Pham Xen
Mới đầu nghe ba em gọi, tôi tưởng tên em là Muỗi. Tôi ghẹo em:
“Muỗi này!Đừng chích anh, đau lắm”.
Em trề môi, vẻ không bằng lòng: “Tên em là Muội. Muội là em. Em là Muội”.
À ra thế!
Ba Muội, chú Phu, người Quảng Đông. Phu là phú, phú là giàu. Tên chú giàu nhưng chú không giàu. Chú chỉ có chiếc xe hủ tiếu, bán điểm tâm dưới hai tàng me đại thụ, trên vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường
Má tôi đông con, cũng nghèo, có quầy
bán cơm tấm gần bên.
Chủ nhựt được nghỉ học, hai đứa ra phụ chạy bàn. Em giúp ba em. Tôi giúp má tôi. Năm ấy tôi mười tám tuổi, học Đệ nhứt, năm cuối cùng của bậc Trung học Đệ nhị cấp. Cuối năm, tôi sẽ thi Tú tài hai. Đậu thì lên Đại học. Rớt thì vào Thủ Đức. Chiến trường đang hồi ác liệt. Bạn tôi, rớt Tú tài một, đi Đồng Đế, có đi mà chẳng có về. Muội, mười sáu tuổi, học Đệ tam, trường Tàu, sắp thi bằng Cao Trung.
Chủ nhựt được nghỉ học, hai đứa ra phụ chạy bàn. Em giúp ba em. Tôi giúp má tôi. Năm ấy tôi mười tám tuổi, học Đệ nhứt, năm cuối cùng của bậc Trung học Đệ nhị cấp. Cuối năm, tôi sẽ thi Tú tài hai. Đậu thì lên Đại học. Rớt thì vào Thủ Đức. Chiến trường đang hồi ác liệt. Bạn tôi, rớt Tú tài một, đi Đồng Đế, có đi mà chẳng có về. Muội, mười sáu tuổi, học Đệ tam, trường Tàu, sắp thi bằng Cao Trung.
Muội là cô giáo dạy tôi tiếng Quảng
Đông. Dách là một, dì là hai, xám là ba, xập là mười. Bài xập xám là bài mười
ba lá. Muội nói Muội không thích thanh niên đánh bài. Tôi đâu có ở không để đi
đánh bài; vì tôi còn bận tơ tưởng đến Muội của tôi suốt ngày; ngay cả năm thi
Tú tài hai, bài vở còn cả đống, tôi còn không để mắt tới nữa là.
Muôi dạy tôi tính tiền là xấu lúi.
Kỷ tố là bao nhiêu. Dách cô phảnh là một tô hủ tiếu. Tôi hỏi:
- “Một dĩa cơm tấm bì, tiếng Quảng nói làm sao?”
Muội nói:
-“Muội không biết”.
Tôi nói:
- “Đi hỏi ba Muội đi!”.
Muội không dám. Muội sợ ba biết Muội quen với tôi, ba Muội rầy.
Ba Muội nói:
- “Con trai Việt Nam làm biếng lắm, đi chơi tối ngày, không lo buôn bán. Không buôn bán lấy gì ăn. Không có gì ăn, làm sao lấy vợ. Nếu lấy được vợ làm sao nuôi vợ, nuôi con”.
- “Một dĩa cơm tấm bì, tiếng Quảng nói làm sao?”
Muội nói:
-“Muội không biết”.
Tôi nói:
- “Đi hỏi ba Muội đi!”.
Muội không dám. Muội sợ ba biết Muội quen với tôi, ba Muội rầy.
Ba Muội nói:
- “Con trai Việt Nam làm biếng lắm, đi chơi tối ngày, không lo buôn bán. Không buôn bán lấy gì ăn. Không có gì ăn, làm sao lấy vợ. Nếu lấy được vợ làm sao nuôi vợ, nuôi con”.
Tôi nói:
-“Muội đừng lo. Tôi sẽ rán học, thi đậu Tú tài hai, vào Đại học Sư phạm, được hoãn dịch, đi bán chữ, để có tiền nuôi Muội. Muội đi bán hủ tiếu, để tôi có hủ tiếu, ăn trừ cơm, trong những ngày mưa bán ế”.
-“Muội đừng lo. Tôi sẽ rán học, thi đậu Tú tài hai, vào Đại học Sư phạm, được hoãn dịch, đi bán chữ, để có tiền nuôi Muội. Muội đi bán hủ tiếu, để tôi có hủ tiếu, ăn trừ cơm, trong những ngày mưa bán ế”.
Muội nói:
-“Muội còn nhỏ lắm, chưa biết yêu”.
Tôi nói:
-“Tôi sẽ chờ vài năm nữa”.
Nhưng thời cuộc biến chuyển. Tôi không chờ được Muội mà ngược lại Muội phải chờ tôi. Chờ tôi suốt cả một thời con gái
Cuối năm đó tôi đậu Tú tài hai. Hai năm xa Mỹ Tho, đi học Đại học Cần Thơ, tôi không còn dịp gặp Muội mỗi sáng chủ nhựt, để nói chuyện tào lao bắc đế nữa. Tôi sắp ra trường, sẽ đổi về một quận lỵ buồn thỉu, buồn thiu nào đó của đồng bằng sông Cửu Long; để làm một ông giáo làng, hai mươi mốt tuổi. Tôi sẽ trở về Mỹ Tho nhờ má tôi nói với chú Phu, ba Muội, hỏi cưới Muội cho tôi. Bây giờ tôi đã có đủ chữ để đi bán rồi. Tôi sẽ có tiền nuôi Muội, để ba Muội không còn chê con trai Việt Nam làm biếng nữa. Tôi sẽ không còn ăn cơm tấm má nấu. Tôi sẽ ăn hủ tiếu Muội nấu, trừ cơm, trong những ngày mưa bán ế.
-“Muội còn nhỏ lắm, chưa biết yêu”.
Tôi nói:
-“Tôi sẽ chờ vài năm nữa”.
Nhưng thời cuộc biến chuyển. Tôi không chờ được Muội mà ngược lại Muội phải chờ tôi. Chờ tôi suốt cả một thời con gái
Cuối năm đó tôi đậu Tú tài hai. Hai năm xa Mỹ Tho, đi học Đại học Cần Thơ, tôi không còn dịp gặp Muội mỗi sáng chủ nhựt, để nói chuyện tào lao bắc đế nữa. Tôi sắp ra trường, sẽ đổi về một quận lỵ buồn thỉu, buồn thiu nào đó của đồng bằng sông Cửu Long; để làm một ông giáo làng, hai mươi mốt tuổi. Tôi sẽ trở về Mỹ Tho nhờ má tôi nói với chú Phu, ba Muội, hỏi cưới Muội cho tôi. Bây giờ tôi đã có đủ chữ để đi bán rồi. Tôi sẽ có tiền nuôi Muội, để ba Muội không còn chê con trai Việt Nam làm biếng nữa. Tôi sẽ không còn ăn cơm tấm má nấu. Tôi sẽ ăn hủ tiếu Muội nấu, trừ cơm, trong những ngày mưa bán ế.
Tôi không ao ước cao xa gì hết.
Chuyện ấy dành cho con nhà giàu, quyền thế. Tôi chỉ ước được làm thầy giáo
làng, có vợ bán hủ tiếu. Vậy mà cũng không được!
Mùa hè năm 72: mùa hè lửa đỏ. Các
trận đánh lớn đồng loạt nổ ra ở Quảng Trị, Kon Tum, An Lộc. Tin chiến sự chiếm
đầy mặt báo. Trang sau là cáo phó, phân ưu những người lính tử trận. Tôi tốt
nghiệp, nhưng không được nhận nhiệm sở. Lệnh tổng động viên đã ban hành. Tôi
vào trường Bộ Binh Thủ Đức.
Tôi thư về Muội bảo chờ tôi. Tôi còn
quá trẻ để chết. Tôi sẽ trở về! Tôi sẽ trở về! Tôi vẫn còn muốn ăn hủ tiếu Muội
nấu, trừ cơm, trong những ngày mưa bán ế. Hai năm xa Mỹ Tho, tôi đã ăn hủ tiếu
nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng không nơi nào, chỗ nào nấu hủ tiếu ngon bằng Muội
của tôi.
Muội hứa sẽ chờ tôi về dẫu trời sập
chăng đi nữa. Lời hứa ấy làm ấm lòng tôi suốt những ngày gian khổ giày sô, áo
trận.
Tôi rời trường Bộ Binh Thủ Đức, về
Thủy quân Lục chiến. Sư đoàn là lực lượng tổng trừ bị, nên tôi lội khắp nơi: từ
Cà Mau, Chương Thiện, Bến Tre ra tận Thừa Thiên, Quảng Trị.
Một năm lính trôi qua, khi tiểu đoàn
về Mỏ Cày, Bến Tre truy kích chủ lực miền của địch về quấy rối thì tôi đạp phải
mìn. Sức nổ của trái mìn tự tạo bằng quả đạn pháo 105 lép, đẩy tôi văng tuốt
xuống mương, mình dính đầy những miểng.
Tôi không chết, như đã hứa với Muội.
Trực thăng phầm phập tải thương về Bịnh viện 3 Dã chiến Mỹ Tho. Tôi nằm trên
băng ca, ngoài hành lang trên lầu, chờ ngày mai xe hồng thập tự chuyển tôi về
bịnh viện Lê Hữu Sanh của sư đoàn ở Thị Nghè. Muội nghe tin tôi bị thương; tất
tả cùng má đến thăm. Đã hết giờ thăm thương bịnh binh, má với Muội đứng dưới lề
đường Trương Định nhìn lên nơi tôi nằm. Tôi thò cái tay, không bị dính miểng,
vẫy vẫy. Má khóc. Muội cũng khóc. Vạt áo xẩm, Muội mặc, đẫm đầy nước mắt.
Muội sợ tôi chết, Muội khóc. Khóc
cho giấc mộng tôi muốn làm thầy giáo đi bán chữ nuôi Muội; Muội đi bán hủ tiếu
cho tôi ăn trừ cơm những ngày mưa bán ế đã không thành.
Tôi nằm bịnh viện cả tháng trời.
Miểng trong người lâu lâu lại lòi ra. Tôi nghiến răng, rút miểng ra, máu lại
chảy. Tôi được hai tuần phép để chờ ra hội đồng giám định y khoa.
Tôi trở về Mỹ Tho gặp má. Cởi giầy
sô, áo trận, tôi mặc lại chiếc áo học trò năm cũ. Tôi ra vỉa hè, dưới hai tàng
me đại thụ, bên hông rạp chớp bóng Định Tường, chạy bàn cho má tôi. Tôi gặp lại
Muội. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhứt đời tôi, khi bây giờ, tôi nhớ lại.
Tôi hỏi Muội:
-“Đẹp tiếng Quảng là gì?”.
Muội nói:
-“Hụ len. Còn yêu là ói”.
-Vậy thì “Nị hụ len; ngọ ói nị”. Muội mắc cỡ, ửng hồng đôi má.
Cả tháng trời nằm bịnh viện, không có dịp xài, lương vẫn y nguyên. Tôi lãnh tiền ra, đưa cho má tôi một nửa. Má tôi không cầm tiền, má khóc.
Tôi nài nỉ:
- “Em con đang sức lớn, má ơi!”
-“Đẹp tiếng Quảng là gì?”.
Muội nói:
-“Hụ len. Còn yêu là ói”.
-Vậy thì “Nị hụ len; ngọ ói nị”. Muội mắc cỡ, ửng hồng đôi má.
Cả tháng trời nằm bịnh viện, không có dịp xài, lương vẫn y nguyên. Tôi lãnh tiền ra, đưa cho má tôi một nửa. Má tôi không cầm tiền, má khóc.
Tôi nài nỉ:
- “Em con đang sức lớn, má ơi!”
Số tiền còn lại tôi dắt Muội xuống
tiệm Văn Minh, gần rạp hát Vĩnh Lợi, mua vải cho Muội may áo. Tôi chọn một xấp
gấm Thượng Hải có in chữ Tàu.
Tôi hỏi:
-“Chữ Tàu đó nghĩa là gì?”
Muội nói:
- “Đó là chữ hỉ. Hỉ là vui. Vải này dành cho người ta may áo cưới”.
Tôi hỏi:
-“Muội muốn màu gì?”
-"Màu đỏ hên lắm! Muội xin Trời, Phật cho anh đi đánh giặc bình an, hết giặc, về với Muội”.
Tôi nói:
-“Thôi! Đời anh xui quá xá rồi còn gì, muốn đi bán chữ mà cũng không được, mới đi lính có một năm đã bị thương rồi, hên đâu hỏng thấy”.
Tôi chọn cho Muội vải áo màu xanh đọt chuối.
Tôi bảo:
-“Màu xanh là màu hy vọng. Anh hy vọng Muội sẽ chờ anh dù cho trời sập tới nơi.”
Muội nói:
-“Muội sẽ chờ.”
Tôi hỏi:
-“Chữ Tàu đó nghĩa là gì?”
Muội nói:
- “Đó là chữ hỉ. Hỉ là vui. Vải này dành cho người ta may áo cưới”.
Tôi hỏi:
-“Muội muốn màu gì?”
-"Màu đỏ hên lắm! Muội xin Trời, Phật cho anh đi đánh giặc bình an, hết giặc, về với Muội”.
Tôi nói:
-“Thôi! Đời anh xui quá xá rồi còn gì, muốn đi bán chữ mà cũng không được, mới đi lính có một năm đã bị thương rồi, hên đâu hỏng thấy”.
Tôi chọn cho Muội vải áo màu xanh đọt chuối.
Tôi bảo:
-“Màu xanh là màu hy vọng. Anh hy vọng Muội sẽ chờ anh dù cho trời sập tới nơi.”
Muội nói:
-“Muội sẽ chờ.”
Tôi may cho Muội một chiếc áo bà ba
để bắt đền cho chiếc áo xẩm đẫm đầy nước mắt khi đến thăm tôi bị thương nằm ở
Bệnh viện 3 Dã chiến ngày nào.
Muội nói:
- “Muội mặc chiếc áo bà ba giống hệt con gái Mỹ Tho.”
-“Ba má sanh Muội ra ở đây thì Muội đã là con gái Mỹ Tho rồi; mà con gái Mỹ Tho chánh cống chưa chắc đã dám đọ với em”. Tôi nịnh Muội.
Hai tuần phép trôi nhanh, tôi ra hội đồng giám định y khoa tái khám, bị phân loại một, trở về tác chiến. Lại băng rừng, vượt suối, bạc màu áo trận, mốc thích giầy sô cho đến ngày tan hàng, sập tiệm.
Muội nói:
- “Muội mặc chiếc áo bà ba giống hệt con gái Mỹ Tho.”
-“Ba má sanh Muội ra ở đây thì Muội đã là con gái Mỹ Tho rồi; mà con gái Mỹ Tho chánh cống chưa chắc đã dám đọ với em”. Tôi nịnh Muội.
Hai tuần phép trôi nhanh, tôi ra hội đồng giám định y khoa tái khám, bị phân loại một, trở về tác chiến. Lại băng rừng, vượt suối, bạc màu áo trận, mốc thích giầy sô cho đến ngày tan hàng, sập tiệm.
Tôi chỉ là một sĩ quan cấp thấp,
nhưng lại thuộc binh chủng rằn ri nên những người thắng trận cải tạo tôi hơi
lâu; mãi năm năm sau mới thả tôi về.
Tôi trở về Mỹ Tho bèo nhèo như một chiếc áo rách. Má tôi đã mất khi tôi còn ở trong trại. Mấy đứa em giấu tôi tin buồn. Đứng trước bàn thờ má, đốt một nén nhang, tôi không còn khóc được nữa, nước mắt tôi đã cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp, mặt nhăn nhúm, giựt giựt.
Tôi trở về Mỹ Tho bèo nhèo như một chiếc áo rách. Má tôi đã mất khi tôi còn ở trong trại. Mấy đứa em giấu tôi tin buồn. Đứng trước bàn thờ má, đốt một nén nhang, tôi không còn khóc được nữa, nước mắt tôi đã cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp, mặt nhăn nhúm, giựt giựt.
-Má ơi!
Tôi nhớ lại nồi cơm tấm má nấu, nồi cơm tấm nuôi tôi ăn học.
Tôi nhớ cái vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường, dưới hai tàng me đại thụ mà mùa thu lá me bay bay, rơi đầy trên tóc.
Tôi nhớ những giọt nước mắt của má tôi, khi đến thăm tôi bị thương nằm ở Bịnh viện 3 Dã chiến năm nào.
Tôi nhớ những giọt nước mắt của má tôi khi không chịu cầm số tiền lương tôi gởi. Bây giờ má tôi đã mất rồi; đàn em tôi vẫn còn nheo nhóc.
Tôi nhớ lại nồi cơm tấm má nấu, nồi cơm tấm nuôi tôi ăn học.
Tôi nhớ cái vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường, dưới hai tàng me đại thụ mà mùa thu lá me bay bay, rơi đầy trên tóc.
Tôi nhớ những giọt nước mắt của má tôi, khi đến thăm tôi bị thương nằm ở Bịnh viện 3 Dã chiến năm nào.
Tôi nhớ những giọt nước mắt của má tôi khi không chịu cầm số tiền lương tôi gởi. Bây giờ má tôi đã mất rồi; đàn em tôi vẫn còn nheo nhóc.
Cả nhà đói, ăn độn bo bo mà cũng
không đủ. Ăn buổi sáng, phải chạy, lo buổi chiều. Việc chạy gạo dồn lên cả đôi
vai khẳng khiu của em gái tôi đang tuổi thanh xuân. Nhưng tuổi thanh xuân của
em tôi còn đâu nữa. Nước mất nhà tan! Chưa bao giờ tôi thấm thía câu nói ấy cho
bằng bây giờ.
Tôi không tìm gặp lại Muội nữa. Tình
thơ dại của tôi đã tan theo vận nước. Bây giờ tôi chỉ là một sĩ quan ngụy, đi
cải tạo về, mỗi tuần phải trình diện công an phường một lần cho tới ngày xả
chế. Tôi ra khỏi một nhà tù nhỏ, để vào một nhà tù lớn hơn! Tôi chỉ có chữ, mà
chữ bây giờ chẳng ai mua. Chế độ này không cần chữ. Lúc tôi lên trình diện, lão
phó công an phường lẩm nhẩm đánh vần lịnh tha của tôi mà nước miếng tràn ra cả
khóe miệng. Chế độ này cần lý lịch. Mà lý lịch tôi hạng 15, nghĩa là hạng bét,
tận cùng đáy xã hội, thì tôi làm được gì bây giờ?
Tôi không tìm gặp lại Muội không
phải vì tôi mặc cảm. Tôi không có gì phải mặc cảm cả. Tôi chỉ đi lính, đánh
giặc, tôi thua, giặc bắt tôi ở tù. Thế thôi!
Tôi không tìm gặp lại Muội chỉ vì
tôi không muốn mình trở thành gánh nặng cho Muội. Yêu người, có ai muốn trở
thành gánh nặng cho người mình yêu bao giờ đâu?
Tôi cũng không muốn trở thành gánh nặng cho em tôi. Thương em, có ai muốn trở thành gánh nặng cho em mình thương bao giờ đâu?
Tôi cũng không muốn trở thành gánh nặng cho em tôi. Thương em, có ai muốn trở thành gánh nặng cho em mình thương bao giờ đâu?
Tôi đã sống sót suốt năm năm trời
dưới chín tầng địa ngục. Tôi đã đói, đói đến mức phải ăn bất cứ cái gì động
đậy: cóc, nhái, ễnh ương, bù tọt.
Tôi phải sống sót để trở về, như đã hứa, với Muội. Kẻ thù muốn tôi quỳ xuống, van xin. Tôi không quỳ xuống, van xin. Kẻ thù muốn tôi chết. Tôi không chết. Tôi đã trở về, dù thân tàn ma dại.
Tôi phải sống sót để trở về, như đã hứa, với Muội. Kẻ thù muốn tôi quỳ xuống, van xin. Tôi không quỳ xuống, van xin. Kẻ thù muốn tôi chết. Tôi không chết. Tôi đã trở về, dù thân tàn ma dại.
Em gái tôi đem chiếc nhẫn cưới của
má để lại, đến vợ tên công an khu vực cầm, để tôi có chút vốn đi buôn lậu dầu
dừa. Ngày xưa nói đến buôn lậu là nói đến tiền tỉ, đến những vật phẩm đắt tiền,
trốn thuế, chuyển hàng có xe quân cảnh hụ còi như vụ Long An. Còn bây giờ chỉ
mười lít dầu dừa, bỏ vào cặp táp, từ cầu Ba Lai qua phà Rạch Miễu về Mỹ Tho,
kiếm lời đủ mua lít gạo.
Đế quốc Mỹ, tàu to, súng lớn, không
đủ sức đưa nhân dân ta trở về thời kỳ đồ đá. Nhà nước ta, đỉnh cao trí tuệ loài
người, bằng ngăn sông, cấm chợ, rào đường, chặn ngõ dễ dàng đưa nhân dân ta trở
lại thời kỳ đồ đá, thời kỳ hái, lượm, thời kỳ của nền kinh tế tự cung, tự cấp;
bởi buôn bán, dù năm mười lít gạo, mười, hai chục lít dầu dừa là không lao
động, không sản xuất, là bóc lột, là chủ nghĩa tư bản xấu xa.
Tôi cắt tóc ngắn lên, cho gọn gàng,
cho có vẻ thầy giáo. Phần thì để né mấy tay du kích bên Cầu Bắc Tân Thạch, quê
hương Đồng Khởi. Mấy tay du kích VC này có kiểu làm tiền rất láu cá, bằng cách
làm nhục khách bộ hành qua phà, dùng súng, chận họ lại, bắt vào hớt tóc. Tóc
dài là tàn dư Mỹ Ngụy. Ngồi trước gương của ông thợ hớt tóc đầu đường, thấy tóc
mình đã điểm vài sợi bạc, dù tôi chưa đầy ba mươi tuổi. Tôi mặc lại chiếc áo sơ
mi trắng năm học đệ nhứt, đã ố vàng. Chiếc quần xanh được nhuộm đen. Mặc áo bỏ
vô quần, mang giày với đôi vớ rách. Tôi xách chiếc cặp táp cũ nhưng không để
đựng sách vở. Sách vở ích gì cho buổi ấy. Chiếc cặp đựng cái can nhựa mười lít
dầu dừa. Tôi nhập vai thầy giáo, dù ước mơ làm thầy giáo làng, có vợ bán hủ
tiếu để tôi ăn trừ cơm những ngày mưa bán ế, đã chết tự lâu rồi, từ Mỹ Tho qua
Bến Tre dạy học, canh giờ đến lớp hay tan học, hòa vào đám học trò để vượt qua
trạm Cầu Bắc.
Tôi đi buôn lậu dầu dừa được chừng
sáu tháng thì thằng bạn học cũ thời trung học cũng ở tù về, rủ tôi hùn tiền mua
chiếc xích lô đạp. Nó chạy sáng, tôi chạy chiều hoặc ngược lại. Thằng bạn tôi
nói, cay đắng:
-“Thằng Mỹ quýnh quáng bỏ chạy, còn làm rớt lại cái tên Mỹ, Xô xích Le, xe xích lô”.
Tôi thì lại nói:
-“Mấy ông tai to, mặt lớn của tụi mình thì hô hào tử thủ, để có thời giờ tom góp vàng bạc, đô la rồi dông, còn làm rớt lại chức dân biểu. Xô xích Le, dân biểu. Dân biểu đâu, mình chạy đó”
-“Thằng Mỹ quýnh quáng bỏ chạy, còn làm rớt lại cái tên Mỹ, Xô xích Le, xe xích lô”.
Tôi thì lại nói:
-“Mấy ông tai to, mặt lớn của tụi mình thì hô hào tử thủ, để có thời giờ tom góp vàng bạc, đô la rồi dông, còn làm rớt lại chức dân biểu. Xô xích Le, dân biểu. Dân biểu đâu, mình chạy đó”
Một buổi chiều sau khi chở khách ra
bến xe cổng thị xã, tôi thả xe không về chợ Vòng Nhỏ thì thấy một ông cắc chú
đội chiếc nón mây đan, rộng vành, như Khương Đại Vệ trong phim kiếm hiệp tàu
trước 75. Ông mặc chiếc quần tiều lỡ, quá gối, chiếc áo thung tay dài gần tới
cùi chỏ, bỏ vô quần, gánh hai cái cần xé không, đi lủi thủi. Tướng đi ngờ ngợ,
quen quen. Chú Phu rồi chứ chẳng ai!
-"Đi xích lô hông? Chú ba!”
Chú Phu nhìn lên, ngơ ngác, ngờ ngợ một lát, rồi nhận ra tôi. Tôi đã đổi thay nhiều quá.
-"Chèn ơi! Vậy mà ngộ tưởng nị chết rồi.”
-"Chết sao được! Sống nhăn răng ra đây nè.”
Tôi chở chú Phu về nhà. Cũng căn nhà lợp ngói âm dương ở đường Huyện Toại, nhưng có vẻ tiêu điều, u ám. Chiếc xe hủ tiếu xập kỷ nìn, năm xưa, ngày cũ, còn đậu trước hàng ba, xẹp bánh, bụi bám, nhện giăng.
-"Nị ở chơi, ngộ nấu hủ tiếu cho nị ăn. Lâu quá ngộ cũng không có ăn hủ tiếu.”
-"Vậy chứ chú thôi bán hủ tiếu rồi sao?”
-"Thôi lâu rồi! Giờ ai cũng mạt, tiền đâu ăn hủ tiếu.”
-"Thì bán cho mấy ổng.”
-"Ổng nào? À mấy ông cách mạng hả? Ờ mấy ổng đâu có thèm ăn hủ tiếu. Mấy ổng ăn vàng không hà.”
Chú Phu đem ra một tô hủ tiếu và một lít rượu. Tô hủ tiếu, chú Phu vừa mới nấu, cũng chịu cùng số phận tang thương theo vận nước, chỉ nước lèo, bánh và lèo tèo những lát thịt mỏng như tờ giấy quyến.
Tôi nhớ tô hủ tiếu Muội nấu cho tôi ăn trong những ngày mưa bán ế. Tô hủ tiếu với bánh bột lọc làm bằng gạo Gò Cát, trụng với nước thật sôi, dai mà không bở như hủ tiếu Sài Gòn, nước lèo nấu bằng xương heo, tôm khô, khô mực, cải bắc thảo, thêm vài tép mỡ, điểm xuyến vài cọng sà lách non xanh với mấy cọng hành luộc, một nhúm giá, vài lát ớt sừng trâu xắt mỏng, rắc chút tiêu, ăn với xì dầu và dấm đỏ. Tô hủ tiếu, người thương mình nấu, ly cà phê sữa nhỏ, xây phé nại, do chính tay mình pha, trong những ngày bão rớt, mưa dầm, bán ế giờ đã trở thành kỷ niệm.
Tôi không tiện hỏi thăm về Muội, dù rất muốn.
Tôi hỏi:
-“Chú bây giờ làm gì để sống?”
-"Thì nị thấy đó, ngộ đi mua ve chai, lông vịt về bỏ cho vựa. Nghề ve chai lông vịt mà, nghề móc bọc, móc bọc ny lon đem xuống sông rửa, rồi cân ký. Bây giờ khổ quá! Nhớ hồi xưa mình vui quá!”
Lít rượu ngâm ô môi, cho có màu, chú, cháu cưa hai gần hết.
Chú Phu, chưn nam đá chưn chiêu, lảo đảo bước vào nhà trong, lấy ra cái bọc ny lon.
Chú nói:
-“Con Muội! Nó gởi cho nị. Con Muội! hu hu! Nó chết rồi!”
-"Muội ơi!”
-"Ngộ biết nó thương nị. Lúc nị đi ở tù, nó nói nó chờ nị được tha về, nó sẽ đi bán hủ tiếu nuôi nị. Nhưng có được đâu! Tụi nó đánh ăn tụi mình rồi lại giành ăn, đánh lẫn nhau. Thiệt hết biết! Hết Pol Pot, Bành Trướng Bắc Kinh, rồi Nạn Kiều. Ngộ sợ tụi nó sẽ đuổi cha con ngộ về Trung Quốc. Tưởng thống chế bỏ ngộ chạy ra Taiwan. Mao xếnh xáng rượt ngộ chạy tuốt đến đây. Mỹ Tho đất lành chim đậu. Rồi sanh ra con Muội. Ngộ nói với con Muội: “Mỹ Tho bây giờ đất dữ rồi, thôi bay đi con!”
Muội ngần ngừ, có ý đợi nị về. Ngộ nói: “Nị làm quan, mà lại rằn ri nữa, tù biết đến lúc nào ra? Nếu không đi; sợ không còn có dịp. Cái cột đèn còn muốn đi nữa mà.”
“Suốt cuộc đời bán hủ tiếu, ky cỏm được hai cây vàng, ngộ xuống năn nỉ mấy xì thẩu dưới chợ Mỹ Tho cho con Muội một chổ.”
“Tàu nó ra cửa được ba ngày đêm thì bơm nhớt bị hư, máy lột dên, trôi giạt. Ở hải phận quốc tế, tàu buôn qua lại nườm nượp mà không ai vớt. Ba tuần linh đinh trên biển, tuyệt vọng quá, mấy người đi trên tàu gom quần áo, giày dép lại, đốt. Cuối cùng có chiếc tàu buôn tội nghiệp dừng lại, thả thang dây xuống. Ba tuần trên biển, nị nghĩ coi, sức đâu nữa mà leo. Nó sút tay, rớt xuống biển. Chết chìm. Hu hu.”
Chú Phu không còn nước mắt nữa để khóc, chú chỉ kêu hu hu, tiếng kêu của con thú bị một vết thương trí mạng, bị ví vào đường cùng, không lối thoát thân.
-"Đi xích lô hông? Chú ba!”
Chú Phu nhìn lên, ngơ ngác, ngờ ngợ một lát, rồi nhận ra tôi. Tôi đã đổi thay nhiều quá.
-"Chèn ơi! Vậy mà ngộ tưởng nị chết rồi.”
-"Chết sao được! Sống nhăn răng ra đây nè.”
Tôi chở chú Phu về nhà. Cũng căn nhà lợp ngói âm dương ở đường Huyện Toại, nhưng có vẻ tiêu điều, u ám. Chiếc xe hủ tiếu xập kỷ nìn, năm xưa, ngày cũ, còn đậu trước hàng ba, xẹp bánh, bụi bám, nhện giăng.
-"Nị ở chơi, ngộ nấu hủ tiếu cho nị ăn. Lâu quá ngộ cũng không có ăn hủ tiếu.”
-"Vậy chứ chú thôi bán hủ tiếu rồi sao?”
-"Thôi lâu rồi! Giờ ai cũng mạt, tiền đâu ăn hủ tiếu.”
-"Thì bán cho mấy ổng.”
-"Ổng nào? À mấy ông cách mạng hả? Ờ mấy ổng đâu có thèm ăn hủ tiếu. Mấy ổng ăn vàng không hà.”
Chú Phu đem ra một tô hủ tiếu và một lít rượu. Tô hủ tiếu, chú Phu vừa mới nấu, cũng chịu cùng số phận tang thương theo vận nước, chỉ nước lèo, bánh và lèo tèo những lát thịt mỏng như tờ giấy quyến.
Tôi nhớ tô hủ tiếu Muội nấu cho tôi ăn trong những ngày mưa bán ế. Tô hủ tiếu với bánh bột lọc làm bằng gạo Gò Cát, trụng với nước thật sôi, dai mà không bở như hủ tiếu Sài Gòn, nước lèo nấu bằng xương heo, tôm khô, khô mực, cải bắc thảo, thêm vài tép mỡ, điểm xuyến vài cọng sà lách non xanh với mấy cọng hành luộc, một nhúm giá, vài lát ớt sừng trâu xắt mỏng, rắc chút tiêu, ăn với xì dầu và dấm đỏ. Tô hủ tiếu, người thương mình nấu, ly cà phê sữa nhỏ, xây phé nại, do chính tay mình pha, trong những ngày bão rớt, mưa dầm, bán ế giờ đã trở thành kỷ niệm.
Tôi không tiện hỏi thăm về Muội, dù rất muốn.
Tôi hỏi:
-“Chú bây giờ làm gì để sống?”
-"Thì nị thấy đó, ngộ đi mua ve chai, lông vịt về bỏ cho vựa. Nghề ve chai lông vịt mà, nghề móc bọc, móc bọc ny lon đem xuống sông rửa, rồi cân ký. Bây giờ khổ quá! Nhớ hồi xưa mình vui quá!”
Lít rượu ngâm ô môi, cho có màu, chú, cháu cưa hai gần hết.
Chú Phu, chưn nam đá chưn chiêu, lảo đảo bước vào nhà trong, lấy ra cái bọc ny lon.
Chú nói:
-“Con Muội! Nó gởi cho nị. Con Muội! hu hu! Nó chết rồi!”
-"Muội ơi!”
-"Ngộ biết nó thương nị. Lúc nị đi ở tù, nó nói nó chờ nị được tha về, nó sẽ đi bán hủ tiếu nuôi nị. Nhưng có được đâu! Tụi nó đánh ăn tụi mình rồi lại giành ăn, đánh lẫn nhau. Thiệt hết biết! Hết Pol Pot, Bành Trướng Bắc Kinh, rồi Nạn Kiều. Ngộ sợ tụi nó sẽ đuổi cha con ngộ về Trung Quốc. Tưởng thống chế bỏ ngộ chạy ra Taiwan. Mao xếnh xáng rượt ngộ chạy tuốt đến đây. Mỹ Tho đất lành chim đậu. Rồi sanh ra con Muội. Ngộ nói với con Muội: “Mỹ Tho bây giờ đất dữ rồi, thôi bay đi con!”
Muội ngần ngừ, có ý đợi nị về. Ngộ nói: “Nị làm quan, mà lại rằn ri nữa, tù biết đến lúc nào ra? Nếu không đi; sợ không còn có dịp. Cái cột đèn còn muốn đi nữa mà.”
“Suốt cuộc đời bán hủ tiếu, ky cỏm được hai cây vàng, ngộ xuống năn nỉ mấy xì thẩu dưới chợ Mỹ Tho cho con Muội một chổ.”
“Tàu nó ra cửa được ba ngày đêm thì bơm nhớt bị hư, máy lột dên, trôi giạt. Ở hải phận quốc tế, tàu buôn qua lại nườm nượp mà không ai vớt. Ba tuần linh đinh trên biển, tuyệt vọng quá, mấy người đi trên tàu gom quần áo, giày dép lại, đốt. Cuối cùng có chiếc tàu buôn tội nghiệp dừng lại, thả thang dây xuống. Ba tuần trên biển, nị nghĩ coi, sức đâu nữa mà leo. Nó sút tay, rớt xuống biển. Chết chìm. Hu hu.”
Chú Phu không còn nước mắt nữa để khóc, chú chỉ kêu hu hu, tiếng kêu của con thú bị một vết thương trí mạng, bị ví vào đường cùng, không lối thoát thân.
“Đêm trước khi đi, nó đưa cho ngộ
cái này, nói nếu nị còn sống sót trở về, thì đưa lại cho nị. Hu hu!”
Trong cái bọc ny lon, chú Phu đưa
cho tôi, là chiếc áo bà ba hình chữ hỉ tôi may cho em ngày cũ.
Muội ơi! Xác em giờ ở phương nào. Trôi vào đất Thái hay vào Nam Dương. Áo bà ba, Muội yêu, hòa biển tím. Tình còn đây trời đày ta mất nhau.
Tôi không còn khóc được nữa, nước mắt tôi đã cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp, mặt nhăn nhúm, giựt giựt.
“Muội ơi! Anh sẽ đem chiếc áo bà ba hình chữ hỉ của chúng mình theo, ra biển!”
Muội ơi! Xác em giờ ở phương nào. Trôi vào đất Thái hay vào Nam Dương. Áo bà ba, Muội yêu, hòa biển tím. Tình còn đây trời đày ta mất nhau.
Tôi không còn khóc được nữa, nước mắt tôi đã cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp, mặt nhăn nhúm, giựt giựt.
“Muội ơi! Anh sẽ đem chiếc áo bà ba hình chữ hỉ của chúng mình theo, ra biển!”
Đoàn Xuân Thu
Sưu tầm từ facebook...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét