Bông Hồng Kính Tặng Các Chị…“Vợ Lính”
Tên cai tù trại Vĩnh Quang lật qua lật lại, xoay ngược xoay xuôi tờ đơn xin thăm nuôi chồng của chị K.A, mặc dầu tờ đơn này đã nhầu nát gần như tả tơi bởi qua tay các cơ quan ở địa phương để được đóng ba con dấu từ khó
Tác Giả PhiLaTo
Tên cai tù trại Vĩnh Quang lật qua lật lại, xoay ngược xoay xuôi tờ đơn xin thăm nuôi chồng của chị K.A, mặc dầu tờ đơn này đã nhầu nát gần như tả tơi bởi qua tay các cơ quan ở địa phương để được đóng ba con dấu từ khóm, phường tới quận, hồi lâu hắn vất trả lại, giọng nghiêm chỉnh đúng tiêu chuẩn Xã Hội Chủ Nghĩa:
- Chồng chị vi phạm lội qui, cải thiện ninh tinh, nười nao động lên bị trại cắt thăm luôi, chị phải ráo rục chồng chị sớm rác ngộ để nần sau sẽ được cứu xét.
Nghe như sét đánh mang tai, bình thường thì chị cầm tờ giấy quay lui, không bõ phí phạm một chút nước miếng, nhưng vì thương chồng, vượt ba ngày đường chỉ để nhìn anh mà không được hay sao! Cố gắng nuốt cục nghẹn đang chặn ngang cổ để khỏi phải lợm giọng phun ra, chị chưa biết tính sao, có nên xuống nước năn nỉ tên này hay không? Có nên tránh trâu để khỏi bị trâu đánh với hy vọng được trông thấy chồng? Bất chợt chị nhìn cái đồng hồ vỏ Seiko ruột nội hóa mà chị đeo nơi cổ tay, chị có dư thông minh biết phải làm gì. Cuối cùng tên cai tù cầm cái vỏ Seiko cho nhanh vào túi áo, gật gù cái đầu nhưng cũng giả bộ xẵng giọng:
- Vì chính sách khoan hồng nhân đạo của đảng và nhà lước ta, lay thay mặt trại, chúng tôi chiếu cố cho chị gặp chồng ba mươi phút, nhưng phải chấp hành đúng lội quy và vận động chồng chị học tập tốt, nao động tốt.
Tai chị ù đi, chẳng cần nghe hắn nói tiếp những gì, cho tới khi nhìn thấy anh, được gặp anh là hạnh phúc lắm rồi, dù cho còn có chướng ngại vật là cái bàn như con sông quái ác ngăn đôi vợ chồng, kèm theo tên cán bộ như thần chết đứng gần đấy dòm chừng!
Cái bàn như con sông chia đôi hai bờ nam bắc, tay cùng vươn tới nhưng không được cầm tay để truyền hơi ấm, chỉ có mắt trao đổi tình yêu thương, ngàn lời nói cũng không đủ, nhưng vừa mới nhìn nhau chưa kịp chớp mắt thì “thần chết” đã vung lưỡi hái lên cố tình để lộ cái “đổng” không người lái rồi tuyên bố hết giờ!
Văn minh thật! Chị nghĩ thầm và cũng thầm khen bọn Cộng Sản tiến bộ rất nhanh, từ lúc hắn mang bộ mặt đồ đá, quá độ sang đồ sạo, cầm xong cái “đổng” là hắn mau chóng tiến tới thời kỳ đồ đểu, chỉ trong vòng mười lăm phút, sao mà chúng có thể trở mặt nhanh đến thế! Thời gian cũng chạy nhanh theo thói xảo trá của chúng đến thế sao! Chị liếc nhìn xuống cái chỗ của mình ngồi rồi nhìn lên mấy ngôi sao đỏ trên cổ áo tên cai tù mà giận cành hông, rủa thầm: “Mặt chúng mày toàn là một lũ đồ đỏ!”
Chị biết chúng nó đã ăn gian, chúng muốn kiếm chuyện hết giờ để lột thêm cả những thứ ở phía dưới! Chị nhìn xuống chỉ còn đôi dép Nhật mòn gót dưới chân! Nhưng thôi, chả cần thiết phải phí phạm thêm vài giọt nước bọt, nhìn thấy anh chưa bị vùi thân dưới chân đồi, bên nương sắn như một số đồng tù bất hạnh khác là được rồi, nếu ngồi thêm dăm ba phút nữa thì chị là người sẽ vi phạm nội quy vì ôm chồng, chứ không phải vì anh nắm tay vợ.
Vừa bước ra khỏi cửa nhà “thăm nuôi”, anh quay vào nhà tù nhỏ, chị trở về nhà tù lớn, hai vợ chồng đã bị khuất mắt bởi những đồi sắn, núi khoai mì trùng trùng điệp điệp, cả hai chinh phu và chinh phụ thời hậu 1975 cùng vừa ngoái đầu quay lại, vừa đi lui, đi giật lùi mà ruột gan như sát muối:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy.
Thấy xanh xanh những núi rừng khoai
…………….
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Chuyện đi thăm chồng của người vợ lính ở các trại tẩy não đều cùng hoàn cảnh tương tự như thế cả, sau vài ngày đường xa vất vả, bám theo tầu hỏa nóng như lửa, tới miền Bắc, cái nôi của Xã Hội Chủ Nghĩa lại bám theo xe trâu, cúi đầu đi theo lũ “bò vàng” tay dắt con nhỏ, chân lội bộ cả ngày đường, vén quần vượt suối, ôm bụng lội bến phà Trang, vượt trăm gian ngàn khổ, đứng ngoài vòng rào ngóng cổ trông chồng, người thì thấy, kẻ thì không, không biết các anh còn hay đã “lên đồi,” nỗi thống khổ này dễ mấy ai biết!
Sách các anh viết về đời sống “thú ơi là thú!” trong các trại tù thì bày bán tràn ngập phố phường, nhưng những bước đường các em đi đến trại giam thăm người yêu, vợ lần mò khắp rừng sâu núi thẳm để thăm chồng, vẫn không thấy câu thơ bài văn nào nói đến cả! Các anh ngày xưa có ngòi bút tài hoa lả lướt biến đâu rồi? Dẫu cho nay mực của các anh còn hay đã cạn, cũng mạnh dạn vươn vai đứng lên cố nguệch-ngoạc viết cho chúng em đôi điều, gọi là còn một chút gì để nhớ để thương, chứ các anh cứ tả cảnh tả tình bọn gian manh hành hạ các anh mà không viết vài lời gọi là cám ơn vợ đi nuôi chồng khiến chúng em vẫn ngóng cổ cò, như con cò lặn lội bờ sông gánh gạo nuôi chồng thì chờ đến bao giờ mới được đọc hồi ký các anh viết về chuyện vợ đi nuôi tù?
Sau những ngày tháng bòn mót sửa soạn rồi lặn lội từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên đồi cao rừng sâu núi thẳm để thăm nuôi chồng, ba ngày đường đổi lấy ba mươi phút, mắt nhìn mắt mà tay chẳng được cầm tay, rồi chàng trở về trong song sắt, nàng lững thững ngoài chân mây!
Nếu như chúng ta đã có những bài thơ hay, bài nhạc hùng ca tụng người lính thì lại thiếu nhiều lời nói về người những người mẹ, người vợ, người đẻ ra lính, nuôi lính, những người đứng sau lưng làm chỗ dựa vững chắc cho lính tiến về phía trước, bước ra sa trường. Những người mà các chàng Không Quân hào hoa như Văn Ức, Nguyễn Duy Diệm, Võ ý gọi là người lái “phi công”, ông Bộ Binh tôn vinh là hoàng hậu chiến trường, Nhẩy Dù Đích Thân “Anh 23, Em 19, Út 22 v.v..” nâng nàng lên hàng nội tướng, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Pháo Binh, Thiết Giáp âu yếm phong làm tổng chỉ huy hậu phương, nội tướng, dễ thương hơn thì gọi là “nàng dâu” Võ Bị, Thủ Đức, Đồng Đế v.v. Là gì đi nữa thì chính “bà” mới là người góp công lao đem đến chiến thắng của các anh, nhưng họ lại âm thầm hứng chịu quá nhiều cay đắng, vẫn vắng lời thì thầm bên tai: “Cám Ơn Em.”
Từ khi biết anh thích mầu trời, em đã bồi hồi chọn mầu áo xanh, nhưng rồi anh Không Quân bay bổng trời cao. Anh Mũ Xanh hành quân bốn vùng chiến thuật, sống hùng sống mạnh nhưng không sống lâu! Anh Hải Quân lắc lư con tầu đi, anh Cọp Rằn hô “Biệt Ðộng Sát”, anh ôm Dù mải mê hô “cố gắng,” nên chúng em chẳng thấy bóng các anh đâu!
Dẫu cho có về hậu cứ nghỉ ngơi một vài ngày để tái trang bị thì vẫn ứng chiến, vẫn cấm trại! Có đúng thế không hay anh lại phịa ra chuyện đi hành quân vùng hậu tuyến khu trên, xóm dưới? Biết anh nói dối nhưng chúng em vẫn bồi hồi cố tin lời anh nói:
“Một trăm em ơi! Chiều nay (cấm trại) một trăm phần trăm.”
Người chinh phụ tân thời đưa vai gánh vác giang sơn nhà chồng, hiếu với cha yếu mẹ già, nuôi đàn con dại để chinh phu rong ruổi từ Bến Hải tới Cà Mau, đêm đêm nghe tiếng súng đại bác từ xa vọng về, ôm con nguyện cầu ông bà tổ tiên Chúa Phật cho chinh nhân bình an trở về
Chinh nhân ơi, xin anh trở về.
… Anh về rồi anh lại đi ngay, có khi đi mãi không bao giờ trở lại!
Ðất nước tôi chiến tranh bao trùm nhiều thế hệ, giặc Tầu, giặc Tây, giặc Cộng, nhiều tuổi trẻ đã thay nhau ra chiến trường, có anh trở về thì đã hòm gỗ cài hoa em thành quả phụ! May mắn hơn, anh về trên chiếc băng-ca, anh đu mình trên đôi nạng gỗ, dù có như thế nào đi nữa, dẫu có để lại một phần thân thể nơi chiến trường, ngày anh trở lại các em vẫn hạnh phúc, không bao giờ làm dang dở đời em.
Ai đã từng là thân nhân của lính, mẹ lính, vợ lính đều có những giây phút căng thẳng lo sợ đến tột cùng khi đứng lặng nhìn những xe cứu thương hối hả lao về phía bệnh viện, những xe GMC chở quan tài phủ cờ lặng lẽ trên đường phố, những chiếc xe jeep đầy vết đạn từ mặt trận trở về, tìm đến xóm nhà mình ở.
Thấy xe jeep đậu xịch trước cửa, em vội vàng lấy tay đè lên ngực như muốn ngộp thở, anh về phép với mẹ con em hay nhân viên hậu cứ đi tìm nhà báo tin anh đã hy sinh vì tổ quốc? Ðời vợ lính mãi mãi sống trong hồi hộp lo âu như thế! Kinh Thánh nói: “Con người ta sống không chỉ bằng cơm áo mà còn phải sống bằng tình thương!” Ai có sống trong hoàn cảnh trông chờ người thân yêu mới thấy thương người vợ lính, lúc nào đầu cũng đau như búa bổ khi nhớ đến “nửa mình” còn mải mê với súng đạn.
Người lính quanh năm suốt tháng miệt mài xông pha nơi chiến trường, mấy ai có dư thì giờ nghĩ đến hậu phương mà buồn mà lo! Lo là lo cho tròn nhiệm vụ, anh Bộ Binh lo tiến chiếm mục tiêu bằng mọi giá, cái giá anh phải trả là chính thân xác các anh. Anh Không Quân lo sao thả vài trái 500 cân cho trúng đầu người “anh em” dưới đất mà quên đi những viên đạn 12 ly 7 từ dưới đất bay lên. Nó “hit and run” khiến anh nằm xuống nhẹ nhàng thanh thản, không còn đớn đau sầu oán. Một hỏa tiễn SA7 bay lên làm nổ tung chim sắt, cả chim sắt lẫn chim người cùng trở về với đất, anh không đau mà cũng chả buồn, người buồn là chúng em, những người “lái phi công.”
Chim ăn biển Bắc người tìm biển Ðông cũng còn có ngày gặp, nhưng anh rơi với chim sắt thì không bao giờ em còn thấy nữa! Đêm đêm em về tìm anh trên vách, chỉ bóng mình bảo cho con là bố đó, bố con là Không Quân, Bộ Binh, Nhảy Dù, Thiết Giáp, Thủy Quân Lục Chiến, những người sống hùng, sống mạnh nhưng không sống lâu, bố con là người hùng!
Khi bị “gẫy súng” nghỉ cuộc chơi, người Không Quân gãy cánh, bỏ bầu trời xanh, anh Hải Quân không còn được yêu đời biển cả mà lắc lư con tầu đi trên đất lạ, chàng Kỵ Binh xếp áo giáp loang vết máu gục đầu trên pháo tháp! Sao anh không về đây gục đầu trên vai em? Pháo Binh súng to và dài thì xếp càng, bỏ lựu đạn lân tinh vào long, để mặc cho địch tự do ngày đêm pháo kích rung rinh tan nát đời vợ lính!
Cuộc chiến tàn nhưng không thanh bình, ngày trở về, anh không về chống nạng cày bừa bên người yêu sẵn lòng giúp đỡ mà lại chống gậy vào tù, khiến người vợ lính lại hóa kiếp thành người vợ tù, vẫn phải tiếp tục chiến đấu.
Bao đau thương cực khổ suốt đời của người vợ lính nay cô đọng thành chén thuốc đắng, thuốc đắng không giã tật, mà làm người vợ lính thành tàn tật cả thể xác lẫn tâm hồn. Con cò lặn lội bờ sông, đầu đường xó chợ, dãi nắng dầm mưa, kiếm gạo nuôi con nuôi chồng, còn nước mắt đâu để mà khóc nỉ với non!
Dù quan hay lính thì ngày xa xưa còn có dịp lên xe (jeep) xuống ngựa (sắt), cuối tháng bắt tí tiền còm đưa hiền thê tiền lính tính liền, nay không còn cách tính nào hơn là chôm đồ nhà đem đi bán.
Nếu như trước đây hào hoa nhất lính Không Quân, có mỗi cái quần anh cũng bán đi, sáng mai anh mặc bằng gì? Anh mặc cái áo anh đi lòm khòm chỉ vì cái tật “cú lũ tàng tàng” thì nay nàng “lái phi công” không còn xu nào để chi mà chỉ hoa cả mắt vì vật lộn mưu sinh, nên bắt buộc còn cái quần lót cũng phải bán đi để tiếp tế cho chồng trong tù được thêm hũ mắm ruốc, nắm thuốc rê v.v.
Chuyện tưởng như đùa mà có thật, chuyện kể rằng chị XYZ, người lái phi công nhận được thư chồng xin tiếp tế, nhìn quanh nhà chẳng còn gì để bòn để mót, chỉ còn một xếp quần lót bảy mầu -Monday to Sunday- khi đi du học từ Mỹ quốc trở về, anh đem đến tặng em làm kỷ niệm, em vẫn giữ kỹ để dành hơi mong tặng lại anh khi về phép. Nay thì thôi đành biến những kỷ niệm ấy thành hũ mắm ruốc, bánh thuốc lào. Trong tù, ăn mắm ruốc anh sẽ nhớ đến em, hút thuốc lào anh thấy hình ảnh em qua làn khói.
Bên cạnh những khó khăn vật chất, người vợ tù còn phải thắt dây lưng, buộc bụng cho thật chắc để chiến đấu chống chính sách khoan hồng (vô) nhân đạo của cái đảng tà ma là: “Nhà ngụy ta ở, con ngụy sai làm đầy tớ, vợ ngụy ta cướp!”
Ðây mới chính là mặt trận gay cấn rất nguy hiểm mà người vợ lính phải đối phó, nó mờ-mờ ảo-ảo khôn lường, chiến trường khốc liệt như vậy mà tuyệt đại đa số các chị em đã chiến thắng, vẫn chờ tới ngày các anh được thả về. Nếu như ngày xưa ngoài chiến trường, đối đầu với kẻ thù, các anh đã chiến thắng bằng súng đạn rồi thăng cấp, rồi huy chương cuống, huy chương thòng mang lủng là lủng lẳng trên ngực, nay các chị chiến thắng ở mặt trận “tình trường” là chỉ cốt bảo toàn “lãnh thổ” để chờ đợi anh về mà thôi, không cần huy chương, không lo sợ bị thăng cấp làm “vợ cả.”
Giả thử, giả thử thôi, sau 30 tháng 4, 1975 chị em vợ lính vào tù, còn các anh ở lại săn sóc con dại, phụng dưỡng cha mẹ già thì các anh đi thăm nuôi vợ được mấy lần? Nếu phải chiến đấu chống lại chính sách của địch là “nhà ngụy ta ở, chồng ngụy ta lấy” thì các anh có chống chọi nổi với những nữ Việt Cộng không, dẫu cho họ không hương không sắc, là những phụ nữ Xã Hội Chủ Nghĩa “trước sau như một*” (vu khống), thì có bao nhiêu anh sẽ bị gục ngã trên “tình trường” này? Nói thực tâm đi.
Chịu thua hả? Vậy thì đã có anh chồng nào nói lời cám ơn vợ thay cho tấm huy chương về sự chiến thắng của các chị chưa? Chưa hả? Thế thì nói đi là vừa, muộn còn hơn không, một bông hồng trao tận tay trong ngày đại hội, ngày họp khóa, ngày sinh nhật, ngày “va-lăn-thai”, ngày lễ Tạ Ơn, ngày “hấp hôn” lần thứ 40, 50...
Ðoạn trường, đoạn trường lại đoạn trường, chúng ta còn sống sót sau cuộc chiến và còn có dịp may mắn gặp lại nhau trên đất khách lưu vong, ai có niềm tin thì cho đó là một đặc ân của Thượng Ðế, ai còn máu mê cờ bạc đỏ đen thì cho đó, gọi đó là bon-nớt v.v. tất cả chúng ta cũng nên công bằng một tí. Khi vợ gọi thì “có anh đây” và thêm một chút, chút thời gian để nghĩ đến đồng đội còn ở lại, họ đã trả nợ Tổ Quốc xong cả vốn lẫn lời thì chúng ta chớ vội vác cờ đi đón gió, hãy dành cho các bạn ấy một chỗ nho nhỏ trong trái tim ta, cụ thể là nghĩ đến những anh em thương (phế) binh Việt Nam Cộng Hòa trước khi mở bàn tay vì bác ái đối với người dân Xã Hội Chủ Nghĩa. (!)
Còn người bạn đời của anh em chúng ta, nay đã trở thành các “bà” tuy được an hưởng hạnh phúc lúc tuổi “chưa” già bên sự thành công của con cháu nhưng vẫn không quên khổ đau quá khứ, và hiện tại, trong người lại thêm nhiều chất “cao” khó trị! Các anh đâu? Hay mau mau dìu các chị đi trị, nói lại cho rõ là đi điều trị bệnh cao mỡ, cao máu, tiểu đường, sạn thận v.v.
Những dịp họp đại hội, họp khóa của các anh thuộc mọi quân binh chủng và quân trường, các anh đã, đang và sẽ nâng niu bông hồng để tặng người yêu cho đôi má thêm hồng, nụ cười thêm duyên, sức có hạn, không cần nhiều, nụ hôn trên má đủ chiều lòng nhau.
Nhân dịp lễ Tạ Ơn, lễ Giáng Sinh và năm mới, người viết xin tạ ơn quý chị vợ lính đã chờ đợi lính đi hành quân, nuôi lính trong tù. Xin chân thành cầu chúc tất cả các chị vợ lính thuộc mọi quân binh chủng, những người điều khiển hạm trưởng, những vị lái phi công và cả nhà tôi nữa mãi mãi thật vui tươi và khỏe mạnh để cùng các anh tu bổ và bảo trì cái hạnh phúc đang ở trong tầm tay, đó là những hạnh phúc có thật.
Chúng ta, “vỏ khoai hay vỏ bí”, Võ Bị hay Thủ Đức, Mũ Nâu, Mũ Đỏ, Mũ Xanh, Mũ Đen v.v. nay không còn ở cái tuổi xung phong ào ào vào mục tiêu nữa mà đang “từng bước, từng bước thầm” tiến lên đồi cao! Chúc các anh cái gì cũng mới, trừ tình yêu, đừng có tình yêu mới. Chớ vì vốn sẵn mang trong máu cái tính hào hoa mà phải lặn lội về phương Ðông xa xôi, trâu già ham gặm cỏ non để tìm, để chọn cái gọi là hạnh phúc, cái hạnh phúc ấy hao-hào (tốn tiền) mà lại nhiều hoa (liễu) sẽ mang họa vào thân vì những quỷ thần mang tên “ếch”, dính vào HIV thì thiệt thân.
Thân không bại thì chân... cũng liệt!
./.
Tên cai tù trại Vĩnh Quang lật qua lật lại, xoay ngược xoay xuôi tờ đơn xin thăm nuôi chồng của chị K.A, mặc dầu tờ đơn này đã nhầu nát gần như tả tơi bởi qua tay các cơ quan ở địa phương để được đóng ba con dấu từ khó
Tác Giả PhiLaTo
Tên cai tù trại Vĩnh Quang lật qua lật lại, xoay ngược xoay xuôi tờ đơn xin thăm nuôi chồng của chị K.A, mặc dầu tờ đơn này đã nhầu nát gần như tả tơi bởi qua tay các cơ quan ở địa phương để được đóng ba con dấu từ khóm, phường tới quận, hồi lâu hắn vất trả lại, giọng nghiêm chỉnh đúng tiêu chuẩn Xã Hội Chủ Nghĩa:
- Chồng chị vi phạm lội qui, cải thiện ninh tinh, nười nao động lên bị trại cắt thăm luôi, chị phải ráo rục chồng chị sớm rác ngộ để nần sau sẽ được cứu xét.
Nghe như sét đánh mang tai, bình thường thì chị cầm tờ giấy quay lui, không bõ phí phạm một chút nước miếng, nhưng vì thương chồng, vượt ba ngày đường chỉ để nhìn anh mà không được hay sao! Cố gắng nuốt cục nghẹn đang chặn ngang cổ để khỏi phải lợm giọng phun ra, chị chưa biết tính sao, có nên xuống nước năn nỉ tên này hay không? Có nên tránh trâu để khỏi bị trâu đánh với hy vọng được trông thấy chồng? Bất chợt chị nhìn cái đồng hồ vỏ Seiko ruột nội hóa mà chị đeo nơi cổ tay, chị có dư thông minh biết phải làm gì. Cuối cùng tên cai tù cầm cái vỏ Seiko cho nhanh vào túi áo, gật gù cái đầu nhưng cũng giả bộ xẵng giọng:
- Vì chính sách khoan hồng nhân đạo của đảng và nhà lước ta, lay thay mặt trại, chúng tôi chiếu cố cho chị gặp chồng ba mươi phút, nhưng phải chấp hành đúng lội quy và vận động chồng chị học tập tốt, nao động tốt.
Tai chị ù đi, chẳng cần nghe hắn nói tiếp những gì, cho tới khi nhìn thấy anh, được gặp anh là hạnh phúc lắm rồi, dù cho còn có chướng ngại vật là cái bàn như con sông quái ác ngăn đôi vợ chồng, kèm theo tên cán bộ như thần chết đứng gần đấy dòm chừng!
Cái bàn như con sông chia đôi hai bờ nam bắc, tay cùng vươn tới nhưng không được cầm tay để truyền hơi ấm, chỉ có mắt trao đổi tình yêu thương, ngàn lời nói cũng không đủ, nhưng vừa mới nhìn nhau chưa kịp chớp mắt thì “thần chết” đã vung lưỡi hái lên cố tình để lộ cái “đổng” không người lái rồi tuyên bố hết giờ!
Văn minh thật! Chị nghĩ thầm và cũng thầm khen bọn Cộng Sản tiến bộ rất nhanh, từ lúc hắn mang bộ mặt đồ đá, quá độ sang đồ sạo, cầm xong cái “đổng” là hắn mau chóng tiến tới thời kỳ đồ đểu, chỉ trong vòng mười lăm phút, sao mà chúng có thể trở mặt nhanh đến thế! Thời gian cũng chạy nhanh theo thói xảo trá của chúng đến thế sao! Chị liếc nhìn xuống cái chỗ của mình ngồi rồi nhìn lên mấy ngôi sao đỏ trên cổ áo tên cai tù mà giận cành hông, rủa thầm: “Mặt chúng mày toàn là một lũ đồ đỏ!”
Chị biết chúng nó đã ăn gian, chúng muốn kiếm chuyện hết giờ để lột thêm cả những thứ ở phía dưới! Chị nhìn xuống chỉ còn đôi dép Nhật mòn gót dưới chân! Nhưng thôi, chả cần thiết phải phí phạm thêm vài giọt nước bọt, nhìn thấy anh chưa bị vùi thân dưới chân đồi, bên nương sắn như một số đồng tù bất hạnh khác là được rồi, nếu ngồi thêm dăm ba phút nữa thì chị là người sẽ vi phạm nội quy vì ôm chồng, chứ không phải vì anh nắm tay vợ.
Vừa bước ra khỏi cửa nhà “thăm nuôi”, anh quay vào nhà tù nhỏ, chị trở về nhà tù lớn, hai vợ chồng đã bị khuất mắt bởi những đồi sắn, núi khoai mì trùng trùng điệp điệp, cả hai chinh phu và chinh phụ thời hậu 1975 cùng vừa ngoái đầu quay lại, vừa đi lui, đi giật lùi mà ruột gan như sát muối:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy.
Thấy xanh xanh những núi rừng khoai
…………….
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Chuyện đi thăm chồng của người vợ lính ở các trại tẩy não đều cùng hoàn cảnh tương tự như thế cả, sau vài ngày đường xa vất vả, bám theo tầu hỏa nóng như lửa, tới miền Bắc, cái nôi của Xã Hội Chủ Nghĩa lại bám theo xe trâu, cúi đầu đi theo lũ “bò vàng” tay dắt con nhỏ, chân lội bộ cả ngày đường, vén quần vượt suối, ôm bụng lội bến phà Trang, vượt trăm gian ngàn khổ, đứng ngoài vòng rào ngóng cổ trông chồng, người thì thấy, kẻ thì không, không biết các anh còn hay đã “lên đồi,” nỗi thống khổ này dễ mấy ai biết!
Sách các anh viết về đời sống “thú ơi là thú!” trong các trại tù thì bày bán tràn ngập phố phường, nhưng những bước đường các em đi đến trại giam thăm người yêu, vợ lần mò khắp rừng sâu núi thẳm để thăm chồng, vẫn không thấy câu thơ bài văn nào nói đến cả! Các anh ngày xưa có ngòi bút tài hoa lả lướt biến đâu rồi? Dẫu cho nay mực của các anh còn hay đã cạn, cũng mạnh dạn vươn vai đứng lên cố nguệch-ngoạc viết cho chúng em đôi điều, gọi là còn một chút gì để nhớ để thương, chứ các anh cứ tả cảnh tả tình bọn gian manh hành hạ các anh mà không viết vài lời gọi là cám ơn vợ đi nuôi chồng khiến chúng em vẫn ngóng cổ cò, như con cò lặn lội bờ sông gánh gạo nuôi chồng thì chờ đến bao giờ mới được đọc hồi ký các anh viết về chuyện vợ đi nuôi tù?
Sau những ngày tháng bòn mót sửa soạn rồi lặn lội từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên đồi cao rừng sâu núi thẳm để thăm nuôi chồng, ba ngày đường đổi lấy ba mươi phút, mắt nhìn mắt mà tay chẳng được cầm tay, rồi chàng trở về trong song sắt, nàng lững thững ngoài chân mây!
Nếu như chúng ta đã có những bài thơ hay, bài nhạc hùng ca tụng người lính thì lại thiếu nhiều lời nói về người những người mẹ, người vợ, người đẻ ra lính, nuôi lính, những người đứng sau lưng làm chỗ dựa vững chắc cho lính tiến về phía trước, bước ra sa trường. Những người mà các chàng Không Quân hào hoa như Văn Ức, Nguyễn Duy Diệm, Võ ý gọi là người lái “phi công”, ông Bộ Binh tôn vinh là hoàng hậu chiến trường, Nhẩy Dù Đích Thân “Anh 23, Em 19, Út 22 v.v..” nâng nàng lên hàng nội tướng, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Pháo Binh, Thiết Giáp âu yếm phong làm tổng chỉ huy hậu phương, nội tướng, dễ thương hơn thì gọi là “nàng dâu” Võ Bị, Thủ Đức, Đồng Đế v.v. Là gì đi nữa thì chính “bà” mới là người góp công lao đem đến chiến thắng của các anh, nhưng họ lại âm thầm hứng chịu quá nhiều cay đắng, vẫn vắng lời thì thầm bên tai: “Cám Ơn Em.”
Từ khi biết anh thích mầu trời, em đã bồi hồi chọn mầu áo xanh, nhưng rồi anh Không Quân bay bổng trời cao. Anh Mũ Xanh hành quân bốn vùng chiến thuật, sống hùng sống mạnh nhưng không sống lâu! Anh Hải Quân lắc lư con tầu đi, anh Cọp Rằn hô “Biệt Ðộng Sát”, anh ôm Dù mải mê hô “cố gắng,” nên chúng em chẳng thấy bóng các anh đâu!
Dẫu cho có về hậu cứ nghỉ ngơi một vài ngày để tái trang bị thì vẫn ứng chiến, vẫn cấm trại! Có đúng thế không hay anh lại phịa ra chuyện đi hành quân vùng hậu tuyến khu trên, xóm dưới? Biết anh nói dối nhưng chúng em vẫn bồi hồi cố tin lời anh nói:
“Một trăm em ơi! Chiều nay (cấm trại) một trăm phần trăm.”
Người chinh phụ tân thời đưa vai gánh vác giang sơn nhà chồng, hiếu với cha yếu mẹ già, nuôi đàn con dại để chinh phu rong ruổi từ Bến Hải tới Cà Mau, đêm đêm nghe tiếng súng đại bác từ xa vọng về, ôm con nguyện cầu ông bà tổ tiên Chúa Phật cho chinh nhân bình an trở về
Chinh nhân ơi, xin anh trở về.
… Anh về rồi anh lại đi ngay, có khi đi mãi không bao giờ trở lại!
Ðất nước tôi chiến tranh bao trùm nhiều thế hệ, giặc Tầu, giặc Tây, giặc Cộng, nhiều tuổi trẻ đã thay nhau ra chiến trường, có anh trở về thì đã hòm gỗ cài hoa em thành quả phụ! May mắn hơn, anh về trên chiếc băng-ca, anh đu mình trên đôi nạng gỗ, dù có như thế nào đi nữa, dẫu có để lại một phần thân thể nơi chiến trường, ngày anh trở lại các em vẫn hạnh phúc, không bao giờ làm dang dở đời em.
Ai đã từng là thân nhân của lính, mẹ lính, vợ lính đều có những giây phút căng thẳng lo sợ đến tột cùng khi đứng lặng nhìn những xe cứu thương hối hả lao về phía bệnh viện, những xe GMC chở quan tài phủ cờ lặng lẽ trên đường phố, những chiếc xe jeep đầy vết đạn từ mặt trận trở về, tìm đến xóm nhà mình ở.
Thấy xe jeep đậu xịch trước cửa, em vội vàng lấy tay đè lên ngực như muốn ngộp thở, anh về phép với mẹ con em hay nhân viên hậu cứ đi tìm nhà báo tin anh đã hy sinh vì tổ quốc? Ðời vợ lính mãi mãi sống trong hồi hộp lo âu như thế! Kinh Thánh nói: “Con người ta sống không chỉ bằng cơm áo mà còn phải sống bằng tình thương!” Ai có sống trong hoàn cảnh trông chờ người thân yêu mới thấy thương người vợ lính, lúc nào đầu cũng đau như búa bổ khi nhớ đến “nửa mình” còn mải mê với súng đạn.
Người lính quanh năm suốt tháng miệt mài xông pha nơi chiến trường, mấy ai có dư thì giờ nghĩ đến hậu phương mà buồn mà lo! Lo là lo cho tròn nhiệm vụ, anh Bộ Binh lo tiến chiếm mục tiêu bằng mọi giá, cái giá anh phải trả là chính thân xác các anh. Anh Không Quân lo sao thả vài trái 500 cân cho trúng đầu người “anh em” dưới đất mà quên đi những viên đạn 12 ly 7 từ dưới đất bay lên. Nó “hit and run” khiến anh nằm xuống nhẹ nhàng thanh thản, không còn đớn đau sầu oán. Một hỏa tiễn SA7 bay lên làm nổ tung chim sắt, cả chim sắt lẫn chim người cùng trở về với đất, anh không đau mà cũng chả buồn, người buồn là chúng em, những người “lái phi công.”
Chim ăn biển Bắc người tìm biển Ðông cũng còn có ngày gặp, nhưng anh rơi với chim sắt thì không bao giờ em còn thấy nữa! Đêm đêm em về tìm anh trên vách, chỉ bóng mình bảo cho con là bố đó, bố con là Không Quân, Bộ Binh, Nhảy Dù, Thiết Giáp, Thủy Quân Lục Chiến, những người sống hùng, sống mạnh nhưng không sống lâu, bố con là người hùng!
Khi bị “gẫy súng” nghỉ cuộc chơi, người Không Quân gãy cánh, bỏ bầu trời xanh, anh Hải Quân không còn được yêu đời biển cả mà lắc lư con tầu đi trên đất lạ, chàng Kỵ Binh xếp áo giáp loang vết máu gục đầu trên pháo tháp! Sao anh không về đây gục đầu trên vai em? Pháo Binh súng to và dài thì xếp càng, bỏ lựu đạn lân tinh vào long, để mặc cho địch tự do ngày đêm pháo kích rung rinh tan nát đời vợ lính!
Cuộc chiến tàn nhưng không thanh bình, ngày trở về, anh không về chống nạng cày bừa bên người yêu sẵn lòng giúp đỡ mà lại chống gậy vào tù, khiến người vợ lính lại hóa kiếp thành người vợ tù, vẫn phải tiếp tục chiến đấu.
Bao đau thương cực khổ suốt đời của người vợ lính nay cô đọng thành chén thuốc đắng, thuốc đắng không giã tật, mà làm người vợ lính thành tàn tật cả thể xác lẫn tâm hồn. Con cò lặn lội bờ sông, đầu đường xó chợ, dãi nắng dầm mưa, kiếm gạo nuôi con nuôi chồng, còn nước mắt đâu để mà khóc nỉ với non!
Dù quan hay lính thì ngày xa xưa còn có dịp lên xe (jeep) xuống ngựa (sắt), cuối tháng bắt tí tiền còm đưa hiền thê tiền lính tính liền, nay không còn cách tính nào hơn là chôm đồ nhà đem đi bán.
Nếu như trước đây hào hoa nhất lính Không Quân, có mỗi cái quần anh cũng bán đi, sáng mai anh mặc bằng gì? Anh mặc cái áo anh đi lòm khòm chỉ vì cái tật “cú lũ tàng tàng” thì nay nàng “lái phi công” không còn xu nào để chi mà chỉ hoa cả mắt vì vật lộn mưu sinh, nên bắt buộc còn cái quần lót cũng phải bán đi để tiếp tế cho chồng trong tù được thêm hũ mắm ruốc, nắm thuốc rê v.v.
Chuyện tưởng như đùa mà có thật, chuyện kể rằng chị XYZ, người lái phi công nhận được thư chồng xin tiếp tế, nhìn quanh nhà chẳng còn gì để bòn để mót, chỉ còn một xếp quần lót bảy mầu -Monday to Sunday- khi đi du học từ Mỹ quốc trở về, anh đem đến tặng em làm kỷ niệm, em vẫn giữ kỹ để dành hơi mong tặng lại anh khi về phép. Nay thì thôi đành biến những kỷ niệm ấy thành hũ mắm ruốc, bánh thuốc lào. Trong tù, ăn mắm ruốc anh sẽ nhớ đến em, hút thuốc lào anh thấy hình ảnh em qua làn khói.
Bên cạnh những khó khăn vật chất, người vợ tù còn phải thắt dây lưng, buộc bụng cho thật chắc để chiến đấu chống chính sách khoan hồng (vô) nhân đạo của cái đảng tà ma là: “Nhà ngụy ta ở, con ngụy sai làm đầy tớ, vợ ngụy ta cướp!”
Ðây mới chính là mặt trận gay cấn rất nguy hiểm mà người vợ lính phải đối phó, nó mờ-mờ ảo-ảo khôn lường, chiến trường khốc liệt như vậy mà tuyệt đại đa số các chị em đã chiến thắng, vẫn chờ tới ngày các anh được thả về. Nếu như ngày xưa ngoài chiến trường, đối đầu với kẻ thù, các anh đã chiến thắng bằng súng đạn rồi thăng cấp, rồi huy chương cuống, huy chương thòng mang lủng là lủng lẳng trên ngực, nay các chị chiến thắng ở mặt trận “tình trường” là chỉ cốt bảo toàn “lãnh thổ” để chờ đợi anh về mà thôi, không cần huy chương, không lo sợ bị thăng cấp làm “vợ cả.”
Giả thử, giả thử thôi, sau 30 tháng 4, 1975 chị em vợ lính vào tù, còn các anh ở lại săn sóc con dại, phụng dưỡng cha mẹ già thì các anh đi thăm nuôi vợ được mấy lần? Nếu phải chiến đấu chống lại chính sách của địch là “nhà ngụy ta ở, chồng ngụy ta lấy” thì các anh có chống chọi nổi với những nữ Việt Cộng không, dẫu cho họ không hương không sắc, là những phụ nữ Xã Hội Chủ Nghĩa “trước sau như một*” (vu khống), thì có bao nhiêu anh sẽ bị gục ngã trên “tình trường” này? Nói thực tâm đi.
Chịu thua hả? Vậy thì đã có anh chồng nào nói lời cám ơn vợ thay cho tấm huy chương về sự chiến thắng của các chị chưa? Chưa hả? Thế thì nói đi là vừa, muộn còn hơn không, một bông hồng trao tận tay trong ngày đại hội, ngày họp khóa, ngày sinh nhật, ngày “va-lăn-thai”, ngày lễ Tạ Ơn, ngày “hấp hôn” lần thứ 40, 50...
Ðoạn trường, đoạn trường lại đoạn trường, chúng ta còn sống sót sau cuộc chiến và còn có dịp may mắn gặp lại nhau trên đất khách lưu vong, ai có niềm tin thì cho đó là một đặc ân của Thượng Ðế, ai còn máu mê cờ bạc đỏ đen thì cho đó, gọi đó là bon-nớt v.v. tất cả chúng ta cũng nên công bằng một tí. Khi vợ gọi thì “có anh đây” và thêm một chút, chút thời gian để nghĩ đến đồng đội còn ở lại, họ đã trả nợ Tổ Quốc xong cả vốn lẫn lời thì chúng ta chớ vội vác cờ đi đón gió, hãy dành cho các bạn ấy một chỗ nho nhỏ trong trái tim ta, cụ thể là nghĩ đến những anh em thương (phế) binh Việt Nam Cộng Hòa trước khi mở bàn tay vì bác ái đối với người dân Xã Hội Chủ Nghĩa. (!)
Còn người bạn đời của anh em chúng ta, nay đã trở thành các “bà” tuy được an hưởng hạnh phúc lúc tuổi “chưa” già bên sự thành công của con cháu nhưng vẫn không quên khổ đau quá khứ, và hiện tại, trong người lại thêm nhiều chất “cao” khó trị! Các anh đâu? Hay mau mau dìu các chị đi trị, nói lại cho rõ là đi điều trị bệnh cao mỡ, cao máu, tiểu đường, sạn thận v.v.
Những dịp họp đại hội, họp khóa của các anh thuộc mọi quân binh chủng và quân trường, các anh đã, đang và sẽ nâng niu bông hồng để tặng người yêu cho đôi má thêm hồng, nụ cười thêm duyên, sức có hạn, không cần nhiều, nụ hôn trên má đủ chiều lòng nhau.
Nhân dịp lễ Tạ Ơn, lễ Giáng Sinh và năm mới, người viết xin tạ ơn quý chị vợ lính đã chờ đợi lính đi hành quân, nuôi lính trong tù. Xin chân thành cầu chúc tất cả các chị vợ lính thuộc mọi quân binh chủng, những người điều khiển hạm trưởng, những vị lái phi công và cả nhà tôi nữa mãi mãi thật vui tươi và khỏe mạnh để cùng các anh tu bổ và bảo trì cái hạnh phúc đang ở trong tầm tay, đó là những hạnh phúc có thật.
Chúng ta, “vỏ khoai hay vỏ bí”, Võ Bị hay Thủ Đức, Mũ Nâu, Mũ Đỏ, Mũ Xanh, Mũ Đen v.v. nay không còn ở cái tuổi xung phong ào ào vào mục tiêu nữa mà đang “từng bước, từng bước thầm” tiến lên đồi cao! Chúc các anh cái gì cũng mới, trừ tình yêu, đừng có tình yêu mới. Chớ vì vốn sẵn mang trong máu cái tính hào hoa mà phải lặn lội về phương Ðông xa xôi, trâu già ham gặm cỏ non để tìm, để chọn cái gọi là hạnh phúc, cái hạnh phúc ấy hao-hào (tốn tiền) mà lại nhiều hoa (liễu) sẽ mang họa vào thân vì những quỷ thần mang tên “ếch”, dính vào HIV thì thiệt thân.
Thân không bại thì chân... cũng liệt!
./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét