Phần 2: Những nguyên nhân phá sản từ Mô hình kinh tế Nhà nước
- Trong Phần 1 – Những vấn đề pháp lý trong các “đại án tham nhũng”,
chúng tôi đã chỉ ra những nguyên nhân trong hệ thống pháp lý đã tham
gia tạo nên (như là những cái bẫy pháp lý) sự đổ vỡ của các tập đoàn
kinh tế nhà nước (KTNN) như Vinashin, Vinalines…
Nhưng những cái bẫy pháp lý (thường là ngu xuẩn và vô bổ như NĐ 49/CP)
giăng trên đầu và xung quanh các tập đoàn KTNN đó, khiến chúng tự mắc
vào và tự sập bẫy cũng chỉ là bối cảnh mà hệ thống pháp lý kinh tế của
thể chế này vô tình tự dựng nên cho các con cưng của mình – các doanh
nghiệp KTNN, mà thôi. Chính cái cơ cấu tổ chức và phương cách quản lý
kinh tế của nhà nước này, hay còn gọi là mô hình tổ chức kinh tế nhà
nước, với 127 các tổng công ty và tập đoàn KTNN ở trung tâm và “là chủ
đạo” để đảm bảo “định hướng XHCN”, mới khiến các doanh nghiệp nhà nước,
các tổng công ty và tập đoàn KTNN đó trở thành những cỗ máy tự động vận
hành đến… sự sụp đổ tất yếu của chúng, như Vinashin và Vinalines hay như
nhiều công ty NN khác đã tự “vận hành” tự sát, mà chúng ta đã đang và
sẽ còn thấy nhiều.
Vậy điều gì trong cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý của các tổng công
ty và tập đoàn KTNN khiến chúng sẽ tất yếu đi đến phá sản? Đó là điều
tôi xin sẽ trình bày trong phần 2 này.
Thứ nhất, về tổ chức, sau gần trăm năm thí nghiệm trên hàng chục quốc
gia với hàng tỷ dân số, “phe” XHCN vẫn chưa tìm ra mô hình tổ chức đơn
vị kinh tế XHCN cho mình thì tất cả (những quái thai thí nghiệm mang tên
công xã, HTX, liên hiệp xã, xí nghiệp, nông trường, liên hiệp các xí
nghiệp…) đã sụp đổ khắp nơi trước hay cùng bức tường Berlin năm 1991.
Còn lại ở Trung Quốc và Việt Nam người ta đều vội vã học theo mô hình
công ty hay tổng công ty của bọn tư bản “thối tha”, để tồn tại.
Nhưng VN đã áp dụng ba “cải tiến” chính, cơ bản để chúng vẫn đảm bảo
“tính XHCN”: đầu tiên là, sở hữu “toàn dân” - do đảng sở hữu và đảng cử
người “đại diện sở hữu” các công ty đó (Chủ tịch HĐTV), tức là công ty
chỉ có 1 (một) cổ đông duy nhất, thay vì công ty phải do nhiều cổ đông
sở hữu và các cổ đông đó bầu ra chủ tịch HĐTV; hai là, công ty nhà nước
thực chất không có pháp nhân độc lập vì công ty không được độc lập mà
phải phụ thuộc đảng/nhà nước, và vì đảng hay nhà nước chỉ có và chỉ là
một pháp nhân duy nhất; và ba là: đảng bổ nhiệm trực tiếp luôn Giám
đốc/Tổng giám đốc điều hành công ty/tổng công ty thay vì chủ tịch HĐTV
chọn thuê người điều hành.
Với ba điều chỉnh chính trên, mô hình công ty, tổng công ty hay tập đoàn
kinh tế nhà nước Việt Nam không còn là công ty (The Corporate body) như
là một trong những thành tựu sáng tạo vĩ đại nhất của Loài người (à
quên: của bọn tư bản thối tha) sau mấy thế kỷ trải nghiệm từ thế kỷ 18,
thời Adam Smith đến nay, nữa, mà chỉ còn là những quái thai XHCN mới của
Việt Nam.
Hiện đảng và nhà nước VN có ba mô hình chính là công ty TNHH một thành
viên (!), tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó mô hình
tập đoàn vẫn đang là “thí nghiệm”. Chính những mô hình tổ chức công ty
XHCN quái thai này đã, đang và sẽ biến những con người vận hành chúng
thành những quái nhân như Phạm Thanh Bình và Dương Chí Dũng, đưa các tổ
chức kinh tế quái thai đó đến những cái chết tất yếu như Vinashin,
Vinalines...
Ở Vinashin, chúng ta thấy ông Bình được đảng “thí nghiệm” bổ nhiệm cả
hai chức danh chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc Tập đoàn (mãi đến khi tập
đoàn đã sập ông Bình mới nhường chức tổng giám đốc cho ông…), nên ông
đưa cả tập đoàn đến cái chết ngoạn mục hơn Vinalines.
Ở Vinalines, đảng rút kinh nghiệm bổ nhiệm 2 ông Dũng và Phúc độc lập
nhau, đúng “thiết kế”, nhưng thiết kế lại sai ở chỗ làm tổng giám đốc và
chủ tịch HĐTV luôn luôn đối chọi nhau kịch liệt. Đó là chuyện đã xảy ra
ở Vinalines và đang xảy ra ở mọi doanh nghiệp nhà nước, làm chúng không
thể hoạt động hiệu quả. Bởi vì, chủ tịch HĐTV có “quyền” có thế nhưng
không có “lực”, còn tổng giám đốc thì có “lực” mạnh hơn nhưng lại vẫn
phải theo chỉ đạo của chủ tịch. Đó là một trong những lực cản cơ bản
khiến các doanh nghiệp nhà nước không bao giờ hoạt động thành công lâu
dài và phát triển bền vững được. Bao giờ cũng có kẻ này lấn lướt kẻ kia
trong hoạt động (không đúng thiết kế) hoặc hai bên căng nhau thì hoạt
động kinh doanh càng bị ảnh hưởng xấu…
Nhưng nếu chủ tịch và tổng giám đốc bắt tau nhau “đoàn kết” thì sao?
Thì… mỗi khu rừng sẽ có hai chúa sơn lâm, vui vẻ “chia nhau sơn hà”, dân
sẽ khổ hơn gấp đôi và nhà nước mất vốn nhanh gấp đôi…
Thứ hai, về chính sách, các doanh nghiệp nhà nước được bảo hộ và ưu tiên
mọi nguyền lực (tài chính, đất đai, các quyền ưu tiên…) và được độc
quyền “chức năng” trên thị trường. Các tập đoàn và tổng công ty đầu
nghành còn có chức năng quản lý chuyên môn ngành nữa – họ là những người
chấp bút viết ra các kế hoạch, chiến lược và chính sách cho cả ngành
thay chính phủ mà chính phủ chỉ việc thông qua rồi đưa vào thực hiện.
Nghị định 49/2006/NĐ-CP là một ví dụ về khả năng thao túng chính sách
của các tổng công ty và tập đoàn nhà nước “đầu ngành”…
Nói chung các chính sách quản lý kinh tế các ngành của nhà nước VN hiện
nay đều do các doanh nghiệp nhà nước viết ra. Vấn đề không chỉ là các
chính sách đó chỉ có lợi cho họ, mà trước hết là các chính sách đó chỉ
có tầm nhìn của họ chứ không có tầm nhìn của cả quốc gia, vì lợi ích lâu
dài của cả nền kinh tế.
Thứ ba là về phương cách điều hành kinh doanh, khi được cho tự do toàn
quyền mở rộng kinh doanh bằng “vốn tự có”, hầu như tất cả các tổng công
ty và tập đoàn đều nhảy ra kinh doanh ngoài ngành của mình. Vinashin thì
lập các đội tàu và kinh doanh vận tải biển, còn Vinalines thì mở nhà
máy mới (nhập ụ nổi) để kinh doanh… đóng và sửa chữa tàu thuyền, và cả
hai đều sa lầy và chìm xuồng ở lĩnh vực mở rộng vốn không phải “sân nhà”
của họ đó.
Tại sao vậy? Vì cả hai (hay mọi tập đoàn nhà nước) đều luôn nói dối và
nói quá lên với chính phủ về tương lai sáng lạn của ngành mình để xin
chính phủ cho đầu tư lớn, và khi đã được chính phủ cho vốn đầu tư lớn
rồi thì cả hai (hay tất cả) vốn đều biết ngành mình rất khó nhai (mà đã
giấu diếm không nói thật) nên để “bảo vệ’ vốn được giao thì tốt hơn là
đầu tư vào ngành “ngon ăn hơn” của bên kia... mà mình “biết là ngon”.
Thế là có ngay một vài thuyền trưởng láu cá và thất sủng của Vinalines
được Vinashin “trọng dụng” lập nên các “Vinashin-lines”, còn một vài
giám đốc cơ hội và thất thế của Vinashin được Vinalines “tin cậy” mời về
để dựng lên các xưởng “Vinaline-shin” cho các ông Bình, Dũng… tạo nên
những bãi lầy tài chính, kinh doanh (và đạo đức), làm các ông sẽ phải
chết chìm và chết chùm trong đó.
Vậy nếu chính phủ không cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra ngoài
ngành nữa (như hiện nay) thì vấn đề đầu tư kém hiệu quả sẽ được giải
quyết? Không. Khi không được kinh doanh ra ngoài, lấn sân – tức là không
được “phình to ngang”, mà vẫn đang có vốn lớn để phải đầu tư đúng
ngành, các doanh nghiệp nhà nước sẽ… ”phình to dọc”. Phình dọc là khi
các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án lớn đúng ngành nhưng họ biết chắc
(và ai cũng biết) kiểu gì cũng chết, đằng nào cũng sẽ lỗ - nhưng họ vẫn
đầu tư!
Tại sao họ biết lỗ mà vẫn làm? Bởi vì ba lý do chính sau: Cứ đầu tư là
họ cơ hội rút ruột công trình chia nhau, lời lỗ tính sau (lý do quan
trọng nhất); Họ đã xin vốn (khống và vống lên), Nhà nước đã cho vốn là
họ phải đầu tư, nếu không kỳ sau họ sẽ không xin được vốn nữa! Và, đầu
tư là họ có công trình, có thành tích, tạo công việc cho nhân viên, các
sếp dễ thăng tiến cao hơn, còn kết quả đầu tư…tính sau!
Ví dụ cho kiểu “phình dọc” bất chấp hiệu quả này là các công trình thủy
điện của EVN, các nhà máy chế tạo nhiên liệu sinh học ở Bình Phước, Phú
thọ… của PV Oil (PetroVietnam), lọc dầu Bỉm Sơn, Thanh hóa (PVN)… và vô
số các “công trình” khác của các tổng công ty tập đoàn kinh tế nhà nước.
“Phình dọc” cũng sẽ dẫn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đến những
cái chết kinh tế lớn, nhưng chúng khó bị phát hiện từ ngoài hơn, vì thế
càng nguy hiểm hơn khi chúng tích tụ và bùng phát.
Thứ tư là về quản lý vốn và hiệu quả kinh doanh vốn nhà nước. Chính phủ
giao vốn và tài sản lớn của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước mà
không có một chế tài nào cụ thể về trách nhiệm của đối với những người
“đại diện nhà nước” về quản lý vốn và hiệu quả kinh doanh vốn nhà nước
đó, ngoài hy vọng vào đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp họ sẽ bảo
toàn vốn. Thật quá vô cùng dễ dãi! Đại đa số người được giao tài sản lớn
“của nhà nước” như thế đều dần dần tự coi mình như chủ, cảm thấy mình
là chính chủ sở hữu. Và thế là đảng đã “đẩy” họ ra sức… sở hữu tài sản
được giao “đại diện”! Chỉ đến khi doanh nghiệp sụp đổ, vốn và tài sản
nhà nước đã tiêu tan hết, đã bị “đại diện sở hữu” sở hữu hết, như
Vinashin hay Vinalines, thì nhà nước mới can thiệp thì đã quá muộn.
Nhưng nếu nhà nước ngồi vào kiểm tra công việc hàng ngày thì không thể
làm được, và doanh nghiệp thì mất tự chủ, tự do, sáng tạo…
Gần đây, một số doanh nghiệp nhà nước đưa ra sáng kiến quản lý: nếu
doanh nghiệp lỗ 2 năm thì giám đốc sẽ bị cách chức. Thế có giải quyết
được vấn đề quản lý hiệu quả doanh nghiệp không? Không. Vì mọi doanh
nghiệp trong mọi nghành đều có chu kỳ thăng trầm: vài năm phát triển và
năm khó khăn, các giám đốc đều biết điều đó và nếu gặp năm khó khăn thì
họ sẽ báo cáo láo rằng vẫn lãi chút chút để được “qua đò”, và khi gặp
những năm phát triển tốt thì họ cũng vẫn báo cáo “chỉ lãi chút chút” để
dự phòng hay bù lại cho những năm khó khăn…
Không cần dọa cách chức thì hiện nay đại đa số giám đốc các doanh nghiệp
nhà nước vẫn đang làm thế rồi. Và cái phần lãi thực nhưng “để dự phòng
cho khi khó khăn” nên không được báo cáo đó thì ai quản và quản thế nào?
Điều đó là nguyên nhân phổ biến bắt đầu cho mọi tham nhũng, mà tham
nhũng là khởi điểm và kết thúc của phá sản doanh nghiệp.
Đó là nững con đường tất yếu mà các doanh nghiệp nhà nước, cách này hay
cách khác, đều sẽ phải đí qua, vì chúng được sinh ra với “bản năng” như
vậy - để đến kết cục không thể tránh: phá sản, như Vinashin hay
Vinalines hay v.v… và v.v…
Vậy vấn đề nằm ở đâu và làm sao tranh điều đó?
Vấn đề nằm ở cấu trúc tổ và chức quản lý quái thai của các công ty nhà
nước, với các “cải tiến” như trên từ mô hình doanh nghiệp của tư bản –
công ty hay corporate body.
Chỉ có thể tránh kết cục phá sản của nền kinh tế với những cái chết kiểu
Vinashin, Vinaline… bằng cách xóa bỏ các công ty nhà nước theo mô hình
công ty XHCN quái thai như trên, và thay hoàn toàn bằng các công ty tư
nhân và công ty cổ phần (qua cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước) –
các "corporate bodies".
Tất nhiên, đảng và nhà nước ta không thể làm thế, vì họ không thể để mất
“định hướng XHCN”, cho dù điều đó mang lại sự thịnh vượng của cả dân
tộc – trong đó có họ. Với đảng CSVN, quyền lợi của họ cao hơn quyền lợi
dân tộc.
Chỉ còn một khả năng: đảng sẽ cố giữ các doanh nghiệp nhà nước như thế,
và chúng sẽ lần lượt hay cùng nhau chết thảm như Vinashin, Vinalines và
đảng tất nhiên cũng rã đám theo, nhưng các cán bộ đảng thì đã thành tư
bản đỏ rồi.
Chỉ có nhân dân là luôn phải trả giá đau đớn nhất trong cái chết tất yếu
của nền kinh tế “định hướng” đó. Vấn đề là, nếu đã biết vậy thì nhân
dân có sẽ để cho đảng làm vậy với dân không?
Tôi tin rằng: không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét