Nam châm hoạt động bằng ánh sáng
Chiếc nam châm dẻo (plastic magnet) nhạy cảm với ánh
sáng này có thể sẽ mở ra hướng ứng dụng mới cho việc lưu giữ và
đọc thông tin: Bộ chứa quang trường (magneto - optic) dùng tia
laser sẽ có những ưu điểm như dung dượng lớn, rẻ và nhanh.
Chiếc nam châm dẻo, chạy bằng ánh sáng (laser) là
loại đầu tiên được làm từ các phân tử hữu cơ (carbon). Tác giả, ông
Arthur Epstein, Đại học Quốc gia Ohio ở Columbus, và ông Joel Miller
thuộc ĐH Utah ở Salt Lake (Mỹ), cho rằng, có thể sử dụng phương pháp
hóa học để vi chỉnh những đặc tính của vật liệu. Việc đầu tiên là
tăng nhiệt độ hoạt động của nó. Hiện nay, vật liệu này chỉ hoạt động
ở nhiệt độ cực lạnh (-198 độ C).
Vật liệu gồm các nguyên tử mangan, đan xen với các
phân tử hữu cơ nhỏ xíu. Khi nó hấp thụ ánh sáng laser, các phân tử
hữu cơ bị kích thích, tạo ra một từ trường. Qua đó, một hệ thống
quang từ (magneto - optic) được xác lập, làm nền tảng cho ổ chứa từ
tính. Bình thường, trong ổ chứa điện từ, chiều của từ trường
phụ thuộc vào dòng điện, nhưng ở hệ thống quang từ, chiều từ trường
phụ thuộc vào ánh sáng.
Với ổ cứng tương lai, thông tin có thể được
đọc, ghi hoặc xóa nhờ các tia laser, thông qua hiệu ứng quang từ.
Tuy nhiên, Epstein thừa nhận rằng việc sử dụng hiệu ứng này hiện còn
rất hạn chế.
Minh Hy (theo
Nature)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét