“Trung Quốc do thám phi pháp Việt Nam trên Biển Đông suốt 6 năm qua”
Dân trí: Báo Hồng Kông đưa tin đội bay “Chim ưng biển” của hải quân Trung Quốc đã do thám, thu thập thông tin về hoạt động của các giàn khoan dầu của Việt Nam và một số nước Đông Nam Á trên Biển Đông trong ít nhất 5-6 năm nay.
Mẫu máy bay do thám Y-8 được cải tiến từ thiết kế nguyên gốc là một phi cơ chở hàng. (Ảnh:PLA)
Tờ Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) của Hồng Kông ngày 30/6
đưa tin, hải quân Trung Quốc (PLAN) đã điều máy bay do thám (bất hợp
pháp) trên Biển Đông ít nhất 5 đến 6 năm qua. Thông tin này được chính
tuần san Liêu Vọng, một phụ bản của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã, số mới nhất công bố.
Theo tuần san Liêu Vọng, đội do thám (bất hợp pháp) của
Trung Quốc được đặt tên là “Chim ưng biển”. Đây là lực lượng đa chức
năng duy nhất của Bắc Kinh, có khả năng hoạt động cảnh báo sớm phòng
không, chỉ huy và kiểm soát, truyền dữ liệu chiến thuật và nhận dạng mục
tiêu từ xa.
Đội “Chim ưng biển” do Trung Quốc lập ra chủ yếu nhằm do thám, thu
thập thông tin về hoạt động của các giàn khoan dầu Việt Nam trên Biển
Đông cũng như một số một số nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên
Biển Đông. Lực lượng do thám này cũng theo dõi hoạt động của tàu chiến
nước ngoài trên Biển Đông và Hoa Đông, SCMP viết.
Liêu Vọng dẫn lời Yang Zhiliang, Phó Chính ủy của lực lượng
do thám này nói rằng đội “Chim ưng biển” được thành lập từ cuối những
năm 1980, nhưng chỉ mới được phát triển mạnh mẽ sau khi Bắc Kinh đặt ra
mục tiêu biến Trung Quốc thành "cường quốc biển".
Đội “Chim ưng biển” thuộc biên chế hạm đội Bắc Hải, sử dụng máy bay
chở hàng Y-8 đã được chuyển đổi, tân trang phù hợp với hoạt động do
thám trên Biển Đông.
Liêu Vọng cho biết mỗi phi công thuộc hạm đội Bắc Hải của
Trung Quốc được cử đi thực hiện các nhiệm vụ do thám trái phép trên
Biển Đông 6 tháng mỗi năm. Trong mỗi lần bay, các phi công thực hiện
nhiều nhiệm vụ do thám Biển Đông khác nhau trong khoảng từ 7-8 giờ.
Bình luận về các thông tin do Liêu Vọng công bố, nhà quan sát quân
sự Hồng Kông Leung Kwok-Leung nói rằng đây là lần đầu tiên truyền thông
nhà nước Trung Quốc công bố chi tiết về những phát triển và hoạt động
gần đây của lực lượng do thám đa năng của họ.
Trung Quốc vẫn điều máy bay do thám các nước trong khi tiến hành cải tạo đảo trái phép làm cả thế giới quan ngại. (Ảnh: Rappler)
Hiện một số nhà phân tích quân sự lo ngại các tai nạn có thể xảy ra
khi lực lượng phi công do thám Trung Quốc được huấn luyện bay quá ít,
trong khi hoạt động bay ở Biển Đông rất khó khăn và phức tạp.
Theo SCMP, các phi công điều khiển Y-8 thuộc đội “Chim ưng
biển” vốn chỉ quen với nhiệm vụ lái máy bay chiến đấu và chỉ được huấn
luyện từ 3 đến 6 tháng trước khi được cử đi thực hiện nhiệm vụ.
Báo Hồng Kông dẫn lời Ding Jiahe, một phi công thuộc hạm đội Bắc
Hải của PLAN tham gia các nhiệm vụ do thám, trả lời phỏng vấn rằng quá
trình huấn luyện bay phải rút ngắn do "nhiệm vụ cấp bách" (?)
SCMP cho hay các phi cơ của Trung Quốc từng chỉ bay cách các
máy bay nước ngoài từ 20-30m, đôi khi các phi cơ này có các cuộc đối
đầu trên không kéo dài hơn 1 giờ. Giới phân tích cảnh báo vấn đề an toàn
hàng không của các chuyến bay này trong bối cảnh hiện nay do nguy cơ va
chạm, đối đầu với máy bay quân sự các nước ở Biển Đông rất cao.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông
thông qua yêu sách “đường lưỡi bò”. Gần đây, Bắc Kinh đẩy mạnh yêu sách
của mình với các hoạt động cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng rầm rộ trên
các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam và Philippines đã nhiều lần lên tiếng phản đối hoạt động của
Trung Quốc. Mỹ và các đồng minh cam kết sẽ tiếp tục các chuyến bay tuần
tra trên Biển Đông, đảm bảo an toàn, tự do hàng hải trên vùng biển
chiến lược này.Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken ngày 29/6 tuyên bố: nếu Trung Quốc đưa ra được các bằng chứng chứng minh chủ quyền với các đảo, bãi cạn và bãi đá ngầm ở Biển Đông, Mỹ sẽ ủng hộ Trung Quốc 100% (!?) Ông Blinken nhấn mạnh : "Trung Quốc luôn nói họ có chủ quyền “rõ ràng và không tranh cãi” (tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông) nhưng các tuyên bố chủ quyền đó thậm chí cũng không thể được gọi là tuyên bố, chỉ là cách Bắc Kinh lập luận mà thôi", Philstar đưa tin. |
Thoa Phạm
Theo SCMP, Philstar
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét