưa dám gửi đơn thì con trai lẫn con dâu đều bị phạt” và "Hai vợ chồng tôi muốn dẫn con qua nhà ông chủ tịch, xin lỗi ông, năn nỉ ông bỏ qua."
    Trong đoạn trích trên, người dân dùng chữ "không dám" đến 3 lần để nói về vai vế thấp hèn của mình trước uy quyền của ông chủ tịch!

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

PHÓNG SỰ ĐỌC RẤT XẤU HỔ: "NGHỀ ĂN CẮP CỦA NGƯỜI VIỆT TẠI ĐỨC"


Sunday, November 01, 2015
Chúng ta nghe nói "Người Việt" ăn cắp tại Nhật, hôm nay đọc bài "Nghề ăn cắp của người Việt tại Đức"!
Một người Việt bị giết trong các cuộc thanh trừng của mafia thuốc lá
(NGUỒN: SPIEGEL TV MAGAZIN)
VietPress USA (01-11-2015): Thông tấn xã VietPress USA vừa nhận được bài phóng sự của tác giả Phạm Thị Hoài ở Đức viết về những người Việt miền Bắc Việt Nam đi lao động, hầu hết ở Đông Đức, nay sập tường Bá Linh và trở thành công dân Dức thống nhất.. Nhưng họ làm một nghề mà đọc xong phóng sự thấy thật đau lòng và thương cho tên gọi đất nước và dân tộc “Việt Nam” nay được rất nhiều quốc gia chú ý đề phòng vì tệ nạn ăn cắp! Tại Nhật Bản có nhiều trung tâm Thương Mại, Siêu Thị còn viết cả tiếng Nhật lẫn tiếng Việt rằng “Cấm người Việt Nam ăn cắp!”.

Xin mời đọc phóng sự “Nghề Ăn Cắp của Người Việt ở Đức” do Phạm Thị Hoài viết dưới đây.

VietPress USA


Người Việt bán thuốc lá lậu tại Đức - NGUỒN: SPIEGEL TV

Nghề ăn cắp của người Việt ở Đức

Bài của Phạm Thị Hoài

Có lần tôi đi một phiên tòa xử nhanh hai thanh niên Việt Nam ăn trộm trong cửa hàng. Một chàng diện Nike Air Max chói chang Một chàng quần bò Dolce Gabbana rất xước. Cả hai đều mới sang Đức hai tuần trước, đơn xin tị nạn còn chưa nộp. Họ ăn trộm phụ kiện, nước hoa và mỹ phẩm trị giá gần 1000 Euro, trong một cửa hàng mà họ hiển nhiên là những vật thể lạ.

Xã hội tư bản tân tiến một thế kỷ rưỡi sau Marx đã xóa đi nhiều ranh giới giữa các giai cấp đối kháng, song lại mở rộng khoảng cách giữa các đẳng cấp.

Hai thanh niên Nghệ An này chỉ cần đặt một nửa bàn chân vào cửa hàng đó là toàn hộ hệ thống báo động của nó đã đỏ rực.

Hình phạt cho mỗi chàng là một cuối tuần quản thúc, tức chiều tối thứ Sáu khăn gói đến Nhà Quản thúc Thanh thiếu niên ở, chiều tối Chủ nhật được về.

Đại diện tư pháp cho thanh thiếu niên cằn nhằn rằng thế hơi nặng, phạt lao động công ích là đủ rồi. Công tố viên nhún vai. Thẩm phán thở dài, biết rằng sớm muộn cũng gặp lại họ, nhiều phần sớm hơn phần muộn.

Người Việt ở Đức hoàn toàn vắng mặt trong những tội phạm cỡ lớn như khủng bố, đe dọa an ninh quốc gia.  Rất khiêm tốn trong những tội phạm tài chính và công nghệ cao; khá thứ yếu trong những lĩnh vực như ma túy, mại dâm.....Quả thật không thể sánh vai các bạn thuộc khối Đông Âu cũ do Nga dẫn đầu; nhưng lừng danh trước hết với mafia thuốc lá lậu và ngay sau đó có thứ hạng đáng kể là những người ăn trộm, có lẽ chỉ đứng sau Rumani.
Trong ba năm gần đây, mỗi năm cộng đồng 84.000 người Việt ở Đức phạm khoảng 5000 vụ hình sự, trong đó trên dưới 1000 vụ là tội ăn cắp.

Để so sánh:

Cộng đồng Trung Quốc 110.000 người, mỗi năm trên dưới 200 vụ ăn cắp.

Trừ tranh tượng nghệ thuật và bí mật công nghệ, nói chung không có thứ gì mà người Việt ở đây không thể và không nỡ ăn cắp!  Từ: Mèo nhà hàng xóm,  xe nôi,  xe đạp,  hộ chiếu,  thẻ tín dụng,  điện,  nước,  biển số,  đến nhân thân, vịt trời...; Làm nấm ăn cắp nấm, Làm xúc xích ăn cắp xúc xích, Làm quán ăn cắp tất cả những gì không còn nguyên niêm phong.
Song phổ biến nhất là ăn cắp trong cửa hàng. Có thời, đồ ăn cắp được bày ngang nhiên ở nhiều góc Trung tâm Thương mại Đồng Xuân, khu chợ Việt Nam nổi tiếng tại quận Lichtenberg.

Đồng bào xúm xít mua đồ tốt giá rẻ, từ hộp thuốc đánh răng, kem dưỡng da, rượu, cà-phê đến túi xách, áo da, quần bò hàng hiệu.

Sự nghiệp bán thuốc lá lậu đã góp phần xây dựng cộng đồng người Việt ở miền Đông nước Đức trong 25 năm qua. Song thời hoàng kim của nó đã là dĩ vãng, trong khi ăn cắp thì tương lai còn khá vững bền.

Ta hãy nhớ lại: Ngày 10/5/1996, cuộc chiến giành quyền kiểm soát thị trường thuốc lá lậu ở Berlin giữa các băng đảng Việt Nam -   Mở màn ngày 6/12/1992 với một xác người Việt ở một bãi đậu xe tại quận Marzahn, Đông Berlin -  

Đạt tới đỉnh cao ghê rợn: sáu người Việt bị hành hình trong một căn hộ chung cư cũng ở quận Marzahn.   Tất cả tay đều bị trói, mỗi người lĩnh chính xác hai viên đạn của băng Ngọc Thiện bắn vào đầu. Bốn ngày sau, để "tháng Năm đẫm máu" đi vào lịch sử tội phạm của thành phố này, băng Quảng Bình "bị hại" đáp lễ bằng ba xác người Việt vứt ở đường tàu quận Lichtenberg.

Mafia Việt Nam một thuở, nghe thì kinh, đếm xác nạn nhân càng kinh, song diện mạo thật thì thô sơ đến bất ngờ.

Một số lính, được trìu mến hay trọng thị hay e sợ hay tất cả trộn lại – chỉ trừ không giễu nhại - gọi là "bộ đội", quân chủ lực của băng Quảng Bình, sa vào tay cảnh sát Berlin không phải như trong phim hình sự,  sau những pha săn lùng, đột nhập nghẹt thở.   Mà đơn giản là......... ngớ ngẩn.

Sau một phiên tòa xử tội ăn trộm một chiếc sơ-mi, một bộ đồ tắm và một chiếc quần short trị giá gần 500 DM trong cửa hàng xa xỉ KaDeWe. Bị cáo là một phụ nữ Việt nhất định không chịu rời khỏi phòng xét xử. Cô run rẩy bảo:  "bộ đội" đang chờ trước cửa tòa án.  "bộ đội" sẽ bắt cóc cô để tra khảo,  dù cô không khai gì trước tòa.

Một trong những "bộ đội" ấy,  súng giắt cạp quần ngẩn ngơ,  gần như lao thẳng vào tay cảnh sát, và ngay trong ngày hôm ấy sào huyệt của Quảng Bình bị lật tung.

Một trong hai khẩu Kalashnikov thu được ở đó chính là vũ khí đoạt mạng ba người Việt ở đường tàu. 

Vài hôm sau,  một trong những "bộ đội" đang bị truy nã cũng dính lưới,  không phải trong khi chôn sống một ai đó ngoài rừng,  mà trong khi ăn trộm tại một cửa hàng ở quận Lichtenberg.

Ăn cắp vậy là đã góp phần thanh toán mafia thuốc lá, chuyện của người Việt thường trớ trêu như thế. Không bao giờ nghề buôn lậu thuốc lá của người Việt ở đây còn đạt tới quy mô huy hoàng của những năm chín mươi đó nữa.

Đức không còn là điểm đến hấp dẫn nhất.  Chính ở thời điểm đó, Anh quốc nổi lên, với lợi nhuận kếch xù từ nghề trồng cỏ (trồng Cần-sa - VietPress USA ghi chú).

Người Việt nghèo nhưng nhiều tham vọng. Họ muốn giàu, nhưng phải là giàu một cục, thật nhanh, thật xổi. Chắt chiu những đồng tiền lẻ để khấm khá dần lên từng đời như người Tàu ở nước ngoài thì chẳng bõ.

Tháng Ba năm nay 2015, một phụ nữ Việt Nam vừa bị kết án hai năm sáu tháng tù vì tội bán đồ ăn cắp tổng trị giá 136.000 Euro trong cửa hàng châu Á này -
(Nguồn: Morgenpost Sachsen) 

Tuy một bước đổi đời bằng nghề cầm nhầm thì khó, song ăn trộm ở đây một ngày vẫn hơn đi cày ở nhà cả tháng.   Và khác xa huyền thoại, đồng bào tôi – nhất là thế hệ hai chàng Nike và Dolce Gabbana  –   còn thiếu cần cù hơn cả thiếu kiên nhẫn.

Ăn trộm là nghề nhàn,  dạo phố,  tia hàng,  đi làm như đi chơi mà thu nhập không thua đứng đường bán thuốc lá từ sáng sớm đến tối mịt, tức mỗi tháng trên dưới một ngàn Euro, chưa kể tiền nhà, tiền bảo hiểm y tế và khoảng 350 Euro trợ cấp tị nạn, tất cả do nhà nước trả.

Môi trường lại vô tận.   Nhân loại còn thì siêu thị còn, siêu thị còn thì người Việt còn.   Và gần như không mất vốn.

Một cái kìm cắt tem từ.  Một cái túi lót lớp giấy bạc để tránh báo động khi qua cổng từ.   Gần đây người Việt giàu sáng kiến còn khâu luôn lớp giấy bạc vào mặt trong áo khoác.  Và không cần qua đào tạo. Hôm trước theo đàn anh đàn chị đi tia.   Hôm sau tự mình đã ngon lành khánh thành công ty một thành viên hai ngón.   Và ít mạo hiểm.

Khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù, nhưng có ăn cắp cả Nữ thần Chiến thắng lẫn bốn con ngựa trên cổng thành Brandenburger Tor cũng chưa chắc được tuyên bản án ấy.
Lễ kỷ niệm 40 năm người Việt hội nhập với Đức, csVN
cử Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân qua đọc diễn văn!
Xã hội càng yên thì luật pháp càng hiền.   Trong thực tế, không mấy người Việt phải ngồi nhiều hơn vài ba tháng. Phần lớn chỉ phạt tiền, mỗi tháng trả dần vài ba chục, án tù thường chuyển thành chế độ hưởng án treo.

Thanh thiếu niên chưa tròn hai mốt tuổi thường chỉ bị cảnh cáo,  phạt lao động công ích, tức dọn dẹp lau chùi ngay trong trại,  hay quản thúc cuối tuần.

Có lần tôi suýt phì cười vì bản án dành cho một thanh niên Việt Nam ăn cắp 17 gói cà-phê:   Bắt về trại đi học tiếng Đức! Thế là hôm ấy khi ra cửa, tôi bảo, hai cháu chịu khó đi học tiếng Đức nhé, đừng ăn trộm nữa.

Chàng Dolce Gabbana đáp: - Bọn phát-xít, nó xử oan, cháu có cầm đồ đâu? Cầm đồ ở đây không phải là cầm đồ mà là cầm đồ.

Tôi đã tưởng mình khá thông thạo ngôn ngữ của đồng bào ở Berlin, song có lần hỏi một chị làm nghề gì và nghe câu trả lời "Em nhặt tay nhặt chân", tôi vẫn hơi sững sờ.

Ám ảnh của chiến tranh mấy chục năm trước vụt hiện về: đó là một buổi sáng, từ hầm trú ẩn nơi sơ tán chui lên, đứa trẻ khi ấy là tôi cùng người lớn và những đứa trẻ khác lặng lẽ đi nhặt những mẩu chân tay vô danh, có cái là nguyên một tảng ở khúc hông và bẹn, văng rải rác gần một hố bom mới toanh. Nhưng ở Berlin, người phụ nữ Việt Nam nọ là chủ một tiệm làm móng, việc thường trực là lấy khóe, tỉa da thừa ở móng tay móng chân.

Tôi hỏi, cái gì cầm đồ? Chàng Nike nhanh nhẹn giải thích, đồ thì cháu cầm, thằng này – hất hàm về phía Dolce Gabbana – chỉ bóc tem thôi. Nhưng cháu đã ra đến cửa đâu. Luật pháp đéo gì, bất công!
Tôi bảo, bóc tem với cầm đồ thì đúng là định ăn trộm rồi, oan với ai nữa. Dolce Gabbana trừng mắt: "Cô bênh bọn Đức lợn hử? Người Việt thì phải giúp người Việt chứ! Cô có phải người Việt không hử?"

Nguyễn Thiện Nhân kêu gọi người Việt gốc XHCNVN
tại Đức biết tôn trọng luật pháp Đức nhưng ông không kêu
gọi đừng ăn cắp vì chắc ông kẹt bởi các ông lớn ở VN
đều ăn cắp cả nên đẻ ra một xã hội nhiều kẻ ăn cắp như thế!
Vâng, tôi đúng là người Việt, sống ở Đức. Tháng trước, ở Trung Tâm Thương Mại Đồng Xuân, trong lễ hội "40 năm hội nhập và phát triển" của người Việt ở Đức, ông Nguyễn Thiện Nhân, tốt nghiệp đại học và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đức, thay mặt chính phủ Việt Nam cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của chính phủ và nhân dân Đức, rồi kết thúc bài phát biểu bằng tiếng Đức của mình với lời gửi gắm đến cộng đồng người Việt đang sống ở đây: "Đồng bào hãy chứng tỏ lòng biết ơn nước Đức bằng cách tôn trọng luật pháp Đức".

Hóa ra là chuyện ơn huệ. Vậy việc hai khách du lịch Việt Nam vừa ăn trộm ở Zürich thật không đáng để làm ồn. Họ vừa không có gì mang ơn Thụy Sĩ để phải tôn trọng luật pháp nước này, vừa quá vặt vãnh so với hệ thống công ty hai ngón, chẳng hạn của người Việt ở Đức.

Phạm Thị Hoài
July 28, 2015 14:51 CT

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

TỔNG THỐNG OBAMA DỌA NAM PHI VÌ CẤM NHẬP CẢNG GÀ VỊT MỸ !!


Tổng thống Obama đe dọa Nam Phi vì lệnh cấm nhập khẩu gia cầm Mỹ
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa ra tối hậu thư với Nam Phi: Hoặc dỡ bỏ những rào cản đối với gia cầm nhập khẩu từ Washington trước ngày 5/1/2016 hoặc chờ lãnh hậu quả.

Tổng thống Obama cảnh báo sẽ cắt ngay mọi ưu đãi mà nông sản Nam Phi được hưởng theo đạo luật AGOA. (Ảnh minh họa AP)

Nam Phi đã cấm nhập khẩu gia cầm Mỹ từ tháng 12/2014 sau một đợt bùng phát cúm gia cầm, bên cạnh việc đánh thuế mạnh một số sản phẩm gà của nước này 15 năm qua.

Theo ông Obama, Mỹ buộc phải có động thái cứng rắn do Nam Phi tiếp tục cấm cửa những sản phẩm nêu trên bằng các lý do sức khỏe mà Washington cho là không còn chính đáng. Pretoria cho đến giờ vẫn biện bạch rằng, không phải họ muốn trì hoãn mà là do các chuyên gia vẫn đang xem xét liệu gia cầm nhập khẩu từ Washington có an toàn hay không.
Tuy nhiên, theo tờ Independent của Anh, đảng cầm quyền ở Nam Phi có thể đang chơi trò “đợi chờ” vì cảm thấy mình đang bị Mỹ bắt nạt hoặc muốn có được thỏa hiệp có lợi vào giờ chót.
Nếu không chịu nhượng bộ, hoạt động xuất khẩu nông sản từ Nam Phi sang Mỹ, ước tính đạt 250 triệu USD/năm, sẽ phải lãnh đủ, đe dọa đến hàng chục ngàn việc làm. Cụ thể, ông Obama cảnh báo sẽ cắt ngay mọi ưu đãi mà nông sản Nam Phi được hưởng khi xuất sang thị trường Mỹ theo Đạo luật tăng trưởng và cơ hội ở châu Phi (AGOA).
Việc loại bỏ rào cản đối với thương mại và đầu tư của Washington là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để một quốc gia châu Phi được ưu đãi thuế khi tiếp cận thị trường Mỹ thông qua AGOA.
Một mặt, Nam Phi không dám xem thường cảnh báo của Mỹ và đang ráo riết tìm giải pháp. Mặt khác, Bộ trưởng Thương mại Nam Phi Rob Davies vẫn tin rằng tối hậu thư nêu trên chỉ là một thủ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình đàm phán.
Cùng chung quan điểm với Bộ trưởng Davies, đài BBC không tin Nam Phi sẽ bị “đá” khỏi AGOA, ngay cả khi không đạt được thỏa thuận trước hạn chót mà Mỹ đưa ra./Theo Người Lao Động (Tú Văn)./.

PIN ĐIỆN THOẠI CÓ THỂ CHARGE ĐẦY CHỈ TRONG 30 GIÂY SẮP CÓ !!


Sắp có pin điện thoại mới có thể sạc đầy chỉ trong 30 giây

Thứ Bảy, 14/11/2015 07:00:00

Vntinnhanh.vn – Kết quả nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học tại Đại học Vandervilt đã chứng minh các chấm lượng tử trong quặng pyrite có thể giúp đẩy nhanh thời gian sạc đầy pin điện thoại chỉ trong vòng 30 giây.

Các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra cách để có thể sạc pin điện thoại đầy trong vòng 30 giây bằng cách sử dụng các “chấm lượng tử”. Trong ảnh, Anna Douglas đang cầm trong tay một trong những viên pin đã được cô cải tiến bằng cách đưa vào hàng triệu chấm lượng tử được làm từ fool’s gold (Ảnh: John Russell)
“Chấm lượng tử” được hiểu là những hạt siêu nhỏ của vật liệu bán dẫn – có tiết diện nhỏ hơn 10.000 lần so với tóc con người, và có khả năng dẫn điện độc đáo. Những “chấm” này có thể được điều chỉnh để có những tính chất nhất định, chẳng hạn khả năng tạo ra điện tích khi bị kéo căng.
Quặng pyrite còn được gọi là “fool’s gold” – một loại quặng có màu sắc óng ánh như vàng và là một trong những vật liệu có nhiều nhất trên bề mặt trái đất.
Cho đến hiện nay, tác dụng của những chấm lượng tử trong việc tăng tốc độ sạc pin chỉ kéo dài trong một vài chu kỳ sạc pin. Nhưng theo Cary Pint - trưởng nhóm nghiên cứu, họ đã tìm ra cách để tách những chấm lượng tử ra khỏi quặng pyrite – điều này có thể giúp tạo ra các loại pin được sạc một cách nhanh chóng và hoạt động trong hàng chục chu kỳ.
Pint cho biết dạng thô của “fool’s gold” được xem như một sản phẩm phụ của hoạt động sản xuất than và có giá thành rất rẻ. Nó được dùng trong pin lithium và thường bị vứt bỏ sau mỗi lần sử dụng.
“Các nhà  nghiên cứu đã chứng minh rằng vật liệu nano có thể cải thiện đáng kể pin nhưng có giới hạn nhất định. Khi các hạt trở nên nhỏ đi, thường là dưới 10 nanomet, các hạt nano bắt đầu có phản ứng hóa học với chất điện giải và vì thế chỉ có thể sạc một vài lần” – Pint phân tích.
Trong khi đó quặng pyrite hoạt động rất hiệu quả bởi nó có cách thức độc đáo thay đổi hình dạng thành sắt và hợp chất lythium-lưu huỳnh để lưu trữ năng lượng.
Trong quá trình này lithium chèn vào một vật liệu trong khi sạc điện và được chiết xuất khi ngừng sạc. Quá trình này loại bỏ vật liệu có chứa những lithium hầu như không thay đổi.
Đưa quặng pyrite dạng lớn vào pin sẽ hoạt động kém bởi sắt phải di chuyển lên bề mặt để vật liệu natri-lưu huỳnh có thể hình thành và lưu trữ năng lượng. Ngược lại, các chấm lượng tử của quặng pyrite có sắt gần bề mặt nhờ kích thước siêu nhỏ của mình và quá trình lưu trữ năng lượng này có thể xảy ra thuận nghịch qua nhiều chu kỳ. (Ảnh: Pint Lab)
Theo Pint, nói một cách đơn giản bạn có thể hình dung quá trình này như “chiếc bánh vani”.

KHÓ TIN: Sạc điện thoại, máy tính bằng… bàn ghế
Hãng IKEA vừa công bố thế hệ bàn ghế mới có thể sạc pin cho điện thoại, máy tính… bằng công nghệ không dây.

“Việc lưu trữ lithium hay natri trong vật liệu pin thông thường cũng giống như đưa các hạt sô cô la vào trong bánh và sau đó lấy ra những hạt còn nguyên. Với những vật liệu mà chúng tôi đang nghiên cứu, nó sẽ tương tự như khi bạn đưa hạt sô cô la vào bánh vani và nó thay đổi thành bánh sô cô la với hạt vani”.
Kết quả là những quy tắc loại bỏ việc sử dụng các hạt nano siêu nhỏ trong các loại pin sẽ không còn được áp dụng. Thực tế là những hạt nano siêu nhỏ sẽ được “lên ngôi”.
Pint cho rằng việc hiểu rõ cơ chế lưu trữ hóa chất và cách chúng phụ thuộc vào các kích thước hạt nano là rất quan trọng để kích hoạt sự phát triển của hiệu suất pin với một tốc độ tuân theo định luật Moore và có thể hỗ trợ việc chuyển đổi sang các loại xe điện.
Nếu đưa các chấm lượng tử vào pin điện thoại di động sẽ có thể giúp sạc đầy pin trong vòng 30 giây nhưng hiệu quả chỉ kéo dài trong vài chu kỳ sạc pin. Các nhà nghiên cứu  hiện đang tìm cách để tăng các chu kỳ này (Ảnh: David Madison)
“Các loại pin trong tương lai có thể được sạc đầy chỉ trong vài giây và dùng được trong vài ngày sẽ không chỉ sử dụng công nghệ nano mà chúng còn kế thừa từ sự phát triển của những công cụ mới, cho phép chúng ta thiết kế những kiến trúc nano có thể chịu được tới hàng chục nghìn chu kỳ và có khả năng lưu trữ năng lượng tương đương xăng dầu”
“Nghiên cứu của chúng tôi là một bước tiến quan trọng đi theo hướng này” – Pint tự tin cho biết.
Kim Chi (theo Daily Mail)