Ở biển Đông, Trung Quốc đang xây dựng các hòn đảo nhân tạo với kích thước vào khoảng 1800 sân bóng đá cộng lại.
Bạn hãy bình tĩnh khi nghe tin này: Các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp trên biển Đông hiện nay có tổng diện tích bằng một phần ba thành phố Manila, thủ đô của Philippines. Tức là khoảng 1.800 sân bóng đá cộng lại.
Trung Quốc, sau một thời gian dài, đã bồi lấp 12,82 km2 đảo ở biển Đông, tính tới ngày 30/7/2015.
Trong vùng biển này, địa vật (feature) có diện tích bồi lấp lớn nhất là đá Vành Khăn, nơi Trung Quốc chiếm đoạt từ Philippines vào năm 1995.
Con số trên đây là dựa vào số liệu của Sáng Kiến Minh Bạch Hóa Hàng Hải Châu Á (AMTI) của Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế (CSIS), một tổ chức think–tank độc lập 53 năm tuổi đời có trụ sở tại Washington DC.
Qua các hình ảnh vệ tinh được chụp bởi Digital Globe, AMTI đã theo dõi quá trình xây dựng các đảo của Trung Quốc nhằm thiết lập quyền kiểm soát của mình tại vùng biển tranh chấp.
Dự liệu từ việc theo dõi của AMTI cho thấy các khu vực bồi lấp của Trung Quốc trên biển Đông bao gồm:
- Đá Viên Châu (Cuarteron Reef): diện tích bồi lấp 231.100 m2
- Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef): 2.740.000 m2
- Đá Ga-ven (Gaven Reef): 136.000 m2
- Đá Tư Nghĩa (Huges Reef): 76.000 m2
- Đá Vành Khăn (Mischief Reef): 5.580.000 m2
- Đá Subi (Subi Reef): 3.950.000 m2
Đường băng 3 km trên đá Subi?
Kích thước tổng cộng của những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc, theo dữ liệu cho biết, là 12,82 km2. Đây là bằng một phần ba diện tích của thành phố Manila, có diện tích 38,55 km2. (Không nên nhầm lẫn với vùng đô thị Metro Manila, hay Vùng Thủ đô Quốc gia, bao gồm thành phố Manila và các thành phố và đô thị lân cận. Vùng Thủ đô Quốc Gia này có kích thước 636 km2).
Đây là bằng khoảng 1.795 sân bóng đá cộng lại, với kích thước trung bình của sân bóng là 7.140 m2.
Các nguồn tin khác cho thấy Trung Quốc mở rộng xây dựng trên các hòn đảo. Trên đá Subi người ta nhìn thấy "sự chuẩn bị địa hình cấp tốc cho một cấu trúc giống như đường băng", theo nhà phân tích Victor Robert Lee.
"Một đoạn dài của bãi đá được Trung Quốc đổ cát để dễ dàng xây dựng một đường băng dài hơn 3km", Ông Lee cho biết trong một bài viết trên báo Medium.
Trung Quốc tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo trong khi Manila theo đuổi một vụ kiện chống lại Bắc Kinh trên biển Đông.
Trung Quốc trước đó đã thừa nhận nó bồi lấp đảo với một số lý do, trong đó có phòng thủ quân sự.
Vào tháng 6, quốc gia khổng lồ này nói họ đã sắp xong việc xây dựng ở biển Đông.
Manila đã hối thúc Bắc Kinh "ngừng ngay" các việc xây dựng đảo.
Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản vừa cảnh báo về khả năng toàn bộ Biển Đông có thể “nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc” nếu Bắc Kinh dùng các đảo nhân tạo họ đang có tại đây cho mục đích quân sự.
Đô đốc Tomohisa Take được hãng thông tấn Kyodo dẫn lời cảnh báo về điều mà ông gọi là “một sự cố ngoài dự kiến ngoài biển có thể xảy ra” nếu có việc đe dọa tự do hàng hàng hải.
Trước khi đọc diễn văn đọc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington ông Takei đã gặp Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert.
Ông Greenert nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ "sẽ hiện diện tại Biển Đông,” và nói thêm rằng Washington không thừa nhận các đảo nhân tạo là lãnh thổ của Trung Quốc.
Đô đốc Greenert cũng nói rằng việc bồi đắp và xây đảo của Trung Quốc đang trong tình trạng âm thầm “cân bằng chiến lược”. BBC Việt Ngữ
Paterno Esmaquel II
Nguyễn Công Huân chuyển ngữ
Theo Dân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét