Phần 1: Những vấn đề trong cơ sở pháp lý của vụ án Vinalines
Ngày
mai, 16/12, dường như phiên tòa “đại án Vinalines” xử Dương Chí Dũng,
Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn… sẽ có phán quyết cuối cùng nặng nề với 2 án
tử hình và một án tù giam 34 năm (vẫn chưa phải án chung thân!). Tội
danh chính gồm 2 phần: vi phạm qui định nhà nước và tham nhũng (đưa và
nhận hối lộ), cả hai đều gây thất thuất tài sản lớn của nhà nước…
Phiên
tòa là bức tranh chung đại diện cho nền kinh tế cũng như cho cả thể chế
nước ta hiện nay. Từ đó, tôi thấy có ba vấn đề lớn trong vụ án này cũng
như trong các “vụ đại án kinh” khác của Việt Nam, đó là: Cơ sở pháp lý
(cả lập pháp, tư pháp lẫn hành pháp), của vụ án này không ổn, và như thế
chẳng qua là họ đang lừa dân biểu diễn màn hài kịch “chống tham những”,
đang lợi dụng pháp lý để các phe nhóm lợi ích trong đảng đấu đá nhau mà
thôi; hai là: Cơ chế kinh tế – dùng các đơn vị kinh doanh quốc doanh
làm chỉ đạo – tạo ra các vấn đề trầm trọng thể hiện rất rõ trong các vụ
án, luôn luôn và tất yếu gây nên đỏ vỡ kinh tế lớn cho đất nước; và thứ
ba là cách dùng người và cách quản lý kinh tế của chế độ này hay cơ chế
đó rất không ổn: không theo hiệu quả làm việc mà theo “phân công của
đảng” tức bổ nhiệm theo thế lực thực tế của các phê nhóm lợi ích trong
đảng với nhau trong từng lĩnh vực cụ thể, mà chỉ ra sức khai thác thực
tế “thắng lợi cách mạng” đã để lại hiện nay…
Vậy
nên tôi xin có vài ý kiến chia sẻ về điều đó, và xin bỏ qua phần tội
danh tham nhũng vốn là bản chất hệ thống và là đặc thù (vừa là phương
tiện vừa là mục đích cách mạng) của các quan cộng sản, ở đâu cũng có, và
trong cơ quan nào cũng có thể thấy rõ mọi lúc mọi nơi, dù bao giờ khi
khởi tố các vụ án cũng chỉ là “vi phạm các qui định quản lý nhà nước”…
Phần 1: Những vấn đề trong cơ sở pháp lý của vụ án Vinalines
Cơ
sở pháp lý để luận tội “vi phạm các qui định quản lý nhà nước” ở đây,
trong ví dụ vụ “đại án kinh tế” Vinalines là Nghị định 49/2006/NĐ-CP của
Thủ Tướng mới lên lúc đó NTD ký ngày 18/5/2006 (NĐ 49/CP).
Về
lập pháp, trước 2006 cả nền kinh tế phát triển khá rầm rộ và việc các
đơn vị, địa phương ồ ạt nhập tầu biển cũ về kinh doanh là rất phổ biến,
vì nói chung cách đó khá hiệu quả đối với nền kinh tế vừa mới mở ra của
ta thời kỳ đó. Việc quản lý nhập khẩu tàu biển về VN trên phạm vị quốc
gia với cái nhìn vì lợi ích cả nền kinh tế khi đó và bao giờ cũng là cần
thiết. Nhưng không hiểu sao người chấp bút cho nghị định CP này lại
là…Vinashin. Vinashin chính là “nạn nhân” của “phong trào” nhập tầu biển
cũ ồ ạt làm các xưởng tàu trong nước chết thảm nhiều năm (20 năm dài,
từ 1986) trước đó, nhất là các xưởng tàu lớn của Vinashin… Vì thế, Nghị
định 49 đã ghi rõ cấm nhập các tàu biển trên 15 tuổi… Mục tiêu “lập
pháp” lớn nhất của Vinashin lúc đó là bắt các anh “bạn vàng” lớn nhất
trong nước như Vinalines, PetroVietnam, Petrolimex và các loại tổng công
ty “im-ếch” và các công ty vận tải biển khác “của nhà nước” phải đặt
hàng họ – Vinashin đóng tàu mới trong nước thay vì đi mua tàu cũ… Chính
phủ thì coi đây là nghị định bảo hộ kinh tế của mình giúp Vinashin – quả
đấm thép đặc biệt “sáng” lên…
Đầu
2006, tôi đã được ông Bình và ông Ánh (TGĐ và PTGĐ Vinashin) khoe về
thành tích “lập pháp” đó của họ như sau: “Bọn tớ đang sắp lùa được chúng
nó vào rọ hết rồi. Từ 1.6.2006 chúng nó có muốn cũng không thể chạy
thoát việc đặt hàng đóng mới ở Vinashin…”, và họ nói về nội dung Nghị
định 49/CP mà N.T.Dũng sẽ ký… (”Chúng nó” ở đây là “các ông bạn vàng” đã
kể trên), rồi họ say sưa nói đến tương lai ngành đóng tàu Việt Nam sẽ
trở thành trụ cột nền kinh tế Biển, sẽ đứng thứ tư (trong kế hoạch gửi
CP họ rút xuống thứ 7) thế giới, vào năm 2010…
Tôi
đã đưa ra bốn lý do chính mà theo tôi một NĐ như thế dù CP có thông qua
cũng sẽ khó thực hiện là: Người mua tầu cũ, dù trên 15 năm tuổi, thường
sẽ khai thác hiệu quả hơn đóng mới rất nhiều (vì nước ta còn nghèo, dân
ta chưa quan tâm đến cấc vấn đề an toàn và môi tường…); thứ hai: tầu
trên 15 tuổi mà do Nhật hay Châu Âu đóng thì khả năng chất lượng còn rất
tốt và thiết bị kỹ thuật hiện đại… hơn tàu Vinasshin đóng mới là rất
cao, (tàu Vinashin đóng mới chỉ hơn tàu cũ của… TQ đóng thôi!), và thứ
ba: Thế giới đóng tàu là để dùng 50-60 năm (có khi cả trăm năm) thì mới
hiệu quả, chứ có phải chỉ dùng 15 năm đâu? Tầu dưới 15 tuổi rất ít chủ
tàu bán đi vì đang “ngon” và khai thác chưa thu hồi hết vốn và bán đi
thì khó vì giá phải cao; và lý do thứ tư, quan trọng nhất: Khi đi mua
tầu ở nước ngoài, người ta vừa được du hí bằng tiền nhà nước, vừa được
chủ tầu “lại quả” rất ngon vì người ta mua bằng tiền nhà nước mà…
Như vậy, vấn đề trong lập pháp ở đây là, Nghị định 49/CP là một chính sách cực kỳ sai lầm của chính phủ vì nó không khả thi, vì nó đi ngược các nguyên tắc kinh tế cơ bản trên.
Tôi
không biết trên thế giới có nước nào “chơi sang” mà dám có chính sách
bảo hộ “tự hại” như NĐ 49/CP cấm nhập tầu biển trên 15 tuổi như VN?
Thường thì, các chính phủ không khuyến khích việc nhập tàu biển cao tuổi
bằng các chính sách thuế cao (thế nhập khẩu và thuế khai thác), và bằng
các qui định cao về an toàn, đăng kiểm, bảo hiểm… với tàu biển mà thôi.
Ví dụ, vì các lý do cụ thể là bảo vệ môi trường biển, nước Úc cấm tàu
trên 30 tuổi vào cảng của họ, vì bảo vệ an toàn con người đi biển các
nước Tây Âu đánh thuế rất cao chủ tàu của họ khi khai thác tàu cũ trên
25 năm nhưng vẫn cho khai thác vô thời hạn, miễn là đăng kiểm và bảo
hiểm chấp nhận…, hay vì tham gia các công ước quốc tế về biển như IMO,
SOLAS… mà các nước đều phải gia tăng các yêu cầu đăng kiểm an toàn kỹ
thuật tàu biển… Chỉ có VN mới có tư duy điều hành kinh tế bằng mệnh lệnh
với vô số các nghị định như kiểu NĐ 49/CP đó…
Có
thể những người thông qua nghị định 49/CP (là VPCP) và người ký nó (TTg
Nguyễn Tấn Dũng) chả hiểu tí gì về tầu biển và sự nguy hiểm của bảo hộ
kinh tế trực tiếp, nhưng họ cũng đã không biết học theo “đại ca” của
mình là Đặng Tiểu Bình khi ông này đã từng nói và làm trong thời điểm mở
cửa nước Trung Hoa rằng: “đóng tàu không bằng mua tàu, mua tàu không
bằng thuê tàu…” để thực hiện chính sách “mèo trắng hay mèo đen, miễn mèo
nào bắt được chuột!” của ông.
Trong
kinh tế của các “quả đấm thép” VN thì câu đó là: mua tàu hay đóng tầu
hay thuê tàu, miễn là đạt hiệu quả kinh tế cao nhất? Thế là, để mở cửa
nền kinh tế, TQ thì bắt đầu bằng thuê tầu và họ cứ thế đi lên, còn VN
bắt đầu bằng mua tàu (cũ) và đóng tàu (nát) – VN cứ thế mà chìm nghỉm.
Ngày hôm nay, công nghiệp đóng tàu TQ đứng đầu thế giới (về sản lượng và
thị trường, chất lượng thì còn lâu – vì đó là vấn đề “đạo đức cộng
sản”), đóng tàu VN cũng đứng đầu thế giới, nhưng về tai tiếng và ân oán
nợ nần…
Chính
sách đó (Nghị định 49/CP) đã phá sản hoàn toàn mà, về hành pháp, đến
hôm nay nó vẫn được dùng như Kinh thánh để làm cơ sở pháp lý quản lý
kinh tế trong nước và cho các vụ án, nhất là trong các vụ “đại án linh
tế” như vụ Vinalines… Tức là nó đang là cơ sở pháp lý để kết án tử hình
hai ông Dũng và Phúc…
Cần
phải nhắc lại là, chính trong vụ đại án Vinashin mới gần đây thôi,
người ta cũng đã dùng Nghị định 49/CP này để kết án các quan chức vô lại
Vinashin khi chính họ đã vi phạm cái nghị định mà họ soạn thảo ra rồi
“lobby” để Thủ tướng ký năm 2006 đó! Đó là khi họ được giao một đống
tiền của nhà nước và họ biết nếu họ tự đóng tàu thì chỉ có lỗ nên họ
đã…đi mua hàng loạt tàu cũ về và lập nên các công ty hàng hải
Vinashinlines, Biển Đông, tàu khách Bắc Nam Vinashin, từ số O tròn trĩnh
thành những “người khổng lồ” trong ngành trong mấy tháng!
Khoảng
thời gian đó (2007-2008?), tôi lại quay lại hỏi các ông Bình, Ánh… “Sao
các anh vi phạm NĐ 49/CP? Sao các anh không “vì tương lai nghành đóng
tàu Việt nam” mà tự đóng tàu rồi khai thác?’ Có phải vì mấy nguyên nhân
làm NĐ 49/CP sẽ bất khả thi mà tôi đã đưa ra?…” Thì tôi được trả lời:
Vinashin được Thủ tướng giao nhiệm vụ cấp tốc phát triển tuyến vận tải
hành khách và container Bắc-Nam để khẳng định vai trò kinh tế biển của
Việt Nam, nên không thể đợi đóng tàu được! Và vì thế… tất cả các con tàu
họ mua “cấp tốc” về đều có tuổi vượt xa tuổi 15-“sắp trăng tròn” mà họ
đã yêu cầu CP cấm nhập…
Như
vậy, việc hành pháp với NĐ 49/CP cũng chỉ là trò hề, họ thích thì theo,
không thích thì thôi, có người phải theo, có người không phải theo, và
bao giờ họ cũng có lý do gì đó cao hơn pháp luật, ví dụ ở đây là “chỉ
thị của thủ tướng”… Vậy pháp luật là gì, nghị định CP là gì mà bắt cả
nước phải tuân theo nếu vẫn có những thứ luôn cao hơn pháp luật?
Khuôn
mặt thứ ba của hệ thống Pháp lý là tư pháp, với Nghị định 49/CP năm
2006 thì nó là cái gì, trông như thế nào? Trong ngành vận tải sông biển
và đóng tàu (cả trong dầu khí, thủy sản và một số ngành công nghiệp
khác…) có một dạng tổ chức độc lập đóng vai trò tư vấn pháp lý và kỹ
thuật trong ngành, vai trò tư pháp, đó là tổ chức Đăng kiểm Hàng hải
Việt nam. Ở nước ta Đăng kiểm Hàng hải là cơ quan nhà nước vừa có vài
trò lập pháp (lập ra các qui phạm, qui định kỹ thuật), vừa có vài trò
hành pháp (giám sát thực hiện) và vừa có vai trò tư pháp (giải thích,
điều chỉnh, tư vấn kỹ thuật…).
Trong
NĐ 49/CP. Đăng Kiểm VN đã bị cho đứng ngoài từ đầu trong việc tham gia
tư vấn “lập pháp”, tức là góp ý cho NĐ 49/CP, ít nhất là về chuyên môn
kỹ thuật hàng hải. Vì thế cho nên khái niệm cơ bản như ụ nổi 83M có phải
là tàu biển không và có chịu sự áp đặt của Nghị định 49/CP đó không, mà
đến nay người ta cũng vẫn còn cãi nhau suốt, đã gần chục năm áp dụng NĐ
rồi, thì quả là… bó tay chấm cơm!
Việc
này nếu đưa ra tòa án hay trọng tài quốc tế, thì chỉ cần một câu giải
thích định nghĩa từ ship – tầu biển trong NĐ 49/CP của một cơ quan đăng
kiểm quốc tế là xong. Nghị định 49/CP điều tiết việc nhập khẩu tầu biển
nhưng không có định nghĩa “tầu biển” chính xác và được các bên liên quan
hiểu “tầu biển” nhất quán là gì, thể hiện cách làm luật của ta nó
“chuyên nghiệp” ra sao, cách thực hiện luật pháp nó rối loạn thế nào và
cách giải thích và áp dụng nó bế tắc làm sao!
Luật
ra ám muội như thế, những người “cảnh sát kinh tế” cho việc áp dụng
luật, ở đây là NG 49/CP và việc nhập khấu ụ nổi 83m của Vinalines là Hải
Quan lại thường là những người biết ít nhất về kỹ thuật, nhất là kỹ
thuật hàng hải, thì làm sao hiểu cho tường tận NĐ 49/CP để thực hiện!
Thế mà họ đã hiểu đúng và thực nhiện đúng, họ đã cho thông quan Ụ nổi vì
đó đúng là không phải tầu biển – đối tượng áp dụng của NĐ 49/CP!
Thế
mà, hôm qua và hôm nay, đọc các bài báo lề phải về “đại án Vinalines”,
về chi tiết các vị công tố viên dùng biên bản của Đăng kiểm VN để “đập
lại” các đăng kiềm viên và cán bộ hải quan hiện đã là những bị can tại
tòa, rằng “Ụ nổi 83M không phải là tàu biển thì là mớ rau à?”, tôi thấy
đau lòng và uất nghẹn cho người dân trước hệ thống tư pháp ngu và ác đến
tột cùng của chế độ này quá! Chẳng khác gì như công an bắc Giang tra
tấn ép cung ông Chấn để lập thành tích phá án nhanh, các công tố viên
Viện Kiểm “nhân dân” đang công khai “ép cung, tức đổi trắng thành đen
giữa phiên tòa, đưa các “đồng chí” vô tội của mình vào vòng lao lý, để
lập thành tích chống tham nhũng với đảng, và đảng thì với dân!
Đó cũng là một lý do trực tiếp làm tôi phải xóa các cuộc hẹn chiều nay để ngồi viết bài này.
Ý
của tôi là: Những người đang đứng trước vành móng ngựa hôm nay ít nhiều
một số cũng có tội và đáng bị xử, nhưng có lẽ không phải tất cả – có
nhiều người không có tội “vi phạm các qui định pháp luật” như cán bộ
đăng kiểm (Lê Văn Dương) và ba cán bộ hải quan (Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn
Lừng và Lê Ngọc Triện). Với tôi, những kẻ đang xử họ còn có tội lớn hơn
nhiều, là đang vận hành một chế độ pháp lý đại ngu đại ác đại bất công
như thế!
Tôi
xin mạn phép đưa ra 2 định nghĩa tàu biển và Ụ nổi của các đăng kiểm
quốc tế (như ABS, DNV-GL, LR, BV…) dùng phổ biến trong các tài liệu pháp
lý, tài liệu kỹ thuật, qui phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật… trong các nghành
đóng tàu, hàng hải, dầu khí quốc tế như sau: Tàu biển (seagoing ships)
là phương tiện nổi tự hành (có động cơ và chân vịt) để (với mục đích
chính) vận chuyển hay di chuyển trên biển mà trên 99% thời gian khai
thác của nó là dành cho mục đích chính đó.
Còn
Ụ nổi (floating drydock) là một dạng phao nổi có tiết diện chữ U có đội
nổi thay đổi và có thể làm chìm xuống-nổi lên để năng tàu biển lên khỏi
mặt nước.
Theo
hai định nghĩa trên và theo mọi tổ chức đăng kiểm, mọi chuyên gia trong
ngành thì ụ nổi và tầu biển là khác nhau và luôn cần hai định nghĩa
khác nhau hoàn toàn như trên. Tứ là, Ụ nổi 83M không phải và không thể
là tàu biển, và nó không là đối tượng chịu áp đặt của NĐ 49/CP hiện
hành. Nói Ụ nổi là tầu biển thì cũng như nói nhà hộ sinh là bà đẻ vậy,
hay nói giường bệnh chính là bệnh nhân, gara là cái ô tô, nhà của bạn là
bạn?…
Điều
đó có nghĩa là trong vụ “đại án Kinh tế” Vinalines mà ngày mai người ta
sẽ kết án ”vi phạm các qui định quản lý kinh tế” của đối với các ông
Dũng, Phúc… trong việc nhập ụ nổi 83M, là hoàn toàn không có cơ sở pháp
lý. Rất tiếc, trong quá trình tố tụng vụ án, các vị “tư pháp” của vụ án
này là các Đăng kiểm VN và Hải quan lại cũng bị bắt giam cùng các bị can
thay vì được hỏi cách hiểu và cách áp dụng NĐ 49/CP!
Tóm
lại, trong vụ án này, tư pháp bị hành pháp bắt giam, đè bẹp và xét xử.
Họ trở thành bị can và tội phạm và họ thậm chí không thể tự bảo vệ chính
mình, vì họ bị đảng cướp mất cơ sở pháp lý của họ – chính là cách hiểu
đúng ND 49/CP! Ôi những vị quan tòa công minh về kỹ thuật – các chuyên
gia đăng kiểm, và cả các vị “cảnh sát kinh tế” của chế độ- trong chế độ
không chịu tam quyền phân lập này với ý chí của đảng luôn cao hơn tam
quyền ấy, các vị chỉ có thể trở thành hề, vật hy sinh và mồi ngon cho kẻ
khác! Tư pháp ở đâu ư? Thế Pháp lý ở đâu?
Vinalines
– Lại một vụ án điển hình tượng trưng cho xã hội CSVN này: lập pháp ngu
ngơ bất mình, hành pháp tùy theo ý thích và “sức mạnh $”, còn tư pháp
thì bị bắt đem xử luôn cho đúng ý hành pháp!
Ôi, con đường công lý cho dân Việt còn xa lắm! Bức tranh những “đại án kinh tế chống tham nhũng” cũng chỉ là những màn diễn bi hài để các thế lực trong các nhóm lợi ich $ đỏ tranh giành thế lực với nhau mà thôi…
Tôi
chỉ phân tích một NĐ 49/CP để chúng ta thấy cái lố bịch, cái ngu dốt,
cái nguy hiểm, cái trơ tráo và cái sự độc ác của cả hệ thống pháp lý qua
một nội dung là ND 49/CP để thấy nó đã gây nên bao vô lý đau thương bi
hài cho nền kinh tế, cho từng người liên quan và cho cả xã hội VN hiện
đại này.
Bây
giờ, các bạn hãy tự hình dung cái xã hội này đã và đang được xây dựng
trên hàng ngàn hàng vạn những “nghị định” ngu xuẩn như thế, được điều
tiết mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, pháp luật…
của xã hội cộng sản này theo những cách như thế và bằng những con người
như thế, để thấy mức độ ghê tởm và không thể cứu vãn của nó.
Dân tôi ơi, đừng hy vọng gì vào cái gọi là chống tham nhũng của CSVN nữa!
PCT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét