Hội chứng chúa chổm: Đảng đối mặt với cận cảnh ‘nhất thể hóa’ ra sao?
Phạm Chí Dũng (VOA)
Ngay
trước mắt là việc thực hiện phương án “nhất thể hóa cơ quan đảng và cơ
quan chính quyền” – như một cách co hẹp bắt buộc quyền lực bên đảng
trong thực tế, bất kể điều 4 Hiến pháp vẫn chưa hết dương dương tự đắc.
*
Nợ đảng
Chưa bao
giờ kể từ cơn khủng hoảng giá – lương – tiền năm 1985, “gia cảnh” ngân
sách của khối đảng lại “tang tóc” như vào cuối năm 2015 này.
.
Khủng
hoảng đang hành quân theo đúng phương châm “dân chủ từ dưới lên”. Ngay
sau vụ “Thành ủy Bạc Liêu”, lại đến “Cà Mau không còn tiền để trả lương
cho công chức”.
.
Như một
phản ứng dây chuyền, hai vụ việc trên chỉ xảy ít ngày sau khi nổ ra cơn
địa chấn “ngân sách trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng mà không biết phân
bổ cho cái gì” – một tiết lộ vào đầu tháng 11/2015 của Ủy viên Trung
ương đảng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh về tình trạng thê
thảm của ngân sách quốc gia.
.
Hiện tình,
Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau đang thâm hụt ngân sách trầm trọng, nợ
khoảng 300 tỷ đồng và nhiều khoản nợ không biết lấy đâu ra tiền để chi
trả. Nhưng bi đát nhất là cơ quan này không còn đủ tiền để trả lương cho
công nhân viên chức.
.
Trong khi
đó và là “láng giềng” của Cà Mau, không chỉ thâm lạm về tài chính, Thành
ủy Bạc Liêu còn bị bệnh viện đòi tiền và phát sinh đủ thứ hổ lốn. Đây
là một vụ bê bối và quá xấu mặt đối với giới lãnh đạo của địa phương đã
có quá dư dả truyền thống về bê bối này.
.
Thậm chí
dư luận đang đặt câu hỏi về TP. HCM. Từ giữa năm nay đã lộ dần thông tin
về tình trạng nợ nần không thể dửng dưng của chính quyền địa phương
này. Một tờ báo trong nước hé lộ: việc khá nhiều đất “vàng”, dự án khủng
bị chậm tiến độ cũng khiến cho TP. HCM nặng gánh với món nợ vay để
triển khai dự án.
.
Đơn cử như
tại khu đô thị mới Thủ Thiêm ở Quận 2, chậm tiến độ hơn 10 năm, tới
thời điểm này mới triển khai gần xong khâu giải phóng mặt bằng. Để chi
trả bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, chi đầu tư xây dựng
một phần hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và chi trả các khoản lãi vay,
chính quyền thành phố này đã phải bỏ ra 29.068 tỉ đồng. Trong đó, nguồn
vốn ngân sách thành phố chỉ là 12.063 tỉ đồng, nguồn tiền khai thác quỹ
đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, tiền thu từ bố trí quỹ nhà, đất tái
định cư 4.035 tỉ đồng và vốn vay thương mại từ các tổ chức tín dụng đến
nay là 12.970 tỉ đồng.
.
Thực tế
khó che giấu là TP. HCM đang phải chịu áp lực rất lớn trong việc trả nợ
gốc và lãi vay giai đoạn 2015 – 2016. Cụ thể, năm 2015 trả lãi vay là
902 tỉ đồng, năm 2016 trả nợ gốc đến hạn là 5.241 tỉ đồng và lãi vay
phát sinh là 828 tỉ đồng. Ngoài ra, nhu cầu vốn đầu tư cho khu đô thị
mới Thủ Thiêm trong thời gian tới là “rất lớn”. Một phó chủ tịch thành
phố này phải thừa nhận: Trong tình hình ngân sách thành phố rất hạn chế,
khả năng vay vốn từ những ngân hàng lớn cũng rất khó khăn vì đã hết hạn
mức, chỉ còn nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất từ các dự án đầu
tư vào dự án để hoàn trả vốn vay, lãi vay và để đáp ứng về nhu cầu vốn
đầu tư trong thời gian tới. Vậy mà tới nay khu đô thị Thủ Thiêm rộng tới
700 ha mới chỉ có lác đác một vài dự án được triển khai xây dựng…
.
‘Chào mừng đại hội đảng 12’
Càng gần
Đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, hội chứng chúa chổm của
các cơ quan đảng lại càng lộ rõ. Một số tỉnh thành nhỏ trở thành nạn
nhân đầu tiên bị cắt ngân sách chi cho khối đảng lẫn chính quyền.
.
Trong
nhiều năm trước, nhiều vụ việc lem nhem tài chính đảng đã bị các cơ quan
chức năng giấu biệt cả ở cấp địa phương lẫn trung ương. Lý do đơn giản
là khối đảng không muốn vạch áo cho người xem lưng. Do đó dư luận xã hội
ít khi được chứng kiến những vụ việc tung tóe như “thành ủy Bạc Liêu”
hay “Cà Mau hết tiền trả lương”, mặc dù hàng năm Ủy ban kiểm tra trung
ương vẫn phát đi vài báo cáo, trong đó thông báo ngắn gọn đã kỷ luật
lãnh đạo X, cán bộ Y… ở vài ba địa phương nào đó.
.
Nhưng hiện
tượng các vụ “Thành ủy Bạc Liêu” và “Cà Mau hết tiền trả lương” mau
chóng lan truyền trên báo chí nhà nước lại cho thấy hai nguồn cơn: đã
đến lúc đảng cầm quyền không còn che giấu nổi những khuất tất trong nội
bộ. Chi tiết nữ nhân viên kế toán thuộc Văn phòng thành ủy Bạc Liêu
không những bất hợp tác trong việc báo cáo thu chi tài chính mà còn cầm
bình trà đập bể ngay trước mặt phó bí thư thành ủy Bạc Liêu đã cho thấy
một không khí hỗn quân hỗn quan đang trào dâng vượt mặt đảng.
.
Cũng có
khả năng một thế lực chính trị – nằm ở cấp địa phương và có thể cả cấp
trung ương – muốn lợi dụng vụ việc lùm xùm về tài chính để mượn tay báo
chí nhằm triệt hạ thế lực chính trị khác. Khả năng này là có cơ sở, do
thời điểm xảy ra vụ “Thành ủy Bạc Liêu” và “Cà Mau hết tiền trả lương”
ngay trước Đại hội đảng 12.
.
Nạn cạn
kiệt ngân sách trung ương lại dẫn đến tình trạng thắt chặt đối với ngân
sách bên đảng (khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm cho các cơ quan trung ương),
cũng như đối với các cơ quan tỉnh ủy, thành ủy cấp địa phương.
.
Từ giữa
năm nay, đã có nhiều thông tin ngoài lề về khả năng ngân sách khối đảng
năm 2016 sẽ bị co hẹp rất đáng kể. Đó cũng là nguồn cơn dẫn đến hiện
tượng một số lãnh đạo tỉnh thành liên tục tổ chức đoàn đi nước ngoài
trước khi “hạ cánh” (như vụ cán bộ sắp về hưu đi nước ngoài học… xổ số) –
một động tác “xài cho hết số dư”, bất chấp ngân sách bị nọc ra chịu
trận cay đắng.
.
Đồng hành
với phong trào một số lãnh đạo trung ương và tỉnh thành tìm đường đưa
con cái “hót hay nhảy giỏi” của họ vào những chức vụ trong mơ, những vụ
việc bê bối tài chính như “thành ủy Bạc Liêu” và “Cà Mau hết tiền trả
lương” đã tiếp thêm một dấu hiệu rất rõ rệt về cơn khủng hoảng trong
đảng cầm quyền đang dần lan rộng trước, trong và cả sau Đại hội 12.
.
‘Nhất thể hóa’
Không còn
nghi ngờ gì nữa, 2016 sẽ là năm mà hầu bao khối đảng lẫn chính quyền bị
thắt chặt nặng nề. Những địa chỉ có thói quen vung vít tiền chùa cùng
nạn nhũng nhiễu tràn lan như Bạc Liêu, Cà Mau và một số tỉnh thành khác
sẽ trở thành những nơi “vỡ hụi” đầu tiên. Tiếp sau đó có thể là một số
tỉnh thành lớn hơn, kể cả TP. HCM. Và cuối cùng, địa chỉ được bao cấp
ngân sách hoàn toàn và có ưu thế nhất về chính sách ưu ái là các cơ quan
đảng ở trung ương cũng sẽ không thoát khỏi số phận bị “đá ngược”.
.
“Khó khăn ngân sách” lại tác động không nhỏ đến chính trị và “đoàn kết nội bộ” cùng xu thế “nhất thể hóa”.
.
Được gợi
ra từ trước năm 2000, cho tới nay “nhất thể hóa” chưa bao giờ đi vào
thực tiễn từ những người “còn đảng còn mình”. Vai trò “đảng tiên phong
lãnh đạo” là một lý do quá bền vững để các cấp tỉnh ủy, thành ủy và
trung ương không cần nhúng tay điều hành mà vẫn đương nhiên được hưởng
nguồn đóng thuế khổng lồ từ dân đen và doanh nghiệp. Bộ máy đủ chủng
loại gồm tổ chức, kiểm tra, tuyên giáo, kinh tế, nội chính, dân vận… đã
khiến các cấp ủy đảng trở nên một cơ chế siêu quyền lực mà chẳng cần đếm
xỉa gì đến nhu cầu sáp nhập với các cơ quan cùng chức năng bên khối
chính quyền.
.
Chỉ từ năm
ngoái đến năm nay mới có một địa chỉ tạm đi đầu trong thử nghiệm “nhất
thể hóa”. Nhưng cái ví dụ Quảng Ninh như vậy vẫn là quá ít ỏi. Còn giờ
đây, tình cảnh gấu ó trong đảng về vung tay quá trán và nạn thủng túi
đang có đà tiếp liền sau những vụ mâu thuẫn ghê gớm về lợi ích và quyền
lực. Xu hướng phân rã của khối đảng cũng vì thế sẽ được đẩy nhanh hơn,
mà ngay trước mắt là việc thực hiện phương án “nhất thể hóa cơ quan đảng
và cơ quan chính quyền” – như một cách co hẹp bắt buộc quyền lực bên
đảng trong thực tế, bất kể điều 4 Hiến pháp vẫn chưa hết dương dương tự
đắc.
.
Khi đó và
hãy thử tưởng tượng, lực lượng “công an nhân dân -- còn đảng còn mình” – bị nợ lương hoặc bị cắt giảm lương – liệu có còn đủ kiên trung
với đảng để tiếp tục nhũng nhiễu, sách nhiễu và đàn áp nhân dân hay
không?
.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét