Đưa tin về chuyến đi '' thăm '' của TBT Nguyễn Phú Trọng đến TQ. Như
thường lệ để tôn vinh cho chuyến đi, các tờ báo Việt Nam ca ngợi những
lợi ích đạt được từ phía đối tác. Tờ báo Vietnamnet có đưa bài khá chi
tiết.
Tất nhiên vấn đề đang nổi cộm là chuyện TQ xâm lược biển đảo Việt Nam
không thể không nhắc đến, vì nếu không nhắc đến ắt dư luận sẽ đòi hỏi
gay gắt. Bài báo dành một phần hai để nói về vấn đề này với tên gọi là
nghị trình Biển Đông.
Trong phần này,một đằng Việt Nam kêu gọi Trung Quốc xử lý theo ký kết đa phương DOC với ASEAN.
''Ở góc độ đa phương, ASEAN (trong đó có Việt Nam) và TQ đã ký Tuyên
bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực
hiện DOC và Tuyên bố chung ASEAN - TQ kỷ niệm 10 năm ký kết DOC. ASEAN
đang tích cực thúc đẩy đàm phán với phía TQ về việc xây dựng Bộ quy tắc
ứng xử ở Biển Đông (COC).''
Nhưng mặt khác thì Việt Nam luôn dựa trên những gì bàn bạc giữa hai Đảng để mong giải quyết được vấn đề này.
''Tháng 10/2011, trong chuyến thăm chính thức TQ của Tổng bí thư, hai
bên đã ký một bản thỏa thuận quan trọng: Thỏa thuận các nguyên tắc cơ
bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. ''
Thái độ khôn lỏi, luôn sẵn sàng bàn tay đôi với Trung Quốc của Việt Nam
đã lý giải vì sao một vài nước trong khu vực không muốn tỏ thái độ ủng
hộ Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông.
Nói một cách dân dã, là Việt Nam như một con phò bị Trung Quốc hiếp.
Người ta nghe thấy tiếng con phò kêu cứu, nhưng lại gần thấy cửa nhà con
phò do chính tay nó khoá, bên trong có tiếng mặc cả là - anh đi bao, em
hơi mệt, chỉ nằm ngửa chứ không cưỡi ngựa theo thế '' tiên ông xay bột
đậu nành '' mà anh thích đâu nhé. Hoặc anh ơi nhanh lên, em mệt rồi.
Thái độ thế, người ngoài biết giúp làm sao, phá cửa xông vào có khi bị
vu là xâm phạm đời tư tức là can thiệp vào công việc nội bộ, tự chủ quan
hệ của một quốc gia có chủ quyền.
Phải diễn giải như vậy để bà con nhân dân lao động hiểu sinh động và sát thực cái gọi là nghị trình Biển Đông của Đảng CSVN.
Bài báo còn có đoạn mập mờ về quan hệ thương mại hai nước.
'' Kể từ khi bình thường hóa quan hệ, kim ngạch thương mại Việt -
Trung có mức độ tăng ấn tượng, với hơn 1.500 lần, từ 32 triệu USD năm
1991 đến nay lên tới 58,87 tỷ USD. TQ là bạn hàng thương mại lớn nhất
của Việt Nam trong suốt 10 năm qua, trở thành thị trường xuất khẩu lớn
thứ 2, sau Mỹ ''
Đoạn tin này khiến người ta tưởng rằng quan hệ với TQ đạt thương mại gần
60 tỷ USD, TQ là thị trường xuất khẩu thứ hai sau Mỹ. Thật ra đây là
cái người ta gọi là một nửa sự thật.
Sự thật cần phải nói hết là số tiền nêu lên quan hệ thương mại phải đi
cùng số liệu chênh lệch cán cân thương mại mới đầy đủ thông tin.
Bài báo trên khá đầy đủ khi nêu những thiệt thòi của Việt Nam khi quan hệ thương mại với Trung Quốc.
'' Thoạt nhìn qua có thể thấy, việc nâng cao quan hệ thương mại mậu
dịch giữa hai nước là một tín hiệu vui. Song, nó sẽ là vui thực sự nếu
hai bên có sự cân bằng về cán cân xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu nhìn
lại khoảng thời gian qua, chúng ta thấy một sự chênh lệch rất lớn, đó là
nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam bị phụ thuộc do nhập siêu
quá lớn từ nước này. Chẳng nói đâu xa, dệt may và da giày là hai ngành
được coi là xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế, song hai lĩnh vực này phụ
thuộc nguyên phụ liệu chính từ Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Bộ
Công thương, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu da giày và dệt may từ
Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm chiếm tới 32,53% trong tổng kim ngạch
nhập khẩu nhóm hàng này, 2,73 tỷ USD. Nhiều DN trong ngành đã bày tỏ e
ngại khi dệt may và da giày quá phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên phụ
liệu từ Trung Quốc.''
Một bài báo khác thì nói về cán cân thương mại với Hoa Kỳ.
'' Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong trao đổi thương mại
với Hoa Kỳ luôn duy trì mức thặng dư lớn trong những năm gần đây. Cụ
thể trong năm 2010, mức thặng dư hàng hóa của Việt Nam trong buôn bán
trao đổi thương mại với Hoa Kỳ đã vượt qua con số 10 tỷ USD, tăng 26,5%
so với năm 2009. Đến năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ cao
gấp 4,5 lần so với nhập khẩu dẫn đến mức xuất siêu của Việt Nam sang thị
trường nàyđạt con số kỷ lục 18,6 tỷ USD.''
Nếu vậy nghị trình Biển Đông hay nghị trình kinh tế gì đi nữa, Việt Nam
chả trông mong gì trong chuyến nghị trình thùng rỗng kêu to này. Cả hai
vấn đề lớn trọng tâm trong bài báo của VNN nêu kia tưởng là mới mà chả
có gì mới, chỉ có cái cũ là Việt Nam tiếp tục lệ thuộc kinh tế vào TQ
bởi phụ thuộc nguyên liệu Một điều cản trở rất lớn khi Việt Nam muốn gia
nhập TPP. Việt Nam thành chư hầu của TQ để gia công nguyên liệu TQ xuất
khẩu vào TPP, chỉ hưởng được chút tiền gia công còm. Còn về biển Đông
thì hai bên vẫn nhất định để hai đảng bàn với nhau, mà trong quan hệ hai
đảng thì chuyện biển đảo không phải là chuyện lớn, không phải là đại
cục.
Vậy nghị trình của chuyến đi ông Trọng là nghị trình gì có lợi cho Việt Nam.?
Câu trả lời không có lợi gì cho Việt Nam, nhưng chắc chắn đây là nghị
trình có lợi cho sự tồn tại của Đảng CSVN, khi mà bầy đoàn TBT Trọng
kéo theo là những trụ cột sắt máu để duy trì chế độ Việt Nam. Bầy đoàn
này sẽ bày tỏ khó khăn trước diễn biến và sẽ được quan sư Trung Quốc hỗ
trợ, bày giải pháp để giữ vững con đường XHCN ở Việt Nam. Chả thế mà
ngay khi bày đoàn này kéo sang TQ, ở nhà cấp dưới của chúng hăng hái mở
cuộc tham luận đề tài đấu tranh làm sao để giữ vững chế độ.
Theo Thiếu tướng, thời gian qua các cơ quan báo chí như Báo Nhân
dân, Báo QĐND, Báo CAND, Tạp chí CAND, Tạp chí Quốc phòng toàn dân… đã
mở các chuyên mục riêng với nhiều bài viết, bút chiến có luận điểm khoa
học vững chắc, đáp ứng yêu cầu đấu tranh, nổi lên là phản bác các thông
tin cổ súy, kích động việc thành lập các hội, nhóm trái pháp luật…
Theo blog Người Buôn Gió
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét