Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

CẦU PHÁP VÀ CẦU XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM !!!

Cầu Đúc và 3 cây cầu khác ở Long An

Bình luận án

Vài ngày trước, Bình luận án Blog có đăng lá thư của nhà báo Lê Đại Anh Kiệt, "kêu cứu" cho một cây cầu tên là cầu Đúc ở thị xã Tân An, tỉnh Long An. Vì rằng cũng ngay khi ấy, qua thông tin trên mạng xã hội, tui được biết người ta đang tiến hành đập phá cầu Đúc (để làm cầu mới thay chỗ), thấy hình ảnh một chiếc xe cần cẩu khổng lồ giơ càng đập vào thành cầu, nên tui tin rằng thôi nhé, từ đây vĩnh biệt cầu Đúc. Do vậy tui đặt tựa cho bài viết là "Lời điếu cho một cây cầu".

<- b="" c="" ch="" chi="" danh="" h="" i="" kh="" n="" ng="" nh="" o="" p="" ph="" thua="" tr="" u="" xe="">

Rùi vài ngày trôi qua, nhiều báo đăng tin về việc phá dỡ cầu Đúc để làm cầu mới. Nhìn chung là đều theo kiểu ... xuôi tay, vĩnh biệt! Không còn hy vọng gì để mà cứu vãn cầu Đúc.

Trên facebook của nhà báo Anh Kiệt, có ý kiến của một vị cho rằng cầu Đúc hiện đã hư hỏng nặng, có thể sập bất kỳ lúc nào, rất nguy hiểm và không bảo đảm an toàn giao thông. Nhà thầu bên Pháp đã hai lần gửi công văn (BLA: không biết là côg văn gì). Vị này phán: những người nào muốn giữ cầu Đúc là ngăn cản sự phát triển của đất nước (!?).

Vì tui chỉ muốn đất nước phát triển, nên mới ngứa miệng còm là: "Viện tới công văn là tào lao rùi. Mình là chủ sở hữu, thế nào là do mình. Thường thì khi hết hạn bảo hành hay niên hạn sử dụng bên Pháp họ gửi thông báo và lưu ý, nhắc nhở. Chứ không phải là bảo đập, phá. Đã có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn công trình tại Việt Nam nhận được thông báo từ Pháp. Kể cả nhà ở dân dụng ờ vùng quê. Nếu chúng ta không biết gìn giữ, bảo tồn ... thì rồi đây thế hệ sau cứ nghĩ hồi Pháp chả có gì. Tiếc lắm lắm...".

Nói là vậy, chứ trong bụng tui nghĩ chắc nội trong ngày Chủ nhật 1-11-2015, cầu Đúc mạng vong!

Thế mà ai ngờ đâu sự tình không hoặc chưa như tôi nghĩ. Hóa ra người ta đập thì có, nhưng mà cầu Đúc hiện vẫn chưa chịu chết! (tính đến lúc này).

Dưới đây là nguyên văn mấy stt trên trang facebook của nhà báo Trương Hữu Danh, dân Long An chính hiệu con cò - tui không thêm bớt dù một dấu phảy.

Mời bà con xem chơi, khá nhiều thông tin bất ngờ về những cây cầu ở Long An gần đây.

Phần mình, một lần nữa tôi lại càng thấy thêm thán phục về chất lượng những công trình của người Pháp đã từng làm trên đất nước Việt Nam mình. Đều là những công trình đẹp nhất, có giá trị nhất. Lại càng thấy tiếc, và có cảm giác cầu Đúc đã bị kết tội oan!


Cầu Đúc những năm 2015, khi còn đang an lành (nguồn ảnh: internet)

------------

 Xe cuốc hạng nặng đầu hàng cầu cổ Tân An

"Cầu quá yếu nên phải đập bỏ". Nhà thầu đưa chiếc xe 28 tấn lên, xe đập ầm ầm. Kết quả: Xe hư! Chính quyền tỉnh Long An đã dừng phá cầu để "họp". Việc dừng phá cầu đã thực hiện được 2 ngày. Nhưng, nếu chính quyền không dừng thì đơn vị thi công cũng đã tự dừng trước đó.



<- a="" ang="" b="" c="" danh="" h="" i="" l="" ng="" nh="" o="" p="" ph="" sau="" tr="" u="">

Đầu tiên, xác cây cầu cổ được đấu giá khởi điểm 34 triệu đồng. Đơn vị trúng giá sẽ tháo dỡ cầu, và trả tiền cho nhà nước, là tiền bán sắt.

Hàng chục đơn vị đấu, giá cuối cùng gần 120 triệu đồng. Trúng xong, gói này được sang tay với giá 150 triệu đồng. Giới thầu nhận xét, Cầu cổ Tân An tầm 60 tấn thép. Có 8 trụ đèn khí đá, chính quyền mua lại với giá 2 triệu đồng/trụ. Chắc mẩm có lãi.

Theo hợp đồng, việc tháo dỡ phải hoàn tất trong vòng 25 ngày. Nhưng ngay trong ngày đầu tiên, nhà thầu đã rên.

Chiếc xe cuốc bánh sắt loại 28 tấn hùng hổ trèo lên cầu. Nhưng ở những nhát thử lực đầu tiên, tài xế đã biết đụng phải CỤ CẦU GÂN. Kết cấu chịu lực hơn hẳn những anh cầu hiện đại (do ta xây).

Dỡ được 5 trụ lồng đèn, kết cấu độc đáo là không cần thép, chiếc xe cuốc 28 tấn bắt đầu bổ vào thân cầu. Trọng lượng bản thân, rồi lực cuốc đổ vào "cây ti" phải là rất lớn. Đầu cuốc cuốc nhát nào là "thốn" nhát đó. Những tiếng ầm ầm cứ vang lên, nhưng cây cầu vẫn thản nhiên như không. Và rồi cần cuốc nện ầm thêm một phát, sau đó là BẤT TỈNH. Kiểm tra, cây "ti" cần cuốc đã hư luôn. Việc tháo dở phải dừng.

Cũng lạ, cầu thì không sao nhưng nhìn hai đầu cầu, bờ kè mới xây sắt thép đã tan hoang, kiều này cầu không sập mà coi chừng kè sập.

Những công nhân tại hiện trường nói, xe cuốc phá ầm ầm cầu không hề hấn. Nếu cầu này cho xe cỡ 60 - 70 tấn qua... là vừa.

Và, với kết cấu bê tông đặc biệt, dùng toàn sỏi, không dùng đá, những công nhân nói họ chưa bao giờ phá công trình nào kiểu này. Bê tông cực cứng, 25 ngày phá là viễn tưởng.

Nhà thầu lỗ là cái chắc.

Địa phương thì cũng đang hứng búa rìu.




Chiếc xe cẩu loại lớn đang đập phá cầu Đúc hợp pháp

Long An, trong 3 tháng có 4 cái cầu lên báo.

3 cây mới hoàn toàn.

Một cây khánh thành 12 ngày thì sập

Một cây đang xây thì sập

Một cây mới xây chờ sập.

Anh tư bản giãy chết, xây 100 trăm năm, thuê xe cuốc hạng nặng do tư bản sản xuất, phá hoài không sập. Bạn Phuong Dung Nguyen Thi nói, để cây cầu này chướng mắt lắm. Vì cầu mới, xây cây nào sập cây đó. Còn CỤ CẦU CỔ TÂN AN, để cả trăm năm không chịu hư chẳng khác nào vỗ vào mặt những nhà thầu thời hiện đại. Tốt nhứt, phải phá nó đi.

Phá xong, sẽ không còn gì để so với sánh





Bê tông cầu Đúc gồm những viên sỏi lớn./.
 
http://dandensg.blogspot.com/2015/11/cau-uc-va-3-cay-cau-khac-o-long-an.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét