Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

MỸ ĐIỀU B52 DIỄN TẬP NÉM BOM NHẮM ĐẾN TRƯỜNG SA, DẰN MẶT TRUNG CỘNG

Mỹ điều B52 diễn tập ném bom sân bay Trung Quốc ở Trường Sa




(VTC News) - Hai máy bay B-52 của Mỹ thực hiện ‘sứ mệnh răn đe’, được xem là một trong những nỗ lực nhằm củng cố lòng tin với các đồng minh ở châu Á đề phòng mối đe doạ từ phía Trung Quốc.

Ngày 1/7, hai chiếc B-52 cất cánh từ căn cứ không quân Barksdale, bang Lousiana để thực hiện nhiệm vụ mà Lầu Năm Góc gọi là ‘sứ mệnh răn đe và bảo đảm bằng máy bay ném bom’, gọi tắt là BAAD theo cách nói trong quân đội.

Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đông, nơi Trung Quốc xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo các công trình quân sự đe doạ sự an toàn và tự do hàng hải trên vùng biển này.

Trong thời gian 44 tiếng đồng hồ thực hiện sứ mệnh, hai chiếc máy bay, dưới sự chỉ dẫn của các lực lượng mặt đất Không quân Hoàng gia Australia, đã thực hiện thả những quả bom không phát nổ xuống vùng Delamere, phía Bắc nước này.

Cuộc diễn tập diễn không được Lầu Năm Góc thông báo rộng rãi trên truyền thông để tránh việc "Trung Quốc bị khiêu khích dẫn đến những hành động trả đũa".

Tuy nhiên, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, chuyên phụ trách các vấn đề về chiến hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược, đề cao vai trò quan trọng của sứ mệnh BAAD này.

‘Những chuyến bay như thế này là một trong những cách để Mỹ thực hiện trách nhiệm đối với hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương’, Đô đốc Hải quân Mỹ Cecil Haney nói.

‘Bên cạnh việc tăng cường kỹ năng của các phi công và nâng cao khả năng tác chiến trong môi trường quốc tế, kết hợp việc đào tạo và diễn tập các hoạt động an ninh với các đồng minh, sứ mệnh này còn giúp chúng tôi cải thiện khả năng phản ứng trước bất cứ mối đe dọa nào’.

Đô đốc Haney khẳng định các sứ mệnh răn đe và đảm bảo này luôn ẩn chứa những thông điệp chiến lược, mặc dù ông không tiết lộ mục tiêu của thông điệp. 

Các trang tin Trung Quốc lập tức cho rằng nhiệm vụ này của không quân Mỹ “dường như nhằm vào sân bay Trung Quốc ở Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam)”.

Trang QQ.com của Trung Quốc lập luận, với khoảng cách bay tới thả bom rồi bay về là 30.000 km  từ căn cứ không quân Barksdale, bang Lousiana, Mỹ tới vùng Delamere, Australia cũng bằng khoảng cách tới Trường Sa.

Một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng Mỹ - ‘bậc thầy ném bom’, theo cách gọi của những chuyên gia này đang thể hiện cho Bắc Kinh thấy họ có thể làm gì với những máy bay ném bom chiến lược.

Nhiều trang mạng khác của Trung Quốc cũng lập luận: “Rõ ràng Lầu Năm Góc đã hành động để tăng cường niềm tin cho các đồng minh ở châu Á – Thái Bình Dương về khả năng chống lại Trung Quốc”.

Truyền thông Trung Quốc cũng dẫn lời một quan chức Lầu Nam Góc giấu tên nói hành động này để “đối phó Trung Quốc và mối uy hiếp ngày càng tăng từ các hoạt động của Bắc Kinh tại Trường Sa”.

Một quan chức khác được dẫn lời nói rằng Washington muốn chứng tỏ một điều, đó là khi cần thiết Mỹ sẽ can thiệp vào khu vực châu Á mà không nhất thiết phải sử dụng đến căn cứ quân sự ở khu vực này. 

Thay vào đó, lực lượng không quân Mỹ hoàn toàn có thể cất cánh từ Mỹ và thực hiện tiếp liệu trên không để có mặt tại châu Á, bảo vệ các đồng minh trước những uy hiếp quân sự./.
Minh Lý – Văn Việt (Theo Washington Times, qq.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét