Bây giờ chúng ta đi qua vùng Gia Định dài lên Bà Chiểu..
Từ vua , quan cho đến công thần nhà Nguyễn , ngay cả các vị vua yêu nước , chống Pháp như vua Hàm Nghi , vua Duy Tân , vua Thành Thái cũng không chừa .
Con đường mang tên Nguyễn Hoàng vị chúa đầu tiên vào khai phá Đàng Trong .. cũng bị đổi thành Trần Phú, tên của một đảng viên cộng sản.
May thay vài năm gần đây nhờ vài vị thức giả nhắc đến công ơn khai phá miền Nam cuả các chúa Nguyễn mà dần dần các đỉnh cao Pắc Bó mới từ từ " nhận ra " rằng mình có hơi ... vô ơn bội nghiã khi ngồi chễm chệ trên đất đai trù phú cuả miền Nam , ăn cá tôm , cua ghẹ ngon ngọt cuả sông ngòi kinh rạch miền Nam , hít thở không khí tươi mát ngọt mùi xoài cát , sầu riêng cuả miền Nam mà lòng chẳng hề có chút thắc mắc tự hỏi , AI đã ra công mở mang xây đắp bờ cõi này ?
Vậy có phải dép râu là người ăn quả mà chẳng biết nhớ ơn kẻ trồng cây hay không ?
Lịch sử phải được xét bằng thái độ khách quan , công bằng . Công ơn khai phá miền Nam cuả các chúa Nguyễn phải được lịch sử công nhận .
Đừng vin vào những sai trái , bạo ngược cuả Nguyễn Ánh đối với nhà Tây Sơn hay thái độ ươn hèn cuả các vị vua bù nhìn sau này mà xoá bỏ hết công lao to lớn cuà các chúa Nguyễn trong công cuộc khai phá và xây dựng một vùng đất trù phú ở phiá Nam chạy dài đến Cà Mau như hôm nay .
Thật tủi buồn cho lịch sử Việt Nam hiện đại .
Một "anh hùng giả tạo” như Lê văn Tám , đặt ra để lừa gạt người dân mà vẫn dùng để đặt tên cho các trường học ở Việt Nam , thì còn cái dối trá nào kinh tởm hơn nữa không ???
Bao giờ thì dép râu " thấy " là nên trả lại tên Saigon cho Sài Gòn đây ? Và các con đường quen thuộc lịch sự ngày xưa cuả Saigon , bao giờ chúng nó được gọi trở lại bằng tên cũ là Tự Do , Độc Lập và Công Lý ?
Ngoài ra, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố cũng vừa kiến nghị lên quỷ ban nhân dân thành phố, đổi tên trường trung học Võ Thị Sáu, nằm ngay trên Đại Lộ Lê Văn Duyệt, thành Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt, như tên gọi trước năm 1975.
Nếu được chấp thuận, đây sẽ là ngôi trường nữ đầu tiên của cả nước sau năm 1975.
Kiến nghị này được đông đảo quần chúng, các nhà hoạt động giáo dục và xã hội, các phụ huynh và học sinh ủng hộ.
Theo họ, các trường trung học nam, nữ riêng biệt là biện pháp cần thiết nhằm cải thiện tình hình đạo đức, văn hóa và trật tự nơi học đường và ngoài xã hội....
Bây giờ chúng ta đi qua vùng Gia Định dài lên Bà Chiểu..
Ngôi trường mang tên Đức Tả Quân
Trường Nữ Trung học Lê Văn Duyệt tọa lạc trên đường
Lê Văn Duyệt, gần Lăng Ông thuộc xã Bình Hòa tỉnh
Gia Định, nơi thờ phượng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt.
Cũng có nhiều người đặt câu hỏi: “Sao trường nữ mà lại có tên một vị nam tướng quân?” không biết ai đã đặt tên trường, song thường nghĩ rằng cái tên này đã gắn liền với cuộc đời của một vị khai quốc công thần suốt đời lo cho dân cho nước.
Theo bà Bùi Thị Lắm, tòa tỉnh trưởng Gia Định đã cấp cho môt khu đất để xây trường Lê Văn Duyệt mà chúng ta hiện có.
Miếng đất này được biết trước đó là nơi trồng rau muống. Bà Bùi Thị Lắm đã trở thành vị Hiệu trưởng thứ nhì bắt đầu từ niên khóa 1959-60, và bà cho biết đã đích thân khánh thành ngôi trường mới này.
Ngài sinh năm 1763, gốc người làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là danh tướng thời Nguyễn sơ, rất có công trong việc giúp chúa Nguyễn chống lại nhà Tây Sơn. Ngài rất thông minh, có sức khỏe và chuộng võ nghệ.
Từng hai lần hộ giá Chúa Nguyễn Phúc Ánh chạy sang Xiêm, đánh chiếm thành Qui Nhơn, dùng hỏa công đốt phá toàn đội chiến thuyền và các thủy trại của Tây Sơn tại cửa biển Thị Nại.
Sau khi lên ngôi Hoàng đế, vua Gia Long phong cho Lê Văn Duyệt chức Khâm-sai Chưởng Tả- quân-dinh Bình-Tây Tướng-quân tước Quận công, rồi cùng với Trung Quân Nguyễn văn Trương và Hậu quân Lê Chất tiến đánh Bắc hà. Sau khi đất Bắc được dẹp yên, ông được cử làm Kinh-lược xứ Thanh Nghệ.
Ngài đã 2 lần được bổ làm Tổng Trấn Gia Định, theo Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm. Lần thứ nhất từ 1812 đến 1815, thời vua Gia Long. Và lần thứ nhì từ năm 1820 đến năm 1832 là năm ngài mất .
Không những là một vị tướng tài, Đức Tả quân còn là một nhà chính trị lỗi lạc, hết lòng chăm lo cho đất nước và dân chúng.
Ông cũng là nhà ngoại giao giỏi, thức thời trong cách đối xử với người Tây phương đến buôn bán tại Saigon.
Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt đã làm được hai điều rất khôn khéo: đó là không theo chính sách bế quan tỏa cảng mà đón nhận thương gia vào buôn bán, và làm ngơ cho việc truyền đạo.
Hiện nay tại xã Bình Hòa, tỉnh Gia Định có lăng Đức Tả quân, còn được gọi là Lăng Ông, nơi dân chúng rất sùng bái vì tin rằng Ngài rất linh thiêng. Người ta đến đây để cầu phúc, cầu tài, xin xâm, nhất là vào dịp lễ vía và đầu năm âm lịch.
Cho đến hôm nay và mãi mãi về sau, ngôi trường mang tên Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt vẫn để lại trong lòng chúng ta những hình ảnh thân thương và những kỷ niệm khó nhạt phai nhất.
NQTR ngày xưa đi phụ bán Bò Bía ở trường học nè...
Ai ăn Bò Bía hong..!!! mại dzô mại dzô..!!!
Xin mời ACE ăn Bò Bía nè...
Anh dùng hai cuốn hả..
3 cuốn đi nha hồi sáng giờ em bán ế quá....*;)
Hay là ăn phá lấu, mấy món này ngày xưa rất hấp dẩn không tẫm bột
hoá chất gì hết, còn mấy món này bây giờ là không dám ăn rùi...hehehe
Chợ Bà Chiểu năm 1968
Đường Lê Văn Duyệt, trước chợ Bà Chiểu.
Ngã ba Chi Lăng - Bạch Đằng và Lê Văn Duyệt
Ngã ba Chi Lăng Nguyễn Văn Học
Ngã Tư Bảy Hiền nhìn từ Bệnh Viện Vì Dân
...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét