Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

HÌNH ẢNH SÀI GÒN NGỌC NGÀ DĨ VÃNG !


 

Bây giờ chúng ta đi qua vùng Gia Định dài lên Bà Chiểu..

".... Sông khúc gần cầu Bình Lợi nước chảy xiết, nhiều chỗ nước xoáy, thỉnh thoảng có nghe nguời chết mà người ta gọi là bị ma da kéo. Sân vận động Lê văn Duyệt giờ không còn nữa



Image

Đường Lê Quang Định & Bạch Đằng

Nơi Góc ngã tư này, có Trạm tuyển mộ Biệt Động Quân
và Quân Y Nhảy Dù cạnh bên cột đèn phía bên trái bức hình.

Image

Image

Đường Bạch Đằng - Chợ Bà Chiểu

Image

Image

Image

Image

Chợ Bà Chiểu năm 1970

Image

Ngã ba Hàng Xanh


Đường Bạch Đằng chỉ là đoạn đường gần khu vực chợ Bà Chiểu. Phần còn lại của đường Bạch Đằng chạy tới gần Ngã ba Hàng Sanh mang tên là đường Hàng Sanh..

Cũng như trước năm 1975 đường Lê Văn Duyệt, (Gia Định), đổi thành Võ Thị Sáu (Gia Định).

Chờ cho đến 40 năm sau , các đỉnh cao mới " biết " được đức Tả Quân Lê văn Duyệt là người có công lớn trong việc khai phá miền Nam và việc "bọn Ngụy" đã lấy tên Ông đặt cho con đường chạy ngang trước lăng mộ Ông (mà người Saigon quen gọi là lăng Ông Bà Chiểu) là đúng , thì thật tội nghiệp cho một đại công thần, cho nên ngày 1 tháng 4 năm 2014 quỷ ban nhân dân thành phố đã ra quyết định đặt lại tên đường "như cũ", nghiã là bắt chước y chang hồi trước 1975, là Đại lộ Lê Văn Duyệt..

Ôi thật là một quyết định "sáng tạo " làm sao !

Theo Quyết định số UB 1906/1975 của quỷ ban nhân dân thành phố, ký ngày 1 tháng 4 năm 2014, nay đổi tên đường Võ Thị Sáu (Gia Định), đoạn từ Ngã Tư Trần Quang Khải. Đinh tiên Hoàng đến Phạm Đăng Lưu, thành Đại lộ Lê Văn Duyệt, như tên cũ trước năm 1975.

Lý do đưa ra là vì vị trí quan trọng, có tính chất lịch sử, văn hóa lâu đời của vùng đất Gia định, Bà Chiểu. Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt là người có công khai phá, xây dựng miền Nam, từ Phan Thiết cho đến tận Cà mau, Kiên Giang, trong đó có đất Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn.
Lấy lại tên Lê Văn Duyệt là nhằm công nhận sự thật lịch sử và vinh danh công đức của Ngài, và cũng để thu hút du khách ngoại quốc, người Việt ở trong nước và nước ngoài, đến thăm hai di tích nổi tiếng của Gia định: Chợ Bà Chiều, và Lăng Ông.

Các “đỉnh cao” khi vừa đặt chân đến miền Nam đã lo xoá hết " tàn tích " cuả nhà Nguyễn để lại , gạch bỏ hết tên các chuá , ngay như chúa Nguyễn Phúc Tần ( Hiền Vương ) là một vị chúa nhân từ , không ham mê nữ sắc lại có tài thao lược , chúa rất nổi tiếng với trận hải chiến đánh thắng thủy binh Hà Lan trên sông Gianh năm 1644 .

Nay tên ông mà chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã đem đặt cho con đường nối giữa Đakao với Saigon , dép râu đã không ngần ngại xoá đi rồi đem tên một cô nhóc Võ thị Sáu nào mà người miền Nam chả ai biết tới , đặt vào để thay thế !
...

Theo blog Vietdethuong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét