Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM - DƯƠNG (p8)



TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG .
 
Trong suốt gần một tháng sau đó , Thày Bảy và Thày Chàm lần lượt đi viếng thăm các Đạo hữu thân thiết mà từ lâu lắm rồi họ không được gặp . Đầu tiên hai ông tìm đến thăm người bạn thâm giao nhất của hai ông là một người theo phái THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO của Giáo phái Cao Đài . Phái THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO là một nhánh của Giáo phái CAO ĐÀI , nhóm này thường rất giỏi về nhận Điển và bày bố TRẬN PHÁP . Người bạn của hai ông là một chưởng quản của NAM THÀNH THÁNH THẤT . Đây là một người đàn ông cao lớn , có khuôn mặt hết sức cởi mở , cuốn hút . Vừa bước vào Thánh Thất , hai ông nghe một giọng đọc thơ Điển vang vọng 

" Tâm sẵn Ngọc minh há kiếm ngoài ,
Chuyển luân Hoàng đạo hiện Cao Đài .
Chơn truyền Thượng hạ ban từ thử ,
Sự nghiệp Đế Thiên đã định bày " .


Ông Thày Chàm chợt buột miệng : Hay, trong Tâm đã sẵn có Ngọc , lẽ nào lại phải đi tìm kiếm Ngọc quý ở ngoài thân . Tìm cầu chánh giác phải quay về nội Tâm . Như vậy , bài Điển của Ngọc Hoàng Thượng Đế ta vừa nghe , như muốn khuyến cáo cho chúng ta nghĩ lại , cái gì nên bỏ và cái gì nên mang theo cho cuộc hành trình sắp tới . Thật ra , đời sống của con người ở cái cõi tạm này , xét lại một kiếp người thì đâu còn được gì ? Thật sự , lẽ cùng cực của Đạo là mức tuyệt đối . Mà thật là lạ - Hễ tuyệt đối thì không còn nói gì đến những điều thương , sự ghét . Nhưng cũng phải thấy rằng , cuộc sống trong thế gian này chỉ là trường đối đãi , do vậy sự từ bi , bác ái được nêu lên chỉ là việc thường để răn lòng . Ông Thày Bảy cũng buột miệng nói : lạ ghê , chúng ta chưa hề nói mục đích của chúng ta đến đây mà ngài chưởng quản NAM THÀNH THÁNH THẤT như đọc thấu ý nghĩ của chúng ta .
Từ trong Thất , một bài thơ nữa lại vẳng ra :

" Nhìn xem mấy áng phù vân ,
Chợt tan , chợt tụ , bao lần tụ tan .
Xuân qua , Xuân lại Trần gian ,
Chỉ người giác ngộ huy hoàng đón Xuân .
Dầu trong cõi tạm Hồng trần ,
Trọn gìn Tâm Đạo thì Xuân vĩnh tồn " .


Ông Thày Chàm lại than nho nhỏ : Sao mấy bài thơ Điển này giống những lời vị sư già trên Núi Két dạy ta thế nhỉ . Hai người dợm bước định tiến về phía Thất thì một chú Đồng tử mặc đồ trắng cầm một tờ giấy ra đưa cho hai người và bảo : Thày tôi dặn trao cho hai vị tờ giấy này , bởi Thày tôi đã nhập Thất , không thể tiếp các vị được .
Trên tờ giấy trắng là một bài thơ viết bằng mực Tàu , chữ như Rồng bay - Phượng múa " Thấm thoắt Đời qua cuộc bể dâu ,
Ham vui chỉ chuốc cuộc mua sầu .
Lập thân muốn tránh đường mưa gió .
Tìm Đạo nương mình vững nghiệp sau .

Rừng Thiền trở gót mới ung dung ,
Nhàn hạ riêng vui cảnh bá tùng .
Lao lực thế tình chi xạo sự .
Rửa tai chờ lóng nhạc năm cung .

Cung đàn chờ khách cận song thu ,
Năng mến Đạo màu chí trượng phu .
Biển khổ vớt người thuyền gặp lúc ,
Đeo đai Thế sự chỉ mua sầu .

Tách bến sông mê sóng tạt thuyền .
Lọc lừa nghiệp quả kẻ may duyên .
Trương buồm Hạnh - Đức xuôi chiều gió ,
Đưa khách phồn hoa lánh nẻo phiền " .


Ông Bảy than rằng : Có lẽ sư huynh này muốn ta dẹp bỏ thù hận đây ? Ý ông như thế nào . Thày Chàm ngó mông lung ra phía cánh rừng xanh thăm thẳm phía trước mà không trả lời .

 Sau một tuần trà , vị Chưởng quản hỏi thăm rất chi tiết tình hình và nguyện vọng của hai ông Thày . Vẻ đăm chiêu hiện dần trên khuôn mặt phúc hậu của ông . Tuy nhiên , sau khi nắm rõ tình hình , vị Chưởng quản của phái TÂN CHIẾU MINH vẫn không hề có ý kiến gì . Gần đến trưa , bữa cơm chay đạm bạc được dọn ra , hơi ngạc nhiên vì chỉ có hai cái bát và hai đôi đũa , người bê cơm ra hiểu ý nói : Thày chúng tôi đang ở trên Đàn , hai ông cứ tự nhiên dùng bữa . Hai ông Thày ngồi bới chén cơm ăn qua quýt cho có bữa và kêu dọn xuống . Tới tận gần hết giờ Ngọ , vị Chưởng quản mới bước vào phòng khách . Ông xin lỗi hai vị Thày và nói : Tôi mới xuống Đàn , sau khi đã xin keo và được biết Đại Từ Phụ không cho chúng tôi làm việc này . Ngài còn có lời khuyên hai ông nên dẹp bỏ hận thù , quyết lòng tu cầu chứng , hòng tìm được sự giải thoát ngay trong kiếp này . Chúng tôi cũng vừa nhận được Điển của LÝ THÁI BẠCH TIÊN ÔNG , gửi tặng các Ngài . Bài thơ đó như sau :

" Bồng non cảnh thú vị nhàn quê ,
Đảnh Phật Đài minh tỏa bút đề .
Công đức chuộng tu , trau bổn tánh ,
Quả nhân bồi vẹn trọn danh phê .
Thông tri lý chánh tầm nguồn thiện .
Máy nhiệm huyền cơ lố cận kề .
Đồng đại bước qua cơn bĩ cực .
Sóng non lố bóng tỏa máu huê . "
(LÝ THÁI BẠCH)

Tôi mong rằng hai Vị thông cảm và cố gắng thực hiện lời LÝ THÁI BẠCH TIÊN ÔNG đã dạy .
Hai ông Thày ngồi nhìn nhau và lặng lẽ đứng dậy chia tay với các sư huynh đệ của phái TÂN CHIẾU MINH . Một lúc sau , hai người nhằm thẳng đỉnh núi Bà thẳng tiến . Trên lưng chừng núi Bà , có một nơi gọi là giếng Trời . Theo như truyền thuyết , từ khoảng năm 1700 , các vị sư thuộc phái Liễu Quán ( là một chi của phái Lâm Tế - TQ ) , đã tìm vào Núi lập ra những cảnh chùa .Đầu tiên là Chùa Phước Lâm Vĩnh Xuân (hiện nay ở Thị Xã TÂY NINH ),từ chùa Vĩnh Xuân các vị mới lần lên núi lập thêm các chùa Linh Sơn Tiên Thạch (Chùa Bà),Chùa Hang,chùa Trung,chùa Trung hang (chùa Trung hang tức Linh Sơn Tự ,hiện nay đã bị xóa bỏ ).
Từ đó lập ra một phái nhánh của Liễu Quán tên là TẾ THƯỢNG CHÁNH TÔNG.Truyền thừa theo kệ Pháp:

Thiệt Tế Đại Đạo,
Tánh Hải Thanh Trừng,
Tâm Nguyên Quảng Nhuận,
Đức Bổn Từ Phong,
Giới Định Phước Tuệ,
Thể Dụng Viên Thông,
Vĩnh Siêu Trí Quả,
Mật Khế Thành Công,
Truyền Trì Diệu Lý,
Diễn Xướng Chánh Tông,
Hành Giải Tương Ưng,
Đạt Ngộ Chơn Không.


(Mỗi đời một chữ trong thi kệ.-hiện nay là đời thứ 43 đến chữ Đức .

Nói tới giếng Chùa hang hay Giếng Trời , không ít người Tây Ninh còn nhớ truyền thuyết về ông Đạo Dừa . Người “sáng lập ” ra Ðạo Dừa này là Nguyễn Thành Nam ,sinh năm 1909 tại xã Phước Thịnh, tổng An Hòa, huyện Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa (nay là huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông là con của một gia đình giàu có. Cha tên Nguyễn Thành Trúc, làm chánh tổng từ năm 1940 đến năm 1944 và mẹ là bà Lê Thị Sen.Năm 1928, ông sang Pháp du học tại Rouen.Năm 1935, ông tốt nghiệp kỹ sư hóa học và về nước.Xuất thân trong một gia đình khá giả ở huyện Châu Thành, du học ở Pháp. Với tấm bằng kỹ sư hóa học, Nguyễn Thành Nam về nước, lúc đầu tổ chức sản xuất xà phòng, nhưng vì không cạnh tranh nổi, nên phải giải nghệ. Sau đó, ông bỏ lên núi tu khổ hạnh, mỗi ngày chỉ ăn một lần vào giờ ngọ bằng rau và hoa quả, uống nước dừa xiêm. Năm 1945, ông đến chùa An Sơn ở Bảy Núi, Châu Đốc, quy y cầu đạo với hòa thượng Thích Hồng Tôi. Tu theo luật đầu đà, ông ngồi tại bệ đá trước cột phướn chùa suốt 3 năm, đêm ngày tịnh khẩu, chịu đựng gió sương, thân hình chỉ còn da bọc xương. Năm 1950, ông trở lại xã Phước Thạnh dựng đài bát quái cao 14 thước, đêm đêm lên ngồi hành đạo trên đài, choàng một manh áo, chịu đựng mưa nắng. Mỗi năm ông chỉ tắm một lần vào ngày Phật Đản. Một năm sau, từ núi, ông về lại Bến Tre, dựng một túp lều ở mỏm cù lao Tân Long vào năm 1952. Sau mấy tháng hoạt động, thấy bất tiện, ông về quê ở ấp I, xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, mua một xà lan nhỏ, đậu bên mé sông Ba Lai và dựng một lều cao trên một mẫu vườn dừa, rồi ngồi tu "tịnh khẩu". Bên cạnh đó, ông cất nhà cho một số tay chân phục vụ ở và cho khách vãng lai có chỗ trú ngụ. Kỹ sư Nguyễn Thành Nam bắt đầu xưng giáo chủ của một đạo lấy tên là "Đạo Dừa". Tương truyền , đã có lần ông Đạo Dừa tìm đường xuống hang . Chẳng biết thấy được điều gì mà từ đó ông tịnh khẩu luôn .

Thực chất giếng Chùa hang hay Giếng Trời trên lưng chừng núi Bà là do hoạt động của kiến tạo và những dòng sông ngầm chảy qua tạo nên . Tương truyền giếng này sâu không có đáy và có đường thông ra biển. Nhiều người đã tính thử trèo xuống nhưng đều thất bại . Đứng ở miệng giếng , nếu thả một nắm giấy xuống sẽ bị gió thổi ngược lên mà không hề rơi xuống . Nhiều người thử ném đá xuống giếng nhưng không hề có tiếng động vọng lại . Chỉ rất ít người như hai ông Thày Chàm và ông Thày Bảy mới biết rằng , trong một hang đá , cách miệng giếng vài chục mét , có một cao nhân đang ngày đêm miệt mài luyện pháp thuật . Người này , có thể khinh công xuống những vách núi nhẹ nhàng như một cánh chim. Về Pháp thuật của ông thì thực ra chưa ai biết được giới hạn , chỉ biết rằng , rất nhiều cao thủ trên giang hồ là Đệ tử của ông . Theo như suy nghĩ của hai Thày , chỉ có tìm được vị Cao nhân này , mối thù của hai người mới có thể trả được . Nắng vàng rộn ràng trải trên các mỏm đá mồ côi khổng lồ như thúc giục hai vị Thày lên núi thật nhanh ....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét