Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015
TRUNG CỘNG Ồ ẠT VIỆN TRỢ VŨ KHÍ CHO CAMPUCHIA TRONG MƯU ĐỒ KHỐNG CHẾ BIỂN ĐÔNG
Cát Hiệp
Trong mưu đồ thôn tính biển Đông, từ lâu Trung Quốc xem Campuchia là một trong những "viên ngọc trai" trong “chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc muốn tạo ra trong khu vực Đông Nam Á – vị trí đảm bảo quyền tiếp cận Vịnh Thái Lan và Biển Đông một cách thuận tiện nhất, khống chế đường ra biển lớn của Việt Nam. Chí vì vậy, việc Trung Quốc đang ổ ạt viện trợ và trang bị vũ khí cho Chính phủ của Hunsen - vốn đã tuyên bố đứng về phía Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông, là không bất ngờ.
Hình 1: Lô xe quân sự Trung Quốc viện trợ cho Campuchia.
Tờ The Cambodia Daily ngày 25/5/2015 đưa tin Trung Quốc vừa bàn giao một loạt vũ khí hạng nặng và các thiết bị quân sự cho Bộ Quốc phòng Campuchia. Gói viện trợ lần này bao gồm 44 xe gồm có xe jeep, xe tải gắn bệ phóng tên lửa và ít nhất 6 hệ thống súng máy phòng không di động.
Buổi lễ bàn giao được diễn ra tại Học viện Quân sự Campuchia tại tỉnh Kompong Speu. Tham dự lễ bàn giao có Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và Đại sứ Trung Quốc, bà Bố Kiến Quốc.
Phát biểu tại buổi tiếp nhận, Trung tướng Chao Phirun, Cục trưởng Cục Trang bị - kỹ thuật Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết: "Việc tiếp quản các vũ khí khí tài quân sự đặc biệt ngày hôm nay từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc là một thành tựu lịch sử trong sự giúp đỡ của chính phủ Trung Quốc đã dành cho Bộ Quốc phòng Campuchia".
Cùng đó, Trung Quốc cũng viện trợ cho Campuchia 20 xe bốc dỡ, 4 xe bếp di động, 2 tấn hóa chất không xác định và khoảng 10 tấn phụ tùng. Một trung tâm đào tạo rộng 500 mét vuông cũng nằm trong danh sách viện trợ.
Thời gian gần đây, các hợp đồng mua bán vũ khí và viện trợ quân sự của Trung Quốc dành cho Campuchia cũng đang gia tăng một cách đáng ngạc nhiên, bất thường.
Năm 2013, Trung Quốc bán dưới hình thức cho vay cho Campuchia 12 trực thăng Harbin Z-9 trị giá 195 triệu USD.
Hình 2: Campuchia tiếp nhận lô trực thăng Z-9 từ Trung Quốc.
Trong năm 2015 này, quân đội Campuchia sẽ tiếp nhận thêm 26 xe tải và 30.000 bộ quân phục từ Trung Quốc.
Viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia hiện nay lớn hơn nhiều so với viện trợ của Mỹ.
Năm 2010, Mỹ đã hủy việc bàn giao 200 xe quân sự cho Campuchia sau khi Phnôm Pênh trục xuất một nhóm người xin tị nạn Duy Ngô Nhĩ (Tây Tạng) về Trung Quốc vào năm 2009. Chỉ hai ngày sau vụ trục xuất, Trung Quốc và Campuchia đã ký các hợp đồng trị giá khoảng 850 triệu USD.
Năm 2013, Phnôm Pênh tuyên bố ngừng một số hợp tác quân sự với Mỹ sau những chỉ trích của các nghị sĩ Mỹ về cuộc bầu cử tại Campuchia.
Trong bài viết có tiêu đề "Vì sao Trung Quốc quyến rũ Campuchia", giáo sư Heidi Dahles, Trưởng khoa Nghiên cứu châu Á (ĐH Griffith, Australia) cho rằng, do Campuchia là một trong những vị trí địa chính trị chiến lược của Trung Quốc. Theo chuyên gia này, Campuchia có tầm quan trọng chiến lược, là một trong những viên ngọc trai trong “chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc đang muốn tạo ra trong khu vực Đông Nam Á – vị trí đảm bảo quyền tiếp cận Vịnh Thái Lan và Biển Đông một cách thuận tiện nhất.
Trong bối cảnh có sự cạnh tranh khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giành ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương, Campuchia là một mắt xích đảm bảo lợi thế địa chính trị khu vực sẽ thuộc về bên nào thân thiết hơn với nước này.
Hình 3: Bản đồ khu vực Đông Nam châu Á Thái Bình Dương. Campuchia nằm ở phía tây nam Việt Nam
Các chương trình hợp tác quân sự - quốc phòng giữa Mỹ và Campuchia, được thiết lập từ năm 2006, sắp hết hạn. Vấn đề cấp bách hiện nay là liệu sự hợp tác này có bị bỏ rơi hay không khi đã có một liên kết quân sự gần gũi hơn giữa Campuchia với Trung Quốc. Trung Quốc, đất nước có ít bạn bè trong khu vực Đông Nam Á, sẽ chào đón một Campuchia ngừng thỏa thuận với Mỹ.
Với Trung Quốc, ai đứng đầu Campuchia không quan trọng, quan trọng là những gì Bắc Kinh đã làm vẫn sẽ có sức ảnh hưởng với chính quyền Phnom Penh.
Còn nhớ mới đây thôi, ngày 25/3/2015, lãnh đạo Campuchia thủ tướng Hunsen đã công khai tán đồng quan điểm (sai trái) của Trung Quốc rằng vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết qua ASEAN mà "cần được giải quyết bởi các bên bị ảnh hưởng trực tiếp". "Cuối cùng đó không phải là vấn đề đối với toàn bộ ASEAN. Nó là vấn đề song phương giữa các nước liên quan mà họ cần phải nói chuyện với nhau", ông Hun Sen nói.
Mối quan hệ thân thiết, đặc biệt về hợp tác và viện trợ quân sự giữa Trung Quốc và Campuchia rõ ràng gây bất lợi và ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của Việt Nam - nhất là khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đang dâng cao, do Trung Quốc không ngừng thực thi những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tề để thực hiện mưu đồ giành chủ quyền ở Trường Sa và Biển Đông.
Còn nhớ năm 1977, chính Trung Quốc đã viện trợ và ủng hộ Chính phủ Polpot ở Campuchia khi đó xâm lấn, tấn công biên giới Tây Nam của Việt Nam. Tiếp đó năm 1979, Trung Quốc xua trên 50 vạn quân ổ ạt tấn công tuyến biên giới phía bắc Việt Nam.
Âm mưu thâm sâu hiểm độc, tham vọng chủ quyền khôn cùng, độc tài tham nhũng - ấy chính là Trung Quốc dưới thời cộng sản./.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét