Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015
TÌNH BÁO HOA NAM CỦA TRUNG CỘNG ÁM SÁT HẾT NHỮNG NGƯỜI CHỐNG TRUNG QUỐC TRONG BỘ QUỐC PHÒNG !!!
Hàng năm, cứ đến đêm 26/7, như thường lệ lũ đầu xanh chúng tôi tới nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) thắp hương và nến tưởng niệm những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì Tổ quốc.
1. Trời đổ mưa to. Sấm vang chói tai. Chớp giật xé tan màn trời. Buổi lễ gián đoạn một lúc và trở lại khi trời ngớt mưa. Trong khi mọi người tìm chỗ trú mưa thì mấy anh bộ đội vẫn đứng nghiêm. Đúng là tinh thần bộ đội.
2. Tới lễ thắp hương, dâng hoa, chúng tôi bảo nhau tìm những mộ phần xa xa để thắp. Vì ở những khu gần mọi người đều thắp rất nhiều hương, hoa cả rồi. Những mộ phần của các vị lãnh đạo cấp cao trang nghiêm, mộ vị nào cũng bề thế, bia mộ vị nào cũng ghi những dòng tiểu sử dầy dặn và đáng tự hào. Chỉ có điều kẻ hậu sinh này thắc mắc, khi xuống dưới đó rồi, các cụ còn là đồng chí của nhau không?
3. Sau khi các vị chức sắc ra về, chúng tôi tới dâng hương tại đài tưởng niệm. Không khi trang trọng, im ắng bỗng dưng bị phá tan bởi tiếng khóc của một phụ nữ đã đứng tuổi.
Vừa lập cập thắp hương, miệng bà vừa lẩm bẩm than "Ôi anh Lịch ơi, anh ra đi thê thảm quá"....
Tôi sững người lại. Bởi không ngờ ở nơi gọi là Nghĩa trang của các lãnh đạo cao cấp lại có người khóc than và buông những lời oán thán, hờn trách như vậy.
Vừa đi khỏi lễ đài, tôi vừa tìm trong trí nhớ xem có vị lãnh đạo nào tên Lịch không. Nhưng tịnh không thể nhớ ra. Thú thật lúc đó tôi chỉ loáng nhớ tên ông Ngô Xuân Lịch! Quỷ thui cái mồm chứ, vị thượng tướng sinh năm 1954 này vẫn còn rất khỏe mạnh. Vậy thì ông Lịch mà người đàn bà nhắc tới đó là ai?
Câu hỏi đó gợi cho tôi sự tò mò ghê ghớm.
Tôi nghĩ, chi bằng cứ hỏi thẳng bà ấy thì hơn.
Rồi người phụ nữ đi xuống, tôi lại gần hỏi nói với bà rằng “Ai cũng một lần sống và một lần chết, mong bà đừng buồn”.
“Nhưng ông Lịch, ông ấy chết thảm lắm”.
“Là ông Lịch nào thưa bà?”
“Ông Đào Trọng Lịch, cháu không biết à?”
“Vậy bà là thế nào với ông Lịch?”
“Ông nhà tôi là anh em kết nghĩa với ông Lịch, các ông ấy mất đã hơn 10 năm rồi”…
“Mong bà đừng buồn, ai đến cõi đời này cũng phải ra đi bà ạ”
“Cám ơn cậu”.
Rồi người đàn bà đi khuất sau cổng nghĩa trang. Chỉ có câu hỏi ông Đào Trọng Lịch là ai vẫn còn ở lại.
Và google đã chỉ cho tôi biết có một ông Đào Trọng Lịch vốn là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Theo Wikipedia, ngày 25 tháng 5 năm 1998, trong một chuyến công tác tại Lào, chiếc máy bay trực thăng của Lào chở ông và đoàn công tác, gồm 20 sĩ quan và tướng lĩnh cao cấp của Việt Nam và Lào, bay từ Vientiane về Xiêng Khoảng do sương mù đã đã bị rơi tại địa phận Xiêng Khoảng làm tử nạn toàn bộ những người đi trên máy bay. Sau khi ông tử nạn, nhà nước Việt Nam đã truy tặng ông Huân chương Quân công hạng ba.
Cụ thể hơn Ngày 25/5/1998 một tai nạn máy bay thảm khốc đã xảy ra ở Lào đã làm cho Đoàn tướng lĩnh cấp cao của quân đội nhân dân Việt Nam có 20 sĩ quan trung, cao cấp hy sinh, trong đó có 5 vị tướng và 5 vị đại tá, một người là con trai duy nhất của Đại tướng Chu Huy Mân (nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị):
1-Trung tướng Đào Trọng Lịch-Tổng tham mưu trưởng
2- Trung tướng Trần Tất Thanh-Tư lệnh Quân khu 2
3- Thiếu tướng Trần Minh Thiết
4- Thiếu tướng Vũ Xuân Thuỷ
5- Thiếu tướng Phạm Minh Thanh
6- Đại tá Hoàng Bình Quân
7- Đại tá Lai Thế Cường
8- Đại tá Cao Tiến Lãm
9- Đại tá Ngô Quang Vinh
10- Đại tá Lê Văn Hân
…
Thông tin chính thống thì kết luận ông tử nạn do sương mù.
Tuy nhiên, cũng có người như ông Phạm Viết Đào đặt vấn về vụ tai nạn máy bay này, đã có một vài thông tin đề nghị tìm hiểu xem có liên quan gì tới Hoa Nam tình báo của Trung Quốc không?
Ông Đào cho rằng những người bị tử nạn trong đó nhiều sĩ quan từng là sĩ quan chỉ huy chống bành trướng Trung Quốc ngoan cường tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang: Tham mưu trưởng Đào Trọng Lịch, ông đang chuẩn bị vào vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tướng Đào Trọng Lịch nguyên là Sư đoàn trưởng Sư 316; Tướng Trần Tất Thanh, Nguyên Sư đoàn trưởng Sư 31? Có một người là con trai duy nhất của Đại tướng Chu Huy Mân, anh là Trung tá Chu Thế Sơn, cán bộ Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu.
Đáng chú ý, một cán bộ khác tên là Đoàn đã quyết định không đi cùng chuyến bay vào giờ chót nên đã sống sót. Tuy nhiên, như một định mệnh, cán bộ này đã tử nạn trong vụ tai nạn máy bay trực thăng 5 năm sau tại Hòn Mê (Thanh Hóa) ngày 26/1/2003 trong vụ đó Tư lệnh quân khu 4, Tham mưu trưởng QK4 đã tử nạn.
Sự ra đi của tướng Lịch cùng các thuộc cấp đã lùi lại gần 15 năm nay. Chiến tranh cũng đã lùi xa 38 năm. Nhưng trên đất nước này, vẫn còn những cái chết vô cùng oan khuất. Không chỉ của những vị đức cao vọng trọng nằm trong nhiều vòng kiêm tỏa, những toan tính của cuôc đời, của lòng người, của lợi ích mà của cả những dân thường vô danh. Từ những đứa bé còn đỏ hỏn đi tiêm vacxin rồi tử vong, tới những thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm bị công an rượt bắt, hay những thanh niên xung phong vùi mình dưới đất mà miếng bánh mì còn gặm dở tại công trường cống Hiệp Hòa (Thanh Chương, Nghệ An năm 1978)...
Tuy nhiên cũng phải nói, trong lịch sử đương đại cũng như cổ đại Việt Nam có nhiều vị tướng tử nạn một cách rất khó hiểu và bất ngờ. Như tướng Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Đinh Đức Thiện, Nguyễn Bình... Chính vì vậy đã có rất nhiều lời đồn đoán, thêu dệt và các trang dã sử xung quanh các sự kiện này./.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét